Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nhà ở nông thôn mới trong các làng thuần nông vùng đồng bằng bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 52 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài :
Nhà ở nông thôn mới trong các làng thuần nông vùng đồng bằng Bắc Bộ
2. Sự cần thiết của đề tài:
• Trong quá trình hình thành và phát triển, với sự tiến bộ chung của xã
hội loài người, ngôi nhà luôn được thay cho đổi phù hợp với nhu cầu sử
dụng của con người. Nằm trong tiến trình phát triển đó, nông thôn vùng
đồng bằng Bắc Bộ đang có những chuyển biến quan trọng, có ảnh
hưởng đến sự phát triển và phân hóa đa dạng các loại hình nhà ở nông
thôn mà “nhà ở thuần nông” là một trong những dạng nhà ở phát sinh
trong quá trình phân hóa đó. Đồng bằng Bắc bộ là một trong những
trung tâm của nghề trồng lúa nước ở khu vực Đông Nam Á, trong lĩnh
vực Kiến trúc Nhà ở, yêu cầu đòi hỏi một cách tổ chức không gian nhà
ở phù hợp với đối tượng hoạt động sản xuất nông nghiệp là điều cần
thiết và cần chú trọng quan tâm đến.
• Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng với nền kinh tế thị trường đã
tạo ra một động lực rất mạnh để phát triển xã hội trên mọi phương diện.
Việc xây dựng phát triển mạnh mẽ ở thành phố cùng với diện mạo kiến
trúc, cách tổ chức không gian cho phù hợp với lối sống đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tư duy của người dân vùng nông thôn trong giai đoạn đô
thị hóa. Kiến trúc Nhà ở thuần nông cũng không là ngoại lệ. Bộ mặt
kiến trúc nông thôn thay đổi, sự phát triển là điều tất yếu nhưng kèm
theo nó là những bất cập. Do chưa có những nghiên cứu và hướng dẫn
cụ thể, người dân xây dựng tự phát, tổ chức không gian cho nhà ở thuần
nông đang gặp một số vấn đề, cụ thể là:
- Không gian sống chưa phù hợp với nhu cầu ở kết hợp với hoạt động sản
1
xuất nông nghiệp của người nông dân.
- Không gian làng quê và các khái niệm về kiến trúc truyền thống vô hình
chung bị phá vỡ.
- Phát triển tự phát kéo theo thẩm mỹ kiến trúc chưa có định hướng


Trong chủ trương mới của Đảng và Nhà nước - chủ trương Xây dựng
Nông thôn mới - có 19 tiêu chí, trong đó xây dựng nhà ở NTM là một trong
nhưng tiêu chí để đánh giá. Như vậy, vấn đề nghiên cứu tổ chức không gian
cho “nhà ở nông thôn mới trong các làng thuần nông vùng ĐBBB” là vấn đề
cấp bách, cần thiết phải nghiên cứu, là nền tảng để xây dựng NTM trong giai
đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và giữ gìn, phát triển bản sắc
truyền thống của dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích, đúc kết kinh nghiệm truyền thống ,
kết hợp với các ứng dụng khoa học, đề xuất giải pháp tổ chức không
gian, kiến trúc với các chức năng phù hợp cho nhà ở thuần nông vùng
ĐBBB trong giai đoạn xây dựng NTM.
- Đề xuất giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc góp phần định hướng
xây dựng, gìn giữ và phát huy hình ảnh làng quê Việt truyền thống.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức không gian nhà ở nông thôn, cụ
thể là nhà ở trong các làng thuần nông, phạm vi vùng đồng bằng Bắc
Bộ với các yêu cầu và điều kiện trong giai đoạn xây dựng NTM.
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc
bộ.
2
5. Đối tượng nghiên cứu:
- Nhà ở nông thôn vùng ĐBBB qua các thời kỳ, đi sâu vào mối quan hệ
giữa cách tổ chức không gian nhà ở với hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
- Nhà ở trong các làng thuần nông trong giai đoạn xây dựng Nông thôn
mới vùng ĐBBB.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luân văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp:

- Thu thập tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực tế
- Phân tích và xử lý các thông tin tư liệu.
- Tổng hợp đề xuất mô hình và giải pháp thiết kế.
