Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng (công ty cp tmdv xnk huỳnh hương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 70 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG
VÀ PHÂN BỔ ĐƠN HÀNG
(CÔNG TY CP TMDV & XNK HUỲNH HƯƠNG)


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Ths. Trần Thị Mỹ Dung Nguyễn Việt Khánh
MSSV: 1101471
Cần Thơ, 2013
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Cần Thơ, ngày 9 tháng 8 năm 2013


PHIẾU ĐĂNG KÍ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NĂM HỌC: 2013 – 2014

1. Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: Nguyễn Việt Khánh MSSV: 1101471
Ngành: Quản lý công nghiệp Khóa: 36
2. Tên đề tài: “Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng (Công ty cổ phần
thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Huỳnh Hương)”
3. Địa điểm thực hiện: Công ty cổ phần TMDV và xuất nhập khẩu Huỳnh Hương
Ấp Thị Tường A, Xã Hưng Mỹ, Huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau.
4. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
5. Mục tiêu đề tài:
 Tìm hiểu quy trình thu mua của công ty.
 Phân tích và tính toán để lựa chọn được các nhà cung ứng tốt nhất dựa theo
các tiêu chí đánh giá đã đề ra của công ty.
 Xác định lượng phân bổ mua hàng hợp lý đối với mỗi nhà cung ứng dựa trên
cơ sở các dữ liệu thu thập được.
6. Nội dung chính và giới hạn của đề tài:
Đề xuất phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) kết hợp quy hoạch tuyến tính
trong công tác thu mua tôm nguyên liệu và phân bổ đơn hàng.
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh ii

Luận văn được chia làm 6 chương:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Tổng quan về công ty
Chương IV: Thực trạng thu mua tôm nguyên liệu

Chương V: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng
Chương VI: Kết luận và kiến nghị
7. Các yêu cầu hỗ trợ thực hiện đề tài
8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện dề tài
SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Việt Khánh

Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN Ý KIẾN CỦA CBHD


Ths. Trần Thị Mỹ Dung
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG LVTN & TLTN


Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
2. Đề tài: “Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng (Công ty cổ phần thương
mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Huỳnh Hương)”
3. Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: Nguyễn Việt Khánh MSSV: 1101471
Ngành: Quản lý công nghiệp Khóa: 36
4. Đánh giá và nhận xét:

a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:

b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung đề tài:

Những vấn đề còn hạn chế:


c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện:

d. Kết luận và điểm:

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Cán bộ hướng dẫn

Trần Thị Mỹ Dung
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh iv

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện 1:
Cán bộ phản biện 2:
2. Đề tài: “Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng (Công ty cổ phần thương
mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Huỳnh Hương)”
3. Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: Nguyễn Việt Khánh MSSV: 1101471

Ngành: Quản lý công nghiệp Khóa: 36
4. Đánh giá và nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:

b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung đề tài:

Những vấn đề còn hạn chế:


c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện:

d. Kết luận và điểm:

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Cán bộ phản biện 1 Cán bộ phản biện 2

Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh v

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt những năm tháng học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ, tôi
đã may mắn gặp gỡ được những thầy cô luôn tận tình với công việc, những người
bạn tốt, những con người đáng mến. Giờ đây, khi tôi viết những dòng chữ này cũng
là lúc luận văn tốt nghiệp của tôi đã gần như hoàn thành và cũng là thời điểm tôi
sắp phải kết thúc khóa học của mình, kết thúc quãng đời sinh viên nhiều niềm vui.
Có thể nói, trong bốn năm qua, luận văn tốt nghiệp chính là bài kiểm tra lớn nhất

