Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần VIGLACERA hạ long 1 – quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.86 KB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh có sự cạnh
tranh gay gắt thì các doanh nghiệp nhất thiết phải đạt được mục tiêu hàng đầu là
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời giúp doanh
nghiệp có thể tồn tại được. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp trong thị trường
cạnh tranh mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận do đó việc tiết kiệm chi phí sản xuất
từ đó làm tăng lợi nhuận luôn là vấn đề được các nhà quản lý doanh nghiệp quan
tâm. Việc tập hợp và tính toán đúng đắn chi phí sản xuất là cơ sở giúp doanh
nghiệp tính giá thành sản phẩm được chính xác, giúp cho doanh nghiệp có thể
xác định được kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời nó còn là cơ sở để
doanh nghiệp đánh giá và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ
đó đề ra những phương hướng tiếp theo sao cho phù hợp giúp nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng thì việc hạch toán chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành
chính xác nó cũng mang ý nghĩa rất quan trọng đối với các quyết định của lãnh
đạo doanh nghiệp. Để quản lý tốt chi phí sản xuất, cần tổ chức tốt công tác tập
hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng phương
pháp, đúng chế độ quy định.
Tại công ty cổ phần VIGLACE RA Hạ long I trong những năm qua, công
tác kế toán tập hợp chi phí nói riêng và công tác kế toán nói chung đang được
đổi mới thích ứng và phát huy đầy đủ trong cơ chế thị trường. Từ thực tế của
đơn vị và nhận thức của bản thân thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán
nói chung - công tác kế toán tập hợp chi phí nói riêng em đã chọn nghiên cứu
chuyên đề: “Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần VIGLACERA Hạ Long 1 – Quảng
Ninh”.
*Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
VIGLACERA Hạ Long 1.
1


- Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần VIGLACERA Hạ Long 1.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần VIGLACERA
Hạ Long 1.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình hạch toán kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần VIGLACERA
Hạ Long 1.
- Phạm vi:
+ Không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần VIGLACERA Hạ Long 1
- Quảng Ninh.
+ Thời gian: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm (2008-
2010) công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản
phẩm trong quý I năm 2011.
* Phương pháp nghiên cứu
- Ngoại nghiệp
+ Thu thập số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và tình giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần VIGLACERA Hạ Long 1.
+ Quan sát thực tế tại Công ty.
- Nội nghiệp:
+ Sử dụng kiến thức đã học để tiến hành xử lý phân tích số liệu thu thập
bằng các phương pháp: phân tích kinh tế, thống kê kinh tế, phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh
* Kết cấu chuyên đề
Phần 1: Cơ sở lý luận
Phần 2: Đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần VIGLACERA Hạ Long 1
Phần 3: Thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần VIGLACERA Hạ Long 1
2

Phần 4 : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tác hạch toán kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm Công ty Cổ phần
VIGLACERA Hạ Long 1.
3
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
1.1 Những vấn đề cơ bản về hạch toán kế toán
1.1.1 Khái niệm, đối tượng hạch toán kế toán
* Khái niệm
HTKT là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động
kinh tế, tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sự kiện và các cơ quan.
* Đối tượng
HTKT nghiên cứu các yếu tố của quá trình tái sản xuất trên góc độ vốn.
HTKT nghiên cứu vốn ở trạng thái tĩnh và trạng thái động.
1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của HTKT
- Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp phải
được nghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực
tế thu hoặc chi tiền.
- Hoạt động liên tục: Báo cáo tái chính phải được lập trên cơ sở giả định
là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh
bình thường trong tương lai gần.
- Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của tái sản
được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả.
- Phù hợp: Khi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản
chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã
chọn phải được áp dụng thống nhất, ít nhất trong một kỳ kế toán trong năm.
- Thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các
ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn.

