Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.75 KB, 13 trang )


TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC VOế TRệễỉNG TOAN
KHOA KINH T


BO CO THC TP

TèNH HèNH HUY NG VN CA NGN HNG
NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN
TP. CN TH CHI NHNH QUN THT NT















Hu Giang, thỏng 4 nm 2015
Sinh viờn thc hin:
Nguyn Tun Ton
MSSV: 121C660011
Lp: C TCNH K5
TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC VOế TRệễỉNG TOAN


KHOA KINH T


BO CO THC TP

TèNH HèNH HUY NG VN CA NGN HNG
NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN
TP. CN TH CHI NHNH QUN THT NT

Nhn xột ca giỏo viờn 1





Nhn xột ca giỏo viờn 2









Hu Giang, thỏng 4 nm 2015
im
Bng s
Bng Ch



im
Bng s
Bng Ch


Sinh viờn thc hin:
Nguyn Tun Ton
MSSV: 121C660011
Lp: C TCNH K5

Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
i

THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TUẤN TOẢN
MSSV: 121C660011 – Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng – Khóa 5
Thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP. Cần Thơ chi nhánh
quận Thốt Nốt.
Địa chỉ: số 27, Nguyễn Thái Học, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ
Thời gian thực tập: từ ngày 17/03 – 17/04/2015.
Nội dung thực tập: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn TP. Cần Thơ chi nhánh quận Thốt Nốt.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP














……………………, ngày …. tháng …. năm 2015.








Giám Đốc
(ký, ghi rõ họ tên)
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
TCKT: Tổ chức kinh tế




























Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
iii
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN AGRIBANK CHI NHÁNH THỐT NỐT – CẦN THƠ.
Tên gọi: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
QUẬN THỐT NỐT.
Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, tên viết
tắt: AGRIBANK
Tên giao dịch: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh quận Thôt

Nốt
Địa chỉ: số 27, Nguyễn Thái Học, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0710.3851306 _ Fax: 0710.3851097.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt.

NHNo&PTNT quận Thốt Nốt chịu sự quản lí trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ
của Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Cần Thơ. Tình hình nhân sự của NHNo&PTNT
quận Thốt Nốt cơ bản bố trí cho các phòng ban và các bộ phận được thể hiện theo sơ đồ
trên.
Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay điều hành theo phương pháp trực tiếp và
phương pháp tham mưu.
* Phương pháp trực tiếp:
 Giám đốc tham gia trực tiếp quyết định các khoản vay tín dụng đối với khách
hàng.
 Kiểm tra trực tiếp một số công việc cán bộ cơ sở.
 Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động với Ngân hàng cấp trên.
* Phương pháp tham mưu:
 Thực hiện chế độ phân quyền cho Phó Giám đốc theo quy chế.
 Các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc và Phó Giám đốc.
Giám Đốc
P. Kế Toán
Ngân Quỹ
P. Kế Hoạch
Kinh Doanh
P. Hành Chính
Nhân Sự
PGD Số 1
PGD
Trung An
PGD KCN

Thốt Nốt
P. Giám Đốc
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
iv
* Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng:
Chức năng:
NHNo&PTNT quận Thốt Nốt cũng như các Ngân hàng thương mại khác thực
hiện một số chức năng chủ yếu sau đây:
 Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các đơn vị thuộc mọi
thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực ngành nghề.
 Làm ủy thác, cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của Chính phủ,
các TCKT xã hội và cá nhân.
 Thực hiện ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
Nhiệm vụ:
Với trọng tâm phát triển kinh tế, NHNo&PTNT quận Thốt Nốt quyết tâm thực
hiện tốt nhiệm vụ của một Ngân hàng:
 Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng có đủ điều kiện theo quy
định của Nhà nước và có hướng xử lý thích hợp đối với các món vay.
 Đa dạng hóa các loại hình huy động vốn.
 Tìm những biện pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng.
 Làm tròn nghĩa vụ nộp thuế, báo cáo tài chính, góp phần xây dựng và phát triển
kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
 Nghiên cứu, tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng vào thực tế, phát
huy thế mạnh và khắc phục những mặt hạn chế, có định hướng vững mạnh nâng
cao hiệu quả hoạt động.












Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
1
II. NỘI DUNG THỰC TẬP
1. CHI TIẾT NỘI DUNG THỰC TẬP
Ghi chú: Sinh viên tự điền thông tin trên.
(*) 1: Rất tốt, 2: Tốt, 3: Khá, 4: Trung bình, 5: Yếu.
Thời gian
Nội dung công việc
Mức độ
nhận thức
(*)
Hiệu quả
công việc
(*)
Tuần 1
- Xây dựng mối quan hệ với mọi người trong
Ngân hàng, khảo sát từng phòng ban. Tìm hiểu về
tình hình của Ngân hàng.
- Xem xét số liệu, tài liệu cần nghiên cứu.
1
1
Tuần 2
- Quan sát và được các anh chị hướng dẫn thực
hiện một số nghiệp vụ cơ bản.

- Bắt đầu hướng dẫn khách hàng làm một số thủ
tục đơn giản.
- Xem xét số liệu, tìm hiểu và phân tích số liệu,
tính toàn xử lý số liệu.
1
2
Tuần 3
- Viết báo cáo dựa trên số liệu đã phân tích.
1
2
Tuần 4
- Nộp cho cán bộ hướng dẫn xem xét và sửa chữa.
- Trình lên giám đốc xem xét và phê duyệt.
1
1


II. KẾT QUẢ NỘI DUNG THỰC TẬP.
2.1. Khái quát nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT quận Thốt Nốt từ năm
2012 – 2014.
Bảng 1: Khái quát nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT quận Thốt Nốt từ năm 2012 –
2014.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Vốn huy động 342.998 83,42 469.349 90,81 503.647 88,17 126.351 36,84 34.298 7,31
Vốn điều chuyển 68.172 16,58 47.522 9,19 67.595 11,83 (20.650) (30,29) 20.073 42,24
Tổng nguồn vốn 411.170 100 516.871 100 571.242 100 105.701 25,71 54.371 10,52
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
Chênh lệch

2013/2012
2014/2013
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
%
2012
2013
2014
Số tiền
%

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân quỹ NHNo&PTNT quận Thốt Nốt)
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
2
Qua bảng 1 ta thấy tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Thốt
Nốt giai đoạn 2012 – 2014 tăng dần. Năm 2012, tổng nguồn vốn là 411.170 triệu đồng.
Đến năm 2013 con số này là 516.871 triệu đồng, tăng 105.701 triệu đồng so với năm
2012, tốc độ tăng là 25,71%. Tổng nguồn vốn tiếp tục tăng lên trong năm 2014, đạt
571.242 triệu đồng, so với năm 2013 tăng 54.371 triệu đồng, tuy nhiên tăng chậm hơn
năm 2013, tăng với tốc độ là 10,52%. Đây là dấu hiệu cho thấy quy mô hoạt động tín
dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Ngân hàng ngày càng đáp ứng được nhu
cầu vốn vay ngày càng tăng cao của khách hàng.

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm. Năm 2012 vốn
huy động đạt 342.998 triệu đồng chiếm 83,42% trên tổng nguồn vốn. Sang năm 2013
đã tăng lên 469.349 triệu đồng (chiếm 90,81% trên tổng nguồn vốn), vốn huy động tăng
126.351 triệu đồng, tương ứng tăng 36,84% so với năm 2012. Đến năm 2014 vốn huy
động vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 88,17% trên tổng nguồn vốn) và tiếp tục tăng với
tốc độ 7.31% so với năm 2013, tương ứng tăng 34.298 triệu đồng. Trong giai đoạn 2012
– 2014 Ngân hàng đã giảm tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn từ
16.58% năm 2012 xuống còn 11,83% năm 2014. Cụ thể năm 2012 vốn điều chuyển là
68,172 triệu đồng, sang năm 2013 vốn điều chuyển giảm còn 47.552 triệu đồng, giảm
với tốc độ là 30,29% (giảm 20,650 triệu đồng). Đến năm 2014 nguồn vốn này tăng lên
42,24% so với năm 2013 nên vốn điều chuyển tức tăng lên mức 67.595 triệu đồng. Tuy
nguồn vốn điều chuyển có tăng lên trong năm 2014 nhưng so với tổng nguồn vốn của
ngân hàng thì không nhiều. Việc giảm vốn điều chuyển trong cơ cấu nguồn vốn của
Ngân hàng làm Ngân hàng cắt giảm được phần nào chi phí góp phần tăng thêm lợi nhuận
cho Ngân hàng.
Nguyên nhân cho sự tăng liên tục của nguồn vốn huy động là do với lịch sử hình
thành lâu đời cũng như vị thế, uy tín của ngân hàng rất cao trong ngành đã giúp ngân
hàng chiếm được lòng tin của khách hàng, hơn nữa, vì là ngân hàng thương mại quốc
doanh nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. Trong đó phải kể
đến một lượng khách hàng không nhỏ luôn trung thành và gắn bó với ngân hàng lâu năm
góp phần giúp cho nguồn vốn ngân hàng duy trì ổn định qua nhiều năm. Ngoài ra, vốn
huy động tăng còn bởi ngân hàng ngày càng đổi mới phương thức huy động bằng nhiều
hình thức khác nhau, phong phú và đa dạng hơn như các loại hình và thời gian gửi tiền
phù hợp với thời gian tiền nhàn rỗi để khách hàng lựa chọn. Mặt khác, Ngân hàng còn
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
3
áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp từng giai đoạn, đồng thời triển khai nhiều
sản phẩm huy động vốn, tích cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, triển khai nhiều tiện
ích hỗ trợ huy động vốn, Ngân hàng đã hạn chế được tình trạng khách hàng rút tiền gửi
sang Ngân hàng khác vì Ngân hàng luôn quan tâm tới khách hàng, tạo lòng tin vững

