Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo thực tập tại UBND huyện từ liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.61 KB, 33 trang )

Mục Lục
A. T ng quan chung v UBND huy n t liêm 3ổ ề ệ ừ
Ph n I 3ầ
Nh ng nét khái quát v UBND huy n T Liêm và phòng ữ ề ệ ừ
K ho ch - Kinh t và phát tri n nông thôn. 3ế ạ ế ể
I. Nh ng nét t ng quan chung v huy n T Liêm. 3ữ ổ ề ệ ừ
II. Ch c n ng, nhi m v v c c u c a UBND huy n T Liêm 4ứ ă ệ ụ à ơ ấ ủ ệ ừ
1, Ch c n ng 4ứ ă
2, Nhi m v v quy n h n. 4ệ ụ à ề ạ
3. C c u t ch c c a UBND huy n T Liêm. 5ơ ấ ổ ứ ủ ệ ừ
III. Ch c n ng, nhi m v , c c u t ch c c a phòng k hoach - kinh ứ ă ệ ụ ơ ấ ổ ứ ủ ế
t v phát tri n nông thôn huy n T Liêm. 5ế à ể ệ ừ
1, Ch c n ng, nhi m v . 5ứ ă ệ ụ
2, C c u t ch c nhân s c a phòng k ho ch kinh t v phát tri n ơ ấ ổ ứ ự ủ ế ạ ế à ể
nông thôn huy n T Liêm: 7ệ ừ
Ph n II. 9ầ
ánh giá k t qu th c hi n nhi m v kinh t – xã h i c a Đ ế ả ự ệ ệ ụ ế ộ ủ
phòng k ho ch – kinh t và phát tri n nông thôn ế ạ ế ể
huy n T Liêm giai o n 2001-2005. 9ệ ừ đ ạ
I. K t qu th c hi n các nhi m v tr ng tâm. 9ế ả ự ệ ệ ụ ọ
1. V phát tri n công nghi p, ti u th công nghi p 9ề ể ệ ể ủ ệ
2. Th ng m i D ch v V n t i. 10ươ ạ – ị ụ– ậ ả
3. V phát tri n nông nghi p. 12ề ể ệ
4. V nâng cao ch t l ng xây d ng nông thôn m i. 15ề ấ ượ ự ớ
5. Công tác k ho ch. 16ế ạ
6. Công tác PCLB TKCN. 16–
7. Công tác th ng tr c Ban ch o 127 huy n: 17ườ ự ỉ đạ ệ
8. Công tác khoa h c. 17ọ
9. Công tác khác. 19
II. Nh ng bi n pháp, gi i pháp ch y u ã th c hi n. 20ữ ệ ả ủ ế đ ự ệ
1. V t ai: 20ềđấ đ


2. Khai thác m i ngu n v n, xây d ng k ho ch u t h p lý v qu n ọ ồ ố ự ế ạ đầ ư ợ à ả
lý có hi u qu v n u t : 21ệ ả ố đầ ư
3. V công tác quy ho ch, o t o cán b , công tác d y ngh v t p ề ạ đà ạ ộ ạ ề à ậ
hu n công tác nâng cao trình cho ng i lao ng 22ấ độ ườ độ
4. T o môi tr ng u t thu n l i cho phát tri n kinh t . 22ạ ườ đầ ư ậ ợ ể ế
III.Nguyên nhân t k t qu : 22đạ ế ả
IV.M t s t n t i: 23ộ ố ồ ạ
V.Nguyên nhân t n t i: 24ồ ạ
Ph n III. 24ầ
Ph ng h ng, nhi m v , gi i pháp phát tri n 24ươ ướ ệ ụ ả ể
kinh t – xã h i giai o n 2006 – 2010. 24ế ộ đ ạ
I. M c tiêu t ng quát. 24ụ ổ
II. M t s ch tiêu v phát tri n kinh t giai o n 2006-2010. 25ộ ố ỉ ề ể ế đ ạ
III. Ph ng h ng, nhi m v tr ng tâm: 26ươ ướ ệ ụ ọ
1.V phát tri n CN-TTCN: 27ề ể
2.V phát tri n th ng m i, d ch v : 27ề ể ươ ạ ị ụ
3.V phát tri n nông nghi p. 27ề ể ệ
4. Xây d ng nông thôn theo h ng ô th . 28ự ướ đ ị
IV. M t s gi i pháp: 28ộ ố ả
B. T ng quan v chuyên đ th c t p t t nghi p.ổ ề ề ự ậ ố ệ
29
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân đã nhiệt tình giảng dạy và tạo
điều kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu, đặc biệt là PGS.TS.
Trần Quốc Khánh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện và hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với toàn bộ lãnh đạo, công chức,
nhân viên phòng Kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Từ liêm đã
quan tâm tạo điều kiện cho em hoàn thành giai đoạn thực tập tổng hợp và bản