- Trọng yếu: Nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó
có thể làm sai lệch báo cáo tài chính.
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản của HTKT
4
- Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế.
- Khác quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
caos đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sing có liên quan đến kỳ
kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ không bị bỏ sót.
- Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu: Các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng dễ
hiểu đói với người sử dụng.
- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán
trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau phải đươcj tinh toán và
trình bày nhát quán.
1.2. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
1.2.1. Chi phí sản xuất
1.2.1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong 1 ký nhất định(tháng, quý, năm)./
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
* Phân loại theo yếu tố
- Chi phí nguyên, nhiên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ được sử dụng vào mục
đích sản xuất kinh doanh.
- Chi phí nhân công : Bao gồm tổng số tiền lương, phụ cấp phải trả cho

người lao động cùng với các khoản trích các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ
lệ quy định.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Đó là toàn bộ số tiền trích khấu hao
trong kỳ của TSCĐ toàn doanh nghiệp.
5
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ dịch vụ chi phí mua ngoài
dùng vào sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khác bằng tièn: Phản ánh toán bộ chi phí khác bằng tiền chưa
đưa váo các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
* Phân loại theo khoản mục
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên
vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp sản xuất.
- Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo
lương cho công nhân trực tiếp SX, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phan
xưởng (trừ chi phí NVLTT và chi phí NCTT).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gốm chi phí tiền lương, phụ cấp nhân
viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý doanh
nghiệp.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ những khoản chi phí phát sinh có liên quan
đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
* Phân loại theo các mối quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản
phẩm hoàn thành
- Biến phí
- Định phí
* Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí
- Chi phí sản phẩm
- Chi phí thời kỳ
1.2.1.3 Đối tượng và trình tự kế toán chi phí sản xuất
* Đối tượng

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là xác định giới hạn tập hợp chi
phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh và chịu chi phí.
* Trình tự kế toán
- Bước 1: Tập hợp chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng.
- Bước 2: Tập hợp, tính toán và phân bổ lao vụ.
6
- Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm.
- Bước 4: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
1.2.2. Giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
* Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu
- Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vao kinh doanh trên
cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế
hoạch.
- Giá thành định mức: Được xác định trên cơ sở các định mức chi phí
hiện hành tại từng thời điểm nhất định của kỳ kế hoạch,
- Giá thành thực tế: Được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất
sản phẩm dựa trên cơ sơ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất
sản phẩm.
* Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất: Phản ánh tất cả chi phí phát sinh liên quan đến viẹc
sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Giá thành toàn bộ: Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí có liên quan đến
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
7
Giá thành toàn

bộ sản phẩm
=
Giá thành sản
xuất sản phẩm
+
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
+
Chi phí
bán hàng
1.2.2.3. Đối tượng, kỳ tính và phương pháp tính giá thành sản phẩm
* Đối tượng
Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán thành
phẩm, công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị sản phẩm.
Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trính sản xuất hay đang trên
dây truyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản
phẩm.
* Kỳ tính giá thành
Là khoảng thời gian kế toán cần phải tiến hành tính giá cho các đối tượng
tính giá thành. Tùy thuộc vào chi phí sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản
phẩm mà kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm.
* Phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Phương pháp giản đơn: Là phương pháp áp dụng cho các doanh nghiệp
sản xuất giản đơn, sản xuất 1 loại sản phẩm với khối lượng lớn chu kỳ sản xuất
ngắn có ít hoặc không có sản phẩm dở dang.
Giá thành
đơn vị
=
Chi phí SXKD
dở dang đầu kì

+
Chi phí SXKD phát
sinh trong kỳ
-
Chi phí SXKD dở
dang cuối kỳ
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
- Phương pháp hệ số: Là phương pháp áp dụng cho các doanh nghiệp có
cùng 1 dây truyền công nghệ sản xuất nhưng cho sản xuất ra 1 số sản phẩm khác
nhau.
Giá thành đơn vị sp = Tổng giá thành của tất cả các lọai sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
8
9
Giá thành đơn
vị sản phẩm i
=
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
x
Hệ số quy đổi
vị sản phẩm i
10
11
Tổng số sản phẩm
gốc đã quy đổi
= Tổng (Số lượng sản phẩm loại i x Hệ số quy đổi sản phẩm loại i)
12

- Phương pháp tổng cộng chi phí : Là phương pháp áp dụng cho các doanh

nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất,
nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận
công nghệ hay bộ phận sản xuất Được tình bằng tổng chi phí sản xuất của các n
chi tiết hoặc tổng chi phí của các giai đoạn công nghệ hoặc bộ phận sản xuất.
Tổng giá thành (Z)= Z1 + Z2 +Z3 + + Zn
- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
13
Tổng giá
thành sản
phẩm
chính
=
Giá trị sản
phẩm dở
dang đầu
kỳ
+
Tổng chi phí
SX phát
sinh trong
kỳ
-
Tổng chi
phí SX phát
sinh hồi
ước tính
-
Giá trị sản
phẩm chính
dở dang

