Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

bổ sung chế phẩm lactozyme và veme bacilac vào thức ăn heo thịt vỗ béo ở công ty chăn nuôi vemedim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 60 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




NGUYỄN QUỐC KHÁNH






BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀ
VEME BACILAC VÀO THỨC ĂN HEO THỊT
VỖ BÉO Ở CÔNG TY CHĂN NUÔI
VEMEDIM



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y










2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y




Tên đề tài:

BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀ
VEME BACILAC VÀO THỨC ĂN HEO THỊT
VỖ BÉO Ở CÔNG TY CHĂN NUÔI
VEMEDIM








CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN MINH THÔNG









2013





i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



NGUYỄN QUỐC KHÁNH





BỔ SUNG CHẾ PHẨM LACTOZYME VÀ
VEME BACILLAC VÀO THỨC ĂN HEO
THỊT VỖ BÉO Ở CÔNG TY CHĂN NUÔI
VEMEDIM






Cần Thơ, ngày …. tháng .…năm 2013 Cần Thơ, ngày …. tháng ….
năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN


TS. Nguyễn Minh Thông ………………….



Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





ii

…………………….


1 LỜI CẢM ƠN
Đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Bổ sung chế phẩm Lactozyme và Vime bacilac
vào thức ăn heo thịt vỗ béo” là kết quả bước đầu sau hơn 3 năm học, đây
cũng là tổng hợp kiến thức mà em đã tiếp thu được trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Để có được những kiến thức đó, Trước hết là cha mẹ, người đã sinh tôi ra,
nuôi nấng, dạy dỗ và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong học tập cũng
như trong cuộc sống.
Bên cạnh đó em cũng rất biết ơn cô Nguyễn Thị Kiêm Đông giáo viên Cố vấn
học tập, luôn sát cánh bên chúng tôi, giải quyết những khó khăn trong hoc tập
mà chúng tôi vấp phải.
Đồng thời em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Minh Thông đã hết lòng tận tình
hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài ra em cũng chân thành cảm ơn Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ
môn Thú y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức
vô cùng quý báu.
Các bạn sinh viên Chăn nuôi – Thú Y khóa 36 đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài. Các anh chú cô chị trong Trại chăn nuôi thực nghiệm công ty
Vemedim đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập.
Trong quá trình thực hiện khóa luận do còn hạn chế về thời gian cũng như
kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự
nhận xét và góp ý của quý thầy cô và các cô chú, anh chị để khóa luận của em
được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


iii

TÓM TẮT
Đề tài: “Bổ sung chế phẩm Lactozyme và Vime bacilac vào thức ăn heo thịt

vỗ béo” được thực hiện từ tháng 23/05/2013 đến 05/09/2013. Thí nghiệm được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 93 heo thịt có trọng lượng trung bình 45 kg,
gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Heo được cho ăn 4 lần trên ngày theo định mức với khẩu phần thí nghiệm.
 Đối chứng: Khẩu phần dùng cho heo 50-100 kg đang sử dụng tại
công ty CN Vemedim.
 NT1: Khẩu phần dùng cho heo 50-100 kg đang sử dụng tại công
ty CN Vemedim có bổ sung chế phẩm Lactozyme. Trộn 1 kg chế
phẩm với 400 kg thức ăn cho ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi.
 NT2: Khẩu phần dùng cho heo 50-kg đang sử dụng tại công ty CN
Vemedim có bổ sung chế phẩm Vime Bacillac100. Trộn 1 kg chế
phẩm với 400 kg thức ăn cho ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi.
Sau thời gian thực hiện đề tài chúng tôi ghi nhận được một số kết quả như
sau:
 Tăng trọng cao nhất là ở NT1 (796 g/con/ngày), kế đến là NT2
(767g/con/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức ĐC
(702g/con/ngày).
 Dài thân của heo được cho ăn thức ăn NT1 (111cm) và NT2
(111,35cm) cao hơn thức ăn ĐC (101,12cm).
 Hệ số K cao nhất ở thức ăn ĐC (11977), cao hơn so với thức ăn ở
NT1 (11517) và thức ăn ở NT2 (11714).
 Chỉ số tròn mình của thức ăn ĐC (92,1) và thức ăn ở NT2 (91,6)
cao hơn thức ăn ở NT1 (91,1).
 TĂSD (kg/con/ngày) ở ĐC là cao nhất (2,33kg), kế đến là NT1
(2,31kg) và thấp nhất là NT2 (2,30kg).
 Tiêu tốn thức ăn ở NT2 ( 2,3 ) là thấp hơn NT1 ( 2,31 ) và ĐC (
2,33 ).
 HSCHTĂ toàn kỳ ở NT1(2,91) là thấp nhất, kế đến là NT2 (3,02)
và cao nhất là ĐC (3,33).