báo cáo này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân giúp
đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Em cũng kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để
báo cáo được hoàn chỉnh, góp phần nhỏ bé vào công tác đào tạo, bồi dưỡng
nghề cho lao động nông nghiệp huyện trong quá trình đô thị hoá nói riêng và
lao động nông nghiệp cả nước nói chung.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
A. Tổng quan chung về UBND huyện từ liêm
Phần I
Những nét khái quát về UBND huyện Từ Liêm và phòng Kế hoạch - Kinh
tế và phát triển nông thôn.
I. Những nét tổng quan chung về huyện Từ Liêm.
Ngày 31/5/1961, Chính phủ ra Nghị quyết mở rộng thành phố Hà Nội.
Theo tổ chức hành chính mới, thành phố có 4 khu phố và 4 huyện. Huyện Từ
Liêm được thành lập gồm 26 xã, có diện tích trên 114 km
2
.
Ngày 9/6/1961, ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội ra Nghị quyết chỉ định
Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ có trên 1300 đảng viên.
Ngày 20/8/1961, nhân dân trong huyện phấn khởi đi bầu đại biểu Hội
đồng nhâ dân huyện khoá I. Bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền, các ban,
ngành, đoàn thể của huyện được hình thành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
chính trị ở địa phương.
Huyện Từ Liêm nằm ở phía Tây nội thành thủ đô Hà Nội ( Hồ Hoàn
Kiếm) 10 km, phía Bắc Từ Liêm là một đọan sông Hồng ngăn cách với huyện
Đông Anh, phía Tây và Nam Từ Liêm giáp với tỉnh Hà Tây. Từ thị trấn Cầu
Diễn trung tâm của huyện Từ Liêm theo đường Nam Thăng Long ( đường
vành đai 3) ngược Đông Anh 10 km sẽ tới sân bay quốc tế Nội Bài, phía Nam
cách 5 km là thị xã Hà Đông, phía Tây theo đường 32 cách 25 km là thị xã

Sơn Tây. Diện tích đất tự nhiên là 75,15 km
2
, dân số của huyện khoảng 227
nghìn người ( năm 2004) huyện có 15 xã và một thị trấn. Mật độ dân số 2600
người /km
2
là huyện có mật độ dân số cao đứng thứ 2 của các huyện ngoại
thành ( sau Thanh Trì).
Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện Từ Liêm có nhiều lợi thế so sánh trong
các hoạt động kinh tế, giao lưu thương mại và đô thị hoá.
II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của UBND huyện Từ Liêm
1, Chức năng
UBND huyện Từ Liêm có chức năng tổ chức và chỉ đạo thực thi hành
pháp và pháp luật, thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội trên địa bàn huyện theo hiến pháp và pháp luật.
2, Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện trong các lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công
nghệ và môi trường, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các
lĩnh vực xã hội khác.
- Quản lý Nhà nước về đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác,
quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp,
luật và các văn bản cơ quan cấp trên và Nghị quyết của HĐND huyện trong
cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang
nhân dân và công dân ở huyện.
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phòng chèng thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền
và lợi Ých hợp pháp của công dân.

- Quản lý công tác, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngò cán
bộ, công chức Nhà nước và các cán bộ xã, theo sự phân cấp của Chính phủ.
- Tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án ở huyện theo quy định của pháp
luật.
- Tổ chức thực hiện việc thu chi ngân sách của huyện theo quy định của
luật pháp.
- UBND thực hiện việc quản lý hành chính, xây dựng đề án phân vạch
địa giới hành chính ở huyện đưa ra HĐND huyện thông qua để trình cấp trên
xem xét.
- UBND huyện chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND huyện
và UBND thành phố.
3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Từ Liêm.
UBND huyện do HĐND huyện bầu ra, giúp việc cho UBND có các
phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện, đồng thời là tổ chức của hệ
thống quản lý ngành từ trung ương đến cấp huyện.
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện bao gồm:
1. Văn phòng HĐND và UBND.
2. Phòng kế hoạch - kinh tế và phát triển nông thôn.
3. Phòng địa chính - nhà đất và đô thị.
4. Uỷ ban dân sè - Gia đình và trẻ em.
5. Phòng văn hoá thông tin và thể dục thể thao.
6. Phòng tổ chức chính quyền.
7. Phòng lao động thương binh xã hội.
8. Thanh tra Nhà nước.
9. Phòng tài chính vật giá.
10. Phòng giáo dục.
III. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của phòng kế hoach - kinh tế và
phát triển nông thôn huyện Từ Liêm.
1, Chức năng, nhiệm vụ.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trung hạn, dài hạn và kế hoạch hàng

năm về phát triển tổng thể các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, kế hoạch đầu tư,
chương trình, dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước do Quận,
Huyện quản lý, tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch
ở các đơn vị.
- Hướng dẫn các tổ chức, các xã, phường, thị trấn thuộc Quận, Huyện về
nghiệp vụ làm công tác kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cơ
sở thực hiện các tiêu chuẩn định mức, chất lượng sản phẩm và công tác đo
lường theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vô ( nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông
thôn đối với Huyện) trên địa bàn.
- Là cơ quan thường trực thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả
tróng thầu các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền
quyết định của Quận, Huyện. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu
tư sau khi đã phê duyệt.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các xã, các phường, thị trấn, cá nhân
thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế –
kỹ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thuỷ lợi.
- Giúp UBND Quận, Huyện xây dựng các đề án phát triển ngành nghề
mới ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm
truyền thống, tăng thêm nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về công tác kế hoạch - đầu tư theo
hướng dẫn của ngành cấp trên.
- Làm thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, nông lâm nghiệp, thương mại, văn hoá trên địa bàn quận,
huyện theo thẩm quyền.
- Kiểm tra các hoạt động của các công tổ chức và cá nhân sau khi đã
được cấp giấy phép.
- Làm thường trực công tác phòng chống bão lụt và công tác hoàn chỉnh

thuỷ nông.
2, Cơ cấu tổ chức nhân sự của phòng kế hoạch kinh tế và phát triển nông
thôn huyện Từ Liêm:
- Mét trưởng phòng phụ trách chung.
- Mét phó trưởng phòng: phụ trách công tác xây dựng quy hoạch, kế
hoạch kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp,
- Mét phó trưởng phòng: phụ trách công tác xây dựng quy hoạch, kế
hoạch thuỷ lợi trên điạ bàn huyện.
- Bé phận tổng hợp – kế hoạch.
- Bé phận thẩm định.
- Bé phận quản lý Nhà nước về kinh tế.
- Bé phận thuỷ lợi, phòng chống lụt bão.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn

Trởngphòng
Phóphòngphụ
tráchxâydựng
quyhoạch,kế
hoạchthuỷlợi.
Phóphòngphụ
tráchxâydựng
quyhoạch,kế
hoạchKT-
XH.
Bộ
phận
tổng
hợpkế
hoạch

Bộ
phận
thẩm
định
Bộ
phận
quảnlý
NNvề
KT
Bộ
phận
thuỷlợi
phòng
chống
lụtbão
Phần II.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của phòng kế hoạch
– kinh tế và phát triển nông thôn huyện Từ Liêm giai đoạn 2001-
2005.
I. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
1. Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao.
- Giá trị sản xuất ngành CN, TTCN – xây dùng ( theo giá cố định năm
1994) ước đạt 629.383 triệu đồng, tăng bình quân 27,2% ( vượt chỉ tiêu đại
hội để ra 15,2%). Trong đó: công nghiệp, TTCN tăng 21%.
- Giá trị sản xuất ngành CN, TTCN – XD theo giá hiện hành đạt 803.059
triệu đồng.
*Về xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ:
Phòng đã giúp Huyện trong việc chỉ đạo sát sao và hoàn thành đúng tiến
độ dự án xây dựng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ giai đoạn 1 với quy

mô 26,5 ha tại xã Minh Khai.
Tháng 10/2003, đã bàn giao mặt bằng cho 32 doanh nghiệp vào đầu tư
tại cụm CN. Đến nay, các doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thành đầu tư và đi
vào ổn định sản xuất, góp phần đưa ngành CN của huyện từng bước phát
triển vững chắc.
Ngay trong khi đang thực hiện đầu tư giai đoạn 1, phòng đã có chủ
trương và chỉ đạo triển khai dự án mở rộng cụm công nghiệp ( giai đoạn 2)
với quy mô 46 ha tại 2 xã Minh Khai và Xuân Phương. Đến nay, dự án đang
tiến hành GPMB, dự kiến sẽ hoàn thành cơ sở hạ tầng và bàn giao cho các
doanh nghiệp trong năm 2005. Thu hót khoảng 50 doanh nghiệp vào sản xuất
kinh doanh.
Nh vậy, phòng đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ và
hoàn thành đúng tiến độ mà UBND huyện đã giao.
*VÒ củng cố và phát triển các làng nghề:
Phòng đã tiến hành rà soát, đánh giá lại tình hình phát triển các làng
nghề và đã phối hợp với các cơ quan ngành chức năng Thành phố như: Sở
Công nghiệp, Liên minh HTX tiến hành xây dựng quy hoạch làng nghề trình
Thành uỷ, UBND Thành phố. Qua rà soát, đã khẳng định toàn huyện có 6
làng nghề cần hỗ trợ phát triển là: Cổ Nhuế, Xuân Phương, Trung Văn, Mễ
Trì, Xuân Đỉnh, Tây Mỗ.
Để hỗ trợ các làng nghề, trong những năm qua huyện Từ Liêm đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển nh: đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, vay vốn ưu đãi, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Do
vậy, nhiều làng nghề đã đổi mới được công nghệ sản xuất nh: Rèn ( Xuân
Phương), may ( Cổ Nhuế), bánh kẹo ( Xuân Đỉnh)
Thực hiện chương trình 01 phòng đã khuyến khích, vận động để hình
thành các tổ chức kinh tế trong các làng nghề nhằm tạo điều kiện cho các tổ
chức, cá nhân hỗ trợ nhau phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Điển hình là: Hiệp hội nghề may Cổ Nhuế, một số hộ đã thành lập
công ty TNHH, công ty cổ phần

2. Thương mại – Dịch vụ – Vận tải.
- Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ – vận tải năm 2005 ( theo giá cố
định năm 1994) ước đạt : 421.520 triệu đồng, tăng bình quân 18,2%/năm
( vượt chỉ tiêu đại hội đề ra 9,2%). Trong đó, giá trị sản xuất ngành thương
mại dịch vụ tăng bình quân 18,8%.
- Ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng rất cao.Nhưng do tốc
độ tăng trưởng CN cao hơn nên ngành thương mại, dịch vụ chỉ có cơ cấu là
27% ( chỉ tiêu đề ra 29%).
*Về củng cố phát triển hệ thống chợ:
- Phòng đã hướng dẫn các chợ sắp xếp các ngành hàng kinh doanh đảm
bảo văn minh an toàn hiệu quả đúng quy định.
- Phối hợp với Phòng tài chính thẩm định mức thu phí, lệ phí của Chợ
Nhổn, Xuân Đỉnh II và chợ Vật liệu xây dựng Đại Mỗ trình UBND huyện phê
duyệt.
- Phối hợp với phòng Tổ chức chính quyền tham mưu giúp UBND huyện
quyết định thành lập mới chợ vật liệu xây dựng Đại Mỗ và quyết định chuyển
chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Xuân Đỉnh thành chợ dân sinh.
- Phối hợp với đoàn liên nganhf của huyện thường xuyên kiểm tra về an
toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tiếp tục chỉ đạo mô hình quản lý chợ theo Quyết định 63/2005/QĐ-UB
ngày 29/04/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch
chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đến
nay, đối với các chợ đang hoạt động dự kiến chuyển đổi đã trình Thành phố
chấp thuận 02 chợ làm thí điểm mô hình doanh nghiệp quản lý chợ gồm chợ
Cầu Diễn, Chợ vẽ Đông Ngạc.
*Về phát triển thương mại gắn với du lịch sinh thái và văn hoá:
Để tạo tiền đề cho phát triển du lịch sinh thái, phòng đã tích cực chỉ đạo,
xây dựng vùng hoa, cây ăn quả tập trung; đã triển khai nghiên cứu dự án quy
hoạch làng sinh thái du lịch và đô thị Phú Diễn. Đến nay, các dự án này đang
trình Thành phố phê duyệt.

