Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

đánh giá tình trạng sạt lở đất, biện pháp khắc phục của chính quyền địa phương và đề xuất giải pháp ứng phó sạt lở đất ở huyện phong điền thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 54 trang )




T
T
R
R
Ƣ
Ƣ


N
N
G
G


Đ
Đ


I
I


H
H


C
C




C
C


N
N


T
T
H
H
Ơ
Ơ


K
K
H
H
O
O
A
A


M
M

Ô
Ô
I
I


T
T
R
R
Ƣ
Ƣ


N
N
G
G


&
&


T
T
À
À
I
I



N
N
G
G
U
U
Y
Y
Ê
Ê
N
N


T
T
H
H
I
I
Ê
Ê
N
N


N
N

H
H
I
I
Ê
Ê
N
N


B
B




M
M
Ô
Ô
N
N


Q
Q
U
U



N
N


L
L
Ý
Ý


M
M
Ô
Ô
I
I


T
T
R
R
Ƣ
Ƣ


N
N
G
G



&
&


T
T
À
À
I
I


N
N
G
G
U
U
Y
Y
Ê
Ê
N
N


T
T

H
H
I
I
Ê
Ê
N
N


N
N
H
H
I
I
Ê
Ê
N
N







L
L
U

U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T


T
T


N
N
G
G
H
H
I

I


P
P


Đ
Đ


I
I


H
H


C
C


N
N
G
G
À
À
N

N
H
H


Q
Q
U
U


N
N


L
L
Ý
Ý


T
T
À
À
I
I


N

N
G
G
U
U
Y
Y
Ê
Ê
N
N


V
V
À
À


M
M
Ô
Ô
I
I


T
T
R

R
Ƣ
Ƣ


N
N
G
G





Đ
Đ
Á
Á
N
N
H
H


G
G
I
I
Á
Á



T
T
Ì
Ì
N
N
H
H


T
T
R
R


N
N
G
G


S
S


T
T



L
L




Đ
Đ


T
T
,
,


B
B
I
I


N
N


P
P

H
H
Á
Á
P
P


K
K
H
H


C
C


P
P
H
H


C
C


C
C



A
A


C
C
H
H
Í
Í
N
N
H
H


Q
Q
U
U
Y
Y


N
N



Đ
Đ


A
A


P
P
H
H
Ƣ
Ƣ
Ơ
Ơ
N
N
G
G


V
V
À
À


Đ
Đ





X
X
U
U


T
T


G
G
I
I


I
I


P
P
H
H
Á
Á

P
P




N
N
G
G


P
P
H
H
Ó
Ó


S
S


T
T


L
L





Đ
Đ


T
T






H
H
U
U
Y
Y


N
N


P
P

H
H
O
O
N
N
G
G


Đ
Đ
I
I


N
N


T
T
H
H
À
À
N
N
H
H



P
P
H
H




C
C


N
N


T
T
H
H
Ơ
Ơ








Sinh viên thực hiện
TRƢƠNG THÙY TRÂM 3103868




Cán bộ hƣớng dẫn
ThS VŨ VĂN NĂM














C
C


n
n



T
T
h
h
ơ
ơ
,
,


1
1
2
2
/
/
2
2
0
0
1
1
3
3






TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG





ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SẠT LỞ ĐẤT, BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ SẠT LỞ ĐẤT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ





Sinh viên thực hiện
TRƢƠNG THÙY TRÂM 3103868





Cán bộ hƣớng dẫn
ThS VŨ VĂN NĂM






Cần Thơ, 12/2013
Lời cảm ơn
TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
i
LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin gửi đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo, cho tôi
nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong học tập lẫn trong cuộc sống. Những tài sản đó
chính là hành trang cho con đường sau này của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến cô Bùi Thị Bích Liên đã dẫn dắt, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và định hướng, tư vấn chọn đề tài. Và tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất đến thầy Vũ Nam, thầy đã dùng tâm huyết yêu nghề để chỉ bảo, tận tình
giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn và thầy luôn sẵn sàng cùng tôi đi đến vùng nghiên cứu để
tìm ra hướng đi mới.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các cô chú và anh chị ở Tổ chức Phát triển
Quỹ đất, phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp – Phát
triển nông thôn huyện Phong Điền, Công an nhân dân huyện Phong Điền, Uỷ ban
Nhân dân thị trấn Phong Điền, Uỷ ban Nhân dân xã Mỹ Khánh đã sẵn sàng cung cấp

tài liệu, số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, xin cảm
ơn Công an thị trấn Phong Điền đã giúp tôi dễ dàng trong việc phỏng vấn người dân ở
ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền.
Tiếp theo, tôi xin cảm ơn người dân ở 3 ấp Thị Tứ, Nhơn Lộc 1 và Mỹ Ái đã trả
lời phỏng vấn và tâm sự về hoàn cảnh, thuận lợi và bất lợi trong cuộc sống của họ sau
khi sạt lở xảy ra.
Một lời cảm ơn không thể thiếu, tôi xin gửi đến gia đình tôi, họ đã giúp đỡ và
tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho tôi. Không những thế, họ còn luôn bên cạnh và ủng
hộ khi tôi gặp khó khăn. Xin chân thành cảm ơn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi. Họ luôn khích lệ khi tôi gặp
khó khăn và góp ý khi tôi không hiểu về một vấn đề nào đó.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe đến mọi người.
Chân thành cảm ơn!

Mục lục
TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

Chương 1. GIỚI THIỆU 1

1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 1
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 1

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1
1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu 2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu 3
1.4. Phương tiện nghiên cứu 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.5.1. Tiến trình nghiên cứu 4
1.5.2. Phương pháp thực hiện nghiên cứu 6

Chương 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 7

2.1. Tác hại của sạt lở bờ sông 7
2.2. Tóm lược về huyện Phong Điền, TPCT 7
2.2.1. Lịch sử huyện Phong Điền 7
2.2.2. Điều kiện tự nhiên 8
2.2.3. Hiện trạng kinh tế - Văn hóa - Xã hội 11
2.3. Tóm lược về sông Cần Thơ 13
2.4. Tầm quan trọng của sông Cần Thơ ở huyện Phong Điền, TPCT 13
2.5. Các vụ sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn TPCT 14
2.5.1. Sạt lở bờ sông Trà Nóc, quận Bình Thủy 14
2.5.2. Sạt lở tại chợ Long Hòa, quận Bình Thủy 14
2.5.3. Sạt lở bờ kè sông Cần Thơ ngày 30 tháng 05 năm 2013 14
2.6. Các vụ sạt lở nghiêm trọng ở huyện Phong Điền, TPCT 15
2.6.1. Vụ sạt lở bờ kè ở ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền 15
2.6.2. Vụ sập cầu ở ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền 15
2.6.3. Vụ sạt lở ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh 15

