Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG NẬM RỐM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI





HOÀNG THỊ THẢO


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN ĐÁNH GIÁ Ô
NHIỄM NƯỚC SÔNG NẬM RỐM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ BẢO VỆ





LUẬN VĂN THẠC SĨ






Hà Nội – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI





HOÀNG THỊ THẢO


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN ĐÁNH GIÁ Ô
NHIỄM NƯỚC SÔNG NẬM RỐM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ BẢO VỆ





LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
:PGS.TS Nguyễn Văn Thắng
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
:Trường Đại học Thủy lợi




Hà Nội - 2014
Chuyên ngành
: Khoa học Môi trường

Mã số
: 60-85-02
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “ Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán đánh giá ô nhiễm nước
sông Nậm Rốm và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ ” được hoàn thành ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô,
cơ quan, bạn bè và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn: PGS TS.
Nguyễn Văn Thắng, người đã giảng dạy và tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp
tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng đào tạo đại học và Sau đại
học, khoa Môi trường- Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên đã nhiệt
tình giúp đỡ cung cấp các thông tin cần thiết cho luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Cục Khí tượng Thủy văn và Biến
đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Công nghệ ứng phó Biến
đổi khí hậu đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu để luận văn được chính xác và có
tính cấp thiết.
Đặc biệt, để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự cổ vũ, động viên
khích lệ thường xuyên và giúp đỡ về nhiều mặt của gia đình và bạn bè trong và
ngoài lớp cao học 20MT.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn


Hoàng Thị Thảo
LỜI CAM ĐOAN


Tên tôi là: Hoàng Thị Thảo Mã số học viên:
128440301010
Lớp: 20MT
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Khóa học: 2011-2014
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Thắng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên
cứu ứng dụng mô hình toán đánh giá ô nhiễm nước sông Nậm Rốm và đề xuất
giải pháp quản lý bảo vệ ”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nôi dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định./.

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN




Hoàng Thị Thảo

MỤC LỤC

MỤC LỤC 4
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH CHẤT LƯỢNG
NƯỚC ĐỂ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN CÁC THỦY
VỰC SÔNG 5


1.1. Tình hình ứng dụng các mô hình chất lượng nước để nghiên cứu, đánh giá ô
nhiễm nước 5
1.1.1. Trên thế giới 5
1.1.2. Trong nước 7
1.2. Tình hình nghiên cứu chất lượng nước trên sông Nậm Rốm 9
1.2.1. Tình hình chung 9
1.2.2. Quy hoạch phát triển thành phố Điện Biên Phủ và yêu cầu về bảo vệ chất lượng
nước sông Nậm Rốm 10
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG NẬM RỐM VÀ YÊU
CẦU QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 15

2.1. Tìm hiểu tổng quan sông Nậm Rốm chảy qua thành phố Điện Biên Phủ 15
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Điện Biên 15
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên 17
2.2. Tình hình ô nhiễm nước sông Nậm Rốm 21
2.2.1. Các nguồn ô nhiễm 23
2.2.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước trong hệ thống sông 30
2.3. Đánh giá về thể chế chính sách và tổ chức quản lý chất lượng nước 43
2.3.1. Chính sách về quản lý, bảo vệ chất lượng nước 43
2.3.2. Tổ chức - quản lý 44
2.3.2. Yêu cầu trong quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông Nậm Rốm 44
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGHIÊN
CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NẬM RỐM VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT 46

3.1. Giới thiệu và lựa chọn sử dụng mô hình chất lượng nước Qual2K 46
3.1.1. Phân đoạn và thủy lực 47
3.1.2. Thành phần mô hình và phương trình cân bằng của các thành phần chất lượng nước54
3.1.3. Cơ sở của các phản ứng 56

3.1.4. Số liệu đầu vào của mô hình 60
3.1.5. Kết quả đầu ra của mô hình 60
3.1.6. Phương pháp hiệu chỉnh xác định bộ thông số mô hình 61
3.2. Ứng dụng mô hình chất lượng nước Qual2K đánh giá ô nhiễm nước sông Nậm
Rốm 61
3.2.1. Tình hình số liệu thủy văn, thủy lực và chất lượng nước sông Nậm Rốm 61
3.2.2. Tính toán tải lượng BOD
5
của các nguồn nước thải cho từng đoạn sông 66
3.2.3. Hiệu chỉnh xác định thông số mô hình 75
3.2.3. Kiểm định bộ thông số của mô hình và phân tích kết quả 79
3.3. Dự báo biến đổi chất lượng nước đến năm 2020 82
3.3.1. Giới thiệu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 82
3.3.2. Ứng dụng mô hình Qual2K dự báo chất lượng nước theo một số kịch bản quản lý 84
3.3.3. Nhận xét mô hình Q2K 95
3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông Nậm Rốm96
3.4.1. Giới thiệu chung 96
3.4.1. Mục tiêu 97
3.4.2. Định hướng 97
3.4.2. Nghiên cứu giải pháp công trình 99
3.4.3. Nghiên cứu các giải pháp phi công trình 104
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh Điện Biên 20
Bảng 2.2: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Nậm Rốm 22
Bảng 2.3: Quy hoạch phát triển các K/CCN tỉnh Điện Biên 27

