I. DẤN NHẬP :
Xuyên suốt tiến trình lịch sử của Việt Nam, tất cả các nền văn hóa còn tồn tại đến bây
giờ đều là hiện thân như kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến. Sự ra đời và phát triển
của văn hóa Việt Nam là kết quả của sự giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục và toàn cầu.
Thể hiện rõ nét nhất của sự giao lưu – tiếp biến đó chính là ở các phong tục ăn, mặc, ở
hiện nay trong văn hóa của người Việt.
II. NỘI DUNG :
1. Sự giao lưu và tiếp biến trong phong tục ăn uống :
Để duy trì sự sống, ăn uống là việc có tầm quan trọng số 1. Người Việt Nam nông
nghiệp với tính thiết thực công khai nói to lên rằng, có năng lượng vật chất mới nói đến
chuyện tinh thần “có thực mới vực được đạo”
Ăn uống là văn hóa, là phong tục , đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, cho
nên trong cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộ rõ dấu ấn của truyền thống của văn hóa
nông nghiệp lúa nước. Đó là cơ cấu thiên về thực vật với lúa gạo đầu bản,sau đó tới rau
quả, tiếp theo là tới thủy sản, cuối cùng mới là thịt cá.
Văn hóa Việt Nam không tránh được những định luật thay đổi tự nhiên theo thời gian
và không gian. Từ trước thời Bắc Thuộc cho đến cuối thế kỷ XX nền văn hóa Việt Nam
đã có nhiều thay đổi theo thời gian. Một số những tập tục xưa được ghi chép trong sách
sử bây giờ không còn tồn tại nữa, hoặc chỉ còn sót lại trong các thế hệ trước đây ở một ít
vùng quê xa xôi mà thôi như tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng chẳng hạn. Ngược lại có
những thói quen mới chỉ xuất hiện gần đây chớ không có trong xã hội xưa như thói quen
uống cà phê buổi sáng hay bắt tay khi chào nhau. Tư tưởng, khoa học, kỹ thuật thay đổi
nhiều từ khi có công cuộc đô hộ của người Pháp hồi cuối thế kỷ XIX. Trong quá trình
bành trướng lãnh thổ từ Miền Bắc vào Miền Nam nền văn hóa Việt Nam cũng có nhiều
thay đổi theo không gian, theo môi trường sinh sống, từ thức ăn, quần áo, đến cách phát
âm tiếng Việt, làng mạc, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, tâm lý, tư tưởng, vv Ẩm thực
Việt Nam mang những nét văn hóa riêng với ba miền Bắc, Trung và Nam. Mỗi vùng
miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiều ảnh hưởng của tập quán
dân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự đa dạng cho văn hoá ẩm thực của
cả nước.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn được hình thành và phát triển gắn với sự phát triển
của xã hội. Món ăn Việt ngày nay, do đã trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử
dân tộc rất đa dạng, hài hòa. Có những món ăn thuần Việt, có những món ăn ảnh hưởng
của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Nhật Bản, Hàn Quốc, văn hóa ẩm thực Pháp và cả văn
hóa ẩm thực Ấn Độ
Thông qua sự giao thương giữa các quốc gia mà món ăn Việt Nam chịu ảnh hưởng của
cách thức chế biến của Ấn Độ với những gia vị đặc trưng, các món ăn đặc trưng. Giai
đoạn lịch sử gần 1000 năm Bắc thuộc đã cho thấy không chỉ có chữ viết mà các tập quán
ăn uống, chế biến cũng bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, tạo nên một hệ thống các món ăn
mang nét văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Bên cạnh đó, với gần 100 năm dưới chế độ thuộc
địa của Pháp, các món ăn Việt Nam lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách thức chế biến của
người Pháp với đặc trưng rất nhiều loại sốt, nước dùng.
Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn
ra sâu rộng, văn hóa ẩm thực Việt lại càng có nhiều điều kiện để tiếp biến và phát triển.
Văn hóa ẩm thực được cấu thành cơ bản bởi các yếu tố hữu hình và vô hình. Trong
đó, hình thức thể hiện mang tính phi vật chất của hoạt động ẩm thực là: những nghi thức,
cách thức thực hiện hoạt động ẩm thực; cách thức lựa chọn nguyên liệu, gia vị trong chế
biến; cách thức sắp xếp cơ cấu bữa ăn trong ngày
Yếu tố hữu hình bao gồm các món ăn thức uống đã hình thành và phát triển và định
hình với những đặc điểm rất đa dạng và phong phú. Qua một quá trình giao lưu – tiếp
biến, trong hệ thống các món ăn Việt Nam hiện tồn tại các loại chính:
- Món ăn thuần Việt, những món ăn này mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng
trầm của lịch sử, vẫn không thay đổi, mang đậm nét Việt Nam.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc: cách thức chế biến sử
dụng nhiều mỡ hoặc dầu thực vật đã ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc, cách điều vị
đặc trưng (dùng các vị thuốc bắc).
Việc chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung Quốc. Trong đó phải kể đến triết lí ngũ
vị (chua, cay,mặn, ngọt, chát) và sự hòa hợp màu màu sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng)
trong bữa ăn theo nguyên tắc âm dương. Nguyên tắc âm dương còn được thể hiện ở sự
kết hợp các món ăn có tính hàn với các món ăn có tính nóng. Các món ăn kỵ nhau không
thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng
gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền
qua nhiều thế hệ.
( Há cảo chiên )
Há cảo là một món ăn Trung Quốc dễ làm và vô cùng phổ biến. Ở Việt Nam, có lẽ
bạn cũng không khó tìm món ăn này, khi dạo quanh các khu phố có người Hoa sinh sống.
Nói đến phong tục ăn uống của Việt Nam hiện nay, Đậu hủ (một số nơi gọi là tàu hủ )
cũng là món ăn quen thuộc, giá thành rẻ và dễ ăn nhưng có lẽ ít ai biết đến món ăn này có
nguồn gốc tư Trung Hoa, nó có nguồn gốc từ “Đậu hủ thối” , sau khi vào Việt Nam được
biến đổi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt.