7. Đóng góp của Luận văn:
- Khảo sát đánh giá hiện trạng kiến trúc nhà ở nông thôn trong các làng
thuần nông vùng ĐBBB.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp tổ chức không gian nhà ở phù hợp với
chiến lược phát triển NTM, bảo tồn và phát huy được truyền thống và
cảnh quan làng xã vùng ĐBBB.
3
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1. Quá trình biến đổi về nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ qua
các thời kỳ
1.1.1. Khái quát về nông thôn và nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc bộ
Nông thôn vùng ĐBBB nói riêng và cả nước nói chung đang từng ngày có
nhiều chuyển biến. Bộ mặt nông thôn dần thay đổi, “cây đa, bến nước, sân
đình”, những cổng làng, cổng thôn v.v là những hình ảnh thường thấy trong
các làng quê Việt ngày xưa, nay được thay thế bởi sự nhộn nhịp và tấp nập.
Hình ảnh làng quê êm đềm nay có thêm bóng dáng của sự hiện đại hóa và đô
thị hóa, cuộc sống của người dân nông thôn cũng có nhiều thay đổi tích cực
hơn trước. Tuy nhiên, sự thay đổi đó ngoài mặt tích cực cũng kéo theo nhiều
bất cập, hình ảnh làng quê nhiều nơi trong tình trạng “tan biến”, nông thôn
dưới tác động của đô thị hóa đã được ví như là “cái đuôi” của thành phố.
Trong phạm vi cụ thể của luận văn- nhà ở nông thôn mới cho các làng thuần
nông-chú trọng xem xét về kiến trúc nhà ở nông thôn. Trước những mặt tiêu
cực còn tồn tại, Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều chủ trương,
chính sách nhằm khắc phục và xây dựng một bộ mặt nông thôn mới. Trong

đó, chuyển biến tích cực nhất đang diễn ra ở các vùng nông thôn trong cả
nước đó là tác động của chủ trương Dồn điền, đổi thửa và xây dựng Nông
thôn mới, tạo bước đà cho nền nông nghiệp nước nhà có những khởi sắc mới.
Mặc dù không nằm trong 19 tiêu chí xây dựng NTM nhưng có thể nói, chủ
trương Dồn điền, đổi thửa là tiền đề cho việc xây dựng NTM, vì công tác Dồn
điền, đổi thửa đất nông nghiệp là động thái có lợi làm thay đổi toàn bộ về
4
phương thức sản xuất, canh tác; thay đổi cơ cấu hạ tầng kỹ thuật một cách có
hệ thống, cũng như tác động lớn đến việc tổ chức quy hoạch, kiến trúc không
gian ở cho các làng , các hộ gia đình thuần nông.
Trong chủ trương Dồn điền, đổi thửa và xây dựng NTM này,chủ thể người
nông dân đang được chú trọng và được định hướng tới sản xuất nông nghiệp
một cách có tổ chức, công nghiệp hóa-hiện đại hóa hơn. Do vậy, nhiệm vụ
của công tác qui hoạch, kiến trúc là phải thức thời, đáp ứng được nền tảng cơ
sở là qui hoạch và tổ chức không gian cho các làng thuần nông, các hộ thuần
nông cho phù hợp với phương thức sản xuất – canh tác giai đoạn phát triển
mới, tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp vùng ĐBBB nói riêng và
nền nông nghiệp nước nhà nói chung, cải thiện cuộc sống của người nông dân
và đưa người nông dân lên một vị thế mới.
Việc nghiên cứu, đưa ra giải pháp về tổ chức không gian sống cho các làng,
các hộ thuần nông cần có cái nhìn sâu sắc, đánh giá tổng quan trên mọi
phương diện. Qua việc tổng quát nhà ở nông thôn vùng ĐBBB các thời kỳ
trước, ta có thể xem xét mối liên hệ giữa cách tổ chức không gian của nhà ở
với hoạt động làm nông nghiệp của các hộ thuần nông, từ đó có cái nhìn một
cách hệ thống về cách ứng xử để có thể đưa ra nhiệm vụ, giải pháp cho bài
toán tổ chức không gian nhà ở NTM cho các hộ thuần nông vùng ĐBBB.