Bảng 2.4: Nhu cầu nước cho hoạt động chăn nuôi 30
Bảng 2.5: Nhu cầu nước cho thủy sản 30
Bảng 2.6: Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước sông Nậm Rốm đoạn chảy qua
thành phố Điện Biên Phủ 31

Bảng 2.7: Kết quả phân tích nước mặt tại sông Nậm Rốm đoạn chảy qua thành phố
Điện Biên Phủ năm 2012 33

Bảng 2.8: Kết quả phân tích nước mặt tại sông Nậm Rốm đoạn chảy qua thành phố
Điện Biên Phủ năm 2013 34

Bảng 2.9: Kết quả phân tích nước mặt tại sông Nậm Rốm đoạn chảy qua thành phố
Điện Biên Phủ năm 2012 36

Bảng 2.10: Kết quả phân tích nước mặt tại sông Nậm Rốm đoạn chảy qua thành
phố Điện Biên Phủ năm 2013 37

Bảng 3.1: Giá trị điển hình của hệ số mũ trong phương pháp Rating curves 51
Bảng 3.2: Hệ số nhám Manning cho các bề mặt kênh hở (Chow et al. 1988) 53
Bảng 3.3: Các biến trạng thái của mô hình Q2K 54
Bảng 3.4: Phân chia đoạn sông tính toán 64
Bảng 3.5: Các sông nhánh nhập lưu vào đoạn sông tính toán 65
Bảng 3.6: Lưu lượng tính toán cho các đoạn sông phân chia 65
Bảng 3.7: Diện tích và dân số năm 2010 các lưu vực NLDP trên sông Nậm Rốm 69
Bảng 3.8: Lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD
5
có trong nước thải sinh
hoạt các lưu vực NLDP của đoạn sông Nậm Rốm tính toán 69

Bảng 3.9: Tải lượng BOD

5
có trong nước thải CN tại các lưu vực NLDP 71
Bảng 3.10: Tải lượng BOD
5
có trong nước thải chăn nuôi 72
Bảng 3.11: Tải lượng BOD
5
có trong nước hồi quy từ hoạt động nông nghiệp 73
Bảng 3.12: Tải lượng BOD
5
có trong nước thải nông nghiệp 73
Bảng 3.13: Tổng tải lượng BOD
5
và áp lực ô nhiễm do BOD
5
của nước thải
SH,CN,CN sản sinh trên các lưu vực NLDP 74

Bảng 3.14: Kết quả hiệu chỉnh mô hình 78
Bảng 3.15: Bộ thông số của mô hình xác đinh cho sông Nậm Rốm thông qua quá
trình hiệu chỉnh 78

Bảng 3.16: Kết quả kiểm định mô hình 82
Bảng 3.17: Các phương án giả định trong tương lai 84
Bảng 3.18: Diện tích và dân số năm 2020 các lưu vực NLDP trên sông Nậm Rốm 85
Bảng 3.19: Lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD
5
có trong nước thải sinh
hoạt theo phương án 1 86


Bảng 3.20: các khu công nghiệp nằm trong lưu vực sông Nậm Rốm 86
Bảng 3.21: Tải lượng BOD
5
có trong nước thải CN theo phương án 1 87
Bảng 3.22: Tải lượng BOD
5
có trong nước thải nông nghiệp theo phương án 1 87
Bảng 3.23: Tổng tải lượng BOD
5
và áp lực ô nhiễm do BOD
5
của nước thải
SH,CN,CN theo phương án 1 88

Bảng 3.24: Mô phỏng biến đổi chất lượng nước sông theo phương án 1 88
Bảng 3.25: Lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD
5
có trong nước thải sinh
hoạt theo phương án 2 89

Bảng 3.26: Tải lượng BOD
5
có trong nước thải CN theo phương án 2 90
Bảng 3.27: Tải lượng BOD
5
có trong nước thải nông nghiệp theo phương án 2 90
Bảng 3.28: Tổng tải lượng BOD
5
và áp lực ô nhiễm do BOD
5

của nước thải
SH,CN,CN theo phương án 2 91

Bảng 3.29: Mô phỏng biến đổi chất lượng nước sông theo phương án 2 91
Bảng 3.30: Lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD
5
có trong nước thải sinh
hoạt theo phương án 3 92

Bảng 3.31: Tải lượng BOD
5
có trong nước thải CN theo phương án 3 92
Bảng 3.32: Tải lượng BOD
5
có trong nước thải nông nghiệp theo phương án 3 93
Bảng 3.33: Tổng tải lượng BOD
5
và áp lực ô nhiễm do BOD
5
của nước thải
SH,CN,CN theo phương án 3 93

Bảng 3.34: Mô phỏng biến đổi chất lượng nước sông theo phương án 3 95
Bảng 3.35: Các giải pháp khắc phục ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng
nước sông Nậm Rốm 98


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tình Điện Biên 15
Hình 2.2: Mạng lưới sông Nậm Rốm 21

Hình 2.3: Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước sông Nậm Rốm đoạn
chảy qua thành phố Điện Biên Phủ 32