Phát triển thương mại, dịch vụ được gắn liền với quy hoạch xây dựng
hình thành các trung tâm thương mại dọc theo các trục đường giao thông. Đến
nay, một số trung tâm thương mại, dịch vụ chất lượng cao đã hình thành như:
Metrol ( Cổ Nhuế), Tây Đô ( Cầu Diễn) , góp phần nâng cao nhận thức
kinh doanh, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày
càng cao của nhân dân.
Đồng thời với phát triển dịch vụ gắn với du lịch sinh thái, phòng rất quan
tâm đến việc trùng tu, bảo tồn, giữ gìn các di tích lịch sử, công trình văn hoá
tạo tiền đề cho phát triển du lịch những năm tiếp theo. Trong 5 năm qua đã
đầu tư 65 tỷ đồng cho công tác này.
Tuy nhiên, dự án vùng hoa Tây Tựu, quy hoạch làng sinh thái, du lịch đô
thị Phú Diễn tiến độ thực hiện còn chậm so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
3. Về phát triển nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đất nông
nghiệp giảm 962 ha. Trong 2003, 2004 dịch cóm gia cầm xảy ra đã ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Do đó:
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá cố định năm 1994 ước năm
2005 đạt 181.050 triệu đồng, tăng 2,17% so với năm 2000, tăng bình quân
năm 0,45%/năm ( chỉ tiêu đề ra là từ 1-2%).
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành năm 2005 ước
đạt 282.120 triệu đồng, chiếm cơ cấu 16,9% ( chỉ tiêu đề ra là 24%).
- Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đạt thấp hơn
so với chỉ tiêu đề ra là quy luật tất yếu của huyện đang đô thị hoá và là thực tế
sinh động chứng minh huyện Từ Liêm đã có sự phát triển nhanh hơn so với
dự kiến trong 5 năm qua.
*Ngành trồng trọt.
Bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, phòng
đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng
giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa, cây ăn quả. Trong 5 năm đã
chuyển từ lúa sang hoa 271 ha, sang cây ăn quả 105,8 ha, sang rau 167,2 ha.

Diện tích một số cây trồng chủ yếu:
- Diện tích gieo trồng lúa: 2.429 ha giảm 2990 ha so với năm 2000 ( chỉ
tiêu đề ra là giảm còn 3.600 ha).
- Diện tích hoa: 1.100 ha, tăng 160 ha so với năm 2000 ( chỉ tiêu đề ra là
1500).
- Diện tích cây ăn quả: 515 ha, tăng 59 ha so với năm 2000 ( chỉ tiêu đề
ra là 600 ha).
- Diện tích trồng rau: 920 ha, giảm 121 ha so với năm 2000 ( chỉ tiêu đề
ra là 500 ha).
Diện tích lúa giảm mạnh do các dự án lấy đất, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và do hệ thống thuỷ lợi bị phá vỡ, làm trên 300 ha đất kẹt không sản
xuất được. Mặc dù chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh, diện tích chuyển đổi
rau vượt chỉ tiêu 420 ha nhưng diện tích hoa và cây ăn quả so với chỉ tiêu đề
ra là chưa đạt. Nguyên nhân là do đô thị hoá nhanh, các dự án đã lấy đất làm
giảm diện tích 2 loại cây trồng này.
Đã liên kết, phối hợp với Viện rau quả, trường DDH nông nghiệp, viện
di truyền nông nghiệp để chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân. Nhiều
quy trình công nghệ, giống cây, con mới được ứng dụng có hiệu quả.
Mô hình trồng hoa trong nhà lưới, quy trình sản xuất mới với các giống
hoa: cúc đồng tiền, hồng mới nhập từ Pháp, Hà Lan, Trung Quốc chủng
loại, màu sắc phong phú đa dạng đang được huyện chỉ đạo ứng dụng và nhân
rộng, đã tạo ra được những giống, sản phẩm hoa mới có năng suất, chất
lượng, giá trị kinh tế cao đáp ứng đáp ứng thị trường trong nước và từng bước
hướng tới xuất khẩu.
Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã hình thành rõ nét: Vùng cây ăn
quả ( Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương) với diện tích trên 250 ha; Vùng
hoa ( Tây Tựu, Liên Mạc, Thượng Cát) với diện tích gần 500 ha. Vùng hoa
đào ( Đại Mỗ) đang hình thành với diện tích đã chuyển đổi là 30 ha.
Đặc biệt, để tiến tới hình thành một vùng sản xuất tập trung hiện đại gắn
liền với cải thiện cảnh quan môi trường và gắn với du lịch sinh thái, phòng