( Đậu hủ )
Một món ăn khác cũng liên quan đến đậu hủ là tàu hủ ( theo cách gọi của người Sài
Gòn ) hay tào phớ ( theo cách gọi của người Hà Nội, cũng là món ăn phổ biến có nguồn
gốc từ Trung Hoa.
( Tào Phớ )
Hủ tíu, phá lấu, vịt quay, gà hầm thuốc bắc, hoành thánh, bánh bao, … cũng là một
trong nhiều món ăn Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam và tồn tại lâu dài, tự hòa
mình và biến đổi phù hợp với khẩu vị của người Việt.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp: cách thức chế biến có sử dụng
các loại sốt. Các món ăn được sử dụng nhiều loại sốt và nước dùng: sốt chua ngọt, sốt
chua cay, nước dùng trong.
Hiện nay, thời kì phát triển mạnh mẽ của Tây hóa, cũng như sự du nhập rộng rãi của
văn hóa Pháp cũng làm phong tục ăn uống của người Việt chịu ảnh hưởng của các món
ăn Pháp, phổ biến nhất có lẽ là các món ăn như : Bít tết, Pizza, Sa lát ( Salad ), …
( Pizza ) ( Sa Lát )
Ngoài ra, hiện nay sự giao lưu mạnh mẽ với làn sóng văn hóa Hàn Quốc, văn hóa
Nhật Bản cũng đang tiếp biến với văn hóa Việt Nam, và là nền văn hóa được đón tiếp
nồng hậu nhất. Các món ăn của Hàn Quốc và Nhật Bản bắt đầu xuất hiện ở thời gian gần
đây, nhưng có một sự tiếp xúc mạnh mẽ với văn hóa bản địa, vì thế rất phát triển ở Việt
Nam với các món ăn đặc trưng như : Kim Pap, Tokbokki ( Bánh gạo cay ) , Kim Chi,…
của Hàn Quốc; Sushi, cơm cà ri và các thực phẩm sống đặc trưng của Nhật Bản.
( Kim Pap _ Cơm Cuộn ) ( bánh gạo cay )
Không quá đậm đà về gia vị như các món ăn Ấn Độ hoặc hoành tráng về số lượng
như món ăn Trung Quốc, ẩm thực Nhật hút hồn khách hàng ở sự trưng bày tinh tế, bắt
mắt.Nên được tầng lớp trẻ nhanh chóng tiếp thu.
Một món ăn nhật khác được giới trẻ ưa chuộng gần đây là cơm hộp Bento. Với những
thủ thuật trang trí đơn giản nhưng rất dễ thương và nhiều màu sắc, cơm Bento Nhật ngay
lập tức bỏ bùa giới trẻ Việt, trở thành một món ăn xinh xắn tặng người yêu, mang đi làm,
hoặc cho con mang đi học… các lớp dạy làm Bento cũng từ đó mà ầm ầm mở ra phục vụ
cầu ngày càng tăng.
( Cơm hộp Bento )
Bên cạnh các nhà hàng, Coffee theo phong cách Nhật Bản, maid coffee lấy mô hình
cô hầu gái ngoan hiền cũng đổ bộ vào Việt Nam gây sốt một thời với hình ảnh các bạn nữ
mặc đồng phục hầu gái hay thấy trong truyện tranh và phục vụ khách rất nhẹ nhàng tận
tình.
( Cơm Cà ri ) ( Su shi )
Các nét văn hóa ẩm thực, đặc biệt là cách thức chế biến, điều vị và các giá trị về mặt
cảm quan được người Việt tiếp thu và thay đổi cho phù hợp với nhu cầu, điều kiện sống
và sở thích. Mặc dù văn hóa ẩm thực chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng món ăn
không có quá nhiều chất béo trong chế biến. Mặt khác, văn hóa ẩm thực Việt chịu ảnh
hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp nhưng không quá cầu kỳ trong việc sử dụng các loại sốt
như người Pháp; chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Thái Lan nhưng vị của món ăn không quá
cay
Không chỉ dừng lại cách thêm những món ăn mới, sử dụng những loại gia vị khác biệt
du nhập từ bên ngoài, các loại thức uống của người Việt cũng dần thay đổi theo thời đại,
nó mang đậm dấu ấn của Việt Tây và Đông Hóa. Rượu ngoại, nước có ga, các loại nước
hoa quả, nước ép xuất hiện và xâm nhập vào thành phần bữa ăn người Việt để thay đổi
với những thức uống truyền thống.
( Rượu vang và nước ép trái cây trên khẩu phần ăn hiện đại )
Ngoài ra, không chỉ có sự giao lưu mạnh mẽ ở thực phẩm, hay các món ăn đến từ nền
văn hóa của nhiều nước khác nhau, phong tục ăn uống của người Việt cũng tiếp biến và
thay đổi mạnh mẽ. Chẳng hạn như tiếp xúc với việc Tây Hóa, người Việt bắt đầu lựa cho
mình cách ăn uống thoải mái, họ chọn ăn thực phẩm nhanh vào buổi sáng như ăn bánh
mì, hay pizza vào buổi sáng, thay vị lựa chọn ăn cơm tại nhà như phong cách ăn uống
của người Việt Nam xưa. Hoặc như ở các thành phố lớn, các gia đình giàu có thường lựa
chọn ăn uống tại các nhà hàng Buffet ( phong tục ăn được du nhập từ phương Tây), hay
ngày nay, người Việt bắt đầu lựa chọn ăn uống bằng các dụng cụ như nĩa, dao, thìa, thay
cho đũa truyền thống của người Việt.
( Thìa , muỗng , dao ảnh hưởng từ cách ăn uống của Phương Tây )
Ngày nay, người Việt không chỉ biết đến các món ăn nước ngoài ở nhà hàng, hay các
phố người Tây, người Trung,… họ còn biết cách chế biến để thêm các món ăn đó vào
thành phần bữa ăn chính, làm món ăn chính hay món phụ ăn cùng món cơm, làm thêm
nét đặc sắc cho bữa cơm gia đình.Có thể nói, đó là một sự tiếp biến mạnh mẽ trong phong
tục ăn uống của người Việt, đồng thời cũng là một sự chọn lọc giao lưu của người Việt,
dựa trên những nét văn hóa truyền thống và phù hợp với lối sống hiện đại.
