Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái vườn quốc gia bidoup – núi bà (lâm đồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.81 MB, 168 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN HỮU DUY VIỄN







NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ
(LÂM ĐỒNG)








LUẬN VĂN THẠC SĨ


SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG







THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


CAM KẾT CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ


Luận văn “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tại
Vườn Quốc gia Bidioup – Núi Bà (Lâm Đồng)” đã được bảo vệ trước Hội
đồng chấm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi
trường ngày 13/06/2013 với thành phần Hội đồng gồm:
1. TS. Ngô Thanh Loan Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Lê Minh Vĩnh Thư ký Hội đồng
3. TS. Lê Quốc Tuấn Phản biện 1
4. TS. Trương Thị Thu Hằng Phản biện 2
5. PGS.TS. Chế Đình Lý Ủy viên hội đồng
Trên cơ sở tiếp thu từ các nhận xét của Hội đồng, tôi đã thực hiện việc
chỉnh sửa lại luận văn theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.

XÁC NHẬN CB HƯỚNG DẪN TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Nguyễn Hữu Duy Viễn








1

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan:
Luận văn Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái Vườn
Quốc gia Bidoup – Núi Bà (Lâm Đồng) là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Chế Đình Lý (Viện Môi trường và Tài
nguyên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Các dữ liệu sử dụng trong công trình nghiên cứu này là trung thực và
không có sự sao chép từ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Hữu Duy Viễn














LỜI CẢM ƠN




Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Chế Đình Lý (Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận
văn.

Xin chân thành cảm ơn:
- VQG Bidoup – Núi Bà, UBND huyện Lạc Dương, Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt
đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thu thập dữ liệu về địa bàn.
- Các thầy cô giảng dạy bậc Cao học chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ tài
nguyên môi trường khóa 2010 đã cung cấp kiến thức quý giá cho việc thực
hiện luận văn.

Kính dâng:
- Thân mẫu đã gánh nặng trọng trách, là người đã hy sinh cả cuộc đời cho tôi.



TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Nguyễn Hữu Duy Viễn





i

MỤC LỤC

TÓM TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. TỔNG QUAN 3
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 3

2.1.1. Điều tra, phân loại tài nguyên DLST 4
2.1.2. Các bên liên quan đến DLST 5
2.1.3. Các tác động đến tài nguyên DLST 5
2.1.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động DL theo hướng bền vững 6
2.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TẠI VQG BIDOUP – NÚI BÀ 7

2.2.1. Điều tra về tài nguyên 7

2.2.2. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 8
2.2.3. Định hướng phát triển DLST 9
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 10
3.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 10

3.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ 10

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 10
5. KHUNG NGHIÊN CỨU 11
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
6.1. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DLST TẠI ĐỊA BÀN VQG
BIDOUP – NÚI BÀ 12

6.1.1. Thu thập dữ liệu 12
6.1.2. Xử lý dữ liệu 13
6.2. PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN DLST TẠI VQG
BIDOUP – NÚI BÀ 14

6.2.1. Thu thập dữ liệu 14
6.2.2. Xử lý dữ liệu 14
6.3. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG – KHÍA CẠNH - TÁC ĐỘNG CHÍNH ĐẾN
TÀI NGUYÊN DLST VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN 14

6.3.1. Thu thập dữ liệu 14
6.3.2. Xử lý dữ liệu 15
6.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DLST TẠI ĐỊA BÀN VQG BIDOUP – NÚI BÀ
THEO CÁC TIÊU CHÍ DU LỊCH BỀN VỮNG 16

6.4.1. Thu thập dữ liệu 16
6.4.2. Xử lý dữ liệu 16

6.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DLST TẠI ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU 18

7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 19
7.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC 19

7.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN 19

ii

NỘI DUNG 20
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DLST TẠI VQG
BIDOUP – NÚI BÀ 20
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DLST 20

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên DLST 20
1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên DLST 20
1.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên DLST 20
1.1.2. Phân loại tài nguyên DLST 22
1.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 22
1.1.2.2. Tài nguyên văn hoá 22
1.1.3. Các bên liên quan đến tài nguyên DLST 23
1.1.4. Xác định tác động con người đến tài nguyên DLST 24
1.1.5. Đánh giá bền vững hoạt động DLST 24
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TRONG PHÁT TRIỂN DLST
TẠI CÁC VQG VIỆT NAM 25

1.2.1. VQG, các phân khu chức năng và vùng đệm của VQG 25
1.2.1.1. VQG và các phân khu chức năng 25
1.2.1.2. Vùng đệm của VQG 26

1.2.2. Quy định chung về hoạt động DLST và sử dụng tài nguyên tại VQG . 26
1.2.3. Quy định cụ thể về hoạt động DLST và sử dụng hợp lý tài nguyên
đối với các phân khu chức năng và vùng đệm của VQG 27
1.2.3.1. Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 27
1.2.3.2. Đối với phân khu phục hồi sinh thái 28
1.2.3.3. Đối với phân khu dịch vụ - hành chính 28
1.2.3.4. Đối với vùng đệm của VQG 29
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
TRONG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG BIDOUP – NÚI BÀ 29

1.3.1. Khái quát về VQG Bidoup – Núi Bà 29
1.3.1.1. Vị trí địa lý 29
1.3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 29
1.3.1.3. Chức năng – nhiệm vụ 31
1.3.1.4. Quy mô và tổ chức quản lý 32
1.3.1.5. Điều kiện KT - XH 33
1.3.2. Tình hình triển khai hoạt động DLST tại địa bàn 36
1.3.2.1. Quá trình chuẩn bị về mặt tổ chức 36
1.3.2.2. Hoàn thiện hạ tầng dịch vụ DLST 37
1.3.2.3. Xây dựng sản phẩm DLST 38
1.3.2.4. Quảng bá hoạt động DLST tại địa bàn 38
4.1.1.5. Đón du khách đến VQG Bidoup – Núi Bà 39
1.3.2. Sự cần thiết của việc đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên DLST tại
VQG Bidoup – Núi Bà 40
iii

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DLST TẠI VQG BIDOUP – NÚI
BÀ 43
2.1. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 43