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16

3.1. Thực trạng sạt lở đất ở huyện Phong Điền 16

3.1.1. Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền 17
3.1.2. Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền 19
3.1.3. Ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh 21
3.2. Nguyên nhân sạt lở trên địa bàn huyện 22
3.3. Cuộc sống người dân ở nơi và vùng sạt lở 26
Mục lục
TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
iii
3.3.1. Kết quả phỏng vấn dân 26
3.3.2. Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền 28
3.3.3. Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền 28
3.3.4. Ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh 29
3.4. Ứng phó và hướng giải quyết của nhân dân, chính quyền địa phương 29
3.4.1. Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền 29
3.4.2. Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền 30
3.4.3. Ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh 30
3.5. Đề xuất giải pháp khắc phục sạt lở 30

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

4.1. Kết luận 33
4.2. Kiến nghị 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 36

Danh mục hình
TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
iv
DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý thị trấn Phong Điền 2
Hình 1.2 Bản đồ vị trí địa lý xã Mỹ Khánh 3
Hình 1.3 Tiến trình thực hiện đề tài 4
Hình 1.4 Tiến trình phỏng vấn 5
Hình 2.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Phong Điền 8
Hình 2.2 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp 11
Hình 2.3 Cơ cấu sản xuất công nghiệp 12
Hình 3.1 Nơi sạt lở chợ Phong Điền 17
Hình 3.2 Nơi sạt lở tại chân cầu Trà Niền 19
Hình 3.3 Sạt lở ở tổ 22, ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh 21
Hình 3.4 Sơ đồ mô phỏng quá trình sạt lở 22
Hình 3.5 Hướng dòng chảy tại nơi khảo sát 22
Hình 3.6 Mực nước nghiên nơi đoạn sông cong 23
Hình 3.7 Tổng hợp lực đâm vào bờ 23
Hình 3.8 Dòng chảy ở đoạn sông cong 23
Hình 3.9 Khu vực sạt lở thị trấn Phong Điền 24
Hình 3.10 Khu vực sạt lở xã Mỹ Khánh 24
Hình 3.11 Đường truyền hàng hóa hoạt động trong khu sạt lở 25
Hình 3.12 Các giải pháp khắc phục sạt lở 31
Hình 3.13 Dùng dây cảnh báo khu vực di dời đường dẫn cầu Trà Niền 32
Hình 3.14 Nước bị đục tại khu vực sạt lở cầu Trà Niền 32

Danh mục bảng - Danh mục từ viết tắt
TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Thực trạng nghiên cứu ở vùng sạt lở 16
Bảng 3.2 Diện tích giao đất ở mới cho dân vùng sạt lở ấp Thị Tứ 18

Bảng 3.3 Diện tích giao đất ở mới cho dân vùng sạt lở ấp Nhơn Lộc 1 20
Bảng 3.4 Số hộ dân phỏng vấn 26
Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn dân 26
Bảng 3.6 Ý kiến của dân về nguyên nhân sạt lở 27
Bảng 3.7 Trình độ học vấn người dân 27
Bảng 3.8 Nguyện vọng của dân nơi và vùng sạt lở 27









DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT Cần Thơ
PĐ Phong Điền
TPCT Thành phố Cần Thơ
UBND Ủy ban Nhân dân
VN Việt Nam


Chƣơng 1 – Giới thiệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
1
Chương 1


GIỚI THIỆU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Người dân đồng bằng sông Cửu Long thường sinh sống dọc bờ sông. Sinh kế
của họ phần lớn dựa vào sông, nước. Nhiều năm qua, sạt lở bờ sông xảy ra thường
xuyên đã ảnh hưởng xấu đến tính mạng và cuộc sống của mọi người. Các hộ vùng sạt
lở gặp nhiều khó khăn, kinh tế gia đình giảm sút, thậm chí cả thương tích hay mất
người thân. Hiện thực đó làm người dân ở lận cận hoang mang là yếu tố gây bất ổn
xã hội. Các tỉnh, thành phố thường xuyên có sạt lở là Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng,
An Giang…
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ, sạt lở đất đã làm thiệt hại lớn về người và tài
sản. Các quận, huyện thường xuyên có sạt lở đất là Phong Điền, Bình Thủy, Cái Răng
và Ô Môn. Trong đó, PĐ là huyện có nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng, làm thiệt hại đến
tài sản, tính mạng người dân và các công trình công cộng… Bên cạnh đó, môi trường,
tài nguyên cũng bị tác động đáng kể, quan trọng hơn, người dân đã bộc lộ sự hoang
mang, bất ổn trong cuộc sống của mình. Đó là lý do cho đề tài “Đánh giá tình trạng
sạt lở đất, biện pháp khắc phục của chính quyền địa phƣơng và đề xuất giải pháp ứng
phó sạt lở đất ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình trạng sạt lở đất để đề xuất giải pháp khắc phục sạt lở nhằm giảm
thiệt hại do sạt lở gây ra ở huyện PĐ, TPCT.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Khảo sát, đánh giá sạt lở đất ở huyện PĐ, TPCT.
+ Đánh giá hiện trạng môi trường do sạt lở gây ra ở huyện PĐ, TPCT.
+ Ứng dụng ArcGIS quản lý tuyến bờ nghiên cứu.
+ Tìm hiểu nguyên nhân gây sạt lở đất.
+ Tìm hiểu các giải pháp khắc phục sạt lở của chính quyền địa phương: chính
sách hỗ trợ; xây dựng và nâng cao nhận thức; định hướng lâu dài cho nhân
dân.

+ Tìm hiểu các khoản bồi thường, hỗ trợ và tuyên truyền, giáo dục cho dân về
ảnh hưởng do sạt lở gây ra của chính quyền địa phương.
+ Đề xuất giải pháp khắc phục sạt lở ở huyện PĐ, TPCT.





Chƣơng 1 – Giới thiệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
2
1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành điều tra, phỏng vấn chính quyền địa phương và người dân
ở 3 ấp của huyện PĐ, TPCT.
+ Ấp Thị Tứ, thị trấn PĐ.
+ Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn PĐ.
+ Ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh.
1.3.1.1.Thị trấn Phong Điền
Thị trấn PĐ thuộc huyện PĐ, TPCT có diện tích 813,59 ha, chiếm 6,5% diện
tích huyện; tứ cận như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Tân Thới và xã Giai Xuân.
+ Phía Nam giáp xã Nhơn Ái.
+ Phía Đông giáp xã Mỹ Khánh.
+ Phía Tây giáp xã Trường Long.





















Nguồn: Gis.chinhphu.vn

Thị trấn PĐ được thành lập năm 2007 theo Nghị định số 11/2007/NĐ-CP. Thị
trấn gồm 5 ấp là ấp Nhơn Lộc 1, Nhơn Lộc 1A, Nhơn Lộc 2, Nhơn Lộc 2A và ấp Thị
Tứ. Là trung tâm Kinh tế - Văn hóa – Xã hội của huyện, với dân số 10.868 người, mật
độ 1.336 người/Km
2
(năm 2011), lao động chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Do đây là trung tâm của huyện, dân số đông nhưng chủ yếu sống cặp bờ sông
nên khi sạt lở xảy ra ở ấp Thị tứ và Nhơn Lộc 1 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn
100 hộ dân và kinh tế huyện. Riêng vụ sạt lở ở ấp Nhơn Lộc 1 đã gây thiệt hại về
người.

