Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 86 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ






NGUYỄN NGỌC SƠN




THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÂY THANH LONG
Ở HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
MÃ SỐ: 16












Cần Thơ, tháng 5 /2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ






NGUYỄN NGỌC SƠN
(6106570)



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÂY THANH LONG
Ở HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
MÃ SỐ: 16






GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. HỒ THỊ THU HỒ





Cần Thơ, tháng 5/2014


LỜI CẢM ƠN

Đối với sinh viên năm cuối thì hoạt động nghiên cứu về một đề tài khoa học thuộc
chuyên ngành được đào tạo là một điều rất cần thiết và hết sức quen thuộc. Mặc dù
vậy, do còn là sinh viên nên kiến thức và tầm hiểu biết còn hạn chế, thêm vào đó là
giới hạn về thời gian cho phép để hoàn thành đề tài ngoài những cố gắng của bản thân,
sự thành công và hoàn thiện bài biết còn nhờ sự đóng góp, giúp đỡ to lớn từ nhiều
phía.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Sư phạm Địa lí thuộc khoa Sư phạm,
Trường Đại học Cần Thơ đã tạo một môi trường học tập và rèn luyện tốt cho tôi, nhất
là trong việc hoàn thành đề tài này. Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học
Cần Thơ tôi luôn nhận được sự chỉ dạy quan tâm tận tình của các Thầy Cô, nhất là
quý Thầy Cô phụ trách chuyên môn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Hồ Thị
Thu Hồ - giáo viên hướng dẫn luôn theo sát, trao đổi, cung cấp và chia sẻ những thông
tin, những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành bài viết đúng thời gian.
Nhân đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các tác giả, nhà biên soạn, nhà sản xuất và
các nhà nghiên cứu đã cung cấp cho tôi một nguồn tài liệu khá phong phú và đa dạng.
Điều này rất cần thiết và là cơ sở, chất xúc tác quan trọng để tôi có thể có được kết quả
như mong muốn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo, Phòng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo, các nhà vườn đã giúp đỡ tôi nhiệt tình, cung
cấp những thông tin và số liệu cần thiết để tôi hoàn thành đề tài thật tốt.
Cuối cùng tôi cũng chân thành cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp Sư phạm Địa lí
khóa 36 và các bạn thuộc các chuyên ngành khác của Trường Đại học Cần Thơ đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Các bạn đã giúp tôi thêm tự tin, có kiến
thức vững vàng, trợ giúp các thiết bị cần thiết phục vụ cho bài viết này.
Để có được kết quả tốt và hoàn thiện bài nghiên cứu của mình, rút kinh nghiệm cho
những bài viết sau, tôi xin chân thành cảm đón những ý kiến đóng góp, phản hồi từ
phía Thầy Cô, bạn bè và những ai quan tâm cả về nội dung lẫn hình thức, để bài viết
được hoàn thiện hơn.

i
MỤC LỤC
MỤC LỤC …………………………………………………………………………… i
DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………….vii
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………… viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………… ix
PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………………………………………… 1
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU …………………………………………2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………… ….3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………………………………………………………3
5.1. Phạm vi nội dung ……………………………………………………………… ……3
5.2. Phạm vi thời gian …………………………………………… …….…………… 4
5.3. Phạm vi không gian …………………………………………………………………4
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 4
6.1. Quan điểm lãnh thổ …………………………………………………………… 4
6.2. Quan điểm tổng hợp …………………………………………………………….4
6.3. Quan điểm lịch sử …………………………………………………………… 4

6.4. Quan điểm viễn cảnh ………………………………………………………… 5
6.5. Quan điểm sinh thái …………………………………………………………… 5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 5
7.2. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu …………………………………….5
7.3. Phương pháp nghiên cứu thực tế …………………………………………… 5
7.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ ……………………… …………………………6
7.4. Phương pháp thống kê …………………………………………………… 6
PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………………… 7
Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN ……………………………………………………… 7
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÂY THANH LONG ……………………… 7

ii
1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển ………………………………………… 7
1.1.2. Đặc điểm thực vật học ………………………………………………… 7
1.1.3. Đặc điểm sinh thái ………………………………………………….…… 9
1.1.4. Các giống thanh long ………………………………………………… 10
1.2. NĂNG SUẤT ………………………………………………………………….14
1.3. THU HOẠCH, SƠ CHẾ XUẤT KHẨU VÀ BẢO QUẢN … ………………14
1.3.1. Thu hoạch ………………………………………………………………… 14
1.3.2. Sơ chế xuất khẩu ………………………………………………………… 14
1.3.3. Bảo quản ………………………………………………………………… 15
1.4. VAI TRÒ …………………………………………………………………… 15
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng và sức khỏe ……………………………………… 15
1.4.2. Giá trị xuất khẩu ………………………………………………………… 15
1.5. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT THANH LONG ………………16
1.6. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THANH LONG Ở VIỆT NAM ….17
1.6.1. Diện tích sản xuất ………………………………….……………………….17
1.6.2. Sản lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu ……………………………… …17
1.6.3. Thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam ………….……………… 20
Tóm tắt chương 1 …………………………………………………………………….26

Chương 2 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG
Ở HUYỆN CHỢ GẠO ……………………………….……………….…21
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG ……………… 21
2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ ………………….……………….…………………21
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên … ………………………………………….………….23
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .…………………… ……… ………………….23
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG
Ở HUYỆN CHỢ GẠO ……………………………………………………… 29
2.2.1. Tình hình sản xuất
……………… ……………………………… …… 29

2.2.2. Phân bố …………………………………………………………………… 42
Tóm tắt chương 2 ………………………………………………….…………………44

iii
Chương 3 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG
Ở HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG ……………………… … 45
3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG ……………………………… ……… 45
3.1.1. Thuận lợi và khó khăn thực tế trong phát triển cây thanh long
ở huyện Chợ Gạo ……………………………………………………………45
3.1.2. Định hướng của tỉnh Tiền Giang ……………………………………….….47
3.2. ĐỊNH HƯỚNG ……………………………………………………………… 48
3.3. GIẢI PHÁP ………………………………………………………….……… 48
3.3.1. Ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật ………………………… …….48
3.3.2. Giải pháp thu mua và tiêu thụ thanh long …………………… …… … 49
3.3.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất ………………………… ………………….53
3.3.4. Giải pháp đầu tư hỗ trợ người trồng thanh long tập trung …… …… 55
3.3.5. Thành lập Bộ môn nghiên cứu, đầu tư phát triển thanh long Chợ Gạo và
trung tâm nghiên cứu giống cây thanh long …….…………………………56
3.3.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển vùng thanh long ………….…… 58

