Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án sinh học 9 tiết 2 bài LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.99 KB, 7 trang )

Ngày soạn: 01/08/2015
Ngày dạy: / /
Tiết PPCT: 2
Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét
- Phát biểu được nội dung qui luật phân li và nêu được ý nghĩa
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sách SGK, để tìm hiểu thí nghiệm và giải thích kết quả
thí nghiệm, đồng thời nắm được nội dung qui luật phân li của Menđen.
3. Thái độ:
- Củng cố niềm tin vào khoa học nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh phóng to hình 2.3 SGK
HS: Xem trước nội dung bài, kẻ bảng 2 vào vở bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Động não
- Trực quan
- Vấn đáp tìm tòi
- Dạy học nhóm
- Giải quyết vấn đề
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: (1 phút) kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Nêu khái niệm di truyền và biến dị? Trình bày mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học?
- Cho biết một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học?


3. Nội dung bài mới:
a/ Khám phá: (1 phút)
GV: Chúng ta đã biết MenĐen là người đặt nền móng cho di truyền học. Trong công trình
nghiên cứu của ông, thành công và hoàn chỉnh nhất là nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan. Vậy phương
pháp nghiên cứu của ông trên đối tượng này như thế nào? Thí nghiệm và giải thích kết quả thí
nghiệm ra sao ? Chúng ta cùng nghiên cứu lai một cặp tính trạng của MenĐen.
b/ Kết nối:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen (20 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Gv: Y/c hs đọc nội dung thí
nghiệm
- Gv: Hướng dẫn hs quan sát hình
2.1 và giới thiệu thụ phấn nhân tạo
trên hoa đậu Hà lan.
- Gv: Y/c hs đọc bảng 2 và cho
biết khi Menđen cho giao phấn:
+ Hoa đỏ x Hoa trắng thì kết quả
F
1
và F
2
sẽ như t hế nào?
+ Thân cao x Thân lùn thì kết quả
F
1
và F
2
sẽ như t hế nào?
+ Quả lục x Quả vàng thì kết quả
F

1
và F
2
sẽ như t hế nào?
- Gv: Cho hs thảo luận 2’ để xác
định tỉ lệ kiểu hình ở F
2
trong từng
trường hợp ở bảng 2?
- Gv: Gợi ý cách xác định tỉ lệ:
- Hs: Đại diện hs đọc nội dung
thí nghiệm.
- Hs: Quan sát Gv hướng dẫn
và ghi nhận lại.
- Hs: Đọc kết quả phép lai của
Menđen ở bảng trả lời đạt:
+ F
1
toàn hoa đỏ, F
2
: 705 hoa
đỏ; 224 hoa trắng.
+ F
1
toàn thân cao, F
2
: 787
th
ân
cao; 277 thân lùn.

+ F
1
toàn quả lục, F
2
: 428 quả
lục; 152 quả vàng.
- Hs: Thảo luận nhóm xác định
tỉ lệ F
2
theo sự hướng dẫn của
Gv.
- Hs: Lắng nghe, quan sát và
I. Thí nghiệm của
Menđen
a. Thí nghiệm:
Lai 2 giống đậu Hà
Lan khác nhau về 1 cặp
tính trạng thuần chủng
tương phản
VD: P: Hoa đỏ x
Hoa trắng
F
1
: Hoa đỏ
F
2
: 3 hoa đỏ: 1
hoa trắng
b. Các khái niệm:
+ Hoa đỏ = 705 = 3,14 ≈ 3 (đỏ)

Hoa trắng 224 1 1(trắng)
+ Thân cao = 787 = 2,9 ≈ 3 (cao)
Thân lùn 277 1 1 (lùn)
+ Quả lục = 428 = 2,9 ≈ 3 (lục)
Quả vàng 152 1 1 (vàng)
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét và chỉnh sửa.
- Gv: Y/c Hs hãy nhận xét tỉ lệ
kiểu hình ở F
2
?
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét.
- Gv: Cần nhấn mạnh: Các tính
trạng của cơ thể như hoa đỏ hoa
trắng, thân cao thân lùn, quả lục,
quả vàng được gọi là kiểu hình.
Vậy:
+ Thế nào là kiểu hình?
+ Thế nào là tính trạng trội?
+ Thế nào là tính trạng lặn?
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét và chốt ý.
tính toán.
- Hs: Đại diên Hs đọc kết quả.
- Hs: Từng cặp tính trạng trong
thí nghiệm đều có tỉ lệ trung
bình 3 : 1
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Lắng nghe và trả lời câu

hỏi của Gv:
+ Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ
các tính trạng của cơ thể.
+ Tính trạng trội là tính trạng
biểu hiện ở F
1
.
+ Tính trạng lặn là tính trạng
đến F
2
mới được biểu hiện.
- Hs: Lắng nghe và ghi bài.
- Kiểu hình là tổ hợp
các tính trạng của cơ
thể.
- Tính trạng trội là tính
trạng biểu hiện ở F
1
.
- Tính trạng lặn là tính
trạng đến F
2
mới được
biểu hiện.
c. Kết quả thí nghiệm
- Gv: Y/c hs hoàn thành bài tập
như SGK và cho hs tự rút ra kết
luận.
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét và chốt ý.

