Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiết 25 Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và Tác dụng sinh lí của dòng điện.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.1 KB, 6 trang )

Ngày soạn :
Ngày dạy:
Tiết 25 Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và
Tác dụng sinh lí của dòng điện.
I- Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ
của dòng điện
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thức tế về tác dụng hóa học của
dòng điện.
- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể
người
- Mô tả 1 thí nghiệm hoặc ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng
điện.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng mô tả thí nghiệm
- Rèn kĩ năng thực hành
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực trong hoạt động nhóm, thí nghiệm
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 1 công tắc; 1 bóng đèn pin; dây nôi; 1 bình điện phân dung dịch
đồng sunfat; 1 nguồn điện
- Học sinh: ( chuẩn bị cho mỗi nhóm)
1 cuộn dây dùng làm nam châm điện; 1 kìm nam châm; 1 công tắc dây nối; 1 vài
mẩu dây đồng; nhôm; sắt; thép; 1 nguồn điện; 1 chuông điện
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã học
? Làm bài 22.3 SBT/50
3. Bài mới


* Đặt vấn đề: Chiếu hình ảnh đầu chương 3
? Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa trên tác dụng gì cùa dòng điện?
* Nội dung
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
Hoạt động 1 Tìm hiểu nam châm điện
? Dựa vào kiến thức đã biết ở lớp 5 em
hãy cho biết nam châm hút được những
vật nào trong các vật sau: kim nam
châm, sắt; thép, đồng giấy, nhôm,
nhựa
HS: Nam châm hút được kim nam
châm, sắt, thép
GV: Cho HS quan sát một số mẫu nam
châm
I. Tác dụng từ
1. Tính chất từ của nam châm điện
? Tại sao người ta lại sơn mầu và đánh
dấu 2 nửa nam châm khác nhau?
HS: Vì mỗi nam châm có 2 cực từ: Cực
Bắc (N) - Cực Nam (S)
? Khi đưa các cực của thanh nam châm
lại gần nhau các cực của nam châm
tương tác với nhau như thế nào?
HS: Khi đưa các cực của thanh nam
châm lại gần nhau thì 1 trong 2 cực bị
hút cực còn lại bị đẩy
GV: Chốt ghi bảng, yêu cầu HS ghi nhớ
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23.1 và
giới thiệu về nam châm điện như SGK
Vậy nam châm điện có tính chất từ

giống nam châm vĩnh cửu không? để trả
lời câu hỏi nàu chúng ta cùng nhau làm
thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS đọc câu 1
HS: Đọc bài
? Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì
HS: Dụng cụ thí nghiệm gồm:
- cuộn dây có lõi sắt
- Khóa K, dây dẫn
- Mẩu sắt, đồng, nhôm
- Kim nam châm
- Nguồn điện
? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm
HS: trả lời
Bước 1: Mắc mạch điện như hình 23.1
Bước 2: Đưa các mẩu sắt, thép, đồng,
nhôm lại gần một đầu của cuộn dây khi
đóng ngắt công tắc
Bước 3: Đưa một kim nam châm lại gần
một đầy của cuộn dây khi đóng công tắc
GV: Phân công nhóm trưởng, thư kí ở
các nhóm
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo các
bước trên rồi điền kết quả vào bẳng sau:
Công tắc K Hiện tượng xảy ra với
cuộn dây
K mở
K đóng
GV: yêu cầu HS làm bài tập
Điền từ thích hợp vào chỗ để được kết

luận đúng
- Nam châm có khả năng hút các vật
bằng sắt thép
- Mỗi nam châm có 2 cực từ: Cực Bắc
(N) - Cực Nam (S)
* thí nghiệm
1, Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non
có dòng điện chạy qua là
2, Nam châm điện có vì nó có khẳ
năng làm quay kim nam chân và hút các
vật bằng sắt hoặc thép
HS: 1, Nam châm điện
2, Tính chất từ
GV: Chốt yêu cầu HS ghi nhớ kết luận
GV: Trở lại câu hỏi đặt vấn đề
? Vậy Nam châm điện là gì? Nó hoạt
động dựa trên tác dụng gì của dòng
điện?
HS: Nam châm điện là cuộn day quấn
quanh lõi sắt non khi có dòng điện chạy
qua
Nam châm điện hoạt động dựa trên tác
dụng từ của dòng điện
GV: Giới thiệu một trong các ứng dụng
của tác dụng từ của dòng điện là chuông
điện. Chuông điện có cấu tạo hoạt động
như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu
Hoạt động 2. Tìm hiểu chuông điện
GV: Chiếu hình ảnh chuông điện
? quan sát hình 23.2 mô tả cấu tạo của

chuông điện
HS: Cấu tạo gồm: cuộn dây, chuông, lá
thép đàn hồi, miếng sắt, tiếp điểm, đầu
gõ chuông, chốt kẹp, nguồn điện
GV: để tìm hiểu hoạt động của chuông
điện các em là các câu C2, C3, C4.
? Khi đóng công tắc có hiện tượng gì
xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt, với
đầu gõ chuông?
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh sau
đó yêu cầu HS trả lời
HS: Khi đóng công tắc có dòng điện
chạy qua cuộn dây. Cuộn dây trở thành
nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút
* Kết luận
1, Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt
non có dòng điện chạy qua là nam
châm điện
2, Nam châm điện có tính chất từ vì nó
có khẳ năng làm quay kim nam châm
và hút các vật bằng sắt thép
3. Tìm hiểu chuông điện
a. Cấu tạo
b. Hoạt động của chuông điện
C2
miếng sắt làm đầu gõ đập vào chuông,
chuông kêu
? Ngay sau đó mạch điện bị hở hãy chỉ
ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao
miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp

điểm
HS: Chỗ hở của mạch là ở tiếp điểm.
Khi đó mạch hở cuộn dây không có
dòng điện chạy qua không còn tính chất
từ nên không hút miếng sắt nữa. OD
tính chất đàn hồi của thanh thép nên
miếng sắt trở về tì sát vào tiếp điểm
? Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng
nào công tắc còn đóng?
HS: Khi miếng sắt tì sát vào tiếp điểm,
mạch kín cuộn dây có dòng điện chạy
qua và lại có tính chất từ cuộng dây lại
hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập
vào làm chuông kêu. Mạch lại hở. Cứ
như vậy chuông kêu kiên tiếp chừng nào
công tắc còn đóng.
GV: Thông báo: Đầu gõ chuông làm
chuông kêu liên tiếp. Đó là biểu hiện tác
dụng cơ học của dòng điện
- Các động cơ như quạt điện, máy bơm
nước hoạt động dựa trên nguyên tắc
này.
GV: Giới thiệu một số hình ảnh về ứng
dụng của tác dụng từ
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng hóa học
của dòng điện
GV: Để tìm hiểu tác dụng hóa học các
em theo dõi thí nghiệm sau
? Quan sát hình 23.3 cho biết thí nghiệm
gồm những dụng cụ gì

HS: Dụng cụ thí nghiệm gồm: Bóng
đèn, dây dẫn, khóa K, Bình điện phân
dung dịch đồng sunfat, nguồn điện
? Trước khi làm thí nghiệm em hãy cho
biết thỏi than màu gì
HS: màu đen
GV: Làm thí nghiệm
HS: Theo dõi
? Quan sát bóng đèn khi công tắc đóng
và cho biết dung dịch muối đồng sunfat
C4
4. Một số ứng dụng của tác dụng từ
trong cuộc sống
II. Tác dụng hóa học
* Thí nghiệm
là chất dẫn điện hay cách điện? vì sao?
HS: dung dịch muối đồng sunfat là chất
dẫn điện vì đèn sáng
GV: Dừng thí nghiệm và cho HS quan
sát mầu của thỏi than
? Sau vài phút làm thí nghiệm thỏi than
được phủ một lớp màu gì?
HS: Thỏi than được phủ 1 lớp màu đỏ
nhạt
GV: Người ta xác định được lớp màu đỏ
nhạt này là đồng. Hiện tượng đồng tách
khỏi dung dịch nuối đồng khi có dòng
điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác
dụng hóa học? Yêu cầu HS hoàn thành
KL

GV: Chốt yêu cầu HS ghi nhớ
HS: Ghi bài
GV: Giới thiệu: Tác dụng hóa học của
dòng điện được ứng dụng trong công
nghiệp mạ điện như: mạ đồng, mạ vàng,
mạ bạc, mã kẽm để chống gỉ, làm đẹp
VD: Để mạ kẽm cho vở đèn pin để
chống gỉ cần nối vỏ đèn pin với cực âm,
miếng kẽm với cực dương của nguồn
điện rồi nhúng vào dung dịch muối sau
đó cho dòng điện đi qua dung dịch này 1
thời gian có một lớp kẽm bám bên ngoài
vỏ đèn
Hoạt động 4. tìm hiểu tác dụng sinh lí
của dòng điện
? Đọc phần tác dụng sính lí SGK và cho
biết nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ
thể người thí sẽ gây ra tác hại gì?
HS: trả lời
GV: Đó là tác dụng sinh lí của dòng
điện
GV: Dòng điện có thể gây nguy hiểm
đến tính mạng con người. Phải hết sức
cẩn thận khi sử dụng dòng điện đặc biệt
là mạng điện ở gia đình. Tuy vậy trong y
học người ta co thể ứng dụng tác dụng
sinh lí của dòng điện đẻ chữa một số
bệnh
GV: Cho HS quan sát hình ảnh sử dụng
dòng điện chữa bệnh.

* Kết luận
Dòng điện di qua dung dịch muối
đồng làm cho thỏi than nối với cựa âm
được phủ một lớp đồng
III. Tác dụng sinh lí
Hoạt động 5. Vận dụng
? yêu cầu HS làm câu C7
HS: C
? ? yêu cầu HS làm câu C8
HS: D
Hoạt động 6, Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ, đọc có thể em chưa
biết
- BT: 23.1 đến 23.4 SBT. Ôn tập từ bài
17 đến 23 để chuẩn bị kiểm tra 45 phút
IV. Vận dụng
C7: C
C8: D

×