Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển cây hồ tiêu của nông hộ theo hướng bền vửng tại xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh ĐăkLăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.1 KB, 26 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tổng hợp “Thực trạng và giải pháp phát triển cây
hồ tiêu của nông hộ theo hướng bền vửng tại xã Ea Ning, huyện Cư Kuin,
tỉnh ĐăkLăk” tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại Học Tây Nguyên nói chung, thầy
cô giáo Khoa kinh tế nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức cơ sở lý luận rất quý giá giúp tôi nâng cao được nhận thức
trong quá trình thực tập cũng như quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Nguyển Đức Quyền, thầy Nguyển Văn
hóa và thầy Hồ Quốc Thông đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi
trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo,UBND xã, các phòng
ban chuyên môn, xã Ea Ning huyện cư kuin, đã tạo điều kiện và tận tình
giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và áp dụng các kiến thức đã học
vào thực tiễn
Đắk Lắk, tháng 10 năm 2012
Sinh viên
Trần Hữu hải

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 2
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
2


1.3.2. phạm vi nghiên cứu
2
1.3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 2
1.3.2.2 Thời gian nghiên cứu 2
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận 2

2


2.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hộ
2
2.1.1.1. Khái niệm hộ
2
2.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân 2
2.1.1.3. Kinh tế hộ nông dân 2
2.1.2- Cơ sở lý luận về phát triển
2
2.1.2.1. Khái niệm về phát triển 2
2.1.2.2. Khái niệm về phát triển bền vững 2
2.1.2.3. Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững 2
2.1.2.4. Ý nghĩa của việc phát triển cây hồ tiêu bền vững 2
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2
2.1.2.1. tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
2
2.1.2.2. tình hình sản xuất hồ tiêu ở việt nam 2
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
2.2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết2

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 2
2.2.2.1. Các phương pháp cụ thể
2
2.2.3- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU2
3.1- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 2
3.1.1- Điều kiện tự nhiên 2
3.1.1.1. Vị trí địa lí2
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 2
3.1.1.3. Đặc điểm địa hình và tài nguyên đất đai 2
3.1.2- Điều kiện kinh tế- xã hội 2
3.1.2.1. Kinh tế . 2
3.1.2.2. Hộ nghèo 2
3.1.2.3. Hạ tầng kinh tế - xã hội.
2
3.1.3. Một số thuận lợi, khó khăn chung của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội với tình hình phát triển cây hồ tiêu ở xã EaNing
2
3.1.3.1. Những nhân tố thuận lợi
2
3.1.3.2. Những khó khăn hạn chế
2
3.2-Kết quả nghiên cứu 2
3.2.1- Thực trạng sản xuất và phát triển cây hồ tiêu ở xã Ea Ning
2
3.2.1.1. Diện tích, sản lượng cây hồ tiêu
2
3.2.1.2. Phân bố diện tích cây hồ tiêu giữa các vùng trong xã eaning 2
3.2.1.3. giá trị sản xuất hạt tiêu 2

3.2.1.4. Giá bán sản phẩm hạt tiêu
2
3.2.1.5. Các yếu tố đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu
2
3.2.1.6. Công tác bảo quản, chế biến hạt tiêu 2
3.2.1.8. Chính sách kinh tế- xã hội và Khoa học và Công nghệ 2
3.2.1.9. Trình độ văn hoá, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, dịch vụ
2
kỹ thuật, thị trường của các hộ nông dân
2


2.2.2. phân tích swot
2
3.2.2- Một số giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu theo hướng bền vững
trên địa bàn xã Ea Ning 2
3.2.2.1. Cơ sở lý luận để đưa ra giải pháp 2
3.2.2.2- Quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển cây hồ tiêu
2
3.2.2.3- Tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh cho người lao động 2
3.2.2.4- thu hoạch và chế biến bảo quản
2
3.2.2.5- Thị trường và dịch vụ 2
3.2.2.6- Cơ chế chính sách
2
3.2.2.7- Xây dựng kết cấu hạ tầng
2
4.1. KẾT LUẬN 2
4.2. KIẾN NGHỊ 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.1. đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2010
2
Bảng 3.1.2. cơ cấu lao động của xã năm 2010
2
Bảng 3.2.1. diện tích, năng suất và sản lượng (tính ha/hộ)
2
Bảng 3.2.2. phân bố diện tích cây hồ tiêu xã EaNing
2
Bảng 3.2.3 hiệu quả kinh tế tính cho 01ha/hộ của cây hồ tiêu 2
Bảng 3.2.4 các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán hạt tiêu
2
Bảng 3.2.5 các yếu tố đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu ( tính 1ha/hộ)
Bang 3.2.6 các phương tiện phục vụ sản xuất và tiêu thụ 2
Bảng 3.2.7 dịch vụ tín dụng của các hộ điều tra 2
Bảng 3.2.8 Trình độ học vấn của các chủ hộ 2
Bảng 3.2.9. phân tích swot về hồ tiêu ở xã EaNing CuKuin
2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỬ VIÊT TẮT Giải nghĩa
ĐVT Đơn vị
TR.Đ Triệu đồng
DT Dân tộc
UBND
Ũy ban nhân dân
VN Việt nam
HA hecta
BQ Bình quân


2


HTX
QM
S
W
O
T

Hợp tác xã
Quy mô
Strengths
Weaknesses
Opportunities
Threats

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây hồ tiêu là loại cây trồng đã có từ xa xưa, luôn gắn liền với sản xuất
và đời sống của con người, Ngày nay cây hồ tiêu chiếm một vị trí quan
trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành một phong trào
rộng lớn ở các tỉnh tây nguyên, do đã khai thác phát huy được tiềm năng
lợi thế của những vùng đất tây nguyên và mang lại thu nhập cao, giúp
người nông dân xoá đói giảm nghèo
EaNing là một xã của huyện c Cư Kuin, Tổng diện tích tự nhiên 2.778
km2. Xã có 17 thôn, buôn (trên 10 thành phần đồng bào dân tộc, Tày,
Nùng, Dao, Thái, Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, độ cao trung
bình từ 450-500m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 3-8o, địa hình
toàn vùng có xu hướng thấp dần từ Bắc đến Nam. Nhìn chung địa hình xã

khá thuận lợi Từ khi eaning thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất
nước bởi các chính sách do nhà nước đưa ra, xã EaNing đã có nhiều
chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là
cây hồ tiêu.
Có thể nói cây hồ tiêu đã giúp người dân nơi đây lựa chọn được một giải
pháp phát triển kinh tế rất quan trọng trong thời kỳ đổi mới.Tuy nhiên xét
theo quan điểm bền vưng, việc phát triển cây hồ tiêu ở xã eaning, vẫn còn
nhiều vấn đề cần được đưa ra nghiên cứu giải quyết, đó là:
-Về kinh tế: Tăng trưởng không ổn định, lợi nhuận từ sản xuất cây hồ tiêu
không tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của GO nguyên nhân chủ yếu do:
+ không chủ động điều tiết được sản lượng hợp lý theo mức cầu của thị
trường, trong vụ thu hoạch thường xẩy ra tình trạng cung vượt quá cầu.
+ Chưa có sự đầu tư thoả đáng cho chế biến, sản phẩm sau chế biến chất
lượng thấp. Thị trường tiêu thụ cục bộ, giá cả bấp bênh lên xuống thất
thương.
- Việc làm, thu nhập của người dân không ổn định, nguyên nhân: một
phần do nội lực của người dân còn hạn chế; một phần do sự quan tâm đầu
tư của Chính phủ đối với nhân dân như: Công tác đào tạo; ứng dụng
chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ về SX, thương mại…còn hạn
chế, dẩn dến năng suất thấp
- Về môi trường: sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường do khả năng
tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và vai trò trách nhiệm của


mỗi cá nhân đối với cộng đồng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng sử dụng
thuốc trừ sâu diệt cỏ bừa bãi, thiếu khoa học, gây ảnh hưởng không tốt
đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
Việc nghiên cứu đề tài:”Thực trạng và giải pháp phát triển cây hồ tiêu của
nông hộ theo hướng bền vửng tại xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh
ĐăkLăk” sẻ góp phấn giải quyết các vấn đề trên

