SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG
Trường THCS Minh Khai
Địa chỉ: Ngõ 84 Kim Ngưu, phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.3 6251702
Email:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH HỨNG THÚ
KHI HỌC NHỮNG BÀI LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC
Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: Lịch sử
Các môn học tích hợp: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc.
Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên: Nguyễn Đức Thành
Ngày sinh: 20/10/2001 Lớp 8A1
2. Họ và tên: Nguyễn Thanh Lê
Ngày sinh: 11/6/2001 Lớp 8A1
Hà Nội, tháng 12/2014
I. Tên tình huống:
1
“ Làm thế nào để học sinh hứng thú hơn khi học những bài lịch sử
cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước”.
* Kiến thức liên môn được sử dụng:
1. Môn Lịch sử lớp 9:
Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và
chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam ( 1954- 1965).
Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước(1965- 1973).
2. Môn Ngữ văn lớp 9:
Bài 10 : Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Bài 15 : Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Bài 28 : Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
3.Môn GDCD lớp 9 :
Bài 7, tiết 12: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Môn Âm nhạc lớp 7:
Bài 7: Phần âm nhạc thường thức: Bài hát Đường chúng ta đi của nhạc sĩ Huy Du
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
1.Vị trí, vai trò của lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử cách mạng Việt Nam
thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước nói riêng:
Bác Hồ kính yêu đã từng nói:
Dân ta phải biết Sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Là người dân của nước Việt không thể không hiểu biết về lịch sử dân tộc.
Giáo sư Trần Văn Giàu nói: Lịch sử góp phần quan trọng hình thành nhân cách con
người. Học lịch sử sẽ biết mình là người Việt Nam, hiểu được bản sắc dân tộc.
Từ thời nguyên thuỷ đến thời dựng nước Văn Lang, Âu Lạc, cùng với sự phát
triển của đất nước là các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong đó lịch sử cách
mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước giữ một vị trí vô cùng quan
2
trọng trong chương trình lịch sử trung học nói chung và THCS nói riêng. Mặc dù
trong chương trình lịch sử lớp 9 chỉ là ba bài nhưng lại là cả một giai đoạn lịch sử
hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta. Cuộc kháng chiến trường kì gian khổ với
cả những tổn thất, hi sinh nhưng cuối cùng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
cộng sản, quân và dân ta đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, đánh Mĩ, diệt Ngụy
thành công, thống nhất đất nước.
2.Thực trạng:
Hiện nay, học sinh nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng không thực sự
coi trọng và yêu thích môn lịch sử, kể cả những bài lịch sử chiến tranh cách mạng.
Sở dĩ học sinh chúng em thờ ơ, không hứng thú, thiếu xúc cảm lịch sử khi học
những bài về cuộc kháng chiến, chiến tranh cách mạng là có nhiều nguyên nhân:
do nội dung kiến thức quá dài, khô khan với nhiều sự kiện, do cách truyền giảng, tổ
chức hoạt động, phương pháp dạy của giáo viên, do quan niệm lịch sử chỉ là môn
phụ, không thi, do ảnh hưởng từ xã hội, tính thực dụng…Chúng em học lịch sử phần
lớn còn thụ động, ít chịu tìm tòi, khám phá, liên hệ với các môn học khác hay với
thực tế, khi thầy cô đưa ra câu hỏi cần suy nghĩ một chút là chúng em ngại suy nghĩ.
Cảnh học sinh trong giờ học môn Lịch sử
3
Nhìn những hình ảnh và những con số sau đây mới thấy thực trạng đáng buồn
của môn Lịch sử: Tại Hà Nội, Trường THPT Lương Thế Vinh công bố tỷ lệ đăng
ký các môn thi tốt nghiệp tự chọn với 0% thi môn Lịch sử, nhiều trường ở Hà Nội
cũng đưa ra các con số thấp kỷ lục về số học sinh đăng ký thi môn Lịch sử. Ông
Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng THPT Việt Đức cho biết: Trong tổng số 716 học
sinh của trường, tỷ lệ lựa chọn các môn thi tốt nghiệp thể hiện rõ sự chênh lệch:
tiếng Anh 62%, Vật lý 54%, Hóa học 45%, Địa lý 20%; Sinh học 6,6% và Lịch sử:
4,6% (33 em). Và tại trường THPT Cầu Giấy, sau khi lấy ý kiến 540 học sinh lớp
12, ông Nguyễn Đức Hải – Hiệu trưởng nhà trường cho hay có 355 em đăng ký thi
môn Vật lý (66%); 303 em thi Hóa học (56%), tiếng Anh 219 em, Địa lý 92 em,
Sinh học 63 em, Lịch sử 9 em (1,7%).