2.1.1. Tài nguyên thực vật rừng 43
2.1.1.1. Thành phần thực vật rừng 43
2.1.1.2. Thảm thực vật rừng 44
2.1.2. Tài nguyên động vật rừng 47
2.1.3. Tài nguyên địa hình 50
2.1.4. Tài nguyên khí hậu 54
2.1.5. Tài nguyên thủy văn 56
2.2. TÀI NGUYÊN VĂN HÓA 59

2.2.1. Tài nguyên văn hóa vật thể 59
2.2.1.1. Nhà dài mái khum hình mai rùa 59
2.2.1.2. Làng nghề và sản phẩm thủ công 60
2.2.2. Tài nguyên văn hóa phi vật thể 61
2.2.2.1. Lễ truyền thống 61
2.2.2.2. Diễn xướng dân gian 62
2.2.2.3. Nét ẩm thực rượu cần 63
CHƯƠNG 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN DLST TẠI
VQG BIDOUP – NÚI BÀ 66
3.1. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN DLST TẠI VQG BIDOUP – NÚI
BÀ 66

3.1.1. Các bên liên quan 66
3.1.1.1. Các bên liên quan trực tiếp 67
3.1.1.2. Các bên liên quan gián tiếp 67
3.1.1.3. Các thành phần tài trợ 67
3.1.2. Sự phân hóa của các bên liên quan 67
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN TÀI NGUYÊN DLST TẠI VQG
BIDOUP – NÚI BÀ 72

3.2.1. Các thành phần chịu tác động 72

3.2.1.1. Khu cư trú của người bản địa K’Ho 73
3.2.1.2. Các khu hành chính – dịch vụ 73
3.2.1.3. Các tuyến giao thông, DL 75
3.2.1.4. Các đơn vị sản xuất 75
3.2.2. Các hình thức gây tác động đến tài nguyên DLST 76
3.2.3. Các tác động cụ thể đến tài nguyên DLST 80
3.2.3.1. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên 80
3.2.3.2. Tác động đến tài nguyên văn hóa 83
3.2.4. Nguyên nhân gây tác động đến tài nguyên DLST 84
3.2.4.1. Sự gia tăng dân số và nghèo đói 84
3.2.4.2. Tác động của giá cả thị trường 85
3.2.4.3. Trình độ dân trí của cư dân còn hạn chế 85
iv

3.2.4.4. Sự bất cập trong công tác quản lý 86
3.2.4.5. Quy hoạch xây dựng thiếu khoa học 87
3.2.4.6. Quy định, chế tài chưa hợp lý 87
3.2.4.7. Thiếu điều kiện thực thi công tác 88
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DLST TẠI VQG BIDOUP – NÚI
BÀ THEO CÁC TIÊU CHÍ BỀN VỮNG 90
4.1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 90

4.1.1. Quản lý bền vững 90
4.1.2. Lợi ích cộng đồng địa phương 92
4.1.3. Bảo tồn tài nguyên văn hóa 93
4.1.4. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 93
4.2. ĐÁNH GIÁ THEO CÁC THÀNH PHẦN 95

4.2.1. Quản lý bền vững 95
4.2.1.1. Xây dựng và thực thi kế hoạch 95

4.2.1.2. Tập huấn định kỳ cho CC, VC và cư dân 96
4.2.1.3. Tuân thủ yêu cầu thiết kế và thi công hạ tầng, dịch vụ 96
4.2.1.4. Nâng cao sự hài lòng của du khách 97
4.2.2. Lợi ích cộng đồng địa phương 98
4.2.2.1. Hỗ trợ sản xuất, hạ tầng cộng đồng 98
4.2.2.2. Sử dụng lao động địa phương 99
4.2.2.3. Ủng hộ dịch vụ địa phương 99
4.2.2.4. Tôn trọng ý kiến, quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng 99
4.2.3. Bảo tồn tài nguyên văn hóa 101
4.2.3.1. Trùng tu di tích, bảo quản cổ vật 101
4.2.3.2. Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể 101
4.2.3.3. Phát huy các giá trị văn hóa bản địa 101
4.2.3.4. Tác động đến thái độ và hành vi du khách 102
4.2.4. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 103
4.2.4.1. Giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên MT 103
4.2.4.2. Giảm thiểu tác động tiêu cực và xử lý ô nhiễm MT 104
4.2.4.3. Bảo tồn ĐDSH, HST, cảnh quan tự nhiên 104
4.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VÀ CÁC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 105

4.3.1. Các tiêu chí khá và tốt 107
4.3.2. Các tiêu chí đạt trung bình 108
4.3.3. Các tiêu chí chưa đạt 109
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DLST TẠI
VQG BIDOUP – NÚI BÀ 112
5.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN DLST VỚI SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG 112

5.1.1. Xác định vấn đề 112
5.1.2. Xác định mục tiêu và chỉ tiêu MT 113
5.1.3. Xây dựng kế hoạch hành động 115

v

5.1.3.1. Hoàn thiện các điều kiện thực thi bảo vệ tài nguyên rừng 115
5.1.3.2. Phân loại, lưu trữ, thu gom rác và xử lý nước thải 118
5.1.3.3. Đầu tư các điều kiện để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản
địa 121
5.1.3.4. Nâng cao hiểu biết, nhận thức cộng đồng bản địa và du khách 123
5.1.4. Triển khai thực hiện 126
5.1.4.1. Cơ cấu trách nhiệm 126
5.1.4.2. Đào tạo 128
5.1.4.3. Truyền thông 129
5.1.4.4. Chế độ báo cáo 130
5.1.4.5. Ứng phó tình trạng khẩn cấp 130
5.1.5. Giám sát và đánh giá 131
5.1.6. Xem xét và cải tiến hệ thống 133
5.2. CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG 133

5.2.1. Xây dựng sinh kế bền vững cho cộng đồng 133
5.2.2. Khuyến khích bảo vệ MT trong lĩnh vực đầu tư DL 135
KẾT LUẬN – HƯỚNG PHÁT TRIỂN 136
1. KẾT LUẬN 136
2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHỤ LỤC v
1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VQG BIDOUP - NÚI GIAI ĐOẠN 2004 – 2012 v
1.1. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ v

1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG vii

1.3. CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN TÀI NGUYÊN VĂN HÓA viii


1.4. CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MT, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN viii