3.3.7. Công tác khuyến nông đối với người trồng thanh long ………………… 58
3.3.8. Tăng cường hiệu quả liên kết bốn nhà ………………………… …………58
3.3.9. Giải pháp bảo vệ môi trường ………………………………………………59
Tóm tắt chương 3 …………………………………………………………………….59
PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 60
1. KẾT LUẬN CHUNG ……………………………………………………………60
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT …………………………………………………………… 61
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO …………………………….……………62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………… ……….63
PHỤ LỤC ……………………………….……………………………… ………… 67
Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn ………………………………………………………… 67
Phụ lục 2. Một số hình ảnh về thanh long ……………………………………………75


iv
DANH MỤC HÌNH

STT Hình Tên hình trang
1 Hình 1.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long 2011 19
2 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Chợ gạo 22
3 Hình 4.1
Sơ đồ hệ thống tổ chức thu mua, chế biến và tiêu
thụ thanh long
49





















v
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Tên bảng trang
1 Bảng 1.1

Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu thanh
long ở nước ta từ năm 2009 đến tháng 5/2013

18
2 Bảng 2.1
Kết quả ước thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu
trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2013 của huyện Chợ Gạo tỉnh
Tiền Giang
26
3 Bảng 2.2


Lí do trồng thanh long của nông hộ

29
4 Bảng 2.3 Nguồn gốc giống được sử dụng 30
5 Bảng 2.4 Độ tuổi lao động

31
6 Bảng 2.5
Lực lượng lao động trồng thanh long của nông
hộ
31
7 Bảng 2.6 Trình độ văn hóa của nông hộ

32
8 Bảng 2.7 Kinh nghiệm trồng thanh long

32
9 Bảng 2.8
Diện tích cây thanh long ở huyện Chợ Gạo
(giai đoạn 2007-2013)
34
10 Bảng 2.9 Diện tích đất trồng của nông hộ 34
11 Bảng 2.10 Hình thức trồng thanh long

35
12 Bảng 2.11
Chi phí bình quân tính trên một công đất

trồng thanh long của nông hộ


36
13 Bảng 2.12 Mục đích vay vốn của nông hộ

38
14 Bảng 2.11
Tổng hợp diện tích cây thanh long huyện Chợ
Gạo đến tháng 3 năm 2013, kế hoạch phát
triển diện tích giai đoạn 2013-2015
43


vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1 DL Dương lịch
2 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
3 HTX Hợp tác xã
4 KCL Kali clorua
5 KT – XH Kinh tế - xã hội
6 NPK Na tri – phot pho – ka li
7 THT Tổ hợp tác
8 TP Thành phố

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam một trong những quốc gia có thế mạnh về cây ăn quả, trong đó có nhiều
loại trái cây đặc sản nổi tiếng được thế giới biết đến như bưởi, thanh long, vú sữa,
xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải, dưa hấu Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng

thuận lợi, Việt Nam có khá nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả lớn. Trong đó, khu vực
Nam Bộ được đánh giá là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
Đáng chú ý trong khu vực Nam Bộ là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa tôm cá của cả nước mà còn có thế mạnh về trồng
cây ăn quả. Ước tính toàn vùng hiện có trên 288.000 ha cây ăn quả các loại, cho sản
lượng mỗi năm trên 3,18 triệu tấn quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
[26]
. Hầu hết tất
cả các loại cây ăn quả được trồng ở tất cả các tỉnh ĐBSCL, trong đó được mệnh danh
là "Vương quốc trái cây" phía Nam, tỉnh Tiền Giang được xem là một trong những
tỉnh nổi trội hơn cả với diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất vùng ĐBSCL có đến gần
70.000 ha cây ăn trái các loại, sản lượng mỗi năm hàng triệu tấn trái cung ứng cho thị
trường trái cây trong nước và xuất khẩu
[22]
. Với nhiều loại trái cây ăn quả đặc sản như:
thanh long (huyện Chợ Gạo), khóm (huyện Tân Phước), sầu riêng, chôm chôm (huyện
Cai Lậy), sơ ri (Thị xã Gò Công), bưởi long, xoài cát Hòa Lộc (huyện Cái Bè), mãng
cầu Xiêm (huyện Tân Phú Đông), vú sữa Lò Rèn (huyện Châu Thành).
Tiềm năng kinh tế vườn của tỉnh Tiền Giang ngày càng được phát huy mở rộng
diện tích, nâng cao chất lượng sản xuất với nhiều đổi mới quan trọng trong phương
pháp trồng và chăm sóc, tuyển chọn cây giống chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới trong quá trình thâm canh mà nổi bật là trồng cây ăn trái theo tiêu chuẩn
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt của Việt Nam) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices - Thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt toàn cầu). Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã có vú sữa Lò Rèn đạt tiêu
chuẩn Global GAP, khóm đạt tiêu chuẩn Việt GAP và tháng 1/2012 vừa rồi tổ hợp tác
sản xuất thanh long (Xã Quơn Long, Chợ Gạo) đã được chứng nhận Việt GAP và cấp
mã số xuất khẩu sang thị trường Mỹ - một trong những thị trường xuất khẩu khó tính ở
nước ta hiện nay. Thanh long Chợ Gạo được xác định là một trong bảy loại trái cây
đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn đổi mới và hội nhập của tỉnh Tiền Giang.

Hằng năm, huyện Chợ Gạo cung ứng không dưới 50.000 tấn quả thanh long đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, mỗi năm đạt năng suất trên 20 tấn/ha, những hộ thâm
canh giỏi có thể lên đến 40 tấn/ha
[28]
, với diện tích toàn huyện năm 2010 chưa tới
2.000 ha, hiện nay vọt lên hơn 3.500 ha (quy hoạch đến 2015 lên 4.500 - 5.000 ha).
[16]