2. Sự giao lưu và tiếp biến trong phong tục mặc :
Trong sự giao lưu và tiếp biến trong văn hóa của người Việt, phong tục mặc có lẽ là
thể hiện rõ nét nhất của một quá trình giao lưu – tiếp biến mạnh mẽ. Chưa có giấy bút
nào nói rõ hết sự tiếp biến của phong tục mặc của người Việt Nam qua nhường ấy thời kì.
Vì nó là hàng dài những giai đoạn với những sự biến đổi và học hỏi mạnh mẽ với những
nền văn hóa khác nhau, đồng thời cũng tồn tại một số tiêu cực nhất định trong sự tiếp
biến nhanh chóng đó.
Sau khoảng thời gian 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục Việt
Nam có nhiều nét tương đồng với Han Fu (một loại quần áo cổ trang của Trung Quốc, từ
thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thời nhà Minh, là một trong những trang
phục lâu đời nhất thế giới).
Văn hoá mặc Việt Nam truyền thống Thời xa xưa, người Việt cũng bắt đầu văn hóa
mặc bằng một quan niệm rất thô sơ: mặc là để che thân, ứng phó với những biến đổi của
thời tiết, khi nóng khi lạnh, khi gió rét, khi mưa to, thậm chí cả khi lụt lội, giông bão.
Trong giai đoạn này hình ảnh chiếc yếm và áo tứ thân luôn xuất hiện ở mọi nơi.
( Áo yếm ) ( Áo tứ thân )
Vào khoảng thời gian này, văn hóa Việt Nam vẫn chịu sự tác động mạnh mẽ của văn
hóa mặc Trung Hoa, tuy nhiên tay vì tiếp nhận một cách bị động, con người Việt Nam
chủ động tiếp thu những điều phù hợp với văn hóa và hoàn cảnh sống Việt Nam. Áo dài
Việt Nam cũng xuất hiện vào khoảng thời gian này, tuy nhiên không được xác định thời
gian chính xác. Về khách quan mà nói, áo dài Việt Nam là sự giao lưu và tiếp biến có
chọn lọc với văn hóa Trung Quốc. Dựa trên bộ Xường sám của người Trung Quốc, theo
thời gian cách tân và thay đổi phù hợp với người Việt, mang đậm bản sắc văn hóa Việt
Nam. Vì thế mới có người nói rằng : “Dù là kimono của Nhật Bản hay Xường sám của
Trung Quốc cũng không thể gói trọn tinh hoa văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
như áo dài Việt Nam”. Chắc hẳn vì thế mà không hiển nhiên sự giao lưu – tiếp biến chọn
lọc và cải biến để đậm nét dân tộc này trở thành “Quốc phục” của Việt Nam cho tới ngày
hôm nay.
( Quá trình cách tân áo dài Việt Nam qua các thời kì )
( Xường sám Trung Quốc ) ( Áo dài Việt Nam )
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trang phục đàn ông ở thành thị được Âu hóa khá
nhanh. ở nông thôn còn phải trải qua một quá trình lâu hơn mới có sự thay đổi căn bản.
Thông qua cuộc kháng chiến chống Pháp, mối quan hệ thành thị, nông thôn được chan
hòa đã thúc đẩy tích cực sự biến chuyển ấy. Nhiều thanh niên nông thôn bắt đầu mặc áo
sơ mi, quần Âu, trong khi đó nhiều cán bộ xuất thân ở thành thị cũ đã thường xuyên mặc
quần áo nâu để dễ thâm nhập vào quần chúng nông thôn.
( Áo sơ mi, quần Âu )
Ở miền Bắc, từ năm 1954, phát triển chiếc áo vải ka-ki đại cán, bốn túi, mặc ngoài (kiểu
áo Tôn Trung Sơn - Trung Quốc - đã được Việt hóa). Ngày nay, nó vẫn còn được sử
dụng rộng rãi trong các hoạt động của người Việt và được gọi là áo Đại Cán, thay vì gọi
là áo Tôn Trung Sơn như người Trung Hoa.
Càng về sau sự du nhập của văn hóa mặc từ các nước, các khu vực vào văn hóa
Việt Nam càng mạnh mẽ và đa dạng hơn.
Cũng thời gian này, ở nông thôn miền Nam, ngoài quần áo bà ba, nhiều người
cũng đã mặc sơ mi. Còn trong các thành phố bị tạm chiếm, đặc biệt là Sài Gòn, đã được
Âu hóa đậm nét. Trang phục của nhân dân bị pha tạp nhiều; hầu hết đàn ông đều mặc sơ
mi, vét tông, quần Âu bằng nhiều loại vải, nhiều màu sắc và kiểu may. Mốt thời trang
châu Âu tràn ngập vào miền Nam được thanh niên hưởng ứng nhanh chóng áo sơ mi
chiết ly, các loại áo thun, áo phông trước ngực và sau lưng in hình người, phong cảnh hay
những dòng chữ của các nước tư bản.
Theo phong trào "híp-py" một số nam thanh niên mặc áo bằng vải xô, may gần
giống kiểu áo cánh rộng, cổ tròn trễ xuống ngực, xẻ tà, gấu dài quá mông, thêu ở ngực, ở
cửa tay và gấu áo.
( Phong cách ăn mặc theo phong trào Híp – py )
Chịu sự tiếp xúc mạnh mẽ với văn hóa Phương Tây, cụ thể là Pháp Mỹ và giai
đoạn này phong trào mặc áo, váy đầm cũng song song phát triển. Thời gian đầu (1954 -
1959) vẫn là các kiểu đơn giản như sơ-mi cổ tròn, cổ bẻ, rồi không có ve cổ, cổ khoét sâu
hình bầu dục, hình tròn, kiểu cổ ngang, cổ vuông Áo tay ngắn, tay phồng may bằng
vải trắng, vải màu hay vải hoa.
