SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
GIÁO ÁN
TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Giáo viên: Phùng Thị Minh Sơn
Hà Nội, 2014
PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
- Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ
- Địa chỉ: 560 – Quang Trung - Quận Hà Đông – Hà Nội.
- Điện thoại: Email:
- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 03 giáo viên):
+ Họ và tên: Phùng Thị Minh Sơn
+ Ngày sinh:
+ Điện thoại: ; Email:
GIÁO ÁN DỰ THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Tiết 10_Bài 7 (Lịch sử lớp 10):
SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
* Môn Lịch sử: Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản sau:
- Nội dung của ba thời kì lịch sử:
+ Ấn Độ trong các thế kỷ VII – XII (nắm khái quát)
+ Vương triều Hồi giáo Đêli (1206 -1526)
+ Vương triều Môgôn (1526 – 1707)
- Những biến đổi trong lịch sử và văn hóa Ấn Độ thời kì vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn.
* Môn Địa lý:
- HS thấy được sự khác biệt về lãnh thổ Ấn Độ thời kì phong kiến với Ấn Độ hiện nay.
- Hiểu được vì sao trên lãnh thổ Ấn Độ thời kì cổ - trung đại lại chia rẽ thành nhiều quốc gia khác nhau như
Ấn Độ, Pakixtan, Butan, Nêpan, Bănglađét,… hiện nay.
* Môn Giáo dục công dân:
- HS hiểu được chính sách hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta và tác dụng của các
chính sách nay.
* Môn Ngữ văn:
- HS hiểu rõ được sự thành lập, chính sách cai trị và hệ quả của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều
Môgôn thông qua thao tác lập luận so sánh.
- Từ đó HS có thể đưa ra nhận xét đánh giá về vị trí của hai vương triều này trong lịch sử phong kiến Ấn Độ.
(Tác dụng của lập luận so sánh).
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- HS cần thấy rõ nhân dân Ấn Độ đã sáng tạo ra nền văn hóa với những thành tựu rực rỡ, có ảnh hưởng to lớn
đến văn hóa Đông Nam Á và là những cống hiến lớn cho sự phát triển của văn hóa nhân loại.
1
- Trên cơ sở hiểu biết và khâm phục thành quả của văn hóa truyền thống Ấn Độ, giáo dục cho HS ý thức tôn
trọng và giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc.
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, lập bảng thống kê, phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử, trình bày sự
kiện lịch sử kết hợp với miêu tả.
- Vận dụng các kiến thức của môn Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân để nắm kiến thức bài học, biết so sánh,
khái quát hóa các nội dung của bài.
B. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
HS khối 10 ban cơ bản, dạy học theo lớp.
C. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
- Thông qua bài học, học sinh hiểu được quá trình hình thành, phát triển cũng như suy yếu của chế độ phong
kiến ở Ấn Độ
- Hiểu được vị trí của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn trong lịch sử Ấn Độ: dù là hai vương
triều ngoại tộc nhưng đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Ấn Độ, mang thêm yếu tố văn hóa Hồi
giáo, đưa chế độ phong kiến Ấn Độ lến đến đỉnh cao; tạo ra sự tiếp xúc giao lưu văn hóa Đông – Tây và công
hiến lớn cho nền văn minh nhân loại bởi những đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc.
- HS biết liên hệ giữa các triều đại ngoại tộc ở Ấn Độ với các triều đại ngoại tộc lịch sử phong kiến Trung
Quốc, liên hệ giữa các chính sách tiến bộ của vương triều Môgôn – dưới thời A-cơ-ba với chính sách hòa hợp
dân tộc, hòa hợp tôn giáo của Đảng – Nhà nước ta hiện nay và tác dụng của các chính sách đó.
- Phát triển tư duy sáng tạo của HS trong việc tìm hiểu lịch sử và văn hóa Ấn Độ, từ đó liên hệ với các vấn đề
tôn giáo, vấn đề xung đột dân tộc – sắc tộc và xung đột tôn giáo hiện nay.
- Tạo cho HS có ý thức tôn trọng và giữ gìn những di sản, văn hóa của dân tộc mình để lưu lại cho thế hệ mai
sau.
D. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- SGK, sách GV, tài liệu tham khảo.
- Máy chiếu, bảng phụ
E. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI HỌC:
2
I. Ổn định tổ chức lớp
II. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của nền văn hóa truyền thống Ấn Độ?
III. Dạy và học bài mới
3
IV.
S
4
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn HS
về nhà tìm hiểu SGK.
GV: Yêu cầu HS tìm
hiểu SGK và nêu sự
thành lập của hai vương
triều
GV: Nhận xét và đưa
kiến thức chuẩn.
- Sử dụng hình ảnh máy
chiếu để nói về quá
trình xâm nhập của tộc
người Hồi giáo gốc Thổ
vào Ấn Độ.
- Sử dụng hình ảnh lược
đồ Ấn Độ thời cổ -
trung đại
*Nội dung tích hợp: Sử
dụng kiến thức môn Địa
Lý (Bài 13, lớp 11, sách
nâng cao) để khắc họa
rõ nét về mặt lãnh thổ
Ấn Độ xưa và nay.
GV: Nêu câu hỏi: Nét
tương đồng của hai
vương triều?
Nội dung tích hợp:
Sử dụng thao tác lập
luận so sánh tương đồng
(môn Ngữ văn - Tiết
43)
GV: Tổ chức cho HS
thảo luận nhóm (5 phút)
- Nhóm 1: Trình bày
chính sách cai trị của
vương triều Hồi giáo
HS: Tìm hiểu SGK,
trả lời câu hỏi
HS: Trả lời câu hỏi
- Đều là vương triều
ngoại tộc.
- Đều theo đạo Hồi.
HS:
- Thảo luận nhóm.
- Viết nội dung vào
bảng phụ.
1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn
lãnh thổ Ấn Độ.
2. Vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn
Vương triều Hồi
giáo Đêli
Vương triều Môgôn
a. Sự thành
lập
- Năm 1206, Người
Hồi giáo (gốc Thổ)
chiếm đất Ấn Độ,
lập nên Vương quốc
Hồi giáo Ấn Độ, gọi
là Đêli.
- 1368: Tộc người Hồi
giáo do vua Ti-mua
Leng chỉ huy tấn công
Ấn Độ
- 1526: Vương triều
Môgôn được thành lập
b. Chính
sách cai trị
và hệ quả
- Truyền bá, áp đặt
đạo Hồi vào dân Ấn
Độ.
- Tự dành cho mình
*Thời kì đầu, các
vua củng cố vương
triều theo hướng “Ấn
Độ hóa”, nhất là thời
ơ kết bài học
1.Trình bày những chính sách của A-cơ-ba và ý nghĩa của nó?
2.Hãy cho biết vị trí của vương triều hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn trong lịch sử Ấn Độ?
V. Bài tập về nhà
GV yêu cầu HS lập bảng thống kê về sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Ấn Độ theo mẫu sau:
Các thời kì Nội dung chủ yếu
Thời kì vương triều Gúp ta
Ấn Độ trong các thế kỉ VII-XII
Thời kì vương triều Hồi giáo
Đêli
Thời kì vương triều Môgôn
F. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HS:
- Thông qua việc phát phiếu học tập cuối giờ, GV có thể kiểm tra và đánh giá được việc nhận thức và tiếp thu
bài học của HS.
- HS cần nắm được nội dung cơ bản của bài học, biết liên hệ với các vấn đề của thực tiễn xã hội hiện nay. Từ đó
có nhận thức khách quan, khoa học và biện chứng.
5