Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.66 KB, 8 trang )

1. TÊN TÌNH HUỐNG:
Sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước sông Hồng.
Tình huống cụ thể: Em được sinh ra và lớn lên ở một làng quê ven sông
Hồng. Con sông đã gắn bó thân thiết với em từ thuở nhỏ, hàng ngày em rất
thích vui đùa bên bến sông, câu cá, đi thuyên trên dòng sông…, em cũng
được chứng kiến vai trò quan trọng của dòng sông đối với người dân quê
mình. Con sông đã gắn bó với em bao kỉ niệm. Một ngày gần đây em ra sông
hóng gió và thư giãn bỗng em giật mình vì thấy dòng sông thay đổi: nước
sông dường như đổi màu, ven bờ rác nổi lềnh bềnh, một vài chú cá phơi
bụng trắng hếu, không khí cũng không còn trong lành nữa….Em cảm thấy
lo lắng băn khoăn, trăn trở: Điều gì đã sảy ra với dòng sông? Nếu dòng sông
không còn được như xưa điều gì sẽ đến với người dân quê em, và cả những
người ở các làng quê khác ven sông? Em có thể làm được gì cho dòng sông
và cho người dân quê mình? Nhất định em phải tìm câu trả lời cho những
băn khoăn đó.

2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng kiến thức liên môn ( địa lí, lịch sử, văn học, sinh học, hóa học và
giáo dục công dân, tin học ) để làm rõ vấn đề: “sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn
nước sông Hồng”

3. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐỂ GIAI QUYẾT
TÌNH HUỐNG
* Về lịch sử
- Lịch sử truyền thống văn hóa
- Lịch sử cách mạng
* về địa lí
- Địa lí tự nhiên
- Địa lí kinh tế
- Tình hình ô nhiễm nguồn nước
* Về văn học


- Sử dụng thơ nói về sông Hồng
- Các ngôn ngữ, văn phong trong bài viết
* Về sinh học
- Tìm hiểu về thủy hải sản ven sông.
* Về hóa học: tìm hiểu về các hóa chất có trong nước sông
* Về giáo dục công dân.
1
- Giáo dục ý thức mọi người có lòng yêu quê hương đất nước
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
* Tin học.
- Tìm hiểu tài liệu thông qua mạng internet.
- Đánh văn bản.
4. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Thành lập nhóm nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu lí thuyết: sách ,báo. tạp chí, tài liệu về lịch sử địa
phương, mạng internet….
- Tiến hành nghiên cứu thục tế.
- Tổng hợp kết quả điều tra
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
“Chẳng biết vì sao lại gọi sông Hồng
Chỉ thấy sông luôn sóng ngầu sắc đỏ
Bốn mùa trôi đi bốn mùa nước sậm
Mãi dâng phù sa bồi đắp bãi bờ”
( Vũ Kim Liên)
Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy
chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng – một trong 36 nền văn minh
của thế giới mà còn là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Sông Hồng
được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, chiều dài 1.126km, qua địa phận
Việt Nam là 556km, diện tích toàn lưu vực là 155.000km
2

, sông Hồng còn có
614 phụ lưu với những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy. Sông Hồng trở thành một
phần xương thịt của những miền đất nó đi qua, của bao thế hệ, của mỗi con người
từng gắn bó máu thịt với nó. Mỗi người lại có một Sông Hồng của riêng mình.
2
Toàn cảnh sông Hồng
a) Vai trò của sông Hồng.
Hệ thống sông Hồng là tác nhân quan trọng nhất trong sự hình thành và biến
đổi vùng Đồng bằng sông Hồng. Sông Hồng là một con sông lớn nhất ở miền
Bắc nước ta, hàng năm nó tải ra biển khoảng 122 tỷ m3 nước và 114 triệu tấn phù
sa. Trải qua thời gian lâu dài, chính sông Hồng đã tạo nên một đồng bằng phù sa
màu mỡ và rộng lớn.
Bãi bồi ven sông Hồng
Hệ thống sông Hồng cung cấp cho nước ta nguồn thủy năng dồi dào ( khoảng
hơn 10 triệu kw với sản lượng đạt 90 – 100 tỉ kwh. Hiện nước ta đã và đang xây
dựng một số nhà máy thủy điện có công suất lớn như: Hòa Bình, Sơn La….
Đối với nông nghiệp sông Hồng có vai trò quan trọng: cung cấp một lượng
nước không lồ cho công tác thủy lợi đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, cung
cấp một lượng thủy sản lớn và là môi trường thuận lợi để nuôi trồng thủy sản
nước ngọt.
Sông Hồng là con đường giao thông thủy nội địa quan trọng của các tỉnh
thuộc đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Ở Việt Nam ta ngày xưa, ngoài
nguồn nước tưới và sinh hoạt hàng ngày, sông ngòi vẫn là đường giao thông
chính cho con người đi lại giao lưu văn hóa, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh
tế và chuyển quân đánh giặc. Chính nhờ hệ thống Sông Thái Bình (do ba con
3
sông: Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam nhập lại) nối với Sông Hồng
bằng các sông: Kinh Thầy, Lạch Tray, Sông Đuống, Sông Luộc và Sông Đáy tạo
nên một hệ thống giao thông đường sông chằng chịt trên khắp vùng châu thổ và
thông ra biển qua 11 cửa.

