Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 66 trang )





L
LL
LỜ
ỜỜ
ỜI C
I CI C
I CỜ
ỜỜ
ỜM
M M
M ỜN
ỜNỜN
ỜN



Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn giảng
viên hướng dẫn ThS. Đỗ Thùy Trang đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành tốt
khóa luận của mình.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khoa
học Xã hội- trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện, giảng dạy và trang bị cho
tôi những kiến thức cơ bản trong học tập nghiên cứu khóa luận cũng như trong công
việc sau này.
Những lời động viên, khích lệ từ gia đình, sự chia sẻ, học hỏi từ bạn bè cũng đã
góp phần rất nhiều cho khóa luận tốt nghiệp của tôi đạt kết quả tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


Tác giả

Nguyễn Hồng Sơn















LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong khóa luận là trung thực, khóa luận không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Những thông tin tham khảo trong khóa luận
đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.

Tác giả
Nguyễn Hồng Sơn
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp của khoá luận 4
6. Cấu trúc khoá luận 4
PHẦN II: NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học 5
1.1.1. Nhân vật văn học 5
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học 6
1.2. Phân loại nhân vật văn học 7
1.2.1. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật 7
1.2.2. Xét từ góc độ kết cấu 8
1.2.3. Xét từ góc độ thể loại 9
1.2.4. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả 9
1.3. Văn học dân gian và truyện dân gian 10
1.3.1. Văn học dân gian 10
1.3.1.1. Khái niệm văn học dân gian 10
1.3.1.2. Chức năng và thuộc tính cơ bản của văn học dân gian 11
1.3.2. Truyện dân gian 13
1.4. Truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS 14
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU NHÂN VÂT 16
TRONG TRUYỆN DÂN GIAN Ở CHƯƠNG TRÌNH THCS 16
2.1. Kiểu nhân vật truyền thuyết 17
2.1.1. Khái niệm truyện truyền thuyết 17
2.1.2. Các kiểu nhân vật truyền thuyết 18
2.1.2.1. Nhân vật truyền thuyết khởi nguyên và anh hùng văn hóa 18
2.2. Kiểu nhân vật cổ tích 20
2.2.1. Khái niệm truyện cổ tích 20
2.2.2. Các kiểu nhân vật cổ tích 21

2.2.2.1. Nhân vật cổ tích thần kỳ 21
2.2.2.2. Nhân vật cổ tích hiện thực (Cổ tích sinh hoạt) 22
2.2.2.3. Nhân vật cổ tích sự tích 22
2.2.2.4. Nhân vật cổ tích loài vật 24
2.3. Kiểu nhân vật ngụ ngôn 24
2.3.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn 24
2.3.2. Các kiểu nhân vật ngụ ngôn 25
2.3.2.1. Nhân vật loại vật 25
2.3.2.2. Các nhân vật khác 27
2.4. Kiểu nhân vật trong truyện cười 28
2.4.1. Khái niệm truyện cười 28
2.4.2. Các kiểu nhân vật trong truyện cười 29
2.4.2.1. Nhân vật của truyện cười hài hước và nhân vật của truyện cười châm
biếm 29
2.4.2.2. Nhân vật chính và nhân vật phụ trong truyện cười 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN
DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS TỪ GÓC ĐỘ HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT 34
3.1. Thực trạng và biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường
THCS từ góc độ hình tượng nhân vật 34
3.1.1. Thực trạng việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn học
dân gian trong nhà trường THCS nói riêng 34
3.1.2. Các biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS
từ góc độ hình tượng nhân vật 35
3.1.2.1. Phân tích ngoại hình nhân vật 37
3.1.2.2. Phân tích hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật 39
3.1.2.3. Kể chuyện phân vai nhân vật 39
3.1.2.4. Đóng kịch 40
3.2. Thực nghiệm sư phạm 41
3.2.1. Những vấn đề chung của thực nghiệm 41

3.2.1.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm 41
3.2.1.2. Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm 42
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm 42
3.2.2.1. Chọn nội dung thực nghiệm 42
3.2.2.2. Thiết kế giáo án và phiếu điều tra 43
3.2.2.3. Lên lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm 53
3.2.2.4. Tổ chức kiểm tra và chấm bài 54
3.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 54
3.2.3.1. Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 1: 54
3.2.3.2. Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 2: 54
PHẦN 3: KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 60


























DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐH, CĐ: Đại học, Cao đẳng
Nxb GD: Nhà xuất bản giáo dục
Nxb KHXH: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nxb: Nhà xuất bản
SGK: Sách giáo khoa
THCS: Trung học cơ sở
VHDG: Văn học dân gian












