Ngày soạn: 01/08/2015
Ngày dạy: / /
Tiết PPCT: 1
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN DEN
Bài 1. MEN DEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Hiểu được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
- Hệ thống hóa kiến thức
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, biết và nắm được các k/n về di truyền, biến
dị, các thuật ngữ, các kí hiệu cơ bản của di truyền học.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước nhóm, tổ, lớp
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác, thói quen học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh phóng to hình 1.2. Tranh ảnh hay chân dung Menđen.
HS: Xem bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Quan sát.
- Vấn đáp, tìm tòi.
- Hoạt động nhóm.
- Giải quyết vấn đề.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: (0,5 phút) kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua
3. Nội dung bài mới:
a/ Khám phá: (1,5 phút)
GV: Cho HS nhắc lại sơ lược chương trình 6,7,8. Sau đó GV giới thiệu nội dung cần nghiên
cứu ở chương trình SH lớp 9.
- Nội dung cần nghiên cứu trong SH 9 Di truyền và Biến dị Tại sao con cái lại mang
(Gồm 6 chương) những đ
2
giống bố mẹ.
DT học có tầm quan trọng
như thế nào đối với sx và đời sống con người
Sinh vật và Môi trường (Gồm 4 chương)
Giữa các SV với nhau và với môi trường Tại sao mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ
có quan hệ ra sao? môi trường?
GV: Di truyền tuy mới hình thành từ đầu TK XX nhưng nó chiếm vị trí rất quan trọng trong
môn sinh học. Menđen là nười đặt nền móng cho di truyền học.
b/ Kết nối:
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm di truyền và biến dị. (12 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Gv: Nêu vấn đề: Vì sao con cái
sinh ra lại có những đặc điểm
giống hay khác với bố mẹ?
- Gv: Cho hs đọc thông tin SGK
và thảo luận nhóm 3’ trả lời câu
hỏi:
+ Hãy liên hệ với bản thân và xác
định xem mình giống và khác với
bố mẹ ở điểm nào?
+ Vậy đặc điểm giống bố mẹ gọi
là hiện tượng gì?
+ Đặc điểm khác với bố mẹ gọi là
hiện tượng gì?
- Gv: y/c hs tự rút ra kết luận 2
hiện tượng: di truyền và bến dị.
- Hs: Do di truyền và biến dị
- Hs: Tự thu nhận thông tin
và thảo luận nhóm trả lời đạt:
- Hs: Có thể lập bảng và tự rút
ra nhận xét.
- Hs: Hiện tượng di truyền
- Hs: Hiện tượng biến dị.
- Hs: Tự rút ra kết luận đạt:
+ Di truyền là hiện tượng
truyền đạt các tính trạng của bố
mẹ cho các thế hệ con cháu.
I. Di truyền học:
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét và chốt ý.
- Gv: Cần nhấn mạnh: Di truyền
và biến dị là 2 hiện tượng song
song gắn liền với quá trình sinh
sản.
- Gv: Hãy trình bày mục đích,
nhiệm vụ và ý nghĩa thực tiễn của
di truyền học.
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét và chốt ý.
- Gv: Có thể nêu một vài ví dụ về
giá trị thực tiễn của di truyền và
biến trong y học và chọn giống.
- Gv: Chuyển ý: Vậy ai là người đã
đặt nền móng cho Di truyền hoc?
Chúng ta tìm hiểu tiếp mục II.
+ Biến dị là hiện tượng con sinh
ra khác với bố mẹ.
- Hs: Lắng nghe và ghi bài.
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Nghiên cứu SGK trả lời
đạt: Di truyền học nghiên cứu
csvc, cơ chế, tính qui luật của
hiện tượng di truyền và biến dị.
+ Mục đích: Đóng góp cho sự
phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu csvc,
cơ chế, qui luật của hiện tượng
di truyền.
+ Có ý nghĩa to lớn đối với y
học.Đặc biệt là trong công nghệ
SH.
- Hs: Lắng nghe và ghi bài.
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Lắng nghe.
- Di truyền là hiện
tượng truyền đạt lại các
tính trạng của tổ tiên
cho các thế hệ con
cháu.
- Biến dị là hiện tượng
con sinh ra khác với bố
mẹ và khác nhau ở
nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên
cứu về cơ sở vật chất,
cơ chế, tính quy luật
của hiện tượng di
truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai
trò quan trọng trong
chọn giống, trong y học
và đặc biệt là công nghệ
sinh học hiện đại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. (13 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Gv: Cho hs đọc thông tin quan
sát hình 1.2 và giới thiệu sơ lược
các cặp tính trạng trong thí
nghiệm của Menđen.
- Gv: Y/c hs thảo luận nhóm 4’
trả lời các câu hỏi sau:
+ Đối tượng nghiên cứu của
Menđen là gì?
+ Nêu nhận xét về đặc điểm của
từng cặp tính trạng đem lai?
+ Tại sao Menđen thí nghiệm
thành công nhất là ở cây đậu Hà
Lan?
+ Menđen đã sử dụng phương
pháp gì để nghiên cứu trên cây
đậu Hà Lan?
+ Tại sao công trình của Menđen
được công bố từ 1865 mãi đến
1900 các nhà khoa học mới thừa
nhận. (sau ông qua đời)?
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét và chốt ý.
- Gv: Cần nhấn mạnh nội dung cơ
bản của pp phân tích các thế hệ lai
của Menđen.
- Gv: Để học tốt phần di truyền
học các em cần phải nắm một số
thuật ngữ và kí hiệu quan trọng.
Chúng ta sẽ tìm hiểu ở mục III.
- Hs: Tự thu nhận thông tin
- Hs: Thảo luận nhóm trả lời
đạt:
+ Nhiều đối tượng nhưng thành
công nhất là ở cây đậu Hà Lan.
