Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành Đồ án tốt nghiệp “ Nghiên cứu, ứng dụng mô hình toán đánh
giá ngập lụt khu vực hồ Lắk - Buôn Trấp trên lưu vực sông Srêpôk.” là một
mốc son quan trọng đánh dấu việc kết thúc quá trình học tập và nghiên cứu của
hơn bốn năm tại mái trường Đại học Thủy Lợi. Những kết quả làm được trong Đồ
án tuy không nhiều nhưng nó đã mang lại cho tôi nhiều bài học, kinh nghiệm quý
giá về việc tiếp cận và giải quyết một bài toán trong thực tế của người kỹ sư thủy
văn, cung cấp thêm những kiến thức để có thể ra trường và đi làm theo đúng
chuyên môn đã đào tạo.
Để hoàn thành được Đồ án đúng thời hạn, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp
đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và người thân. Mọi người
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo PGS.TS. Ngô Lê Long
trưởng bộ môn Mô hình toán và Dự báo Thủy văn, TS. Nguyễn Hoàng Sơn thuộc bộ
môn Mô hình toán và Dự báo Thủy văn đã tạo cho em những điều kiện tốt nhất,
định hướng cho tôi cách tiếp cận với bài toán và đã giành nhiều thời gian quý báu
để đọc, đóng góp những ý kiến, nhận xét để tôi có thể hoàn thành Đồ án của mình.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn tới ông bà, bố mẹ, anh chị em đã dành cho con
những điều kiện tốt nhất để cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tất cả các bạn trong lớp 51G và 51V, các anh
chị khóa trên đã giúp đỡ và cùng tôi bước đi trong suốt thời gian làm đồ án và
những năm học tập tại trường Đại học Thủy Lợi.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
Trường Đại học Thủy Lợi nói chung và Khoa Thủy Văn – Tài Nguyên Nước nói
riêng đã tạo cho tôi một môi trường học tập lành mạnh, cho tôi những cơ hội để
phấn đấu và dần trưởng thành hơn trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Vũ Trung Hải
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
MỤC LỤC
CHƯƠNG I 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 3
LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK 3
1.2.4. Chế độ khí hậu, khí tượng 16
CHƯƠNG II 28
TÌNH HÌNH LŨ LỤT KHU VỰC HỒ LẮK - BUÔN TRẤP 28
VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DIỄN TOÁN NGẬP LỤT 28
2.3.1. Các mô hình mưa dòng chảy: 37
2.3.2. Mô hình thủy lực: 38
2.4.1. Mô hình Mike Nam 41
2.4.3. Ứng dụng mô hình MIKE 11 50
2.4.4. Ứng dụng Arc Gis 50
CHƯƠNG III 52
THIẾT LẬP MÔ HÌNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT 52
VÙNG HỒ LẮK – BUÔN TRẤP 52
3.1.2. Sơ đồ tính toán 56
3.1.3. Xây dựng ô chứa 57
3.2 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 59
3.2.1. Mô hình NAM 59
3.2.2 Mô hình MIKE 11 64
CHƯƠNG IV 73
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 73
4.1. Thiết lập các kịch bản mô phỏng 73
4.2. Xây dựng bản đồ ngập lụt và đánh giá các phương án 75
a.Kịch bản 1 (KB1) : Trận lũ năm 2000 từ 10/08/2000 1:00:00 AM đến
10/28/2000 4:00:00 AM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah 76
b.Kịch bản 2 (KB2): Trận lũ năm 1998 từ 11/12/1998 1:00:00 AM đến
11/30/1998 10:00:00 PM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah 78
c.Kịch bản 3 (KB3) : Trận lũ năm 2003 từ 11/10/2003 4:00:00 AM đến
12/10/2003 10:00:00 PM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah 80
d.Kịch bản 4 (KB4) : Kịch bản 1, hồ Buôn Tua Srah vận hành theo
phương án 1 với Vcl = 37 triệu m3 81
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
e.Kịch bản 5 (KB5): Kịch bản 1, hồ Buôn Tua Srah vận hành theo phương
án 2 với Vcl = 92,6 triệu m3 83
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
A-BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Diện tích và tỷ lệ diện tích theo độ cao trên lưu vực Srêpôk 5
Bảng 1-2:Các nhóm đất chính trên lưu vực Srêpôk 10
Bảng 1-3: Rừng đặc dụng trên lưu vực Srêpôk 11
Bảng 1-4: Các đặc trưng cơ bản của các tiểu lưu vực 15
Bảng 1-5: Đặc trưng hình thái những sông nhánh trong lưu vực sông Srêpôk.
15
Bảng 1-6: Lưới trạm thuỷ văn trên lưu vực 16
Bảng 1-7: Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm tại các trạm khí tượng (oC) 17
Bảng 1-8: Lượng bốc hơi trung bình tháng nhiều năm tại các trạm khí tượng.
18
Bảng 1-9 : Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại các trạm khí tượng (%) 19
Bảng 1-10: Số giờ nắng trung bình tháng nhiều năm tại các trạm khí tượng 20
Bảng 1-11: Tốc độ gió trung bình tháng nhiều năm tại các trạm khí tượng
(m/s) 20
Bảng 1-12: Lượng mưa năm trung bình nhiều năm lưu vực Srêpôk 22
Bảng 1-13:Tài nguyên nước mặt 3 nhánh sông thuộc lưu vực sông Srêpôk 23
Bảng 2-1: Lũ lớn nhất trong lưu vực từ 1978÷2005 30
Bảng 2-2: Thời gian xuất hiện mực nước lũ lớn nhất (1977-2003) 30
Bảng 2-3: Mực nước báo động tại các điểm kiểm soát lũ 31
Bảng 2-4: Các tham số thống kê Qmax tại các trạm thuỷ văn trên sông Srêpôk.
