Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thử làm hướng dẫn viên để giới thiệu di tích lịch sử địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.91 KB, 14 trang )


Sở giáo dục và đào tạo hà nội
Phòng giáo dục Và đào tạo thanh oai


TèNH HUNG: TH LM HNG DN VIấN
GII THIU DI TCH LCH S A PHNG
- Trng THCS Tam Hng
- a ch: Tam Hng - Thanh Oai H Ni
- in thoi: 01652397563
- Email:
- Mụn hc chớnh c vn dng trong gii quyt tỡnh
hung: Lch s.
- Cỏc mụn hc tớch hp: Ng vn, a lớ, Giỏo dc cụng dõn
- Nhúm hc sinh:
1. H v tờn: Nh Khỏnh Linh
Ngy sinh: 24/10/2001 Lp: 8A
2. H v tờn: o Th Hng Võn
Ngy sinh: 28 /12/ 2000 Lp: 9A

1
Năm học: 2014 - 2015
Năm học: 2014 - 2015
I. TÌNH HUỐNG:
“THỬ LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN ĐỂ GIỚI THIỆU DI TÍCH LỊCH
SỬ ĐỊA PHƯƠNG”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để hoàn thành tốt tình huống “Thử làm hướng dẫn viên để giới
thiệu di tích lịch sử địa phương” chúng ta cần phải:
- Thông hiểu được lịch sử của các di tích đó (Địa điểm - thời gian – không
gian…) là nhờ môn Lịch sử và Địa lý.


- Hiểu và lí giải được một số câu tục ngữ ca dao và giá trị lịch sử của di
tích đó đối với đời sống tinh thần của nhân dân địa phương là nhờ môn
Văn học.
- Khả năng diễn thuyết có vốn từ phong phú là nhờ học tốt môn Ngữ Văn.
- Tuyên truyền và giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ di sản của Quốc gia nói
chung và của địa phương nói riêng là nhờ môn Giáo dục công dân.
- Cần tìm hiểu thông tin qua tư liệu ở địa phương. Đặc biệt là qua các cụ
cao niên trong làng xã, đây thực sự là những nhân chứng để giúp chúng em
thực hiện ước mơ của mình. Nhưng quan trọng nhất là chúng em vẫn cần
phải học tốt tất cả các môn học, có như vậy mới giúp chúng em trở thành
những học sinh thực sự năng động, sáng tạo, tự tin.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Quê hương hai tiếng thân thương rất đỗi tự hào. Sinh ra ở một làng
quê anh dũng trong chiến đấu, truyền thống hiếu học – Lưỡng Quốc
Trạng Nguyên Nguyễn Trực mặc dù trải qua bao thăng trầm của đất nước
thì làng quê đó, di tích lịch sử đó vẫn còn tồn tại mãi với thời gian. Những
di tích đó không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa của làng mà còn là nơi tâm
linh tín ngưỡng của người dân quê em. Là học sinh trường THCS Tam
Hưng sau khi được học các giờ ngoại khóa lịch sử địa phương và giờ Giáo
dục công dân “Giữ gìn và bảo vệ di tích …” Trong chúng em luôn trỗi dậy
niềm tự hào về quê hương. Chúng em thầm nghĩ một ngày nào đó có cơ
hội mình sẽ làm hướng dẫn viên để giới thiệu và quảng bá về quê hương
2
mình. Một mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh được nhà nước phong
tặng danh hiệu “Tam Hưng anh dũng”. Không những vậy còn là nơi có
truyền thống hiếu học từ xưa tới nay (quê hương của Lưỡng Quốc Trạng
Nguyên Nguyễn Trực). Và mong muốn của chúng em đã thành hiện thực
khi một ngày có các chị em ở xa về chơi.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