2. BỘ TIÊU CHUẨN DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU ix
2.1. QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG ix

2.2. GIA TĂNG LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC ĐẾN CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG x

2.3. GIA TĂNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC DI SẢN VĂN HÓA VÀ GIẢM NHẸ CÁC
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC x

2.4. GIA TĂNG LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC xi

3. CÁC MA TRẬN SO SÁNH CẶP xii
3.1. MA TRẬN SO SÁNH CẶP CẤP NGUYÊN TẮC xii

3.2. CÁC MA TRẬN SO SÁNH CẶP CẤP NHÓM TIÊU CHÍ xii

3.3. CÁC MA TRẬN SO SÁNH CẶP CẤP TIÊU CHÍ xiii






vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 0.1. Các dữ liệu dạng bản đồ thu thập thứ cấp 12
Bảng 0.2. Nội dung khảo sát thực địa để thu thập dữ liệu sơ cấp 13
Bảng 0.3. Thang điểm đánh giá tần suất 15
Bảng 0.4. Thang điểm đánh giá mức nghiêm trọng của hậu quả 15
Bảng 0.5. Bảng phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty 17
Bảng 0.6. Bảng điểm và bậc đánh giá tương ứng 17
Bảng 1.1. Thống kê các phân khu chức năng, khu Đankia – Suối Vàng và vùng đệm
VQG Bidoup – Núi Bà 33
Bảng 1.2. Số hộ nghèo, tỷ lệ % và thu nhập trung bình của hộ nghèo 35
Bảng 1.3. Số lượt khách đến khu DL Lang Biang và Thung lũng Vàng 40
Bảng 2.1. Thống kê hệ thực vật có ở VQG Bidoup - Núi Bà 43
Bảng 2.2. Hiện trạng rừng của VQG Bidoup - Núi Bà 44
Bảng 2.3. Các đỉnh núi có cảnh quan đẹp tại VQG Bidoup – Núi Bà 51
Bảng 2.4. Chỉ tiêu khí hậu đối với con người 54
Bảng 2.5. Các thác nước chính tại VQG Bidoup – Núi Bà 57
Bảng 2.6. Các khu cư trú của cộng đồng bản địa 59
Bảng 3.1. Sự phân hóa của các bên liên quan 68
Bảng 3.2. Các trạm kiểm lâm thuộc Hạt kiểm lâm VQG Bidoup – Núi Bà 74
Bảng 3.3. Các tuyến DL đang được khai thác ở VQG Bidoup – Núi Bà 75
Bảng 3.4. Các hoạt động - khía cạnh - tác động đến tài nguyên DLST 76
Bảng 3.5. Định lượng các khía cạnh chính gây tác động đến tài nguyên DLST 78
Bảng 3.6. Các loại lâm sản chính bị khai thác từ VQG Bidoup – Núi Bà 85
Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá nguyên tắc “Quản lý bền vững” 91
Bảng 4.2. Tiêu chí đánh giá nguyên tắc “Lợi ích cộng đồng địa phương” 92
Bảng 4.3. Tiêu chí đánh giá nguyên tắc “Bảo tồn TNVH” 93
Bảng 4.4. Tiêu chí đánh giá nguyên tắc “Bảo vệ MT và TNTN” 94
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí “Xây dựng và thực thi kế hoạch” 95
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí “Tập huấn định kỳ cho CC, VC và cư
dân” 96
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí “Tuân thủ yêu cầu thiết kế và thi công hạ

tầng, dịch vụ” 96
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí “Nâng cao sự hài lòng của du khách” 97
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá nguyên tắc “Quản lý bền vững” 97
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí “Hỗ trợ sản xuất, hạ tầng cộng đồng” 98
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí “Sử dụng lao động địa phương” 99
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí “Ủng hộ dịch vụ địa phương” 99
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá “Tôn trọng ý kiến, quyền sở hữu trí tuệ cộng đồng” 99
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá nguyên tắc “Lợi ích cộng đồng địa phương” 100
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá “Trùng tu di tích, bảo quản cổ vật” 101
Bảng 4.16. Kết quả đánh giá “Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể” 101
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá “Phát huy các giá trị văn hóa bản địa” 101
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá “Tác động đến thái độ và hành vi du khách” 102
vii

Bảng 4.19. Kết quả đánh giá nguyên tắc “Bảo tồn TNVH” 102
Bảng 4.20. Kết quả đánh giá “Giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên MT” 103
Bảng 4.21. Kết quả đánh giá “Giảm thiểu tác động tiêu cực và xử lý ô nhiễm MT” 104
Bảng 4.22. Kết quả đánh giá “Bảo tồn ĐDSH, HST, cảnh quan tự nhiên” 104
Bảng 4.23. Kết quả đánh giá nguyên tắc “Bảo vệ MT và TNTN” 105
Bảng 4.24. Kết quả đánh giá tổng thể 106
Bảng 4.25. Danh sách các tiêu chí đạt và tốt trong giai đoạn 2004-2012 107
Bảng 4.26. Danh mục các tiêu chí cần quan tâm cải thiện trong tương lai 109
Bảng 4.27. Danh sách các tiêu chí chưa đạt 110
Bảng 5.1. Tính khả thi của việc quản lý các khía cạnh tại địa bàn 113
Bảng 5.2. Chỉ tiêu quản lý tài nguyên DLST VQG Bidoup - Núi Bà 114
Bảng 5.3. Trách nhiệm của các bên liên quan trong hệ thống 127
Bảng 5.4. Nội dung đào tạo đề nghị cho VQG Bidoup - Núi Bà 128
Bảng 5.5. Nội dung truyền thông đề nghị cho VQG Bidoup - Núi Bà 130
Bảng 5.6. Chế độ báo cáo đề nghị cho VQG Bidoup - Núi Bà 130
Bảng 5.7. Kế hoạch giám sát tại VQG Bidoup – Núi Bà 132




















viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Vị trí VQG Bidoup – Núi Bà trên lãnh thổ Việt Nam 30
Hình 1.2. Bản đồ các phân khu chức năng VQG Bidoup – Núi Bà 32
Hình 1.3. Giao diện trang thông tin điện tử VQG Bidoup – Núi Bà 39
Hình 1.4. Tờ rơi giới thiệu về DLST tại VQG Bidoup – Núi Bà 39
Hình 2.1. Lan 44
Hình 2.2. Đỗ quyên Lang Biang 44
Hình 2.3. Kim giao nam 44