32
Bảng 2-5: Lưu lượng Qmax ứng với các tần suất thiết kế 33
Bảng2-6: Bảng thống kê các trận lũ lịch sử xảy ra trên lưu vực sông Srêpôk 33
Bảng 3-1: Mạng sông được mô phỏng trong sơ đồ thủy lực 54
Bảng 3-2: Các mặt cắt sông chính được mô phỏng trong sơ đồ thủy lực 54
Bảng 3-3: Các khu vực nhập lưu trên khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp 57
Bảng 3-4: Các ô chứa và các vị trí nhận nước trên sông 58
Bảng 3-5: Bộ thông số mô hình của lưu vực Giang Sơn 61
Bảng 3-6: Bộ thông số mô hình của lưu vực Đức Xuyên 62
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
Bảng 3-7: Bộ thông số mô hình của lưu vực Cầu 14 63
Bảng 3-8: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình mưa - dòng chảy 63
Bảng 3-9: Những trận lũ điển hình lựa chọn để hiệu chỉnh và kiểm định 64
Bảng 3-10: Bộ thông số nhám thủy lực 65
Bảng 3-11: Mực nước tính toán và thực đo đỉnh lũ tại trạm Đức Xuyên từ
11/12/1998 1:00:00 AM đến 11/30/1998 10:00:00 PM 67
Bảng 3-12: Mực nước tính toán và thực đo tại trạm thủy văn Giang Sơn từ
11/12/1998 1:00:00 AM đến 11/30/1998 10:00:00 PM 67
Bảng 3-13: Mực nước tính toán và thực đo đỉnh lũ tại trạm Đức Xuyên từ
10/08/2000 1:00:00 AM đến 10/28/2000 4:00:00 AM 69
Bảng 3-14: Mực nước tính toán và thực đo tại trạm thủy văn Giang Sơn từ
10/08/2000 1:00:00 AM đến 10/28/2000 4:00:00 AM 70
Bảng 3-15: Mực nước tính toán và thực đo đỉnh lũ tại trạm Đức Xuyên từ
11/10/2003 4:00:00 AM đến 12/10/2003 10:00:00 PM 71
Bảng 3-16: Mực nước tính toán và thực đo tại trạm thủy văn Giang Sơn từ
11/10/2003 4:00:00 AM đến 12/10/2003 10:00:00 PM 72
Bảng 4-1: Diện tích ngập lụt trong khu vực 76
Bảng 4-2: Vết lũ trên khu vực năm 2000 77
Bảng 4-3: Diện tích ngập lụt trong khu vực 78
Bảng 4-4: So sánh diện tích ngập lụt trong khu vực với trận lũ năm 2000 79
Bảng 4-5: Diện tích ngập lụt trong khu vực 80
Bảng 4-6: So sánh diện tích ngập lụt trong khu vực với trận lũ năm 2000 81
Bảng 4-7: Diện tích ngập lụt trong khu vực 82
Bảng 4-8: So sánh diện tích ngập lụt trong khu vực với trận lũ năm 2000 82
Bảng 4-9: Diện tích ngập lụt trong khu vực 83
Bảng 4-10: So sánh diện tích ngập lụt trong khu vực với trận lũ năm 2000 và
PA1 84
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
B- HÌNH VẼ
Hình 1-1: Bản đồ hành chính lưu vực Srêpôk 3
Hình 1-2: Bản đồ phân vùng độ cao lưu vực sông Srêpôk 6
Hình 1-3: Bản đồ mật độ che phủ rừng lưu vực sông Srêpôk 11
Hình 1-4: Bản đồ mạng lưới sông suối lưu vực Srêpôk 12
Hình 1-5: Bản đồ đẳng trị mưa năm trung bình nhiều năm lưu vực Srêpôk 21
Hình 1-6: Bản đồ mật độ dân số năm 2004 lưu vực sông Srêpôk 26
Hình 2-1: Sơ đồ mô phỏng mô hình MIKE NAM 43
Hình 2-2: Cấu trúc mô đun trong MIKE 11 46
Hình 2-3: Mô tả hệ phương trình Saint – Venant 48
Hình 2-4: Các điểm nút tính toán trong mô hình Mike 11 48
Hình 2-5: Cấu trúc mô phỏng cho MIKE 11 49
Hình 3-1: Sơ đồ thủy lực hệ thống sông khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp trong
MIKE 11 53
Hình 3-2 : Mặt cắt ngang sông phổ biến 55
Hình 3-3: Sơ đồ áp dụng mô hình vào bài toán 56
Hình 3-4: Các ô chứa khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp trên lưu vực sông Srêpôk 58
Hình 3-5: Các lưu vực cần tính toán dòng chảy bằng mô hình NAM 60
Hình 3-6: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Giang Sơn (1977 – 1992) 60
Hình 3-7: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Giang Sơn (1993 – 2003) 61
Hình 3-8: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Đức Xuyên (1978 – 1992) 62
Hình 3-9: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Đức Xuyên (1993 – 2003) 62
Hình 3-10: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Cầu 14 (1977 – 1992) 62
Hình 3-11: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Cầu 14 (1993 –2003) 63
Hình 3-12: Đường quá trình mực nước tại trạm thủy văn Đức Xuyên từ
11/12/1998 1:00:00 AM đến 11/30/1998 10:00:00 PM 65
Hình 3-13: Đường quá trình mực nước tại trạm thủy văn Giang Sơn từ
11/12/1998 1:00:00 AM đến 11/30/1998 10:00:00 PM 66
Hình 3-14: Đường quá trình mực nước tại trạm thủy văn Đức Xuyên từ
10/08/2000 1:00:00 AM đến 10/28/2000 4:00:00 AM 68
Hình 3-15: Đường quá trình mực nước tại trạm thủy văn Giang Sơn từ
10/08/2000 1:00:00 AM đến 10/28/2000 4:00:00 AM 68
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
Hình 3-16: Đường quá trình mực nước tại trạm thủy văn Đức Xuyên từ
11/10/2003 4:00:00 AM đến 12/10/2003 10:00:00 PM 70
Hình 3-17: Đường quá trình mực nước tại trạm thủy văn Giang Sơn từ
11/10/2003 4:00:00 AM đến 12/10/2003 10:00:00 PM 71
Hình 4-1: Vị trí hồ Buôn Tua Srah 74
74
Quá trình cắt, giảm đỉnh lũ của trận lũ năm 2000 theo hai phương án được
tính toán trên cơ sở các thông số đặc tính hồ chứa Buôn Tua Srah và trình bày
ở hình 4-2 74
Hình 4-2: Đường quá trình lũ hạ lưu Buôn Tua Srah theo các phương án 75
Hình 4-3: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk Buôn Trấp trận lũ năm 2000 76
Hình 4-4: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp trận lũ năm 1998 78
Hình 4-5: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk Buôn Trấp trận lũ năm 2003 80
Hình 4-6: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp phương án hồ Buôn
Tua Srah cắt lũ theo quy trình vận hành liên hồ 81
Hình 4-7: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp phương án hồ Buôn
Tua Srah có mực nước trước lũ là 485 (m) 83
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 1- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung.