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện sự biến đổi của COD và BOD
5
tại các vị trí 40
Hình 3.1: Sơ đồ phân đoạn của mô hình Q2K 47
Hình 3.2: Cân bằng nước của đoạn sông 48
Hình 3.3: Đập đỉnh nhọn 50
Hình 3.4: Kênh hình thang 52
Hình 3.5: Cột nước 54
Hình 3.6 : Cân bằng của từng thành phần chất lượng nước 56
Hình 3.7: Đoạn sông Nậm Rốm tính toán 63
Hình 3.8: Bản đồ phân chia đoạn sông và xác định các lưu vực nhập lưu địa phương
của các đoạn sông tính toán 68

Hình 3.9: Tổng tải lượng BOD
5
sản sinh trên các lưu vực nhập lưu địa phương của
3 đoạn sông Nậm Rốm 74

Hình 3.10: Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thông số DO 76
Hình 3.11: Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thông số BOD
5
76
Hình 3.12: Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thông số COD 77
Hình 3.13: Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thông số TSS 77
Hình 3.14: Kết quả kiểm định mô hình cho thông số DO 80
Hình 3.15: Kết quả kiểm định mô hình cho thông số BOD
5

80
Hình 3.16: Kết quả kiểm định mô hình cho thông số COD 81
Hình 3.17: Kết quả kiểm định mô hình cho thông số TSS 81





1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vật liệu vô cùng thiết yếu đối với con người, mọi
sự sống trên trái đất sẽ không thể duy trì được nếu không có nước. Nước giữ cân
bằng hệ sinh thái, tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển, điều hòa các
yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật, tham gia thực hiện các chu trình tuần hoàn vật
chất trong tự nhiên. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong
sinh hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện
năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh
vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước.
Nhưng nước không phải là vô tận, và để đáp ứng được nhu cầu của con
người, nước phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Theo tài liệu thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì 80% các bệnh tật của nhân loại lại là do ô nhiễm
nguồn nước gây ra. Đó là con số cảnh báo cho biết tình trạng ô nhiễm nặng nề của
các dòng sông và biển cả trên toàn Thế giới – một trong những nguồn sống quan
trọng bậc nhất đối với con người đang bị đe dọa.
Sự phát triển công nghiệp cùng với sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về
nước dùng ngày càng tăng kèm theo những đòi hỏi cao về chất lượng. Nhưng thực
tế lượng nước ngày càng khan hiếm. Không riêng gì những nước đang phát triển
như nước ta, ngay cả những nước tiên tiến cũng không tránh khỏi những thảm họa

đã và sẽ xảy ra liên quan đến vấn đề nước sạch mà nguyên nhân chính vẫn do
những hoạt động của con người gây ra, có thể nói thế kỉ mà chúng ta đang sống
đang xảy ra cuộc chiến tranh về nước, nước sạch là một vấn đề nhức nhối cho toàn
nhân loại.
Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ Bắc huyện Điện Biên, chảy qua thành phố
Điện Biên Phủ - Pa Thơm rồi chảy sang Lào. Những năm gần đây, tình hình ô
nhiễm nước trên sông Nậm Rốm có chiều hướng gia tăng do tốc độ đô thị hóa diễn
ra nhanh, cùng với ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước chưa được quan tâm đúng



2

mức, chưa đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển bền vững. Chỉ tính riêng địa
bàn thành phố, lượng chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, y tế và rác
thải sinh hoạt khoảng 30 tấn/ngày. Các loại rác thải được thu gom chôn lấp chung
tại bãi rác Noong Bua đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới
nguồn nước ngầm. Tại khu vực TP. Điện Biên phủ, nước thải ra sông Nậm Rốm
khoảng 4.300m3/ngày. Các chất thải sinh hoạt, dầu nhớt, a xít, sắt từ các cơ sở
sửa chữa ô tô, xe máy không qua xử lý thải trực tiếp vào các sông, suối gây ô nhiễm
nguồn nước mặt
Với những lý do trên, Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán đánh giá ô nhiễm
nước sông Nậm Rốm và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ là hết sức cần thiết và có ý
nghĩa khoa học, thực tiễn to lớn trong việc đánh giá ô nhiễm cũng như quản lý bảo
vệ nguồn nước sông Nậm Rốm.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá được hiện trạng và diễn biến ô nhiễm nước trên
sông Nậm Rốm.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước sông Nậm Rốm.
3. Cách tiếp cận

Cách tiếp cận: Trên cơ sở vận dụng chính sách về phát triển kinh tế-xã hội,
về phát triển tài nguyên nước mặt cho nước ta nói chung và cho địa phương nói
riêng, các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên nước, lý luận của các môn
chuyên ngành như: Thủy văn học, Thủy văn Môi trường, Thủy văn sinh thái, Quy
hoạch và quản lý nguồn nước cùng với tình hình thực tế về khai thác sử dụng và
quản lý tài nguyên nước mặt của tỉnh Điện Biên
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng 5 phương pháp chính để tiếp cận, nghiên cứu, cụ thể như
sau:
- Phương pháp tổng hợp phân tích các thông tin số liệu: nhằm xác định hiện
trạng môi trường nước, chính sách và các biện pháp bảo vệ, kiểm soát chất lượng
sông Nậm Rốm đoạn nghiên cứu.