2
Nhận thấy tiềm năng kinh tế lớn lao của cây thanh long, tỉnh Tiền Giang đã có
nhiều chính sách phát triển vùng chuyên canh như ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm
tăng năng suất, sản lượng và chất lượng quả; xử lý trong quá trình trước, trong và sau
thu hoạch; tăng cường quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Chính vì những lí do trên, nên tôi
đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở
huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang” để thực hiện đề tài luận văn của mình, góp phần
cho địa phương có những nhìn nhận và giải pháp đúng đắn hơn nữa về tình hình cũng
như các giải pháp phát triển cho cây thanh long ở địa phương này.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trước tình hình phát triển nhanh chóng của cây thanh long cả về diện tích và sản
lượng ở nước ta nói chung và huyện Chợ Gạo nói riêng:
- Các cấp ban ngành và chính quyền địa phương huyện Chợ Gạo đã có những quan
tâm đúng mức đến tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở địa phương này, nổi bật
là “Đề án phát triển cây thanh long huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang đến năm 2015” do
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thực hiện, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả
công tác chuyển giao và tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất
lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và gia tăng hiệu quả sản xuất của người
trồng thanh long. Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc thực hiện liên kết tiêu thụ
thanh long giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hình thức
như hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm … Đầu tư cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ thanh long như: điện, đường, thuỷ lợi.
[9]
- Và những đề tài nghiên cứu, tìm hiểu, tiêu biểu là hai đề tài luận văn tốt nghiệp
của sinh viên Trần Thị Cẩm Nhung (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Cần Thơ), “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo
tỉnh Tiền Giang”, nhằm tìm ra hướng phát triển cho cây thanh long, đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ thanh ở huyện Chợ Gạo
[11]
và đề tài
của sinh viên Quách Thị Mộng Tuyền (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường
Đại học Cần Thơ), “Phân tích chuỗi giá trị thanh long Chợ Gạo và giải pháp giúp hộ
nghèo gia tăng thu nhập”, nhằm tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu
quả hoạt động chuỗi cũng như đề xuất những kiến nghị góp phần làm cho việc quy
hoạch, đầu tư, sản xuất thanh long trong thời gian sắp tới sẽ thực sự mang lại lợi ích
cho người dân mà đặc biệt là những hộ dân thuộc nhóm thu nhập thấp.
[13]

Dựa trên những cơ sở đó, đề tài tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp phát triển cây
thanh long ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang” của tôi được thực hiện.


3
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu:
- Trình bày được thực trạng phát triển của cây thanh long ở nước ta nói chung và
ở huyện Chợ Gạo nói riêng, dựa trên cơ sở tìm hiểu các điều kiện về tự nhiên và kinh
tế - xã hội của huyện, từ đó đánh giá sự tác động của những nhân tố này lên thực trạng
phát triển của cây thanh long (ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng, quá trình sinh
trưởng và phân bố về mặt địa lí).
- Đánh giá sự tác động của các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến tình hình phát

triển hiện nay của cây thanh long ở huyện Chợ Gạo.
- Trước tình hình trên ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền ở địa phương
huyện Chợ Gạo có những biện pháp gì để định hướng phát triển vững chắc cây thanh
long trong hiện tại và tương lai.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm ổn định phát triển, nâng cao hiệu quả
sản xuất cho cây thanh long, đảm bảo việc phát triển góp phần tăng thu nhập, cải thiện
cuộc sống cho những nông hộ sản xuất.
- Củng cố kiến thức và tăng cường sự hiểu biết về cây thanh long.
- Là cơ hội tốt để tôi có kinh nghiệm học tập và nghiên cứu sâu hơn nữa về tiềm
năng phát triển cây thanh long nói riêng và cây ăn trái nói chung ở nước ta trong tương
lai.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối với đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện Chợ Gạo
tỉnh Tiền Giang” thì đối tượng nghiên cứu là cây thanh long và thực trạng phát triển
cây thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Phạm vi nội dung
Tiền Giang – nơi được mệnh danh là vương quốc trái cây với đủ loại đặc sản trái
cây nhiệt đới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong đó nổi bậc là trái thanh long được tập
trung thành vùng chuyên canh tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang gắn liền với nhãn
hiệu thanh long Chợ Gạo mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cả trong nước và xuất khẩu.
Do tính chất đặc trưng đó nên tôi chọn huyện Chợ Gạo làm địa bàn nghiên cứu với đối
tượng là hộ sản xuất thanh long. Mặc khác do giới hạn về điều kiện thời gian, kinh phí
nên đề tài cũng chỉ chọn một số xã trong huyện, bao gồm xã Đăng Hưng Phước, xã
Mỹ Tịnh An, xã Quơn Long và xã Thanh Bình để tiến hành nghiên cứu.


4
5.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2014 về tình

hình sản xuất thanh long từ nông hộ thông qua phiếu điều tra từ 3/1/2014 đến
10/1/2014. Và tình hình phát triển thanh long qua những số liệu từ năm 2009 đến năm
2013.
5.3. Phạm vi không gian
Bài viết tìm hiểu về các điều kiện sinh thái, các điều kiện về tự nhiên và kinh tế -
xã hội của địa bàn huyện Chợ Gạo ảnh hưởng đến việc phát triển cây thanh long tại địa
phương. Bên cạnh đó, bài viết còn tìm hiểu về thực trạng phát triển cây thanh long trên
địa bàn huyện trong những năm gần đây và đề cập đến các định hướng và giải pháp
phát triển cây thanh long.
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
6.1. Quan điểm lãnh thổ
Trong thực tế, các sự vật hiện tượng luôn có sự phân hóa theo không gian tạo nên
sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Trong nghiên cứu về địa lí theo quan điểm lãnh
thổ thì người nghiên cứu phải chỉ ra được nét riêng biệt của các yếu tố địa lí, sự phân
bố của chúng, sự phân bố độc đáo của vùng này so với vùng khác. Trong đề tài “Thực
trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang” thì
quan điểm lãnh thổ được thực hiện để làm rõ sự khác biệt đó là huyện Chợ Gạo tỉnh
Tiền Giang.
6.2. Quan điểm tổng hợp
Để phát triển kinh tế của một quốc gia, một tỉnh, một huyện hay bất kỳ một
ngành nào đó thì những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và có mối quan hệ KT-XH
luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Chính mối quan hệ này đã
tạo ra hiện trạng sản xuất như ngày nay. Mặt khác nó cũng tạo ra những trở ngại lớn
cho sự phát triển qua từng thời kì, từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy, đề tài dựa trên
quan điểm này để có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự phát triển giữa nhiều yếu tố
khác nhau cả tự nhiên và KT-XH, cả chủ quan và khách quan.
6.3. Quan điểm lịch sử
Các sự vật, hiện tượng nghiên cứu là những sự vật, hiện tượng có tính lịch sử,
chúng có sự vận động phát triển theo thời gian. Vì thế khi nghiên cứu cần đặt chúng
trong một cấu trúc logic, tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của các sự vật, hiện tượng đang

tồn tại, lí giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng. Với quan điểm lịch sử