- Chúng em luôn tự học hỏi, tự trau dồi những kiến thức, những hiểu biết
của mình về các di tích lịch sử địa phương.
- Luôn cố gắng học thật tốt các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,
Ngữ văn trong nhà trường.
- Sách cho chúng em tri thức và mọi điều trong cuộc sống quanh ta. Bởi
vậy chúng em thường xuyên vào thư viện đọc sách tham khảo và các tài
liệu có liên quan đến chương trình học của các môn.
- Khiêm tốn học hỏi qua các cụ cao tuổi trong làng xã, các tư liệu khác.
- Luôn rèn luyện cho mình sự tự tin, cách giao tiếp, cách thuyết trình một
vấn đề trước đông người. Vì thế khi nhà trường có tổ chức các ngày lễ lớn,
các ngày kỉ niệm thì chúng em luôn tham gia và sẵn sàng trở thành người
dẫn chương trình hóm hỉnh, vui tính. Thực hiện xong mỗi chương trình
chúng em cảm thấy mình lớn lên, hiểu biết nhiều hơn, tự tin hơn, quan
trọng nhất đó là động lực để thúc đẩy chúng em ham học hơn, hiểu biết
nhiều hơn.
- Với vốn kiến thức của tất cả các môn học ở trường và sự hiểu biết ham
học hỏi trong sách vở và thực tế chúng em tin rằng mình sẽ trở thành
những hướng dẫn viên giỏi để giới thiệu cho mọi người cùng hiểu biết về
nơi tâm linh cổ kính của di tích lịch sử, để cùng chung tay gìn giữ cho mãi
đời sau.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Chúng em sinh ra và lớn lên ở vùng đất Tam Hưng yên ả, thanh bình,
quê hương em có rất nhiều di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng, nhưng
nơi mà giúp cho chúng em hiểu biết về quá khứ cũng như những phong tục
tập quán “thờ cúng tổ tiên”, “đi lễ chùa”, “truyền thống hiếu học”nơi đó là
Chùa Bối Khê và nhà thờ Lưỡng Quốc trạng Nguyên Nguyễn Trực đã
3
được xếp hạnh di tích văn hóa cấp Quốc gia. Chúng em rất tự hào về lịch
sử quê hương mình và càng tự hào hơn khi được làm hướng dẫn viên để
giới thiệu về lịch sử oai hùng và vẻ đẹp của quê hương chúng em cho các

chị ở xa mới về chơi.
Địa điểm đầu tiên mà chúng em muốn giới thiệu cho các chị là Nhà
thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Nguyễn Trực.
Nhà thờ Nguyễn Trực là niềm tự hào của nhân trong thôn Bối khê
nói riêng và nhân dân xã Tam Hưng nói chung, đây là nơi thể hiện truyền
thống hiếu học lâu đời của nhân dân trong xã. Nguyễn Trực là vị Trạng
nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Ông sinh năm 1417 mất
năm 1473, sinh ra trong một gia đình dòng dõi học vấn đỗ đạt cao. Ông nội
là tiến sĩ Nguyễn Bính, bố là tiến sĩ Nguyễn Thời Trung làm quan giáo dục
Quốc Tử Giám. Nguyễn Trực từ nhỏ vốn nổi tiếng thông minh, lên 8 tuổi
đi học đến 12 tuổi có thể cầm bút làm thơ văn, 17 tuổi tham dự kì thi
hương và đỗ đầu đến năm 25 tuổi thi đình đã đỗ Trạng Nguyên.
4
Năm 1457 ông được vua cử đi xứ bên Trung Quốc, gặp kì thi đình
(Trạng Nguyên) ông tham gia và đỗ cao được nhà Minh tặng Lưỡng Quốc
Trạng Nguyên Nguyễn Trực. Nhà thờ Nguyễn Trực được đón nhận bằng
Di tích lịch sử Quốc gia năm 2010.
Rời khỏi nhà thờ Nguyễn Trực lòng chúng em dâng lên niềm tự hào
về truyền thống hiếu học của dân tộc. Sau đó chúng em dẫn các chị đi tham
quan địa điểm thứ hai là Chùa Bối Khê:
CHÙA BỐI KHÊ
5
Bối Khê địa linh Thánh nhân hiền
Kiến trúc non bồng tựa cảnh tiên
Chuông vọng hoàng hôn cầu hạnh phúc
Mõ rền sáu khắc nguyện bình yên
Ngày xuân hội lệ hương muôn sắc
Tháng hạ Sen nồng vi ngát biên
Du khách bốn phương vào cửa Phật
In chân trên đá trước môn thiền.

Vâng đó là bài thơ Bối Khê Linh Địa của một du khách sau khi đi
thăm quan hết cảnh chùa.
Chùa nằm trên đất của thôn Bối Khê trung tâm của xã Tam Hưng
-huyện Thanh Oai - Hà Nội. Là ngôi chùa cổ kính được xây dựng to đẹp
khang trang tử thời nhà Trần theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Muốn vào
chùa phải qua Cổng Ngũ Quan.
CỔNG NGŨ QUAN CHÙA BỐI KHÊ
6
Đây là cổng chùa cũng là cổng làng của thôn Bối Khê được xây
dựng năm 1376 phía trên cổng có dòng chữ Đại Bi Tự viết bằng chữ Hán.
Qua cổng chùa sẽ bắt gặp cầu Bạch, cầu bắc qua sông Đỗ Động Giang hiền
hòa được người dân nơi đây coi là Long Mạch.
Cầu Bạch qua sông Đỗ Động Giang
7
Đi qua cầu là đến Tam Quan cao hai tầng, tám mái, tầng trên treo
hai quả chuông lớn đúc bằng Đồng. Cứ chiều chiều Sư thầy gióng lên một
hồi chuông, tiếng chuông quen thuộc ngân vang khắp xóm làng.
Qua Tam quan là một cái sân gạch rộng khoảng 400m vuông, trong
sân trồng hai cây hoa Sen đất được triết ghép từ cây gốc. Giữa sân có hai
ông voi trầu, phật thạch bàn (bệ đá) dài 2,53 m rộng 1,04 m cao 1,6 m do
một đạo sĩ ở Quốc Oai cúng năm 1382.
8
Tòa Tam Bảo được gọi là thượng điện thờ Phật Pháp Tăng cấu tạo
theo bốn hàng cột mỗi hàng 4 chiếc chia thành 7 gian, Tam Bảo được trùng
tu nhiều lần (1995 và 2006), hai bên hành lang là 18 vị La Hán ngồi trên bệ
đã thể hiện đủ các gương mặt giống như các vị La Hán ở chùa Tây
Phương. Cuối dãy hành lang thờ Đức Ông và Đức Thánh Hiền.
9