3

-Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Nhằm thu thập các số liệu thủy
văn, thủy lực, chất lượng nước có liên quan.
- Phương pháp thống kê, tính toán thủy văn: được sử dụng để tính toán xác
định các đặc trưng thủy văn; lượng nước nhập lưu vào các đoạn sông;
- Phương pháp thừa kế: Việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm
nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có một số cơ quan thực hiện trong thời gian
qua. Việc thừa kế các kết quả đã có, đánh giá các kết quả ấy trong điều kiện trước
đây và hiện nay để tìm ra những vấn đề cần bổ sung nâng cao là cần thiết.
- Phương pháp sử dụng mô hình: là phương pháp chính sử dụng trong luận
văn, cụ thể sẽ sử dụng mô hình chất lượng nước để đánh giá sự biến đổi của chất
lượng nước sông Nậm Rốm dọc theo chiều dòng chảy.
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đoạn sông Nậm Rốm chảy qua thành phố Điện Biên Phủ từ km 50 đến

km30, đây là đoạn sông chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn gây ô nhiễm do các
hoạt động dân sinh kinh tế của khu vực trung tâm thành phố Điện Biên Phủ và khu
vực cánh đồng Mường Thanh.
Đối tượng nghiên cứu : các thông số chất lượng nước được quan trắc trong
mùa kiệt.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Việc thực hiện đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán đánh giá ô nhiễm
nước sông Nậm Rốm và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ sẽ đạt được các kết quả
sau:
1. Đánh giá được diễn biến chất lượng nước sông Nậm Rốm dọc theo chiều
dòng chảy.
2. Đánh giá được hiện trạng quản lý chất lượng nước trên sông Nậm Rốm.
3. Ứng dụng mô hình toán xem xét diễn biến chất lượng nước theo các
phương án giả định trong tương lai, từ đó dự báo biến đổi chất lượng nước sông
Nậm Rốm.



4

4. Đề xuất giải pháp về quản lý, kiểm soát và bảo vệ nguồn nước sông Nậm
Rốm trong tương lai.
Tuy nhiên, để áp dụng mô hình toán thì cần phải có tương đối đầy đủ các số
liệu thực đo. Với mô hình toán chất lượng nước việc tiến hành đo đạc, thu thập các
số liệu thủy văn, thủy lực và chất lượng nước đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Đó
chính là hạn chế lớn nhất đối với luận văn này.
7. Cấu trúc của luận văn
Với nội dung như trên, cấu trúc luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận nội
dung sẽ gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về ứng dụng các mô hình chất lượng nước để nghiên

cứu, đánh giá ô nhiễm nước trên các thủy vực sông.
Chương II: Tình hình ô nhiễm nước sông Nậm Rốm và yêu cầu quản lý, bảo
vệ chất lượng nước tập trung vào việc nghiên cứu tình hình chất lượng nước sông
Nậm Rốm
Chương III: Ứng dụng mô hình chất lượng nước và đề xuất giải pháp quản
lý, kiểm soát.





5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH CHẤT
LƯỢNG NƯỚC ĐỂ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC
TRÊN CÁC THỦY VỰC SÔNG
1.1. Tình hình ứng dụng các mô hình chất lượng nước để nghiên cứu, đánh
giá ô nhiễm nước
1.1.1.

Trên thế giới
Để nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước cần tính toán đánh giá biến đổi chất
lượng nước trong sông và các thủy vực, một trong những phương pháp hiệu quả
nhất là sử dụng mô hình chất lượng nước.
Hiện nay trên thế giới đã ứng dụng rộng rãi mô hình chất lượng nước để
nghiên cứu đánh giá biến đổi chất lượng nước và làm cơ sở cho việc quản lý, bảo vệ
chất lượng nước. Các mô hình chất lượng nước rất đa dạng trong đó mô phỏng biến
đổi chất lượng nước tại hầu hết các thủy vực như sông, hồ, trong vùng không chịu
ảnh hưởng triều và khu vực cửa sông ven biển. Nhiều mô hình đã được ứng dụng
rộng rãi trên thế giới như bộ mô hình MIKE, DELTA,…

Những mô hình dòng chảy và chất lượng nước có tính thương mại trên thế
giới phải kể đến họ mô hình MIKE, trong đó có MIKE 11. Đây là bộ phần mềm
của viện DHI Đan Mạch, được ứng dụng, nghiên cứu cho dự án quy hoạch và quản
lý tài nguyên nước và phòng chống thiên tai tại nhiều nước trên thế giới như Nhật
Bản, Thái Lan, Bangdales,…Trong khuôn khổ của Dự án tăng cường năng lực các
Viện Ngành nước ở Việt Nam, DHI đã đào tạo và chuyển giao bản quyền cho một
số cơ quan ngành nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
ISIS: Bộ phần mềm này của công ty Halcrow và trường Wallingford phối
hợp xây dựng, được sử dụng trong chương trình sử dụng nước (WUP) của Ủy Hội
sông Mê Công. Mỗi nước thành viên có được 2 – 3 license. Tuy nhiên phần mềm
này đối với Việt Nam chưa được thương mại hóa như MIKE, nhưng du nhập vào
Việt Nam thông qua các dự án có thể chuyển giao công nghệ như chương trình
WUP.