1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân vật là một trong những yếu tố trung tâm của văn học. Nhân vật trong chương
trình Ngữ văn THCS góp phần làm cho tác phẩm thêm sinh động và là cầu nối đi tới
tâm hồn của các em.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, các tác phẩm truyện dân gian chiếm số lượng
tương đối khiêm tốn. Đó là những câu chuyện đầy chất kỳ ảo về một thời kì lịch sử
trong quá khứ hay mang yếu tố hoang đường nhưng lại thể hiện ước mơ niềm tin của
nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,
sự công bằng đối với sự bất công trong truyện cổ tích và sâu lắng về cuộc sống, tình
người, về vạn vật xung quanh. Học sinh tiếp nhận những tác phẩm trong sách giáo
khoa Ngữ văn với nhiều mục đích, với những cung bậc tình cảm khác nhau. Tuy vậy,
phải nói rằng dù là tiếp nhận dưới hình thức nào nhân vật vẫn là yếu tố trung tâm giúp
học sinh hiểu và nhớ lâu hơn về tác phẩm.
Nghiên cứu các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình THCS mà tập
trung chủ yếu là ở Ngữ văn lớp 6, góp phần khẳng định rõ hơn giá trị của văn học đối
với các em. Đây là hướng nghiên cứu lý luận, hướng đến giáo pháp ứng dụng rất cần
thiết đối với giáo viên THCS.
Nghiên cứu các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn
THCS giúp hiểu rõ hơn về nhân vật, từ đó vận dụng vào quá trình học tập cũng như
dạy học một cách có hiệu quả.
Từ những lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Các kiểu nhân vật trong
truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS" để nghiên cứu. Hi vọng đây sẽ là một
tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh ở bậc cơ sở.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nhân vật văn học là một trong những yếu tố trung tâm trong tác phẩm văn xuôi tự
sự. Nhân vật văn học chính vì vậy từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
công trình.
Đầu tiên, có thể kể đến công trình "Lý luận văn học" của Hà Minh Đức (chủ biên).

Trong công trình, tác giả đề cập đến những yếu tố nghệ thuật tạo thành một tác phẩm
chỉnh thể. Trong đó có yếu tố nhân vật nghệ thuật. Tác giả cho rằng: "văn học không
thể thiếu nhân vật, vì đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một


2

cách hình tượng". Công trình đã cho chúng ta một cách nhìn nhận đúng đắn về nhân
vật văn học. Đây cũng là cơ sở cho tôi trong việc xác định vai trò nhân vật trong tác
phẩm truyện mà đặc biệt là trong truyện dân gian.
Thứ hai, có thể kể đến công trình nghiên cứu “Văn học dân gian Việt Nam” của
Hoàng Tiến Tựu (NXB GD- năm 1998). Nó giúp cho người đọc có một cái nhìn đa
chiều hơn về những thuộc tính và chức năng cơ bản của văn học dân gian; Cảm nhận
được cái hay, cái đẹp, giá trị thẩm mỹ của những tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu
được nhiều người ưa thích; Từ đó, hình thành được quan niệm, ý thức và những kỹ
năng ban đầu về phương pháp học tập, nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về truyện dân gian như: Lịch sử văn
học Việt Nam, tập I: Văn học dân gian, Giáo trình Đại học Sư phạm, 1961 (Bùi Văn
Nguyên và nhiều tác giả biên soạn); Văn học dân gian Việt Nam, 1962, Giáo trình Đại
học Tổng hợp (Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên biên soạn); Văn học dân gian Việt
Nam, 2 tập, 1972- 1973, Giáo trình Đại học Tổng hợp (Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên
biên soạn); Văn học dân gian Việt Nam, 1990, Giáo trình Đại học Tổng hợp (Lê Chí
Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ biên soạn); Văn học dân gian, 2 tập, 1990-
1991 (Tập 1: Đỗ Bình Trị biên soạn, Tập 2: Hoàng Tiến Tựu biên soạn); Văn học dân
gian Việt Nam, 1997 (Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên- Võ Quang Nhơn biên soạn), tái
bản lần thứ 6, 2002; Bình giải ngụ ngôn Việt Nam, 1997, NXB Giáo dục (Trương Chính
biên soạn).
Đồng thời là các chuyên luận của các nhà nghiên cứu như: Tìm hiểu tiến trình văn
học dân gian Việt Nam,1974 (Cao Huy Đỉnh) và Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học
dân gian Việt Nam, 1978 (Đỗ Bình Trị) v.v Nghiên cứu nhân vật ở sách giáo khoa

chương trình Ngữ văn THCS chưa nhiều, vì vậy đề tài “Các kiểu nhân vật trong
truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS” góp phần khái quát hóa hình tượng
nhân vật văn học dân gian ở THCS. Hi vọng chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc cái nhìn
đúng về bản chất của tác phẩm truyện dân gian và giá trị của nó đối với học sinh
THCS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian ở chương
trình Ngữ văn THCS.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các tác phẩm truyện dân gian trong sách giáo khoa chương trình Ngữ văn THCS
lớp 6 tập 1, NXBGD, tháng 4 năm 2006.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát và hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về nhân vật văn học và các phẩm
truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS mà chủ yếu là ở chương trình Ngữ
văn 6, tập 1. Từ đó, thấy được sự khác nhau giữa các kiểu nhân vật trong truyện dân
gian.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm về tên gọi, ngoại hình, hành động, tính
cách và diễn biến tâm lý của các kiểu nhân vật trong truyện truyền thuyết, truyện cổ
tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười.
- So sánh, đối chiếu các kiểu nhân vật và giá trị biểu hiện của hình tượng nhân vật
trong từng tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS.
- Đề xuất một số giải pháp và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học và cảm thụ văn
học dân gian qua hệ thống nhân vật.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài: "Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ
văn THCS", chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
4.2.1. Phương pháp đọc sách và tài liệu: Dùng để tìm hiểu, tham khảo những vấn đề
nhân vật văn học, các kiểu nhân vật và ngôn ngữ nhân vật trong truyện dân gian ở
chương trình Ngữ văn THCS.
4.2.2. Phương pháp phân tích- tổng hợp: dùng để phân tích, làm rõ được nét đẹp và ý
nghĩa của từng nhân vật trong mỗi tác phẩm truyện dân gian. Phân tích yếu tố ngôn
ngữ nhân vật, góp phần làm rõ đặc điểm của các nhân vật được nhắc đến. Phương
pháp tổng hợp giúp cho người viết có cái nhìn khái quát, toàn diện về các kiểu nhân
vật trong các tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS.
4.2.3. Phương pháp so sánh: Để tìm thấy điểm chung và điểm khác biệt giữa hệ thống
các nhân vật và giá trị biểu hiện trong tác phẩm truyện truyền thuyết, truyện cổ tích,
truyện ngụ ngôn và truyện cười ở chương trình Ngữ văn THCS. Từ đó, đưa ra một cái
nhìn bao quát hơn về các kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyên dân gian đối với học
sinh THCS.