mà tôi phải vượt qua. Nó là sự đúc kết của rất nhiều kiến thức mà tôi đã tiếp thu
được dưới sự hướng dẫn của quý thầy cô cùng với sự nỗ lực của bản thân.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến gia đình của tôi, điểm tựa và động lực
lớn nhất thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và
quý thầy cô bộ môn Quản lý công nghiệp - Khoa Công nghệ nói riêng đã tận tình
dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt những năm học qua.
Xin cảm ơn cô Trần Thị Mỹ Dung, người dù bận công tác ở rất xa những vẫn
tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn bạn bè, những người đã bên cạnh tôi trong những ngày tháng
đáng nhớ này, chúc các bạn thành công trong bước đường tương lai.
Bên cạnh đó, để hoàn thành đề tài luận văn này, cũng có một phần không
nhỏ những giúp đỡ từ phía công ty CP TMDV & XNK Huỳnh Hương. Tôi xin gửi
lời cảm ơn đến Ban Giám đốc công ty Huỳnh Hương đã tạo điệu kiện thuận lợi để
tôi có thể hoàn thành luận văn. Đặc biệt cảm ơn anh Vũ - phó giám đốc kinh doanh,
anh Thắng – trưởng bộ phận thu mua nguyên liệu, đã hướng dẫn tôi trong thời gian
thực tập ở công ty.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Việt Khánh
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh vi

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện nay, khi quá trình cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, nguồn nguyên liệu thường xuyên biến động. Việc lựa chọn được cho mình
những nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy trở thành một yếu tố then chốt góp
phần nâng cao lợi thế cạnh tranh và uy tín của công ty với khách hàng.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công ty CP TMDV & XNK Huỳnh
Hương về việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng và có tính ổn định
nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường trong và
ngoài nước. Tác giả đã quyết định thực hiện đề tài “Lựa chọn nhà cung ứng và
phân bổ đơn hàng” bằng cách áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) - một
phương pháp khoa học, đáng tin cậy trong việc ra quyết định đa tiêu chí cùng với
quy hoạch tuyến tính bằng phần mềm Lingo nhằm tìm ra lượng đặt hàng tối ưu đối
với từng nhà cung ứng.
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, tác giả tiến hành khảo sát quy trình thu
mua tôm nguyên liệu của công ty, thu thập ý kiến của nhân viên bộ phận thu mua
bằng cách phát phiếu khảo sát về các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng và so sánh giữa
các nhà cung ứng với nhau, sau đó ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
và phần mềm Expert Choice giúp cho việc đánh giá các tiêu chí trong quá trình
phân tích thứ bậc nhanh chóng và chính xác hơn. Từ đó lựa chọn ra 3 nhà cung ứng
tốt nhất. Từ kết quả trên, sử dụng phần mềm quy hoạch tuyến tính Lingo để xác
định lượng đặt hàng tối ưu cần phân bổ cho 3 nhà cung ứng.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để tác giả có thể
hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình và tích lũy thêm kinh nghiệm cho công việc
sau này.
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh vii

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
















Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh viii

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp thực hiện 2
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.2 Phương pháp thực hiện 2
1.4 Các nội dung chính của đề tài 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Tổng quan về nhà cung ứng 4
2.1.1 Thế nào là nhà cung ứng 4
2.1.2 Vai trò của nhà cung ứng 4
2.2 Khái quát về phương pháp phân tích thứ bậc AHP 5

2.2.1 Lịch sử hình thành 5
2.2.2 Mục tiêu và đặc điểm của phương pháp AHP 5
2.2.3 Những khái niệm cơ bản về so sánh cặp 6
2.2.4 Quy trình AHP 7
2.2.5 Ưu nhược điểm của phương pháp AHP 9
2.2.5.1 Ưu điểm 9
2.2.5.2 Nhược điểm 10
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh ix