6

Các bộ phần mềm khác như Duflow, Sobek/Wendy, Telemax, Qual2-E,
Wasp6, là những bộ phần mềm thương mại, phải mua bản quyền nên khi sử dụng
thường được cơ quan cấp phần mềm khuyến cáo rằng có thể chấp nhận một số rủi
ro gây thiệt hại do không được đào tạo, tập huấn và không hiểu biết những hạn chế
của mô hình nên khi áp dụng gây lỗi.
SOBEK: Phần mềm này do Delft, Hà Lan phát triển, gồm phần dòng chảy
và tính toán ô nhiễm 1,2 chiều, đã kết nối với công cụ GIS. Đã sử dụng hệ phương
trình Saint – Venant 1 chiều cho dòng chảy trong kênh sông. SOBEK cũng sử dụng
lược đồ sai phân xen kẽ giống như MIKE 11.
Các yếu tố ô nhiễm được mô phỏng bằng phương trình lan truyền chất 1
chiều có kể tới quá trình biến đổi sinh hóa của các chất ô nhiễm. Phương trình lan
truyền chất một chiều được giải bằng phương pháp sai phân, mặc dù có các lựa

chọn các sơ đồ, nhưng do bản chất của lược đồ sai phân, kết quả tính vẫn bị ảnh
hưởng bởi hiện tượng khuếch tán số.
Qual2 – E : Phần mềm này do cơ quan bảo vệ mô trường của Mỹ (EPA)
phát triển và đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số nước châu Âu. Qual2-E đã
được du nhập vào Việt Nam qua một số dự án. Qual2-E cũng sử dụng hệ phương
trình Saint-Venant và lan truyền chất một chiều và giải bằng phương pháp sai phân
và có thể sử dụng cho yếu tố ô nhiễm(BOD,DO, tảo, Nito, photpho,…). Nhược
điểm của Qual2-E là chỉ áp dụng cho mạng sông đơn giản có dạng hình cây (không
áp dụng cho mạng sông dạng mạch vòng), thiết diện sông phải đều dạng hình hình
thang, hay hình chữ nhật và không chịu ảnh hưởng của thủy triều.
QUAL2K (hay Q2K) là một mô hình chất lượng nước sông được phát triển
từ mô hình QUAL2E (Brown and Barnwell 1987). Giống như mô hình Q2E, mô
hình Q2K được áp dụng cho trường hợp dòng chảy một chiều và hòa trộn đều theo
chiều đứng và chiều ngang, trạng thái thủy lực ổn định. Q2K mô phỏng dòng chảy
ổn định không đồng bộ. Q2K còn mô phỏng diễn biến nhiệt độ và chất lượng nước
theo thời gian. Ngoài ra, các nguồn điểm, nguồn phân tán nhập vào hay thoát ra
khỏi sông đều được mô phỏng trong mô hình Q2K này.



7

Duflow : Đây là phần mềm được phát triển bởi viện thủy lực (IHE) của Hà
Lan, đại học công nghệ Deft, STOWA và trường đại học nông nghiệp Wageningen.
Duflow được thiết kế để sử dụng cho nhiều mục tiêu (tính triều, lũ, sử dụng
nước,…). Duflow cũng giải quyết các bài toán lan truyền chất trong kênh sông có
các công trình.
Mô hình SWAT
Mô hình SWAT (soil and water assessment tools) được xây dựng để đánh giá
tác động của việc sử dụng đất , của xói mòn và việc sử dụng hóa chất trong nông

nghiệp trên một hệ thống lưu vực sông. SWAT là mô hình thủy văn, dùng để diễn
toán các quá trình vật lý liên quan đến sự chuyển động nước, sự chuyển động bùn
cát, quá trình canh tác, diễn toán các yếu tố chất lượng nước như: dinh dưỡng(N,P),
bùn cát, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, coliform, fecal coliform ở cửa ra của lưu
vực.
Mô hình SWAT yêu cầu số liệu đầu vào như sau:
Mô hình số độ cao (DEM) với độ chính xác cao
Các lớp thông tin địa hình cơ bản
+Bản đồ mạng lưới sông suối
+Bản đồ sử dụng đất
+Bản đồ thảm phủ
Bản đồ đất
- Các thông tin chuyên ngành khí tượng thủy văn: lượng mưa , độ ẩm tương
đối, bức xạ mặt trời, tốc độ gió, nhiệt độ trung bình(tối cao, tối thấp), số giờ nắng,
lưu lượng dòng chảy, số liệu dòng chảy bùn cát
1.1.2.

Trong nước
Trong mấy thập kỷ gần đây cũng có nhiều mô hình toán chất lượng nước của
nước ngoài đã được giới thiệu, ứng dụng cho các sông ngòi ở Việt Nam như các mô
hình MIKE 11, MIKE 21, Qual2K, Qual2E,…; đồng thời một số mô hình chất