1.1.2. Nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ qua các thời kỳ
1.1.2.1. Kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn trước năm 1954 –
kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống
a) Đặc điểm về thể chế - xã hội:

Trước cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam là quốc gia thuộc địa, nửa phong
kiến. Quan hệ sản xuất (QHSX) thời kỳ này là QHSX phong kiến, ruộng đất
nằm trong tay địa chủ và thực dân Pháp, người nông dân không có ruộng đất
5
(trong nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộc đất), phải sống băng cày
thuê, cấy rẽ. Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta
hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào
lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất các loại cây trồng
đều rất thấp.
b) Đặc điểm về cách tổ chức không gian nhà ở:
Quá trình xây dựng NONT vùng ĐBBB xưa là sự tích lũy vốn sống hàng
ngàn đời của người nông dân, nhà cửa khi được xây dựng phải phù hợp với
môi trường thiên nhiên, nương nhờ vào thiên nhiên là chính để tạo nên một hệ
sinh thái bền vững.
• Cấu trúc điểm dân cư trong nông thôn vùng ĐBBB:
Tổ chức xã hội của ĐBBB hình thành trên cơ sở làng, dòng tộc và gia đình, là
cộng đồng dân cư làm nông nghiệp. Cấu trúc tổ chức xã hội cộng đồng của
làng xã, thôn xóm, dòng họ; sự phát triển gia đình từ hạt nhân đến gia đình
lớn và cơ cấu thành phần của gia đình chính là yếu tố cơ bản để thiết kế quy
hoạch kiến trúc, xây dựng nhà ở nông thôn vùng ĐBBB
Làng được định vị bằng các lớp không gian qua cổng làng, cổng xóm,
cổng thôn, cổng ngõ đến cổng nhà. Quanh làng có lũy tre xanh bao bọc, làng
nào cũng có lũy tre xanh bao quanh làng, mỗi nhà đều có một vài bụi tre trong
khuôn viên. Lũy tre bao quanh làng trước hết là ranh giới giữa làng và khu
vực canh tác, quanh làng thường có ao, hồ, mương, ruộng nên lũy tre hình
thành để giữ đất, chống sạt lở do sự xân thực của nước. Lũy tre còn có tác
dụng như một bức tường thành bảo vệ làng xóm khỏi nạn giặc giã cướp bóc.
Lớn hơn cả là ngôi nhà của người nông dân, khi chưa có điều kiện xây tường,
lợp ngói, từ bộ khung sườn nhà cho đến tường, vách, phên dại đều làm bằng
6

tre. Trong điều kiện kinh tế nghèo nàn thiếu thốn, tre là vật liệu xây dựng thỏa
mãn phương thức sống tự cung, tự cấp của người nông dân.
• Liên hệ với bên ngoài bằng đường làng và cổng làng:
Làng xã ĐBBB như những ốc đảo nằm giữa ruộng đồng và chỉ liên hệ với
bên ngoài qua đường làng và cổng làng. Đối với bố cục làng theo tuyến thì
chỉ có một con đường duy nhất chạy suốt dọc làng và nối với đường khu
vực, ở hai đầu đều có cổng làng. Làng có bố cục theo kiểu mảng thường có
hai đường chính chạy qua làng và liên hệ với đường khu vực và bốn cổng
làng (Đông, Tây, Nam, Bắc). Mọi hoạt động liên hệ với bên ngoài đều
phải qua đường làng và cổng làng.
7
(hình ảnh)
• Ranh giới giữa các làng, xã không cắt qua khu dân cư:
Không kể đến ranh giới hành chính của đơn vị xã – hợp tác xã, ranh giới
tự nhiên của làng truyền thống không bao giờ cắt qua khu vực dân cư.
Ranh giới giữa các làng thường cắt qua khu vực canh tác, qua đường giao
thông của khu vực hay sông ngòi.
8
Từ cách bố cục của làng ở góc độ quản lý cũng như về quy hoạch kiến
trúc thì đó là một vòng khép kín và hướng nội.
9
Hình . Sơ đồ bố cục điểm dân cư nông thôn vùng ĐBBB
• Tổ chức không gian khuôn viên nhà ở:
Việc xây dựng nhà ở nông thôn ĐBBB được đặc biệt chú trọng đến điều kiện
giải quyết vi khí hậu cho ngôi nhà.Nhìn tổng thể, kiến trúc những ngôi nhà ở
nông thôn vùng ĐBBB xưa thường là những ngôi nhà một tầng thô sơ, nền
làm sát mặt đất, vật liệu chủ yếu là tre, nứa lá, rơm rạ. Tuy nhiên, chúng có sự
khác nhau về diện tích khu đất làm nhà ở, cách tổ chức tổng mặt bằng, vật
liệu dựng nhà và mái lợp, đặc biệt là khác nhau về mức độ giàu nghèo của
người dân.