5
giúp tôi tìm hiểu được nguồn gốc, phân loại, tình hình phát triển trong quá khứ, hiện
tại và đề ra hướng phát triển cho cây thanh long ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.
6.4. Quan điểm viễn cảnh
Dựa vào quan điểm viễn cảnh để biết được sự phát triển trong tương lai, trong
nghiên cứu địa lí quan điểm này kế thừa quan điểm lịch sử nghĩa là áp dụng quan điểm
viễn cảnh người nghiên cứu phải căn cứ vào xu hướng vận động của sự vật, hiện tượng
để lập dự báo có căn cứ khoa học trong tương lai. Như vậy, dựa vào những điều kiện
thực tế của huyện Chợ Gạo trên cơ sở đó đánh giá được khả năng phát triển ngành
trồng cây thanh long của huyện, diện tích, chính sách, vốn, thị trường,… những yếu tố
quyết định khả năng phát triển của ngành trong thời gian tới.
6.5. Quan điểm sinh thái
Quan điểm sinh thái có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí địa phương và
ngày càng được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên và quan hệ
tác động qua lại giữa tự nhiên và con người, đặc biệt giữa con người với việc sử dụng,
khai thác, phá hủy và khôi phục các hệ địa lí tự nhiên. Đồng thời, các hệ sinh thái ở
mỗi địa phương cũng khác nhau, sự khác biệt đó không chỉ xảy ra ở tự nhiên mà ở cả
con người, từ đó tạo nên chu trình khác biệt trong sản xuất ở từng bộ phận lãnh thổ của
địa phương đó. Trong đề tài này tôi dựa vào quan điểm sinh thái để làm rõ vấn đề là
mỗi loại cây trồng đều có những đặc điểm sinh thái khác nhau. Cây thanh long cũng
thế nó cũng nằm trong quy luật này, những đặc điểm sinh thái như thế nào mà cây
thanh long có thể sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao ở huyện Chợ Gạo tỉnh
Tiền Giang.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu
Đó lá quá trình nghiên cứu thu thập những tư liệu và tài liệu có liên quan đến sự
vật và hiện tượng thuộc lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu: diện tích, năng suất, giá cả và
chi phí,…từ sách, báo, trang web,… sau khi thu thập xong bắt đầu sắp xếp phân loại

theo tính chất, thuộc tính, mức độ… sau đó phân tích, tổng hợp những tài liệu đó và
trình bày một cách phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho sản
phẩm nghiên cứu mang tính khoa học, logic và sáng tạo hơn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
Đây là phương pháp cần thiết, quan trọng trong nghiên cứu, phương pháp này
giúp tôi đánh giá chính xác thực tế của sự vật, hiện tượng, đảm bảo tính thực tế trong
nghiên cứu, người nghiên cứu phải đến địa phương để phỏng vấn, quan sát trực tiếp,

6
đánh giá những điều kiện sản xuất. Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã đến địa phương
để:
- Phỏng vấn: tôi đã tiến hành phỏng vấn các hộ nông dân (30 hộ nông dân) chủ
yếu ở các xã Đăng Hưng Phước, xã Mỹ Tịnh An, xã Quơn Long và xã Thanh Bình có
diện tích tích trồng cây thanh long nhiều hơn so với các xã khác. Việc phỏng vấn này
giúp cho tôi biết được các vấn đề trong việc sản xuất thanh long của các nông hộ
(nguồn lao động, diện tích đất, kĩ thuật, nguồn vốn, chi phí và thu nhập) và tìm hiểu
các ý kiến của nông hộ về định hướng pháp triển để việc trồng thanh long có hiệu quả
cao trong tương lai (đối với các cấp chính quyền địa phương, các phương tiện kĩ thuật
sản xuất và các đơn vị thu mua), (xem Phụ lục 1. bảng câu hỏi phỏng vấn các nông
hộ).
- Quan sát: tôi đã trực tiếp đến địa phương để quan sát các nông hộ trong việc
trồng, chăm sóc và vận chuyển thanh long, trên cơ sở đó giúp tôi có cách nhìn cụ thể
đến tổng quát các vấn đề phát triển sản xuất và tiêu thụ thanh long ở địa bàn nghiên
cứu.
7.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp bản đồ, biểu đồ rất quan trọng và cần thiết đối với một bài nghiên
cứu về địa lí, nó giúp việc trình bày các sự vật hiện tượng mang tính trực quan hơn, rõ
ràng và cụ thể hơn. Trong nghiên cứu địa lí, phương pháp này dùng để minh họa cho
phần nội dung thêm trực quan, thực tế, nhất là bản đồ là phần không thể thiếu trong
nghiên cứu địa lí như bản đồ hành chính của huyện để thấy được sự phân bố của các

xã về mặt hành chính, từ đó biết được điều kiện thuận lợi về sản xuất của các xã trong
huyện.
7.4. Phương pháp thống kê
Để xử lí hiệu quả bảng câu hỏi phỏng vấn các nông hộ, tôi đã tiến hành phương
pháp thống kê các số liệu từ việc phỏng vấn các nông hộ. Qua đó cho tôi những thông
số chính xác các vấn đề trong việc sản xuất thanh long của các nông hộ, để bài viết của
tôi được khách quan hơn.






7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÂY THANH LONG
1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển
- Thanh long, tên gọi khác là Tường Liên (tên khoa học: Hylocereus undulatus
(Haw.) Britt & Rose, họ: Cactaceae) có nguồn gốc trong các rừng tự nhiên của
Nicaragoa, Mêhicô, Columbia (Nam Mỹ). Sau được lan dần sang các nước khác ở
châu Phi như Madagascar, SriLanka và các châu khác.
- Người Pháp gọi thanh long là Oeil de Dragon, người Anh gọi là Dragon fruit,
Green hoặc Night blooming Cereus.
- Ở Việt Nam, thanh long được du nhập từ thời Pháp thuộc, được trồng đầu tiên ở
Nha Trang và Phan Thiết cách nay khoảng 30 năm. Sau khi Xí nghiệp chế biến rau quả
xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh thu mua và đem thanh long giới thiệu ra thị trường nước
ngoài, thì phong trào trồng thanh long phát triển mạnh ở Phan Rang, Phan Thiết, Buôn
Ma Thuột, cho đến các tỉnh ĐBSCL như: Tiền Giang (huyện Chợ Gạo), Long An
(huyện Châu Thành) và TP. Hồ Chí Minh (Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, huyện Bình

Chánh)… Thị trường tiêu thụ trái thanh long ngày càng phát triển mạnh, không những
trong nước mà còn vươn ra hàng loạt nước khác như Pháp, Nga, Singapore, Malaysia
và các lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan…
[2]
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
1.1.2.1. Rễ
Khác hẳn với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải là
nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh.
- Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10 - 20 ngày
thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của
chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 - 2 cm. Rễ địa
sinh có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phân bố chủ
yếu ở tầng đất mặt (0 - 15 cm). Theo Gibson và Nobel (1986) thì rễ xuất hiện trong
tầng đất từ 0 - 30 cm. Ở các nơi đất xốp và có tưới nước rễ có thể mọc sâu hơn. Khi
đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ cái lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự dẫn nước để
ngăn chặn sự mất nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ lại mọc trở lại một cách dễ
dàng.