Lũ lụt là một trong những thảm hoạ thường xuyên nhất gây thiệt hại cho trái
đất. Lũ tác động đến đời sống của hàng triệu người dân trên thế giới, nhiều hơn bất
kỳ thảm hoạ nào, kể cả chiến tranh, hạn hán và nạn đói. Hàng năm có khoảng 3.3
triệu người mất nhà cửa do lũ lụt. Trong những năm gần đây, dưới tác động của
biến đổi khí hậu, tình hình lũ lụt ngày càng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của con người.
Tại Việt Nam, sông Srêpôk là con sông lớn ở Tây Nguyên do hai sông Krông
Knô và sông Krông Ana hợp thành tại thác Buôn Dray. Do địa hình vùng đất thấp
trũng có dạng lòng chảo ở hạ lưu hai sông Krông Knô và Krông Ana, dẫn đến mùa
mưa, lượng nước đổ về vùng đất này tiêu thoát không kịp, gây ngập lụt cho toàn bộ
vùng đồng bằng trũng Lắk - Buôn Trấp. Điều này đã ảnh hưởng đến xuất nông
nghiệp cũng như các hoạt động kinh tế xã hội ở khu vực. Theo báo cáo thống kê
thiệt hại do ngập lụt hàng năm thì tổng thiệt hại ước tính mỗi năm khoảng từ 7 tới
gần 350 tỷ đồng, trong đó riêng diện tích lúa bị ngập lụt mỗi năm đều lớn hơn 1000
ha, có những năm diện tích lúa bị ngập lên tới 7000 ha (năm 2001). Chính vì vậy,
việc xây nghiên cứu, ứng dụng mô hình thủy lực để đánh giá ngập khu vực hồ Lắk-
Buôn Trấp là hết sức cấp thiết .
Có rất nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề lũ khác nhau. Trong những
năm gần đây, mô hình toán thuỷ văn - thuỷ lực được coi là một công cụ đắc lực
trong việc tính toán, nghiên cứu dòng chảy lũ. Hiện nay có nhiều mô hình được xây
dựng và ứng dụng rộng rãi trong thực tế, với mục đích tập làm quen với các mô
hình toán đang được ứng dụng ở Việt Nam, đồ án đã chọn mô hình MIKE 11 để
nghiên cứu dòng chảy lũ trên lưu vực sông Srêpôk.
2. Mục tiêu đồ án.
Ứng dụng các mô hình toán thủy văn, thủy lực và GIS đánh giá ngập lụt khu
vực hồ Lắk - Buôn Trấp thuộc lưu vực sông Srêpôk theo các kịch bản lũ và vận
hành hồ chứa.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 2- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
3. Nhiệm vụ đồ án.
Phân tích diễn biến lũ trên hệ thống sông Srêpôk vùng hồ Lắk - Buôn Trấp.
Thiết lập mô hình toán để có thể mô phỏng dòng chảy lũ trên lưu vực sông
Srêpôk vùng hồ Lắk - Buôn Trấp.
Nghiên cứu ứng dụng của phần mềm thủy lực MIKE 11 vào việc mô phỏng
lũ trên sông.
Sử dụng môdun MIKE 11-HD và Arc Gis xây dựng bản đồ ngập lụt và đánh
giá các phương án.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Khu vực hồ Lắk - Buôn Trấp trên lưu vực sông Srêpôk.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích địa hình và thủy văn: Phương
pháp này sử dụng trong việc thu thập, thống kê và phân tích tài liệu địa hình, địa
chất của khu vực nghiên cứu và tài liệu thủy văn tại các trạm thủy văn liên quan
trên lưu vực sông Srêpôk làm cơ sở phục vụ cho những nghiên cứu trong đồ án.
- Phương pháp mô hình toán: Ứng dụng mô hình thủy lực một chiều Mike 11
nghiên cứu dòng chảy lũ tại khu vực hồ Lắk - Buôn Trấp trên lưu vực sông Srêpôk
ứng với các kịch bản lũ khác nhau.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Đây là phương pháp thường được sử
dụng trong những nghiên cứu thủy văn, thủy lực. Diến biến thủy lực dòng sông là
kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: chế độ thủy văn của dòng sông, địa hình
lòng dẫn….
6. Bố cục của đồ án.
Đồ án gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Bao gồm 4 chương:
• Chương I : Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội lưu vực sông Srêpôk
• Chương II : Tình hình lũ lụt khu vực hồ Lắk - Buôn Trấp và đề xuất mô hình
diễn toán ngập lụt.
• Chương III : Thiết lập mô hình toán xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hồ
Lắk - Buôn Trấp.
• Chương IV : Xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 3- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Lưu vực sông Srêpôk nằm trên cao nguyên trung phần Việt Nam và là một
tiểu lưu vực phía Đông của lưu vực Mê Kông, nằm trong phạm vi từ 11°53' đến
13°55' vĩ độ Bắc và từ 107°30' đến 108°45' kinh độ Đông. Tổng diện tích lưu vực là
30.900 km
2
, trong đó diện tích nằm trên lãnh thổ Việt Nam là 18.480 m
2
, được chia
ra làm 02 lưu vực độc lập nhau là lưu vực thượng Srêpôk có diện tích là 12.743 km
2
và lưu vực Ia Đrăng - Ea Lôp - Ea H'leo có diện tích là 5.737 km
2
bao gồm địa phận
hành chính của bốn tỉnh: tỉnh Đăk Lăk - 10.400 km
2
, chiếm 57%; tỉnh Đăk Nông -
3.600km
2
, chiếm 20%; tỉnh Gia Lai - 2.900 km
2
, chiếm 16%; tỉnh Lâm Đồng -
1.300 km
2
, chiếm 7%.
Hình 1-1: Bản đồ hành chính lưu vực Srêpôk.
Lưu vực Srêpôk có một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Tây
Nguyên, phía Bắc lưu vực giáp với lưu vực sông Sê San, phía Tây có đường biên
giới dài 240 km giáp với Cam Pu Chia, phía Nam giáp lưu vực sông Đồng Nai
(thuộc các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ), phía Đông giáp lưu vực Sông Ba.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 4- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo.