Sau Tam bảo là hậu điện thờ Đức Thánh Bối Nguyễn Bình An là

người có thật, là vị thiền sư đắc đạo thời Trần thuộc dòng họ Nguyễn, sinh
năm Tân Tỵ (1281) đời vua Trần Nhân Tông niên hiệu Thiên Bảo năm thứ
3, hóa Thánh năm 1375 thọ 95 tuổi.
Tên ngài là Nguyễn Lữ, tự là Bình An, đạo hiệu Đức Minh. Từ nhỏ
đã mộ thiền lúc 9 tuổi đã xuất gia tại chùa Đại Bi (Chùa Bối), 15 tuổi ngài
đến chùa Huyện Yên Sơn được vị trưởng lão trụ trì dạy bảo, 16 năm thì
ngài đắc đạo biết pháp thuật cầu mưa, cầu tính… Năm Ất Mão (1375) ngài
95 tuổi ngồi vào khám đủ 100 ngày mở ra ánh hào quang tỏa sáng cả núi
rừng.
Đời Hậu Trần vua nghe tin Đức Thánh Bối Khê –Tiên Lữ rất anh
linh liền cùng Hoàng Hậu ngự giá về cầu tự, quả nhiên sinh được Hoàng
Tử. Vua ghi ơn và phong ngài là Thượng Đẳng tôn thần.
Đời nhà Hồ đất nước rối ren, thừa cơ nhà Minh đem quân xâm lược
nước ta (1406). Đức Thánh Bối đã phù hộ cho Lê Thái Tổ tiêu diệt quân
giặc. Giặc chết nhiều máu chảy thành sông, vị đại thần nhà Lê có viết:
10
Ninh Kiều máu chảy thành sông hôi tanh vạn dặm
Tốt Động thây chết đầy nơi, nhơ để ngàn năm.
Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế tức vua Lê thái Tổ nhớ lại công ơn Đức
Thánh Bối đã âm phù vua cứu nước, vua phong cho ngài là Thượng Đẳng
tối linh. Trải qua biết bao vật đổi sao dời nhưng chùa Bối Khê – Tiên Lữ
vẫn được giữ gìn tôn tạo không chỉ bởi nghệ thuật kiến trúc mà còn do sự
linh thiêng của Đức Thánh. Qua các triều đại vua và chính quyền ta ngày
nay đều coi trọng nhân tài, tôn kính Phật Thánh, bởi lễ Phật Thánh là ước
vọng lý tưởng của con người về cái chân thiện mỹ. Sau một hồi tìm hiểu
chi tiết về chùa và đức Thánh Bối, chị em không khỏi ngạc nhiên khi thấy
hoa Sen nở trên cây (chả là chị về đúng mùa sen đất nở). Có cơ hội trổ tài
chúng tôi cho chị cả tá kiến thức về loài sen đất cao quý.
“Sen đất xanh tươi đẹp cửa Chùa
Nhị vàng cánh trắng ngát hương đưa