8
- Rễ khí sinh (rễ phụ) mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây
chống để giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống
đất.
[4]
1.1.2.2. Thân, cành
Thanh long (một loại xương rồng) trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên
trụ đỡ (climbing cacti), trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột
(columnar cacti). Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài.
Thân, cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh. Ở các nước khác có thứ
3, 4, 5 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục,
bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 - 4cm.

Đáy mỗi thùy có từ 3 - 5 gai ngắn. Mỗi năm cây cho từ 3 - 4 đợt cành. Đợt cành thứ
nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành xếp thành hàng lớp trên đầu trụ.
Trong mùa ra cành, khoảng thời gian giữa hai đợt ra cành từ 40 - 50 ngày. Số lượng
cành trên cây tăng theo tuổi cây: cây một tuổi trung bình có độ 30 cành, hai tuổi độ 70
cành, ba tuổi độ 100 cành và bốn tuổi 130 cành. Ở cây 5 - 6 tuổi chỉ duy trì độ 150 -
170 cành.
[4]
1.1.2.3. Hoa
- Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ). Tại Nam bộ hay xuất hiện sớm
nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch (DL) và kéo dài tới khoảng tháng 10 DL, rộ
nhất từ tháng 5 DL tới tháng 8 DL. Trung bình có từ 4 - 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm.
- Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 - 35 cm, nhiều lá đài và cánh
hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 - 24 cm, đường kính 5 - 8
mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa thường nở tập trung từ 20 - 23 giờ đêm
và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi xuất
hiện nụ tới hoa tàn độ 20 ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% đến 40%, về sau tỉ lệ
này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
[4]
1.1.2.4. Quả và hạt
- Sau khi hoa thụ phấn, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng (cactus pears),
trong 10 ngày đầu tốc độ phát triển tương đối chậm, sau đó tăng rất nhanh về cả kích
thước lẫn trọng lượng. Thời gian từ khi hoa thụ tới thu hoạch chỉ từ 22 - 25 ngày, trong
thí nghiệm thắp đèn tạo quả trái vụ thì thời gian này là 25 - 28 ngày. Như vậy thời gian
phát triển của quả thanh long tương đối ngắn so với nhiều loại quả nhiệt đới khác như
xoài, sầu riêng, chuối, dứa thường phải mất từ 85 tới 140 ngày. Quả thanh long hình
bầu dục có nhiều tai lá xanh (do phiến hoa còn lại), đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc

9
mũi”. Khi còn non vỏ quả màu xanh, lúc chín chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm. Thịt quả
màu trắng cho đại đa số thanh long trồng ở miền Nam Việt Nam.

- Hạt: Mỗi quả có rất nhiều hạt nhỏ, màu đen nằm trong khối thịt quả màu
trắng. Do hạt nhỏ và mềm nên không làm phiền người ăn như hột của một số loại quả
khác.
[4]
1.1.3. Đặc điểm sinh thái
Các yếu tố đất đai, ánh sáng, khí hậu, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến việc trồng
và phát triển cây thanh long
1.1.3.1. Nhiệt độ và ánh sáng
- Đây là cây ăn trái nhiệt đới nên khí hậu miền Nam rất thích hợp cho thanh
long, với nhiệt độ trong khoảng 25 – 32
0
C.
- Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài,
cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây
ốm yếu, lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm
giảm khả năng sinh trưởng của thanh long.
[5]
1.1.3.2. Nước
Thanh long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không thuận lợi
như chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu úng của cây không cao. Do vậy, để cây
phát triển tốt, cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ
phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 -
2000mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối quả.
[5]
1.1.3.3. Đất đai
- Cây thanh long không kén đất, phạm vi trồng khá rộng, trồng được trên nhiều
loại đất từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ
bazan, đất thịt, thịt pha sét. Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải
tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn
có pH từ 5,5 - 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn.

- Ở Tiền Giang, Long An, Bình Chánh… trong các vườn gia đình, số lượng
trồng thanh long không ít, nhưng năng suất thấp là do sự tranh giành thức ăn, chất dinh
dưỡng giữa thực vật, do sự thiếu nước trong mùa khô, do vậy cần phải tưới tiêu, chăm
sóc kỹ lưỡng.
- Đất tận dụng dọc bờ kênh, bờ mương, đường đi, bờ ruộng, bờ rào đều được
nông dân sử dụng trồng thanh long, nhưng thường người ta trồng quá dày, mặt luống
không đủ sức cho cây sinh trưởng.
[5]

10
1.1.4. Các giống thanh long
Ở Việt Nam, thanh long được xem là một trong những chủng loại cây ăn quả
chủ lực với giống trồng phổ biến là thanh long Ruột trắng. Nhằm cải tiến và đa dạng
nguồn gen giống/ dòng thanh long phục vụ trong nước và xuất khẩu, từ năm 1994 đến
nay Viện Cây ăn quả miền Nam đã sưu tập được 19 giống thanh long trong nước và từ
các quốc gia khác: Colombia, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Thái Lan (Đào Thị Bé Bảy và ctv,
2007). Các giống thanh long sưu tập được phân biệt chủ yếu qua màu sắc của vỏ và
ruột quả: vỏ quả đỏ (ruột trắng, ruột đỏ, ruột trắng phớt hồng và ruột tím); vỏ quả xanh
và vỏ quả vàng (ruột trắng). Các giống thanh long Ruột trắng (Bình Thuận và Chợ
Gạo), thanh long Ruột đỏ Long Định 1 là những giống trồng phổ biến ở các tỉnh phía
Nam.
1.1.4.1. Thanh long Ruột trắng (Bình Thuận và Chợ Gạo)
- Tên thường gọi: Thanh long Bình Thuận hay thanh long Chợ Gạo, tên khoa
học: Hylocerus undatus (Haw) Briton & Rose, tên tiếng Anh: “Binh Thuan” white
flesh dragon fruit, “Cho Gao” white flesh dragon fruit.
- Nguồn gốc giống thanh long này do người Pháp du nhập vào Việt Nam cách
đây hơn 100 năm và được trồng phổ biến tại các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền
Giang. Giống thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau: đất xám bạc màu, đất cát pha
(Bình Thuận), đất đỏ (Long Khánh – Đồng Nai), đất thấp và nhiễm phèn (Long An,
TP. Hồ Chí Minh), đất thịt pha sét và thấp (Tiền Giang).