tích cực chỉ đạo thực hiện dự án phát triển vùng hoa Tây Tựu. Đến nay, đã có
quyết định phê duyệt dự án đang phát triển lập các dự án hạ tầng thành phần.
Do tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiÕn bộ kỹ
thuật nên giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất nông nghiệp năm 2005 ước đạt
78 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng so với năm 2000, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra
là 2 triệu đồng/ha – cao nhất thành phố.
* Chăn nuôi:
Là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh nên phòng có chủ trương không
phát triển các loài vật nuôi gây ô nhiễm nhiều về môi trường. Do vậy, trong
những năm qua phòng đã chỉ đạo tận dụng các ao, ruộng trũng không cấy lúa
để nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các mô hình nuôi lợn nạc, gà thả vườn,
vv Công tác phòng chống dịch bệnh gia sóc, gia cầm cũng được thường
xuyên quan tâm, do đó trong năm 2003, 2004 mặc dù xảy ra dịch cóm gia
cầm nhưng phòng đã chỉ đạo quyết liệt, tổ chức dập dịch nhanh, đảm bảo an
toàn về người và giảm tối đa thiệt hại trong sản xuất. Ngành chăn nuôi có xu
hướng giảm dần. Đây là xu hướng phù hợp với chủ trương của Huyện và thực
tế phát triển đô thị hoá trên địa bàn.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ( theo giá cố định năm 1994) ước đạt
27.600 triệu đồng, bằng 65% năm 2000.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ( theo giá hiện hành) đạt 57.510 triệu
đồng, chiếm cơ cấu 27% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
* Về đổi mới quản lý các HTX dịch vụ nông nghiệp.
Toàn huyện có 38 HTX trong đó có 32 HTX nông nghiệp và 06 HTX phi
nông nghiệp.
Thực hiện chủ trương tạo điều kiện cho các HTX phát triển kinh doanh
dịch vụ đa ngành theo quy định của pháp luật. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của
huyện uỷ, UBND huyện, các HTX tiếp tục được củng cố và phát triển từ nhận
thức, quản lý đến sản xuất kinh doanh.
Các HTX nông nghiệp bảo toàn được vốn. Tổ chức được các dịch vụ đáp
ứng được nhu cầu thiết yếu về sản xuất, sinh hoạt của nhân dân như: phân

bón, giống, điện, nước Phát huy thế mạnh của huyện ven đô, một số HTX
đã năng động phát triển ngành nghề kinh doanh mới như: thương mại, quản lý
chợ, dịch vụ trông giữ xe, vệ sinh môi trường bước đầu có hiệu quả, có
đóng góp cho ngân sách nhà nước. Doanh thu khối kinh tế tập thể tăng 95%,
trong đó tổng lãi tăng 47% so với năm 2000.
4. Về nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đặc biệt sau
khi chương trình 12/TU của thành uỷ về: phát triển kinh tế ngoại thành và
từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2001-2005 được ban hành.
Phòng đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch mang tính
chuyên đề để khai thác, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho phát triển
kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá. Do vậy, cùng với
sự phát triển mạnh về kinh tế , cơ sở hạ tầng được cải thiện, bộ mặt Từ Liêm
thay đổi rõ rệt.
- Về đầu tư phát triển giao thông: đã tập trung vốn đầu tư nâng cấp
đường giao thông nông thôn, gắn với tiêu thoát nước thải. Vốn đầu tư là
206.173 triệu đồng. Kết quả đã nâng cấp, cải tạo được 112,5 km đường liên
thôn, liên xã; xây dựng mới được 01 tuyến đường theo quy hoạch.
- Điện: đến năm 2003, đã hoàn thành đề án điện nông thôn, 15/15 xã đã
được nâng cấp, cải tạo mạng lưới điện. Vốn đầu tư là 20.614 triệu đồng. Kết
quả đã nâng cấp được 14 trạm điện, cải tạo 135 km đường dây hạ thế ở 10 xã.
Chất lượng điện được nâng lên, tổn thất điện năng giảm từ 5-7%, giá bán điện
dưới mức giá trần của Nhà nước, góp phần đáp ứng nhu cầu điện sản xuất và
sinh hoạt cho nhân dân.
- Về thực hiện chương trình nước sạch nông thôn: vốn đầu tư là 21.404
triệu đồng. Kết quả đã xây dựng, nâng cấp được 9 trạm cấp nước tập trung và
32,2 km đường ống nước ở 09 xã.
- Về đầu tư xây dựng nâng cấp trường học: vốn đầu tư trên 220 tỷ đồng.
Kết quả xây mới được 15 trường học với 578 phòng học.
- Văn hoá- TDTT: tổng vốn đầu tư là 148.804 triệu đồng.Phòng đã giup