- Hướng nhà: Hướng Đông; hướng Nam; hướng Đông-Nam
- Diện tích: chia làm 2 loại:
Nhà giàu:
10
Khu đất có diện tích rộng từ 3 – 5 sào (1.000 – 3.000 m2) bên trong gồm có
nhà chính, các nhà phụ, sân gạch, ao cá, vườn cây, các công trình chuồng trại,
nhà vệ sinh Nhà chính, nhà phụ được xây dựng giữa khuôn viên khu đất và
quay mặt về hướng Nam hoặc Đông. Nhà ở của người giàu thường nằm trong
khuôn viên được bao bọc bởi tường gạch hoặc rào dâm bụt cắt tỉa, cổng ra
vào có mái che lợp ngói, cánh bằng gỗ.
Hình 1.5. Nhà ở nông thôn [Nguồn ]
Nhà nghèo:
Nhà ở người nghèo nông thôn khác biệt hoàn toàn so với người giàu, khuôn
viên khu đất nhỏ, diện tích thường chỉ khoảng 1 – 2 sào (350 – 700 m2), xung
quanh khuôn viên nhà ở trồng các loại cây, hàng rào được làm sơ sài bằng các
thanh tre hoặc để trống có thể đi sang được nhà hàng xóm. Nhà ở cũng chia
thành hai không gian nhà chính và nhà phụ, những gia đình quá nghèo chỉ có
một ngôi nhà nhỏ duy nhất, tất cả mọi sinh hoạt của gia đình đều diễn ra ở
đây.
11
Hình 1.5. Loại hình nhà ở nông thôn truyền thống [ ]
Hình 1.6a. Nhà ở truyền thống với tường đất, mái rơm [3]
12
Hình 1.6b. Loại hình nhà ở nông thôn [3]
Một số cách bố cục các ngôi nhà trong hộ gia đình nông thôn thường thấy:
1. Nhà chữ nhị: hai nhà sóng đôi
2. Nhà hình thước thợ: hai nhà xếp vuông góc với nhau
3. Nhà chữ công: trước sau hai nhà song có mái hiên (nhà cầu) nối
4. Nhà chữ môn: nhà chính và hai nhà phụ, hai bên vuông góc với
nhà chính.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn - nhà ở thuần nông, ưu tiên xem xét
cách ứng xử giữa cách tổ chức không gian nhà ở truyền thống với hoạt động
sản xuất nông nghiệp của người dân nông thôn.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn - nhà ở thuần nông, ưu tiên xem xét
cách ứng xử giữa cách tổ chức không gian nhà ở truyền thống với hoạt động
sản xuất nông nghiệp của người dân nông thôn.
13
Cách tổ chức không gian:
Hình 1.7. Tổ chức không gian cơ bản trong phạm vi một đơn vị khu đất ở
[Nguồn ]
Để đảm bảo cho việc duy trì cuộc sống, người dân nông thôn chủ yếu dựa vào
việc làm nông: chăn nuôi, trồng lúa gạo.v.v ngoài ra không có thu nhập cũng
như không có các hoạt động sản xuất khác. Do đó, các làng vùng ĐBBB cũng
như mỗi hộ gia đình đều có thói quen tự cung, tự cấp về lương thực, thực
phẩm và sản phẩm nông nghiệp. Trong cách tổ chức không gian mỗi đơn vị
khu đất ở, vì thế thường bao gồm các thành phần: nhà chính, nhà phụ, bếp,
chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, sân vườn, ao, để vừa đảm bảo chức
năng ở, vừa đảm bảo chức năng sản xuất nông nghiệp. Như vậy, thứ nhất, nhà
ở nông thôn là một đơn vị sản xuất và cư trú độc lập.
Thứ hai, trong cách tổ chức không gian trên, với đầy đủ: chuồng trại, sân
vườn, ao cá, hay sự hiện diện của những hiên nhà.v.v…thông qua hoạt động
14
sản xuất nông nghiệp bộc lộ sự linh hoạt trong cách tổ chức không gian, thể
hiện một chu trình khép kín.