Sau năm 1968, chiếc váy mi-ni ra đời, ngắn trên đầu gối, càng ngắn càng hợp thời
trang. Thời gian này loại áo không tay và ngắn tay lại phát triển. Áo quần kiểu "híp-pi"
đã một thời chiếm lĩnh mốt thời trang của Sài Gòn. Áo may bằng vải xô mỏng, thêu rối
rắm, tay dài hoặc tay ngắn. Có loại áo may rất ngắn, để hở cả lưng, bụng người mặc, ống
tay áo dài hoặc ngắn nhưng rộng, gấu tay áo thít lại cho tay áo phồng lên. Quần bò (ngày
nay gọi là quần jean) bó mông, bạc phếch, có khi vá miếng da ở đầu gối, ở mông Còn
quần jean được phổ biến hơn cả bởi nét thời trang cũng như tiện dụng, phù hợp cho nhiều
lứa tuổi.
( Quần Jean )
Xuất hiện thêm loại váy dài đến mắt cá nhân, có hàng khuy ở giữa từ thắt lưng xuống
gấu, cài mấy khuy là tùy thuộc ở chủ nhân.
Từ năm 1975 đến nay, đa số đàn ông mọi lứa tuổi trong cả nước đều mặc quần Âu
(thường gọi là quần Tây): Kiểu quần Âu này xuất xứ từ châu Âu, vào nước ta từ khi Pháp
sang đô hộ. Cũng thời gian này, chiếc quần jean được người phương Tây đưa vào Việt
Nam và bắt đầu được giới thượng lưu sử dụng.
Đến ngày nay, quần âu được cải biến và sử dụng rộng rãi ở cả nam giới và nữ giới, nó
thường được dùng làm đồng phục công sở hoặc được đông đảo người Việt sử dụng trong
các hoạt động khác của đời sống.
( Quần Tây )
Để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống, ngày nay quần dài được cải biến bởi
nhiều chất liệu vải khác nhau, và được sử dụng rộng rãi như quần jean, kaki, tây,…
Vào giai đoạn chịu sự đô hộ của thực dân phương Tây quan niệm là quần soóc có
tính chất thể dục thể thao, nên tuy thời tiết nước ta nóng nực nhưng nam giới ít mặc soóc
cho mát. Tư tưởng bảo thủ vẫn còn phổ biến: cho rằng mặc soóc ra đường không được
đứng đắn. Ngày nay chịu tác động của nhịp sống hiện đại, quần sooc được sử dụng rất
rộng rãi,đặc biệt là ở thành phố mang tính chất thoải mái,năng động và thời trang. Mang
yếu tố thời trang nên từ sự giao lưu với chiếc quần sooc thể thao giai đoạn đô hộ, quần
sooc hiện nay được biến đổi phù hợp với thị hiếu thời trang, đa dạng với các loại quần
sooc kaki, thun , jean cho nam và nữ.
( Quần Sooc )
Cải biến từ quần sooc ngày nay còn có quần lửng, quần yếm,…
Về áo, nam giới thường mặc áo sơ mi may bó, ve cổ áo và măng sét to bản. Có
một số người trẻ mặc áo chiết ly, gấu áo lượn, vạt ôm lấy mông . Có loại áo không may
cầu vai hoặc có cầu vai nhưng chỉ có hai nếp ly hoặc không có ly Có người mặc áo
phông, áo dệt kim ba lỗ phong phú về màu sắc, đa dạng về kiểu may. Có người mặc áo
hoa, loại vải mỏng
Mùa đông cũng như những ngày lễ, ngày hội, đàn ông thành thị mặc com-lê các màu, gần
đây ưa màu sáng như màu sữa, màu be, màu ghi nhạt Áo vét tông có thời gian ve to, rồi
lại nhỏ, nay lại to.
Nhìn chung trang phục của đàn ông trong cả nước, nhất là ở thành thị, đã được may theo
các kiểu trang phục châu Âu, xem ra cũng có phần gọn gàng, thuận tiện. Tuy vậy, với
những đặc điểm khí hậu, thói quen thẩm mỹ, điều kiện kinh tế ở từng vùng Việt Nam,
các loại trang phục đàn ông cũng đã được cải tiến nhiều cho thích hợp. Điều thấy rõ là
qua trang phục đàn ông, người ta không thấy còn sự cách biệt giữa các tầng lớp con
người như trong xã hội cũ.
Đến ngày nay, sự cách tân càng thể hiện mạnh mẽ ở váy, thay vào sử dụng váy như xưa,
ngày nay váy liền hay còn được gọi là đầm được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là dịp lễ hội
hay tiệc tùng,
Phụ nữ đứng tuổi ở thành thị, ngày thường mặc áo cánh, áo bà ba, áo sơ-mi Hồng Kông,
áo sơ-mi chiết ly với các loại cổ: hình quả tim, cổ thìa, cổ vuông, hình chữ V, cổ cánh
nhạn, có hai ve Có người mặc áo hai bên vạt trước hay ở ngực thêu, hoa thưa hoặc giữa
nổi một vài họa tiết. Gấu áo, cổ tay miệng túi, đường viền cổ, hai bên tà áo đều giua. Có
hình thức thêu hoa ở chung quanh gấu áo hoặc ở bốn góc tà trước và sau. Vai áo tròn,
hoặc có khi cắt vai chéo. Ngày lễ, ngày Tết, các bà mặc áo dài, màu trang nhã.
Nữ thanh niên có nhiều kiểu áo: áo bộ đồ mặc ở nhà, áo chui, áo mở, áo sơ-mi chiết ly,
áo sơ-mi Hồng Kông, áo vai bồng, vai liền, vai tra, vai chéo, áo có hoặc không có cầu
vai, áo có cả cầu ngực hoặc trang trí đường nổi ở ngực áo thành nửa hình tròn, hình
vuông, hình nhọn, áo ngắn tay hoặc dài tay, tay lửng, tay chun, tay loe, tay thụng, Áo
mở tà hoặc không mở tà, vạt áo cong vành lược, hoặc lượn hình cung, hoặc tròn Có
kiểu áo hai hoặc một túi ngực nổi, có hoặc không có nắp, miệng túi thẳng hoặc chéo, có
kiểu túi hình trái đào. Ve cổ áo phụ nữ, có nhiều kiểu rất phong phú: cổ liền, cổ thìa, cổ
quả tim, cổ vuông, cổ chữ U, có nẹp, cổ chữ B, cổ một ve, cổ hai ve tròn, cổ hai ve nhọn,
cổ hai ve liền, cổ lá sen tròn, cổ lá sen nhọn, lá sen vuông, lá sen nằm, cổ ve đứng có
chân, cổ đứng (như cổ áo dài), cổ cánh nhạn, cổ lật nhọn, cổ lật vuông, cổ lật tròn,cổ lật
nằm, cổ cravát, cổ lính thủy, cổ Nhật Bản, Có các kiểu áo cầu kỳ như áo cánh bướm,
áo cánh dơi.