Lưu vực Srêpôk nằm hoàn toàn về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa
hình có hướng dốc thoải dần từ Đông sang Tây. Địa hình Srêpôk bị chia cắt phức
tạp nhưng đặc trưng hơn cả là là tính phân bậc rõ ràng. Các bậc cao nằm về phía
Đông, bậc thấp nằm về phía Tây. Mạng sông suối tương đối phát triển và có nhiều
địa hình khác nhau nhưng có thể khái quát thành 4 dạng địa hình chính:
• Bậc địa hình núi cao từ nền granit.
• Bậc địa hình cao nguyên từ 300-500m trên nền đá phiến.
• Bậc địa hình cao nguyên trên đá bazal.
• Địa hình thung lũng sông với các đồng bằng bồi tụ.
Địa hình Cao nguyên: Được xem là dạng địa hình đặc trưng nhất của Việt
Nam, tạo nên bề mặt chủ yếu của Srêpôk.
Địa hình vùng núi: Trên lưu vực có một số dãy núi cao phân chia lưu vực.
Như dãy Tây Khánh hòa có đỉnh Ca Đung cao 1978m, hòn Gia Lô 1817m. Dãy Tây
Khánh Hòa là đường chia nước giữa lưu vực sông Krông Ana và sông Đa Nhim.
Dãy Chư Yang Sin cấu tạo từ khối Granít nằm về phía nam vùng trũng Krông Pắk-
Lăk chạy theo hướng Đông bắc-Tây nam, là dãy có đỉnh cao nhất 2405m. Dãy Chư
Yang Sin dốc thẳng đứng trên thung lũng Krông Ana về phía Bắc, hạ thấp dần về
phía Tây phía Nam dãy Chư Yang Sin là thung lũng Krông Nô. Dãy Dan Sona-Ta
Dung dốc đứng trên thung lũng Krông Knô về phía Bắc, về phía Nam thoải dần tới
Cao Nguyên Lang Biang và Di Linh.
Địa hình thung lũng: Trong lưu vực có Bình nguyên Ea Soúp là một đồng
bằng bóc mòn có núi sót khá bằng phẳng, chưa bị phân sâu như các vùng khác, độ
cao 140-300m, thoải dần phía Tây. Ở đây gặp các núi sót tạo bởi đá mac ma, cao
400-800m là di tích của bề mặt san bằng cổ. Bề mặt đồng bằng Ea Soúp cắt vào bề
mặt Plioxen có phủ bazan của cao nguyên Plei Ku và Buôn Ma Thuột. Tích tụ bồi
tích rất hạn chế dọc theo các sông Ea Hleo, Ea Soúp. Ngay cả sông Srêpôk một
sông khá lớn cũng không tạo được bãi bồi nào quan trọng. Vùng trũng Krông Pắck-
Lắk ở phía nam cao nguyên Buôn Ma Thuột vốn là một thung lũng bóc mòn với
nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm lầy và hồ Lắk rộng trên
800ha do lớp bazan đệ tứ lấp mất dòng chảy của Krông Ana.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 5- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
Đặc thù quan trọng nhất về Lưu vực Srêpôk là sơn nguyên, bao gồm các dãy
núi cao trên 2000m chạy dọc Đông - Nam lưu vực, tiếp theo là các dãy núi thấp
dưới 2000 m và các cao nguyên với độ cao từ 300 - 800m thoái dần về phía Tây.
Diện tích và tỷ lệ diện tích theo các mức như sau:
Bảng 1-1: Diện tích và tỷ lệ diện tích theo độ cao trên lưu vực Srêpôk.
Độ cao Diện tích Tỷ lệ diện tích
< 200 m 227.672 km
2
12,51 %
201 - 400 m 466.062 km
2
25,61 %
401 - 600 m 604.618 km
2
33,22 %
601 - 800 m 271.571 km
2
14,92 %
801 - 1000 m 102.150 km
2
5,61 %
1001 - 1200 m 57.890 km
2
3,18 %
1201 - 1400 m 40.404 km
2
2,22 %
1401 - 1600 m 29.784 km
2
1,64 %
1601 - 1800 m 13.112 km
2
0,72 %
1801 - 2000 m 5.825 km
2
0,32 %
2001 - 2200 m 912 km
2
0,05 %
Mặc dù bị chia cắt và phân bậc mạnh nhưng nhìn chung phần cao nhất là
phía Đông Nam lưu vực (dãy núi Chư Yang Sin) và nghiêng dần về phía Tây, từ đó
nước mưa chảy vào hệ thống sông Mê Kông, chỉ giữ lại một phần nhỏ. Điều đó ảnh
hưởng rất lớn đến điều kiện thủy văn và địa chất thủy văn trong lưu vực và giải
thích tại sao đối với lượng mưa trên lưu vực nhiều nhưng tài nguyên nước, kể cả
nước mặt lẫn nước dưới đất lại hạn chế, nhất là mùa khô.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 6- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
Hình 1-2: Bản đồ phân vùng độ cao lưu vực sông Srêpôk.
1.1.3. Địa chất lưu vực sông Srêpôk.
a. Cấu trúc địa chất.
Lưu vực Srêpôk có cấu trúc địa chất khác nhau, chủ yếu phát triển trên nền
đá thuộc thời Trung sinh (Mesozoic), với các uốn nếp có tuổi từ Đại nguyên sinh
(Proterozoic) đến kỷ Phấn trắng (Creta). Đá mẹ, mẫu chất là yếu tố chi phối đến sự
hình thành đất tại chỗ và các vùng lân cận. Trên địa bàn lưu vực có các mẫu chất, đá
mẹ như sau:
• Đá mẹ, gồm các loại đá macma xâm nhập (granit, điorit, gran-odiorit), các
loại đá biến chất (gnai, phiến mica, quăczit) và các loại đá trầm tích (đá cát,
đá bột, đá sét). Với các hoạt động núi lửa phun trào, dòng dung nham bazan
phủ lên một phần các đá macma xâm nhập, trầm tích và biến chất, tạo nên
các cao nguyên bazan. Do quá trình xói mòn các cao nguyên bazan ngày nay
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 7- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
đã bị thu hẹp, nhiều nơi chỉ còn lại vết tích đá bazan (an khê, kon chro, )
hoặc các loại đá bị vùi lấp ở dưới đã lộ trên mặt đất (các vùng rìa cao nguyên
bazan).