Đặc biệt là sân không thể thiếu được trong việc phơi phóng, chế biến gia công
lương thực, hoa màu sau kỳ thu hoạch. Giải pháp sân trước nhà là nét đặc biệt
của kiến trúc nhà ở truyền thống vùng ĐBBB, là không gian mở gắn liền và
hỗ trợ cho các không gian trong nhà và ngoài bếp, là vị trí trung tâm trong bố
cục.
Hình 1.8.

Trong sơ đồ trên, sân giữ vai trò là không gian trung chuyển giữa một khu
chức năng là các hoạt động sản xuất với một khu chức năng giữ vai trò cất
trữ:

KHU CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
SÂN
15
KHU CHỨC NĂNG CẤT GIỮ - CHẾ BIẾN
Sân là nơi diễn ra các hoạt động như phơi lương thực, nơi cất giữ tạm thời đồ
nghề hoặc những sản phẩm từ các khu chức năng này trước khi chuyển sang
khu chức năng khác. Ví dụ: thóc lúa sau khi được tuốt hoặc ngô, khoai, sắn
v.v… phơi ở sân nếu trời mưa thì sẽ nhanh chóng được cất giữ tại hiên, kho
và bếp.
Trong khu chức năng hoạt động sản xuất, việc tổ chức vườn-ao-chuồng tạo
thành một dây chuyền liên hợp, phụ trợ nhau. Ví dụ: ao thả cá có thể phục vụ
hỗ trợ nước cho công tác trồng trọt, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. Ngược lại,
các sản phẩm rau, củ, quả còn lại sau khi thu hoạch, chế biến có thể tận dụng
làm thức ăn cho cá, gia cầm, gia súc.v.v
Khu chức năng cất giữ: hiên, kho, bếp thì được sử dụng một cách linh hoạt,
có thể luân chuyển cất giữ lương thực, thực phẩm theo từng giai đoạn thu
hoạch, phơi phóng. Đồng thời là khu vực hỗ trợ cho công tác chăn nuôi gia
cầm, gia súc.
Có thể nói, nhà ở nông thôn truyền thống phản ánh đầy đủ một giai đoạn phát
triển của xã hội, trong đó, người dân nông thôn bị lệ thuộc, nền kinh tế còn
đang bị kìm hãm, chưa phát triển.
Hình dung một cách tổng quát về chức năng của NONT truyền thống bằng sơ
đồ cụ thể dưới đây:
16
Hình 1.9. Nhà ở nông thôn truyền thống là một đơn vị sản xuất và cư trú
Tóm lại, với cách tổ chức không gian như đã phân tích ở trên, cách tổ chức

không gian nhà ở nông thôn truyền thống hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu
của người dân nông thôn có thể độc lập về cư trú cũng như duy trì cuộc sống
về cơ bản cho người trong xã hội Việt nam bấy giờ.
1.1.2.2. Kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn 1954 – 1986
c) Đặc điểm về thể chế - xã hội:
Giai đoạn này, tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn do chiến tranh,
tất cả sức người, sức của tập trung cho tiền tuyến. Vấn đề kiến trúc nhà ở
nông thôn vùng ĐBBB nói riêng và cả nước nói chung chưa được chú trọng
phát triển. Nông thôn thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, người dân làm
việc và sinh hoạt trong các hợp tác xã, lương thực và đất đai nhà ở được phân
chia theo số hộ dân. Tại các làng xã ở miền Bắc vào những năm 1957 đến
1965 được quy hoạch chỉnh trang lại điền thửa, làng xóm, nhà ở. Các khu dân
cư làng xóm được quy hoạch gọn gàng, đất nghĩa địa được thu gom để dành
cho đất canh tác. Một trong những ưu điểm của tất cả mọi người dân đều
17
được cấp đất làm nhà sau khi lập gia đình, quá trình xây dựng nhà ở dãn dân
đều được quy hoạch trước, không làm ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch chung
của làng xã.
d) Đặc điểm về cách tổ chức không gian nhà ở:
Quá trình quy hoạch phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn này được
quản lý chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương. Nhà cửa đều được xây
dựng trên cơ sở khuôn viên khu đất có diện tích bình quân từ 500 - 700 m2.