Hình 1. 1 Bản đồ vị trí địa lý thị trấn Phong Điền

Chƣơng 1 – Giới thiệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
3
1.3.1.2. Xã Mỹ Khánh
Xã Mỹ Khánh thuộc huyện PĐ, TPCT với diện tích 1058,55 ha, chiếm 8,5%
diện tích huyện, có tứ cận như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Giai Xuân.
+ Phía Nam giáp xã Nhơn Nghĩa.
+ Phía Đông giáp phường An Bình (quận Ninh Kiều) và phường Long Tuyền
(quận Bình Thủy).
+ Phía Tây giáp thị trấn PĐ.




















Theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, xã Mỹ Khánh thuộc TPCT cũ được tách ra
và thành xã thuộc huyện PĐ. Năm 2011, xã có mật độ 994 người/km
2
; trong tổng số
10.518 người và hơn 50% hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong đó, nổi lên
là dịch vụ du lịch.
Đến Mỹ Khánh, thị trấn PĐ bằng nhiều cách khác nhau. Tiện nhất là phương
tiện thủy bởi hệ thống sông rạch uốn lượn, liên thông nhau, nối liền ấp, tổ. Từ xuồng,
ghe nhìn lên thấy nhà dân cặp 2 bờ và có hướng cùng nhìn xuống lòng sông tỏ lòng
hiếu khách.
Mấy năm gần đây sạt lở bờ sông gây ra nhiều thiệt hại, tạo lo lắng cho cư dân
tại chỗ và du khách thập phương. Hiện tượng này vẫn chưa được nghiên cứu hệ thống,
tìm ra các nguyên nhân để giúp nhân dân địa phương đưa ra đối sách thích hợp cho
việc phòng tránh. Xã Mỹ Khánh và thị trấn PĐ được chọn làm nơi thực hiện đề tài
luận văn tốt nghiệp.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.


Hình 1.2 Bản đồ vị trí địa lý xã Mỹ Khánh
Chƣơng 1 – Giới thiệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
4
1.4. Phƣơng tiện nghiên cứu
+ Phương tiện đi lại: xe máy.
+ Máy định vị GPS: bấm tọa độ khu vực sạt lở và tuyến đường nằm trong vùng
nghiên cứu.
+ Máy chụp ảnh: chụp hiện trạng khu vực sạt lở.

+ Phần mềm Excel: thống kê, tính toán số liệu thu thập được.
+ Phần mềm Arcgis 9.3: xác định và vẽ vị trí vùng sạt lở.
+ Phiếu phỏng vấn, máy tính, văn phòng phẩm.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Tiến trình nghiên cứu




































Hình 1.3 Tiến trình thực hiện đề tài
Xác định mục
tiêu nghiên cứu
Lược
khảo
tài
liệu
Xác định vấn đề
nghiên cứu
+ Số liệu liên quan đến sạt lở như:
chiều dài đoạn sạt lở, diện tích sạt
lở, số hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại về
người và tài sản, số tiền hỗ trợ…
+ Tài liệu về ngày, địa điểm sạt lở,
chính sách được thực hiện, hiện
trạng nơi sạt lở…
+ Sử dụng phần mềm Microsoft
Excel
- Tổng hợp các số liệu có sẵn.
- Thống kê và tính toán các số liệu

phỏng vấn dân như: tổng thiệt
hại, chiều dài, diện tích…
+ Sử dụng phần mềm Arcgis 9.3
Chọn vùng
nghiên cứu
Viết đề cương
Xử lý số liệu
Thu thập thông
tin, dữ liệu
Viết báo cáo
Chƣơng 1 – Giới thiệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
5


















































Hình 1.4 Tiến trình phỏng vấn
Chỉnh sửa phiếu phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp
chính quyền địa phương
Phỏng vấn trực tiếp
các hộ dân ở vùng sạt lở
Xác định các thông tin
cần thiết để phỏng vấn
Chọn địa điểm phỏng vấn (nơi bị sạt
lở nghiêm trọng trên địa bàn huyện)
Lập phiếu phỏng vấn
Thống kê và xử lý
tài liệu, số liệu phỏng vấn
Phỏng vấn thử nghiệm
chính quyền địa phương
Phỏng vấn thử nghiệm
người dân vùng sạt lở
Chƣơng 1 – Giới thiệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
6
1.5.2. Phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu
+ Khảo sát, đánh giá sạt lở đất ở huyện PĐ, TPCT
Dựa vào các bài báo cáo, tài liệu, số liệu của địa phương liên quan đến sạt lở để
đánh giá nguyên nhân, tác hại của sạt lở.
Công tác thực địa, quan sát, chụp ảnh vùng sạt lở và các vùng lận kết hợp với tư
liệu ảnh để tìm hiểu, đưa ra các nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt lở.

Phỏng vấn chính quyền và người dân nhằm thu thập những số liệu cần thiết giúp
hiểu rõ quá trình xảy ra sự cố để khẳng định kiểu sạt lở, sự đề phòng của dân và chính
quyền địa phương. Bên cạnh đó, thông qua nghị định chính phủ, chính sách của huyện,
các bài báo khoa học và tài liệu, số liệu có sẵn của địa phương liên quan đến sạt lở để
đánh giá chính xác về nguyên nhân, tác hại của sạt lở.
+ Đánh giá hiện trạng sạt lở ở huyện PĐ, TPCT từ các tư liệu của huyện… để
đưa ra nhận xét.
+ Tìm hiểu nguyên nhân gây sạt lở đất bằng cách thu thập thông tin về điều
kiện tự nhiên của huyện, các bài báo khoa học liên quan đến sạt lở, phỏng
vấn dân… để so sánh vùng sạt lở và không sạt lở từ đó đưa ra kết luận về sạt
lở.
+ Tìm hiểu các giải pháp khắc phục sạt lở của chính quyền địa phương thông
qua các chính sách đã ban hành của huyện và phỏng vấn trực tiếp chính
quyền và dân.
+ Tìm hiểu các khoản bồi thường, hỗ trợ và tuyên truyền, giáo dục cho dân về
ảnh hưởng do sạt lở gây ra của chính quyền địa phương từ các các chính
sách, văn bản Quyết định thực thi của huyện và phỏng vấn trực tiếp chính
quyền và dân.
+ Đề xuất giải pháp khắc phục sạt lở ở huyện PĐ, TPCT dựa trên các chính
sách, các điều kiện tự nhiên, các chiến dịch phòng chống sạt lở của huyện, ý
nguyện của người dân và các báo cáo khoa học.
Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
7
Chương 2