• Đá macma axit có màu xám sáng, hàm lượng SiO2 khá cao 65- 75%, trong
khi đó hàm lượng CaO lại thấp 3,12%, tỉ lệ Al
2
O
3
khá cao 15,1%. Do vậy,
lớp vỏ phong hoá thường mỏng, độ dày tầng đất mịn mỏng, thành phần cơ
giới nhẹ, lẫn nhiều sỏi sạn thạch anh, hàm lượng cation trao đổi thấp, đất
chua, có màu vàng đỏ hoặc đỏ vàng. Đá macma axit phân bố ở địa hình núi
và gò đồi thường gặp ở Chư Pah, Chư Prông, Đức Cơ, KBang, Mang Yang,
Kon Chro, Ayun Pa, Krông Pa
• Đá bazan là loại macma bazơ tạo nên các cao nguyên rộng. Đá bazan khi
phong hoá tạo nên các loại đất đỏ bazan, tầng đất dày có tỉ lệ sét cao, tỉ lệ sét
phân tán trong nước thấp, chịu xói mòn thấp, kết cấu đoàn lạp, tính chất lý
học đất tốt.
• Đá sét và biến chất gồm nhiều loại khoáng vật khác nhau, trong đó chủ yếu
là khoáng vật sét. Về độ hạt, gồm các phần tử rất nhỏ bé, dưới 0,01 mm
(chiếm trên 50%), trong đó trên 25% có kích thước dưới 0,001 mm. Ngoài ra
còn gặp nhiều khoáng vật phi sét như: vụn cơ học, chất keo, chất hữu cơ.
Tuỳ theo vật chất hỗn hợp, chúng có màu sắc khác nhau như: xám, phớt đen,
vàng, đỏ. Đá sét khi phong hoá cho tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nặng
hoặc sét, đất có màu đỏ vàng.
• Đá cát kết, đá bột kết gặp ở vùng phía nam Chư Prông, Ayun Pa, Krông Pa,
An Khê, Ea Soup. Thành phần hạt vụn phần lớn là khoáng vật bền vững, khó
phong hoá như: thạch anh, mutcovic, hiđrôxit sắt, fenpat, có độ hạt từ 0,1-1
mm hay 0,05-2 mm. Thành phần xi măng thường là cacbonat, silic (opan,
thạch anh), hiđrôxit sắt, kaolinit. Màu sắc của đá đa dạng, phụ thuộc vào hạt
vụn và xi măng. Khi phong hoá cho đất có thành phần cơ giới nhẹ-cát thô,
màu xám sáng, nghèo dinh dưỡng.
• Mẫu chất phù sa cổ có tuổi địa chất kỷ đệ tứ (quarternary), có địa hình dạng
đồi thấp, lượn sóng nhẹ. Đất hình thành trên mẫu chất phù sa cổ có tầng đất
dày, màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có sự chuyển tầng đột ngột
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 8- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
về thành phần cơ giới giữa tầng mặt và tầng sâu. Quá trình feralit phát triển,
độ phì tự nhiên thấp, có xu hướng bạc màu, nhiều nơi có đá ong, kết von
hình thành.
• Phù sa (contemporary loose deposits) là sản phẩm do sông suối bồi đắp, tích
đọng lại. Vật liệu được mài mòn và tuyển lựa kỹ. Quy luật phân bố hoàn toàn
phù hợp với động năng dòng chảy. Căn cứ vào tuổi của phù sa và quá trình
bồi đắp thường xuyên hay không để phân ra: phù sa cũ hay phù sa mới. Từ
sản phẩm phù sa hình thành các loại đất phù sa có độ màu mỡ cao, tầng đất
dày, địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước. Mẫu chất phù sa phân bố ở ven
sông Krông Ana, sông Krông Pách, sông Krông Nô, sông Srêpôk và ở một
số suối lớn, tạo nên các loại đất phù sa.
• Dốc tụ là sản phẩm tích đọng của quá trình bào mòn được di chuyển không
xa lắm, mức độ mài mòn và chọn lọc kém. Các vật liệu hình thành đất phân
bố lộn xộn, không có quy luật Mẫu chất dốc tụ gặp rải rác ở các thung lũng
hẹp vùng núi, gò đồi, tạo nên các vùng đất có thành phần cơ giới không đồng
nhất với quá trình khủ là chủ đạo trong sự hình thành đất.
• Nét đặc trưng của địa chất lưu vực là sự có mặt của thành tạo địa chất cổ đới
Kon Tum có tuổi Proterozoi, với các thành phần thạch học chủ yếu bao gồm
nhóm đá Macma axit và đá biến chất phân bố ở M'Drak, Ea Kar, Krông
Bông và phần phía bắc Krông H'năng, Ea Hleo. Nhóm đá trầm tích lục
nguyên phân bố chủ yếu ở phía Tây lưu vực (Ea Soúp, Buôn Đôn, Cư Jút,
Lak, Krông Păk). Nhóm đá macmabazơ (chủ yếu là đá Bazan) có diện tích và
quy mô khá lớn phân bố tập trung chủ yếu ở hai cao nguyên BMT - Ea Hleo
và cao nguyên Đak Nông, một phần nhỏ ở cao nguyên M'Drăk. Nhóm trầm
tích bở rời phù sa và dốc tụ (aluvi, deluvi) phân bố ở địa hình thung lũng
sông và trũng giữa núi, ven rìa các cao nguyên và dọc theo các sông lớn.
b. Địa chất thủy văn.
Nước ngầm trên lưu vực chủ yếu ở trong các tầng đá trẻ, có các tầng chứa
nước chủ yếu sau:
Trầm tích kỷ đệ tứ.
Bazal trẻ.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 9- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
Bazal già.
Đá bồi tụ Neogene.
Nằm trong tầng đá gốc, tiềm năng nước dưới đất chủ yếu ở các đứt gãy trong
các lớp đá rắn chắc chủ yếu có ba loại sau:
Kỷ Ju ra với đá cát.
Kỷ Protê-rô-zôi trên nền đá phiến.
Thể xâm nhập granit.