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng những quan điểm, phương hướng có cơ sở khoa học để đề ra
một số giải pháp khả thi cho việc phát triển cây hồ tiêu theo hướng bền
vững trên địa bàn
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu đánh giá thực trạng về kết quả, hiệu quả kinh tế và phát triển
cây hồ tiêu của nông hộ trên địa bàn xã EaNing huyện Cư Kuin.
Xác định nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây
hồ tiêu của nông hộ trên địa bàn xã EaNing huyện Cư Kuin.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu của nông hộ theo
hướng bền vững trên địa bàn xã EaNing huyện Cư Kuin.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về kinh tế và phát triển, quy mô,
cơ cấu sản xuất cây hồ tiêu ở xã EaNing huyện cư kuin
1.3.2. phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
-Tại xã EaNing huyện Cư Kuin.
-Số liệu lấy từ ủy ban nhân dân xã EaNing huyện Cư Kuin
1.3.2.2 Thời gian nghiên cứu
-Thông tin số liệu được sử dụng trong thời gian là 3 năm (từ 2008 đến
2012)
-Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ 08/10/2012 đến 08/11/2012
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hộ
2.1.1.1. Khái niệm hộ
- Trong từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press - 1987) "Hộ là tất cả những
người sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những

người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung”. [6]
- Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất tiêu dùng, xem
như là một đơn vị kinh tế. (Martin, 1980) [9]


- Các nhà kinh tế ở Việt Nam định nghĩa: "Hộ là một nhóm người có
cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung một mái nhà,
ăn chung một mâm cơm,cùng tiến hành sản xuất chung và có chung một
ngân quỹ..." . [9]
2.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân
- Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai
trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để
sản xuất (Frank Ellis, 1993). [8]
- Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản, vừa là người sản xuất vừa là
người tiêu dùng nông sản[1]
- Nguyễn Sinh Cúc (2001) định nghĩa: "Hộ nông nghiệp là những hộ có
toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và thông
qua nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp". [7]
Từ những khái niệm tiêu biểu trên, có thể kết luận được rằng: Hộ nông
dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông
nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động phi nông nghiệp như tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, thương mại...
2.1.1.3. Kinh tế hộ nông dân
Traianốp cho rằng: "Kinh tế hộ nông dân như là một phương thức sản
xuất tồn tại trong chế độ xã hội, từ nô lệ qua phong kiến đến tư bản chủ
nghĩa, phương thức này có những quy luật phát triển riêng của nó, và
trong mỗi chế độ nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành". [8]
Kinh tế hộ có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội. Phát triển kinh tế nông hộ gắn liền với phát triển bền nông

thôn bền vững tức là phát triển theo hướng CNH - HĐH đất nước, giữ
vững hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường dựa theo cơ chế thị trường và
có sự quản lý của nhà nước nhằm đảm bảo được nhu cầu hiện tại nhưng
không làm giảm khả năng đáp ứng trong tương lai.
2.1.2- Cơ sở lý luận về phát triển
2.1.2.1. Khái niệm về phát triển
Trong thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội, “Phát triển” được biểu
hiện dưới nhiều quan niệm và trạng thái khác nhau; song tựu chung lại
“Phát triển” được hiểu là một thuật ngữ chứa đựng các chỉ tiêu phản ánh
kết quả gia tăng, tiến bộ, sau quá trình vận động biến đổi của một hay
nhiều hoạt động Kinh tế- Xã hội trong một giai đoạn, một thời kỳ nhất
định.
Phát triển kinh tế là kết quả gia tăng về số lượng, quy mô sản xuất, thị
trường tiêu thụ, sự tiến bộ về chất lượng, cơ cấu kinh tế xã hội. Phát triển
là một khái niệm chung song mỗi chủ thể kinh tế, hoạt động kinh tế đều
có riêng một tiêu trí phát triển dựa theo khả năng, trình độ và công nghệ
của từng chủ thể.
2.1.2.2. Khái niệm về phát triển bền vững


Phát triển kinh tế là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạt
tới cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của tất cả các dân tộc trên khắp thế
giới. Nhưng trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn
cho mình thì con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn giữa các nhu cầu
của chính mình. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng
ta’ của Hội đồng thế giới về MT và phát triển (WCED) của Liên hợp
quốc, đã đưa ra khái niệm “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng
được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển được tổ chức ở

Cộng hoà Nam Phi đã xác định: ”Phát triển bền vững là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 03 mặt của sự phát
triển, đó là: Phát triển kinh tế; Phát triển xã hội; Bảo vệ môi trường”
2.1.2.3. Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững
- Phát triển bền vững về kinh tế:
- Phát triển BV về xã hội
- Phát triển bền vững về môi trường:
2.1.2.4. Ý nghĩa của việc phát triển cây hồ tiêu bền vững
Phát triển bền vững cây hồ tiêu giữ một vai trò quan trọng, không thể tách
rời trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sản xuất và phát triển cây hồ
tiêu đã chuyển hoá được những khó khăn về điạ hình thổ nhưỡng của một
vùng đất thành tiềm năng lợi thế mang lại lợi ích cho con người, trong khi
loại đất đó nếu trồng những cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế thấp
hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế. Sản xuất và phát triển cây hồ tiêu
là điều kiện tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng trưởng
GDP, từng bước góp phần phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông
nghiệp và đô thị hoá nông thôn. Đồng thời tham gia tích cực vào chương
trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ đất, cải
thiện và bảo vệ môi trường sinh thái
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
Hạt tiêu đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong thực phẩm
của thế giới, do đó nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu không sụt giảm mạnh dù
kinh tế suy thoái. Năm 2008, do giá cao nên các nhà nhập khẩu chỉ mua
đủ dùng. Kết quả là dự trữ trong năm 2009 không còn nhiều và tình trạng
vào đầu năm 2010 cũng tương tự. Hồ tiêu bắt đầu được sản xuất nhiều từ
đầu thế kỉ xx, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giói không ngừng gia tăng,
trong đó cây hồ tiêu chỉ canh tác thích hợp ở vùng nhiệt đới do đó hồ tiêu
là một nông sản xuất khẩu quan trọng của một số nước châu á và châu phi
Uỷ ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) ước tính tiêu thụ hạt tiêu thế giới tăng

khoảng 3,46% mỗi năm, trong đó Mỹ vẫn duy trì là nước nhập khẩu lớn
nhất thế giới với 23% thị trường toàn cầu. Nhập khẩu vào Mỹ đã tăng
5,46% mỗi năm trong thập kỷ qua.Sản lượng hạt tiêu thế giới dao động từ


270.000 – 335.000 tấn mỗi năm. Các nước sản xuất lớn nhất thế giới bao
gồm Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Indonexia, Malaysia và Sri
Lanka.
2.1.2.2. tình hình sản xuất hồ tiêu ở việt nam
Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp
thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt
Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới, Ở nhiều vùng
trồng tiêu của nước ta, thiên nhiên đã biệt đãi cho điều kiện khí hậu và
thổ nhưỡng hết sức phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu.
Theo đó, năng suất và sản lượng hồ tiêu VN luôn là một sự ngưỡng vọng
cho hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trồng hồ tiêu trên thế giới.
Trong 39 nước SX hồ tiêu trên thế giới thì VN là một trong 4 nước có
diện tích hồ tiêu lớn nhất: Sau Ấn Độ (195,9 nghìn ha), Indonesia (103,9
nghìn ha) và trước Malaysia (13,5 nghìn ha). Năm 2011, diện tích hồ tiêu
Việt Nam đạt 55,8 nghìn ha (trong đó Bắc Trung bộ khoảng 3,4 nghìn
ha), duyên hải Nam Trung bộ khoảng 1,4 nghìn ha, Tây Nguyên 22,6
nghìn ha, ĐBSCL 0,6 nghìn ha và Đông Nam bộ lớn nhất với 27,7 nghìn
ha). Tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất nước là Bình Phước (10
nghìn ha), sau đó là đến Đồng Nai và Đăk Nông (mỗi tỉnh 8 nghìn ha).
Hạt tiêu Việt Nam được các nước đánh giá đóng vai trò quyết định trên
thị trường thế giới. Tại một số thị trường lớn, hạt tiêu Việt Nam chiếm vai
trò chi phối quan trọng, chẳng hạn như 33% tổng nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ
và 40% tại EU. Gần đây, đã có doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hạt tiêu đưa về Nhật Bản tiêu thụ.
Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do

Việt Nam hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người,
về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến.
Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm
cao, lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học
hỏi. Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu
tư canh tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Các nhà chế biến và xuất
khẩu luôn chủ động mở rộng thị trường, đầu tư nhà máy chế biến hiện
đại, đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra còn có Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là
đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì
sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
- Thực trạng sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã eaning hiện nay như
thế nào?
- Xét theo quan điểm phát triển bền vững đã bảo đảm tính bền vững
chưa?
- Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, phát triển
cây hồ tiêu hiện nay?