Em Khánh Linh ( học sinh duy nhất của trường THPT Quang Trung- Hà Nội) thi
tốt nghiệp THPT năm học 2013- 2014 môn Lịch Sử.
Còn tại các tình thành khác, tình trạng học sinh yêu thích và đăng kí dự thi tốt
nghiệp THPT cũng không khả quan hơn.
4
Em Đoàn Thị Nga (lớp 12A4, Trường THPT Thái Lão, huyện Hưng Nguyên,
Nghệ An) - thí sinh duy nhất dự thi môn Lịch sử tại trường này.
Tuy nhiên nếu chúng ta dành thời gian và tâm huyết tìm hiểu những bài lịch
sử tưởng như dài và khô khan đó chẳng hạn ở lớp 9 là các bài về cuộc kháng chiến
chống Mĩ giai đoạn từ 1954 đến 1975 sẽ cảm thấy rất bổ ích và lí thú.
Nhóm chúng em xin đưa ra và tìm hướng giải quyết, xử lí tình huống: Vậy
làm thế nào để học sinh yêu thích, hứng thú và không còn thờ ơ với những bài lịch
sử cách mạng, khơi gợi cho các bạn trẻ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc ? Từ đó,
chúng em nhận thức rõ hơn về việc cá nhân mỗi người cần phải có sự đóng góp tích
cực hơn nữa để cùng gìn giữ những giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, trân trọng và biết
ơn những thế hệ cha anh đi trước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Và việc
mỗi bạn trẻ nỗ lực học tập, rèn luyện, sống có ích, có ý nghĩa cũng chính là cách để
chúng em thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
1. Môn Lịch sử lớp 9 bài 28,29:
Quân và dân hai miền Nam - Bắc chiến đấu chống lại những cuộc tiến công
chiến lược của Mĩ- nguỵ, bên cạnh đó quân dân Miền Bắc vừa sản xuất vừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa là hậu phương lớn chi viện cho Miền Nam.
2. Môn Ngữ văn lớp 9 bài 10,15,28:
5
Cả ba bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm tiến Duật, “Chiếc
lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
đều có điểm chung viết về đề tài người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước của dân tộc. Song ở mỗi tác phẩm, hình ảnh họ lại hiện lên với những nét đẹp
khác nhau. Nếu ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, người
lính lái xe Trường Sơn hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi,
đầy nhiệt tình cách mạng thì trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ta lại thấy được vẻ
đẹp khác của người lính trong chiến tranh chống Mĩ. Đó là tình cha con sâu nặng
trong hoàn cảnh éo le, trắc trở của chiến tranh. Còn trong tác phẩm “Những ngôi sao
xa xôi”, ta lại cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách hồn nhiên trong
cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các cô gái thanh niên
xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
Ba tác phẩm cũng đem đến cho người đọc thấu hiểu những gian nan, vất vả và cả
những mất mát hi sinh của người lính để có được cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.
3.Môn Giáo dục công dân lớp 9: Bài 7
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tốt đẹp đáng tự hào: yêu nước, bất khuất,
chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động…Cùng với đó là các tập
quán tốt đẹp, cách ứng xử mang bản sắc Việt Nam. Trách nhiệm của chúng ta là bảo
vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phê phán, ngăn chặn tư
tưởng, việc làm phá hoại truyền thống đó.
4. Môn Âm nhạc lớp 7: Bài 7
Với bài hát thường thức: “Đường chúng ta đi” của nhạc sĩ Huy Du, sáng tác
năm 1968 , mô tả đất nước Việt Nam tươi đẹp khi cuộc chiến tranh còn nhiều gian
lao, vất vả nhưng toàn dân vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969),toàn quân, toàn dân bước nhanh trên
con đường giải phóng quê hương hướng về ngày mai tươi sáng của dân tộc.