chắc nơi khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới nên tổng nguồn
vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm
2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2012 – 2014.
Vốn không những giúp cho Ngân hàng hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần
quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Vì thế, Ngân
hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, bởi nguồn vốn này có chi
phí thấp hơn nhiều so với vốn điều chuyển từ hội sở và vốn vay từ thị trường liên Ngân
hàng. Việc huy động vốn trở nên hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Làm thế nào để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao nhất nhằm đảm bảo
được nhu cầu về vốn của khách hàng đồng thời hạn chế chi phí đến mức thấp nhất được
các Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Quận Thốt Nốt nói riêng đặc biệt
quan tâm.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2012 – 2014.
Đơn vị tính: triệu đồng.
2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %
Không kỳ hạn 16.093 22.622 33.773 6.529 40,57 11.151 49,29
Có kỳ hạn 326.905 446.727 469.874 119.822 36,65 23.147 5,18
- Từ 1 đến 12 tháng 268.069 224.654 262.172 (43.415) -16,20 37.518 16,70
- Trên 12 tháng 58.836 202.073 207.702 143.237 243,45 5.629 2,79
Tổng 342.998 469.349 503.647 126.351 36,84 34.298 7,31
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2013/2012
2014/2013

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân quỹ NHNo&PTNT quận Thốt Nốt)
Bảng 3: Tỷ lệ nguồn vốn huy động của Ngân hàng từ năm 2012 – 2014 phân theo kỳ hạn.

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

TG không kỳ hạn 4,69% 4,82% 6,71%
TG có kỳ hạn 95,31% 95,18% 93,29%
- Từ 1 đến 12 tháng 82,00% 50,29% 55,80%
- Trên 12 tháng 18,00% 45,23% 44,20%
Tổng 100,00% 100,00% 100,00%

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân quỹ NHNo&PTNT quận Thốt Nốt)


Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
4
2.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi mang tính chất không ổn định nên Ngân hàng không thể chủ
động trong việc sử dụng nguồn vốn ngày và lãi suất của loại tiền gửi này thường rất
thấp. Cụ thể năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn là 16.093 triệu đồng (chiếm 4.69% tổng
nguồn vốn huy động). Năm 2013 loại tiền gửi này tăng lên 6.529 triệu đồng (tăng
40,57%) và chiếm 4,82% so với tổng nguồn vốn. Đến năm 2014 tăng lên 11.151 triệu
đồng (tăng 49,29% so với năm 2013) và chiếm 6,71% so với tổng nguồn vốn.
2.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn:
Là sản phẩm tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền
nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi.
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng:
Năm 2012 loại tiền này là 268.069 triệu đồng (chiếm 82% tổng nguồn vốn huy
động của Ngân hàng). Đến năm 2013 tình hình huy động vốn ngắn hạn chỉ chiếm
50,29% tổng nguồn vốn, thấp hơn năm trước 31,71%. Năm 2014 tiền gửi ngắn hạn tăng
với tỷ lệ khá cao và đạt mức 262.172 triệu đồng (tương đương tăng 16,70% so với năm
2013) do đã tạo được uy tín với khách khàng qua nhiều năm hoạt động.
+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng:
NHNo&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt ngay từ đầu năm 2012 đã xác định một
trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải tập trung tăng cường huy động vốn trên thị