2.2.6 Triển vọng phát triển của AHP 10
2.3 Quy hoạch tuyến tính 11
2.3.1 Khái niệm quy hoạch tuyến tính 11
2.3.2 Các bước thực hiện 12
2.3.3 Các mô hình cơ bản của quy hoạch tuyến tính 12
2.4 Các phần mềm hỗ trợ 13
2.4.1 Phần mềm Expert Choice 13
2.4.2 Phần mềm Lingo 14
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 16
3.1 Giới thiệu chung 16
3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 17
3.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 18
3.4 Định hướng phát triển công ty 21
3.5 Một số sản phẩm chính của công ty 21
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG THU MUA TÔM NGUYÊN LIỆU 23
4.1 Quy trình thu mua tôm nguyên liệu 23
4.2 Phương thức thanh toán và vận chuyển nguyên liệu 24
4.3 Thực trạng thu mua tôm nguyên liệu 24

4.3.1 Sản lượng thu mua 24
4.3.2 Một số nhà cung ứng chính của công ty 26

Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh x

CHƯƠNG V: LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG VÀ PHÂN BỔ ĐƠN HÀNG 27
5.1 Ứng dụng phương pháp AHP 27
5.1.1 Các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng 27
5.1.2 Đánh giá nhà cung ứng theo từng tiêu chí 29
5.1.3 Xếp hạng các nhà cung ứng và lựa chọn 34
5.2 Sử dụng phần mềm Expert Choice để triển khai AHP 35
5.3 Xây dựng mô hình tuyến tính 38
5.3.1 Đặt biến cho các giá trị 38
5.3.2 Hàm mục tiêu 40
5.3.3 Ràng buộc giữa các biến 41
5.3.4 Thiết lập và giải mô hình trên phần mềm Lingo 42
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
6.1 Kết luận 45
6.2 Kiến nghị 46
6.2.1 Về phía đề tài 46
6.2.2 Về phía doanh nghiệp 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 48

Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung

SVTH: Nguyễn Việt Khánh xi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc AHP 5
Hình 2.2 Cửa sổ làm việc của phần mềm Expert Choice 13
Hình 2.3 Cửa sổ làm việc của phần mềm Lingo 15
Hình 3.1 Logo công ty 16
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 19
Hình 3.3 Tôm sú HLSO và tôm thẻ 21
Hình 3.4 Mực nang xiên que và mực cắt trái thông 22
Hình 3.5 Cá bạc má và Fillet cá basa 22
Hình 4.1 Quy trình thu mua tôm của công ty 23
Hình 4.2 Mức tăng sản lượng mua qua các năm 25
Hình 5.1 Cửa sổ thiết lập mô hình mới 35
Hình 5.2 Thiết lập mục tiêu cho mô hình 36
Hình 5.3 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí 36
Hình 5.4 Ma trận so sánh cặp giữa các NCU trong tiêu chí chất lượng nguyên liệu 37
Hình 5.5 Kết quả tính trọng số và chỉ số không đồng nhất 37
Hình 5.6 Kết quả mô hình tuyến tính phân bổ đơn hàng 43
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh xii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng xếp hạng các mức độ quan trọng 6
Bảng 2.2 Ma trận so sánh các chỉ tiêu theo cặp 8
Bảng 4.1 Thống kê về nhu cầu và lượng mua thực tế những năm gần đây 25

Bảng 4.2 Thông tin về một số nhà cung ứng chính 26
Bảng 5.1 Các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng 27
Bảng 5.2 Ma trận kết quả so sánh giữa các tiêu chí đánh giá 29
Bảng 5.3 Ma trận đánh giá NCU trên tiêu chí chất lượng nguyên liệu 30
Bảng 5.4 Ma trận đánh giá NCU trên tiêu chí thời gian giao nhận 30
Bảng 5.5 Ma trận đánh giá NCU trên tiêu chí mức độ tín nhiệm 31
Bảng 5.6 Ma trận đánh giá NCU trên tiêu chí mức độ tín nhiệm cải tiến 31
Bảng 5.7 Ma trận đánh giá NCU trên tiêu chí vận chuyển và bảo quản 32
Bảng 5.8 Ma trận đánh giá NCU trên tiêu chí vận chuyển và bảo quản cải tiến 32
Bảng 5.9 Ma trận đánh giá NCU trên tiêu chí giá bán 33
Bảng 5.10 Ma trận đánh giá NCU trên tiêu chí khả năng cung cấp 33
Bảng 5.11 Tổng điểm có trọng số và xếp hạng của các nhà cung ứng 34
Bảng 5.12 Danh sách nhà cung ứng và trọng số 38
Bảng 5.13 Nhu cầu tôm nguyên liệu của công ty trong Quý I – 2014 39
Bảng 5.14 Khả năng cung cấp của các NCU trong Quý I – 2014 39
Bảng 5.15 Giá bán của các nhà cung ứng phân theo cỡ và loại tôm 39
Bảng 5.16 Dư lượng kim loại nặng trong tôm nguyên liệu 40
Bảng 5.17 Lượng đặt hàng tối ưu cho từng nhà cung ứng 44

Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AHP: Analytical Hierarchy Process
CP: Cổ phần
NCU: Nhà cung ứng
TC: Tiêu chí

TMDV: Thương mại dịch vụ
XNK: Xuất nhập khẩu
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 1

CHƯƠNG I


GIỚI THIỆU


1.1 Đặt vấn đề
Từ nhiều năm qua, thủy sản là một mặt hàng chiến lược và đóng vai trò rất quan
trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Về nuôi trồng và chế biến thủy
hải sản, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong vài năm trở lại đây đã dần chứng
tỏ tiềm năng của mình, điển hình như trong 7 tháng đầu năm 2013, theo số liệu của
Trung tâm khuyến nông quốc gia – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: sản
lượng khai thác thủy sản toàn vùng ước đạt 517.500 tấn, chiếm 41% sản lượng cả
nước, sản lượng nuôi trồng đạt 1,06 triệu tấn, chiếm 71% sản lượng cả nước, trong
đó có gần 170.000 tấn tôm, 390.000 tấn cá tra. Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng
khoảng 2,5tỷ USD, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.
Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ và sự ra đời ồ ạt của những công ty chế biến
thủy sản trong khu vực làm cho nguồn nguyên liệu gặp không ít biến động. Đồng
thời, thị trường trong và ngoài nước ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn về
chất lượng sản phẩm. Do đó việc lựa chọn được những nhà cung cấp nguyên liệu
đáng tin cậy trở thành một yếu tố then chốt, quyết định đến khả năng cạnh tranh và
sự phát triển bền vững của các công ty thủy sản.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Lựa chọn nhà

cung ứng và phân bổ đơn hàng (Công ty CP TMDV & XNK Huỳnh Hương)” để
làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Hi vọng qua quá trình thực hiện đề tài
có thể giúp bản thân tổng hợp và vận dụng được những kiến thức đã học trên ghế
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 2

giảng đường, bên cạnh đó cũng phần nào giúp ích cho quá trình thu mua nguyên
liệu của Công ty CP TMDV và XNK Huỳnh Hương.
1.2 Mục tiêu của đề tài
 Tìm hiểu được quy trình thu mua tôm nguyên liệu của công ty.
 Phân tích và tính toán để lựa chọn được các nhà cung ứng tốt nhất dựa theo
các tiêu chí đã đề ra của công ty.
 Tính được lượng phân bổ mua hàng hợp lý đối với mỗi nhà cung ứng dựa
trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ bộ phận thu mua của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp thực hiện
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng thu mua tôm nguyên liệu.
1.3.2 Phương pháp thực hiện
 Thu thập các số liệu có liên quan từ bộ phận thu mua và phòng kinh doanh,
từ đó phân tích và đánh giá hoạt động thu mua.
 Phát phiếu đánh giá nhà cung ứng cho bộ phận thu mua của công ty, sử dụng
phần mềm Expert Choice để tìm ra 3 nhà cung ứng tốt nhất .
 Ứng dụng mô hình tuyến tính và phần mềm Lingo để tiến hành phân bổ đơn
hàng cho 3 nhà cung ứng được lựa chọn.

Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung

SVTH: Nguyễn Việt Khánh 3

1.4 Các nội dung chính của đề tài
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Tổng quan về công ty
Chương IV: Thực trạng thu mua tôm nguyên liệu
Chương V: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng
Chương VI: Kết luận và kiến nghị

Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 4

CHƯƠNG II


CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1 Tổng quan về nhà cung ứng
2.1.1 Thế nào là nhà cung ứng?
Nhà cung ứng thường là các cá nhân hay tổ chức trực tiếp làm ra nguồn
nguyên liệu thô hoặc sản phẩm thứ cấp phục vụ cho công đoạn sản xuất tiếp theo
của một công ty khác trong chuỗi cung ứng.
2.1.2 Vai trò của nhà cung ứng
Đối với hoạt động kinh doanh và sản xuất, nhà cung ứng đóng một vai trò vô
cùng quan trọng, bởi chính họ sẽ góp phần trực tiếp vào thành công của tổ chức sử
dụng sản phẩm của họ. Nhà cung ứng tốt không chỉ cung cấp hàng đúng chất lượng,

kịp thời, mà còn là đơn vị hỗ trợ cho khách hàng của mình phát triển sản phẩm, sẵn
sàng liên kết trong việc tối thiểu chi phí, nâng cao kỹ thuật và công nghệ, bảo vệ
môi trường,… tất cả nhằm giúp khách hàng và bản thân nhà cung ứng cùng toàn
chuỗi cung ứng phát triển bền vững trên phương diện đôi bên cùng có lợi.
Vì thế, việc đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng luôn là một công việc được
ưu tiên thực hiện tại các công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng
và mang tính quyết định đến thành công của toàn chuỗi cung ứng.


Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 5

2.2 Khái quát về phương pháp phân tích thứ bậc AHP
2.2.1 Lịch sử hình thành
Dựa vào toán học và tâm lý học, Giáo sư Thomas L. Saaty đã đề xuất ra
phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) vào năm 1980 để
phân tích vấn đề lựa chọn đa mục tiêu từ phức tạp thành một hệ thống đơn giản có
thứ tự. Dựa trên so sánh cặp, AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính: phân
tích, đánh giá và tổng hợp.
Thomas Saaty đã giới thiệu AHP như một phương pháp hỗ trợ quyết định đa
tiêu chí. Bằng việc so sánh cặp, AHP phân tích các vấn đề thành một cấu trúc phân
cấp theo môi trường ra quyết định. Thêm vào đó, AHP có cả những tiêu chí định
lượng và định tính cho tất cả các lựa chọn có quy trình ra quyết định phức tạp. Sau
khi được Saaty công bố, AHP đã được mở rộng và bổ sung để hoàn chỉnh cho đến
nay.
2.2.2 Mục tiêu và đặc điểm của phương pháp AHP
AHP là một kỹ thuật ra quyết định sử dụng phương pháp định lượng dùng để
xếp hạng các quyết định mang tính định tính và chọn ra một hoặc nhiều phương án

thỏa mãn các tiêu chí cho trước. Mục tiêu chính của AHP là trả lời câu hỏi: đâu là
lựa chọn tối ưu nhất trong các lựa chọn?





Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc AHP
Mục tiêu
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
Phương án 2Phương án 1
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 6

Sơ đồ cấu trúc thứ bậc bắt đầu với mục tiêu, được phân tích qua các tiêu chí
lớn và các tiêu chí thành phần, cấp bậc cuối cùng thường bao gồm các phương án có
thể lựa chọn. Quá trình đánh giá sử dụng ma trận so sách cặp với thang điểm 9, xác
định trọng số dựa trên vector riêng ứng với giá trị riêng lớn nhất, sau đó kiểm tra hệ
số nhất quán. Cuối cùng, tất cả các trọng số được tổng hợp lại để đưa ra quyết định
tốt nhất.
2.2.3 Những khái niệm cơ bản về so sánh cặp
Một ma trận đa tiêu chí (MPM) là A = [a
ij
], i, j = 1,2,…, n, là một ma trận so
sánh cặp với a
ij
thay đổi theo i và j, đồng thời a