- Gv: Chuyển ý: Tại sao kết quả
thí nghiệm của Menđen lại cho kết
quả như thế? Ông đã giải thích kết
quả nghiên cứu của mình như thế
nào? Chúng ta tìm hiểu tiếp mục
II.
- Hs: Chọn các cụm từ thích
hợp điền vào đạt:
+ 1- đồng tính
+ 2- 3 trội: 1 lặn
- Hs: Lắng nghe và ghi bài.
- Hs: Lắng nghe.
- Khi lai hai cơ thể bố
mẹ khác nhau về 1 cặp
tính trạng thuần chủng
tương phản thì F
1
đồng
tính về tính trạng của
bố hoặc mẹ, F
2
có sự
phân li theo tỉ lệ trung
bình 3 trội: 1 lặn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kết quả thí nghiệm của Menđen. (13 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Gv: Giải thích quan niệm đương
thời và quan niệm của Menđen
đồng thời sử dụng H 2.3 để giải
thích.

- Gv: Y/c Hs thảo luận nhóm 3’ trả
lời các câu hỏi sau:
+ Tỉ lệ các loại giao tử ở F
1
và tỉ lệ
- Hs: Quan sát hình và lắng
nghe Gv giải thích.
- Hs: Thảo luận nhóm trả lời
đạt:
+ Tỉ lệ giao tử F
1
: 1A, 1a; hợp tử
II. Menđen giải thích
kết quả thí nghiệm:
các loại hợp tử ở F
2
?
+ Tại sao F
2
lại có tỉ lệ 3 đỏ 1
trắng?
- Gv: Cần nhấn mạnh:
+ Giải thích rõ kết quả thí nghiệm
của Menđen.
+ Từ kết quả thí nghiệm Menđen
đã phát hiện ra qui luật phân li.
+ Ý nghĩa của quy luật phân li:
 Xác định được các tính trạng trội
và tập trung nhiều gen trội quý vào
một kiểu gen để tạo giống có ý

nghĩa kinh tế
 Trong sản xuất để tránh sự phân li
tính trạng diễn ra trong đó xuất
hiện tính trạng xấu ảnh hưởng đến
phẩm chất và năng xuất của vật
nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm
tra độ thuần chủng của giống.
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận và
phát biểu quy luật phân li của
Menđen.
- Gv: Ghi nhận ý kiến của hs,
nhận xét và chốt ý.
ở F
2
: 1AA, 2Aa, 1aa
+ Vì Aa (thể dị hợp) biểu hiện
KH trội giống như AA
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Đại diện Hs đọc kết luận.
- Hs: Lắng nghe và ghi bài. - Menđen đã giải thích
kết quả thí nghiệm của
mình bằng sự phân li và
tổ hợp các cặp nhân tố
di truền (gen) quy định
cặp tính trạng tương
phản thông qua các quá
trình phát sinh giao tử
và thụ tinh. Đó là cơ
chế di truyền các tính
trạng.

- Từ đó ông phát hiện
ra qui luật phân li với
nội dung: Trong quá
trình phát sinh giao tử,
mỗi nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di
truyền phân li về một
giao tử và giữ nguyên
bản chất như ở cơ thể
thuần chủng P.
4. Củng cố: (3 phút)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F
1
gọi là gì?
A. Tính trạng tương ứng.
B. Tính trạng trung gian.
C. Tính trạng lặn.
D. Tính trạng trội.
Câu 2: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F
1
tạo ra:
A. Hai loại giao tử với tỉ lệ 3A : 1a
B. Hai loại giao tử với tỉ lệ 2A : 1a
C. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 1a
D. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 2a
Câu 3: Qua thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen cho rằng các tính trạng không trộn lẫn
vào nhau do:
A. F
1

đồng nhất tính trạng.
B. F
1
đều mang tính trạng trội, tính trạng lặn xuất hiện ở F
2
.
C. F
2
phân li tính trạng.
D. Đổi vị trí giống làm cây bố và cây mẹ kết quả thu được như nhau.
Câu 4: Theo Menđen, các tổ hợp nào sau đây đều biểu hiện kiểu hình trội?
A. AA và aa
B. Aa và aa
C. AA và Aa
D. AA, Aa, aa
Đáp án: C
Câu 5: Theo thí nghiệm của Menđen, tỉ lệ các loại hợp tử ở F
2
là 1AA : 2Aa : 1aa .
Vì sao F
2
có tỉ lệ kieåu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng?
A. Hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn.
B. Tổ hợp AA biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng.
C. Tổ hợp Aa biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng.
D. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình hoa đỏ.
Đáp án: 1-D; 2-C; 3-B; 4-C; 5-D
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học thuộc bài, xem trước nội dung bài 3, làm bài tập 4
- Chép nội dung bài tập phần điền khuyết mục III vào vở bài

RÚT KINH NGHIỆM:





×