8

lượng nước đã được xây dựng, phát triển do các nhà khoa học ở Việt Nam như
VRSAP, KOD1,…
Do các yêu cầu của thực tiễn quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước, ngoài
sử dụng các công cụ phần mềm nước ngoài, nhiều chuyên gia trong nước đã tự xây

dựng các bộ phần mềm, để khi cần thiết, có thể tự sửa đổi và cập nhật thuật toán,
mã nguồn để có thể đáp ứng được các yêu cầu tính toán cụ thể. Các bộ phần mềm
do các cán bộ trong nước xây dựng được áp dụng nhiều cho các dự án gồm:
VRSAP: đây là bộ phần mềm được xem là đầu tiên cho tính toán thủy lực
mạng kênh sông do cố PGS Nguyễn Như Khuê phát triển sau đợt thực tập tại Hà
Lan vào năm 1978. VRSAP đã được Phân viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam
bộ( nay là Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam) sử dụng cho nhiều dự án quy hoạch
cả dự án trong nước và quốc tế.
KOD1 của GS-TSKH Nguyễn Ân Niên. Đây là phần mềm dựa trên sơ đồ sai
phân hiện. Phần giao diện kết nối GIS và Database đang trong giai đoạn nâng cấp
và hoàn thiện. Mặc dù thời gian tính nhanh nhưng nhiều khi gặp vấn đề cân bằng
toàn cục ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả. Trước đây khi tốc độ xử lý của
máy tính còn chậm thì thuật toán hiện còn hữu ích. KOD1 chủ yếu được một số cán
bộ của Viện Khoa học Thủy lợi sử dụng.
HydroGIS của TS Nguyễn Hữu Nhân: đây là phần mềm mới được xây dựng
trong một số năm gần đây, phần nối công cụ GIS, demo kết quả và giao diện khá
tốt. Tuy nhiên do tác giả ít công bố về thuật toán nên khó đánh gia. HydroGIS cũng
giải hệ phương Saint-Venant một chiều bằng sơ đồ sai phân Preissmann, nhưng giải
trực tiếp hệ sai phân bằng phương pháp lặp nên tốc độ tính toán chưa nhanh. Gần
đây TS Nhân có thêm phần tính dòng chảy xiết bằng phương pháp sóng động lực,
tuy nhiên trên vùng núi có những đoạn vừa chảy xiết, vừa chảy êm thì phương pháp
sóng động lực không áp dụng được.
Ngoài ra còn một số phần mềm khác do một số tác giả trong nước phát triển
trong khuôn khổ các luận án hoặc các nghiên cứu riêng lẻ và còn ít được áp dụng
cho các bài toán thực tế hoặc áp dụng theo nghĩa thử nghiệm.



9


Hiện nay các mô hình trên vẫn đang được ứng dụng để nghiên cứu đánh giá
biến đổi chất lượng nước cho một số dự án cụ thể tùy thuộc vào điều kiện của sông
suối, số liệu và yêu cầu nghiên cứu, những mô hình được ứng dụng nhiều như các
mô hình MIKE, Qual2K, Qual2E.
1.2. Tình hình nghiên cứu chất lượng nước trên sông Nậm Rốm
1.2.1.

Tình hình chung
Trong những năm gần đây, Điện Biên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt
khoa học kỹ thuật, có nhiều dự án nghiên cứu khoa học đã được thực hiện. Ngoài ra,
trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, y tế, an ninh quốc phòng đã
đạt được những thành tựu đáng kể và có ứng dụng hiệu quả nhưng nhận thức về vai
trò của KH&CN ở một bộ phận không nhỏ nhân dân và doanh nghiệp chưa đầy đủ.
Do đó, các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư, tìm kiếm và ứng dụng thành
tựu KH&CN vào sản xuất …
Chất lượng môi trường tỉnh Điện Biên đang ngày càng có xu hướng suy
giảm, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Quá trình đô thị hóa kéo theo
sự gia tăng dân số đã gây nên áp lực lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Sự phát
triển kinh tế đã làm biến đổi các thành phần, chất lượng môi trường đất, nước,
không khí trong toàn tỉnh; làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái cũng như tác
động đến sức khỏe cộng đồng. Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị nằm ở khâu xử
lý nước thải, chất thải rắn, bụi, khí thải và tiếng ồn.
Theo thống kê của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
hiện nay dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh toàn tỉnh
chỉ đạt 60%, phấn đấu năm 2010 đạt 80%. Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác quá mức, đa dạng sinh học có nguy cơ giảm nhanh, tiềm ẩn xảy ra sự cố môi
trường như động đất, cháy rừng, trượt lở đất, lũ bùn đá.
Sông Nậm Rốm trước đây khi chưa tách tỉnh và thành lập thành phố Điện
Biên Phủ thì chưa bị áp lực lớn của phát triển kinh tế xã hội, chất lượng nước nói
chung tốt, nguồn nước sông có khả năng tự làm sạch cao, nước sông chưa bị ô




10

nhiễm đáng kể. Từ sau khi tách tỉnh và thành phố Điện Biên Phủ trở thành trung
tâm hành chính, kinh tế, xã hội của tỉnh Điện Biên thì áp lực chất lượng nước sông
ngày càng bị tác động, hiện tượng ô nhiễm gia tăng. Các nghiên cứu đánh giá chất
lượng nước bắt đầu được quan tâm, trước tiên trong các quy hoạch phát triển kính tế
xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, các đánh giá về chất lượng nước chủ yếu dựa trên số liệu
quan trắc hàng năm của sở Tài nguyên và Môi trường, chưa có những đề tài nghiên
cứu chuyên sâu về chất lượng nước riêng sông Nậm Rốm, kể cả việc nghiên cứu
ứng dụng mô hình toán.
Hiện nay do áp lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là áp lực gia
tăng dân số, các chất thải sinh hoạt và công nghiệp tăng, chất lượng nước sông Nậm
Rốm có xu hướng tăng lượng ô nhiễm. Nếu không có giải pháp quản lý, kiểm soát,
ngăn chặn kịp thời thì tới một thời điểm nào đó, ô nhiễm sẽ vượt quá mức, khó có
thể khôi phục được, do đó, vấn đề nghiên cứu, tính toán biến đổi chất lượng nước
cùng với việc xem xét các giải pháp quản lý, kiểm soát để giảm thiểu đặc biệt cần
thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2.