- Cây sinh trưởng mạnh, cành to, khỏe, màu xanh, thường có dạng ba cạnh, trên
mỗi cạnh có nhiều thủy mang mầm ngủ và chùm gai (4 – 5 gai).
- Hoa có lá bắc màu xanh nhạt với chóm đỉnh có màu nâu tím lợt, cánh hoa
trắng, nhị đực, và nướm nhụy cái có màu vàng. Hoa nở thường từ 8 đến 12 giờ đêm.
Giống này có khả năng ra hoa tự nhiên mức trung bình, tập trung từ tháng 4 đến tháng
8 DL cho chịu ảnh hưởng mạnh bởi quang kỳ dài. Hoa có khả năng thụ phấn tự nhiên
để tạo quả và từ khi nở hoa đến thu quả 30 – 34 ngày.
- Quả có trọng lượng trung bình khoảng 360 – 380 gam, hình thuôn dài (tỷ lệ
dài quả/ rộng quả: 15 – 17 cm). Vỏ quả màu đỏ đến đỏ nâu và khá bóng, tai quả (lá bắc
của hoa) cứng và có màu xanh đến xanh vàng. Thịt quả có màu trắng, vị ngọt chua (độ
brix: 14,9%; pH: 4,9 -5,1; axit tổng số: 0,33 g/ 100ml dịch quả), thịt quả chắc (0,9 – 1
kg/cm2), tỷ lệ thịt quả ăn được cao (73 – 75%), có nhiều hạt nhỏ, hàm lượng vitamin C
ở mức trung bình (6 mg/100 ml dịch quả).
- Cây có thể cho quả sau khi trồng 2,5 – 3 năm. Giống cho năng suất khá cao:
năm thứ nhất khoảng 3 kg/trụ, năm thứ hai: khoảng 10-15 kg/trụ, năm thứ ba: khoảng

11
30 kg/trụ/năm và năm thứ tư trở đi: khoảng 35-40 kg/trụ (tương đương 40-45 tấn/ha).
Quả chín chủ yếu được sử dụng để ăn tươi, ngoài ra có thể sử dụng trong chế biến làm
đồ hộp,… Quả sau khi thu hoạch có thể bảo quản được 3 – 4 tuần ở điều kiện nhiệt độ
5
0
C và độ ẩm không khí 80 -90 %.
- Giống có ưu điểm cho năng suất quả cao, quả khá đẹp nên đáp ứng đủ yêu cầu
xuất khẩu và quả ở độ chín thu hoạch có thể giữ trên cây kéo dài đến 30 ngày. Khuyết
điểm của giống là chịu ảnh hưởng mạnh bởi quang kỳ nên chi phí xử lý ra hoa nghịch
vụ cao và năng suất quả có thể thất thường.
[1]
1.1.4.2. Thanh long Ruột đỏ Colombia
- Tên thường gọi: Thanh long Ruột đỏ, tên khoa học: H.polyrhizus (F.A.C

Webber) Briton & Rose, tên tiếng Anh: Red flesh dragon fruit, Red flesh pitahaya.
- Giống có nguồn gốc từ Colombia, do ông Jean Bourdeaux thuộc tổ chức
CIRAD-FHLOR (Pháp) cung cấp cho Viện Cây ăn quả miền Nam trồng từ năm 1995.
Cây sinh trưởng khá mạnh, cành mảnh và ngắn (cành tai chuột). Giống có khả năng ra
hoa mạnh và thời gian ra hoa kéo dài (tháng 3-9 DL) nhưng khả năng hoa tự thụ phấn
kém. Quả tự thụ thường nhỏ (dưới 200g/quả), vỏ quả màu đỏ tươi, tai quả màu xanh
vàng và mềm. Thịt quả có màu đỏ tươi, tai quả màu xanh vàng và mềm. Thịt quả có
màu đỏ, mềm, vị ngọt không chua (độ brix 16-17%, pH: 5,3) và hạt to. Năng suất quả
thấp: 0,5 kg/trụ/năm đối với cây 3 năm tuổi. Giống dễ mẫn cảm với kiến, bệnh thán
thư và nấm bồ hóng. Do đó, giống này không được khuyến cáo phát triển trong sản
xuất.
[1]
1.1.4.3. Thanh long Ruột đỏ Long Định 1
- Tên thường gọi: Thanh long Ruột đỏ Long Định 1, tên khoa học: Hylocerus
undatus (Haw) Briton & Rose x H. polyrhizus (F.A.C Webber) Briton & Rose, tên
tiếng Anh: “Long Đinh 1”, red flesh dragon fruit.
- Giống này do Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo hữu tính giữa giống thanh
long Ruột trắng Bình Thuận (làm mẹ) và giống thanh long ruột đỏ nhập từ Colombia
làm bố từ năm 1998 và được khảo nghiệm tại ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Bình
Thuận từ năm 2002 đến năm 2005. Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho phép đưa vào sản xuất tại các tỉnh phía Nam từ tháng 11 năm 2005.
- Cây sinh trưởng mạnh, cành trưởng thành khá to, khỏe, có hình dạng và màu
sắc khá giống cành thanh long Ruột trắng ngoại trừ phần ngọn đọt non có màu xanh đỏ
hay nâu lợt và trên thùy có ít gai (chùm 2-3 gai).

12
- Hoa có lá bắc màu xanh với chóp đỉnh màu tím nâu rõ rệt khác với thanh long
Ruột trắng (Bình Thuận và Chợ Gạo), cánh hoa trắng, túi phấn và nướm nhụy cái có
màu vàng. Hoa nở thường từ 8-12 giờ đêm. Giống này có khả năng ra hoa tự nhiên rất
mạnh và gần như quanh năm, tuy nhiên hoa ra nhiều và tập trung từ tháng 3- 9 DL.