4

4.2.4. Phương pháp khảo sát- thống kê: Dùng để khảo sát và thống kê các tài liệu đã
tham khảo, các tác phẩm truyện dân gian trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS có sự
tham gia của các kiểu và loại nhân vật nào?. Từ đó, xác định được tầm quan trọng và
vị trí của từng kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian được trích dạy trong
chương trình.
4.2.5. Phương pháp phân loại: Trên cơ sở phân tích và tổng hợp lý thuyết, tiến hành
phân tích và phân loại những nét đặc trưng của các kiểu nhân vật trong các tác phẩm
truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS.
Tất cả các phương pháp trên đều phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm rút ra những ý
cơ bản nhất liên quan đến đề tài. Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý học, giáo dục
học và những quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng, những chuẩn mực, quy

phạm đạo đức của xã hội. Những tác phẩm truyện dân gian, lý luận và văn học đại
cương, lý luận liên quan đến đặc điểm của các kiểu nhân vật trong truyện dân gian.
5. Đóng góp của khoá luận
Từ việc phân tích đặc điểm của các kiểu nhân vật ở tác phẩm truyện dân gian trong
sách Ngữ văn, chúng tôi khái quát đặc điểm của các kiểu nhân vật trong truyện dân
gian ở trường THCS, góp phần giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất và
giá trị biểu hiện của các kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian ở trường
THCS.
Đề tài góp phần nâng cao kiến thức cho người nghiên cứu, là tài liệu tham khảo bổ
ích cho sinh viên các trường ĐH, CĐ khối ngành sư phạm; học sinh và giáo viên
THCS.
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung của đề
tài gồm có ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiển của đề tài.
Chương 2. Đặc điểm các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình THCS.
Chương 3. Một số biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường
THCS từ góc độ hình tượng nhân vật.





5

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Con người luôn là hình tượng trung tâm của văn học thuộc mọi trào lưu và khuynh
hướng. Hình tượng nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Vì vậy, việc xây dựng thế giới
hình tượng nhân vật bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn, làm nên sức

sống, giá trị của tác phẩm văn học. Tiếp nhận một tác phẩm, điều đọng lại sâu sắc,
mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, diễn biến tâm trạng,
dòng cảm xúc, suy nghĩ của những con người trong tác phẩm được nhà văn dày công
thể hiện.
1.1. Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học
1.1.1. Nhân vật văn học
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương
tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan
trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: "Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đó không phải
là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con
người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu". Miêu tả con người, đó chính là việc
xây dựng nhân vật của nhà văn [4,tr.126]. Nhân vật văn học có thể là con người có tên
(như Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Thánh Gióng, Âu Cơ, Lạc Long Quân ), có thể
là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ dì ghẻ, Thầy bói, Chú
Ếch ) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong
các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao ). Khái niệm con
người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: về số lượng: hầu
hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số
phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, con
vật, muông thú, cây cỏ hay những sinh thể hoang đường như Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến
Tóc trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của
con người.
Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm
chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến
nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi,


6


Ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong
tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài:
"Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là
người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là
một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc
quan tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng
của con người trong tác phẩm văn học [24].
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm
riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự
phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó.
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật
khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy,
nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng
lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục
đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì
vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của
nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật
muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính,
người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Chị Dậu,
Lão Hạc là thân phận của những người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Gắn liền với
nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là vấn đề về
những con người thầm lặng cống hiến sức mình cho đất nước trong buổi đầu xây dựng
xã hội chủ nghĩa. Gắn liền với Giôn-xi là vấn đề đấu tranh với căn bệnh sưng phổi và
lý trí để được sống Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá
trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt
và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể


7

hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà
văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan
niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân
vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối
chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có
nguyên mẫu ngoài cuộc đời (Tnú trong Rừng xà nu ; bé Thu, ông Sáu trong tác phẩm
Chiếc lược ngà ) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng
tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên
những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác
phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống
mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [25].
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã thấy rõ một số chức năng của nhân vật
như: Chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội; chức năng tương tự như
chức năng của một chìa khóa; chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn
về thế giới; chức năng tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm.
1.2. Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây
dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại.
Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy
những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt
được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều
góc độ khác nhau.
1.2.1. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật

Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện
(nhân vật tiêu cực).
Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội,
cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất
hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời
đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống có thể được coi là nhân vật lí
tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Loại
nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ở
đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện.


