Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

các tác phẩm văn học dân gian và hiện đại kinh điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.49 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ BÀI
Ngũ luân là khái niệm được đề cập đến trong tư tưởng Nho gia. Ngũ
luân là 5 mối quan hệ chính trong xã hội phong kiến do Đổng Trọng Thư
sáng lập nên bao gồm :
1. Quần - thần : Vua - tôi
2. Phụ - Tử : Cha - con
3. Phu - Phụ : Vợ - chồng
4. Huynh - Đệ : Anh - em
5. Bằng - Hữu : Bạn bè.
Xã hội phong kiến là một xã hội khép kín, và con người vị ràng
buộc chặt chẽ trong các mối quan hệ này và tồn tại rất ít các mối quan hệ
khác ngoài năm mối quan hệ này. Mặc dù trong mỗi mối quan hệ trên có
sự quy định bổn phận và trách nhiệm chặt chẽ gây cho con người một tình
trạng ngột ngạt, thiếu sáng tạo nhưng về phương diện đạo đức chúng
mang một ý nghĩa to lớn và trở thành nền tảng đạo đức cho nhiều dân tộc
ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc và Việt Nam.
Do giới hạn của vấn đề tương đối rộng, ở đây, em chỉ xin trình bày
những hiểu biết của mình thông qua các tác phẩm văn học dân gian và
hiện đại kinh điển, các câu ca dạo tục ngữ, các bài hơ cổ điển, hiện đại để
làm sáng tỏ một giá trị nhân văn trong mối quan hệ thứ năm là tình bằng
hữu.
Với các dân tộc phương Đông nói chung, với người Việt Nam nói
riêng tình bằng hữu là tình cảm được trân tọng, gìn giữ, trở thành một
truyền thống tốt đẹp cấn thiết được bảo lưu qua thời gian. Người Việt
Nam ngay từ xa xưa đã có những câu ca dao tục ngữ về vấn đề này.
“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”.
hay “Học thầy không tày học bạn”.
Trong đối xử với bạn bè, người Trung Quốc lại chú trọng đến hai
đức quan trọng nhất là tín và nghĩa “Tín” được hiểu là niềm tin, là sự
thành thực với nhau. Một lời hứa với bạn bè phải được xem như “Nhất


ngôn cửu đỉnh - Tứ mã nan truy” (nghĩa là “một lời nặng tựa 9 cái đỉnh
nghìn cân - bốn con ngựa cũng khó lòng theo kịp”).
Trong sách cổ Học Tinh Hoa do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử
An, Trần Lê Nhân biên soạn có rất nhiều câu truyện về chữ “tín” của
ngưởi Trung Quốc.
Cái đỉnh
Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý. Nước Tề bắt phải đem dâng Vua
Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.
Vua Tề bảo “Phải có Nhạc Chính Tử đem đỉnh sang, thì ta mới tin”.
Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến, bảo đi.
Nhạc Chính Tử hỏi “Sao không đưa cái đỉnh thật ?”
Vua Lỗ nói “Ta quý cái đỉnh ấy lắm”.
Nhạc Chính Tử thưa : “Nhà vua quý cái đỉnh ấy thế nào, thì tôi quí
cái đức “tín” của tôi như thế”.
Sau vua Lỗ phải đưa cái đỉnh thật. Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
[Hàn Từ]
Thanh gươm
Quý Trát là con vùa Ngô đi du lịch các nước, khi qua nước Từ, vào
thăm vua Từ. Vua Từ thấy quý Trát có thanh gươm báu, muốn xin, mà
chưa dám nói. Quý Trát trong bụngcũng định cho, mà chưa dâng được, vì
cuộc du lịch chưa xong. Khi ở nước Tấn về , thì vua Từ đã mất rồi. Quí
Trát không biết làm thế nào, đành phải đem thanh gươm đến treo chỗ gốc
cây bên mộ vua Từ, rồi mới về.
Sử ký .
2
Quý Trát và vua Từ qua quá trình gặp gỡ có thể nói là đã trở thành
một đôi bạn, dù không nói nhưng hai người như đã có giao ước ngầm về
chuyện thanh kiếm. Thế mà Quý Trát vẫn giữ nguyên lời “giao ước ngầm”
ấy thì thực là người có đức “tín” tột đỉnh. Mặc dù hành động của Quý
Trát ở một phương diện nào đó có phần cực đoan khi ông treo kiếm trên