Hoa có khả năng thụ phấn tự nhiên để tạo quả với tỷ lệ đậu quả cao, đặc tính này cũng
là ưu điểm của thanh long Ruột đỏ Long Định 1 so với giống thanh long Ruột đỏ
Colombia. Từ khi hoa nở đến thu quả khoảng 29 – 32 ngày.
- Quả có trọng lượng khoảng 380 – 400 gam, hình thon dài (tỷ lệ dài quả/ rộng
quả: 1,6 – 1,8), vỏ màu đỏ tươi, sáng và bóng đẹp, tai quả màu xanh – xanh đỏ và cứng
ở mức độ trung bình – khá. Thịt quả có màu đỏ tím, vị ngọt chua nhẹ (độ brix 16-17%;
pH 4,7 – 5,1; axit tổng số: 0,23 gam/100 ml dịch quả), thịt quả khá chắc (0,5- 0,6
kg/cm2), tỷ lệ ăn được khá cao (65 – 70%), hàm lượng vitamin C đạt 12 mg/100 ml
dịch quả.
- Cây có thể cho quả sau khi trồng được một năm. Giống cho năng suất cao:
năm thứ nhất khoảng 7 kg/trụ, năm thứ hai khoảng 20kg/trụ và năm thứ ba trở đi
khoảng 40 kg/trụ. Quả chín được sử dụng để ăn tươi, ngoài ra còn dùng để chế biến
làm rượu vang, nước ép,… hay trích phẩm màu tự nhiên và dùng trong y học do vỏ và
thịt quả giàu polyphenol có tác dụng chống oxy hóa. Quả sau thu hoạch có thể bảo
quản được 2 tuần ở nhiệt độ 8
0
C và độ ẩm không khí 85 – 95%.
- Giống này có ưu điểm cho năng suất quả cao, hoa thụ phấn tự nhiên, ra hoa
sớm và thời gian ra hoa kéo dài do ít chịu ảnh hưởng bởi quang kỳ, do vậy cây dễ xử
lý ra hoa mùa nghịch và thời gian xử lý ngắn hơn giống thanh long Ruột trắng. Quả
khá to, có hình dạng và màu sắc vỏ đẹp, thịt màu đỏ, vị ngọt thích hợp cho ăn tươi và
chế biến nước quả.
- Trồng và chăm sóc giống này không khác nhiều so với giống thanh long Ruột
trắng, ngoại trừ việc phải tỉa trái thưa do trên mỗi cành thường ra hoa nhiều hơn, tăng
cường phòng trừ các đối tượng dịch hại quan trọng như: kiến, ruồi đục quả, bệnh thán
thư và bệnh bồ hống do chồi cành, nụ hoa có nhiều mật ngọt và quả có vị ngọt hơn
giống thanh long Ruột trắng. Ngoài ra nên thu hoạch quả đúng độ chín.
[1]
1.1.4.4. Thanh long Ruột đỏ Réunion – Pháp
- Tên thường gọi: Thanh long Ruột đỏ, tên khoa học: H. polyrhizus (F.A.C

Webber) Briton & Rose, tên tiếng Anh: Red flesh dragon fruit, Red flesh pitahaya.
- Cây sinh trưởng mạnh, có cành dạng ba cạnh dày và nhiều gai trên thùy. Quả
hình cầu không đẹp, tai quả đỏ xanh và mềm, vỏ đỏ tươi, trọng lượng 160g/quả. Thịt

13
quả màu đỏ, chắc và chiếm tỷ lệ trung bình 57%, vị ngọt đến ngọt lạt (độ brix 14%,
pH: 5), hạt to và nhiều.
[1]
1.1.4.5. Thanh long Vỏ vàng
- Tên thường gọi: Thanh long Vỏ vàng, tên khoa học: Selenicereus megalanthus
(Schum.) Briton & Rose, tên tiếng Anh: Yellow skin pitaya, Yellow skin pitahaya.
- Giống được du nhập từ Mỹ và trồng tại Viện Cây ăn quả miền Nam vào năm
2004. Cây sinh trưởng kém – trung bình, cành dài mảnh khảnh. Giống thường ra hoa
tự nhiên muộn (6-8 DL), khả năng ra hoa khá mạnh và có khả năng thụ phấn tự nhiên.
Từ khi ra nụ đến nở hoa khoảng 25-30 ngày và từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 60 -65
ngày. Quả thường nhỏ (dưới 200g/quả), vỏ quả khi chín có màu vàng sáng, tai quả
ngắn và có nhiều gai, các gai này sẽ rụng khi quả chín. Thịt quả có màu trắng hanh
vàng, mềm, hạt to, vị ngọt ngọt chua chua hấp dẫn (độ brix 16-17%, pH: 5,3). Năng
suất quả thấp: 2 -3 kg/ trụ/năm đối với cây 3 năm tuổi. Giống này có ưu điểm ít mẫn
cảm với kiến, bệnh thán thư và nấm bồ hóng, màu vỏ quả đẹp và lạ, vị quả khá ngon.
Nhược điểm của giống là cây sinh trưởng ở mức trung bình, quả nhỏ và vỏ quả có
gai.
[1]
1.1.4.6. Thanh long Vỏ xanh
- Tên thường gọi: Thanh long Vỏ xanh, tên khoa học: H. undatus (Haw) Briton
& Rose, tên tiếng Anh: Green skin dragon fruit.
- Đây là giống địa phương, được thu nhập từ tỉnh Long An. Cây sinh trưởng
mạnh, dạng cành khá giống thanh long Ruột trắng (Chợ Gạo). Quả hình thuôn dài, tai
quả xanh dẹp và cứng, vỏ màu xanh đỏ khi chín, trọng lượng 400g/quả. Thịt quả màu
trắng, rất chắc và chiếm tỉ lệ 65%, vị ngọt chua (độ brix 16%, pH: 4,7), hạt nhỏ và

nhiều.
[1]
1.1.4.7. Thanh long Ruột tím Mỹ
- Tên thường gọi: Thanh long Ruột tím, tên khoa học: H. costaricensis (F.A.C
Webber) Briton & Rose, tên tiếng Anh: Purple flesh dragon fruit.
- Giống được du nhập từ Mỹ và trồng tại Viện Cây ăn quả miền Nam vào năm
2004.
- Cây sinh trưởng ở mức trung bình, cành dạng ba cạnh mỏng và ít gai trên
thùy. Quả hình cầu không đẹp và cứng, tai quả đỏ xanh và cứng trung bình, vỏ đỏ tươi,
trọng lượng 120g/quả. Thịt quả màu tím, mềm và chiếm tỉ lệ 65%, vị ngọt chua (độ
brix 17,2%, pH: 4,7), hạt to và nhiều.
[1]


14
1.2. NĂNG SUẤT

Sau một năm trồng thì thanh long bắt đầu cho trái bói, các năm thứ 3, 4, 5 là
những năm có năng suất cao. Từ năm thứ 6 trở đi năng suất bắt đầu giảm từ từ. Một
cách tổng quát trong điều kiện thanh long ra hoa tự nhiên, năm thứ l năng suất độ 3 kg
quả/trụ, năm thứ 2: 10 - 15 kg/trụ, năm thứ 3: 30 kg/trụ, năm thứ tư 40 - 45 kg/trụ, sau
đó giảm từ từ tới năm thứ 12 còn độ 20 - 25 kg/trụ. Việc chăm bón tốt, thời tiết thuận
lợi sẽ làm năng suất cao và ổn định nhiều năm.
[32]
1.3. THU HOẠCH, SƠ CHẾ XUẤT KHẨU VÀ BẢO QUẢN
1.3.1. Thu hoạch
- Sau khi quả chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày (30 – 32 ngày sau khi
nở hoa) thì dùng liềm hay dao cắt. Hái quả bằng kéo cắt tỉa cành sắc bén, khi cắt quả
xong cho vào giỏ nhựa, để trong mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng
tốt, không để lâu ngoài vườn.

- Thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực
tiếp vào quả làm tăng nhiệt độ trong quả, mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng
và thời gian bảo quản.
- Không đặt quả xuống đất trong khi hái nhằm tránh nhiễm nấm bệnh. Không
chất quả quá đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ, che phủ mặt giỏ bằng giấy, lá, tránh
ánh nắng chiếu và tổn thương khi va chạm.
[32]
1.3.2. Sơ chế xuất khẩu

- Phân loại quả theo trọng lượng, có thể sử dụng thang phân loại do Phân Viện
Công nghệ Sau Thu Hoạch dự thảo theo đó quả thanh long được phân làm 4 loại: loại l
trên 500 g, loại 2 từ 380 g đến 500 g, loại 3 từ 300 g đến 380 g và loại 4 nhỏ hơn 300
g. Theo cách phân loại này thì các loại quả từ hạng 3 trở lên đều có thể xuất khẩu
được.
- Xử lý trừ nấm: quả được xếp ra sàn tối đa là 5 lớp, không nên chất đống, sau
đó quả được xử lý bằng cách nhúng quả vào thau đựng nước thuốc trừ nấm (chẳng hạn
Topsin M . . .), xếp quả qua một bên, quạt gió cho khô tối thiểu 15 phút, rồi đóng
thùng.
- Đóng thùng: thùng carton đựng thanh long có kích thước 46 x 31 x 13 cm, làm
bằng giấy carton gồm 3 lớp dày 5 mm, thùng có 10 lỗ thông gió kích thước 2,5 cm x 4
cm, bố trí đối xứng. Bên trong thùng có vách ngăn cho từng quả một. Trọng lượng
thùng là 750 g. Quả được bọc bằng bao PE có 10 lỗ thông gió đường kính là 5mm hay

15
tốt hơn nên bọc bằng lưới Polystyren, như vậy sẽ tránh được trầy sướt khi chuyên chở.
Trọng lượng tịnh (quả) là 5 - 5,2 kg.
- Tồn trữ, chuyên chở: do quả thanh long dễ hư, khi xuất khẩu cần chuyên chở
nhanh bằng tàu lạnh. Khi chuyên chở xa bằng tàu thì các thùng thanh long phải làm
lạnh trước ở nhiệt độ 8
o

C Sau đó cho vào container giữ ở nhiệt độ 5
o
C, ẩm độ không
khí từ 85% đến 90%, có ván lót để bảo đảm thông gió.
- Thị trường tiêu thụ hiện nay là Taiwan, Singapore, Hongkong, Nhật Bản, và
vài nước Âu châu mua với số lượng ít. Vườn chăm sóc tốt có khoảng 70 - 80% số trái
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá xuất khẩu gấp độ 1,5 lần giá nội địa.
[32]
1.3.3. Bảo quản
Nhiệt độ 5
0
C, ẩm độ 90% kết hợp với bao quả bằng polyetylen có đục 20-30 lổ
bằng kim may và hàn kín bao, thanh long có thể bảo quản tươi được 40-50 ngày. Ở
nhiệt độ 28
0
C và ẩm độ 70% thời gian tồn trữ chỉ được một tuần.
[32]
1.4. VAI TRÒ
Cây thanh long nói chung và quả thanh long nói riêng không những mang lại giá
trị cao về kinh tế mà thanh long (thân, quả và hoa) còn có nhiều vai trò khác nhau
trong đời sống của con người, như:
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng và sức khỏe
- Thân cây có tác dụng giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn, làm thông suốt các
kinh lạc và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho.
- Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã
nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chữa bỏng lửa, bỏng nước sôi, viêm tuyến mang
tai, đinh nhọt, gãy xương.
- Theo Đông y, quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt,
nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm.
- Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức

ăn và muối mật. Do đó, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol huyết áp tăng
cao nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, cao
huyết áp, táo bón kinh niên.
- Hoa khi nở có màu trắng đẹp như hoa quỳnh, được dùng chữa viêm phế quản,
viêm hạch bạch huyết thể lao, giải độc rượu. Liều dùng 15 - 30g tươi, sắc uống hoặc
10 - 12g khô sắc uống, hãm trà để uống.

16
- Có thể nấu hoa thanh long với thịt heo nạc để làm món súp bổ dưỡng, chữa
tình trạng phổi yếu hay bị ho đàm.
- Thanh long là nguồn vitamin C cần thiết cho cơ thể giúp chữa một số chứng
bệnh do thiếu vitamin C.
[4]
1.4.2. Giá trị xuất khẩu
Thanh long là sản phẩm trái có giá trị xuất khẩu cao, thị trường tiêu thụ chính là
Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, EU. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nhu cầu
tiêu thụ thanh long của Trung Quốc khoảng 150.000 tấn/năm và châu Âu năm 2004
khoảng 230 tấn, chủ yếu từ Việt Nam, Israel và Thái Lan.
[9]
Thị trường xuất khẩu thanh long của nước ta trong những năm gần đây có nhiều
thuận lợi, cây thanh long đã thực sự trở thành cây xuất khẩu mũi nhọn, đóng vai rò
quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế và là cây làm giàu của một số gia đình ở các tỉnh
Bình Thuận (Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết, Bắc Bình, Hành Tân),
Tiền Giang (Chợ Gạo) và Long An (Châu Thành).
[9]
1.5. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT THANH LONG
Dựa theo các tiêu chuẩn sau:
* Tiêu chuẩn Global GAP (Global Good Agricultural Practices)
Đây là tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu, là một tiêu chuẩn
tự nguyện để chứng nhận trên toàn cầu trong lĩnh vực Nông nghiệp do tổ chức phi lợi

nhuận FoodPLUS là đại diện pháp nhân cho ban hành chính Global GAP. Có 4 tiêu
chuẩn chủ yếu gồm:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
- Tiêu chuẩn về môi trường làm việc cho người lao động.
- Truy nguyên nguồn gốc.
* Tiêu chuẩn Eurep GAP (Euro Retailer Produce Working Group Good
Agriculture Practice):
Đây là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu Âu, được
ban hành lần đầu tiên năm 1997 và được xây dựng bởi nhóm các nhà bán lẻ thực phẩm
Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các thực phẩm nông nghiệp. Eurep GAP
dựa trên các nguyên tắc phân tích và phòng ngừa các mối nguy hại. Sử dụng các
phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM) để đảm
bảo rằng các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng là an toàn. Eurep GAP bao gồm

×