Hình 2.4. Thông 3 lá 44
Hình 2.5. Rừng lá kim (thông 3 lá) 47
Hình 2.6. Rừng hỗn giao lá rộng-lá kim 47
Hình 2.7. Kiểu phụ rừng lùn 47
Hình 2.8. Kiểu phụ rừng rêu 47
Hình 2.9. Vượn má hung 49
Hình 2.10. Mang lớn 49
Hình 2.11. Sóc nâu bay 49
Hình 2.12. Trĩ sao 49
Hình 2.13. Khướu đầu trắng 49
Hình 2.14. Sẻ thông họng vàng 49
Hình 2.15. Bản đồ tài nguyên thực - động vật VQG Bidoup – Núi Bà 50
Hình 2.16. Bản đồ địa hình VQG Bidoup – Núi Bà 52
Hình 2.17. Đỉnh Lang Biang 53
Hình 2.18. Đỉnh Bidoup 53
Hình 2.19. Trên đỉnh Hòn Giao 53
Hình 2.20. Đỉnh Gia Rích 53
Hình 2.21. Sương mù tại trạm Hòn Giao 55
Hình 2.22. Rừng thông trong sương 55
Hình 2.23. Đỉnh Bidoup trong sương 55
Hình 2.24. Lang Biang trong sương 55
Hình 2.25. Thác Ông Tướng 58
Hình 2.26. Thác Klong Klanh 58
Hình 2.27. Thác Liêng Ka 58
Hình 2.28. Thác Thiên Thai 58
Hình 2.29. Thác Cổng Trời 58
Hình 2.30. Hồ Đankia 58
Hình 2.31. Vị trí các thác nước chính tại VQG Bidoup – Núi Bà 59
Hình 2.32. Vị trí các TNVH vật thể và các địa điểm nhân tạo khác tại địa bàn 61
Hình 2.33. Gùi 64

Hình 2.34. Diễn xướng cồng – khèn 64
Hình 2.35. Sinh hoạt bên trong nhà dài 64
Hình 2.36. Lễ hội đâm trâu 64
Hình 2.37. Trại cá hồi Giang Ly 64
Hình 2.38. Đài liệt sĩ Klong Klanh 64
ix

Hình 3.1. Sơ đồ các bên liên quan trực tiếp, gián tiếp và tài trợ 66
Hình 3.4. Vị trí trụ sở VQG và các trạm kiểm lâm 74
Hình 3.5. Nguyên nhân gây tác động đến tài nguyên DLST tại địa bàn 84
Hình 4.1. Biểu đồ kết quả đánh giá nguyên tắc “Quản lý bền vững” 98
Hình 4.2. Biểu đồ đánh giá nguyên tắc “Lợi ích cộng đồng địa phương” 100
Hình 4.3. Biểu đồ đánh giá nguyên tắc “Bảo tồn TNVH” 103
Hình 4.4. Biểu đồ điểm số đánh giá theo nguyên tắc Bảo vệ MT và TNTN 105
Hình 4.5. Biểu đồ điểm số đánh giá theo các nguyên tắc và tổng thể 106
Hình 5.1. Hệ thống quản lý tài nguyên DLST đề nghị cho VQG Bidoup – Núi Bà 112
Hình 5.2. Các yếu tố liên quan đến việc thiết lập mục tiêu 113
Hình 5.3. Mục tiêu quản lý tài nguyên DLST VQG Bidoup – Núi Bà 114
Hình 5.4. Kế hoạch hành động đối với VQG Bidoup – Núi Bà 115
Hình 5.5. Mô hình hệ thống tách dầu mỡ trong nước thải sinh hoạt 120
Hình 5.6. Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn 120
Hình 5.7. Các nội dung triển khai thực hiện hệ thống QLMT 126





















x

DANH MỤC VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý
CB : Cán bộ
CC : Công chức
CSDL : Cơ sở dữ liệu
DL : Du lịch
DLBV : Du lịch bền vững
DLST : Du lịch sinh thái
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐT : Đường tỉnh
GDMT : Giáo dục môi trường
GIS : Hệ thống thông tin địa lý
HST : Hệ sinh thái
IUCN : Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
KBTTN : Khu Bảo tồn thiên nhiên

KT – XH : Kinh tế - xã hội
MT : Môi trường
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
RPHĐN : Rừng Phòng hộ đầu nguồn
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TNVH : Tài nguyên văn hóa
TP : Thành phố
TT : Thị trấn
TT DLST & GDMT : Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
VC : Viên chức
VQG : Vườn Quốc gia
1

TÓM TẮT

Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà là nơi có nhiều điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái (DLST). Tuy nhiên, trong thời
gian vừa qua, do phát triển thiếu bài bản nên việc tổ chức hoạt động du lịch (DL)
cùng với các hoạt động khác đã gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên.
Trên cơ sở phương pháp luận hệ thống với sự kết hợp của các phương
pháp thu thập và xử lý dữ liệu khác nhau: tổng quan tư liệu, đo đạc thực tế,
phỏng vấn sâu, phân tích các bên liên quan, phân tích khía cạnh – tác động, sơ đồ
nguyên nhân – hệ quả, phân tích thứ bậc, phương pháp chuyên gia, chúng tôi
đã thực hiện điều tra, khảo sát và phân loại tài nguyên; xác định và phân tích các
bên liên quan, các tác động, nguyên nhân dẫn đến tác động; xây dựng tiêu chí và
thực hiện đánh giá tình hình hoạt động DL tại địa bàn trong giai đoạn 2004 -
2012 theo các tiêu chí bền vững. Từ đó, áp dụng hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO
14001 và phương pháp luận Lập kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – cải tiến

(PDCA) của Deming, chúng tôi đã đưa ra các đề xuất để sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên phục vụ phát triển DLST tại địa bàn.
Luận văn bao gồm ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần mở
đầu tập trung làm rõ về lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục
tiêu, đối tượng – giới hạn, khung nghiên cứu và các phương pháp cụ thể được áp
dụng để thực hiện các nội dung nghiên cứu, ý nghĩa về khoa học và thực tiễn của
luận văn. Phần nội dung được chia thành 5 chương. Trong đó, chương 1 trình bày
cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên DLST tại địa bàn; chương 2 trình bày về hiện
trạng tài nguyên DLST tại địa bàn; chương 3 trình bày về kết quả phân tích các
bên liên quan, các tác động của con người đến nguồn tài nguyên và nguyên nhân
gây ra các tác động; chương 4 trình bày về kết quả đánh giá tính bền vững của
hoạt động DLST tại địa bàn. Chương 5 dựa trên các phân tích đã được thực hiện
từ chương 2 đến chương 4 đã đưa ra các đề xuất cụ thể để sử dụng hợp lý tài
nguyên DLST tại địa bàn. Phần kết luận trình bày về kết luận, những hạn chế của
luận văn và các đề xuất nghiên cứu phát triển.