Quy hoạch phát triển thành phố Điện Biên Phủ và yêu cầu về bảo vệ
chất lượng nước sông Nậm Rốm
Theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 quy mô dân số vào năm 2030 là 250.000
người với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:
- Hạ tầng xã hội:
+ Trường mẫu giáo: 50 chỗ/1000 người.
+ Trường tiểu học: 65 chỗ/1000 người.

+ Trường trung học cơ sở: 55 chỗ/1000 người.
+ Trường phổ thông trung học, dạy nghệ: 40 chỗ/1000 người.
+ Bệnh viện đa khoa: 4 giường/1000 người.
+ Nhà ở: 30m2/sàn/người.



11

- Hạ tầng kỹ thuật:
+ Mật độ đường chính: 5 km/km2.
+ Tỷ lệ đất giao thông: 25%.
+ Chỉ tiêu cấp nước sạch: 180-200 l/người/ngày đêm.
+ Tỷ lệ dân nội thị được cấp nước sạch: 100%.
+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 700-1.000kwh/người/năm.
+ Mật độ đường ống thoát nước: 400M/ha.
+ Chỉ tiêu thu gom rác thải và xử lý: 1kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom đạt 95%.
Các cụm công trình chủ yếu tại khu vực thành phố Điện Biên Phủ bao gồm:
* Khu đô thị Bắc: Quy mô đất đô thị 1.200 ha; Quy mô dân cư năm 2030: 6
vạn người, gồm:
+ Cụm công nghiệp phía Bắc thành phố
+ Khu Đại học Điện Biên và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề
+ Khu trung tâm văn hóa -thể dục thể thao vùng.
+ Các tiểu khu nhà ở chung cư cao tầng, thấp tầng.
+ Các khu biệt thự, nhà vườn tiêu chuẩn cao, các khu ở dân sinh dạng trang trại.
+ Nhà ga, sân bay hàng không quốc tế và hệ thống công viên lớn dọc sông Nậm Rốm.
+ Khu quốc phòng.
+ Trung tâm thương mại hành chính cấp quận.
+ Các nhóm nhà ở đa dạng.
+ Các cơ sở dịch vụ đón tiếp du lịch cửa ô phía Bắc.

+ Hệ thống các trường phổ thông trung học, trường nội trú cấp vùng.
+ Các công trình văn hóa, giao lưu vui chơi giải trí của thành phố.
* Khu đô thị Đông: Quy mô đất đô thị 1.445 ha; Quy mô dân cư năm 2030:
8,5 vạn người, gồm:



12

+ Các tiểu khu nhà ở cao tầng.
+ Nhóm nhà ở thấp tầng.
+ Trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp quận.
+ Dải công viên ven suối Noong Bua.
+ Đại trung tâm thành phố, bao gồm trung tâm hành chính chính trị của tỉnh,
quảng trường Tây Bắc, các liên cơ quan, bệnh viện đa khoa, trung tâm tài chính,
ngân hàng. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng và các văn phòng đại diện…
(dự kiến mở rộng tới Pú Tửu); khu hội chợ kinh tế biên mậu Việt -Lào-Trung, trung
tâm bảo tàng.
+ Khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Huổi Phạ và trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa
Tây Bắc.
+ Vùng sinh thái lâm sinh công nghệ cao.
+ Khu đô thị bảo tồn các bản Thái truyền thống.
+ Bao gồm các nhóm nhà ở trang trại dạng nhà vườn.
+ Các khu biệt thự cao cấp cho người nước ngoài.
+ Khu trung tâm hành chính, chính trị thành phố Điện Biên Phủ.
* Khu đô thị Tây (Đô thị bảo tàng + du lịch dịch vụ) : Quy mô đất đô thị 1.275
ha; quy mô dân cư năm 2030: 7,5 vạn người.
+ Hệ thống công viên bảo tồn di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Trung tâm dịch vụ văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí cao cấp.
+ Các khu ở hiện hữu cải tạo nâng cấp.

+ Hệ thống liên hoàn các trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp dọc theo
vành đai 1 dự kiến.
+ Hệ thống vườn hoa, công viên, quảng trường và hồ dâng sông Nậm Rốm.
+ Các khu nhà ở: Bao gồm các tiểu khu nhà ở chung cư cao tầng, thấp tầng.