8

Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc
hậu, phản động, cần bị lên án.
Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc
xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự
phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ
tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt có
tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những
đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại.
Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là
nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói
chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao
hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều
chiều, phức hợp chứ không đơn điệu Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nỡ, Tám
Bính, Năm Sài Gòn là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm
chất duy nhất của nhân vật. Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản thân mình
vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái
buồn cười lẫn cái nghiêm túc. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện

chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét
khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất
thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc
Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau
chứ không phải chỉ có một phẩm chất chính diện hoặc phản diện.
1.2.2. Xét từ góc độ kết cấu
Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các
loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai
tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội
tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường
nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết
vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ.
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những
vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì


9

nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật
trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên
cho tác phẩm. Ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao; Cô bé bán diêm của An-đéc-xen; Thạch
Sanh và Sơn Tinh, Thủy Tinh, Trong văn học dân gian; A.Q chính truyện của Lỗ Tấn;
Truyện Kiều của Nguyễn Du
Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật
phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật
chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của
tác phẩm.
Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được
làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm

nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức
tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh.
1.2.3. Xét từ góc độ thể loại
Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch.
Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, chủ yếu xuất hiện
trong các tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ.
Đây là loại nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn nhất, phong phú nhất, ít bị hạn chế.
Nhân vật kịch là nhân vật được miêu tả theo phương thức kịch, chủ yếu xuất hiện
ở trong kịch. Vì kịch viết là để diễn bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên nhân
vật kịch chỉ được miêu tả ở những khâu xung đột căng thẳng nhất. Do đó nhân vật kịch
giàu kịch tính, góp phần tạo nên tính kịch của vở kịch. Các nhân vật có tính kịch trong
tư sự là loại nhân vật gần gũi với nhân vật kịch.
Nhân vật trữ tình là nhân vật được xây dựng theo phương thức trữ tình, trực tiếp
thể hiện cảm xúc, ý nghĩ trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình thường xuất hiện dưới dạng
phiến đoạn trong nhiều thể loại khác nhau như thơ trữ tình, bút kí, tùy bút nhưng chủ
yếu là trong thơ trữ tình và thường gọi là "cái tôi trữ tình".
1.2.4. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả
Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình.
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, nhà
văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cũng có
thể miêu tả kĩ và đậm nét.


10

Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một
điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh
động bên ngoài của nhân vật.
Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái
chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ

này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.
Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về
nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. Chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ
trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật- con vật người trong chủ nghĩa
tự nhiên, nhân vật- phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở
phương Tây.
1.3. Văn học dân gian và truyện dân gian
1.3.1. Văn học dân gian
1.3.1.1. Khái niệm văn học dân gian
Có không ít quan niệm và những cách diễn đạt khác nhau về khái niệm văn học
dân gian đáng chú ý là những quan niệm sau đây:
1. Coi văn học dân gian là thành phần ngôn từ ở trong những sáng tác dân gian
mang tính nguyên hợp (như tục ngữ, ca dao, dân ca, thần thoại, truyền thuyết, truyện
cổ tích…). Thành phần ngôn từ ở đây vừa là bộ phận của một chỉnh thể lớn hơn là
nghệ thuật diễn xướng dân gian (bao gồm nhiều thành tố như: ngôn ngữ, nhạc, vũ điệu
bộ) vừa là một chỉnh thể nhỏ có tính độc lập tương đối, có quy luật sinh thành, tồn tại,
phát triển riêng, có thể và cần phải tách ra để nghiên cứu như một đối tượng riêng của
một ngành khoa học chuyên môn. Và đó là ngành nghiên cứu chuyên môn về văn học
dân gian (bên cạnh các ngành nghiên cứu chuyên môn khác, như: âm nhạc dân gian,
vũ đạo dân gian, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo hình dân gian…).
2. Quan niệm coi văn học dân gian chỉ là những sáng tác ngôn từ có giá trị nghệ
thuật thực sự của nhân dân, chứ không phải là không thể bao gồm toàn bộ thành phần
ngôn ngữ ở trong những sáng tác dân gian mang tính nguyên hợp và diễn xướng (như
tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện kể dân gian…). Với quan niện này, đối tượng nghiên
cứu của môn văn học dân gian bị co lại rất hẹp, chỉ bao gồm những gì được coi là có
giá trị văn học (nghĩa là có tính hình tượng rõ rệt). Đây là một biểu hiện của khuynh
hướng lấy quan điểm nghiên cứu văn học (mà chủ yếu là văn học hình tượng, văn học