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Tác hại của sạt lở bờ sông

Sạt lở bờ sông gây nhiều tổn thất cho xã hội và đặc biệt là người dân vùng sạt
lở. Nó có thể gây thiệt hại về người, vật chất, kinh tế, môi trường, xã hội…
Tác hại đầu tiên của sạt lở là có thể gây chết người hoặc thương tật tạm thời hay
vĩnh viễn. Bên cạnh đó, nó còn tạo bất an cho người dân ở nơi và vùng sạt lở, người
dân không yên tâm lo sinh kế dẫn đến kinh tế gia đình giảm sút.
Về vật chất, sạt lở phá hủy nhà cửa, cuốn đi tài sản của người dân, phá hoại các
công trình công cộng, gây tắc nghẽn đường giao thông. Làm thiệt hại hàng tỷ đồng.
Đối với kinh tế, các hộ dân chăn nuôi, vật nuôi có thể chết hoặc bị thương. Còn
người dân trồng cây ăn trái thì mất đất canh tác. Mặt khác, các hộ kinh doanh có thể
mất mặt bằng, mất lượng khách do thay đổi nơi sống.
Mảng xã hội: sạt lở làm cho người dân hoang mang, gây bất ổn xã hội. Nó còn
kéo theo vấn đề giáo dục, do kinh tế gia đình khó khăn hơn và nơi ở không thuận
tiện…nên giảm lượng trẻ đến trường. Bên cạnh đó, người dân hoang mang, cuộc sống
khó khăn sẽ ít quan tâm về các hoạt động vui chơi giải trí, giảm hoạt động giao lưu
văn hóa.
Môi trường tự nhiên: sạt lở làm kết cấu đất thay đổi gây cho một số loài sinh vật
không thể thích nghi, làm mất đa dạng sinh học. Và sạt lở còn gây bồi lắng lòng sông,
thay đổi dòng chảy, tốc độ dòng chảy. Cũng chính lý do đó mà sạt lở xảy ra ngày càng
nhiều.
Vấn đề môi trường, các công trình xây dựng đổ xuống sông, gây ô nhiễm nguồn
nước. Nó còn kéo theo xây dựng nhà mới tạo nhiều khối bụi và làm thay đổi mục đích
sử dụng đất, từ đất canh tác thành đất thổ cư.
2.2. Tóm lƣợc về huyện Phong Điền, TPCT
2.2.1. Lịch sử huyện Phong Điền
Theo người dân địa phương, cái tên PĐ đầy ý nghĩa, nó mang nhiều ước muốn,
hoài bão của người dân. Phong tức là trù phú, màu mỡ, điền là đất. Cái tên Phong Điền
ý nói lên sự tươi tốt của đất đai ở đây.
Ngày 26 tháng 5 năm 1966, quận PĐ thuộc tỉnh Phong Dinh được thành lập.
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, PĐ bị giải thể và sáp nhập vào huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang.

Ngày 06 thành 11 năm 2000, Chính phủ VN ban hành Nghị định số
64/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập
huyện Châu Thành A thuộc tỉnh CT.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội VN thông qua Nghị quyết số
22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Chia tỉnh
CT thành TPCT trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Theo đó, Huyện Châu
Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang.
Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
8
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Phong Điền

Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ VN ban hành Nghị định số
05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn,
các huyện PĐ, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc TPCT
trực thuộc Trung ương. Theo Nghị định đó, tách các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường
Long của huyện Châu Thành A hợp với các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân của TPCT cũ và
xã Tân Thới của huyện Ô Môn cũ để thành lập huyện PĐ thuộc TPCT. Huyện PĐ có 6
xã là: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long, Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới và 52 ấp,
khu vực. Huyện lỵ đặt tại xã Nhơn Ái.
Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ VN ban hành Nghị định số
11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường thành lập phường,
thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện PĐ, Vĩnh Thạnh, TPCT. Theo
đó, thành lập thị trấn PĐ thuộc huyện PĐ.
Vậy năm 2007, huyện PĐ có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 6 xã và
trong đó, có 52 ấp, khu vực. Và năm 2008, chia 52 ấp, khu vực thành 79 ấp, khu vực.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Huyện PĐ ở phía tây TPCT có tổng diện tích tự nhiên là 12.525,58 ha, nằm trong

tọa độ từ 105
0
13’38”Đ đến 105
0
50’35”Đ và từ 9
0
5’08”B đến 10
0
19’38”B.



















Hình 2.1 Thể hiện tổng thể các đơn vị hành chính thuộc huyện PĐ gồm: thị trấn
PĐ, xã Mỹ Khánh, xã Nhơn Ái, xã Nhơn Nghĩa, xã Tân Thới, xã Giai Xuân và xã

Trường Long. Tứ cận của huyện PĐ như sau:
- Phía Bắc giáp quận Bình Thủy và quận Ô Môn.
- Phía Nam giáp Tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
- Phía Tây giáp huyện Thới Lai.
Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
9
Mặt khác, huyện có các tuyến giao thông đường bộ (tỉnh lộ 923, 926, Hương lộ
28, quốc lộ 61B) nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 91, quốc lộ 91B là các tuyến giao
thông huyết mạch liên vùng, cả nước.
Đồng thời, huyện có sông CT là một trong những nhánh lớn của sông Hậu chảy
qua, trải dài trên địa phận của huyện liên thông với các tuyến đường thủy trong vùng.
+ Khí hậu
Huyện PĐ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu điều hòa dễ chịu,
ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: Do huyện PĐ nằm ở vùng khí hậu nóng ẩm nên bình quân nhiệt độ
ở huyện khá cao 27,2
0
C, và huyện chỉ có 2 mùa nắng, mưa vì thế nhiệt độ
trung bình chênh lệch giữa các tháng trong năm không nhiều, tháng cao nhất
là tháng 5 với 28,6
0
C và tháng thấp nhất 25,8
0
C là tháng 1. Sự chênh lệch về
nhiệt độ giữa ngày và đêm của các tháng bình quân khá lớn, ví dụ: tháng 1
nhiệt độ cao nhất 32,5

0
C, thấp nhất 19,5
0
C, chủ yếu tập chung vào các tháng
1, 2, 11, 12. Cũng vì vậy, đất sẽ khó thay đổi tính chất kịp thời, gây hiện
tượng nứt nẻ, khô xốp, dễ vỡ vụng.
- Gió: PĐ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 3 hướng gió thịnh
hành là Đông Bắc( tháng 11 - 12) gây khô và mát; hướng gió Đông Nam (
tháng 2 - 6) gây khô và nóng; hướng Tây Nam ( tháng 6 - 11) thổi từ biển vào
mang nhiều hơi nước nên mưa nhiều, gây lốc xoáy. Tốc độ trung bình là 3
m/s. Do gió chủ yếu mang tính chất khô nên không khí tương đối khô làm
cho lớp trầm tích trở nên khô xốp.
- Độ ẩm: Tương đối ổn định trong khoảng từ 77% - 93%. Trong năm thấp nhất
thường từ tháng 1 đến tháng 4, cao nhất từ tháng 5 dến tháng 12. Độ ẩm ở
đây cao thích hợp phát triển các loại cây nhiệt đới, vì vậy, huyện phát triển du
lich về vườn trái cây.
- Lượng mưa: 1.495,5 mm/năm, chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 11,
tháng cao nhất 384,5 mm (tháng 7), có tháng không mưa (tháng 2). Lượng
mưa nhiều, thuận lợi cho sinh hoạt và tưới tiêu của người dân, nhưng nó cũng
là tác nhân gây gây ngập úng thường xuyên ở đây.
- Nắng: Trung bình trong các năm khá cao 2.535,5 giờ/năm, được phân điều
qua các tháng trong năm và độ chênh lệch thấp, dao động từ 155,4 giờ (tháng
9) đến 252,5 giờ (tháng 4). Các tháng có giờ nắng cao tập trung từ tháng 1 -
tháng 4. Số giờ nắng cao kết hợp với phân bố đều giúp cho cây trồng phát
triển khi đủ lượng ánh sáng cần thiết để quang hợp.
Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền
nhiệt độ, chế độ bức xạ mặt trời, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.
Các lợi thế này rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo
ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, tạo sự đa dạng trong sản xuất
và chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ và sạt lở bờ sông gây thiệt hại về
người và tài sản. Mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới tiêu ảnh hưởng đến
sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
10
+ Sông
Mạng lưới sông, rạch chằng chịt, mật độ trung bình là 1,8 km/km
2
, chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều. Và có nhánh chính là sông Cần Thơ chạy dọc Quốc
lộ 1A.
Vận tốc chảy của sông chảy theo hướng từ biển vào là 0,6 – 0,8 m/s.
Theo Niên giám thống kê 2009 của TPCT, mực nước sông bình quân là 47 cm,
bình quân cao nhất là 193 cm, bình quân thấp nhất là -121 cm.
Thuận lợi: Giao thông thủy phát triển thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với
các huyện và tỉnh khác. Bên cạnh đó, kết hợp với không khí trong lành thích hợp cho
phát triển du lịch sinh thái, tiềm năng phát triển kinh tế của huyện.
Hạn chế: Do các yếu tố của sông đồng bằng nên huyện thường xảy ra sạt lở bờ
sông gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Địa hình – địa mạo
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, biến động không lớn. Địa mạo của
vùng được hình thành chủ yếu qua quá trình biển lùi, bồi lắng trầm tích biển và phù sa
của sông Cửu Long, trên bề mặt độ sâu 50 m có 2 lớp trầm tích phù sa mới (Holocene)
và phù sa cổ (Pleistocene). Với địa hình của huyện thì thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp.
Tuy nhiên do tính chất, quá trình hình thành địa chất trên địa bàn có nhiều kênh
rạch nên nền đất yếu, cường độ chịu tải tự nhiên chỉ đạt 0,2 đến 0,5 kg/cm
2

. Vì vậy,
đòi hỏi chi phí đầu tư gia cố nền móng cao khi xây dựng các công trình trên địa bàn.
+ Các tài nguyên
- Tài nguyên đất
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven
các sông, rạch. Đất có thành phần cơ giới nặng. Thành phần cấp hạt sét và thịt từ (68-
82%), cấp hạt cáo gần gấp 2 lần cấp hạt limon; tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng
nhất do hậu quả của các thời kỳ bù đắp phù sa.
Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy trên biển. Đất có thành phần
cơ giới trung bình đến nặng, cùng với sự tích lũy của muối phá vỡ các keo đất làm cho
đất dính dẻo khi ướt, nứt nẻ và cứng khi khô.
Thuận lợi: Do đất đai màu mỡ, vùng sinh thái rộng lớn nên thích hợp cho việc
canh tác cây lương thực, cây công nghiệp hằng năm, cây hoa màu và cây ăn quả.
Hạn chế: Nền đất yếu ảnh đến xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là phát
triển giao thông đường bộ và phát triển đô thị.
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của huyện rất dồi dào được cung cấp bởi sông CT và hệ thống
kênh rạch khác chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, một phần nhỏ phục vụ cho
nhân dân trên địa bàn huyện.
Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng
chứa nước pleitoxen, Pliocen, Miocen ở độ sâu 100 - 300m, nhưng có nơi 20 - 50m đã
có nước ngầm, chất lượng khá tốt chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.
Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
11
11,97%
85,56%
trồng trọt chăn nuôi dịch vụ


Thuận lợi: Nguồn nước dồi dào thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái. Cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và
phát triển kinh tế, xã hội.
Hạn chế: Hệ thống kênh, rạch bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều.
- Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện tài nguyên khoáng sản khá ít, chỉ có cát xây dựng với trữ
lượng rất nhỏ chưa thể quy hoạch khai thác để sử dụng cho mục đích xây dựng.
- Tài nguyên sinh vật.
Tài nguyên thực vật phù sa nước ngọt, hệ thực vật đất phèn. Động vật và thủy
sinh vật tương đối đa dạng.
2.2.3. Hiện trạng kinh tế - Văn hóa - Xã hội
+ Kinh tế
Kinh tế của huyện PĐ chủ yếu dựa vào nông nghiệp; diện tích đất nhiều, nhưng
lợi ích kinh tế không cao, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành 5,41%. Huyện đang từng
bước kết hợp nông nghiệp với du lịch để tăng thu nhập cho cộng đồng. Mấy năm gần
đây, sạt lở đất thường xuyên xảy ra làm mất đất thổ cư, đất canh tác và giảm nguồn thu
nhập của dân.
Nông nghiệp: trồng trọt đóng vai trò chủ yếu chiếm 85,56% trong cơ cấu sản
xuất nông nghiệp (Hình 2.2).









Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền 2011
Diện tích đất chủ yếu dành cho việc gieo trồng cây lương thực 10.994 ha, với

sản lượng cây lương thực (quy ra thóc) đạt 55.286 tấn/năm. Tiếp theo, cây ăn quả với
diện tích 4.055 ha, sản lượng 27.393 tấn/năm. Về chăn nuôi, chiếm 11,97% trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp (Hình 2.2). Trong đó, nuôi gia cầm chiếm số lượng lớn
207.852 con và chăn nuôi heo là 7.529 con. Huyện còn chăn nuôi trâu, bò sữa, bò kéo
cày, dê.
Thủy sản: Dựa vào đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và PĐ là vùng sông
nước có nhiều kênh rạch nên thích hợp cho việc khai thác và phát triển nuôi trồng thủy
sản. Ở đây, thủy sản được nuôi trồng với diện tích 417 ha, chiếm 3,3% diện tích của
huyện, đem về sản lượng hàng năm khoảng 7.899 tấn và sản lượng khai thác là 593
tấn/năm. Với sản lượng đó đã thu về cho huyện 169.157 triệu đồng/năm. Qua đó cho
Hình 2.2 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
12
thấy, dựa vào lợi thế khí hậu và đia hình thì đầu tư và phát triển thủy sản là một hướng
đúng đắn.
Công nghiệp: Chủ yếu là hoạt động cá thể, không có đầu tư quốc doanh (Hình
2.3). Năm 2011, ngành công nghiệp thu về 255.965 triệu đồng.









Thương mại – Du lịch - Dịch vụ: Năm 2011 có 3.915 cơ sở kinh doanh, với
10.063 người hoạt động trong lĩnh vực này.

Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ trên địa bàn 1.879.625 triệu
đồng.
Cơ sở kinh doanh vận tải là 702 cơ sở, với số lao động là 785 người đạt mức
doanh thu 120.570 triệu đồng.
Về lĩnh vực thương mại – du lịch – dịch vụ người dân chưa tham gia nhiều, do
nó còn xa lạ với nông thôn, nhưng nó lại mang nguồn doanh thu lớn cho huyện. Nhất
là du lịch, do huyện có sông nước hữu tình, nhiều vườn trái cây và không khí trong
lành rất thích hợp cho phát triển khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Vì vậy, huyện
cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này để thúc đẩy phát triển kinh tế.
+ Hiện trạng về văn hóa - giáo dục
Huyện có các di tích lịch sử văn hóa là: di tích lịch sử Chiến thắng Ông Hào (xã
Trường Long), mộ Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (thị trấn Phong Điền), di tích lịch
sử quốc gia Lộ Vòng Cung (xã Mỹ Khánh), di tích văn hóa Óc Eo – Lung Cột Cầu (xã
Nhơn Nghĩa), di tích lịch sử lộ Vòng Cung (xã Mỹ Khánh), bia căm thù (xã Tân Thới),
kênh xáng Xà No (xã Nhơn Nghĩa) Bên cạnh đó, hoạt động của chợ nổi PĐ điểm
nhấn thu hút khách du lịch bốn phương.
Đến năm 2011, trên địa bàn huyện có 1 nhà thông tin văn hóa và 8 thư viện,
phòng đọc sách được phân bố ở trung tâm huyện và các xã phục vụ cho người dân sinh
hoạt và học hỏi. Cũng trong năm đó, huyện đạt 100% xã, thị trấn đạt danh hiệu văn
hóa.
+ Xã hội
Năm 2011, huyện PĐ có dân số 100.226 người, mật độ dân số 800 người/km
2
.
Trong đó, dân số sống ở thành thị là 10.868 người, chiếm 10,8% dân số của huyện. Do
huyện là huyện nông ngiệp và dân chủ yếu sống ở nông thôn nên dân số làm nông
nghiệp chiếm 53% dân số của huyện.
Hình 2.3 Cơ cấu sản xuất công nghiệp
12%
87%

Quốc doanh Tập thể Tư nhân Cá thể

Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
13
Hiện nay, huyện có 63.975 người trong độ tuổi và có khả năng lao động. Số dân
lao động chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, chiếm 60% dân số lao động.
Huyện PĐ đat chỉ tiêu 100% xã, thị trấn có điện. Đã hoàn thiện 100% đường ôtô
đến trung tâm xã và thị trấn và và đường dây điện thoại đến UBND xã, thị trấn.
Về y tế: huyện hiện có 1 bệnh viện với 50 giường và 7 trạm y tế xã, thị trấn. Đến
ngày 31/12 huyện có 106 y sĩ, 24 dược sĩ và 6 cán bộ đông y.
Về thể thao: huyện có 23 đội bóng thể thao.
- Cơ sở: hiện tại, toàn huyện có 40 cơ sở. Trong đó, có 15 sân bóng đá, 23 sân
bóng chuyền và 2 sân bóng rổ.
- Cán bộ: gồm 52 cán bộ, có 7 cán bộ chuyên nghiệp đạt trình độ đai học và 45
huấn luyện viên.
- Năm 2011, huyện giành được 218 huy chương. Trong đó, có 139 huy chương
vàng, 34 huy chương bạc và 47 huy chương đồng.
Về phủ sóng phát thanh, truyền thanh: huyện đã xây dựng 7 trạm phát thanh
và đạt 100% xã, thị trấn phủ sóng phát thanh, truyền thanh.
2.3. Tóm lƣợc về sông Cần Thơ
Sông Hậu với tổng chiều dài chảy qua TPCT là 65 km. Đoạn qua CT có chiều
rộng khoảng 1,6km. Lưu lượng nước bình quân tại CT là 14.800 m3/giây.
Sông CT bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16
km, chiều rộng từ 280-350 m, đi qua các quận Ô môn, Huyện PĐ, quận Cái Răng,
quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông CT có nước ngọt quanh
năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ
và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Bên cạnh đó, TPCT còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch

lớn nhỏ, là phụ lưu của 2 sông lớn: sông Hậu và sông CT đi qua thành phố nối thành
mạng đường thủy thuận tiện. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô
Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là
Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và PĐ, cho nước ngọt quanh năm tạo điều kiện cho nhà
nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
2.4. Tầm quan trọng của sông Cần Thơ ở huyện Phong Điền, TPCT
Sông CT có ý nghĩa vô cùng quan trọng với 100.226 người sống trên địa bàn
huyện, chủ yếu là sống ven sông. Kinh tế phần lớn cũng nhờ vào sông nước, các chợ
của huyện đều nằm dọc bờ sông, tiện cho việc buôn bán trên sông lẫn trên cạn. Bên
cạnh đó, PĐ còn nổi tiếng về chợ nổi vì thói quen buôn bán trên ghe, tàu và đến nay
vẫn còn. Mặt khác, sông CT còn là tuyến giao thông thủy quan trọng để huyện giao
lưu kinh tế, văn hóa với các huyện và tỉnh, thành khác.
Về phương diện khác, cuộc sống người dân ở đây không thể thiếu sông, vì nó là
nguồn cung cấp nước ngọt cho các hoạt động trong cộng đồng. Và nó cũng là nguồn
cho hoạt động đánh bắt trên sông, đồng thời là tuyến du lịch sinh thái quan trọng, đem
lại ngân khoản không nhỏ giúp cho huyện phát triển kinh tế.
Và cuối cùng, sông CT là tuyến thoát lũ chủ yếu khi mùa mưa về, và cung cấp
nước khi mùa khô đến.
Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
14
2.5. Các vụ sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn TPCT
2.5.1. Sạt lở bờ sông Trà Nóc, quận Bình Thủy
Ngày 10 tháng 06 năm 2007 ở khu vực 2, phường Trà An, đã xảy ra 1 vụ sạt lở
nghiêm trọng, gây thiệt hại hoàn toàn 10 căn nhà của dân và ảnh hưởng đến 34 hộ
khác với tổng chiều dài nơi và vùng sạt lở khoảng 500m, tổn thất trên 1 tỷ đồng. Do
trước đó đã xuất hiện hiện tượng tường rạn nứt, chính quyền nhanh chóng thông báo
cho người dân để chuẩn bị ứng phó khi có sự cố và người dân đã đề cao tinh thần cảnh
giác nên không gây thiệt hại về người.

Sau khi xảy ra sự cố, cơ quan chức năng giúp dân di dời tài sản, hỗ trợ khẩn cấp
mỗi hộ 1 triệu đồng. Để hạn chế tối đa thiệt hại về nhà cửa khi sạt lở tiếp tục diễn ra,
UBND quận sẽ cho cắt bớt tường của những hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng và lập
phương án di dời, đền bù giải tỏa dân đến nơi an toàn.
2.5.2. Sạt lở tại chợ Long Hòa, quận Bình Thủy
Ngày 09 tháng 05 năm 2011, dưới chân cầu Rạch Cam, tỉnh lộ 918 đã xảy ra 1
vụ sạt lở nghiêm trọng, do vụ việc xảy ra bất ngờ nên đã gây thiệt hại về người. Trong
đó có 2 người chết và 5 người bị thương. Về tài sản, đã sụp hoàn toàn 12 ki-ốt và văn
phòng ban quản lý chợ với tổng diện tích khoảng 320m
2
, gây tổng thiệt hại về tài sản
khoảng 300 triệu đồng.
Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng hơn 200
người gồm bộ đội, công an, dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng tại chỗ tiến hành
tìm kiếm người mất tích và tài sản. Mặt khác, sạt lở xảy ra gần chân cầu, để đảm bảo
an toàn, chính quyền đã quyết định phong tỏa toàn bộ khu vực 2 đầu cầu Rạch Cam và
chợ Long Hòa gây ách tắc tuyến giao thông từ Bình Thủy đi Long Tuyền suốt buổi
sáng ngày 9 tháng 5. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đã quyết định chợ ngừng hoạt
động và di dời đến nơi khác.
Bên cạnh đó, chính quyền TPCT đã quyết định hỗ trợ gia đình có người chết 10
triệu đồng/người và người bị thương là 1,5 triệu đồng/người.
2.5.3. Sạt lở bờ kè sông Cần Thơ ngày 30 tháng 05 năm 2013
Ngày 30 tháng 05 năm 2013, sạt lở bờ kè tại khu vực 4, phường Hưng Thạnh,
quận Cái Răng, TPCT với chiều dài 56m, ăn sâu khoảng 16m, phá hủy hoàn toàn hơn
40m đường giao thông chính của phường. Bên cạnh đó, nó còn nhấn chìm chiếc ghe
5,5 tấn, toàn bộ vật tư, máy móc tập kết ở đây và gây mất điện trên diện rộng. Tổng
thiệt được ước tính khoảng 1,5 tỷ đồng.
Sau đó, các cơ quan chức năng nhanh chóng khôi phục lại đường giao thông,
lưới điện và viễn thông. Bên cạnh đó, chính quyền yêu cầu các bên liên quan có trách
nhiệm tìm ra nguyên nhân sự cố để có hướng giải quyết cụ thể; đồng thời, khắc phục

nhanh sự cố để công trình tiếp tục thi công và giám sát công trình cần chặt chẽ hơn để
bờ kè hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng. Trạm quản lý đường thủy nội địa CT
huy động lực lượng kiểm tra mức ảnh hưởng của sạt lở đối với an toàn giao thông thủy
và yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công lắp biển báo nguy hiểm.



Chƣơng 2 – Lƣợc khảo tài liệu

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
15
2.6. Các vụ sạt lở nghiêm trọng ở huyện Phong Điền, TPCT
2.6.1. Vụ sạt lở bờ kè ở ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền
Từ ngày 14/02/2007 đến ngày 26/02/2007, khu vực chợ PĐ xảy ra vụ sạt lở bờ
kè, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 11 hộ dân, 16 ki-ốt bán hàng tết và hàng chục hộ dân
khác. Tài sản của dân bị thiệt hại do một phần do rớt xuống sông, phần khác do quá
trình di chuyển Các hộ dân sống trên tuyến kè tinh thần bị hoảng loạn, kinh doanh
cũng giảm sút từ sau khi sạt lở xảy ra. Và các hộ kinh doanh khác ở chợ cũng bị ảnh
hưởng do tắc nghẽn cục bộ.
Về phía chính quyền, có mặt khi dân thông báo hiện tượng vào ngày 14 tháng
02, an ủi, động viên và giúp dân di tài sản đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, khoanh vùng,
phong tỏa nơi sạt lở và luôn có mặt để ứng cứu khi cần thiết. Mặt khác, chính quyền
vận động những hộ dân lân cận có nguy cơ sạt lở di dời tài sản đến nơi an toàn để hạn
chế thiệt hại. Và sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền hỗ trợ các hộ nơi sạt lở 2 triệu/hộ.
Cơ quan chức năng còn trấn an dân, lập kế hoạch di dời dân vào khu thương mại và
khắc phục đoạn kè sạt lở, giải tỏa mặt bằng xây dựng công viên bờ kè. Để thực hiện
việc giải tỏa, chính quyền huyện đã bồi thường cho dân đất, vật kiến trúc, hoa màu và
các khoản hỗ trợ với trị giá trên 58 tỷ đồng.
2.6.2. Vụ sập cầu ở ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền
Ngày 12 tháng 02 năm 2010 và ngày 06 tháng 03 năm 2010, sạt lở làm sập

đường dẫn cầu Trà Niền bên phía ấp Nhơn Lộc 1 và cuốn theo 4 căn nhà gần đó. Gây
thiệt hại về tài sản và thiệt mạng 2 người. Với tổng thiệt hại tài sản trên 3 tỷ đồng. Bên
cạnh đó, tuyến đường bộ bị tắc nghẽn hoàn toàn.
Khi sạt lở xảy ra vào ngày 12 tháng 02, chính quyền có mặt trấn an dân, vận
động các hộ còn lại di dời và hỗ trợ mỗi hộ 1 triệu đồng. Nhưng do cuộc sống, người
dân vẫn ở lại. Đến ngày 06 tháng 03, đường dẫn cầu bị sập và 3 căn nhà còn lại bị rơi
xuống sông, quan trọng hơn, là gây tử vong 2 người cùng gia đình. Chính quyền có
mặt, an ủi, động viên và giúp dân trục vớt, di dời tài sản đến nơi an toàn. Mặt khác,
phong tỏa vùng sạt lở, quy động phà lớn và khởi công xây cầu tạm phục vụ cho quá
trình thông thương. Bên cạnh đó, yêu cầu cơ quan chức năng và chủ đầu tư tìm nguyên
nhân sạt lở để nhanh chóng khắc phục và hoàn thiện cầu Trà Niền. Trong quá trình
hoàn thiện, chính quyền giải tỏa mặt bằng các hộ dân sống gần cầu để đề phòng nguy
hiểm và phục vụ cho việc mở rộng cầu. Để thực hiện việc giải tỏa, địa phương bồi
thường cho dân phần đất, vật kiến trúc, hoa màu và các khoản hỗ trợ, khen thưởng trên
2 tỷ đồng.
2.6.3. Vụ sạt lở ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh
Ngày 29 tháng 03 năm 2013, 7 căn nhà ở tổ 22, ấp Mỹ Ái có hiện tượng rạn nứt,
người dân lập tức báo chính quyền địa phương. Chính quyền các cấp có mặt trấn an và
giúp di dời tài sản đến nơi an toàn. Đến ngày 01 tháng 04, có 5 căn nhà bị sạt lở hoàn
toàn, 1 căn bị sụp mất 1 phần, 1 căn bị rạn nứt và chính quyền cho tháo dỡ 5 căn còn
lại để hạn chế việc xói lở. Do có sự chuẩn bị nên vụ sạt lở chỉ thiệt hại về nhà và đất.
Sau khi xảy ra sự cố, chính quyền địa phương đến động viên, an ủi các hộ bị
thiệt hại và hỗ trợ mỗi hộ 6 triệu đồng. Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ từ các
nơi khác tổng số tiền là 5 triệu đồng/hộ. Mặt khác, để ổn định nơi ở cho dân, địa
phương giao, bán nền nhà khu vượt lũ ở xã Trường Long cho các hộ nhưng người dân
không đồng ý, họ mong muốn được bán nền nhà ở xã Mỹ khánh.
Chƣơng 3 – Kết quả và Thảo luận