Trong khuôn viên khu đất, người dân trồng cây dâm bụt xén tỉa hoặc xây
bằng tường gạch đất nung, tường gạch đá ong làm hàng rào. Bên trong bố trí
nhà chính từ 3 - 5 gian, tường xây gạch quét vôi trắng theo phong cách kiến
trúc mới, mái lợp ngói hoặc tranh, đôi khi có nhà đổ mái bằng bê tông cốt
thép hoặc đổ mái bằng một phần lồi và phần hiên. Nhà có sân rộng nhìn ra sân
lát gạch, phía trước sân là ao rộng nuôi cá. Nhà phụ 2 - 3 gian, tường xây
gạch, mái lợp ngói hoặc tranh. Các ngôi nhà ở đều được xây dựng một tầng
cao ráo, thoáng mát, phù hợp với kiến trúc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Nhìn chung, kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ĐBBB giai đoạn này không
thay đổi nhiều so với giai đoạn trước đây. Các yếu tố cấu thành nên hình thái
khuôn viên khu đất và kiến trúc công trình đều phát triển theo phong cách đặc
thù của kiến trúc nhà ở nông thôn. Chỉ có vật liệu xây dựng nhà cửa và trang
thiết bị nội thất là có thay đổi cho phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội
[4].
1.1.2.3. Thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn từ 1986 - đến nay
e) Đặc điểm về thể chế - xã hội:
Khi chính sách hợp tác hóa của giai đoạn trước không còn phù hợp, từ năm
1986 trở đi, Đảng và NN đã có nhiều thay đổi trong việc quản lý đất đai NN,
rất nhiều văn bản luật pháp về đất đai được xem xét một cách khách quan, kỹ
18
càng, sát với thực tiễn và nhu cầu phát triển của đất nước. Ruộng được giao
đến hộ tạo ra một giai đoạn phát triển mới mà cốt lõi là nguồn lực đất đai và
lao động được phát huy, khai thác có hiệu quả, từ một quốc gia thường xuyên
thiếu lương thực trở thành một quốc gia xuất khẩu lương thực đứng thứ hai
thế giới. Đến thời điểm này, SXNN nước ta đang đứng trước những thời cơ
hết sức thuận lợi nhưng chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức,
khó khăn và bất cập phải giải quyết như: ruộng đất manh mún, dẫn tới sản
xuất bị phân tán, không tạo ra hàng hóa, hiệu quả không cao; các công trình
như hệ thống mương, tưới tiêu, đường giao thông nội đồng không được đầu tư
đồng bộ; do ruộng đất manh mún việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào
sản xuất rất khó khăn, phương thức canh tác mang nặng thủ công dẫn tới năng
suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp; cơ cấu sản xuất và lao động nội
ngành NN còn nhiều bất cập, phát triển không ổn định bền vững.v.v…Khắc
phục những điểm yếu trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện chủ
trương Dồn điền, đổi thửa và xây dựng NTM và đang tạo ra một cơ hội phát
triển mới cho nền NN nước nhà cũng như tạo dựng bộ mặt mới cho nông thôn
nói chung. Tất cả những thay đổi trên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quy
hoạch, kiến trúc nông thôn và nhà ở cho các hộ thuần nông nói riêng, đòi hỏi

cấp thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cho phù hợp với
giai đoạn phát triển mới.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng theo xu hướng
phát triển của xã hội, nền kinh tế thị trường tác động đến tất cả các lĩnh vực
như: kinh tế, kiến trúc, xây dựng, con người, mức sống, lối sống, nhu cầu tiện
nghi Mặt trái của đô thị hoá làm thay đổi nhiều nhất đến bộ mặt xã hội nông
thôn, trong đó ảnh hưởng nhiều là văn hoá xã hội, phong tục tập quán và kiến
trúc nhà ở. Việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới chỉ tập trung vào cải tạo
khu trung tâm xã như UBND, hội trường, chợ, nhà văn hóa và xây dựng các
19
điểm dân cư nông thôn tại khu trung tâm xã. Còn nhà ở được xây dựng chen
trong các làng, xã cũng như xây dựng bám theo trục đường làng thì hầu như
chưa được quan tâm.