11


đã được chuyên môn hóa cao) để nhìn nhận, đánh giá văn học dân gian, một loại sáng
tác ngôn từ khác với văn học viết rất nhiều phương diện (về lịch sử hình thành, phát
triển, lực lượng sáng tác, phương thức, chức năng, thi pháp…).
3. Quan niệm coi văn học dân gian chỉ là một trong những thành tố của nghệ thuật
diễn xướng (hay biểu diễn), một loại nghệ thuật tổng hợp bao gồm nhiều thành tố
(ngôn ngữ, nhạc, vũ, động tác…) kết hợp chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống
nhất không thể chia tách được. Và do đó, không có và không thể có nghiên cứu riêng
về văn học dân gian mà chỉ có thể nghiên cứu chung tất cả các thành tố (văn- vũ-
nhạc…) trong nghệ thuật diễn xướng mang tính tổng hợp ấy mà thôi. Với quan niệm
này, chẳng những việc nghiên cứu riêng về thành phần nghệ thuật ngôn từ (văn học
dân gian) bị phủ nhận mà việc nghiên cứu riêng về tất cả các thành phần nghệ thuật
khác trong loại hình sáng tác dân gian mang tính tổng hợp và diễn xướng (như âm
nhạc, vũ đạo…) đều bị phủ nhận.
Trong ba quan niệm khác nhau về văn học dân gian đã nói trên, quan niệm thứ
nhất được nhiều người tán thành hơn cả. Tuy cách diễn đạt, thể hiện có khác nhau,
nhưng nhìn chung hầu hết các giáo trình, giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học tập, giảng
dạy về văn học dân gian trong nhà trường nước ta những năm gần đây đều đã và đang
được viết chủ yếu theo quan điểm này.
Nói một cách ngắn gọn thì văn học dân gian là một bộ phận của sáng tác dân gian,
là nghệ thuật ngôn từ sinh thành, phát triển trong đời sống của nhân dân theo phương
thức truyền miệng và tập thể.
1.3.1.2. Chức năng và thuộc tính cơ bản của văn học dân gian
1.3.1.2.1. Tính nguyên hợp và tính đa chức năng của văn học dân gian
Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác
nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ
bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian
phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực
sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các
lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn

mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân, tác giả văn học dân
gian, không có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể
hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian,


12

một loại nghệ thuật không chuyên.
Về loại hình nghệ thuật: Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: Văn
học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều
phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác
phẩm mới hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà
còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát
Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng
tồn tại: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), tồn tại cố định (tồn tại bằng
văn tự ), tồn tại hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn
tại đích thực của văn học dân gian. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia;
bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy
văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề chính trong biểu diễn, các phương tiện
nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên
hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp này một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp,
một mặt là lẽ tồn tại của tính nguyên hợp.
1.3.1.2.2. Tính truyền miệng, tập thể, vô danh và dị bản của văn học dân gian
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là
tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với
tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian.
Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở
chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay
không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác
phẩm.

Quan hệ giữa truyền thống và sáng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa cá nhân và tập
thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốn giúp nghệ nhân dân gian sáng tác
(sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt quy
định khuôn khổ cho việc sáng tác. Sáng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm
giàu cho truyền thống.
Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của
văn học dân gian như: tính khả biến (gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm), tính
truyền miệng, tính vô danh .



13

1.3.2. Truyện dân gian
Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần được lưu truyền
bằng hình thức truyền miệng. Là sáng tác nghệ thuật của người dân, truyện dân gian
phản ánh đời sống người dân và thế giới tinh thần, tình cảm của người dân theo quan
điểm của người dân. Đó là toàn bộ sinh hoạt người dân, là cuộc sống lao động quan hệ
gia đình của họ, là những sự kiện, những vấn đề thiết yếu đối với người dân, là cuộc
đấu tranh của người dân chống áp bức, chống ngoại xâm. Sinh hoạt người dân là mảnh
đất nảy sinh, là nguồn nuôi dưỡng, là nhân tố kích thích sự sáng tạo. Vốn có tính chất
tự phát của truyện dân gian. Nhân vật trung tâm của truyện dân gian chính là bản thân
nhân dân bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thực trong cuộc sống mà khái quát lên
thành nhân vật văn học. Qua việc phản ánh đời sống nhân dân, đề cập đến những vấn
đề thân thiết đối với người dân, truyện dân gian biểu đạt những kinh nghiệm đời sống,
diễn tả những khát vọng và lý tưởng của người dân, thể hiện những quan niệm của
người dân về tự nhiên, xã hội và con người, về đạo đức, về mĩ học.
Truyện dân gian mang tính dân tộc, tính quốc tế của văn học dân gian nói chung,
càng tiếp xúc rộng rãi với kho tàng truyện dân gian các dân tộc ở khắp thế giới, ta càng
thấy rõ những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian dân tộc mình

không hề biệt lập mà chỉ biểu hiện trong tương quan với những cái tương đồng nhân
loại. Nghiên cứu so sánh các thể loại truyện dân gian, ta có thể bắt gặp những hình
tượng trùng lặp tương tự nhau về đề tài, về cốt truyện, hình tượng nhân vật, các mô típ
nghệ thuật, các yếu tố thi pháp.
Trong giai đoạn đầu tiên của sự nảy sinh và phát triển, truyện dân gian là hình thức
sơ khai của nghệ thuật, đồng thời cũng là hình thức nguyên hợp của sự sản xuất tinh
thần nói chung, về sau đã chuyển thành hình thức tổng hợp tự nhiên của sáng tạo văn
hóa và sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động.
Kho tàng truyện dân gian Việt Nam rất phong phú với nhiều thể loại: truyện truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Mỗi thể loại của truyện dân gian
với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên những giá trị to lớn cho truyện
dân gian để truyện dân gian vượt qua cuộc chọn lọc tự nhiên của thời gian, khẳng định
được sức sống ngay cả trong thời đại mới. Đi sâu vào từng thể loại truyện dân gian để
tìm hiểu những đặc điểm của mỗi thể loại, chúng ta sẽ hiểu hơn khả năng trường tồn
của truyện dân gian bất chấp quy luật đào thải khắc nghiệt của thời gian.