Giới trẻ cũng ưa chuộng áo dài may kiểu vạt ngắn, thêu hoa hoặc in những họa tiết đẹp ở
tà áo hay ở ngực.
Hình thức may áo sơ-mi ghép nhiều màu bằng vải hoa hay vải trơn vào các bộ phận hợp
lý như cổ áo, tay, ngực, vai đã làm cho chiếc áo thêm hấp dẫn, tươi trẻ.
Nữ thanh niên sau một thời gian dài mặc quần đen ống hẹp, rồi ống thẳng, rộng, hơi loe,
gần đây đa số mặc quần Âu.
Sinh hoạt trong nhà, nhiều phụ nữ ở cả ba miền đã mặc quần áo vải hoa và gọi là đồ bộ.
Bởi tâm thế phóng thoáng trong sự tiếp nhận, các làn sóng văn hóa ăn mặc từ các
nước khác cũng thâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, đặc biệt là văn hóa ăn mặc của các
nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với làn sóng Kpop và văn hóa ăn
mặc đậm chất thời trang được đông đảo tầng lớp giới trẻ Việt Nam “học hỏi”. Phải nhìn
nhận một cách đúng đắn rằng làn sóng Kpop hay thời trang Hàn Quốc thịnh hành không
chỉ ở Việt Nam mà rất đông ở các nước trên thế giới. Cũng không thể phủ nhận rằng Hàn
Quốc là đất nước của thời trang, chắc hẳn vì lý do đó mà sự thâm nhập của văn hóa mặc
Hàn Quốc được giới trẻ Việt Nam tự nguyện và cố ý tiếp thu.
( Trang phục của ca sĩ Hàn Quốc )
Việc tiếp xúc mạnh mẽ nhất với phong tục ăn mặc ở đây là thời trang năng động, các kiểu
giày, cũng như là sự đa dạng của nón ( hay còn gọi là snapack ).
Với phong tục ăn mặc của Nhật Bản tiếp xúc với nước ta được biểu hiện cụ thể
nhất ở phong cách ăn mặc Cosplay_một phong cách ăn mặc được hình thành từ những
truyện tranh manga của Nhật Bản, được thâm nhập vào văn hóa giới trẻ Việt Nam trong
giai đoạn gần đây, phong tục ăn mặc Cosplay không thường xuyên, nhưng được xem là
một sự tiếp xúc văn hóa mạnh mẽ, được diễn ra ở các thành phố lớn, nó được xem như là
sự giao lưu – tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Nhật Bản.
Cosplay – Cụm từ không còn xa lạ gì với giới trẻ, vốn là một từ tiếng Anh do người Nhật
sáng tạo ra, viết tắt của “costume play”. Từ này chỉ việc người hâm mộ các nhân vật
trong manga, anime, tokusatsu, truyện tranh sách, tiểu thuyết đồ họa, video games, và
phim giả tưởng… ăn mặc hoặc có điệu bộ giống nhân vật mà mình yêu thích.
Từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh hay Hải Phòng, các cuộc thi cosplay đã và đang
diễn ra ngày càng nhiều và chất lượng cũng ngày càng tăng, các shop may đồ cosplay và
các nhóm cosplay lần lượt ra đời. Bên cạnh đó, cosplay cũng ít khi thiếu mặt trong 1 buổi
hội chợ hay ngày lễ nào đó do các Otaku VN tổ chức.
Cosplay đã thật sự trở thành một sân chơi lành mạnh của các bạn trẻ Việt Nam và là một
cơ hội để trao đổi, học hỏi từ các bạn trẻ Nhật Bản. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng phong
trào Cosplay phát triển rầm rộ với tốc độ chóng mặt. Những lễ hội, những cuộc thi
cosplay ngày càng được nâng cao chất lượng và có mặt ở cả 2 miền Nam Bắc, với Stylish
Festival I & II, III tại Hà Nội, hay JOVP tại TPHCM và vừa qua là Active Expo tổ chức
ở cả Hà Nội và TP HCM.
( Trang phục Cosplay )
Giao lưu và tiếp biến phong tục ăn mặc là một sự học hỏi đáng quý và câu chuyện
“văn hóa mặc” tưởng chừng đã được đông đảo mọi người quan tâm, nhận biết và hướng
theo. Thế nhưng, thực tế chuyện ăn mặc của thanh niên - chủ nhân tương lai của đất
nước, người đảm nhiệm trọng trách bảo tồn, giữ gìn và phát huy mọi tiềm lực, sức mạnh
của đất nước trong thời gian qua làm chúng ta không khỏi lo ngại, băn khoăn về một lối
sống dễ dãi, buông thả…không ít bạn gái ngày nay ăn mặc quần áo nhiều kiểu “mốt hết
cỡ” làm cho không ít người nhìn vào phải “nghẹt thở”. Bất kể cho dù trời mưa hay nắng,
nhiều bạn gái vẫn cứ lượn lờ trong những bộ “áo cánh” rất ư sành điệu và mặc nhiên đi
chơi với bộ đồ ngủ “khêu gợi”.
( Một số trang phục phản cảm của giới trẻ ngày nay )
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của con người được nâng cao. Trong quan
niệm ăn mặc của thanh niên cũng có nhiều thay đổi, không còn là “ăn chắc, mặc bền”
nữa mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”, mặc phải chạy theo “mốt”. Tuy nhiên, quan niệm về
mặc thế nào là đẹp thì cũng cần phải bàn. Một cô gái mặc quần bò áo phông, quần đen áo
trắng phù hợp với khuôn người được gọi là đẹp, hay như một số chàng trai cô gái xuất
thân quyền quý có điều kiện “xài” hàng hiệu, nay mốt này mai mốt khác cũng được gọi là
mặc đẹp, cốt là nó phù hợp không gây “chướng” mắt.