5.Một số bài viết trong các trang báo điện tử
*vietnamdefence.com › QSVN › Khởi nghĩa - Chiến tranh
Bài viết: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước( 1954- 1975)
* Trang Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia.org)
Bài viết: Chiến tranh Việt Nam
6
* ww.vnmilitaryhistory.net › › Tài liệu - Hồi ký Việt Nam
Bài viết: Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước( 1954- 1975)
*vnexpress.net/. Hàng loạt trường chỉ có một học sinh đăng ký thi Sử
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
1. Mỗi thầy cô giáo dạy Sử phải là một thực tiễn giáo dục, môn Sử là một quá
trình khám phá, giải mã. Học sinh là một nhà sử học nhỏ.
Muốn học sinh yêu thích bộ môn, người giáo viên phải dạy nhiệt tình, tự tin,
khơi gợi, truyền cảm hứng niềm đam mê cho học sinh. Học sinh tích cực tìm hiểu,
khám phá, lĩnh hội kiến thức. Nhất là với những bài lịch sử có tính giáo dục cao như
các bài về chiến tranh cách mạng. Nếu không như vậy sẽ phản tác dụng, học sinh
thờ ơ, không hứng thú và không hiểu được những giá trị lịch sử.
2. Đổi mới sách giáo khoa bớt tính hàn lâm, tránh dàn trải, nặng nề, chọn
lọc kiến thức cơ bản, khoa học, hấp dẫn.
Đặc biệt, trong khi viết sách giáo khoa môn Lịch sử, cần chú ý hơn đến ý
nghĩa giáo dục, giá trị lịch sử mang hơi thở của thời đại qua các thời kì lịch sử.
Giảm lượng kiến thực trong sách giáo khoa, chỉ cho học sinh nhớ những sự kiện, chi
tiết quan trọng. Bố trí thời lượng các tiết dạy trên lớp hợp lí, không quá ít như hiện
nay chỉ từ 1 đến 2 tiết/ tuần.
3. Đổi mới phương pháp, vận dụng kĩ thuật dạy học hiện đại, tích hợp kiến thức
liên môn, sử dụng đồ dùng trực quan thường xuyên và hiệu quả. Học sinh chúng
em được hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tìm hiểu, khám phá, ồn ào
hơn nhưng hiệu quả.
Điều này đã làm cho giờ học Lịch sử bớt nhàm chán, khô khan, nặng nề.
Chẳng hạn ở bài 29 : khi dạy về sự kiện Miền Bắc chi viện cho Miền Nam trên
tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ, học sinh xúc động biết bao khi giáo viên
chiếu video clip về những đoàn xe tải nối đuôi nhau dưới làn mưa bom đạn chi viện
cho Miền Nam, những cô gái thanh niên xung phong san đường, lấp hố bom…
Cùng với đó là những câu chuyện văn học, những bản nhạc …Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, học sinh sẽ hứng thú, cảm thấy trân trọng và xúc động
Chúng em rất chán và mệt mỏi khi chỉ nghe các thầy cô giáo thuyết trình một chiều.
Chúng em muốn được các thầy cô dạy Sử khơi gợi, đưa chúng em vào những tình
7
huống có vấn đề để chúng em suy nghĩ, trả lời theo ý kiến riêng mình, từ đó chúng
em hiểu được từng sự kiện lịch sử, vì sao lại như thế? Tác dụng ra sao? Bài học lịch
sử rút ra là gì?
4. Nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức lịch sử, những nhân chứng
lịch sử, tấm gương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Chúng em nhận thấy Cuộc thi tìm hiểu Em yêu lịch sử Việt Nam do Bộ
Giáo dục phát động mà trường THCS Minh Khai được tham gia ( năm học 2014-
2015) là một cuộc thi hết sức thiết thực và bổ ích. Qua cuộc thi này, chúng em thêm
hiểu và có ý thức trân trọng những giá trị lịch sử trong kho tàng lịch sử dân tộc.
- Chúng em cũng rất mong các trường học nếu có thể nên tổ chức các cuộc
thi, dưới dạng hùng biện hoặc bài viết, tranh vẽ, pa nô… về tìm hiểu những sự kiện
lịch sử đáng nhớ, những gương anh hùng tiêu biểu trong chiến đấu, trong sản xuất,
những địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Những cuộc
thi, bài thi này nên tổ chức rộng rãi và thường niên trước hết ở các trường học trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, các bạn học sinh sẽ hiểu , trân trọng những giá trị
lịch sử một thời oanh liệt của cha ông ta . Nếu để các bạn tự nói lên quan điểm của
mình về vấn đề này thì nó sẽ thay đổi được nhận thức từ đó thay đổi thái độ và hành
động của các bạn.