- Định hướng phát triển cây hồ tiêu trong thời gian tới như thế nào?
- Cần có những giải pháp gì để bảo đảm cho cây hồ tiêu phát triển được
theo huớng bền vững?
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Các phương pháp cụ thể
* Thu thập tài liệu thứ cấp
Số liệu đã được các cơ quan chức năng của xã và các bộ ngành Có lien
quan, các cơ quan nghiên cứu, công bố từ các nguồn khác nhau, có liên
quan đến nội dung đề tài
* Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra, trực tiếp điều tra phỏng vấn các nông hộ trên địa
bàn xã EaNing huyện Cư Kuin.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA) trong quá trình khảo sát. Sử dụng những câu hỏi mở, thông qua
phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ vườn, các đối tượng có liên
quan đến sản xuất, phát triển cây hồ tiêu để hiểu biết thực trạng những
thuận lợi, khó khăn trong sản xuất kinh doanh, những dự định trong
tương lai của họ đối với sản xuất; từ đó có thêm những nhận xét, đánh giá
về thực trạng sản xuất và dự định trong tương lai của người dân, phục vụ
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho đề tài .
* Chọn mẫu điều tra:
Phương pháp chọn mẫu trên cơ sở phân loại hộ thì có ba nhóm: khá, trung
bình, nghèo.
Cách chọn: chọn mẫu một cách ngẩu nhiên hoàn toàn
Chọn thôn nghiên cứu: chọn 4 thôn bất kì
Chọn hộ nghiên cứu: mỗi thôn chọn 6 hộ gia đình
2.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp,
tính toán các chỉ tiêu cần thiết
2.2.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả
giữa trồng cây hồ tiêu, giữa các vùng sản xuất, tình hình sử dụng phân
bón, thuốc trừ sâu diệt cỏ trên địa bàn nhiên cứu
2.2.3- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
*Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất
- Diện tích, năng suất, sản lượng cây hồ tiêu qua các năm.
- Diện tích, sản lượng từng giống,
- Chi phí đầu tư cho SX cây hồ tiêu
- Kết quả phát triển diện tích, sản lượng qua các năm của xã.
*Các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế

*Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.
- Gia tăng về việc làm cho người lao động.


- Chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Giáo dục
*Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón khoa học và hợp lý để bảo vệ
lý tính và hoá tính của đất, nguồn nước, không khí, an toàn thực phẩm,
sức khoẻ con người.

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1- Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Ea Ning, huyện Cư Kuin được thành lập năm 2007 theo Nghị định
137/2007/NĐ - CP của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên 2.778 km2.
Xã có 17 thôn, buôn (trên 10 thành phần đồng bào dân tộc, Tày, Nùng,
Dao, Thái, trong đó có một buôn là đồng bào dân tộc tại chỗ) với 2.660
hộ, tổng số nhân khẩu 11.549 khẩu. Dân cư gồm người Kinh chiếm 87,86
%.
- Xã Ea Ning nằm về phía Đông Bắc của huyện Cư Kuin. Phạm vi ranh
giới tiếp giáp với các xã như sau:
Phía Đông giáp xã Cư Êwi huyện Cư Kuin và xã Ea Knuêc của
huyện Krông Pắc;
-Phía Tây giáp xã Ea Ktur và xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin;
-Phía Nam giáp xã Ea Bhôk và xã Ea Hu, huyện Cư Kuin;
-Phía Bắc giáp xã Hòa Đông của huyện Krông Păc.
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

- Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với các
đặc trưng khí hậu như sau:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,9 0C.
+ Số giờ nắng trung bình trong năm: 2.473 giờ;
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 82%;
+ Lượng mưa trung bình trong năm: 1.400mm - 1.500mm;
+ Lượng bốc hơi trung bình năm: 85,5 mm.
- Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu xã
cũng mang tất cả những đặc điểm của khí hậu Tây Nguyên với 2 mùa rõ
rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (gió Tây Nam
thịnh hành), thường có mưa lớn và tập trung, chiếm hơn 85% lượng mưa
cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (gió Đông Bắc


thịnh hành), mùa này nắng và nóng, ít mưa, lượng mưa chiếm 15% lượng
mưa cả năm.
- Các hướng gió chính trong năm.
+ Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tốc độ trung bình
từ 5-6 m/s.
+ Gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10, tốc độ trung bình 2,5 – 3
m/s.
3.1.1.3. Đặc điểm địa hình và tài nguyên đất đai
a. Địa hình, địa mạo.
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 450-500m so
với mực nước biển, độ dốc trung bình 3-8o, địa hình toàn vùng có xu
hướng thấp dần từ Bắc đến Nam. Nhìn chung địa hình xã khá thuận lợi
cho việc xây dựng các công trình, bố trí các khu dân cư và phát triển sản
xuất nông nghiệp
b. Tài nguyên đất đai.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của Ea Ning theo thống kê năm 2010 là

2.778 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 2.222,51 ha;
+ Đất phi nông nghiệp: 548,1 ha;
+ Đất chưa sử dụng: 7,39 ha.
Bảng 3.1.1. đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2010
STT Mục đích sử dụng đất
Tổng diện tích
+/I
Đất nông nghiệp 2222,51
32,94
1
Đất sản xuất nông nghiệp2205.60
17.03
1.1 Đất trồng cây hàng năm 270.65
45.42
1.2 Đất trồng cây lâu năm 1934.95
-28.39
2
Đất lâm nghiệp
0.00 0.00
2.1 Đất rừng sản xuất 0.00 0.00
2.2 Đất rừng phòng hộ 0.00 0.00
2.3 Đất rừng đặc dụng 0.00 0.00
3
Đất nuôi trồng thủy sản 16.91 15.91
4
Đất làm muối
0.00 0.00
5
Đất nông nghiệp khác 0.00 0.00

II
Đất phi nông nghiệp
548.10
-37.95
1
Đất ở 120.10
-28.78
2
Đất chuyên dùng 392.57
-6.09
3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0.00 0.00
4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
10.75 -3.08
5
Đất sông suối và nước chuyên dùng 24.68 0.00
6
Đất phi nông nghiệp khác
0.00 0.00
III
Đất chưa sử dụng 7.39 5.01