* Đặc điểm về cách tổ chức không gian ở:
a) Quy hoạch làng – xã:
Từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, công cuộc đổi
mới đất nước và chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã tạo ra một động lực rất
mạnh để phát triển xã hội. Diện mạo kiến trúc ở thành phố cũng như ở nông
thôn thay đổi dễ thấy. Nông thôn trong thời kinh tế thị trường, người dân thu
nhập không chỉ từ thu hoạch nông nghiệp, phương thức sản xuất thay đổi, chủ
trương hiện đại hóa… đã kéo theo những nhu cầu mới, lối sống của người dân
cũng thay đổi theo. Lối sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kiến
trúc [3] nên việc thay đổi đó đã làm cho kiến trúc làng – xã cũng thay đổi
theo.
Sự thay đổi theo này về bản chất là hầu hết cấu trúc các làng quê không
còn “hướng nội” thuần túy như trước mà đã bung ra “hướng ngoại”. Tụ điểm
dân cư nông thôn cỡ vài trăm hộ dân bám đường hình thành nên các thị tứ, là
thành phần mới trong quy hoạch xây dựng nông thôn thời kỳ đổi mới. Các
khu đô thị mới, khu công nghiệp ngày càng được mở rộng thay thế dần các
cánh đồng lúa mỏi cánh cò bay.

Những thành phần mới trong sự phát triển của làng:
20
Hình. . Ba khu vực phát triển nhà ở trong phạm vi làng
b) Tổ chức không gian nhà ở:
Về thực trạng xây dựng NONT, có thể nhìn nhận ở hai hướng sau:
f) Hướng thứ nhất:
Đối với nhà ở tại các làng, xã truyền thống, gồm nhà ở bám theo trục đường
làng và NONT mới xây trên đất của ngôi nhà ở truyền thống:
Những ngôi nhà này được xây dựng theo hình mẫu nhà ống của đô thị những
năm 90 của thế kỷ XX, do sao chép không có lựa chọn nên hầu hết đều
không phù hợp với môi trường cảnh quan nông thôn. Đó là các loại nhà có
chiều rộng từ 4 – 5m, chiều dài từ 10 – 20m, xây cao 1 – 3 tầng, kiểu mái
bằng. Ngôi nhà chỉ có một hướng lấy sáng từ mặt trước nên thường bị tối,
khả năng chiếu sáng tự nhiên và thông gió rất kém, phải sử dụng đèn điện,
quạt để chiếu sáng và làm mát không gian nên rất tốn năng lượng.
21
Hình . . Khảo sát nhà ở xây dựng mới trong các khuôn viên cũ
Hình . . Các sơ đồ mặt bằng nhà hiện nay
Bố cục tổng thể khuôn viên gồm có nhà chính, nhà bếp và khu chăn nuôi.
Các dãy nhà bố trí phân tán, trước nhà chính có sân gạch. Cách bố cục chunh
giống như bố cục nhà ở truyền thống nên cũng tạo ra hiệu quả thông thoáng,
đón gió mát vào nhà. Không gian sân cũng được sử dụng linh hoạt đáp ứng
các nhu cầu của đời sống nông thôn hiện nay. Sự khác nhau chủ yếu là ở kiến
trúc, không gian và hình khối của nhà ở mới xây dựng. Cấu trúc chịu lực là
tường gạch, khác hẳn với nguyên tắc hệ cột, xà, kèo chịu lực, tường vách bao
che của nhà ở truyền thống đã dẫn đến kế quả không gian trong nhà xây dựng
mới không còn tính lin hoạt, không còn khả năng thay đổi mở rộng hay thu
hẹp. Mặt bằng bố trí tự do và được ngăn chia thành các phòng cố định khác
22
bới cách bố cục đăng đối như nhà ở truyền thống. Do cấu trúc tường chịu lực

chính nên mặt trước không thể mở thoáng lớn mà chỉ có thể bố trí các cửa đi
và cửa sổ. Do đó, không gian trong nhà, không gian hiên và sân không thể
chuyển hóa thành một không gian lớn được.
g) Hình khối nhà thường vuông vắn và không dàn trải theo chiều ngang.