Xuân về lữ khách chen vai ngắm
Lễ hội Bối Khê đẹp tích xưa.”
Cây sen được trồng cạnh cung Thánh, theo tương truyền thì cây sen
đất đã được trồng cách đây 400 năm, ai là người trồng và cây được trồng
bằng hạt hay bằng cành cũng không ai rõ mà chỉ biết rằng hoa sen rất đẹp.
Cành hoa màu trắng, nhị màu vàng, hương thơm dịu mát giống hương hoa
sen mọc dưới hồ chỉ khác nhau cánh sen dày hơn và có nhiều lá mọc bao
11
quanh. Cây trồng lâu năm, thân cây xù xì gần giống như cây xoan, cây mít.
Cây sen ra hoa vào mùa hè, chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng bông hoa
sen nhé.
Nhiều đoàn khách thăm quan có khi phải mấy ngày đường trên ô tô
để đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sen. Nhiều vị khách đến thăm quan đã
nói: từ nhỏ đến giờ đã ngoài 70 xuân mới được biết một cây sen có cành
như thế này. Ngày xưa chúng em chỉ được nghe câu ca dao:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”.
Chúng tôi nghĩ sen làm gì có cành, nhưng hôm nay quả thật hoa sen
đã nở trên cành là hiện thực.
Từ ngày xửa, ngày xưa cây sen đất là cây quý hiếm như vậy, nhân
dân Song Khê coi đó là cây linh thiêng và vật báu của quê mình. Những
năm gần đây do tiến bộ khoa học kĩ thuật đã chiết ghép thành công cây sen
đất.
Giới thiệu đầy đủ về cây sen đất xong, chúng em đã thấy chị ghi lại
những gì em vừa nói, chụp thật nhiều ảnh về chùa về cây hoa sen quý để
lưu giữ những kỉ niệm đẹp cho mình. Xong chị còn hứa chị sẽ là hướng
dẫn viên để giới thiệu những cảnh đẹp, những điều bí ẩn, cổ kính của quê
hương Tam Hưng anh dũng cho bạn bè và hàng xóm của chị.
12
Nghe chị hứa như vậy chúng em cảm thấy rất vui và rất tự hào xong

chúng em cũng thầm nghĩ và thầm cảm ơn các cấp lãnh đạo đạo đã giúp
quê hương em tu bổ, sửa chữa các di tích bị xuống cấp để chúng em có cơ
hội khoe với chị và khoe với mọi người.
Bên cạnh sự ủng hộ của các cấp thì mỗi người dân trong xã chúng
em nhất là học sinh đều ý thức được cần phải giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử
bằng những việc làm cụ thể: các cụ, các bà thường xuyên ra quét dọn, tỉa
cây, trồng hoa còn học sinh chúng em thì mỗi chủ nhật lại cắt cử nhau ra
quét sân chùa và tuyên truyền nhắc nhở các em nhỏ bảo vệ giữ gìn môi
trường cảnh quan để ngôi chùa thêm cổ kính linh thiêng hơn.
* Các tư liệu được sử dụng trong bài là:
- Các kiến thức được học ở các môn như Lịch sử, Văn học, Giáo dục
công dân, Địa lí.
- Cuốn Lịch sử địa phương của xã Tam Hưng.
- Thơ chùa Bối Khê.
- Các tư liệu về nhà thờ và chùa được tham khảo qua các cụ cao tuổi
trong thôn.
- Tranh ảnh tự chụp và trên nguồn Intenet.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Bài thuyết minh đã giúp chúng em có thêm tự tin thực hiện đúng
ước mơ trở thành một hướng dẫn viên giỏi, giúp chúng tôi thêm hiểu,
thêm yêu quý con người quê hương em, tự hào khi mình là người con của
quê hương Tam Hưng hiếu học linh thiêng, oai hùng. Và chúng em tin
chắc rằng chị em cũng có thêm nhiều kiến thức mới, hiểu biết mới về
những di tích lịch sử, về vùng đất địa linh nhân kiệt này.
Hơn thế nữa, nhờ bài thi tích hợp liên môn như thế này sẽ giúp
chúng em và nhiều bạn học sinh khác có thể mở rộng kiến thức áp dụng
thực tiễn những lý thuyết đã học, tăng khả năng phân tích lập luận, tự tin
hơn trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Qua bài thuyết minh chúng em muốn gửi gắm tới người đọc và tất
cả mọi người một thông điệp ý nghĩa: “Hãy biết trân trọng những nét đẹp

văn hóa truyền thống của quê hương mình”. Nét đẹp văn hóa di tích lịch sử
13
là linh hồn của mỗi làng quê, chúng em luôn cảm thấy tự hào, chung tay
giữ gìn và bảo vệ những nét đẹp ấy, ca ngợi khuyến khích những hành
động, việc làm tốt. Đồng thời tố cáo phê phán những hành động xấu,
không có ý thức chỉ biết đến lợi ích cà nhân xả rác bừa bãi, không biết giữ
gìn nét đẹp văn hóa. Bài thuyết minh của chúng tôi cũng chính là những lời
nhắc nhở trong mỗi chúng ta, giúp một phần bồi đắp trong mỗi con người
tình yêu quê hương đất nước. Như vậy qua bài dự thi của chúng em mong
muốn các bạn nên tự tin để thực hiện ước mơ của mình. Song chúng em
còn là học sinh chúng em vẫn cần phải học và học tốt tất cả các môn học
trong nhà trường để trở thành con ngoan trò giỏi và trở thành người có ích
cho xã hội.
Chúc các bạn thành công.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm học sinh thực hiện
Đào Thị Hồng Vân
Nhữ Khánh Linh
14

×