Trầm tích kỷ đệ tứ nằm dọc theo các sông lớn như Krông Bông, Krông Pách,
Krông Ana và Krông Nô. Chúng thường là các bãi bồi trầm tích trên các bình
nguyên nhờ có bùn cát xói mòn từ các núi cao, thường tạo thành các đồng bằng
hoặc vùng thung lũng nhỏ hẹp. Trong vùng thung lũng Krông Ana, đồng bằng được
tạo bởi các lớp cát trên nền đá cát có lớp bồi tích cát kết trên bề mặt.
Nhìn chung các loại đá này là tầng chứa nước tốt. Chiều dày tầng chứa nước
trên lưu vực Krông Pách từ 30m đến 35m; trên Krông Ana từ 20m đến 25m, song
có nơi cũng chỉ có chiều dày từ 2 đến 10 m. Chiều sâu mặt nước chỉ 1-2m, khả năng
khai thác các giếng đạt 1-6l/s. Chất lượng nước cho thấy tổng độ khoáng hóa
M=0,03-0,08 mg/l. Độ pH=6,65-7,40.
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Lớp phủ thổ nhưỡng lưu vực có thể gộp theo hai nhóm lớp sau: Nhóm đất bồi
tụ và nhóm đất phát triển tại chỗ.
o Nhóm đất bồi tụ: Gồm đất phù sa, đất đen do sản phẩm từ đá mẹ cacbonat hay
bazan bồi tụ.
o Nhóm đất phát triển tại chỗ: Nhóm này chiếm diện tích khá lớn, hình thành
trên sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ trầm tích, macma và biến chất.
Các nhóm đất chính trên lưu vực Srêpôk: Có 11 loại đất chính, lớn nhất là đất
xám 767.508 ha (42,32%) và đất đỏ bazan 534.583 ha (29,48%). Đây là loại đất màu
mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị như: cà phê, cao su, điều…
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 10- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
Bảng 1-2:Các nhóm đất chính trên lưu vực Srêpôk.
Nhóm đất Diện tích Tỷ lệ %
1. Nhóm đất phù sa: 23.762 ha 1,36%
2. Nhóm đất Glây 28.072 ha 1,55%
3. Nhóm đất mới biến đổi. 23.681 ha 1,31%
4. Nhóm đất đen 60.905 ha 3,36%
5. Nhóm đất nâu 193.752 ha 10,68%
6. Nhóm đất xám 767.508 ha 42,32%
7. Nhóm đất nâu thẩm 65.654 ha 3,62%
8. Nhóm đất đỏ 534.583 ha 29,48%
9. Nhóm đất có thành phần cơ
giới phân dị
3.810 ha 2,10%
10. Nhóm đất xói mòn đá mẹ
nông
71.198 ha 3,93%
11. Nhóm đất nứt nẻ. 6.282 ha 0,35%
1.1.5. Đặc điểm thảm phủ.
Rừng ở lưu vực chiếm phần lớn diện tích tự nhiên với tổng diện tích
977.175ha (năm 2004), đất có rừng và được chia ra thành các loại sau:
- Rừng nhiệt đới thường xanh: Phát triển chủ yếu trên địa hình núi cao,
tầng đất dày, hoặc ven các khe suối bao gồm nhiều tầng với nhiều loại cây.
- Rừng lá rụng: Là rừng rụng lá theo mùa còn gọi là rừng khộp, phát triển
chủ yếu trên địa hình bằng hoặc đồi lượn sóng với độ dốc thấp ở những khu vực
đất xám và điều kiện khí hậu khô nóng. Chúng thường rụng lá vào mùa khô.
- Rừng nửa lá rụng: Là loại rừng phân bố ở những vùng chuyển tiếp giữa
rừng thường xanh và rừng lá rụng theo mùa.
- Rừng tre, nứa hỗn hợp với các loài gỗ.
- Rừng trồng ở lưu vực chủ yếu là thông, keo, bạch đàn, tếch…
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 11- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
Hình 1-3: Bản đồ mật độ che phủ rừng lưu vực sông Srêpôk.
Lưu vực sông Srêpôk là vùng có độ che phủ của rừng còn khá lớn (Việt Nam
53,69% và Campuchia 86,67%, tuy rừng tự
nhiên đã bị tác động mạnh do khai thác
và chặt phá, du canh ở giai đoan sau năm 1975, đến 1995 giảm mạnh diện tích
rừng gỗ, rừng hỗn giao và rừng tre nứa.
Bảng 1-3: Rừng đặc dụng trên lưu vực Srêpôk.
Tên Tỉnh Loại
Diện tích
(ha)
Năm QĐ
Yon Don Đăk Lăk Vườn Quốc gia 115.545 1991
Chu Yang Sin Đăk Lăk Vườn Quốc gia 54.227 1986
Ea So Đăk Lăk Rừng bảo tồn 22.000
Ho Lak Đăk Lăk Rừng bảo tồn TN&MT 12.744 1986
Plei Te Ga Gia Lai Rừng bảo tồn 42.000
Kon Cha
Rang
Gia Lai Rừng bảo tồn 24.000 1986
Kon Ka Kinh Gia Lai Rừng bảo tồn 41.710 1986
Nguồn: UNDP
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 12- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.2.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối trên lưu vực sông Srêpôk.
• Mạng lưới sông ngòi
o Sông Srêpôk (dòng chính)
Dòng chính sông Srêpôk do hai sông Krông Knô và sông Krông Ana hợp
thành tại thác Buôn Đray tỉnh Đăk Nông. Dòng chính Srêpôk tương đối dốc, chảy
từ độ cao 400m ở nhập lưu xuống cao độ 150m ở biên giới Campuchia. Diện tích
lưu vực của đoạn dòng chính là 4.200km
2
với chiều dài sông 125km, có độ dốc
trung bình khoảng 2%o.
o Sông Krông Knô:
Sông Krông Knô bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 2000m chạy dọc theo
biên giới phía nam tỉnh Đắk Lắk. Sau đó chuyển hướng chảy lên phía bắc nhập vào
sông Krông Ana tại thác Buôn Đray cùng đổ vào sông Srêpôk tại đây. Diện tích lưu
vực sông là 3.920km
2
và chiều dài dòng chính là 156km, độ dốc trung bình của
sông 6,8%o. Lưu vực sông có chiều dài 125km, cao độ bình quân 917m và độ dốc
trung bình của lưu vực là 17,6%.