trường. Trong năm đầu tiên tình hình huy động vốn của hệ thống gặp khá nhiều khó
khăn, số dư huy động không đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Năm 2012 thu hút được
58.836 triệu đồng chiếm 18% tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2013 tình hình huy
động vốn tăng 243,45% so với năm 2012 tức tăng 143.237 triệu đồng lên mức 202.073
triệu đồng (chiếm 45,23% tổng vốn huy động). Đến năm 2014 tình hình huy động vốn
trung hạn vấn tiếp tục tăng đạt mức 207.202 triệu đồng, chiếm 44,2% tổng vốn huy
động.
2.3. Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là từ dân cư và các TCKT trong địa
bàn Quận, trong đó nguồn vốn từ dân luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn
huy động của Ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đều có tăng trưởng
qua các năm là do Tiền gửi của dân cư và của các TCKT đều tăng lên.

Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
5
Bảng 4: Phân tích tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế.
Đơn vị tính: triệu đồng.
2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi dân cư 328.281 443.988 469.723 115.707 35,25 25.735 5,80
Không kỳ hạn 1.376 1.117 1.645 (259) -18,82 528 47,27
Có kỳ hạn 326.905 442.871 468.078 115.966 35,47 25.207 5,69
Tiền gửi TCKT 14.717 25.361 33.924 10.644 72,32 8.563 33,76
Không kỳ hạn 14.717 21.505 32.128 6.788 46,12 10.623 49,40
Có kỳ hạn - 3.856 1.796 3.856 100 (2.060) -53,42
Tổng vốn huy động 342.998 469.349 503.647 126.351 36,84 34.298 7,31
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2013/2012
2014/2013

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân quỹ NHNo&PTNT quận Thốt Nốt)
Từ bảng 4 ta thấy tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, tăng liên tục
qua các năm. Năm 2012 là 328.281 triệu đồng. Năm 2013, tăng 115.707 triệu (tăng
35,25% so với năm 2012) lên mức 443.988 triệu đồng. Năm 2014, tiền gửi này tiếp tục
tăng đạt 469.723 triệu đồng, tăng 25.735 triệu đồng (tăng 5,8% so với năm 2013). Trong
đó, tiền gửi có kì hạn là chủ yếu. Đây là hình thức gửi mà các cá nhân có tiền nhàn rỗi
muốn gửi vào để hưởng lãi, họ không biết đầu tư hay không thích đầu tư vào các kênh
đầu tư khác do ngại gặp rủi ro. Tuy hình thức gửi này có thu nhập ít hơn so với các kênh
đầu tư khác nhưng rất an toàn, phù hợp với các đối tượng là người già về hưu, các bậc
cha mẹ muốn tiết kiệm để trang trải chi phí ăn học cho con… Còn Tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn ít được ưa chuộng hơn tiền gửi tiết kiệm có kì hạn do đây là loại tiền gửi
mang tính ổn định không cao, nên Ngân hàng trả lãi với lãi suất thấp.
Bên cạnh đó, tiền gửi của TCKT cũng tăng chậm qua các năm. Từ 14.717 triệu
đồng năm 2012 tăng lên 25.361 triệu đồng năm 2013 và đạt 33.924 triệu đồng năm 2014.
Tiền gửi của các TCKT chủ yếu là của doanh nghiệp, nên lượng tiền gửi không kì hạn
chiếm tỷ trọng cao, vì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng cao, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải có tài khoản tại Ngân hàng, dễ dàng trao đổi với đối tác.
Tóm lại: tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt
trong giai đoạn 2012 – 2014 đang có chiều hướng đi lên. Cho thấy Ngân hàng đã có
những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình. Tuy nhiên,
nguồn vốn huy động từ các TCKT còn thấp, chưa tương ứng với vị thế của chi nhánh.
Việc xác định nguồn vốn huy động của Ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi
nhánh hoạt động ổn định, xây dựng chiến lược hoạt động lâu dài và đặc biệt là nhằm
giảm nguồn vốn điều chuyển từ hội sở.
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
6
III. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN THỰC TẬP.
3.1. Những thành tựu đạt được.
Về công tác huy động vốn tại Ngân hàng: nhìn chung được thực hiện khá tốt,
luôn có sự tăng trưởng về quy mô năm sau cao hơn năm trước, tỷ trọng nguồn vốn huy