Sông Hồng còn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của cha ông ta. Nhờ có châu thổ Sông Hồng với địa thế “trung tâm trời đất”,
“được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “tiện hướng nhìn sông, dựa núi”, “địa thế rộng
mà bằng, đất đai cao mà thoáng”, “muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi”,
với con mắt nhìn thấu sáu cõi, tầm nhìn chiến lược của một bậc Đế vương đích
thực, Lý Công Uẩn mới đi đến quyết định có ý nghĩa sống còn đối với đất nước:
“Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa, thật là chốn tụ hội trọng yếu của
bốn phương đất nước, cũng là nơi Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn
đời”.Năm 1010, với Chiếu dời đô (trích) ấy, Lý Công Uẩn đã cho dời Kinh đô từ
Hoa Lư, Ninh Bình ra đại La, đổi tên là Thăng Long, thì sau này Hà Nội mới
đóng vai trò là Thủ đô của đất Việt, châu thổ Sông Hồng mới thực sự trở thành
cái nôi của dân tộc Việt Nam.

b) Thực trạng nguồn nước sông Hồng.
Tuy chưa thậtt sự nghiêm trọng nhưng nguồn nước sông Hồng đang có dấu
hiệu ô nhiễm.
Qua phân tích 08 mẫu nước với tần xuất 4 lần/năm từ thượng lưu sông Hồng
chảy về hạ lưu qua các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm
Thao, Thành phố Việt Trì (tại các vị trí Bờ trái sông Hồng trên và dưới cửa xả
của công ty Giấy lửa Việt cự ly 100m, xuôi về Bến phà Ngọc Tháp, cầu Phong
Châu là vị trí sau khi tiếp nhận nước thải của Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty
supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, xuôi về Phường Bến gót nơi tiếp nhận,
chịu ảnh hưởng nước thải của các cơ sở sản xuất phía Nam Việt Trì như: Công ty
Cổ phần Hóa chất Việt Trì, công ty Pangrim Noetext, Công ty TNHH Miwon
Việt Nam,…) thì đa phần đều vượt tiêu chuẩn cho phép, khiến dòng sông vốn
hiền hòa thơ mộng, nay trở nên ô nhiễm, mang mầm mống bệnh tật.
Theo báo cáo Hiện trạng môi trường năm 2006 của Sở tài nguyên và Môi
trường tỉnh Phú Thọ, hàm lượng ô nhiễm (BOD5, NH4+, -N, DO, COD, TSS…)
so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt thì nồng độ các chất ô
nhiễm tại các sông lớn (sông Hồng, sông Lô, sông Đà) chảy qua Phú Thọ mấy

năm gần đây cao hơn so với những năm trước.
4
Một đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội nước biến thành màu xanh
Đặc biệt, vào tháng 2-2011, Tại Lào Cai mức độ ô nhiễm của nước sông càng
nặng hơn. Khi nước sông giảm thấp, bằng mắt thường, mọi người đều quan sát
được hai bên bờ sông xuất hiện các dải váng vàng đến vàng đỏ đậm màu bám
trên triền sông.
Đây là biểu hiện của sự nhiễm bẩn chua phèn ở mức cao, lớp bùn dưới đáy
sông gần bờ bị nhuộm thành màu đen, mùi hôi thối rất nặng. Ngày 15-2- 2011
Trạm Thủy văn Lào Cai lấy mẫu nước sông phân tích, đo được độ pH lên tới 8,
chứng tỏ nước sông có tính ba-dơ (kiềm) khá cao.
Mặt khác nước sông đang bắt đầu bị vẩn đục đổi màu không còn trong như
trước, có nhiều bọt nổi trôi trên mặt sông rác thải ven sông ngày một nhiều gây
mất mĩ quan rất nhiều. khi hỏi người dân tôi còn biết được khi mực nước xuống
quá thấp, chất thải dồn về, dòng sông không còn khả năng tự làm sạch nên ô
nhiễm càng trầm trọng hơn, nước đổi màu và bốc mùi hôi thối làm người dân khó
chịu.
c) Nguyên nhân gây ô nhiêm.
Chủ yếu do nước thải, rác thải từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất ven
sông Hồng.
Dọc theo sông Hồng có rất nhiều thành phố lớn và các khu đông dân cư.
Hầu hết sông hồ ở các thành phố này đều bị ô nhiễm bởi chất thải từ khu dân cư
và các khu công nghiệp. Phần lớn lượng nước thải đều không được xử lý tại một
5
đến một nhà máy xử lý nước thải chung, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy
ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng.
Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện
cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt
của dân cư Hà Nội là khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được
thải ra các sông. Thêm vào đó là một lượng lớn chất thải từ các bệnh viện và các