đỡ huyện trong việc chỉ đạo tập trung xây dựng hoàn thành khu văn hoá-
TDTT liên cơ và cơ sở hạ tầng nhà văn hoá trung tâm huyện đúng tiến độ.
5. Công tác kế hoạch.
Ngay sau khi Thành phố giao kế hoạch năm 2005, Phòng đã phối hợp
với các phòng ban ngành tham mưu cho UBND huyện hoàn thành giao kế
hoạch KTXH và dự toán thu chi ngân sách cho các đơn vị và các xã thị trấn
thuộc huyện. Xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội năm 2006 và giai đoạn 2006-
2010.
6. Công tác PCLB – TKCN.
- Trong năm 2005, phòng đã làm tốt công tác thường trực tham mưu điều
hành thực hiện tốt kế hoạch phương án nhiệm vụ công tác PCLB-TKCN, đặc
biệt đã duy trì chăm sóc tốt diện tích trồng che chắn sóng, đảm bảo tre trồng
sống 100% và phát triển tốt.
- Trong công tác thu nép quỹ PCLB phòng đã tích cực chủ động tham
mưu lập kế hoạch dự toán thu chi và kiểm tra đôn đốc các xã, thị trấn, các đơn
vị thực hiện chỉ tiêu thu nép quỹ phòng chống bão lụt toàn huyện đã thu được
214.647.200. đồng đạt 102% kế hoạch.
- Trong công tác thuỷ lợi: Đã tham mưu lập kế hoạch kiểm tra đôn đốc
các xã, HTX dịch vụ nông nghiệp hoàn thành kế hoạch nạo vét tu bổ khơi
thông thoáng trên 20 km kênh mương tưới tiêu với trên 16.000 m3 bùn đất, cỏ
rác phục vụ chống úng cho cây trồng vụ hè thu năm 2005 và chống hạn vụ
chiêm xuân năm 2006.
7. Công tác thường trực Ban chỉ đạo 127 huyện:
Ngay từ đầu năm 2005 Phòng đã tham mưu giúp UBND huyện tổ chức
xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán
hàng giả và gian lận thương mại năm 2005, kế hoạch kiểm tra thị trường tết
các báo cáo hàng tháng, hàng quý các văn bản chỉ đạo của Thành phố, ban chỉ
đạo 127/Tp. Huyện uỷ, UBND huyện.
8. Công tác khoa học.
Trong 5 năm qua, tổng số đề tài đã triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn là 11 đề tài với tổng kinh phí là 540 triệu đồng
( trong đó, đề tài cấp Thành phố là 03 đề tài với kinh phí là 340 triệu đồng, đề
tài cấp huyện là 08 đề tài với kinh phí là 200 triệu đồng).
* Trồng trọt:
Các đề tài tập trung nghiên cứu vào sản xuất rau an toàn và ứng dụng
các tiến bộ mới sản xuất hoa, cây ăn quả nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng: Giảm diện tích lúa, tăng diện tích cây trồng có giá trị
và hiệu quả kinh tế cao như: Rau, hoa, cây ăn quả.
- Đề tài: " ứng dụng phân đạm vi sinh cho sản xuất rau trên
địa bàn huyện Từ Liêm".
- Đề tài: " ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để sản xuất 3
chủng loại rau an toàn trên địa bàn huyện": Khảo nghiệm, lùa chọn
một số giống rau cao cấp: cà chua, ngô rau, súp lơ, dưa chuột bao tử… .
- Đề tài: " ứng dụng quy trình kỹ thuật nhân giống và bồi dục giống
cam canh, bưởi diễn trên địa bàn huyện": Việc ứng dụng kỹ thuật để bảo tồn,
chiết ghép và nhân nhanh giống cây ăn quả đặc sản: Cam canh, bưởi diễn, để mở
rộng diện tích cây ăn quả được quan tâm. Kết quả đã xây dựng được vườn giống
gốc, xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống và bồi dục giống cây này theo
phương pháp khoa học, góp phần bảo tồn, duy trì giống gốc cam canh, bưởi diễn
và đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng các
loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, giảm tỷ trọng cây lúa.
- Đề tài " ứng dụng, thử nghiệm gieo trồng 8 giống hoa mới
nhập nội tại xã Tây Tựu- Từ Liêm": Đã phối hợp với Viện rau hoa quả
- Bé Nông nghiệp & PTNT để nghiên cứu, ứng dụng tại xã Tây Tựu.
* Chăn nuôi:
Trong lĩnh vực chăn nuôi cũng có nhiều tiến bộ kỹ thuật được ứng
dụng: Nuôi gà ri thả vườn, lương phượng; Thuỷ đặc sản nh: Cá tra, tôm càng
xanh… Góp phần tăng thu nhập cho nhân dân, làm tăng tỷ trọng giá trị ngành
chăn nuôi trong cơ cấu SX ngành nông nghiệp.
- Đề tài: " ứng dụng nuôi tôm càng xanh trên địa bàn Từ

Liêm".
- Đề tài: " ứng dụng nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn
huyện".
- Đề tài: " ứng dụng nuôi cá thịt chân ruộng trũng không cấy
lúa trên địa bàn huyện Từ Liêm": Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tại
các chân ruộng trũng, huyện đã triển khai nghiên cứu nuôi cá.
- Đề tài: ứng dụng nuôi gà thả vườn 882, Jangcun, Lương
phượng trên địa bàn huyện": Đây là những giống gà mới, có năng xuất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
- Đề tài: " ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để phục hồi và
bảo tồn giống gà ri thả vườn trên địa bàn huyện". Đây là những
giống gà có chất lượng và giá trị hiệu quả kinh tế cao.
* Quan hệ sản xuất:
Đi đôi phát triển sản xuất với củng cố quan hệ sản xuất và xây dựng
nông thôn mới đã triển khai nghiên cứu đổi mới phương thức sản xuất quản lý
HTX nông nghiệp nhằm chuyển đổi HTX và đề xuất các giải pháp thúc đẩy
HTX phát triển sau chuyển đổi. Kết quả, đến nay, 100% HTX nông nghiệp
của huyện đã chuyển đổi theo Luật. Các dịch vụ cơ bản nh: giống, điện,
nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân đã được đáp ứng.
Phòng đã giúp đỡ huyện trong việc triển khai nghiên cứu đề tài " Xây
dựng và thử nghiệm mô hình doanh nghiệp nông nghiệp tại xã Tây Tựu,
Từ Liêm". Mục tiêu của đề tài là xây dựng được một hệ thống các giải
pháp để xây dựng mô hình, trên cơ sở các giải pháp đó đưa vào ứng dụng
thử nghiệm tại xã Tây Tựu để từ đó tìm ra được mô hình kinh tế mới phù
hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn. Kết quả, đề tài đã
xây dựng được mô hình doanh nghiệp lý thuyết, tạo tiền đề cho việc ứng
dụng trong những năm tiếp theo phù hợp với chủ trương của Thành phố và
huyện đề ra.
Ngoài ra phòng còng nghiên cứu đề tài: " Xây dựng và thử nghiệm mô
hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại xã