2

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, cùng với các chức năng bảo tồn rừng, nghiên cứu khoa học
(NCKH) và giáo dục môi trường (GDMT), phát triển du lịch sinh thái (DLST) là
một trong các chức năng hoạt động chính của các vườn quốc gia (VQG) trên cả
nước (Điều 13, Quy chế Quản lý rừng). Phát triển DLST tại các VQG đã trở
thành xu hướng tất yếu trong việc đóng góp cho công tác bảo tồn và mang lại thu
nhập cho cộng đồng địa phương.
Trong vấn đề phát triển DLST, yếu tố tài nguyên có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, là tiền đề để hình thành các sản phẩm du lịch (DL). Tài nguyên nếu

được bảo vệ, sử dụng hợp lý thì sẽ duy trì được tính phong phú, đa dạng, độc
đáo. Thực tế cho thấy, những khu vực có nguồn tài nguyên tập trung, đa dạng,
phong phú và đặc sắc và được định hướng sử dụng hợp lý thì nơi đó sẽ thu hút du
khách đến tham quan, từ đó đem lại nguồn thu từ DLST để hỗ trợ cho công tác
bảo tồn trực tiếp và gián tiếp thông qua sự hỗ trợ cho cộng đồng địa phương.
Ngược lại, nếu việc sử dụng tài nguyên không hợp lý, không có biện pháp tổ
chức quản lý hiệu quả thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: cạn
kiệt, mất khả năng phục hồi, hư hại hoặc giảm chất lượng; ô nhiễm môi trường
(MT), điều kiện sống của các loài động vật hoang dã bị ảnh hưởng,văn hóa bản
địa bị biến đổi. Điều này đã ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của tương lai. Do
đó, để phát triển du lịch bền vững (DLBV) thì cần phải đặt ra vấn đề sử dụng hợp
lý đối với nguồn tài nguyên. Điều này đã được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế (IUCN) (1998) đề xuất là nguyên tắc đầu tiên trong 10 nguyên tắc phát
triển DLBV: “Sử dụng tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên tự
nhiên, xã hội và văn hóa”. DLST được coi là một bộ phận đặc biệt của DLBV,
do đó để phát triển DLST thì cần đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên.
VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là nơi có điều
kiện thuận lợi về tài nguyên (đa dạng về các hệ sinh thái (HST), thành phần loài
đặc hữu, quý hiếm; hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên) cho việc phát triển các
hoạt động DLST. Trên cơ sở đó những điều kiện thuận lợi đó, chủ trương đẩy
mạnh phát triển DLST đã được xác định, Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo
3

dục môi trường (TT DLST & GDMT) trực thuộc VQG Bidoup – Núi Bà cũng đã
được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng thành lập theo Quyết định số
496/QĐ-UBND ngày 23/02/2011 và chính thức đón khách từ 31/12/2011.
Tuy nhiên, do mới triển khai hoạt động, chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc tổ chức quản lý nên đã gây ra những tổn hại đến nguồn tài nguyên tại địa
bàn. Hoạt động DL tại địa bàn mới chỉ là DL thiên nhiên theo định hướng DLST
chứ chưa thật sự là DLST theo đúng nghĩa. Với xu hướng tác động như hiện tại,

nếu không phương hướng điều chỉnh thì nguồn tài nguyên tại bàn sẽ bị suy thoái
trong tương lai. Do vậy, trong phát triển DLST, nhất là đối với các khu bảo tồn
thì cần thiết phải đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên. Để đảm bảo tính hiệu
quả của đề xuất thì việc cần thiết là phải xác lập cơ sở khoa học vững chắc làm
nền tảng để đưa ra các đề xuất đó thông các vấn đề cần làm rõ: xác định hiện
trạng tài nguyên; các bên liên quan đến tài nguyên; các tác động con người đến
tài nguyên DLST và nguyên nhân; những yếu kém dựa trên việc đánh giá về mức
đáp ứng của hoạt động DL tại địa bàn theo các tiêu chí DLST áp dụng cho khu
bảo tồn.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên du
lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng)” đã được chọn để
thực hiện luận văn cao học ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên MT.
2. TỔNG QUAN
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Từ khi khái niệm DLST được đưa ra một cách tương đối hoàn chỉnh bởi
Ceballos-Lasculrain (1987), đã có rất nhiều nghiên cứu về lý thuyết DLST được
xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau đã được thực hiện. Tại Việt Nam, kế thừa
theo các kết quả nghiên cứu của quốc tế, trong Hội thảo Xây dựng chiến lược
quốc gia về phát triển DLST Việt Nam vào 1999 đã thống nhất cách hiểu về
DLST ở Việt Nam: “DLST là loại hình DL dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa gắn với GDMT, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Một số đặc điểm chung của DLST đã được Hội nghị thượng đỉnh Quốc tế
về DLST tại Québec (2002) do Tổ chức DL Thế giới (UNWTO), Chương trình
MT Liên hiệp quốc (UNEP) tổng kết lại như sau:
4

+ Có đóng góp tích cực cho việc bảo tồn hệ tự nhiên và văn hóa;
+ Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, đóng góp vào việc
nâng cao cuộc sống của họ;