khu công nghiệp. Ước tính có khoảng 260.000 m3 chất thải công nghiệp mỗi
ngày và chỉ có khoảng dưới 10% lượng nước thải này là được xử lý trước khi đổ
ra các sông. Các bệnh viện cũng thải ra khoảng 7000 m3 mỗi ngày, và chỉ có
30% là được xử lý. Đáng nói hơn nữa là mới chỉ có 6 trong số 42 bệnh viện lớn
trên địa bàn Hà Nội có đầu tư hệ thống xử lý nước thải vốn cực kỳ độc hại.
Dọc theo sông Hồng còn rất nhiều các nhà máy lớn như nhà máy hóa chất
Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy sản xuất phân bón Lâm Thao… Phần
lớn các nhà máy này lấy nguồn nước từ sông Hồng và xả nước thải chưa qua xử
lí ra sông.
Hoạt động nông nghiệp cũng góp phần làm ô nhiễm nước sông, việc sử dụng
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… ngấm xuốn đất, ngấm vào mực nước ngầm và
chảy ra sông.
Hoạt đông giao thông vận tải du lịch cũng góp phần không nhỏ làm ô nhiễm
dòng sông. Đôi khi đi trên thuyền họ sẵn sàng xả rác ra sông nào là bao ni lông
hộp sữa túi kẹo xuống nước sông,…hay đến thời điểm nay những chiếc thuyền
chở khách trên sông không còn nhẹ nhàng như xưa dùng tay đẩy nước mà giờ
đây họ thay chân tay bằng những loại máy nổ chạy bằng xăng, dầu… cũng ảnh
hưởng khá nghiêm trọng tới nước sông.
Hay có thể kể đế hiện nay do ý thức người dân không được tốt họ đánh bắt
nuôi trồng thủy hải sản không đúng quy cách đã một phần nào đó gay ra ô nhiễm
nguồn nước sông. Người dân sử dụng lãng phí nguồn nước, sử dụng một cách
tràn lan không hợp lí, rác thải, chất thải cứ theo dòng nước mà trôi đầy ra sông.
d) Hậu quả của việc ô nhiễm.
Nguồn nước sông Hồng bị ô nhiễm sẽ để lại một hậu quả rất nghiêm trọng.
Nguồn nước sinh hoạt của các khu dân cư các thành phố lớn ven sông chủ yếu
được lấy từ nước sông Hồng. Nước thải kinh hoàng từ bệnh viện, từ các nhà máy,
từ các nghĩa địa, từ các lò mổ gia súc, từ các thùng rác của hàng triệu gia đình, …
đi qua hệ thống xử lý ít ỏi và đơn giản và chảy vào hồ, vào sông. Rồi nguồn
“nước độc” ấy chảy qua một một vài hệ thống xử lý nước sạch và chảy vào bể,
vào bình, vào chai v.v… và chảy vào miệng con người. Nhìn cái sơ đồ ấy, chúng