13

* Các khu dự án nằm ngoài địa giới hành chính thành phố
+ Sân golf Pa Khoang (18 lỗ).
+ Cụm dịch vụ cảng cạn và các bến xe liên tỉnh.
+ Ga đường sắt và bến xe đối ngoại chính của thành phố.
+ Trung tâm dịch vụ giao thông công cộng chủ đạo.
+ Khu tổng kho trung chuyển đầu mối cấp vùng.
+ Cụm công nghiệp Na Hai (huyện Điện Biên).
+ Khu công nghiệp tập trung Thanh An (huyện Điện Biên).
+ Quần thể dịch vụ du lịch vui chơi giải trí danh lam thắng cảnh hồ Pa Khoang.
+ Quần thể di tích cách mạng Mường Phăng.
+ Trung tâm dịch vụ du lịch toàn cấp vùng.
+ Tổ hợp thể dục thể thao cấp vùng (trường đua ngựa, trường đua xe ô tô, hệ
thống các cung thể thao đẳng cấp quốc tế và khu vực…).
+ Các cụm khách sạn cao cấp.
+ Các khu nhà ở dạng biệt thự.
+ Các khu ở kiêm du lịch gia đình dạng thức trang trại sinh thái.
+ Công viên văn hóa ASEAN.
+ Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch, cảnh quan đảm bảo các tiêu chí về môi
trường của vùng và quốc gia.
* Khu ngoại thị Đông Bắc (thuộc xã Thanh minh và Đông Noong Bua)
+ Cụm điểm du lịch dịch vụ đa dạng vùng núi. Mỗi cụm điểm bao gồm trung

tâm dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày, dài ngày.
+ Các nhóm biệt thự, camping, nhà nghỉ nhỏ, …
+ Hệ thống các vùng trồng hoa, sinh vật cảnh, công viên, động vật hoang dã,…



14

+ Hệ thống cửa hàng lưu niệm phục vụ du khách.
(Theo quy hoạch chung xây dựng Thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050.)
Theo Quy hoạch trên ta thấy rằng, không những quy mô dân số tăng và các
hạng mục công trình xây dựng trên khu vực cũng tăng lên, kéo theo nhu cầu dùng
nước tăng và lượng xả thải sẽ ngày càng tăng. Mặt khác, sông Nậm Rốm là nguồn
cung cấp nước chính cho cả vùng. Nếu chất lượng nước sông Nậm Rốm suy giảm
đến mức báo động sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của khu vực, do đó
yêu cầu quản lý và bảo vệ ngay từ khi bây giờ là cần thiết và mang lại hiệu quả kinh
tế. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung giải quyết vấn đề này nhằm tìm ra những
phương pháp, cách thức quản lý, kiểm soát, bảo vệ một cách tốt nhất chất lượng
nguồn nước sông Nậm Rốm. Công cụ chủ yếu của luận văn là dùng mô hình toán
chất lượng nước để nghiên cứu biến đổi chất lượng nước sông theo các phương án
phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đề xuất, lựa chọn các giải pháp phù hợp.



15

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG NẬM RỐM VÀ
YÊU CẦU QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
2.1. Tìm hiểu tổng quan sông Nậm Rốm chảy qua thành phố Điện Biên Phủ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Điện Biên

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tình Điện Biên



16

Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía Nam sông
Đà. Địa hình Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
dọc biên giới Việt – Lào, xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông
suối nhỏ hẹp và dốc. Lòng chảo Mường Thanh ở Điện Biên là lòng chảo lớn nhất
vùng Tây Bắc.
Tỉnh Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Suốt mùa
đông duy trì tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa, mùa hè mưa nhiều.
Đặc trưng của khí hậu Điện Biên là phân hoá theo địa hình và theo mùa.
Tỉnh Điện Biên có gió yếu, tần suất lặng gió lớn (41 – 64%); tốc độ gió trung
bình năm thường nhỏ hơn 1 m/s, chỉ trên các sườn núi, các đèo thoáng gió mới có
tốc độ gió trung bình năm lớn, đạt 2 – 3 m/s.
Ở vùng thấp dưới 300 m, nhiệt độ trung bình năm cao, đạt 23°C; giảm theo
độ cao địa hình, xuống còn 20°C ở độ cao khoảng 700–800 m; tới 16°C ở độ cao
khoảng 1500m. Biên độ nhiệt năm dao động trong khoảng 8-10°C; biên độ nhiệt
ngày trong mùa đông đạt 10–13°C ở vùng thấp dưới 1000 m; và trong khoảng 8–
10°C ở độ cao trên 1000 m.
Lượng mưa năm dao động trong phạm vi khá rộng, khoảng 1400–2500
mm/năm. Mùa mưa kéo dài 5–7 tháng, từ tháng IV đến tháng IX hoặc tháng X. Ba
tháng (VI–VIII) có lượng mưa lớn nhất, đạt khoảng 270–520 mm/tháng. Mùa khô
dài 3–5 tháng (X- III) với lượng mưa chỉ đạt 13–48 mm/tháng, thường là thời kỳ
khô hạn thiếu nước. Một năm có khoảng 100–160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối
trung bình năm đạt 81–84%.

Một số hiện tượng thời tiết cực đoan như gió khô nóng, sương muối, sương
mù, dông lốc và mưa đá cũng thường xảy ra ở Điện Biên.
Đặc điểm thuỷ văn
Mạng lưới sông suối ở Điện Biên khá dày đặc thường có hình lông chim,
hình nan quạt, ít dòng sông lớn, chủ yếu là các nhánh sông suối nhỏ. Hướng của
dòng sông lớn trùng với hướng kiến tạo địa chất của khu vực Tây Bắc. Mật độ lưới

×