+ Từng cặp TT Trong thí
nghiệm là tương phản với nhau.
+ Vì đậu Hà Lan dễ trồng, phân
biệt rõ về các tính trạng tương
phản, hoa lưỡng tính tự thụ phấn
khá nghiêm ngặt dễ tạo dòng
thuần.
+ Menđen dùng phương pháp
phân tích thế hệ lai và toán thống
kê để tìm ra các quy luật di
truyền.
+ Vì lĩnh vực tế bào học trong
thời điểm đó còn rất hạn chế
cho nên người ta chưa nhận
thức được giá trị công trình của
ông, không phải là lãng quên.
- Hs: Lắng nghe và ghi bài.
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Lắng nghe.
II. Men đen - người
đặt nền móng cho di
truyền học:
- Menđen (1822-1884)
người đặt nền móng cho
di truyền học.
- Đối tượng nghiên cứu
sự di truyền của
Menđen là cây đậu Hà
Lan.
- Menđen dùng phương
pháp phân tích thế hệ
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thuật ngữ và kí hiệu của di truyền học. (14 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông
tin SGK và cho biết ý nghĩa của
các thuật ngữ:
+ Tính trạng
+ Cặp tính trạng tương phản
+ Nhân tố di truyền
+ Giống (dòng) thuần chủng
- Gv: Tương ứng với mỗi thuật
ngữ Gv giảng giải cho hs hiểu và
y/c hs cho ví dụ minh họa.
+ Tính trạng
+ Cặp tính trạng tương phản
- Hs: Nghiên cứu thông tin và trả
lời đạt:
+ Tính trạng: là những đặc điểm
về hình thái, cấu tạo, sinh lí của
một cơ thể.
+ Cặp tính trạng tương phản: là
hai tính trạng biểu hiện trái ngược
nhau của cùng một loại tính trạng.
+ Nhân tố di truyền: quy định các
tính trạng của sinh vật.
+ Giống (dòng) thuần chủng: là
giống có đặc tính di truyền đồng
nhất, các thế hệ sau giống các thế
hệ trước.
- Hs: Lắng nghe và cho ví dụ đạt:
Ví dụ:
+ Thân cao, quả tròn, quả bầu
dục
+ Cấu tạo: Hoa đơn, hoa kép;
vị trí hoa ở ngọn, ở thân…
+ Sinh lí: chín sớm, chín
muộn; sức sinh sản (lớn,
nhỏ…)
Ví dụ:
III. Một số thuật ngữ
và kí hiệu của di
truyền học:
1. Một số thuật ngữ:
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét và chốt ý.
- Gv:Giới thiệu một số kí hiệu
cơ bản của di truyền học.
P: Cặp bố mẹ xuất phát
x: Kí hiệu phép lai
G: Giao tử
♂: Đực; ♀: Cái
F: Thế hệ con (F
1
: con thứ 1 của
P; F
2
con của F
2
tự thụ phấn
hoặc giao phấn giữa F
1
).
Gv: Lấy thí dụ minh họa:
+ Tóc xoăn- tóc thẳng, người cao
– người thấp, da trắng – da đen,
môi dày – mỏng, mũi cong –
thẳng, lông mi dài – ngắn
- Hs: Lắng nghe và ghi bài.
- Hs: Lắng nghe và ghi bài.
- Hs: Theo dõi và ghi nhớ.
+ Tính trạng: là những
đặc điểm về hình thái,
cấu tạo, sinh lí của một
cơ thể.
+ Cặp tính trạng tương
phản: là hai tính trạng
biểu hiện trái ngược
nhau của cùng một loại
tính trạng.
+ Nhân tố di truyền:
quy định các tính trạng
của sinh vật.
+ Giống (dòng) thuần
chủng: là giống có đặc
tính di truyền đồng
nhất, các thế hệ sau
giống các thế hệ trước.
2. Một số kí hiệu
P: Cặp bố mẹ xuất phát
x: Kí hiệu phép lai
G: Giao tử
♂: Đực; ♀: Cái
F: Thế hệ con (F
1
: con
thứ 1 của P; F
2
con của
F1 tự thụ phấn hoặc
giao phấn giữa F
1
).
P : Hoa đỏ x Hoa trắng
AA aa
G: A, A a , a
F
1
: Aa
- Gv: Nêu cách viết công thức
lai: mẹ thường viết bên trái dấu
x, bố thường viết bên phải. P:
mẹ x bố.
- Hs: Lắng nghe
4. Củng cố: (3 phút)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Đối tượng của Di truyền học là gì?
A. Tất cả động thực vật và vi sinh vật.
B. Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao.
C. Cơ sở vật chất cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
D. Các thí nghiệm lai giống động vật, thực vật.
Câu 2: Di truyền là hiện tượng:
A. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.
B. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.
C. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.
Câu 3: Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là:
A. Biến dị có tính quy luật trong sinh sản.
B. Biến dị không có tính quy luật trong sinh sản.
C. Biến dị .
D. Biến dị tương ứng với môi trường.
Câu 4: Thế nào là tính trạng?
A. Tính trạng là những kiểu hình biểu hiện bên ngoài của cơ thể.
B. Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể.
C. Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
D. Tính trạng là những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của cơ thể.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là của phương pháp phân tích các thế hệ lai?
A. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
C. Theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
D. Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính
trạng.
Câu 6: Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản?
A. Hạt vàng và hạt trơn.
B. Quả đỏ và quả tròn.
C. Hoa kép và hoa đơn.
D. Thân cao và thân xanh lục.
Đáp án: 1-C; 2-C; 3-C; 4-C; 5-C; 6-C
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng 2 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 2.
RÚT KINH NGHIỆM: