Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.17 KB, 11 trang )


Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định
hướng ứng phó tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định

Hoàng Anh Huy


Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
Luận án TS Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Mã số Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Trương Quang Học; PGS. TS. Trần Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2013


Abstract. Nghiên cứu diễn biến khí hậu trong thời gian qua, tình hình hiện nay và
kịch bản của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong tương lai tại địa phương. Phân tích các
đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH) và định hướng phát triển KT-XH và quy
hoạch đô thị cho thành phố Quy Nhơn trong thời gian tới. Đánh giá tác động và tác
động tiềm tàng của BĐKH, nguy cơ tổn thương cho các khu vực và lĩnh vực trên địa
bàn nghiên cứu. Đề xuất các định hướng ứng phó với BĐKH cho các lĩnh vực khu vực
nhạy cảm của thành phố Quy Nhơn
Keywords. Môi trường; Biến đổi khí hậu; Bình Định.

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng (NBD)
hiện nay, là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH đã thực
sự tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế-xã hội


(KT-XH) và sức khỏe con người. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan như là hệ quả
của BĐKH hiện đang hoành hành ngày càng nhiều và khốc liệt ở khắp mọi nơi trên thế giới.
BĐKH tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là thách thức
lớn cho phát triển bền vững (PTBV) [IPCC, 2007a].
Việt Nam được đánh giá là một trong số rất ít các quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do
BĐKH, đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị
tổn thương nhất bởi NBD [WB, 2007; Bộ TN&MT, 2008a, 2009].
Tác động của NBD là rất nghiêm trọng vì Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn 1 triệu km
2

lãnh hải, trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng thấp ven biển nên
những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập
mặn trong mùa khô. BĐKH, NBD sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trên, làm tăng diện tích
ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây
dựng ven biển như đường giao thông, bến cảng, nhà máy, các đô thị và khu dân cư. Những
vùng, khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói
trên là dải ven biển miền Trung, vùng núi phía Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long.
Quy Nhơn là thành phố ven biển duyên hải miền Trung, có địa hình đa dạng: miền núi, đồng
bằng, cồn cát ven biển, và hải đảo và Quy Nhơn hội đủ các loại hình thiên tai có ở Bình Định.
Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, những hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như lũ lụt, hạn
hán, xâm nhập mặn, NBD, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)… ở địa bàn miền Trung nói
chung và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng xuất hiện ngày càng phức tạp và gây
ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
Hiện nay, trên phạm vi cả nước, các bộ, ngành và các địa phương đang xây dựng và triển khai
các kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu (NTP-RCC) (phê duyệt năm 2008) và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (phê duyệt
năm 2011). Trong bối cảnh đó, đề tài của luận án được xác định là: “Nghiên cứu đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại

thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Một phần kết quả của luận án được tác giả sử dụng
trong khuôn khổ Dự án “Mạng lưới các thành phố ở châu Á có khả năng chống chịu với biến
đổi khí hậu (ACCCRN)” do Quỹ Rockefeller tài trợ ở Việt Nam tại 3 thành phố Cần Thơ, Đà
Nẵng và Quy Nhơn (từ 2009) mà nghiên cứu sinh là một thành viên đã tham gia thực hiện Dự
án tại Quy Nhơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là:
 Xác định được diễn biến các yếu tố khí hậu, các biểu hiện và xu hướng BĐKH tại địa
bàn nghiên cứu;
 Đánh giá được tác động của BĐKH và nguy cơ tổn thương do BĐKH đối với một số
ngành/lĩnh vực và khu vực trong địa bàn nghiên cứu;
 Đề xuất được các định hướng và giải pháp ứng phó với BĐKH cho thành phố Quy
Nhơn, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Bình Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố khí hậu và các lĩnh vực chịu tác động
của BĐKH, bao gồm một số ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Tài nguyên nước,
Đa dạng sinh học (ĐDSH), Thủy sản, Giao thông vận tải, Du lịch…
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian
Luận án được tiến hành từ năm 2008 đến 2012. Đối với các số liệu đánh giá diễn biến khí hậu,
thiên tai/các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan và NBD tại thành phố Quy Nhơn được
phân tích trong thời gian từ năm 1954 đến năm 2011.
Phạm vi không gian
Phạm vi không gian của nghiên cứu bao gồm toàn bộ thành phố Quy Nhơn (gồm 16 phường
và 5 xã), tỉnh Bình Định.
4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Dựa trên cách tiếp cận hệ thống-liên ngành/cách tiếp cận HST và những hướng dẫn của IPCC,
được cụ thể hóa trong điều kiện Việt Nam, luận án đã xây dựng được cơ sở khoa học cho việc

đánh giá nguy cơ tổn thương, góp phần vào việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH cho tỉnh Bình Định/thành phố Quy Nhơn – một trong những kế hoạch
đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả của luận án có thể được sử dụng cho việc hoạch định các chính sách liên quan tới
BĐKH, cho các hoạt động quản lý, thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH của chính quyền
và cộng đồng địa phương và đồng thời cũng có thể nhân rộng/áp dụng có chọn lọc cho các địa
phương khác có điều kiện tương tự.
5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm:
 Đánh giá diễn biến khí hậu trong thời gian qua, tình hình hiện nay và kịch bản của
BĐKH trong tương lai tại địa phương;
 Phân tích các đặc điểm tự nhiên, KT-XH và định hướng phát triển KT-XH và quy
hoạch đô thị cho thành phố Quy Nhơn trong thời gian tới;
 Đánh giá tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH, nguy cơ tổn thương cho các
khu vực và lĩnh vực trên địa bàn nghiên cứu;
 Đề xuất các định hướng ứng phó với BĐKH cho các lĩnh vực khu vực nhạy cảm của
thành phố Quy Nhơn.
6. Đóng góp mới của luận án
 Đây là luận án lần đầu tiên sử dụng cách tiếp cận dựa trên HST đánh giá tác động
của BĐKH và nguy cơ tổn thương cho một thành phố ven biển, góp phần xây dựng và triển
khai KHHĐ ứng phó với BĐKH của địa phương.
 Luận án đã phân tích các vấn đề BĐKH trong mối tương quan với phát triển KTXH
theo định hướng phát triển bền vững của địa phương. Đây là những thông tin cần thiết và
quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch thành phố Quy Nhơn trong tương lai nói chung và
ứng phó với BĐKH nói riêng.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm những phần chính như sau:
Mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài
và đóng góp mới của luận án

Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu
Chương 2: Địa điểm, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 4: Đề xuất định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định
Kết luận và khuyến nghị.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) (2003), Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Hà Nội.
2. Bộ TN&MT (2008a), Khái quát biến đổi khí hậu ở Việt Nam, NXB Bản đồ, Hà Nội.
3. Bộ TN&MT (2008b), Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu tại
Việt Nam, NXB Bản đồ, Hà Nội.
4. Bộ TN&MT (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Hà Nội.
5. Bộ TN&MT (2010), Xây dựng khả năng phục hồi: Các chiến lược thích ứng cho sinh kế
ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
6. Bộ TN&MT (2012a), Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
7. Bộ TN&MT (2012b), Việt Nam: Một số điển hình phát triển bền vững, Báo cáo tại Hội
nghị Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà
Nội.
8. Cục Thống kê tỉnh Bình Định (2011), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2010,
NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Cục Thống kê tỉnh Bình Định (2012a), Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm
2011, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Cục Thống kê tỉnh Bình Định (2012b), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2011,
NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2011), "Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác
động của biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định",
Tạp chí Kinh tế và Phát triển (171), tr. 35-39.
12. Lê Thị Thu Hiền (2005), Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý
môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Trương Quang Học (2008), "Tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên và đời sống xã
hội", Hội thảo “Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam”, do Ủy ban
KHCN&MT của Quốc hội, Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT, IUCN và SIDA tổ chức, Hà Nội,
tr. 30-47.
14. Trương Quang Học (2010), "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học của Việt
Nam", Kỷ yếu Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ III, Hà Nội, tr.15-22.
15. Trương Quang Học (2012), "Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với
biến đổi khí hậu", Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Tăng cường tính chống chịu trước biến đổi
khí hậu, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr
3-22.
16. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2009), Những điều cần biết về biến đổi khí hậu,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
17. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2011), Tài liệu “Hỏi – đáp về BĐKH”, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Hà Nội.
18. Nguyễn Quang Hồng (2010), “Phân tích kinh tế biến đổi khí hậu”, Hội thảo: Giải pháp
thích nghi với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường, tr. 82-99.
19. Hoàng Anh Huy (2012a), "Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi
khí hậu đến dân cư và phát triển nông nghiệp ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định",
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (24), tr. 51-52.
20. Hoàng Anh Huy (2012b), "Đánh giá nguy cơ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu
đến một số ngành và lĩnh vực ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định", Tạp chí Tài nguyên

và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (23), tr. 43-44.
21. IPCC (1997), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC.
22. IPCC (2001), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC.
23. IPCC (2007a), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC.
24. IPCC (2010), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC.
25. IPCC (2012a), Quản lý các sự kiện khí hậu cực đoan và thảm họa ở châu Á, IPCC.
26. Laboyrie J.H. (2010), "Những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Hà Lan", Hội
thảo quốc tế “Giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long”, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, tr. 57-65.
27. Trần Việt Liễn (2000), Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng ven
biển Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Nguyễn Kim Lợi (2012), Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở Việt Nam: Cơ
sở nhận thức và phương pháp nghiên cứu đề xuất, Dự án “Đánh giá tính dễ bị tổn thương
của các cộng đồng và ý nghĩa của sự hiểu biết về chính sách thích ứng với trượt lở đất
liên quan đến lũ lụt ở châu Á”, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hồ Chí Minh.
29. Thái Thành Lượm và cs. (2009), "Đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên kinh tế-
xã hội vùng biển Hà Tiên – Vịnh Cây Dương (Kiên Giang)", Tạp chí Địa chất (310), tr.
32-37.
30. Ngân hàng Thế giới (2008), Thành phố thích ứng với khí hậu: Cẩm nang về giảm nhẹ
khả năng bị tổn thương trước thiên tai, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
31. Ngân hàng Thế giới (2010), Báo cáo Phát triển thế giới: Phát triển và biến đổi khí hậu,
Ngân hàng Thế giới, Wahington, D.C.
32. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Tác động của ENSO đến thời tiết khí hậu, môi trường và kinh
tế xã hội, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà
Nội.
33. Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
34. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1991), Biến đổi khí hậu và tác động của chúng ở
Việt Nam trong khoảng 100 năm qua – Thiên nhiên và con người, NXB Sự thật, Hà Nội.
35. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1993), "Biến đổi khí hậu ở Việt Nam", Hội thảo

quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược ứng phó, Viện Khí tượng Thủy văn, tr. 7-19.
36. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1999), Các trạng huống biến đổi khí hậu ở Việt
Nam trong các thập kỷ tới, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội.
37. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2003), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
38. Mai Trọng Nhuận và cs. (2009), Điều tra đánh giá tài nguyên – môi trường các vũng
vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, Báo cáo
tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
39. Mai Trọng Nhuận, Đặng Văn Luyến, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Thanh Hải, Phạm
Hùng Thanh (2002), “Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội
đới ven biển (lấy ví dụ từ đới ven biển Khánh Hòa)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc
gia Hà Nội (18), tr.25-33.
40. Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Hồng Huế, Trần Đăng Quy, Nguyễn Tài Tuệ (2005),
“Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương đới ven biển Phan Thiết - Hồ Tràm, Việt Nam phục
vụ phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (4), tr. 6-16.
41. Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định (2009), Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Bình
Định, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định,
Bình Định.
42. Phan Văn Tân và cs. (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các
yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến
lược ứng phó, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước thuộc Chương trình
KC08.13/06-10, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
43. Trần Hồng Thái, Hoàng Anh Huy, Mai Kim Liên (2009), “Nghiên cứu bước đầu tác
động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Quy Nhơn”, Hội
thảo Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Trung tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, tr. 249-260.
44. Trần Hồng Thái, Hoàng Anh Huy, Mai Kim Liên (2010), "Đánh giá bước đầu một số
chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt
Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ 2, Môi trường và phát triển bền vững, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 217-228.

45. Bùi Xuân Thông (2010), Báo cáo “Xác định cơ sở khoa học và các giải pháp công trình
bảo vệ bờ biển, đảo Việt Nam thích ứng BĐKH và giảm nhẹ thiên tai”, Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ năm 2009, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
46. Thủ tướng Chính phủ (2004), Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn đến
năm 2020, Quyết định số 98/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ,
Hà Nội.
47. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình
Định đến năm 2020, Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg, ngày 14/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ, Hà Nội.
48. Tô Ngọc Thúy và cs. (2010), “Nghiên cứu việc quản lý rủi ro và phân tích rủi ro”, Hội
thảo khoa học Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường lần thứ 12, tr. 87-95.
49. Đinh Văn Tiên (2010), "Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và một số đề xuất dự
án hợp phần Quy Nhơn", Hội thảo quốc gia: Dự án mạng lưới các thành phố châu Á có
khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, Bộ Khoa học và Công nghệ, tr. 41-50.
50. Tổng cục Môi trường (2003), Báo cáo Đánh giá tổn thương vùng bờ của Việt Nam, Dự
án Quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam – Hà Lan, Pha 1 (2000-2003), Tổng cục Môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
51. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các
yếu tố khí tượng thủy văn và sự dâng cao mực nước biển do BĐKH có nguy cơ gây tổn
thương TN-MT vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh
và ứng phó, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
52. Võ Hồng Tú và cs. (2012), "Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An
Giang và các giải pháp ứng phó", Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ (22b), tr. 294-303.
53. Lê Anh Tuấn (2009), "Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích
ứng ở miền Nam Việt Nam", Hội thảo “Cùng nỗ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”,
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội, Viện Nghiên cứu Môi trường IVM (Hà
Lan), Huế, tr. 52-62.
54. Nguyễn Hoàng Trí (2010), “Vai trò của các khu dự trữ sinh quyển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu”, Hội thảo quốc gia “Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn trong
bối cảnh biến đổi khí hậu”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học

Quốc gia Hà Nội, tr. 115-127.
55. UNDP Việt Nam (2009), Việt Nam và biến đổi khí hậu: Báo cáo thảo luận các chính
sách phát triển con người bền vững, UNDP Việt Nam, Hà Nội.
56. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định (2011), Xây dựng Kế hoạch hành động Ứng
phó với Biến đổi khí hậu tỉnh Bình Định. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định,
Bình Định.
57. UBND tỉnh Bình Định (2012), Kế hoạch hành động Ứng phó với Biến đổi khí hậu ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015, định hướng
2020 và tầm nhìn đến 2050, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định,
Bình Định.
58. Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (2009), Biến đổi khí hậu ở Việt
Nam, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
59. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (2010), Các kịch bản nước biển dâng và
khả năng giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết dự án hợp tác với Đan Mạch, Viện
Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Hà Nội.
60. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (2011a), Tài liệu hướng dẫn đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài nguyên
– Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
61. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (2011b), Xây dựng kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Bình Định, Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và
Môi trường, Hà Nội.
62. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (2011c), Tư vấn xác định các
phương án thích ứng và phòng ngừa tác động của biến đổi khí hậu cho tỉnh Bình Định,
Dự án: Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm
giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính, Viện Khoa học Khí tượng, Thủy
văn và Môi trường, Hà Nội.
63. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường và UNDP (2012), Những kiến thức
cơ bản về biến đổi khí hậu, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
Tiếng Anh
1. Adger N. (1999), "Social Vulnerability to Climate Change and Extremes in Coastal

Vietnam", World Development (27), pp. 249-269.
2. Adger N., P. Kelly, Nguyen Huu Ninh (2002), Living with Environmental Change:
Social Vulnerability, Adaptation and Resilience in Vietnam, Routledge, London, 314 p.
3. Blaikie P., T. Cannon, I. Davis and B. Wisner (1994), At Risk: Natural Hazards, People's
Vulnerability and Disasters, Routledge, London.
4. Brennan A. et al. (2009), Modelling the Potential Impact of Pricing and Promotion
Policies for Alcohol in England: Results from the Sheffield Alcohol Policy Model Version
2008, Independent review of the effect of Alcohol Pricing and Promotion: Part B,
University of Victoria, Canada.
5. Crutzen P.J. (2005), "Human Impact on Climate has Made this the “Anthropocene
Age”", New Perspectives Quarterly 22 (2), pp. 14-16.
6. Chaudhry P., G. Ruysschaert (2008), Climate Change and Human Development in
Vietnam: A Case Study for the Human Development, UNDP Việt Nam, Hà Nội.
7. Church J.A., J.M. Gregory, P. Huybrechts, M. Kuhn, K. Lambeck, Mai Trong Nhuan, D.
Qin, P.L. Woodworth (2009), Changes in Sea Level, The Scientific Basis, Cambridge
University Press, Cambridge.
8. Dolan A.H., I.J. Walker (2004), "Understanding of Vulnerability of Coastal Communities
to Climate Change Related Risks", Journal of Coastal Research (39), pp. 29-53.
9. Gore Al (2006), An Inconvinent True: The Planetary Emergency of Global Warming and
What We Can Do About It. Rodale Press, Allentown, United States.
10. Gornitz V. (1991), "Global Coastal Hazards from Future Sea Level Rise", Palaeogeogr
Palaeoclimatol Palaeoecol (89), pp. 379-398.
11. Gornitz V., P. Kanciruk (1989), "Assessment of Global Coastal Hazards from Sea-level
Rise", Proceedings of the 6th Symposium on Coastal and Ocean Management, ASCE,
Charleston SC.
12. Hayes D.J., A. D. McGuire, D. W. Kicklighter, T.J. Burnside (2008), Effects of Climate,
Natural Disturbance, Forest Management, and Land Use on Carbon Dynamics in
Terrestrial Ecosystems of Northern Eurasia, First Workshop of the NEESPI Focus
Research Center for Biogeochemical Cycles, Max-Planck Institute for Biogeochemistry,
Jena, Germany.

13. International Crops Research Institute for Semi Arid Tropics (ICRISAT) (2009),
Quantitative Assessment of Vulnerability to Climate Change (Computation of
Vulnerability Indices), Training Program for Project Partners, on 16-17 March 2009,
ICRISAT, Andhra Pradesh, India.
14. IPCC (1992), Climate Change: The IPCC 1990 and 1992 Assessments, IPCC.
15. IPCC (1996), Revised 1996 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories,
IPCC.
16. IPCC (2007b), The Physical Science Basis, Cambridge University Press, IPCC.
17. IPCC (2012b), Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate
Change Adaptation, Special Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change,
Cambridge University Press, Cambridge.
18. Kasperson R. (2001), Vulnerability and Global Environmental Change, The International
Human Dimentions Programme on Global Environmental Change (2), pp. 2-3.
19. Luttrell C. (2001), An Institutional Approach to Livelihood Resilience inVietnam, Ph.D.
Thesis, School of Environmental Sciences, University of East Anglia, Norwich.
20. Mackay P., M. Russell (2011), Climate Change Impact and Adaptation Study in the
Mekong Delta – Kien Giang Atlas, Asian Development Bank, Vietnam.
21. McElwee P. (2010), The Social Dimensions of Adaptation to Climate Change in Vietnam
The Social Dimensions of Adaptation, The World Bank, Washington, DC.
22. Millennium Ecosystem Asessment (MEA) (2005), Ecosystems and Human Well-being,
Island Press, Washington, D.C., United States.
23. Tran Phong, R. Shaw (2007), "Towards an Integrated Approach of Disaster and
Environment Management: A Case Study of Thua Thien Hue Province, Central
Vietnam", Environmental Hazards (7), pp. 271-282.
24. Riedlinger D., F. Berkes (2001), “Contributions of Traditional Knowledge to
Understanding Climate Change in the Canadian Arctic”, Polar Record (37), pp. 315-328.
25. Satterthwaite D. (2009), The Implications of Population Growth and Urbanization for
Climate Change,
users/schensul/public/CCPD/papers/Satterthwaite%20paper.pdf.
26. Sumi A., N. Mimura, T. Masui (2011), Climate Change and Global Sustainability: A

Hoclistic Approach, United Nations University Press, Tokyo, Japan.
27. Toms G. (1996), Vietnam Coastal Zone Vulnerability Assessment, Vietnam Coastal Zone
Vulnerability Assessment and First towards Integrated Coastal Zone Management
(Vietnam VA Project), Vietnam’s Administration for Sea and Islands, Hanoi.
28. UNDP (2004), Human Development Report 2004, UNDP, United States.
29. UNDP (2007), Human Development Report 2007, UNDP, United States.
30. United Nations Environment Programme (UNEP) (2003), Assessing Human
Vulnerability to Environmental Change, UNEP, Nairobi.
31. WB (2007), Climate Change, The World Bank, Washington, D.C, United States.
32. WB (2010), Convenient Solution to an Inconvenient Truth: Ecosystem-Based Approaches
to Climate Change, The World Bank, Washington, D.C, United States.
33. Yusuf A., H. Francisco (2009), Climate Change Vulnerability Mapping for Southeast
Asia, Economy and Environment Program for Southeast Asia, Singapore.

×