Cấu tạo mái bằng bê tông cốt thép làm cho hình khối nhà bị khô cứng,
gây cảm giác góc cạnh, nặng nề. Hình khối kiến trúc đang dần mất đi
tính thoáng mở, sự hài hòa với cảnh quan truyền thống và môi trường
thiên nhiên.
h) Hướng thứ 2:
Đối với NONT tại các điểm dãn dân và khu vực trung tâm thị tứ đang xây
dựng rộng rãi ở vùng ĐBBB hiện nay, được chia làm hai loại:
- Loại thứ nhất, nhà ở nằm trong quy hoạch điểm dân cư được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt, cho phép hỗ trợ kinh phí nhằm xây dựng nông thôn
mới. Khảo sát cho thấy, phần lớn những khu dân cư này chưa xây dựng nhà ở
mà chủ yếu xây dựng đường giao thông, vỉa hè và hệ thống cột điện. Việc quy
hoạch phân khu kiểu bàn cờ đang tạo cho các điểm dân cư nông thôn mới sự
lạc điệu so với cấu trúc làng xã truyền thống, các lô đất xây nhà chia lô theo
kích thước chiều rộng từ 4 – 5m, chiều sâu từ 20 – 25m đang cho thấy sự
cứng nhắc, khô khan trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt,
những khu vực quy hoạch dãn dân cũng không có các mẫu nhà ở cho người
dân tham khảo xây dựng hoặc nếu có cũng không đáp ứng được nhu cầu ở và
sản xuất kinh doanh của người dân.
- Loại thứ hai là loại NONT xây tự phát tại các trục đường làng, đường
liên xã (loại này không có quy hoạch, mà do xã, thôn bán đất theo kiểu “đổi
đất lấy hạ tầng”), với lô đất có chiều rộng 5m, chiều dài 20m, xây kiểu hình
23
hộp bằng bê tông cao 2 – 3 tầng, loại nhà ở phát triển tự phát này đang mang
lại cho nông thôn hình ảnh kiến trúc tùy tiện, kiểu dáng hết sức lộn xộn.
Nhà xây dựng trên các lô đất hình chữ nhật dài, chiều rộng nhỏ và thường xây
dựng vào giữa lô đất, mặt trước và mặt sau đều có sân vườn, hướng nhà

thường quay ra đường giao thông trước mặt và phụ thuộc vào vị trí lô đất.
Khả năng thông thoáng không bằng loại nhà xây dựng trong khuôn viên. Sân
nhà là không gian có thể sử dụng vào các mục đích khác.
Cấu trúc chịu lực là tường gạch, mái bằng bê tông cốt thép nên các phòng đều
ngăn chia cố định bằng hệ thống tường chịu lực và liên hệ với nhau bằng cửa
đi. Tuy tạo ra các không gian độc lập, riêng biệt nhưng mất đi khả năng biến
đổi không gian trong nhà.
Hình khối kiến trúc vuông vắn, chiều cao tầng nhà lớn nên hàng hiên trước
nhà không còn khả năng che mưa, che nắng hiệu quả. Các khối nhà hình hộp
24
đơn giản và khô cứng đang phá vỡ truyền thống, làm mất đi giá trị nhân văn
của cảnh quan làng xã.
* Mối liên hệ giữa cách tổ chức không gian nhà ở nông thôn hiện nay
với hoạt động sản xuất nông nghiệp:
- Ngày nay, NONT lại chuyển sang tổ chức theo phương dọc và theo
chiều cao, đồng thời bỏ bớt đi nhiều chức năng như sân, vườn, chuồng trại
chăn nuôi nên không gian NONT không còn đáp ứng được các tiêu chí về
sinh hoạt, ăn ở kết hợp với sản xuất nông nghiệp, người dân phải thu hoạch
nông sản ngay trên đồng ruộng, trên các trục đường giao thông, ngay tại các
khu vực công cộng như đình làng, miếu thờ, nhà văn hóa…ảnh hưởng đến
môi trường cảnh quan nông thôn.
- Việc xây dựng không phép và không quan tâm đến hạ tầng kỹ thuật là
yếu tố cơ bản làm cho môi trường ở nông thôn bị xâm hại nặng nề: rác thải,
chất thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, các làng nghề xả bừa bãi ra môi trường, đã
ảnh hưởng đời sống và sản xuất của người dân.
Hình 1.1a. Người dân phơi rơm, thóc ngay trên đường [Nguồn Internet]
25

×