động đang có xu hướng tăng lên, và nguồn vốn điều chuyển giảm xuống góp phần giảm
chi phí cho Ngân hàng góp phần vào lợi nhuận của đơn vị.
Ban Giám đốc có tuổi nghề cao, kinh nghiệm nhiều, trình độ chuyên môn sâu rộng.
Có đội ngũ nhân viên, trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp
đỡ nhau trong công việc, nhiệt tình trong công tác và luôn luôn không ngừng học hỏi để
nâng cao trình độ.
Địa điểm hoạt động có vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất khang trang rộng rãi, mạng
lưới giao dịch rộng khắp nên rất thuận tiện cho việc giao dịch và thu hút khách hàng.
3.2. Những tồn tại cần khắc phục.
Bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế bất ổn và lạm phát tăng cao. Nguồn vốn huy động
có tăng nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của khách hàng.
Nguồn vốn này vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Mặt khác, Áp lực
cạnh tranh giữa các Ngân hàng, cùng các đối thủ ngoài ngành Ngân hàng như bảo hiểm,
bưu điện ngày càng gay gắt hơn trong địa bàn, tính từ thời điểm kinh tế địa phương
chuyển mình theo cơ cấu đa ngành, tỷ trọng lĩnh vực thương mại dịch vụ ngày càng gia
tăng, nhu cầu khách hàng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng ngày càng nhiều.
3.3. Đề xuất ý tưởng nhằm nâng cao hoạt động.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của khách hàng, đòi hỏi
Ngân hàng phải luôn tăng cường nguồn vốn hoạt động của mình. Rõ ràng nếu Ngân
hàng tăng nguồn vốn đó bằng cách tăng lượng vốn điều chuyển từ cấp trên hay vay vốn
của các tổ chức tín dụng khác thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì chi phí
trả lãi sẽ rất cao và việc điều động vốn không như mong muốn. Trong khi đó, vốn huy
động với lãi suất thấp hơn và Ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn, nếu Ngân
hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được hoạt
động tín dụng, vốn hoạt động được tăng lên mà còn đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân
hàng. Một số giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động cho Ngân hàng:
Phát triển mở rộng hơn nữa các dịch vụ mới như: Phát hành thẻ tín dụng, thẻ
thanh toán trong và ngoài nước; trang bị máy rút tiền tự động ATM có cả chức năng
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Thốt Nốt (2012 – 2014).
7

nhận tiền gửi tự động, vì như vậy sẽ tiện lợi cho khách hàng trong việc gửi rút tiền, giảm
chi phí đi lại đồng thời đây cũng là cách khắc phục hạn chế về mặt thời gian làm việc
của Ngân hàng.
Ngân hàng cần tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền vào bằng một số cách
như: Lãi suất hấp dẫn, có chương trình tham gia dự thưởng, gửi tiết kiệm với nhiều hình
thức khác nhau, thủ tục giao dịch ngày càng mau lẹ, nhanh chóng
3.4. Định hướng phát triển của chi nhánh với vai trò là người lãnh đạo.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Mở rộng quy mộ hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần tăng uy tín
của ngân hàng.
Đưa ra chương trình tiết kiệm dự thưởng cho khách hàng nhằm khuyến khích
khách hàng gửi tiền.
Tuyên truyền, quảng cáo giới thiệu các chương trình, sản phẩm của ngân hàng
tới người dân.
4. Ý KIẾN CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN VỀ NHỮNG KIẾN THỨC TIẾP THU
TẠI GIẢNG ĐƯỜNG VÀ THẾ TẾ TẠI CƠ QUAN THỰC TẬP
Qua gần một tháng thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh quận Thốt Nốt kết hợp với lý thuyết đã học ở nhà trường đến nay em đã hoàn thành
xong bài báo cáo thực tập với đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Cần Thơ chi nhánh quận Thốt Nốt.
Gần 3 năm học tại trường Đại học Võ Trường Toản nhờ sự chỉ dạy nhiệt tình của
các thầy cô đã giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức nên khi vào Ngân hàng em ít bị bỡ
ngỡ và đã vận dụng được hơn 80% lý thuyết vào thực tế.
Trong quá trình làm báo cáo thực tập em gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong Ngân hàng đã giúp em hoàn thành tốt
bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Võ Trường Toản
và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh Tế đã truyền dạy cho em những kiến thức
quý giá không chỉ về chuyên môn mà còn về cuộc sống. Cảm ơn Ban lãnh đạo của
NHNN&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt đã tạo điều kiện cho em thực tập trong thời

gian vừa qua.

×