ij
> 0, a
ji
= 1/a
ij


Vì thế, ma trận này là ma trận nghịch đảo dương, viết tắt là PRM. Để thiết
lập so sánh cặp có hiệu quả, Saaty đã dựa trên lý thuyết tâm lý học của Weber và
những thí nghiệm tâm lý học của Miller tạo thành một bảng xếp hạng các mức độ
quan trọng, với 1 là mức điểm thấp nhất và 9 là mức điểm cao nhất. Bởi vì ở mỗi
mức độ quan trọng khác nhau sẽ được cố định với một mức điểm khác nhau, và sử
dụng sự khác nhau liên tiếp của sự quan trọng để đánh giá điểm số.
Bảng 2.1 Bảng xếp hạng các mức độ quan trọng
Mức độ quan trọng
Giá trị
Giải thích
Ưu tiên bằng nhau
1
Hai hoạt động đóng góp ngang nhau
Ưu tiên vừa phải
3
Kinh nghiệm và sự phán quyết có độ ưu
tiên vừa phải cho một hoạt động
Hơi ưu tiên hơn
5
Kinh nghiệm và sự phán quyết có ưu tiên
mạnh cho một hoạt động
Rất ưu tiên
7

Một hoạt động quan trọng
Vô cùng ưu tiên
9
Được ưu tiên ở mức cao nhất

2, 4, 6, 8
Khoảng trung gian giữa các mức độ trên

Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 7

Dựa trên cấu trúc bảng 2.1, vai trò của người ra quyết định là trình bày các so
sánh cặp được tập hợp theo hình thức ma trận theo quy luật sau:
A = (a
1
, a
2
,…a
n
) là các thuộc tính. Các cặp thuộc tính (a
i
, a
j
) được trình bày
bởi ma trận vuông (n,n).
R = (r
ij
) với i, j = 1, 2, …, n với r

ij
nhận giá trị từ bảng 2.1 theo mức độ quan
trọng của a
i
so với a
j
.
Quy luật 1: Nếu r
ij
= α thì r
ji
= 1/α, α ≠ 0.
Quy luật 2: Nếu a
i
được đánh giá là bằng a
j
thì r
ij
= r
ji
= 1
Do đó, ma trận so sánh cặp R sẽ nhận 1 trong các giá trị sau: 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1,
1/2, 1/3, 1/4, 1/5, 1/6, 1/7, 1/8, 1/9.
Ta có ma trận sau:


 





 
  










 


Nếu R là ma trận nhân cơ bản, nó tồn tại: r
ik
= r
ij
x r
jk
,  i, j, k = 1, 2,…,n
Vì thế có thể cho rằng số cặp (a
i
,a
j
) là số giá trị r
ij
trong ma trận R. Người ra

quyết định có 2 nhiệm vụ: thứ nhất là xác định điều kiện để R tồn tại, và thứ 2 là
xác định ký hiệu ngẫu nhiên trong a
1
, a
2
,…,a
n
để tìm ra trọng số nw
1
, nw
2
,…nw
n
.
2.2.4 Quy trình AHP
AHP phân chia sự quyết định ra thành 4 bước:
Bước 1: Xác định trọng số các tiêu chuẩn:
Để xác định trọng số cho các tiêu chuẩn đã đề ra, người ta lập ra một ma trận
vuông cấp n (với n là số lượng các tiêu chí đã đề ra).
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 8