ngoại thành huyện Từ Liêm-Hà Nội". Kết quả, đề tài đã xây dựng được mô
hình thu gom, vận chuyển rác và ứng dụng có hiệu quả tại xã Cổ Nhuế, được
Đảng uỷ, HĐND-UBND và nhân dân trong xã đồng tình ủng hộ áp dụng mô
hình trên toàn xã. Hiện nay, mô hình đang dần được ứng dụng sang các xã
khác của huyện. Huyện đã tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế vào
thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải. Hiện nay có 3
đơn vị đang triển khai thu gom, vận chuyển trên địa bàn.
9. Công tác khác.
- Tham mưu giúp Huyện uỷ, UBND huyện tổ chức tổng kết tình hình
thực hiện chương trình 12 của Thành uỷ và chương trình 01 của Huyện uỷ Từ
Liêm.
- Xây dùng quy chế thẩm định tạm thời: kế hoạch thẩm định, phê duyệt
dự án quy hoạch chi tiết kinh tế xã hội 15 xã. Đôn đốc 02 đơn vị tư vấn hoàn
thiện báo cáo các dự án quy hoạch chi tiết KTXH sau khi đã thông qua
HĐND xã.
- Phối kết hợp với Cục quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở Kế hoạch
đầu tư Hà Nội, phòng Thống kê rà soát điều tra thu thập số liệu về tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện.
- Phối hợp công tác phòng chống dịch cóm gia cầm và đại dịch cóm
H5N1 ở người theo sự chỉ đạo của Thành phố, Huyện uỷ, UBND huyện.
- Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động
theo Luật doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện năm
2005.
- Tham gia Hội đồng, tổ công tác GPMB các dự án.
II. Những biện pháp, giải pháp chủ yếu đã thực hiện.
Những kết quả trên đây đạt được là do nhiều nguyên nhân. Nhưng trong
đó có nguyên nhân hết sức quan trọng là huyện nói chung và phòng Kế hoạch
– Kinh tế và phát triển nông thôn nói riêng đã thực hiện một số giải pháp sau:
1. Về đất đai:
- Công tác quản lý quy hoạch:

Phòng đã tập trung chỉ đạo và tổ chức quản lý tốt quy hoạch phát triển
không gian và quy hoạch sử dụng đất huyện đã được Chính Phủ, Thành phố
phê duyệt. Các trường hợp xây dựng tự phát không theo quy hoạch đã được
Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo kiên quyết, hạn chế thấp nhất các hành vi sử
dụng đất trái mục đích của các tổ chức, cá nhân.
- Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Đất nông nghiệp: đã cấp được 23.455 hộ, đạt 94%.
+ Đất ở nông thôn và đất đô thị: đến hết năm 2004, đã cấp được 27.155
giấy, đạt tỷ lệ 62,82% số hộ cần cấp.
2. Khai thác mọi nguồn vốn, xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý và quản lý
có hiệu quả vốn đầu tư:
*Về thu hót, huy động vốn đầu tư: Đã thực hiện tốt công tác cải cách thủ
tục hành chính, tạo môi trường đầu tư; đã tận dụng đúng và linh hoạt cơ chế
chính sách để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh
tế của huyện.
Kết quả:
Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là: 1.153 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư ngân sách Thành phố: 124,6 tỷ đồng chiếm 10,7%.
+ Vốn đầu tư ngân sách Huyện – xã: 224,2 tỷ đồng, chiếm 19,4%.
+ Vốn đầu tư của Doanh nghiệp: 607 tỷ đồng chiếm 52,6%
+ Vốn đầu tư của nhân dân: 198,5 tỷ đồng chiếm 17,1%.
* Về xây dựng kế hoạch vốn đầu tư ngân sách hợp lý cho phát triển kinh
tế – xã hội:
Bám sát mục tiêu kinh tế – xã hội đã đề ra, phòng đã bố trí, phân bổ và
sử dụng hiệu quả vốn đầu tư; đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng
điểm.
* Về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn: hàng năm, có
sự giám sát, chỉ đạo của Thường trực HĐND, UBND huyện, các Phòng, ban
ngành huyện đã khảo sát thực tế các dự án của các xã, thị trấn để định hướng
đầu tư đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, phù hợp với chủ trương của huyện.

* Về nguồn vốn quỹ quốc gia cho phát triển kinh tế: tổng vốn quỹ quốc
gia trong 5 năm là 23.124 triệu đồng. Nguồn vốn chủ yếu cho nông dân vay
vốn phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và thực hiện Chương trình
giảm nghèo của Huyện. Kết quả, đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của Huyện
giảm nhanh xuống còn 0,56% năm 2004.
3. Về công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, công tác dạy nghề và tập huấn
công tác nâng cao trình độ cho người lao động
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngò cán bộ được
quan tâm thường xuyên. Kết quả trong 5 năm: Huyện uỷ và các cấp uỷ cơ sở
đi đào tạo cao, trung cấp lý luận chính trị 88 đồng chí; đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho 362 đồng chí. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho hàng
trăm đồng chí cán bộ tự đi học nâng cao trình độ chuyên môn.
- Công tác đào tạo nghề cho người lao động cũng được chú trọng: trong
5 năm trung tâm dạy nghề của Huyện đã đào tạo cho 3.301 học viên. Ngoài ra
Huyện còn phối hợp với các trường, cơ quan nghiên cứu tổ chức tập huấn cho
trên 12.000 lượt người về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Kết quả: đưa tỷ lệ lao
động qua đào tạo của Huyện tăng từ 25% (năm 2000) lên 38,5% (năm 2005).
4. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Huyện và các cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính
trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh….
nhằm thu hót các tổ chức, cá nhân vào đầu tư trên địa bàn. Kết quả rõ nét nhất
là một khối lượng lớn nguồn vốn đã được đầu tư vào Huyện. Đồng nghĩa với
nó là các thành phần kinh tế ngày càng phát triển. Đến nay, có 702 doanh
nghiệp đang hoạt động với vốn đăng ký trên 1300 tỷ đồng, tăng 644 DN, tăng
663 hộ, tăng 2 HTX so với năm 2000.
III.Nguyên nhân đạt kết quả:
- Đường lối đổi mới của Đảng là nguyên nhân quan trọng nhất cho phát
triển kinh tế. Trong những năm gần đây, nhiều chủ trương về phát triển kinh
tế của Đảng đã được thể chế cụ thể bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước
và tạo điều kiện cho các địa phương vận dụng, tổ chức thực hiện có hiệu quả