Ở điểm này, chúng ta không thể đỗ lỗi cho sự giao lưu – tiếp biến ở phong cách ăn
mặc được bởi lẽ tầng lớp thanh niên là bộ phận tiếp nhận và thể hiện rõ nhất mọi biến đổi
của xã hội, đất nước và thời đại, từ tiếp nhận trí thức khoa học công nghệ đến văn hóa, lối
sống cụ thể là phong cách mang mặc. Bởi thế nên bản thân người tiếp nhận những văn
hóa mới bởi biết cách chọn lọc, tiếp biến phù hợp, cũng như lựa chọn những giá trị văn
hóa đúng đắn để biến đổi phù hợp với hoàn cảnh sống, với thuần phong mỹ tục của người
Việt.
Dân tộc Việt có câu "Đói cho sạch, rách cho thơm" vừa là để nhắc nhở những yêu cầu
cụ thể cho cung cách ăn mặc, nhưng đồng thời còn có mục đích giáo dục một phẩm chất
thanh cao, một nếp sống đạo đức, dù trong trường hợp nghèo, đói. Chúng ta không hẹp
hòi, bảo thủ trước sự phát triển cũng như sự giao lưu với các nền văn hóa khác, thay đổi
các kiểu cách trang phục lành mạnh, nhất là trong thanh niên, nhưng không thể công
nhận những hiện tượng may mặc đua đòi, chạy theo "mốt" lố lăng, phô trương, xa hoa,
lãng phí xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời cũng cần phản đối
hiện tượng cho rằng nền kinh tế của ta chưa phát triển cao, nên có thể ăn mặc tùy tiện,
cẩu thả, thiếu thẩm mỹ. Từ đó làm giảm giá trị cao đẹp của con người và còn có thể nảy
sinh những hậu quả xấu về nhiều mặt. Vì trang phục, trong những chừng mực nhất định,
còn là phương tiện rất đắc lực của các quan điểm tư tưởng, các ý đồ chính trị, không chỉ
thuộc sở thích hay thị hiếu của cá nhân mà đây là cả một vấn đề văn hóa, một vấn đề xã
hội, có tác dụng góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần xây dựng con người
mới hoặc ngược lại.
3. Sự giao lưu và tiếp biến trong phong tục ở :
Mỗi một quốc gia đều có những đặc điểm riêng, những nền văn hóa mang bản sắc dân
tộc riêng, được thể hiện rõ qua nếp sống cùng với môi trường sinh hoạt. Một trong những
yếu tố thể hiện một cách rõ nét nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc đó chính là phong tục
ở mà thể hiện rõ nét ở kiến trúc nhà , nơi diễn ra các hoạt động sống chủ yếu của con
người. Qua mỗi một giai đoạn khác nhau, kiến trúc lại chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu
tố khác nhau, như là: ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác, sự giao lưu và tiếp biến với các
nền văn hóa trên thế giới , sự phát triển của xây dựng, …. Và cũng như thế, kiến trúc Việt
Nam qua các thời kì lại có những biến chuyển khác nhau. Để có một cái nhìn tổng quát
hơn về phong tục ở của người Việt qua quá trình giao lưu – tiếp biến với các nền văn hóa
khác nhau chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt kết quả của sự giao lưu – tiếp biến đó qua từng
giai đoạn.
Đối với người nông nghiệp, ngôi nhà là cái tổ ấm để đối phó với nóng lạnh , mưa
nắng, gió bão; là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cuộc sống định canh
định cư ổn định. Để ứng phó với mô trường tự nhiên, tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về
mặt cấu trúc phải là nhà cao cửa rộng, không gian thoáng mát giao hòa với thiên nhiên.
Hướng nhà tiêu biểu của người Việt Nam là hướng Nam vì Việt Nam ở gần biển. Kiến
trúc nhà truyền thống là trong nhà không phân chia thành nhiều phòng nhỏ, giữa nhà thì
ngăn cách bằng rặng cây xén thấp để hai bên hàng xóm có thể nói chuyện được với nhau
hoặc khi cần có thể lách rào qua. Gian giữa ngôi nhà thường là nơi đặt bàn thờ gia tiên.
Đến thời kì Bắc thuộc, đất nước ta phải chịu ngàn năm đô hộ và đồng hóa, có thể nói
thời gian này là thời gian cưỡng bức văn hóa. Tuy nhiên nhìn nhận một cách chủ quan
nước ta giai đoạn này chịu ảnh hưởng rõ nét văn hóa Trung Quốc tuy nhiên vẫn giữ được
cái gốc của bản sắc phong tục ở của dân tộc.
Quá trình giao thoa văn hóa đã để lại dấu ấn rõ nét ở dòng kiến trúc chính thống,
chẳng hạn như là một số nét tương đồng giữa cố cung Bắc Kinh và Tử cấm thành của
kinh thành Huế hoặc sự giống nhau giữa Văn Miếu Hà Nội và Văn Miếu Khúc Phụ tỉnh
Sơn Đông. Ngoài ra thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều nằm trong vòng ảnh hưởng của
văn hóa phương Đông nên việc có sự tương đồng giữa hai nền kiến trúc cổ Việt Nam,
Trung Hoa là điều tất nhiên. Tuy nhiên, sự tương đồng này không những đã không phủ
nhận tính chất độc lập và bản sắc riêng của nền văn hóa Việt Nam mà trái lại, nó còn
chứng minh cho khả năng hấp thụ, khả năng tự cường tuyệt vời của nền văn hóa Việt
Nam.
( cửa của Cố đô Huế )
( cửa Ngọ Môn của Tử Cấm Thành )
Nhà ở Việt Nam thời kì này cũng sử dụng gỗ và lối chạm khắc, hay trụ nhà và trần
nhà theo kiến trúc học từ lối xây dựng nhà cổ của người Trung Quốc. Chủ yếu là kiến
trúc mở, giao hòa với thiên nhiên .