Sau đó tiến hành so sánh các chỉ tiêu theo từng cặp, chú ý rằng giá trị a
ij
dựa
vào cách đánh giá ở bảng xếp hạng các mức độ quan trọng. Giả sử nếu người đánh
giá cho rằng chỉ tiêu thứ i quan trọng bằng chỉ tiêu thứ j thì tại ô (i, j) điền số 1, nếu
người đánh giá cho rằng chỉ tiêu thứ i quan trọng hơn chỉ tiêu thứ j ở mức độ quan

trọng thứ 4 thì tại ô (i, j) điền vào số 4 và tiếp tục so sánh cho đến cặp thứ n cuối
cùng. Vì thế các ô nằm trên đường chéo của ma trận luôn có giá trị 1. Các a
ij
hoặc
nghịch đảo của chúng phải là các số nguyên từ 1 đến 9.
Bảng 2.2 Ma trận so sánh các chỉ tiêu theo cặp

C
1

C
2


C
n-1

C
n

C
1

C
1
/C
1
= 1
a
12



a
1(n-1)

a
1n

C
2

a
21

C
2
/C
2


a
2(n-1)

a
2n








C
n-1

a
(n-1)1

a
(n-1)2


C
n-1
/C
n-1

a
(n-1)n

C
n

a
n1

a
n2



a
n(n-1)

C
n
/C
n


Trong đó:
 C
1
, C
2
,…, C
n
là các chỉ tiêu cần so sánh.
 a
ij
là kết quả so sánh giữa các chỉ tiêu.
Và một điều cần lưu ý là các ô thuộc nửa dưới của ma trận có giá trị bằng giá
trị nghịch đảo của các ô tương ướng ở nửa trên, đối xứng qua đường chéo của ma
trận.
Bước 2: Tính toán mức độ quan trọng (trọng số) cho các chỉ tiêu
Sau khi thành lập xong ma trận, người đánh giá sẽ tiến hành tính toán các
trọng số của các chỉ tiêu thông qua các đại lượng sau đây:
Wi = ((a
i1
) x (a
i2

) x … x (a
in
))
1/n
với mọi i.
Bước 3: Cho điểm các phương án theo từng tiêu chí
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 9

Ở bước này ta thực hiện công việc giống như bước 2, chỉ khác một điều
trong bảng đánh giá thì các đối tượng cần đưa ra so sánh là các phương án được
đánh giá theo từng chỉ tiêu.
Bước 4: Tính điểm cho các phương án và lựa chọn
Đây là bước cuối cùng trong cách đánh giá và lựa chọn. Ta tính điểm bằng
cách lấy tổng diểm của phương án theo từng tiêu chí nhân với trọng số của các chỉ
tiêu tương ứng. Sau khi ra được kết quả tiến hành xếp hạng các phương án theo mức
điểm tương ứng.
2.2.5 Ưu và nhược điểm của AHP
2.2.5.1 Ưu điểm
 AHP có tính thiết thực cao: cung cấp một mô hình độc lập, linh hoạt.
 AHP có cấu trúc thứ tự: AHP phân chia những suy nghĩ sơ khai thành một hệ
thống với các thứ bậc khác nhau và nhóm các yếu tố giống nhau chung một
cấp.
 AHP là thước đo giá trị: cung cấp một giới hạn đo lường cho những điều phi
vật chất và cung cấp phương pháp thiết lập trọng số.
 AHP có tính ổn định: tuân theo một quy luật logic để xác định kết quả cuối
cùng.
 AHP mang tính tổng hợp: theo khuynh hướng tổng hợp tất cả các tiêu chí

ảnh hưởng đến việc lựa chọn.
 AHP có tính tương tác cao trong việc ra quyết định: Có suy xét đến những
yếu tố có liên quan đến những vấn đề cần giải quyết và giúp người ra quyết
định tìm được lựa chọn tốt nhất dựa trên mục tiêu ban đầu.
 AHP là một quy trình lặp lại: Giúp người ra quyết định sàn lọc lại quyết
định, cải thiện việc đánh giá hay hiểu vấn đề thông qua việc lặp lại.
 AHP tăng cường sự hợp tác lẫn nhau giữa các bộ phận vấn đề liên quan, các
bộ phận liên quan cùng trao đổi, thống nhất đưa ra các tiêu chí lựa chọn.
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 10