14

1.4. Truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS
Văn học được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THCS căn cứ vào
các lý do sau:
Thứ nhất, là căn cứ vào mục tiêu chung là đào tạo thế hệ trẻ ở lứa tuổi THCS. Đây
là bậc học dựa trên nề tảng đã được đào tạo ở bậc Tiểu học và tiếp tục đào tạo ở bậc
THCS nhằm giúp học sinh phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ, hướng nghiệp và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc học
sau.
Thứ hai, căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Ngữ văn. Các tác phẩm văn học là cơ
sở rất quan trọng để dạy tốt phân môn Ngữ văn. Về kiến thức: cung cấp cho học sinh
các kiến thức và hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, truyện trong và ngoài nước;

Rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, tư duy và suy nghĩ của bản thân; Có thái
độ: tình yêu mến đối với các tác phẩm truyện dân gian nói riêng và tác phẩm truyện
nói chung, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, còn giáo dục thẩm mỹ cho học sinh biết phân biệt đẹp- xấu, thiện- ác,
đúng- sai, yêu- ghét, đồng cảm, Vì vậy, các tác phẩm văn học đưa vào chương trình
Ngữ văn THCS có tính giáo dục và tự giáo dục cao.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, cung cấp hai dòng văn học là văn học viết và
văn học dân gian với số lượng lớn có hơn 139 tác phẩm văn học. Trong đó, tác phẩm
văn xuôi chiếm số lượng lớn 79 bài phân bố đều cho cả chương trình Ngữ văn THCS.
Tác phẩm truyện dân gian cũng chiếm số lượng tương đối lớn gồm 16 tác phẩm.
Tập trung ở các thể loại: truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và
truyện cười. Được bố trí giảng dạy toàn bộ ở chương trình Ngữ văn lớp 6, tập 1 ngay
đầu cấp học. Để giúp cho các em nhận thức được hiện thực cuộc sống xưa kia của
nhân dân lao động thấy được những quan niệm cùng với sự giải thích về tự nhiên, vũ
trụ đầy ngây thơ nhưng cũng đầy sáng tạo của nhân dân, thấy được số phận khổ đau
của những em bé mồ côi, những người nông dân cần cù chất phát bị bóc lột, thấy được
lịch sử oai hùng, con người, dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất trong đấu tranh
chống ngoại xâm, hay đó là sự răn dạy về lối sống, đạo đức cho mọi người trong đời
thường… Truyện dân gian không chỉ có ý nghĩa nhận thức mà còn có ý nghĩa giáo dục
và hình thành, phát triển nhân cách cho các em rất lớn. đối với học sinh lứa tuổi lớp 6
có thể coi ý nghĩa giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách là quan trọng nhất.
Truyện dân gian chủ yếu giáo dục các em lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con
người, biết ơn những anh hùng dân tộc, yêu cái thiện, ghét cái ác, đoàn kết giúp đỡ
những người bị hoạn nạn, biết giữ gìn và bảo vệ những công trình, di tích lịch sử, bảo


15

vệ cuộc sống xanh - sạch đẹp.
Qua khảo sát và thống kê chúng tôi hệ thống các tác phẩm truyện dân gian trong

sách giáo khoa môn Ngữ văn THCS như sau:
TT Lớp Tác phẩm- Đoạn trích Tên tác giả Trang

1
Con Rồng cháu Tiên Truyền thuyết 5
2
Bánh chưng, bánh giầy Truyền thuyết 9
3
Thánh Gióng Truyền thuyết 19
4
Sơn Tinh, Thủy Tinh Truyền thuyết 31
5
Sự tích Hồ Gươm Truyền thuyết 39
6
Sọ Dừa Truyện cổ tích 49
7
Thạch Sanh Truyện cổ tích 61
8
Em bé thông minh Truyện cổ tích 70
9
Cây bút thần Truyện cổ tích TQ 80
10
Ông lão đánh cá và con cá vàng TCT của A. Pu-skin 91
11
Ếch ngồi đáy giếng Truyện ngụ ngôn 100
12
Thầy bói xem voi Truyện ngụ ngôn 101
13
Đeo nhạc cho mèo Truyện ngụ ngôn 104
14

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Truyện ngụ ngôn 114
15
Treo biển Truyện cười 124
16
6
Lợn cưới, áo mới Truyện cười 126
Qua bảng thống kê ta thấy số lượng tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ
văn THCS tương đối nhiều, gồm 16 tác phẩm. Bao gồm các tác phẩm truyện truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười. Tập trung ở sách giáo khoa
Ngữ văn 6- tập 1 và được dạy trong 21 tiết.
Nội dung của tác phẩm thể hiện được những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống;
ước mơ khám phá tự nhiên và thể hiện chân lý cái thiện thắng cái ác, cái cao cả thắng
cái thấp hèn,… từ các nhân vật trong truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn và truyện cười.
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương
trình Ngữ văn THCS chúng ta cùng tìm hiểu qua chương tiếp theo.