( Nhà Việt Nam truyền thống)
Đến thời kì cận đại ( 1858 – 1945 ) thời kỳ này, song song với sự bành trướng của
CNTB châu Âu sang vùng Đông Nam Á, kèm theo đó là sự xâm nhập của kiến trúc
phương Tây. Việt Nam cũng trong bối cảnh như vậy, cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,
kiến trúc nhà ở Việt Nam đã có bước ngoặt lớn. Các đô thị cổ được hình thành từ thời
nhà Nguyễn và trước đó đã được cải tạo theo các kiểu đô thị phương Tây. Kiến trúc nhà
ở cũng được xây dựng dần theo kiểu phương Tây. Quá trình xâm lược của mình thực dân
Pháp đem nền văn minh xây dựng của mình vào Việt Nam, Xi măng, gạch , vữa từ đó
cũng xuất hiện trong hoạt động xây dựng nhà ở.
Rõ nét nhất của sự giao lưu – tiếp biến phong tục ở cũng như là kiến trúc nhà ở được
thể hiện rõ nhất ở việc xây dựng nhà ở ở các đô thị lớn.
Đối với nhà 1 tầng: sự đổi mới của kiến trúc truyền thống được bắt đầu từ hình thức
bên ngoài công trình. Cấu trúc bên trong nhà vẫn theo hệ thống gian với kèo gỗ cổ
truyền; tường vây bên ngoài xây bằng gạch với các hình thức sử dụng các hệ cột phương
Tây; bên trên kết thúc bằng tưng hoa chắn mái. Trên đó sử dụng các trang trí kiểu Châu
Âu. Cửa theo kiểu cửa panô; sau đó là cửa 2 lớp: kính, chớp.
Sự xây dựng nhà 2,3 tầng đã đòi hỏi phải áp dụng các kết cấu cột, dầm, sàn bằng vật
liệu bền vững hơn. Cột gạch, dầm thép, sàn gạch rỗng, hoặc vỉa gạch trên hệ thống dầm
gỗ lim hay thép (thay cho cột, dầm sàn gỗ của kiến trúc truyền thống) – Hình thức bên
ngoài hoàn toàn theo ngôn ngữ kiến trúc Phương Tây song sử dụng các hoa văn trang trí
dân tộc (chữ triện…) Sử dụng mái ngói Tây (gần 10 loại khác nhau cho mái). Việc sử
dụng sắt, thép, xi măng, bê tông cốt thép với kỹ thuật tính toán khả năng chịu lực kết cấu
nhà từ phương Tây mang đến đã tạo iều kiện cho kiến trúc Việt Nam phát triển mạnh và
có cơ sở khoa học.
Xu hướng kiến trúc với kết cấu, cấu tạo các bộ phận tạo điều kiện cho việc hình thành
không gian khắc phục ược những bất lợi của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đã được phát
triển, tạo ra những bản sắc mới trong kiến trúc Việt Nam vào những thập kỷ 30-40, đó là
khuynh hướng “kiến trúc Đông Dương”. Nét đặc biệt của các công trình này là việc sử
dụng các hệ mái với con sơn ỡ mái ể che nóc nhà, nhà có tầng hầm để thong thoáng
chống ẩm, sử dụng cửa 2 lớp: kính, chớp… phòng áp mái có trần nhà, không gian dưới
mái chỉ là để chống nóng có cửa thoát khí… Tất cả những khía cạnh nêu trên bắt nguồn
từ các nhà dân gian truyền thống cùng kết hợp với các kinh nghiệm chống nắng nóng
trong kiến trúc của các nước. Tỷ lệ không gian kiến trúc công trình đáp ứng nhu cầu sử
dụng tốt độ cao phòng vừa đủ đảm bảo về khối tích không khí, đảm bảo thoáng mát, đảm
bảo thẩm mỹ. Xử lý kiến trúc mặt đứng trên nguyên tắc của phong cách kiến trúc Tân cổ
điển Châu Âu. Song sự xấut hiện các yếu tố thông hơi thoáng gió trên, dưới cửa sổ, cái
mái hiên che, cùng các ban công, lô gia, sử dụng các hoa văn trang trí dân tộc… ó chính
là tạo ra những truyền thống mới, bản sắc mới.
Đến thời hiện đại ( sau 1945 – 1980 ),trong giai đoạn này kiến trúc Việt Nam vẫn tiếp
tục phát triển của những truyền thống kiến trúc giai đoạn trước, nhưng sự thể hiện 2
miền có khác nhau.
- Phía Bắc, do chính sách tiết kiệm; tiêu chuẩn trong kiến trúc xây dựng có hạn hẹp
đã phần nào ảnh hưởng đến khai thác đặc trưng và tìm tòi sáng tạo trong mọi lĩnh
vực tạo ra những tiện nghi thuận lợi nhất cho môi trưng sống, làm việc. Kiến trúc
thực hiện theo phương châm “thích dụng, bền vững, kinh tế, mỹ quan trong điều
kiện có thể”.
- Phía Nam:
+ Kiến trúc kế thừa phát huy được các giá trị sẵn có từ trước
+ Hình thức kiến trúc nhanh nhẹ, chú trọng trang trí nội ngoại thất, các biện pháp
chắn nắng, thông thoáng.
+ Kiến trúc theo phong cách hiện đại chung chung là đặc trưng; chủ nghĩa cá
nhân, tính muôn hình muôn vẻ được thể hiện trong kiến trúc.
+ Sự tương phản về kiến trúc trong đô thị thấy rõ rệt: Đó là những khu nhà ổ
chuột của dân nghèo, dân di cư, dọc các kênh, mương, với các nhà lầu, dinh thự
của các tầng lớp giàu có trong ô thị (trước 1975).
Sau 1980, có lẽ đây là thời kì sự giao lưu – tiếp biến trong phong tục ở được thể
hiện rõ nét nhất.
Đây là thời kỳ của nền kinh tế thị trường, thời kỳ mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Trong thi kỳ này kinh tế một số đô thị lớn được phát triển, nhà do dân tự xây dựng rất
đa dạng, công trình do nước ngoài đầu tư với vi mô to lớn và phong cách.
Kiến trúc nhà ở có nhiều khuynh hướng khác nhau:
- Khuynh hướng phục cổ, nhái cổ… sử dụng các thức cột cổ điển Châu Âu, hoa văn trang
trí, ban công bụng chửa…(trong kiến trúc nhà dân tự xây).