mộ bạn nhưng ý nghĩa của câu chuyện về đức “tín” cho thấy vô cùng thấu
đáo. Nếu như trong cuộc đời bạn bè đối đáp với nhau ai cũng có được đức
tính như vậy thì trên thế gian này liệu có còn việc gì không thể làm được.
Gặp việc khó khăn gian khổ, mà người bạn đã nhận lời giúp mà làm việc
hết sức đến cùng thì công việc sớm muộn cũng được “xuôi chèo mát mái”,
“thuận buồm xuôi gió”.
Câu chuyện về “cái đỉnh” lại cho ta hiểu sâu hơn cái ý nghĩa của
chữ “Tín”. Nhạc Chính tử quý trọng đức “Tín” của mình hơn cả tính
mạng, ông dám chống lệnh vua mang cái đỉnh thật đi sứ. Điều này cho
thấy chữ “Tín” thật đáng quý biết bao. Ai có nó thì sẽ được bạn bè tin
cậy, quý mến và kính trọng. Thậm chí đức Khổng Tử có nói “Nhân vô tín
bất lập” nghĩa là con người ta sinh ra trong cõi đời này không có đức tín
thì không đứng được ở đời.
Còn vị vua Tấn Văn Công (vị vua đã từng làm bá chủ chư hầu thời
Chiến Quốc) cũng đã thốt lên rằng : “Tín vi quốc chi bảo” nghĩa là “Tín”
là vật báu của cả nước.
Nếu như chữ “Tín” là khái niệm quen thuộc với người Việt Nam thì
chữ “Nghĩa” lại có phần xa lạ hơn. Người Việt Nam đôi khi hiểu đồng
nhất hai khái niệm “Nghĩa” và “Tình” thực ra hai khái niệm này có sự
khác nhau. “Tình” là những rung động của bàn thân được lặp đi lặp lại
nhiều lần trở nên bền vững khi tiếp xúc với những đối tượng có liên quan
đến nhu cầu hoặc động cơ của mình. Còn Nghĩa chính là tình cảm nhưng
nhấn mạnh ở ý nghĩa thuỷ chung, gắn bó trước sau như một không bao giờ
thay đổi, “Nghĩa” là cái tồn tại còn bền vững hơn cả tình “Nghĩa” mới
chính là thước đo tình cảm, thước đo đạo đức đích thực của một con
3
người. Người nào có đạo đức đích thự thì mới có nghĩa, còn những kẻ đạo
đức giả chuyên nói một đằng làm một nẻo thì chẳng thể nào có “Nghĩa”
được. Nghĩa là sợi dây vô hình níu kéo con người đi trên con đường vươn
tới cái chân - thiện - mỹ. Nhiều khi quan hệ giữa bạn bè với nhau do xích