cuối kỳ
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và tính già thành sản phẩm là 2 mặt khác nhau của quá
trình sản xuất. Chi phí sản xuất thể hiện mặt hao phí còn giá thành sản phẩm
phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chỉ tiêu giá thành được tạo nên bởi tất cả các
khoản chi phí phát sinh, cả những chi phí phát sinh trong ký và kỳ trước chuyển
sang và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ đã
hoàn thành trong kỳ.
Tổng giá
thành SP
hoàn thành
=
Chi phí
SXKD dở
dang trong
kỳ
+
Chi phí
SXKD phát
phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí
SXKD dở
dang cuối kỳ
1.3. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Khái niệm
Là những chi phí về nguyên vật liệu chính phụ, nhiên liệu được dùng
trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ.

* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiệp thực tế phát sinh
Bên có:
+ Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tính giá thành
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán kế toán
14
Sơ đồ 1.1: Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621 TK 152
Xuất kho vật liệu cho Vật liệu sử dụng không hết
sản xuất sản phẩm Cho sxsp cuối kỳ nhập kho
TK 111, 112… TK 133 TK 154
Mua vật liệu sử dụng ngay Cuối kỳ tính phân bổ và k/c
cho sản xuất sản phẩm
(*)
chi phí nguyên vật liệu TT
(1)
Mua vật liệu sử dụng ngay TK 631
cho sản xuất sản phẩm
(**)
cuối kỳ tính phân bổ và k/c
TK 154, 411 chi phí nguyên vật liệu TT
(2)
Vật liệu nhận cấp phát hay TK 632
tự sản xuất sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu vượt
Trên mức bình thường
TK 611
Giá trị NVL xuất kho sử

dụng trong kỳ cho sxsp
(2)
15
Ghi chú:
(
*
) DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ
(
**
) DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp
(1) DN HTKT theo phương pháp kê khai thường xuyên
(2) DN HTKT theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
* Khái niệm:
Là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm. Ngoài ra còn bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ DN chịu
và được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ quy định.
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Bên nợ: Tập hợp các khoản chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán kế toán:
Sơ đồ 1.2. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương và phụ cấp phải Cuối kỳ tính, phân bổ
trả cho CNTT sản xuất Và k/c chi phí NCTT
(1)

TK 338 TK 632

Các khoản trích theo lương Chi phí NCTT vượt mức
bình thường
TK 335 TK 631
Trích trước tiền lương nghỉ Cuối kỳ tính, phân bổ và
Phép của CNTT sản xuất kết chuyển chi phí NCTT
(2)
16
Ghi chú:
(1) Tính theo phương pháp kê khai thường xuyên
(2) Tính theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
* Khái niệm:
Là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí
phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của DN.
* Tài sản sử dụng:
Tài khoản 627: chi phí sản xuất chung
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
+ Kết chuyển vào TK xác định giá thành sản phẩm
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 627 được mở chi tiết thành 6 tiểu khoản.
6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
6272: Chi phí vật liệu
6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278: Chi phí khác bằng tiền.
* Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

17
TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112
Chi phí nhân viên PX Các khoản thu hồi giảm
CPSXC
TK 152, 153 TK 154
Chi phí vật liệu, CCDC Cuối kỳ phân bổ và k/c
CPSXC
(1)
TK 142, 242, 335 TK 631
Chi phí phân bổ dần Cuối kỳ, tính, phân bổ, k/c
Chi phí trích trước CPSXC
(2)
TK 241 TK 632
Chi phí khấu hao TSCĐ Kết chuyển CPSX không
phân bổ vào giá thành
TK 111, 112, 331,… TK 133
Chi phí dich vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
(*)
Chi phí dich vụ mua ngoài
18
Chi phí khác bằng tiền
(**)
Ghi chú: (
*
) Tính thuế theo phương pháp khấu trừ
(
**
) Tính thuế theo phương pháp trực tiếp
(1) HTKT theo phương pháp kê khai thường xuyên

(2) HTKT theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.3.4. Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ.
* Tài khoản sử dụng:
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Bên nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm
+ Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm dịch
vụ, lao vụ đã hoàn thành.
Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.
* Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ1.4: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
TK 621, 622, 623 TK 154 TK 152, 156
Phân bổ và kết chuyển Vật tư , hàng hoá gia công
Hoàn thành nhập kho
TK 155
SP hoàn thành nhập kho
TK 627 TK 157
Phân bổ và kết chuyển SP hoàn thành gửi bán
TK 632
SP hoàn thành tiêu thụ
CPSXC cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm
19
Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo
phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 154 TK 631 TK 154
Đầu kỳ k/c giá trị sản phẩm Cuối kỳ k/c giá trị sản phẩm
dở dang dở dang
TK 621, 622 TK 632