+ Cung cấp cho du khách sự diễn giải về di sản tự nhiên và văn hóa;
+ Phù hợp với DL cá nhân và các nhóm nhỏ.
Những yêu cầu trên cho thấy, để phát triển DLST thì vấn đề định hướng
sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ sở các nghiên cứu cụ thể về điều tra, phân loại
tài nguyên, phân tích các bên liên quan, phân tích các tác động đến tài nguyên và
đánh giá hoạt động DLST có một ý nghĩa rất quan trọng.
2.1.1. Điều tra, phân loại tài nguyên DLST
Trong phát triển DLST thì vấn đề khảo sát, phân loại tài nguyên có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc nắm các thông tin, làm cơ sở cho việc định hướng
sử dụng tránh gây các tác động tiêu cực đến tài nguyên và xây dựng các sản
phẩm DLST phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu du khách. Đến nay đã có khá nhiều
nghiên cứu về các tài nguyên DLST dựa theo các quan điểm khác nhau.
Nguyễn Văn Hóa (2003) đã chia tài nguyên DLST thành tài nguyên tự
nhiên (địa hình, khí hậu, nước, sinh vật, cảnh quan tự nhiên) là yếu tố chính và
tài nguyên nhân văn (di tích lịch sử văn hóa cách mạng, lễ hội, làng nghề truyền
thống, sự kiện văn hóa thể thao, các đối tượng dân tộc học) là yếu tố bổ sung.
Lê Huy Bá (2005) đã phân loại tài nguyên DLST thành tài nguyên tự
nhiên và tài nguyên nhân văn. Theo tác giả, tài nguyên DLST gắn liền với thiên
nhiên và văn hóa bản địa, bao gồm các giá trị của tự nhiên được thể hiện trong
một HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển gắn liền với
các HST đó được khai thác để hình thành nên các sản phẩm DLST.
IUCN - Việt Nam trong “Hướng dẫn quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên
(KBTTN): Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế” (2008) đã phân tài nguyên
DLST thành TNTN và tài nguyên văn hóa (TNVH). TNTN bao gồm các loài,
quần thể động vật, thực vật hoang dã, HST, các đặc điểm địa lý như núi, sông,
hồ, TNVH gồm những di tích lịch sử, khảo cổ học hay văn hoá hấp dẫn du
khách hoặc về phương diện nào đó có ảnh hưởng tới phương thức tổ chức DLST.
Bên cạnh các nghiên cứu lý thuyết, nhiều nghiên cứu trường hợp về điều
tra, phân loại tài nguyên DLST đã được thực hiện như: nghiên cứu cơ sở khoa
5


học phát triển DLST ở Việt Nam (1996) do Phạm Trung Lương chủ trì, nghiên
cứu phát triển DLST VQG Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp (2011) do Nguyễn Trọng
Nhân và Lê Thông thực hiện. Trong đó, nghiên cứu của Phạm Trung Lương có
nhiều ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Nghiên cứu đã đánh giá cho thấy Việt
Nam có nhiều tiềm năng phát triển DLST cả về tự nhiên (rừng đặc dụng, HST
điển hình, các sân chim, miệt vườn, ) và nhân văn (dân cư, dân tộc, di tích lịch
sử, văn hoá).
2.1.2. Các bên liên quan đến DLST
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về các bên liên quan DLST như nghiên
cứu về nguyên tắc, chính sách bền vững DLST của Megan Epler Wood (2002) đã
giới thiệu về các bên liên quan chính đến DLST; nghiên cứu của Patricia
Lamelas thuộc Viện nghiên cứu Tài nguyên thiên nhiên Caribbean đã xác định và
phân tích về các bên liên quan đến trong việc phát triển DLST tại thác El Limón
- Dominicana;
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu như: Hướng dẫn quản lý Khu
bảo tồn thiên nhiên - Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế” do Tổ chức Bảo
tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam (2008) trong đó có đề cập đến vấn đề
xác định vai trò các bên liên quan trong kế hoạch quản lý các khu bảo tồn;
nghiên cứu “Sự tham gia của các bên liên quan chính trong bảo tồn tổng hợp tại
các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam” (2008) đã đề cập đến vấn đề thu hút sự
tham gia hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng trong quản lý bảo
tồn; nghiên cứu về các bên liên quan đến FLEGT tại Việt Nam thời gian 2009 –
2010 nhằm mang lại sự hiểu biết nhiều hơn về rừng và thương mại lâm sản Việt
Nam, những điều các bên liên quan quan tâm và mục tiêu liên quan đến dự án.
2.1.3. Các tác động đến tài nguyên DLST
Nghiên cứu về tác động đến tài nguyên DLST đã được đề cập một cách
khá đầy đủ trong hướng dẫn “Đa dạng sinh học - các vấn đề pháp luật về đánh
giá tác động môi trường và môi trường chiến lược” phát triển bởi Công ước
ĐDSH và Phát triển DL. Bên cạnh đó là các nghiên cứu trường hợp như: nghiên

cứu của Za Ogutu thuộc Đại học Kenyatta – Kenya về tác động của DLST đến
tài nguyên tại vùng phụ cận của Khu dự trữ sinh quyển Amboseli – Kenya cho
thấy động vật và nguồn nước tại địa bàn đang bị xâm phạm nghiêm trọng do
6

năng lực quản lý kém và thiếu sự tham gia của cộng đồng; nghiên cứu của
Surachet Chettamart thuộc Đại học Kasetsart – Thái Lan (2003) đã làm rõ các
vấn đề phân quyền quản lý, văn bản luật và quy chế áp dụng trong công tác quản
lý, chính sách DLST trong các khu bảo tồn trong đó đã nhấn mạnh đến vai trò
cộng đồng đối với việc quản lý tài nguyên.
Các nghiên cứu trong nước cũng rất đa dạng, tiêu biểu là nghiên cứu đánh
giá tác động của DL đến tài nguyên, môi trường khu vực Hải Phòng – Quảng
Ninh do Phạm Trung Lương thực hiện 2004 đã xác định được những hoạt động
có khả năng gây những tác động đến tài nguyên, môi trường du lịch như hoạt
động xây dựng phát triển các khu du lịch; hoạt động tham quan du lịch ở các khu
bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan gắn với văn hoá, lễ hội.
2.1.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động DL theo hướng bền vững
Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng tiêu chí
đánh giá hoạt động DL theo hướng bền vững. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, hiện
nay cũng đã có một số lượng đáng kể các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:
Trong nghiên cứu
đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam,