mích, to tiếng dẫn đến mất ít nhiều tình cảm nhưng trong lúc bạn bè nguy
cấp, nhiều người dám hy sinh cả tính mạng vì nghĩa bạn bè bất chấp khó
khăn gian khổ.
Biết rõ chữ Nghĩa
Hoa Hâm chạy loạn, cùng đi với bọn sáu bảy người. Giữa đường
gặp một người cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm
ái ngại, thuận cho. Một mình Hoa Hâm nói :
“Không nên, đang bước nguy hiểm, sinh, tử, hoạ phúc có nhau, ta đi
bấy nhiêu người cũng như một người vậy. Bây giờ vô cố, nhận một người
lạ, lỡ khi xảy ra việc gì, thì ta có bỏ được người ta không?”.
Chúng bất nhận cố nói với Hoa Hàm cho người kia cùng đi, Hoa
Hâm bằng lòng.
Người kia đi được một quãng đường, chẳng may sa chân ngã xuống
giếng. Cả bọn muốn bỏ mặc để đi cho rảnh thân. Một mình Hoa Hâm nói :
“Không nên, người ta cùng đi với mình là người bạn mình. Người ta
gặp sự chẳng may như vậy mà mình bỏ người ta sao cho đành!”.
Nói rồi bảo bấy nhiêu người cùng ở lại vớt người kia lên. Sau cứu
mãi không được, Hoa Hâm lại bảo phải ở lại mai táng chu tất rồi mới đi.
Hoa Hâm là người hiểu biết chữ “Nghĩa” rất chính xác vì thế mà
ông không dễ dàng kết bạn. Bởi vì đã là bạn bè thì phải sống cho ra nghĩa
bạn bè, cùng nhau, giúp đỡ, tương trợ nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn;
gặp lúc nguy nan không thể bỏ mặc nhau được. Nghĩa bạn bè là thứ cao
quý nên càng không thể dễ cho, nhận được. Vì chữ “Nghĩa” ấy mà Hoa
Hâm sẵn sàng vượt qua những trở ngại khác cứu giúp và an táng cho
người bạn mới quen.
4
Chữ nghĩa trong tình bằng hữu nhiều khi còn gắn với cả tinh thần
quốc gia dân tộc như trong câu chuyện dưới đây :
Vì nghĩa công, quên thù riêng
Đời nhà Đường, quách Tử Nghi ; Lý Quang Bật cùng làm phó tướng

của An Tử Thuận. Tính hai người vốn không ưa nhau, nhiều khi tuy cùng
đi với nhau một xe, ngồi với nhau một tiệc mà vẫn như cừu địch, không ai
đàm đạo với ai cả.
Sau Tử Nghi được lên làm tướng thay Tử Thuận. Quang Bật sợ Tử
Nghi hại mình, quả cảm đến nói rằng :
“Thần tôi dù chết cũng cam tâm, nhưng xin rộng lượng đừng hại đến
vợ con tôi là kẻ vô tội”.
Tử Nghi thấy nói chạy ngay lại, cầm tay Quang Bật thưa rằng :
“Tôi đâu dám đem lòng oán hận riêng mà nỡ hại ông. Hiện nay
trong nước loạn lạc, vua tôi lo và nhục, không ông thì ai gánh nổi việc
thiên hạ…”
Nói xong nước mắt ràn rụa, rồi lại lấy những điều trung nghĩa
khuyên răn, và lập tức cất Quang Bật lên làm chức Tiết độ sứ.
Từ đó hai người tuyệt nhiên không chút nào ghen ghét, ngờ vực
nhau, chỉ cùng một lòng đánh giặc, yêu dân, giúp vua trị nước.
Cái chữ “nghĩa” của Quách Tử Nghi và Lý quang Bật tôn thờ thực
là cao cả. Vì cái nghĩa ấy mà hai người đã san lấp được cả một vực sâu
ngăn cách đầy oán thù. Từ kẻ thù không đội trời chung đến trở thành một
đôi bạn đồng cam cộng khổ gánh vác việc nước. Đó là những việc phi
thường mà không phải ai cũng làm được. Việc làm này cũng cho người
đọc thấy rằng trong những cái nghĩa cũng có cái nghĩa lớn và cái nghĩa
nhỏ cho nên khi hành xử nên vì nghĩa lớn trước sau mới đến cái nghĩa
nhỏ.
Có những người bạn còn hiểu mình hơn chính bản thân mình. Đó
chính là Tri kỷ hay Tri âm. Tri âm là người bạn hiểu được tiếng đàn hay
tiếng lòng của mình bởi vì “đồng thanh thì tương ứng, đồng khí tương
5

×