Hình 1-4: Bản đồ mạng lưới sông suối lưu vực Srêpôk.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 13- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
Sông Krông Knô bao gồm 2 nhánh sông chính là Đắk Krông Kma, Đắk
Mang và các sông suối nhỏ khác.
- Sông Đắk Krông Kma
Sông Đắk Krông Kma bắt nguồn từ dãy núi Chư Jang Sin có độ cao bình
quân trên 2.000m, hướng chảy chủ yếu là đông – tây. Đây là vùng núi cao, rừng còn
tương đối dày, độ dốc lòng sông khá lớn có thể đạt tới 40 – 50%o ở phần thượng
nguồn sông. Vùng thượng nguồn sông cũng là vùng có lượng mưa lớn đạt 2.000 –
2.200mm. Diện tích lưu vực là 147km
2
, dòng chính sông dài 22km. Độ dốc bình
quân lưu vực là 33,2% độ cao bình quân lưu vực là 1177m.
- Sông Đắk Mang
Sông Đắk Mang bắt nguồn từ cao nguyên Sanaro có đỉnh cao 1.500m. Sông
chảy theo hướng tây bắc – đông nam, độ dốc lòng không lớn. Đây là vùng chịu ảnh
hưởng mạnh của khí hậu tây Trường Sơn có lớp dòng chảy năm bình quân
2.000mm. Diện tích lưu vực là 1.490km
2
, dòng chính sông dài 69km. Độ dốc bình
quân lưu vực là 15,1% độ cao bình quân lưu vực là 767m.
o Sông Krông Ana:
Sông Krông Ana là hợp lưu chủ yếu của 3 sông nhánh lớn là Krông Buk,
Krông Pach và Krông Bông. Tổng diện tích lưu vực là 3.200km
2
, chiều dài dòng
chính là 215km. Dòng chính sông chảy theo hướng đông – tây dọc theo sông về
phía trung, hạ lưu là những bãi lầy đất chua do bị ngập lâu ngày. Độ dốc của những
sông nhánh lớn thượng nguồn từ 4 – 5%o, đoạn sông phía hạ lưu trong vùng Lắk có
độ dốc nhỏ vào khoảng 0,25%o.
- Sông Krông Pach
Sông Krông Pach bắt nguồn từ dãy núi phía tây tỉnh Khánh Hoà, ở độ cao
1.500m, dòng chảy theo hướng đông – tây rồi đổ vào Krông Ana. Lưu vực này chịu
ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu đông Trường Sơn với lượng mưa trung bình 1600 –
1700mm. Phần thượng nguồn sông dài 30km, lòng sông dốc, độ dốc đạt tới 30%o.
Vượt qua đoạn này sông chảy trên vùng cao nguyên có địa hình bằng phẳng, lòng
sông uốn khúc quanh co, chỗ mở rộng, chỗ thu hẹp đột ngột, làm cho điều kiện tiêu
thoát lũ khó khăn mỗi khi có lũ lớn, gây ngập lụt dài ngày.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 14- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
- Sông Krông Buk
Sông Krông Buk bắt nguồn từ những dãy núi cao phía bắc lưu vực, với độ
cao nguồn sông 800 – 1.000m. Khoảng 70km đoạn sông thượng nguồn chảy theo
hướng bắc – nam, sau đó đổ vào sông Krông Ana. Lưu vực chịu tác động của khí
hậu tây Trường Sơn và khí hậu đông Trường Sơn.
- Sông Krông Bông
Sông Krông Bông có diện tích lưu vực 809km
2
, bắt nguồn từ dãy núi phía
Đông Trường Sơn, có đỉnh Chư Jang Sin cao 2.405m. Sông chảy theo hướng đông
– tây và nhập vào sông Krông Ana. Lưu vực sông chịu ảnh hưởng của khí hậu đông
và tây Trường Sơn với mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XI. Vùng thượng
nguồn có lượng mưa năm tương đối lớn khoảng 2.000mm/năm. Vùng hạ lưu sông
có lượng mưa nhỏ hơn, lượng mưa năm khoảng 1.600 – 1.700 mm/năm.
o Sông Ea H’leo:
Sông Ea H’leo bắt nguồn từ đỉnh Ea Ban ở độ cao 720m trên địa phận xã Dle
Yang huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lăk. Sông có chiều dài 143km chảy qua địa phận
hai huyện Ea H’leo và Ea Soup trước khi hợp lưu với suối Ea Lốp cách biên giới
Việt Nam – Campuchia khoảng 1km rồi đổ vào sông Srêpôk trên đất Campuchia.
Diện tích lưu vực của Ea H’leo rộng 3.080km
2
nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc hai
tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Sông Ea H’leo có các nhánh chính là Ea H’leo, Ea Soup,
Ea Drang và Ea Khah, ngoài ra còn có một số nhánh suối nhỏ.
- Nhánh Ea H’leo
Nhánh Ea H’leo là thượng nguồn của sông Ea H’leo, có diện tích lưu vực
638km
2
, chiều dài sông 82km.
- Suối Ea Soup
Suối Ea Soup là nhánh lớn nhất của Ea H’leo với diện tích lưu vực 994km
2
và chiều dài 104km. Các nhánh thượng nguồn bắt nguồn ở độ cao 300 – 400m,
phần trung và hạ lưu chảy qua vùng đất bằng phẳng trước khi nhập với Ea H’leo.
- Suối Ea Drang
Suối Ea Drang do 2 suối nhỏ Ea Đrăng và Ea Uy tạo thành, chiều dài nhánh
chính 87km, suối có diện tích lưu vực 386km
2
.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 15- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
- Suối Ea Khai
Suối Ea Khai nhập vào Ea H’leo ở đoạn trung lưu suối, có chiều dài 60km và
diện tích lưu vực 386km
2
.
Bảng 1-4: Các đặc trưng cơ bản của các tiểu lưu vực.
Tiểu lưu vực
Đặc trưng
Ea Hleo-
Ia Drang
Dòng
chính
Srêpôk
Krông
Ana
Krông
Nô
Diện tích tự nhiên (km
2
) 5893.22 4552.06 3822.28 3823.25
Mưa năm TB nhiều năm (mm) 1755 1827 1573 2114
Bốc hơi TB lưu vực (mm) 991 976 925 966
Lớp dòng chảy TBNN (mm) 764 851 648 1148
Tổng lượng d/chảy năm TBNN (tỷ) 4,502 3,874 2,477 4,389
Dân số TB (năm 2004 người) 320.469 796.209 676.051 95.342
Lượng nước TB (m
3
/người/năm) 14.048 4866 3664 46034
Tổng số công trình thủy lợi(12/2004) 93 149 357 58
Tổng số các hồ chứa 53 134 310 5
Tổng dung tích các hồ (10
6
m
3
) 186,011 125,275 131,801 24,754
Số đập 35 13 36 53
Số trạm bơm 5 2 11 0
1.2.2. Đặc trưng hình thái sông.