ta mới thấy chúng ta thực sự đang ngửa cổ uống nguồn “nước độc” giống như
những kẻ tự tử.
6
Một thực tế cho thấy: 40% dân số thành thị đang phải chịu cảnh thiếu nước
sạch. Thậm chí không phải tất cả 60% dân số còn lại được dùng đủ nước sạch cho
sinh hoạt hàng ngày. Quan trọng hơn nữa, theo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm
Việt Nam, số lượng người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như
viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên. Trên thực tế, 88% các
trường hợp mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến nguồn nước không sạch. Hàng triệu
người dân Đồng bằng sông Hồng đang sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm asen,
tác nhân gây ra các căn bệnh ung thư, còi xương, tiểu đường và máu trắng.
Nguồn nước ô nhiêm còn làm cho các sinh vật thủy sinh ở sông Hống bị suy
giảm, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Có cả cá chết nổi lên giữa sông, Hay rác
thải bừa bãi nổi lềnh bềnh trên sông… Nước sông không còn đỏ trong như trước
mà bây giờ vẩn đục lên rất nhiều.
e) Một số biện pháp để bảo vệ nước sông Hồng
Cần xử lí nước thải trước khi thải ra sông Hồng. Tại Hà Nội đã có một số nhà
máy xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường như nhà máy xử lí nước thải Yên
Sở… Ở một số nhà máy ven sông cũng đã xử lí nước trước khi thải ra sông. Cần
có các chế tài xử lí nghiêm đối với các cơ sở vi phạm
Giáo dục, tuyên truyền người dân có ý thức bảo vệ dòng sông hông qua đó,
mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước
sông Hồng đối với cuộc sống; đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm
của mình để không gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước sạch quý giá mà
sông Hồng đem lại .khai thác có hiệu quả thủy hải sản bừa bãi, nuôi trồng thủy
hải sản có kế hoạch Sử dụng nguồn tưới tiêu hợp lí không ảnh hưởng đến chất
lượng vệ sinh. Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách
không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước
sạch, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, thường
xuyên tổ chức vớt rác trên sông.

Việt Nam nằm ở hạ lưu sông Hồng nên nước ta cần có trương trình hợp tác
với Trung Quốc để bảo vệ nguồn nước sông.

*

* *
7
Đối với tôi sông Hồng gắn liền với tuổi thơ tôi nói riêng cũng gắn liền với quê
hương Văn Đức nói chung, nó đã trở thành một phần không thể thiếu. Nó được ví
như cánh đồng mùa thu vàng óng những cây ngô trưởng thành vươn mình tỏa
sáng trong ánh nắng vàng thu, đến những bờ đê , những cánh đồng làng xanh
mướt cỏ rau. “Sông Hồng – con sông đỏ nặng phù sa màu mỡ đã chảy qua rất
nhiều nới trên mọi miền tổ quốc. Và sông Hồng cũng chảy qua chính quê hương
tôi với bến phà Khuyến Lương. Ngày ngày trở khách trong xã cũng như mọi du
khách thập phương qua lại. Bến phà như một sự sống, một hệ thống giao
thông đường thủy an toàn thuận tiện đối với xã Văn Đức.
Có thể nói rằng quê tôi rất may mắn khi năm ở gần con sông Hồng. Ngày
ngày được ngắm nhìn sự chảy trôi của sông Hồng qua bao mùa mưa lũ. Vai trò
của sông Hồng đối với nền kinh tế quê tôi rất có ích, thuận tiện không chỉ phục
vụ cho trồng rau, trồng vườn mà nó còn rất phát triển cho việc khai thác nuôi
trồng các loại cá, tôm. Mỗi năm có hàng trăm tấn cá xuất khẩu và mang lại kinh
tế cao cho người dân.
Việc nguồn nước sông Hồng bị ô nhiễm khiến tôi thực sự lo lắng bởi vì tôi và
những người dân sống quanh sông được được hưởng những lợi ích trực tiếp từ
sông Hồng và cũng là những người đầu tiên gánh chịu hậu quả của việc ô nhiễm
nước sông. Tôi hi vọng các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ
sông Hồng để dòng sông sống mãi trong tâm hồn người dân quê tôi nói riêng,
người dân đồng bằng sông Hồng nói chung.

6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.

Qua thực tế chúng em thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “
tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó là một việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó không chỉ đòi hỏi người học không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức
bộ môn mình học mà còn rất cần thiết để không ngừng trau dồi kiến thức của
những môn học khác để giúp chúng em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt
ra trong môn học môt cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tích hợp trong học tập sẽ
giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sang tạo trong học tập và ứng dụng
vào thực tiễn.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện vận dụng những kiến thức học từ
những môn như Địa lí, Lịch sử Văn học, Giáo dục công dân, Hóa học sẽ giúp
chúng em nắm được, hiểu rõ được tầm quan trọng của nước sông Hồng đối với
em nói riêng với những người dân sống ở đồng bằng sông Hồng nói chung. Giáo
dục con người về tình yêu quê hương đất nước yêu môi trường và có ý thức bảo
vệ môi trường hơn. Từ những nguyên nhân gây ra tình hình, diễn biến của các
hiện tượng có thể dự đoán được khả năng sảy ra, góp phần phục vụ lợi ích con
người ngày càng tốt hơn.
8

×