IV
Đất có mặt nước ven biển
0.00 0.00
Tổng diện tích đất tự nhiên
2778.00
0.00

Nguồn: ũy ban nhân dân xã EaNing
Công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất đã đạt được những kết quả
nhất định, các loại đất hầu như không có sự biến động lớn về mục đích sử
dụng. Một số kế hoạch sử dụng đất chưa đạt được: diện tích đất lâm
nghiệp đưa vào trồng rừng sản xuất, diện tích cây trồng hàng năm giảm
nhiều so với kế hoạch, thay vào đó diện tích cây lâu năm tăng lên đáng
kể.
3.1.2- Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.1. Kinh tế .
Nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn là từ sản xuất nông
nghiệp, trong đó cây trồng chủ lực chủ yếu phát triển các loại cây công
nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu, điều), mức thu nhập bình quân đầu người
năm 2010 đạt 12 triệu đồng/người/năm.
3.1.2.2. Hộ nghèo
Kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn mới cuối năm 2011, toàn xã còn
308/2660 hộ nghèo (số liệu ngày 31/11/2011), chiếm tỷ lệ 11,58 % tổng
hộ dân toàn xã. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là nhiều hộ chưa
ổn định sản xuất vì thiếu đất canh tác, thiếu vốn và không có việc làm.
Bảng 3.1.2. cơ cấu lao động của xã năm 2010
Nguồn: ũy ban nhân dân xã EaNing
3.1.2.3. Hạ tầng kinh tế - xã hội.
Giao thông .
Toàn xã hiện có 152 tuyến giao thông nông thôn, tổng chiều dài
113,95km (bao gồm chiều dài đường giao thông liên xã và giao thông liên
thôn). Trong đó: đường nhựa 26,2km, đường bê tông 300m, rải đá cấp
phối 2,65km, còn lại là đường đất. Trong đó:
- Các tuyến giao thông liên xã: 100% là đường nhựa với 06 tuyến, mặt
đường rộng 6,5m, chiều dài 21,7km, tỷ lệ kiên cố hóa là 50%.
+ Ea Ning – Cư Êwi: 3km;
+ Ea Ning – Ea Ktur: 4km;

+ Ea Ning – Ea Bhốk: 2km;
+ Ea Ning – Ea Bhốk: 5,7km;
+ Ea Ning – Ea Hu – Cư Êwi: 5km;
- Các tuyến đường trục, thôn, xóm: Tổng có 139 tuyến với tổng chiều dài
68,5km, trong đó nhựa hóa 4,1km, cấp phối đá dăm 2,5km tỷ lệ kiên cố
hóa 5,99%.
- Trục đường chính nội đồng: 23km là đường đất, nhiều đoạn lầy lội vào
mùa mưa, gây khó khăn cho vận chuyển và đi lại của người dân. Tỷ lệ
cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 0%.


Thuỷ lợi .
Thực trạng hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã: Tổng số các công trình trên
địa bàn xã là 18 hồ, đập.
Các hồ đập trên đều do các công ty cà phê quản lý. Hệ thống kênh tưới
tiêu của xã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của 99% diện tích sản xuất. Năng
lực tưới đáp ứng cho 1934, 95 ha cà phê, 45 ha tại cánh đồng thôn 23, 24
và thôn 25.
Tổng chiều dài kênh, mương nội đồng trên địa bàn xã là: 23,8 km, trong
đó xã quản lý là 6,5km, còn lại 17,3km là do công ty TNHHMTV cà phê
Chư Quynh và Ea HNin quản lý.
Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục
vụ dân sinh (100%).
Hiện nay tỷ lệ km kênh mương đã được kiên cố hóa là 12km thuộc công
ty cà phê Chư Quynh và Ea HNin quản lý đạt tỷ lệ 69,37%.
Điện.
Trên địa bàn xã có 16 máy biến áp với tổng công suất là 76 KVA. Tổng
đường dây hạ thế 52 km với 13 tuyến. Đường dây điện đã kéo đến 17
thôn, buôn, số lượng hộ được sử dụng điện trên 98%.
Nhìn chung, hệ thống lưới điện đã được đầu tư đáp ứng được nhu cầu sản

xuất và sinh hoạt cho toàn dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ chưa được
sử dụng thường xuyên hoặc tự kéo dây điện về nhà nên chưa đảm bảo an
toàn kỹ thuật, số lượng hộ được sử dụng điện đạt tiêu chuẩn an toàn là
95%.
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
Hệ thống điện trên địa bàn xã cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành
điện đạt 95%.
Tổng số hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng điện thường xuyên và đảm
bảo an toàn kỹ thuật chiếm tỷ lệ 95%.
Trường học.
+ Hiện trạng cơ sở hạ tầng giáo dục trên địa bàn xã:
Tổng số trường học hiện có 06 trường học; trong đó:
-Trường mẫu giáo 02 trường;
-Trường Tiểu học có 02 trường;
-Trường Trung học cơ sở có 02 trường;
Cơ sở vật chất văn hoá.
Thực trạng cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn xã:
Xã chưa có nhà văn hóa, sân thể thao.
Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn 11 được xây dựng vào năm 2001,
tổng diện tích: 70 m2.
Nhà sinh hoạt cộng đồng buôn Pưk Prông được xây dựng vào năm
2005, tổng diện tích: 80m2.
Các thôn, buôn còn lại đều mượn nhà sinh hoạt, sân thể thao của
đội sản xuất (thuộc công các công ty TNHHMTV cà phê đóng chân trên


địa bàn xã) để tổ chức sinh hoạt, hội nghị, vui chơi giải trí nên chưa đạt
tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT- DL.
Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt so với quy định của

Bộ VH-TT-DL là 02/17 thôn, buôn đạt 11,8%.
Chợ .
Xã có 01 chợ xây dựng tại khu vực thôn 22, hình thành từ những năm
1990, tổng diện tích mặt bằng chợ là 7.500 m2, quy hoạch khu chợ lồng
bán thực phẩn tươi sống với diện tích 537 m2, nhà lồng xây dựng với
hình thức bán kiên cố, nhà lồng lớn diện tích 322 m2, xây dựng theo tiêu
chuẩn nhà cấp 4. Nhà lồng nhỏ diện tích 215 m2, có 47 sạp kinh doanh
thực phẩm.
Hoạt động thương mại dịch vụ mua bán có bước phát triển. Chợ trung
tâm xã đã được quy hoạch để xây dựng lại thành chợ đạt tiêu chuẩn loại
III. Toàn xã hiện có 308 hộ kinh doanh mua bán, hàng hóa tương đối dồi
dào, đáp ứng được yêu cầu trao đổi mua bán của nhân dân.
Bưu điện .
a) Đánh giá thực trạng:
Xã có 1 bưu điện văn hóa đặt tại thôn 22 đã đạt chuẩn Quốc gia, phục vụ
tốt các dịch vụ bưu chính trên địa bàn. Mạng lưới điện thoại đã phủ khắp
xã, cả điện thoại bàn và điện thoại di động.
b) Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí về bưu điện trên địa bàn.
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
Tỷ lệ số thôn, buôn có điểm kinh doanh Internet: 3/17 thôn, buôn đạt tỷ
lệ: 17,65%.
3.1.3. Một số thuận lợi, khó khăn chung của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội với tình hình phát triển cây hồ tiêu của nông hộ ở xã EaNing
3.1.3.1. Những nhân tố thuận lợi
- Đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn:
Đối với sản xuất cây hồ tiêu, khí hậu thời tiết, đất đai thổ nhưỡng là
những
yếu tố có tính quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm.
Qua khảo sát và nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng, thực tiễn tình hình sinh
trưởng, phát triển, hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên địa bàn xã, Địa

hình của xã tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 450-500m so với
mực nước biển, độ dốc trung bình 3-8o, số liệu theo dõi thời tiết, khí hậu,
thuỷ văn của trạm khí tượng thuỷ văn eaning thì khí hậu thời tiết ở eaning
là một nhân tố rất thuận lợi cho cây hồ tiêu, Nhiệt độ trung bình năm:
23,9 0C, Độ ẩm tương đối trung bình năm: 82%; Lượng mưa trung bình
trong năm: 1.400mm - 1.500mm, Lượng bốc hơi trung bình năm: 85,5
mm, không úng lụt, tầng đất dày.
3.1.3.2. Những khó khăn hạn chế