Bảng 1-5: Đặc trưng hình thái những sông nhánh trong lưu vực sông Srêpôk.
Sông F (km
2
)
Chiều dài
sông L (km)
Cao độ bình
quân lưu vực
Độ dốc lòng
sông (%o)
Krông Ana 3960 215 676 2,3
Krông Pach 690 74 752 5,8
Krông Buk 478 13 590 5,5
Krông Bông 788 73 950 9,2
Krông Knô 3920 156 917 6,8
Ea H'leo 4760 128 336 6,1
Ea Soup 994 104 366 6,0
Ea Đrăng 977 78 391 5,9
Nguồn: Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Srêpôk -
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi 2006.
Lưu vực sông Srêpôk có mạng lưới sông suối phát triển khá dày, sông
Srêpôk có 40 sông cấp I, 67 sông cấp II và mạng lưới sông cấp III, cấp IV phát triển
theo dạng cành cây. Các phụ lưu quan trọng của sông Srêpôk là sông Krông Knô,
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 16- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
Krông Ana, Ea H’leo. Đặc trưng hình thái một số sông chính thuộc lưu vực sông
Srêpôk được thống kê như trong bảng 1-5.
1.2.3. Mạng lưới các trạm khí tượng, thủy văn.
Lưới trạm khí tượng: trong lưu vực và lân cận có tổng số 22 trạm đo mưa,
trong đó có 7 trạm khí hậu đo các yếu tố nhiệt độ đó là Buôn Ma Thuật, Đak mil,
Buôn Hồ, Lắk, Đak Nông, M’Drak, Đà Lạt. Nhưng hiện nay có 17 trạm đo mưa và
chỉ còn 5 trạm đo khí tượng đó là Buôn Ma Thuật, Buôn Hồ, Đak Nông, Ma Drak
và trạm Đà Lạt là trạm vùng lân cận, trạm Lăk và Đak Mil hiện nay không đo các
yếu tố khí tượng nữa.
Lưới trạm thuỷ văn : Trên lưu vực có 18 trạm đo thuỷ văn trong đó có 13
trạm đo mực nước, lưu lượng, còn lại là đo mực nước. Tính đến năm 2012 trên lưu
vực chỉ còn lại 6 trạm thuỷ văn cấp I do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn quản lý đó
là: Cầu 42, Giang Sơn trên sông Krông Ana, Đức Xuyên trên sông Krông Knô, Cầu
14, Bản Đôn trên sông Srêpôk, Đăk Nông trên sông Đăk Nông.
Bảng 1-6: Lưới trạm thuỷ văn trên lưu vực.
TT Trạm Sông Số liệu Thời gian quan trắc
1 Bản Đôn Srêpôk H,Q,S 1977-2009
3 Cầu 14 - H,Q,S 1977-2012
4 Buôn Đray - H,Q 1988-1998
5 Buôn Hồ Krông Buk H,Q 1977-1987
6 Cầu 42 - H,Q,S 1969-1974 1977-2009
7 Krông Bông Krông Bông H,Q 1977-1986
8 Giang Sơn Krông Ana H,Q,S 1966-1974 1977-2012
9 Hồ Lăk - H 1977-1984
10 4-Aug - H 1977-1981
11 Buôn Trâp - H 1979-1981
12 Quyết Thắng Đăk Liêng H,Q 1988-1992
13 Đức Xuyên Krông Knô H,Q,S 1978-2012
14 Buôn Trấp 3 - H 1986-1988
16 Krông Pach Krông Pach H,Q 1980-1985
17 Đoàn Kết Ea Knir H,Q 1977-1987
18 Đăk Nông Đăk Nông H,Q,S 1977-2009
Ghi chú: H,Q,S là mực nước, lưu lượng, độ đục
1.2.4. Chế độ khí hậu, khí tượng.
1. Chế độ nhiệt :
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư -Trang 17- Ngành: Quản lý và giảm nhẹ thiên tai.
Khí hậu trên lưu vực sông Srêpôk thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song
do vị trí địa lý và điều kiện địa hình nên khí hậu ở đây có nét riêng, mang sắc thái
khí hậu nhiệt đới gió mùa Tây Nguyên. Theo tài liệu khí tượng thuỷ văn tại các
trạm trên lưu vực, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-23
o
C ở vùng có độ cao 500 -
800m, vùng thấp hơn (dưới 500m) có nhiệt độ trung bình trên dưới 24
o
C. Tháng I
có nhiệt độ trung bình 20,3
o
C, tháng V có nhiệt độ trung bình 25,4
o
C.
Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm từ 2 - 5°C. Theo tài liệu quan
trắc nhiều năm tại các trạm khí tượng, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
tháng I với các trị số là 18,8°C ở Buôn Hồ; 20,0°C ở Ea H'leo; 20,1°C ở M'Drak.
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng V với các trị số 27,0°C Lắk; 26,1°C
M'Đrắk; 25,8°C ở Buôn Ma Thuột.
Bảng 1-7: Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm tại các trạm khí tượng (
o
C).
Nguồn: Đài KTTV khu vực Tây Nguyên
2. Bốc hơi :
Lưu vực sông Srêpôk là vùng có lượng bốc hơi lớn hơn các vùng thấp lân
cận, mặc dù nhiệt độ không khí trên vùng không cao bằng các vùng khác có cùng vĩ
độ. Nguyên nhân chính do: Cường độ bức xạ mặt trời trên cao nguyên lớn hơn, nhất
là vào thời kỳ khô nóng, và độ ẩm tương đối của không khí thấp và tốc độ gió trên
cao nguyên cũng mạnh hơn. Lượng bốc hơi khả năng vào các tháng mùa khô rất lớn
điều này là một bất lợi đối với phát triển nông nghiệp trong lưu vực.
Sinh viên: Vũ Trung Hải Lớp: 51G