Cuối kỳ, tính, phân bổ, k/c cuối kỳ xác định và k/c giá
thành SP dịch vụ hoàn thành
TK 627
cuối kỳ, tính, phân bổ, k/c
20
PHẦN 2:
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ
LONG I – QUẢNG NINH
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần
VIGLACERA Hạ Long I
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần VIGLACE RA Hạ Long I.
Thành lập năm 1960
Địa chỉ: Km số 7 xã Cộng hoà, huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Công ty cổ phần VIGLACE RA Hạ Long I (tên viết tắt là VIHACO) tiền thân là
Xí nghiệp gạch Yên Hưng được thành lập từ những năm 1960 thuộc Liên hiệp
các Xí nghiệp sành sứ Việt nam. Tổng số CBCNV của Công ty ban đầu là gần
200 người với hệ thống MMTB gồm một hệ máy đùn tạo hình EG5 công xuất
30.000v/ca, 05 lò đứng với năng xuất khoảng 7 triệu viên/năm.
Đến tháng 8/1997 Xí nghiệp gạch Yên Hưng sát nhập về là đơn vị thành
viên của Công ty gốm xây dựng Hạ Long theo quyết định của Tổng Công ty
thuỷ tinh và gốm xây dựng. Tháng 10/2001 Xí nghiệp được Công ty gốm xây
dựng Hạ Long đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới gồm 02 hệ lò tuynel
với công xuất 36 triệu viên QTC/năm và một hệ đùn ép CMK502 với năng xuất
khoảng 100.000viên/ca. Tháng 7 năm 2002 thì dây chuyền mới đi vào hoạt
động, lúc này số CB.CNV của Công ty là 500 người.
Đến tháng 12/2003 thực hiện chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà
nước của Đảng, theo quyết định số 1643/QĐ-BXD ngày 03/12/2003 của Bộ xây
dựng Xí nghiệp gạch Yên Hưng thuộc Công ty gốm xây dựng Hạ Long chuyển
thành Công ty cổ phần Hạ Long I Viglacera.

Ngày 16 tháng 12 năm 2006 Quyết định số 191- CTHĐQT của Chủ tịch
Hội đồng Quản trị chuyển tên Công ty thành Công ty Cổ phần VIGLACERA Hạ
Long I (viết tắt là VIHACO).
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty:
21
- Sản xuất các sản phẩm gạch ngói đất sét nung và các loại vật liệu xây
dựng khác.
- Kinh doanh vận tải
- Kinh doanh dịch vụ thương mại
- Kinh doanh và đầu tư bất động sản
- Kinh doanh dịch vụ du lịch
- Khai thác và chế biến nguyên nhiên vật liệu sản xuất vật liệu xây dựng
- Kinh doanh đại lý xăng dầu.
Tổng số CB.CNV có đến ngày 31/12/2010 là: 720 người
Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần
VIGLACERA Hạ Long I đã có nhiều thành tựu đáng kể đặc biệt đời sống người
lao động được nâng nên, năng xuất lao động ngày càng cao, môi trường làm việc
được cải thiện. không những thế, công ty tự đổi mới chính mình: áp dụng những
công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đổi mới trang thiết bị những năm gần đây kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty từng bước được cải thiện. Công ty luôn
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Biểu 2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty (tính đến ngày 31/12/2010)
TT
Nhóm tài sản Nguyên giá
Hao mòn lũy
kế
Giá trị còn lại (đ)
Giá trị (đ)
Tỷ

trọng
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
GTCL
so với
nguyên
giá
(%)
1
Nhà cửa vật kiến
trúc
70.678.321
.945
32
,07
12.015.314.
731
58.663.007
.214

83,00
2 Máy móc thiết bị
121.700.050.
239
55
,22
35.858.897.
343
85.841.152.