Hệ thống thuỷ lợi kém phát triển, không chủ động được nước tưới cho
cây hồ tiêu, kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhiều nơi còn thấp kém, đi lại không
thuận lợi, do vậy đã có những ảnh hưởng nhất định đến SX và tiêu thụ
sản phẩm hồ tiêu đối với nhân dân ở các khu vực xa trung tâm tiêu thụ;
Công nghiệp chế biến chưa được đầu tư phát triển. Năng lực SX, khả
năng tiếp cận và ứng dụng Khoa học- Công nghệ vào sản xuất của nhân
dân, căn bản còn nhiều hạn chế.
3.2-Kết quả nghiên cứu
3.2.1- Thực trạng sản xuất và phát triển cây hồ tiêu ở xã Ea Ning
3.2.1.1. Diện tích, sản lượng cây hồ tiêu của nông hộ
Diện tích, của cây hồ tiêu thì càng ngày có chiều hướng tắng lên về quy
mô và số lượng, vì người dân thấy được tiềm năng rất lớn của cây hồ tiêu,
nên nhiều hộ dân đả thừng bước chuyển dich cơ cấu cây trồng từ các cây
nông nghiệp không mấy hiệu quả sang cây hồ tiêu để phát triển kinh tế,
Bảng 3.2.1. diện tích, năng suất và sản lượng (tính ha/hộ)
STT Chỉ tiêu
ĐVT Nhóm hộ BQ
Nghèo
Trung bình Khá
1

Diện tích Ha/hộ 0.70 0.72 1.00 0.80
2
Năng suất Tấn/ha
2.31 3.11 2.73 3.05
3
Sản lượng Tấn/hộ
1.63 3.40 2.71 2.58
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
qua bảng ta thấy diện tích đất trồng cây hồ tiêu bình quân của các nhóm
hộ là 0.8ha/hộ, trong đó hộ nghèo chiếm tỉ lệ diện tích thấp nhất là
0,7ha/hộ, và tiếp theo là hộ trung bình và khá chiếm từ 0.7 -1ha/hộ
sản lượng cây hồ tiêu ở mổi hộ củng có chiều hương tăng, do người dân
biết áp dụng phương thức sản xuất tốt hơn, sản lượng bình quân mỗi hộ là
2.58 tấn/hộ, và năng suất bình quân của các nhóm hộ đạt 3.05tấn/ha,
trong đó hộ nghèo đạt năng suất 2.31tấn/ha với mức năng suất như vậy
thì hộ nghèo đạt mức năng suất thấp nhất trong các nhóm hộ, còn các
nhóm hộ khá và hộ trung bình thì đạt năng suất cao hơn lần lượt là
3.11tấn/ha và 2.73tấn/ha do các hộ này có các yếu tố đầu tư chăm sóc cây
hồ tiêu tốt hơn, như phân bón, thuốc trừ sâu, được sử dụng nhiều và hợp
lí nên đạt năng suất cao hơn so với các hộ nghèo
3.2.1.2. Phân bố diện tích cây hồ tiêu giữa các vùng trong xã eaning
Cây hồ tiêu được phân bố rộng rải khắp các thôn buôn của xã EaNing và
hầu hết các thôn buôn của xá đều trồng được cây hồ tiêu
Bảng 3.2.2. phân bố diện tích cây hồ tiêu xã EaNing
thôn, buôn cây hồ tiêu
diện tích( ha)
năng suất( tấn/ha) sản lượng ( tấn)
thôn 68.00 2.1 16.80
thôn 710.00 2.1 21.00



thôn 824.00 2.1 50.40
thôn 917.50 2.1 36.75
thôn 10
80.50 2.1 169.05
thôn 11
95.00 2.1 199.50
thôn 13
12.90 2.1 27.09
thôn 14
35.50 2.1 74.55
thôn 15
8.50 2.1 17.85
thôn 16
8.00 2.1 16.80
thôn 17
8.50 2.1 17.85
thôn 18
10.00 2.1 21.00
thôn 21
11.00 2.1 23.10
thôn 22
10.20 2.1 21.42
thôn 23
42.00 2.1 88.20
thôn 24
47.00 2.1 98.70
thôn 25
30.00 2.1 63.00
tổng cộng 458.60

963.06
Nguồn: ũy ban nhân dân xã eaning
Theo bảng trên ta có thể thấy tình hình sản xuất cây hồ tiêu được phân bố
đều trong tất cả các thôn buôn của xã, trong đó các thôn 8, 10, 11, 14, 23,
24, 25 là những thôn có diện tích trồng cây hồ tiêu lớn nhất toàn xã, thôn
10 và thôn 11 là những thôn có sản lượng nhiều nhất của xã EaNing và
diện tích trồng tiêu của toàn xã đến năm 2010 là 458.6 ha, tổng sản lượng
là 963.06 tấn, như vậy ta có thể thấy xã EaNing rất có tiềm năng để phát
triển cây hồ tiêu trong những năm tiếp theo là sẻ là cây trồng chủ lực của
xã EaNing, giúp xã EaNing đi lên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
3.2.1.3. giá trị sản xuất hạt tiêu
thị trường sản phẩm tiêu không ổn định, có lúc giá rớt xuống quá thấp đã
làm cho nhiều nông dân nản lòng, không mặn mà đầu tư chăm sóc vườn
tiêu nên dẫn đến nhiều vườn tiêu xuống cấp nghiêm trọng. Vài năm trở lại
đây, thị trường tiêu dần ổn định trở lại, các hộ dân lại quay về đầu tư
trồng mới và chăm sóc khôi phục vườn tiêu nên giá trị sản xuất đả được
nâng lên rỏ rệt
Bảng 3.2.3 hiệu quả kinh tế tính cho 01ha/hộ của cây hồ tiêu
Hộ Sộ HộKhối Lượng Giá Trị
Lãi Lãi/Khẩu
(kg)/hộ
(tr.đ)/hộ
(tr.đ)/hộ
(tr.đ)
Nghèo
3
363.30
46.00 15.10 4.08
TB 14
1792.80

217.70
186.20
34.80
Khá 7
2714.20
327.10
281.30
74.70
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
theo bảng số liêu ta thấy giá trị của những hộ nghèo của xã khi sản xuất
tiêu là 46tr.đ/hộ và lãi trên mỗi nhân khẩu là 4,08tr.đ/khẩu, họ trung bình
và khá giả lần lượt là 217tr.đ và 327.1tr.đ/hộ và lãi trên mỗi nhân khẩu là
34,8tr.đ và 74,7tr.đ


3.2.1.4. Giá bán sản phẩm hạt tiêu của nông hộ
Giá bán sản phẩm thuờng xuyên không ổn định do sự cung cầu của thị
trường thế giới, tuy vậy giá hạt tiêu vẩn thường xuyên giao động ở mức
cao
Mặc dù diện tích và sản lượng hồ tiêu có xu hướng tăng nhưng sự gia
tăng này không đều và phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động giá cả, tình
hình sâu bệnh hại và điều kiện tự nhiên, Dự báo trong thời gian dài sắp
tới, cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu và hồ tiêu vẫn là cây cho hiệu quả kinh
tế cao cho nông dân ở xã EaNing so với các loại nông sản khác.
Giá bán nông sản hồ tiêu của nông dân xã EaNing thường xuyên giao
động trong khoảng 120000đ/kg -135000đ/kg
Bảng 3.2.4 các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán hạt tiêu
Hộ Số hộ Yếu tố ảnh hưởng đến giá bán nông sản
Bị ép giá
Không biết Cần tiền

Do chất lượng
Thông tin
Nghèo
3
15.50 10.60 39.10 34.80
Trung bình 14
11.40 10.70 23.60 54.30
khá 7
22.60 10.30 9.70 62.40
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Theo như số liêu bang 3.2.3 yếu tố ảnh hưởng đến giá bán hạt tiêu của hộ
nghèo chủ yếu là do cần tiền để phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu
dùng trong gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất là 39,1%, sau đó mói tới chất
lượng chiếm 34,8%, còn đối với các nông hộ nghèo và khá thì yếu tố ảnh
hưởng tói giá bán hạt tiêu chủ yếu là do chất lượng không tốt, bởi quy
trình sản xuất thu hoạch và chế biến hạt tiêu còn lạc hậu
3.2.1.5. Các yếu tố đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu của nông hộ
Các yếu tố đầu tư chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây hồ tiêu, để có thể có năng suất cao và đạt
chất lượng hạt tôt nhất, theo bảng trên ta thấy rằng những hộ nghèo có tỉ
lệ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu ít nhất so với các hộ còn lại, tỉ lệ
bón phân bình quân của mổi hộ nghèo đạt 17,33tr.đ/ha, và thuốc trừ sâu
là 1,76tr.đ/ha, và hộ khá là hộ có yếu tố đầu tư cao nhất, với lượng phân
bón hàng năm của mỗi hộ là 31,57tr.đ/ha, và thuốc trừ sâu là 7,28tr.đ/ha.
Bảng 3.2.5 các yếu tố đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu ( tính 1ha/hộ)
Hộ Đvt Giống
(tr.đ) phân
(tr.đ) Thuốc trừ sâu(tr.đ) Thuê lđ(tr.đ)
Nghèo
ha/hộ 0.96 17.33 1.76 4.97