2.2.5.2 Nhược điểm
 Đòi hỏi sự tập trung cao độ của người đánh giá.
 Tốn thêm thời gian: trên thực tế người đánh giá không sẵn lòng so sánh cặp
và rất khó đưa ra một quyết định trong thời gian ngắn.
2.2.6 Triển vọng phát triển của AHP
Hiện nay AHP được đưa vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, kĩ thuật,
sản xuất, giáo dục, ngân hàng, chính trị… và nó vẫn được phát triển không ngừng.
Đã có một vài quyển sách giới thiệu ứng dụng AHP như: Saaty và Vargas giới thiệu
ứng dụng của AHP để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và thiết kế kĩ
thuật (1994). Trong đó, tác giả đề cập đến ứng dụng AHP trong lựa chọn mẫu kiến
trúc, chiến lược giá, chiến lược marketing, lựa chọn công nghệ,…
Thêm vào đó, Saaty cũng đã thảo luận ứng dụng AHP cho việc lập kế hoạch,
giải quyết xung đột, phân tích lợi ích, chi phí và phân bổ nguồn lực (1995).
Vào năm 2001, Saaty đã xuất bản quyển “Decision Making for Leader”
nhằm cải thiện tính đồng nhất của kỹ thuật AHP. Ngoài ra, hiện nay AHP còn được
kết hợp với nhiều phương pháp khác để tăng tính hiệu quả trong công tác lựa chọn,
nhằm giải quyết các vấn đề lớn hơn, có tính chuyên sâu hơn như là: quy hoạch

tuyến tính, các mô hình toán học QFD, meta-heuristics, phân tích SWOT và DEA…
Trên thế giới, AHP là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả do đó được áp
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Thiết kế và lựa chọn địa điểm xây dựng hệ
thống kho hàng (Jukka Korpelaa và Antti Lehmusvaarab, 1999), lựa chọn đầu tư ra
nước ngoài (Reuven R. Lavery và Ke Wan, 1999), đánh giá nhà cung ứng và phân
bổ đơn hàng trong công nghiệp bán dẫn (Ying – Rung Yu và Chao – Chia Tsi,
2008), đánh giá hệ thống logistics của các quốc gia dọc sông MêKong (Athkorn
Kengpol, 2008),…
Ở Việt Nam, AHP đang ngày càng phát triển và được biết đến. Hiện nay có
một số đề tài đã được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng như: Ứng dụng phương
Đề tài: Lựa chọn nhà cung ứng và phân bổ đơn hàng

GVHD: Ths. Trần Thị Mỹ Dung
SVTH: Nguyễn Việt Khánh 11

pháp phân tích thứ bậc vào bài toán quản lý tài nguyên rừng (Nguyễn Văn Hiệu và
Nguyễn Thanh Huyền, Đại học Đà Nẵng, 2003), đánh giá tác động của đường Hồ
Chí Minh đến tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội (Nguyễn Hoàng Sơn và
Trương Văn Phượng, Tạp chí khoa học công nghệ, số 10 năm 2005), Tổng quan về
ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc trong quản lý chuỗi cung ứng (Trần Thị
Mỹ Dung, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2012),…
2.3 Quy hoạch tuyến tính
2.3.1 Khái niệm quy hoạch tuyến tính
Một bài toán quy hoạch tuyến tính là một mô hình toán sử dụng các bài toán
để tìm lời giải tối ưu về tìm cực tiểu (min) hoặc cực đại (max) của hàm mục tiêu
tuyến tính với các ràng buộc là bất đẳng thức và đẳng thức tuyến tính trong điều
kiện hạn chế các tài nguyên như: nguồn lực, tài chính, thời gian… Dạng tổng quát
của một bài toán quy hoạch tuyến tính là:










































































































Trong đó:

×