và như vậy là cơ hội cho các thành phần kinh tế phát triển.
- Huyện Từ Liêm luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường
xuyên, sâu sát và hiệu quả của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố. Đồng
thời luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Sở, ban, ngành, đoàn thể của
Thành phố.
- Huyện luôn coi trọng sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, trong
nhân dân mà hạt nhân là Ban chấp hành Đảng bộ, HĐND và UBND huyện.
Do vậy, trong những năm qua đã tạo được sự đồng thuận cao trong các ngành,
các cấp và trong nhân dân.
- Có sù tin tưởng, thi đua phấn đấu của mọi tầng líp nhân dân, của các
thành phần kinh tế là động lực cho phát triển kinh tế vững chắc của Huyện Từ
Liêm hiện tại và tương lai.
- Cã đội ngò cán bộ và nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm với công
việc và luôn đoàn kết nhất trí giữa các thành viên trong phòng.
- Có ban lãnh đạo tài tình, chu đáo và luôn tận tâm, giúp đỡ nhân viên
trong phòng.
IV.Một số tồn tại:
Bên cạnh nững kết quả đã đạt được là cơ bản, cũng phải thẳng thắn nhận
ra rằng một số nhược điểm còn tồn tại trong đội ngò nhân viên của phòng
cũng như chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ các xã.
- Cơ sở vật chất của phòng nói riêng và của UBND nói chung chưa được
đầu tư đầy đủ, đồng bộ. Một số thiết bị, máy móc ở văn phòng vẫn còn thiếu
như: máy tính, điện thoại, máy in, máy fax….
- Trong giê làm việc vẫn chưa được nghiêm túc, vẫn còn tình trạng ngồi
chơi trong giê hành chính.
- Các cán bộ địa phương không có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như
chuyên môn nghiệp vụ nên có nhiều công việc phải để cán bộ phòng xuống
tận địa phương để giải quyết.
- Đội ngò cán bộ của phòng vẫn còn thiếu về số lượng cho nên nhiều cán
bộ phải đảm nhiệm nhiều công việc một lúc làm chồng chéo, hiệu quả chưa

cao.
V.Nguyên nhân tồn tại:
- Ngân sách của UBND còn hạn hẹp, phải đầu tư dàn trải cho nhiều việc
nên chưa có khả năng đầu tư đầy đủ cho cơ sở vật chất của các phòng, ban .
- Do trong bản thân mỗi nhân viên vẫn mang nặng tư tưởng là cơ quan
hành chính Nhà nước nên vẫn chưa nghiêm túc trong thời gian làm việc.
- Huyện vẫn chưa sát sao trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ các địa phương mà chỉ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ cấp trên.
Phần III.
Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển
kinh tế – xã hội giai đoạn 2006 – 2010.
I. Mục tiêu tổng quát.
Giai đoạn 2006-2010, huyện Từ Liêm tiếp tục đo thị hoá nhanh. Theo
quy hoạch không gian đã và đang điều chỉnh, huyện Từ Liêm sẽ trở thành một
đô thị hiện đại trong tương lai. Đến năm 2010, dự kiến diện tích đất nông
nghiệp của huyện giảm còn 1600 ha. Một số dự án lớn như: Khu công nghiệp
Nam Thăng Long với quy mô 188 ha; Khu đại học Đông Ngạc; Khu đô thị
Đại học Tây Nam:360 ha; Khu đô thị Minh Khai-Phú Diễn 100 ha; Khu đô thị
Xuân Phương 85 ha; Khu thể thao Mỹ Đình….
Cùng với sự phát triển đô thị, dân số sẽ được tăng lên rất nhanh: tốc độ
tăng dân số tự nhiên khoảng 1,35%/năm; tăng cơ học 4,0%/ năm. Dự báo dân
số của huyện đến năm 2010 khoảng 365.000 người, trong đó tỷ lệ người trong
độ tuổi lao động chiếm trên 60%.
Đây là những nhân tố ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sự phát triển
kinh tế – xã hội của huyện trong thời gian tới. Trong đó, cơ cấu kinh tế tất yếu
sẽ chuyển dịch sang một nền kinh tế đô thị.
Để hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong giai đoạn
2006-2010 và những năm tiếp theo, huyện Từ Liêm sẽ tập trung phát triển
kinh tế theo định hướng sau: Không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản

lý Nhà nước; Đẩy mạnh cải cách hành chính; Giữ vững an ninh, quốc phòng;
Phát huy mọi nguồn lực tập trung đầu tư đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng với
tốc độ cao, toàn diện, bền vững. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển thương
mại, dịch vụ; Tiếp tục đầu tư một số dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và nông nghiệp trọng điểm; Đầu tư xây dựng hạ tầng theo hướng
đô thị.
Trước mắt, đến năm 2010, duy trì cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp –
Thương mại, dịch vụ – Nông nghiệp.
II. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung các ngành: 13,5 - 14,5%.
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – TTCN tăng; 15-16%.
- Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ tăng: 17-18%.
- Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản giảm: -0,5 đến -0,4%.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất nông nghiệp đạt 110 triệu đồng.

×