TB ha/hộ 1.13 21.10 1.89 6.30
Khá ha/hộ 1.43 31.57 2.77 7.28
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Với thực trạng các yếu tố đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu tại xã eaning hiện
nay, muốn đạt được năng xuất phải đầu tư tăng thêm chi phí: phân bón,


thuốc trừ sâu. Do độ mầu mỡ ngày một xuy giảm và sâu bệnh có sức đề
kháng với thuốc ngày càng cao hơn. Điều đó đã và đang ảnh hưởng đến
sự mầu mỡ của đất, ảnh hưởng đến lý tính, hoá tính của đất, chi phí đầu
tư cho cây hồ tiêu
3.2.1.6. Công tác bảo quản, chế biến hạt tiêu
Công tác chế biến và bảo quản là công đoạn rất quan trọng, đa số việc sản
xuất và phát triển cây hồ tiêu ở EaNing theo tổ chức nông hộ nhỏ lẻ, nên
phương pháp chế biến và bảo quản hạt tiêu theo cách truyền thống lạc
hậu, do là nông hộ nhỏ lẻ nên khó có thể áp dụng những khoa học công
nghê, các máy móc hiện đại vào việc chế biến và bảo quản
Sau khi tiêu được hái cả chùm quả thì được đưa đi tách quả, để việc tách
quả dể dàng người nông dân thường ủ trong bao hay dồn đống lại và tủ
bạt kin sau 1 ngày thì mới tách quả và đem phơi trên nền xi măng không
có rào lưới bảo quản, vá khi phơi khô thì đóng bao và cất vào góc nhà,
kín bít và không thông thoáng, gây ra mối mọt, với cách làm như vậy thì
chất lượng hạt tiêu đả bị giảm đi rất nhiều, làm giá thành giảm và thiệt hại
cho người dân ở xã EaNing
Muốn có sự chế biến và bảo quản tốt hơn thì phải liên kết với các công ty
có khoa học công nghệ tốt hơn nhưng người nông dân và công ty củng
chưa có mối quan hệ chặt chẻ
3.2.1.7. Thực trạng tình hình sản xuât và tiêu thụ hạt tiêu của nông hộ
Tình hình tiêu thụ hiện nay hoàn toàn do thị trường tự điều tiết, các kênh
phân phối chủ yếu của các hộ dân thường là các doanh nghiêp, đại lí thu

mua nông sản, các doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng nhỏ trong
tiêu thụ.
Bang 3.2.6 các phương tiện phục vụ sản xuất và tiêu thụ
Hộ Sô hộ Công nông Máy xay
Máy tưới ống tưới
Sl/cái giá tri
(tr.đ) Sl/cái giá trị
(tr.đ) Sl/cái giá trị
(tr.đ) Sl/cái giá trị
(tr.đ)
Nghèo
3
1
15
0
0
3
3
1050m
8.4
Tb 14
7
23
4
6
14
4
4050m
32.4
khá 7

5
25
3
7
7
4
2200m
17.6
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Như ở bảng trên ta thây các hộ khá là những hộ có những phương tiện
phục vụ sản xuất và quá trình vận chuyển tiêu thụ là lớn nhất để phục vụ
cho quá trình chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển
3.2.1.8. Chính sách kinh tế- xã hội và Khoa học và Công nghệ
kinh tế- xã hội
Chính sách tín dụng ngân hàng đã tạo cho hệ thống tín dụng ngân hàng
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng


Tạo điều kiện cho gia đình nông dân được vay các nguồn vốn ưu đãi, lãi
xuất thấp đặc biệt là những hộ nghèo, hộ khó khăn có lao động mà thiếu
vốn
Chính sách xoá đói giảm nghèo được đầu tư qua các chương trình như
135, 134
Chương trình hỗ trợ làm đường bê tông nông thôn… đã trực tiếp đầu tư
xây dựng: đường giao thông, điện, trường học, trạm xá, thuỷ lợi, nước
sạch, đất sản xuất để phục vụ cho quá trính sản xuất, và khâu vận chuyển
tiêu thụ
Bảng 3.2.7 dịch vụ tín dụng của các hộ điều tra
Hộ Số hộ Vay vốn sx Tỉ lệ(%)
Số lượng

(tr.đ) Lãi xuất
(tr.đ)/năm
Nghèo
3
3
100 105 0.65
Tb 14
6
42.8 190 0.65
khá 7
2
28.5 60
1.35
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Theo bảng số liêu trên ta thấy tỉ lệ hộ nghèo đả có thể tiếp cận được
nguồn vốn sản xuất, và được vay với lãi suất ưu đải nhất là 0,65 %, nên
có tỉ lệ vay cao nhất là 100%, các hộ trung bình thì do cần thêm vốn sản
xuất nên củng được vay với lãi xuất ưu đải, nên tỉ lệ vay đạt 42,8 %, các
hộ giàu có tỉ lệ vay thấp nhất, do cần tiền để mở rộng đầu tư thêm, nên
một số hộ có vay ngân hàng nhưng với lãi suât cao hơn là 1,35 %, với tỉ
lệ là 28,5 %
Như vậy có thể thấy chính sách xã hội ở xã eaning đả giúp người dân dể
dang có thể tiếp cân được được nguồn vốn tín dụng, để phục vụ cho quá
trình sản xuất
Khoa học và Công nghệ
Tích cực chuyển giao khoa học công nghệ, những giống cây trồng vật
nuôi có năng xuất cao đến với các gia đinh nông dân thông qua các mô
hình trình diễn, hội thảo…
Chính sách khuyến nông, khuyến lâm đã tạo điều kiện cho nhà khoa học
và người dân được tiếp cận nhau, cùng nhau trao đổi về Khoa học kỹ

thuật,
kinh nghiệm sản xuất
3.2.1.9. Trình độ văn hoá, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, dịch vụ
kỹ thuật, thị trường của các hộ nông dân
Theo bang trên thì ta thấy rằng, trình độ văn hóa của các chủ hộ còn thấp
chủ yếu là mói học cấp hai là chiếm tỉ lệ cao nhất, làn lượt là 66,6% đối
với hộ nghèo, hộ khá chiếm 64,28% và hộ giàu là57,14%, trình độ cấp 3
của các hộ dan vẩn còn ít.
Bảng 3.2.8 Trình độ học vấn của các chủ hộ


Nhóm hộ

Nghèo

Trung bình Khá

Số hộ 3
14
7
Số người Tỷ lệ %
Số người Tỷ lệ %
Số người Tỷ
lệ %
Cấp 1 0
0.00 3
21.42 1
14.20
Cấp 2 2
66.60 9

64.28 4
57.14
Cấp 3 1
33.30 2
14.28 2
28.57
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Như vậy vói trình độ văn hóa của các hộ dân trồng cây hồ tiêu cón
thấp,nên muốn những hộ dân có thê tiếp cận được khoa học công nghệ,
thị truòng và dich vụ thì càn phải nâng cao kiến thức của người dân bắng
cách là mở các lớp khuyến nông lâm, tập huấn, các cuộc hôi thảo và tham
quan mô hình thực tế, để giúp các nông hộ hiểu rỏ được cách thức và áp
dụng vào việc phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao hơn
2.2.2. phân tích swot
Bảng 3.2.9. phân tích swot về hồ tiêu ở xã EaNing CuKuin
Mặt mạnh:
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp, phù
hợp cây hồ tiêu
- Hình thành các vùng chuyên canh tập trung, thuận lợi trong mua bán.
- Mô hình kinh tế nông hộ quy mô nhỏ phù hợp với việc sản xuất hồ tiêu,
đạt hiệu quả kinh tế cao, sử dụng được nguồn lao động dồi dào.
- Đầu tư thâm canh cao, nông dân giàu kinh nghiệm quý báu trong việc
canh tác loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật cao như cây hồ tiêu, đạt năng suất
cao.
- Tiềm lực kinh tế của phần lớn nông hộ trồng tiêu ở EaNing khá cao,
chất lượng nhân lực khá tốt để có thể tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỉ
thuất
* Mặt yếu:
- Chưa có quy trình kỹ thuật canh tác cây hồ tiêu theo hướng thâm canh
bền vững nhằm duy trì hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất đồng thời

có tính ổn
định về môi trường sinh thái.
- Một số biện pháp canh tác chưa hợp lý như : tiêu được trồng chủ yếu
trên
trụ gỗ, chưa chú trọng đến vấn đề cây che bóng cho hồ tiêu. Phân hóa học
được bón
với liều lượng cao, mất cân đối, tưới nước nhiều để khai thác triệt để
vườn cây, điều này cho phép đạt năng suất cao nhưng dẫn đến tình trạng


vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, làm giảm
tuổi thọ vườn cây.
- Tình hình sâu, bệnh hại trên cây hồ tiêu phát triển mạnh, chưa có biện
pháp hữu hiệu để khắc phục.
- Mặt hàng sản phẩm đơn điệu nghèo nàn.
- Giá hồ tiêu phụ thuộc vào thị trường thế giới, suất đầu tư lại cao, sâu
bệnh ở hồ tiêu khó quản lý nên nông dân trồng tiêu dễ bị rủi ro nặng nề
hơn canh tác các loại cây trồng khác.
* Cơ hội
- Trong quá trình hội nhập quốc tế ngành hồ tiêu Việt Nam đã gia nhập
Hiệp hội hồ tiêu thế giới tạo ra nhiều cơ hội để sản phẩm hồ tiêu Việt
Nam tiếp cận với
các nước nhập khẩu hồ tiêu thế giới.
- Thị trường tiêu thụ hồ tiêu thế giới không ngừng phát triển trong những
năm gần đây.
- Công tác xúc tiến thương mại đang trên đà phát triển tốt, xây dựng và
quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam nói chung và eaning nói riêng
trên toàn thế giới.
* Thách thức
- Yêu cầu của nguời tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm

cũng như vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến quy trình
sản xuất thân thiện với môi trường và xã hội.
- Sản xuất kém bền vững thể hiện ở năng suất cao nhưng tuổi thọ vườn
tiêu ngắn, dịch bệnh luôn là mối đe dọa đến sản xuất hồ tiêu.
Nếu muốn duy trì thế mạnh sản xuất hồ tiêu ở xã eaning cần phải bảo
đảm phát triển sản xuất bền vững, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh
tác hồ tiêu giúp cho người nông dân đạt được lợi nhuận
3.2.2- Một số giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu theo hướng bền vững
trên địa bàn xã Ea Ning
3.2.2.1. Cơ sở lý luận để đưa ra giải pháp
Hiệu quả kinh tế là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh của một chủ thể kinh tế trong một chu kỳ sản
xuất, một giai đoạn sản xuất. Trong phân tích đánh giá luôn chú ý tới hiệu
quả kinh tế để xác định phương hướng và quy mô sản xuất. Tuy nhiên xét
theo quan điểm hệ thống nông nghiệp bền vững thì tăng trưởng và hiệu
quả kinh tế phải có lợi và gắn với hiệu quả về xã hội, không làm tổn hại
cho thế hệ tương lai và môi trường sinh thái
Sản xuất và phát triển cây hồ tiêu ở EaNing huyện Cukuin đả chiếm một
vị trí quan trọng đối với người dân, sản xuất và phát triển cây hồ tiêu cần
phải đạt được cả ba mục tiêu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, sản xuất phải


giữ gìn và cải thiện môi trường sinh thái, hiệu quả kinh tế gắn liền vơí
hiệu quả xã hội xã hội.
3.2.2.2- Quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển cây hồ tiêu
Quy hoạch vùng sản xuất :Cây hồ tiêu có thể tập trung phát triển sản xuất
ở tất cả các thôn buôn xã EaNing huyện Cukuin
Quy mô, mô hình vườn tiêu: Với các điều kiện về đất đai, năng lực đầu
tư, trình độ sản xuất như hiện nay, sản xuất cây hồ tiêu nên tập trung đầu

tư phát triển quy mô có diện tích từ 500m2/hộ trở lên với diện tích trên
phù hợp với điều kiện đầu tư như tiền vồn, nhân lực lao động (trung bình
có 5 người /hộ), chăm sóc quản lý, Bên cạnh đó cần phát triển mô hình
này dễ theo dõi quản lý chất lượng theo yêu cầu của các thị trường nên dễ
tiếp cận và ký kết với các tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong hội nhập kinh
tế.
3.2.2.3- Tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh cho người lao động
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết
định đối với sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cho người dân là
một điều kiện để phát triển nguồn nhân lực. Có nguồn nhân lực chất
lượng sẽ giúp cho việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ và thâm canh phát triển cây hồ tiêu
*Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, những mô hình sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương khác, tổ chức cho nông
dân đi thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm ở ngoài địa phương.
*Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản
nông sản bằng phương pháp Khuyến nông có sự tham gia của người dân.
3.2.2.4- thu hoạch và chế biến bảo quản
*chăm sóc trước thu hoạch và thu hoạch
trước thu hoạch: Công đoạn chăm sóc trước thu hoạch cần được quan tâm
một cách tỉ mỉ gần như trong suốt quá trình sản xuất, song trọng tâm được
tập trung vào thời điểm sau khi số lượng quả của cây đã ổn định, không
còn hiện tượng rụng sinh lý do sâu bệnh gây nên thì tiến hành thu hoạch.
Không nên thu hoạch khi quả tiêu còn xanh, thời điểm thu hoạch tốt nhất
để làm tiêu đen khi chum tiêu có trên 5% quả chín có màu vàng, đỏ và để
làm tiêu sọ khi trên 20% quả chín, sau khi thu hoạch xong thì phơi ngay
*Công tác chế biến và bảo quản
Nhìn chung công tác chế biến sản phẩm quả gần như phụ thuộc hoàn toàn
vào việc đầu tư và tiêu thụ sản phẩm của các Doanh nghiệp, thực tiễn
trong những năm qua công tác chế biến cũng đã đóng góp một phần lớn

vào việc tiêu thụ sản phẩm quả trong vụ thu hoạch. Song cơ bản vẫn là sơ
chế theo phƣơng pháp thủ công.
Phơi khô: Để tiêu đen thương phẩm có màu đẹp, trước khi phơi nên
nhúng tiêu vào nước nóng 800C trong vòng 1-2 phút, trộn đều sau đó lấy
ra để trong mát cho ráo nước rồi đem phơi, Phơi tiêu trên sân xi măng,
tấm bạt và nong tre, sân cần được rửa sạch trước mỗi đợt phơi, dùng lưới


ni-lông bao quanh khu vực phơi để tránh thú vật vào khu phơi. Nếu trời
nắng tốt phơi 3-4 ngày là đạt, độ ẩm của hạt sau khi phơi khô phải đảm
bảo dưới 15% sản pham sau khi phơi gọi là tiêu đen
Có thể dùng máy sấy lúa, sấy bắp, sấy cà phê để sấy hồ tiêu, giữ nhiệt độ
ổn định trong buồng sấy khoảng 55-600C. Sau khi phơi khô, tiêu cần
được làm sạch tạp chất, lá, cuống chùm quả bằng cách sàng, quạt, giê.
Bảo quản: cho tiêu vào bao 2 lớp, lớp trong là bao nilon (PE) để chống
ẩm mốc, lớp ngoài là bao PP hoặc bao bố, đưa vào chất trên kệ hoặc palét trong kho, kho chứa phải thông thoáng, không quá nóng không quá ẩm
ướt
3.2.2.5- Thị trường và dịch vụ
Thị trường và dịch vụ là hai yếu tố quan trọng, không tách rời sản xuất,
có lúc giữ vai trò đầu vào, có lúc lại giữ vai trò đầu ra cho sản phẩm;
đồng thời do xu thế sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá Nên vậy
dịch vụ sẽ trở thành một tác nhân quan trọng đối với sản phẩm hạt tiêu.
Để góp phần đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất của cây hồ
tiêu, công tác dịch vụ và thị trường cần phải tập chung vào một số vấn đề
chủ yếu sau
*Dịch vụ
Dịch vụ cung cấp giống: Cây hồ tiêu từ khi trồng đến lúc được thu hoạch,
phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản, đối với cả cây trồng mới và thời
gian cải tạo đối với các cây đã trưởng thành Để bảo đảm được các mục
tiêu của quy hoạch, mạng lưới cung cấp giống cây trồng cần phải được