- Khuynh hướng hiện đại: Tìm cái đẹp trong tạo khối hình và sử dụng sự tương phản
hình, khối; đặc rỗng; sử dụng các màng tường kính (kính phản quang, kính màu…) với
cửa nhôm. Sử dụng hệ thống điều hòa nhân tạo. Các cửa chớp, cửa gỗ pa nô, hệ thống
tắm chắn nắng thịnh hành các giai đoạn trước nay thấy vắng mặt trong các công trình
hiện đại.
Có thể khẳng định , phong tục nhà ở là biểu hiện rõ nét nhất của quá trình giao lưu – tiếp
biến văn hóa. Với phong tục ở trước kia của người Việt chịu sự giao thoa và ảnh hưởng
khá nhiều với văn hóa Trung Hoa, thì ngày nay sự giao lưu phong tục ở diễn ra mạnh mẽ
với các nước, đặc biệt là với các nước phương Tây. Ở các thành phố lớn, nhà ở dần được
xây dựng với kiến trúc khép kín, nhiều tầng, nhà ống, nhà hộp san sát nhau phù hợp với
mật độ dân số, cũng như diện tích xây dựng nhà ở đô thị. Đó là một sự tiếp thu có hiệu
quả trong việc thay đổi phong tục sống phù hợp với thời đại hiện đại.
( Nhà ống )
Kiến trúc nông thôn ngày nay cũng chạy theo thị hiếu của người dân, kiến trúc nhà
ở vẫn dựa trên những nét đặc trưng truyền thống nhưng thêm bớt được một vài yếu tố để
phù hợp với môi trường sống, như ở một số nơi nhà ở được thay hàng rào cây bụi bằng
hàng rào kẽm gai để tăng thêm độ an toàn, nhà ở nông thôn cũng được sử dụng thêm hệ
thống la phông như ở thành phố để hạng chế bụi bẩn. Mặt khác nhà ở nông thông cũng
dần được đô thị hóa, phong cách ở người dân cũng dần hòa theo nhịp sống hiện đại.
( Kiểu nhà chủ yếu ở nông thôn ngày nay )
( Một góc nông thôn mới )
Minh chứng rõ ràng nhất của quá trình giao lưu – tiếp biến trong phong tục ở mà
thể hiện rõ nét nhất ở kiến trúc nhà là ở hai đô thị lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn và Hà
Nội. Hà Nội là nơi pha trộn giữa kiến trúc nhà ở truyền thống và hiện đại, là sự tồn tại
của văn hóa làng quê giữa thành thị.Ngược lại Sài Gòn chứng tỏ mình là kết quả đậm nét
nhất của quá trình tiếp biến văn hóa với những công trình kiến trúc mang đậm văn hóa
phương Tây và nhà ở mang kiến trúc Âu hóa với những công trình kiến trúc từ thời Pháp
thuộc, đến những công trình chọc trời hiện đại ngày nay, Nhà ở cũng chủ yếu là những
khu dân cư đông đúc, và những chung cư hay tòa nhà.
( Toàn cảnh nhà ở thành phố Hồ Chí Minh )
Rất rõ ràng những bản sắc trong phong tục ở của Việt Nam đang đổi mới – sự đổi
mới cần được cổ vũ. Song cũng cần được bình luận để giao lưu – tiếp biến và phát triền
những mặt tích cực, hạn chế những vấn đề chưa phù hợp, để tạo ra những truyền thống
mới cho giai đoạn hiện nay của phong tục ở Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, hòa nhập quốc tế mà vẫn phát huy được bản sắc dân tộc.
III. KẾT LUẬN :
Chúng ta đang đứng trước những thử thách lớn diễn ra ở nhiều nơi. Thông qua công
nghệ, văn hóa đã thâm nhập vào nhau giữa các nước. Có những nước do thiếu tinh thần
tự chủ trong tiếp thu văn hóa nước ngoài đã để diễn ra trong nước mình một sự pha trộn
văn hóa, pha trộn lối sống. Văn hóa dựa vào những thu nhập có tính chất thương mại đã
động chạm, thậm chí làm xiêu vẹo gốc rễ của nó trong tư cách động lực và mục tiêu của
phát triển. Nhiều thanh niên ở những nơi đó đã trở thành “thượng đế” trong các thị
trường văn hóa và kết quả là sự hư hỏng trong cách sống, cách sinh hoạt đã làm di hại
đến truyền thống dân tộc, đảo lộn những mục tiêu ban đầu của văn hóa.
Tóm lại, quá trình giao lưu – tiếp biến phong tục văn hóa Việt Nam là một quá trình
lâu dài, nhưng đồng thời để giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển đất nước theo
những hướng đi mới, chúng ta phải học cách tiếp nhận những tinh hoa văn hóa và bài trừ
những nét văn hóa xấu, phải biến quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa thành quá trình
tiếp nhận có chọn lọc để lựa chọn những giá trị tiếp thu đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Tài liệu GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ BẢO TỒN BẢN SẮC
VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG TOÀN CẦU HÓA của TS. Nguyễn Thế
Cường
( Trường ĐH Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh )
2. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN
GIAN TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT của Trần Thị Quế Hà ( Đại học Quốc
gia Singapore )
3. SỰ TIẾP BIẾN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU
THẾ KỈ XX của TS. Nguyễn Thị Đảm ( Đại học Sư phạm Huế )
4. VĂN HÓA MẶC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT ThS. Trần Thị Thu
Phương ( Trường Đại học Yersin Đà Lạt )
5. NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG TẬP TỤC ĂN UỐNG CỦA NGỪỜI
TRUNG QUỐC VÀ NGƯỜI VIỆT NAM ( THE SIMILARITIES AND
DIFFERENCES IN EATING CUSTOM OF THOSE CHINESE AND
VIETNAMESE ) SVTH: Bùi Phương Dung, Phan Tuyết Ngân Lớp 06SPT01,
Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ GVHD: ThS. Ngô Thị Lưu Hải
Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ.
6. VĂN HÓA MẶC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA VÀ NAY ( Mai Anh )