- Chúng em cũng rất mong qua các cuộc thi có nhiều hơn nữa những tác
phẩm, bài viết hay, xúc động để có thể tác động vào tình cảm của những bạn trẻ về
vấn đề hiểu, trân trọng , biết ơn thế hệ cha anh đã ngã xuống bảo vệ nền độc lập tự
do của dân tộc để tuổi trẻ hôm nay được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
5. Đưa chủ đề lịch sử chiến tranh cách mạng nói chung và chiến tranh cách
mạng thời kì chống Mĩ nói riêng lên các trang mạng để mọi người có thể chia sẻ
những vấn đề liên quan .
- Thời đại ngày nay là thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh. Việc sử
dụng facebook đang là trào lưu trong giới trẻ. Mỗi ý kiến, thông tin trên facebook
đều được nhanh chóng chia sẻ và tạo nên các hiệu ứng trên phạm vi rất rộng. Những
video clip, các câu chuyện lịch sử, những bài hát, bài thơ, truyện ngắn… về đề tài
chiến tranh cách mạng cần được mở rộng hơn nữa.
8
Chính vì vậy, chúng em xin đưa ra ý kiến là các trường học nên tạo các trang
facebook để giới trẻ, các bạn học sinh, sinh viên có thể vào đó, chia sẻ, trao đổi
những vấn đề mang tính văn hóa thời sự trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Và tất
nhiên với mỗi trang facebook công khai của trường nên có sự định hướng của các
thầy cô giáo để các bạn trẻ có sự tiếp thu một cách chọn lọc, theo hướng tích cực.
Từ đó, có thể tạo những hiệu ứng tốt dựa trên các trang mạng xã hội.
- Được sự giúp đỡ của nhà trường, sự định hướng của các thầy cô giáo, học sinh
trường THCS chúng em cũng đang xây dựng một trang facebook để các bạn có thể
vào trao đổi, thảo luận, chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề trên.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
- Bước 1: Nếu gặp những bạn có hành vi như xuyên tạc, có thái độ không đúng,
bàng quan, thờ ơ đối với lịch sử cách mạng Việt Nam, việc đầu tiên là mỗi người
xung quanh nên góp ý, nhắc nhở bạn đó lại.
- Bước 2: Tuyên truyền, giải thích, phân tích ,thuyết phục để bạn đó hiểu về đạo
lí, truyền thống dân tộc và lòng biết ơn, trân trọng những gì cha ông ta đã để lại.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Theo chúng em, nếu chúng ta có thể có biện pháp tìm hiểu, dạy và học theo
hướng tích cực sẽ tạo ra được những kết quả rõ nét:
+ Trước hết, chúng ta có thể làm sống lại những giá trị lịch sử của dân tộc mà
cha ông ta đã để lại, khơi gợi cho các bạn xúc cảm lịch sử, niềm yêu thích bộ môn.
+ Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ giáo dục được ý thức tự giác tìm hiểu, sưu tầm
tư liệu lịch sử cũng như trách nhiệm của mỗi công dân trong việc gìn giữ và phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính ý thức tự giác đó cũng khiến thế hệ trẻ
có nhận thức, thái độ và việc làm đúng trong mỗi hành động trong tương lai.
+ Cuối cùng, chúng em được biết rằng, thời gian gần đây, có quy định là học
sinh PTTH được chọn môn thi tốt nghiệp. Một thực trạng đáng buồn là có những
trường học không có học sinh nào lựa chọn môn lịch sử làm môn thi. Như vậy,
chúng em thấy một thực tế là các bạn học sinh bây giờ không còn yêu thích môn
lịch sử nó và vì vậy nhiều người không nắm được lịch sử nước nhà. Như vậy, việc
có những việc làm tuyên truyền giúp các bạn hiểu biết, yêu thích lịch sử cũng là một
9
hành động thiết thực để giúp mỗi người nói chung và các bạn trẻ nói riêng hiểu biết
và tôn trọng, tự hào về lịch sử nước nhà. Qua đó, góp phần bồi dưỡng và phát huy
lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc đối với thế hệ trẻ nói riêng và những
người dân Việt Nam nói chung.
10