16

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU NHÂN VÂT
TRONG TRUYỆN DÂN GIAN Ở CHƯƠNG TRÌNH THCS
Văn học dân gian là một kho chứa khổng lồ và quý giá các tư liệu về cách tư duy
cổ xưa của con người và cách nhìn nhận, cách đánh giá và giải thích về tự nhiên và
chính bản thân con người trong thế gới ấy. Ở đó còn bảo tồn một cách nguyên vẹn nền
văn hóa Việt đậm chất nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc của nòi giống Rồng, Tiên của
cộng đồng cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Từ buổi sơ sinh của thời cổ đại, con
người trên khắp thế giới đã có ý thức nghiên cứu Folklore nói chung và thi pháp học
Folklore nói riêng. Chính họ nhận ra những giá trị quan trọng từ công việc đậm chất

khoa học và rất phức tạp này. Người có công đầu trong lĩnh vực này là Aristote, người
Hi Lạp (384- 322 TCN) với công trình nghiên cứu dài 26 chương, mang tên Peotics
(Nghệ thuật thi ca). Đây là cánh cửa đầu tiên và hết sức mới mẻ được mở ra không
những cho khoa học nghiên cứu văn học mà còn là cánh cửa cho mĩ học và triết học.
Sau Aristote đến lượt Viecgin người La Mã cổ đại (70-19 TCN) đã phân chia ngôn ngữ
thi ca dân gian thành ba loại: loại mang phong cách cao quý, loại mang phong cách
vừa phải và loại mang phong cách thấp và đương nhiên mỗi phong cách khác nhau sẽ
có đặc điểm khác nhau và phục vụ một đối tượng khác nhau. Ở Trung Hoa thời cổ đại
cũng xuất hiện nhiều công trình nổi tiếng, nghiên cứu về thi pháp học như: Văn tâm
điêu long của Lưu Hiệp, Thư gửi Nguyên Chuẩn của Bạch Cư Dị, Tùy viên thi thoại
của Viên Mai. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Folklore và thi pháp Folklore muộn hơn
với công trình mang tên Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn (1726-1784) là dấu ấn quan
trọng mở đầu cho ngành khoa học hấp dẫn này ở Đất nước hoa Sen - một dân tộc có
nền Văn học dân gian phát triển. Càng về sau khoa học này càng thu hút sự say mê
nghiên cứu và cống hiến của các nhà khoa học Folklore. Những công trình nghiên cứu
của họ, khi được công bố là ánh đèn soi rọi, làm bừng sáng cả một kho tàng kiến thức
vô giá về mọi mặt cuộc sống và cả về văn hóa.
Để phân chia các loại nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung và truyện kể dân
gian nói riêng, ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi tiêu chí khác nhau sẽ cho ta
một cách phân loại và được các kiểu nhân vật khác nhau. Dựa trên cơ sở đánh giá vai
trò của nhân vật trong việc triển khai cốt truyện, ta có thể chia nhân vật thành các loại
sau:
Nhân vật chính, nhân vật chính đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác


17

phẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm là cơ sở để tác
giả triển khai đề tài của mình.
Nhân vật trung tâm là các nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý

nghĩa, nó là nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn đề trung tâm của tác
phẩm ấy.
Nhân vật phụ, là những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong tác
phẩm để làm nổi bật nhân vật chính.
Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những
đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm ta có các kiểu nhân vật sau:
Nhân vật chính diện, nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng, quan điểm tư tưởng đạo đức
tốt đẹp được khẳng định, được đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của
con người. Nhân vật phản diện, là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên án, đáng phủ
nhận và triệt tiêu.
Nếu lấy cấu trúc nhân vật làm tiêu chí, ta có các kiểu nhân vật sau:
Nhân vật chức năng, là loại nhân vật không có đời sống nội tâm đặc điểm cố định
từ đầu đến cuối tác phẩm. Nó tồn tại trong tác phẩm chỉ nhằm một số chức năng nhất
định nào đó mà thôi. Nhân vật loại hình, là kiểu nhân vật tập trung những phẩm chất,
đặc điểm của một loại người tiêu biểu nhằm khái quát chung về tính cách điển hình.
Nhân vật bản thể, là kiểu nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật, thường có những mâu
thuẫn nội tại có những chuyển biến phức tạp. Nó vừa đáng ghét, vừa đáng thương, vừa
lương thiện lại cũng vừa độc ác
Sau đây, tôi đi vào nghiên cứu các kiểu nhân vật theo sự phân chia về mặt thể loại.
2.1. Kiểu nhân vật truyền thuyết
2.1.1. Khái niệm truyện truyền thuyết
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch
sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân,
biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử
dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Căn cứ vào đối tượng phản ánh, kết hợp với hoàn cảnh ra đời và đặc điểm thi pháp,
có thể chia truyền thuyết người Việt thành hai bộ phận chính:
- Truyền thuyết thời Văn Lang- Âu Lạc (như truyện Con Rồng, cháu Tiên; Thánh
Gióng; Bánh chưng bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh và truyệnAn Dương Vương). Bộ