896

70,54
3
Phương tiện vận
tải
23.451.736
.292
1
0,64
20.263.017.
757
3.188.718
.535

13,60
4
Thiết bị, công cụ
quản lý
3.908.622.
715

1,77
3.908.622.
715

-

-
5 Tài sản khác

659.216
.194
0
,30
659.216.
194

-

-
Tổng cộng
220.397.947.3
84
100,
00
72.705.068.73
9
147.692.878.6
45

67,01
22
Qua biểu 2.1 ta thấy do Công ty cổ phần VIGLACERA Hạ Long I hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nên tài sản được trang bị với quy mô
tương đối lớn. Tổng nguyên giá của tài sản là 220.397.947.384 đồng trong đó:
máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ nhiều nhất 55,22%, nhà cửa vật kiến trúc chiếm
32,07%, phương tiện vận tải chiếm 10,64% còn lại các tài sản khác chiếm 2,07%
do đây chủ yếu là tài sản phục vụ cho công tác quản lý văn phòng chứ không
trực tiếp phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
Giá trị còn lại của tài sản khá lớn chiếm 67,01% vì chủ yếu các tài sản của

Công ty đều mới được đầu tư trang bị (cuối năm 2002).
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được trang bị tốt. Máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải được thay mới trang bị, bảo dưỡng nâng cấp
thường xuyên. Điều này góp phần tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng
sản phẩm và tăng doanh thu.
2.4 Tình hình tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
2.4.1 Tình hình tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần VIGLACERA Hạ Long I được kết
hợp theo kiểu trực tuyến kết hợp chức năng. Sơ đồ 2.1.
* Hội đồng quản trị: (HĐQT) Công ty gồm 5 thành viên do đại hội cổ
đông bầu ra với nhiệm kỳ là 3 năm. HĐQT có trách nhiệm triển khai thực hiện
các Nghị quyết do Đại hội cổ đông đã đề ra. HĐQT có quyền quyết định các vấn
đề về: Kế hoạch phát triển SXKD và ngân sách hàng năm; Xác định mục tiêu
hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục tiêu Đại hội cổ đông đề ra;
Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh
Giám đốc, phó Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty… Ngoài ra còn một số
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Công ty.
23
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần VIGLACERA Hạ Long I (31/12/2010)
Phòng Kinh doanh
Phòng TCKT
Giám đốc
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kinh doanh
HĐQT
HĐQT
Phòng TCHC
Phó Giám đốc
KT - SX

Phòng KHKT
Phân xưởng tạo hình
Phân xưởng cơ
điện
Phân xưởng nung
đốt
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát
Đội xe, máy
24
Ghi chú: Quan hệ chỉ huy trực tuyến
Quan hệ chỉ huy tham mưu giúp việc.
*Ban Kiểm soát: ( BKS) gồm 3 thành viên và cũng do Đại hội cổ đông
bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm. BKS có quyền: Được tham gia ý kiến chỉ định Công
ty kiểm toán độc lập; thảo luận các vấn đề với cơ quan kiểm toán về tính chất và
phạm vi kiểm toán; Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng quý, sáu tháng hoặc 1
năm; Thảo luận các vấn đề khó khăn, tồn tại của các cuộc kiểm tra…Ngoài ra
BKS còn có một số quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ
hoạt động của Công ty
* Giám đốc điều hành: do HĐQT chỉ định ra và chịu trách nhiệm trước
HĐQT về mọi kết quả hoạt động SXKD của Công ty. Giám đốc Công ty là một
thành viên của Hội đồng quản trị. Giám đốc điều hành có quyền đề xuất với
HĐQT quyết định về cơ cấu tổ chức của Công ty, đề xuất nhân sự bộ máy giúp
việc và quyết định các vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giám đốc điều hành là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh do mình quyết định. Ngoài
ra Giám đốc điều hành còn có một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại
Điều lệ hoạt động của Công ty.
* Phó Giám đốc Công ty: Công ty có 02 Phó giám đốc, chức danh này
do HĐQT bổ nhiệm có trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc Công ty về điều

hành các mặt sản xuất của các đơn vị. Phó Giám đốc Công ty có quyền tham gia
vào việc xây dựng phương án SXKD của Công ty; có quyền thay Giám đốc
Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến sản xuất (Một số vấn đề quan trọng
xin ý kiến Giám đốc). Trực tiếp phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật và
là Chủ tịch Hội đồng BHLĐ; Có quyền đề nghị Giám đốc Công ty khen thưởng,
kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm với các chức danh cán bộ quản lý sản xuất…và
một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Công ty.
* Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty
mọi vấn đề liên quan đến mảng kỹ thuật và máy móc-thiết bị toàn Công ty; Chịu
trách nhiệm chủ trì việc xây dựng kế hoạch năm và hàng tháng; Chủ trì việc xây
25

×