cải thiện cả về quy mô và chiều sâu Các cơ sở cung cấp giống cho thị
trường phải nghiêm túc chấp hành pháp lệnh giống cây trồng, chịu trách
nhiệm bảo hành cho người mua. Trước khi bán cho người tiêu dùng phải
được cơ quan kỹ thuật kiểm định chất lượng giống
Dịch vụ kỹ thuật chăm sóc bảo quản: Cần đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc,
bảo quản như Khuyến nông có sự tham gia của người dân: loại hình này
do Nhà nước tại địa phương chỉ đạo cơ quan khuyến nông nghiên cứu và
tổ chức thực hiện, thông qua các chương trình dự án nông nghiệp.
Khuyến khích thành lập các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
chăm sóc cây trồng
Dịch vụ Tín dụng- Ngân hàng: Cần có sự duy trì ổn định các hoạt động
cho vay của các tổ chức Tín dụng, Ngân hàng hiện nay, đồng thời khuyến
khích các xã thành lập thêm các quỹ tín dụng Nhân dân tại các xã, để đáp
ứng nhu cầu vây vốn của nhân dân được thuận lợi hơn
Dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm: Chính quyền địa phương cần
tập trung hỗ trợ dịch vụ đầu ra cho sản phẩm như quản lý các dịch vụ bốc
xếp, các đại lý thu mua, chống gian lận thương mại, hỗ trợ dịch vụ vận
chuyển hàng hoá…; Quản lý chặt chẽ thị trường phân bón, thuốc trừ sâu,
các loại giống cây trồng
*Thị trường tiêu thụ


Mặc dù nước ta đã là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới wto
song với thực trạng sản xuất như hiện nay phải Đa dạng hoá và đa
phương hoá thị trường xuất khẩu hồ tiêu theo hướng tập trung, cho phép
tăng khối lượng hồ tiêu xuất khẩu, Thị trường tiêu thụ hồ tiêu thế giới
chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển mặt hàng hồ tiêu Việt Nam.
Vì vậy mở rộng thị trường cà phê là chiến lược phát triển của ngành hồ
tiêu nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung, Do vậy, cần tạo ra
thị trường đảm bảo hồ tiêu đạt hiệu quả cao và không bị thua lỗ trước

những biến động của thị trường.
Thị trường chủ yếu: Mĩ, Singapore, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Nhật, Hà Lan,
Hồng Kông, Nga…
Thị trường chiến lược: Singapore, Hồng Kông.
Thị trường tiềm năng: Tây Âu, Bắc Âu, Nhật, Mĩ.
Trước mắt UBND huyện EaNing phải quan tâm đến việc xây dựng chiến
lược Marketing cho cây hồ tiêu
3.2.2.6- Cơ chế chính sách
*Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư là điều rất quan trọng và cấp thiết để có thể phát triển sản
xuất, củng như dùng để xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ cho
việc tưới tiêu hay xây dụng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình vận
chuyển và bảo quản, các nguồn vốn thường là thông qua các hình thức
Vốn đầu tư do nhà nước cấp, một phần doanh doanh nghiệp tự bỏ vốn
Đầu tư từng công đoạn sản xuất theo hợp đồng giữa chủ vườn và nhà đầu
tư, hay đầu tư toàn bộ sản xuất trong vườn
Vốn cho vay từ các tổ chức tín dụng, Ngân hàng, và vốn tự có của nhân
dân địa phương.
*Tổ chức sản xuất
Mô hình kinh tế hộ hiện nay đang nắm giữ một vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế nước ta nói chung, và mỗi địa phương nói riêng. Đặc
điểm
chung của kinh tế hộ là: Độc lập, tự chủ, nhanh nhậy, sản xuất kinh doanh
quy mô nhỏ lẻ....
Trong thời điểm hiện tại và giai đoạn tới, kinh tế hộ vẫn phải được chăm
lo đầu tư phát triển. Song cần phải từng bước nhanh chóng có định hướng
rõ ràng cho sự phát triển của thành phần kinh tế này
Thành lập các hợp tác xã, các công ty chuyên hoạt động về các lĩnh vực:
tư vấn kỹ thuật sản xuất, tư vấn về thị trường, chuyên canh cây hồ tiêu,
chuyên tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu

Khuyến khích thành lập các loại hình doanh nghiệp; xây dựng các chính
sách ưu tiên ưu đãi đầu tư doanh nghiệp mang đặc sắc của xã EaNing, hỗ
trợ tài chính cho một số nội dung hoạt động của doanh nghiệp như: công
tác đào tạo, tập huấn, hỗ trợ đầu tư công nghệ, chuyển giao công nghệ,
tìm kiếm thị trường, xây dựng một số mô hình liên kết trong quá trình sản


xuất như: hợp đồng chăm sóc, khuyến nông giữa kinh tế hộ với các tổ
chức đầu tư, các tổ chức tư vấn kỹ thuật
3.2.2.7- Xây dựng kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, đường giao thông, thuỷ lợi, bưu chính
viễn thông và Công nghệ thông tin là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân chủ động sản xuất, tiếp
cận thị trường, thông tin
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
xã EaNing huyện CuKuin là địa phương có tiền năng và lợi thế vầ điều
kiện tự nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất và phát triển cây hồ tiêu,
trên thực tế thì xã eaning đang trở thành vùng sản xuất phất triển cây hồ
tiêu trọng điểm của huyện CuKuin, sản xuất phát triển cây hồ tiêu là là
giải pháp giúp chính quyền và nhân dân từng bước thắng lợi các mục tiêu
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội
*vê kinh tế-xã hôi
Xã eaning đả định hướng phát triển sản xuất cây hồ tiêu trong nhũng
năm tới là cây trồng chủ lục của xã, nhũng nông hộ trồng tiêu đả có thu
nhập ổn định, bình quân trên đầu người tăng cao, tạo việc làm cho nhiều
nông dân, tăng cơ hội tiếp cận các vấn đề xã hội như khoa học công nghê,
các dich vụ chăm sóc sức khỏe…, nâng cao năng lực sản xuất và quản lí,
từng bước thoát khỏi xóa đói giảm nghèo, và sẻ góp phần vào ổn định
chính trị

*về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trướng là vấn đề quan trọng hiện nay, và nhũng lóp khuyến
nông đả trang bị kiến thúc cho nguòi nông dân, nên trong sản xuất phát
triên thì người dân đả ngày càng có ý thức trong việc bảo vệ môi trường,
sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách hợp lí, vừa mang lại hiệu quả
kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trừơng
4.2. KIẾN NGHỊ
đảng và nhà nước có nhũng chủ trương chính sách phát triển kinh tế tạo
điều kiện giúp nhân dân xã eaning đầu tư phát triển sản xuất, chính sach
dào tạo nguồn nhân lực, giúp nhân dân cải thiện đờ sống, từng bước nâng
cao khả năng hội nhập nền kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới…
- Đối với chính quyền địa phương:
Liên kết với các Nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng xây dựng các quy
trình công nghệ phục vụ sản xuất
Khó khăn lớn nhất của các nông hộ tại địa bàn là trình độ canh tác còn
hạn chế, thiếu vốn sản xuất. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chính


×