Đỗ
Thị Thanh Hoa (2007)
đã đưa ra các nhóm tiêu chí khu DLST ở Việt Nam:

+ Nhóm các tiêu chí về tài nguyên;
+ Nhóm các tiêu chí về quy mô, quy hoạch và kiến trúc cảnh quan;
+ Nhóm tiêu chí về kết cấu hạ tầng - kỹ thuật du lịch;

+ Nhóm các tiêu chí về bảo vệ môi trường;
+ Nhóm tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng.
Trong Sổ tay hướng dẫn phát triển DLST tại Việt Nam (2013), Tổng
cục Du lịch đã đưa ra các tiêu chí đánh giá điểm DLST tại Việt Nam gồm:
+ Nhóm tiêu chí tài nguyên: Có ĐDSH cao; Cảnh quan MT hấp dẫn;
Khí hậu thích hợp; Các di tích có giá trị đặc sắc; Văn hóa bản địa đặc sắc; Vị
trí thuận lợi, tiếp cận thuận tiện;
+ Nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật: Giao thông thuận tiện;
Hệ thống điện, nước bền vững, an toàn; Hệ thống thu gom, xử lý rác, nước
thải phù hợp quy mô điểm DL; Các công trình dịch vụ DL thân thiện.
+ Nhóm tiêu chí môi trường: Giáo dục môi trường; Bảo vệ môi trường.
7

+ Nhóm tiêu chí tổ chức quản lý bền vững: Có chính sách hỗ trợ phát
triển DLST; Có quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch; Có bộ máy quản
lý năng lực đúng chuyên môn; Nguồn vốn minh bạch, đúng mục đích.
+ Nhóm tiêu chí sản phẩm dịch vụ: Tham quan; Cắm trại; Nghỉ dưỡng;
Hội nghị, hội thảo; Phục vụ khách tìm hiểu, nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở hàng nghìn bộ tiêu chí đã được áp dụng hiệu quả trên
thế giới,
tháng 10/2008, Liên minh Rừng nhiệt đới, Chương trình MT Liên hợp
quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã xây dựng và công bố
tiêu chí DL bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của
IUCN. Các tiêu chí DLBV toàn cầu đã nhanh chóng được phổ biến và được điều
chỉnh và áp dụng vào các trường hợp cụ thể tại nhiều quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam. Dựa trên các nguyên tắc DL bền vững toàn cầu kết hợp tiêu chí
đánh giá chất lượng môi trường phù hợp thực tiễn Việt Nam, 4/2012 Bộ Văn hoá
– Thể thao và DL đã ban hành Bộ tiêu chí Nhãn DL bền vững Bông sen xanh áp
dụng đối với các cơ sở lưu trú DL tại Việt Nam.
2.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TẠI VQG BIDOUP – NÚI BÀ

Tính đến nay, đã có khá nhiều đề tài, dự án đã được thực hiện tại VQG
Bidoup – Núi Bà, chủ yếu tập trung vào các nội dung: điều tra về tài nguyên, giải
pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và định hướng phát triển DLST.
2.2.1. Điều tra về tài nguyên
Nhằm phục vụ cho việc đề xuất chuyển hạn thành VQG và đề xuất bảo vệ
và phát triển rừng, Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ thuộc Viện Điều
tra quy hoạch rừng đã thống kê thành phần thực vật và động vật, các HST rừng
tại địa bàn và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng của VQG thông qua giải đoán ảnh
viễn thám. Tiếp đó là các cuộc khảo sát của Viện Sinh học Nhiệt đới kết hợp với
Bảo tàng Paris (2007), Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga liên kết với VQG Bidoup –
Núi Bà (2008), đoàn công tác của Trung tâm ĐDSH và Phát triển (2008), Quỹ
Bảo tồn Việt Nam (2009), đã bổ sung thêm các phát hiện mới về thành phần
loài động và thực vật tại VQG Bidoup – Núi Bà. Đặc biệt, gần đây nhất (2011),
để xây dựng báo cáo quy hoạch đầu tư giai đoạn 2011-2020, Phân viện Điều tra
quy hoạch rừng Nam Bộ đã kiểm kê lại các tài nguyên rừng tại địa bàn.
8

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn điều tra về tài nguyên văn hóa tại địa
bàn. Trong nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST VQG Bidoup – Núi Bà, nhóm
tác giả thuộc Khoa DL – Trường Đạt học Đà Lạt đã thực hiện điều tra về các giá
trị văn hóa có khả năng khai thác để phát triển DLST. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chỉ mới dừng lại ở mức độ: liệt kê các đặc trưng cơ bản mà chưa phân loại một
cách hoàn chỉnh. Dựa trên cơ sở khảo sát kết hợp tư liệu tham khảo, Phan Thị
Hồng Dung (2009) trong nghiên cứu về hiện trạng DL văn hóa tại các tỉnh Tây
Nguyên đã đề cập một cách khá đầy đủ về các tài nguyên văn hóa của Tây
Nguyên đặc biệt là “không gian văn hóa cồng chiêng”.
2.2.2. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Từ khi thành lập đến nay, VQG đã nhận được sự đầu tư của nhiều dự án
quốc tế như: Tiểu hành lang ĐDSH (BC) do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
tài trợ, Nâng cao năng lực do Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) tài trợ, Đồng quản lý