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
16

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sạt lở đất ở huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền là huyện có nhiều vụ sạt lở, gây ảnh hưởng đến cuộc sống
các hộ dân sống ven sông. Trong đó, nổi bật 3 điểm sạt lở nghiêm trọng thuộc thị trấn
PĐ và xã Mỹ Khánh gây thiệt hại về người và tài sản được thể hiện thông qua Bảng
3.1.
Bảng 3.1 Thực trạng nghiên cứu ở vùng sạt lở
Địa điểm
Ấp Thị Tứ,
thị trấn Phong Điền
Ấp Nhơn Lộc 1,
thị trấn Phong Điền
Ấp Mỹ Ái,
xã Mỹ Khánh
Năm
2007
2010
2013
Chiều dài vùng
sạt lở, m
739
50
120
Số hộ
148
10
12

Thiệt
Hại
Tài sản
Nơi bị sụt lún thiệt
hại trên 6,7 tỷ đồng
và các hộ bị ảnh
hưởng thiệt hại về
nhà và hoa màu
khoảng 22 tỷ đồng.
Đường dẫn cầu Trà
Niền, 4 căn nhà và
nhiều tài sản giá trị
khác như: nữ trang,
tiền và hàng hóa…
12 căn nhà và
khoảng 1000 m
2

đất (giá m
2
= 2,2
triệu đồng).
Ngƣời
Không
2 người chết
Không
Hỗ trợ và trợ
cấp, triệu đồng
356
596

132
Bồi thƣờng,
tỷ đồng
52,2
1,47
0
*Ghi chú:
Bồi thƣờng cho những phần đất còn lại của dân chƣa bị sạt lở.
Chƣơng 3 – Kết quả và Thảo luận

TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
17
3.1.1. Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền
Ấp Thị Tứ thuộc thị trấn PĐ, vào năm 2007, bị sạt lở nghiêm trọng với chiều
dài ảnh hưởng 739 m và hình ảnh khu chợ ngày nay khi các hộ dân đã di dời khỏi
vùng sạt lở được thể hiện qua Hình 3.1, được chụp vào ngày 30 tháng 10 năm 2013.
Mặt khác, nơi đây đang được san lấp và xây dựng công viên bờ kè giúp người dân có
nơi giải trí, tạo cảnh quan đẹp giúp phát triển tìm năng du lịch của huyện.





















Sạt lở bắt đầu xảy ra vào ngày 14 tháng 02 năm 2007 tại chợ PĐ, gây sụp lún 16
ki-ốt bán hàng. Sau đó, vào ngày 15 tháng 02, sụp tiếp 1 căn nhà và cuối cùng, ngày
26 tháng 02 sụp thêm 10 căn nhà khác, ảnh hưởng hàng chục căn nhà lân cận.
Sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp 11 hộ dân và 16 ki-ốt bán hàng bị sụp lún gây
thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng và đoạn kè sụt lún dài 146,4m, trị giá khoảng 1,7 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đồ dùng sinh hoạt, hàng hóa kinh doanh bị trôi và mọi người phải di dời
tài sản nên cuộc sống hoang mang, bất ổn, gây tổn thất nghiêm trọng thu nhập của
người dân nơi và vùng sạt lở. Mặt khác, nó ảnh hưởng gián tiếp 137 hộ lận cận cũng
hoang mang lo sợ.
Về khía cạnh giao thông, đường bộ và đường thủy bị tắc nghẽn cục bộ. Do các
hộ dân vùng sạt lở quá nhiều và ngay dịp tết nên quá trình di dời tài sản đã gây ách tắc
giao thông, đường thủy thì bị cản trở do nhà và tài sản rơi xuống sông. Mặt khác,
người dân không có nơi ở tạm nên ở phía ngoài gần khu sạt lở và sự hiếu kì của những
người dân khác cũng là yếu tố gây tắc nghẽn giao thông.
Vùng sạt lở có chiều dài 739m, ảnh hưởng đến 148 hộ dân với tổng thiệt hại hơn
70 tỷ đồng, đã làm cho tinh thần của người dân hoang mang, lo sợ. Mặt khác, bờ kè đã
xây dựng xong lại xảy ra sự cố làm mất nhà và đất, nhiều tài sản trôi xuống sông càng
làm cho tinh thần người dân càng thêm bất ổn. Điều quan trọng hơn, họ phải đối mặt
với thực tại và tìm cách duy trì cuộc sống của gia đình mình.

Hình 3.1 Nơi sạt lở chợ Phong Điền
Chƣơng 3 – Kết quả và Thảo luận


TRƢƠNG THÙY TRÂM, QLMT K36
18
Theo quyết định số 53/2005/QĐ-UB, UBND thị trấn PĐ đã giải quyết bồi
thường cho dân vùng sạt lở như sau.:
+ Về đất
Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được
bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc được bồi thường bằng
tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi và phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương;
Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao
nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích
lớn hơn hạn mức giao đất ở thì UBND thành phố căn cứ vào quỹ đất của địa phương
và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất xem xét, quyết định giao thêm một phần
diện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích đất ở bị thu
hồi. Và được giao diện tích đất ở mới theo Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Diện tích giao đất ở mới cho dân vùng sạt lở ấp Thị Tứ
Diện tích đất ở bị thu hồi, m
2

Diện tích giao đất ở mới, m
2

15  60
60
60  100
60  100
100  150
100  150
Trên 150

150
Nguồn:Quyết định số 53/2005/QĐ-UB
+ Về nhà ở
Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi
thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương
đương do Bộ Xây dựng ban hành.
Giá trị bồi thường = Diện tích sử dụng (m
2
) * Đơn giá (đồng/m
2
).
Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định trên
được bồi thường theo mức sau:
- Giá trị bồi thường = Diện tích sử dụng (m
2
) * Đơn giá (đồng/m
2
) * Tỷ lệ (%)
chất lượng sử dụng còn lại.
- Tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng sử dụng còn lại của nhà, công trình được xác
định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
- Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây
dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây
dựng ban hành; nếu công trình không còn sử dụng được hoặc thực tế không
sử dụng thì khi Nhà nước thu hồi không được bồi thường.
Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại
không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; hoặc nhà,
công trình xây dựng bị phá dỡ làm ảnh hưởng đến các công trình khác trong cùng một
khuôn viên đất nhưng vẫn tồn tại, song không thể sử dụng được theo thiết kế, quy
hoạch xây dựng ban đầu thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình.

×