18

phận này rất giàu tính chất thần thoại và tính chất anh hùng ca, nên thường được gọi là
“truyền thuyết anh hùng” hay “truyền thuyết hoang đường” (tức là truyền thuyết mang
đậm tính chất thần thoại hay huyền thoại).
- Truyền thuyết từ thời Bắc thuộc về sau (như truyền thuyết về Bà Trưng, Bà Triệu,
Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi,…). Bộ phận này giàu tính hiện thực, đi sát lịch sử hơn nên
thường được gọi là “truyền thuyết lịch sử” (có người còn gọi là truyện cổ tích lịch sử).
2.1.2. Các kiểu nhân vật truyền thuyết
Tìm hiểu nhân vật truyền thuyết, ta thấy cách xây đựng nhân vật có sự chuyển biến
dần từ thần sang người. Điều này có thể được bắt nguồn từ cách nhìn nhận về tự nhiên và
con người đã có sự thay đổi, bước đầu phát hiện ra bản chất và khoa học hơn. Nhân vật
chính trong truyền thuyết chủ yếu là người và nhân vật bán thần (Nửa thần), nhân vật
phụ có thể là người, là thần, bán thần vô cùng đa dạng và phong phú. Để tiện lợi trong
việc tìm hiểu và theo dõi, có thể chia nhân vật truyền thuyết thành các tiểu loại sau:
2.1.2.1. Nhân vật truyền thuyết khởi nguyên và anh hùng văn hóa
Nhân vật khởi nguyên giải thích về nguồn gốc và quá trình hình thành các thị tộc, bộ
tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, các thủy tổ của các làng nghề thủ công truyền thống.
Tiến sĩ Lê Đức Luận cho rằng: “Đặc điểm loại nhân vật này là nhân vật bán thần trong
truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Sơn Tinh Thủy Tinh” đây là hai nhân vật
không rõ hình hài, tính cách là người nhưng hành động thì lại là thần. Đây là nhân vật
mang ảnh hưởng của kiểu nhân vật thần thoại. Nhân vật trong thần thoại sử thi được kết
cấu trong hệ thống môtip: 1. Môtip hồng thủy: Mưa, lụt - Đôi trai gái sống sót sinh đẻ
(Đẻ đất đẻ nước), lũ lụt - đôi nam, nữ đẻ ra các dân tộc (Quả bầu mẹ). 2. Môtip người
khổng lồ kiến tạo: Cây - Người - Trời đất hoặc cây - Người khổng lồ - Chim - Trứng -
Nhiều người. 3. Môtip cây vũ trụ: Sự xuất hiện (Sự chết - Sự phục hồi “Đẻ đất đẻ
nước”). Đây là môtip thuộc bộ phận truyền thuyết suy nguyên về nguồn gốc loài người
và bộ lạc. Lớp truyền thuyết suy nguyên về nguồn gốc con người và các tộc người. Đó là
Tô Tem Giáo và Bái Vật Giáo, đối với người Việt vật tổ là con rồng (Long), con Nêga

của người Khơme, con NaGaRy của người Chăm, con Ngược của người Thái Đây là
hình thức sơ khai của tôn giáo nguyên thủy về thần và vật linh, vật tổ. Nhân bản người
rồi thần thánh hóa con người là con đường nghệ thuật của truyền thyết suy nguyên”.
Đối với nhân vật anh hùng văn hóa trong truyền thuyết, E. M. Meletinsky cho rằng:
“Việc diệt trừ quái vật, yêu ma, việc tạo ra con người, dậy nghề và nghệ thuật cho họ,


19

tạo ra các phong tục, trật tự các sông ngòi, biển cả, tạo ra khí hậu đã thuộc vào những
hoạt động quan trọng nhất của anh hùng văn hóa”. Thông qua nhân vật anh hùng văn
hóa, huyền thoại giải thích những cái trước đây chưa hề có, xa lạ với con người hoặc
những thứ mà con người chưa đủ khả năng để giải thích về nó. Các nhân vật trong truyền
thuyết có khả năng điều chỉnh môi trường tự nhiên và xã hội.
Trong truyền thuyết của dân tộc việt, tiêu biểu cho kiểu anh hùng văn hóa là Lạc
Long Quân, Âu cơ họ là những nhân vật khai sáng, là thủy tổ của loài người. Mẹ Âu Cơ
sinh ra đồng bào ta trong bọc trứng, Lạc Long Quân tiêu diệt Ngư Tinh, Mộc Tinh cứu
sống con người và dạy cho họ biết cách làm ăn, sinh sống. Còn nhân vật Lang Liêu
chính là người sáng tạo ra truyền thống làm bánh chưng, bánh giầy cho ngày tết nhằm
tôn vinh nét đẹp riêng của cư dân miền lúa nước trong truyền thuyết “Bánh chưng, bánh
giầy”.
2.1.2.2. Nhân vật anh hùng lịch sử
Nhân vật anh hùng lịch sử trong truyền thuyết là những con người có thật trong lịch
sử. Họ là những con người tự bản thân không có sức mạnh phi thường như thần linh
nhưng họ có sức mạnh từ thần linh, được thần linh trợ giúp như: Lê Lợi, An Dương
Vương. Bên cạnh các nhân vật là người như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, An Dương
Vương thì Thánh Gióng là nhân vật đậm màu sắc huyền thoại. Gióng mang trong mình
sức mạnh phi thường của thần linh.
Các nhân vật lịch sử được xây đựng trước thời đại Hùng Vương còn xa lạ với đời
sống con người nhưng càng về sau này, họ càng được xây dựng một cách gần gũi với

nhân dân hơn, đời thường hơn. Công trạng của họ cũng là một phần công trạng của nhân
dân, họ được nhân dân yêu mến, gần gũi, kính trọng và bảo vệ mỗi khi gặp nguy hiểm.
Tiểu hệ thống nhân vật này được xây dựng trên cơ sở thần thánh hóa các hiện tượng tự
nhiên và con người. Nhân vật có khi là thần như Thánh Gióng, có khi là vật thần như
Ngựa Sắt, Thần Kim Quy, Thanh gươm, có khi là con người nhưng đã được thần thánh
hóa như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thủy Tinh
Với những đặc điểm như đã trình bày, ta thấy nhân vật truyền thuyết đã gần gũi với
con người hơn và đậm đà tính nhân văn hơn.
Cảm quan lịch sử đã chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền thuyết. Các
nhân vật dù có là hư cấu hay là nhân vật lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác nói
chung là có một lý lịch rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại. Truyền thuyết được

×