rừng và động vật hoang dã do Quỹ sáng kiến Darwin, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên
Quốc tế (WWF) và Viện MT - Phát triển Quốc tế (IIED) tài trợ. Trong khuôn
khổ các dự án, bên cạnh việc tập huấn, chuyển giao kinh nghiệm còn có một số
khảo sát nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với các hoạt
động: xây dựng kế hoạch và tổ chức tuần tra vùng trọng điểm (dự án Nâng cao
năng lực); rà soát chính sách và luật hỗ trợ thực hiện cơ chế đồng quản lý, khảo
sát xây dựng các hình thức truyền thông, khảo sát và đưa ra mô hình tài chính về
sinh kế thay thế cho cộng đồng (dự án Đồng quản lý rừng và động vật hoang dã).
Liên quan đến phòng chống cháy rừng, đã có một số nghiên cứu đề xuất
nâng cao năng lực dự báo và khắc phục hậu quả. Trong đó, tiêu biểu là nghiên
cứu về thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy rừng do Lê Văn
Hương làm chủ nhiệm, nghiên cứu ứng dụng GIS cung cấp thông tin dự báo cháy
rừng địa bàn tỉnh Lâm Đồng, thực hiện thí điểm tại VQG do Trung tâm Dự báo
Khí tượng thủy văn Lâm Đồng thực hiện dưới sự chủ trì của Trần Xuân Hiền.
Bên cạnh đó là các nghiên cứu về đặc điểm sinh học nhằm bảo tồn và phát
triển rừng: nghiên cứu của Hoàng Đình Quang, Lê Quang Minh về xác định mật
độ và tổ thành cây tái sinh của rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới, đánh giá
chất lượng và phân bố cây tái sinh, mô hình phân bố số cây và số loài cây tái
sinh theo cấp cao; nghiên cứu về đặc điểm về phân bố quần thể, một số đặc tính
9

sinh thái của các loài cây Thông lá dẹt, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và
giải pháp góp phần phát triển chiến lược bảo tồn hiệu quả nguồn gien các loài do
Phòng Kỹ thuật & NCKH thuộc VQG thực hiện.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về quản lý MT, sự sẵn sàng chi trả làm
cơ sở cho công tác bảo tồn rừng tại địa bàn cũng đã được tiến hành. Trong đó có
Luận văn Thạc sĩ về xây dựng hệ thống quản lý MT tại Viện Môi trường và Tài
nguyên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh do Nguyễn Thị Lâm Khoa thực
hiện. Trên cơ sở phương pháp luận LAC và PDCA của Deming và các chỉ dẫn
của ISO 14001 về nguyên lý hệ thống quản lý MT, tác giả đã xây dựng hệ thống

quản lý MT cho các khu DL tại TP Đà Lạt, trong đó có VQG Bidoup – Núi Bà.
2.2.3. Định hướng phát triển DLST
Các định hướng phát triển DLST tại địa bàn nhìn chung chưa nhiều.
Trong đó, nghiên cứu đầu tiên là của nhóm tác giả thuộc Khoa DL – Trường Đại
học Đà Lạt về các định hướng và đề xuất cụ thể để phát triển hoạt động DLST tại
VQG [Trần Duy Liên và nnk, 2006]. Nghiên cứu“Lập quy hoạch phát triển
DLST VQG Bidoup – Núi Bà” [Dương Mộng Hùng và nnk, 2012] trong khuôn
khổ dự án FLITCH, đã đưa ra đề xuất quy hoạch phát triển DLST cho VQG
Bidoup – Núi Bà gắn với công tác bảo tồn ĐDSH và phát triển cộng đồng.
Một nghiên cứu định hướng phát triển DLST dựa vào GIS đã được thực
hiện thông qua việc khảo sát xây dựng chỉ thị và thực hiện phân vùng lãnh thổ
phát triển DLST tại địa bàn. Kết quả đạt được là bản đồ phân vùng lãnh thổ phát
triển DLST tại địa bàn, đề xuất các khu vực cụ thể cho việc phát triển các hoạt
động thành phần của DLST tại địa bàn [Nguyễn Hữu Duy Viễn, 2010].
Nhằm thiết lập một mô hình DLST trong đó người dân địa phương nắm
vai trò trung tâm, làm cơ sở giải quyết vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học của VQG
Bidoup – Núi Bà, một dự án do nước ngoài tài trợ “DLST dựa vào cộng đồng”
(CBET) cũng đang được triển khai tại địa bàn.
Tài nguyên là một trong các hợp phần cấu thành nên hệ thống DL và đóng
vai trò tiền đề để hình thành các sản phẩm DL. Vì vậy, để đảm bảo phát triển bền
vững thì cần phải có cách tổ chức khai thác, sử dụng tiết kiệm và tái tạo hợp lý
đối với nguồn tài nguyên. Trong những năm gần đây, VQG đã được đầu tư quy
hoạch phát triển cho hoạt động DLST. Tuy nhiên, qua tổng quan tình hình cho
10

thấy: đến hiện nay trong các công trình về VQG Bidop – Núi Bà vẫn chưa có
nghiên cứu chuyên sâu về sử dụng hợp lý tài nguyên DLST. Làm thế nào để sử
dụng các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động DLST tại VQG Bidoup – Núi
Bà một cách bền vững? Để trả lời cho câu hỏi trên nhằm bổ sung cho những hạn
chế, nghiên cứu được thực hiện thông qua việc làm rõ các vấn đề cụ thể sau:

1) Tài nguyên DLST của VQG Bidoup – Núi Bà gồm những tài nguyên nào?
2) Các bên nào có liên quan đến nguồn tài nguyên DLST tại đây?
3) Những tác động nào của con người đến tài nguyên DLST và nguyên nhân?
4) Tình hình hoạt động tại địa bàn còn hạn chế gì có thể gây tác động tiêu cực
đến tài nguyên?
5) Những giải pháp nào cần đặt ra để sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát
triển DLST tại địa bàn?
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đề xuất được các giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên phục vụ
phát triển DLST tại địa bàn VQG Bidoup – Núi Bà.
3.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Điều tra được hiện trạng và xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) GIS tài
nguyên DLST tại địa bàn;
- Phân tích xác định được các bên liên quan đến việc sử dụng nguồn tài
nguyên DLST tại địa bàn;
- Phân tích được các tác động chính do hoạt động con người đến nguồn tài
nguyên DLST và xác định được nguyên nhân gây ra tác động;
- Xây dựng được tiêu chí đánh giá DLST tại các khu bảo tồn Việt Nam và
áp dụng hệ tiêu chí để đánh giá tình hình hoạt động tại địa bàn;
- Đề xuất được hệ thống quản lý tài nguyên và các giải pháp bổ sung để sử
dụng hợp lý tài nguyên phát triển DLST tại địa bàn.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
+ Đối tượng nghiên cứu: nguồn tài nguyên phục vụ hoạt động phát triển
DLST, bao gồm các TNTN và TNVH.
+ Giới hạn về nội dung: đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài
nguyên để phát triển DLST dựa vào tình hình thực tế của địa bàn.

×