iv

 Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng ở NT1 thấp hơn so với ĐC và
NT2 lần lược là: 22,302 ngàn đồng (89,8%); 22,508 ngàn đồng
(100%) và 24,839 ngàn đồng (90,6%).
Mức độ vi khuẩn E.coli trong phân sau một thời gian bổ sung probiotic:
 Tại thời điểm 30 ngày: Lượng E.coli trong 1g phân (13,55 ± 3,54)
* 10
5
, còn ở nghiệm thức 2 là (20,77 ± 5,16) * 10
5
đều thấp hơn
của đối chứng (21,40 ± 4,87) * 10
5
.
 Tại thời điểm 45 ngày thì ở nghiệm thức 1 có sự giảm lượng
E.coli trong phân một cách đáng kể (8,80 ± 3,24) * 10
5
, kế đến là
nghiệm thức 2 (14,30 ± 1,58) * 10
5
và cao nhất là đối chứng
(15,67 ± 2,48) * 10
5
.
 Tại thời điểm 60 ngày thì lượng E.coli trong 1g phân ở nghiệm
thức 1 và 2 tương đương nhau tương ứng (12,00 ± 0,40) * 10
5


(12,86 ± 0,40) * 10
5
và cao hơn đối chứng (20,99 ± 1,29) * 10
5
.


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Tác giả luận văn


Nguyễn Quốc Khánh


vi

2 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
LỜI CAM ĐOAN v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
Chương 1: Giới thiệu 12

Chương 2: Tổng quan tài liệu 13
2.1 Đặc điểm sinh lí và nhu cầu của heo sinh lý tiêu hoá 13
2.1.1 Sự tiêu hóa ở miệng 14
9.1.1 2.1.2 Tiêu hóa ở dạ dày 14
2.1.3 Tiêu hóa ở ruột non 14
2.1.4 Tiêu hóa ở ruột già 14
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt 15
2.2.1 Nhu cầu năng lượng 15
2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin 16
2.2.3 Nhu cầu glucid 17
2.2.4 Nhu cầu vitamin 18
2.2.5 Nhu cầu khoáng 18
2.2.6 Nhu cầu lipid 19
2.2.7 Nhu cầu xơ 19
2.2.8 Nhu cầu nước 19
2.3 Chọn heo con nuôi thịt 20
2.3.1 Ngoại hình 20
2.3.2 Sức mau lớn 21
2.3.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) 21
2.3.4 Dễ nuôi và sức chịu đựng 21
2.4 Một số loại vi khuẩn probiotic phổ biến 21
2.4.1 Lactobacillus spp 21


vii

2.4.2 Lactobacillus acidophilus 21
2.4.3 Bacillus subtilis 22
2.4.4 Saccharomyces cerevisiae 22
2.4.5 Vai trò của các vi sinh vật trong chăn nuôi 22

2.5 Đặc điểm của một số thực liệu trong thức ăn 23
2.5.1 Thức ăn năng lượng 23
2.5.2 Thức ăn bổ sung protein và acid amin 25
2.5.3 Thức ăn bổ sung khoáng 26
2.5.4 Thức ăn hỗn hợp bổ sung 26
2.6 Chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm 26
2.6.1 Lactozyme 26
2.6.2 Vime Bacilac 28
2.7 Chuồng trại nuôi heo và môi trường sinh thái 30
2.7.1 Chuồng trại 30
2.7.2 Tiểu khí hậu của chuồng nuôi 31
2.8 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với heo thịt 32
2.8.1 Các chỉ tiêu về tăng trọng (ST) 32
2.8.2 Sự phát triển cơ thể 33
2.8.3 Mức ăn dưỡng chất tiêu thụ 33
2.8.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ ) 33
2.8.5 Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng 34
Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 34
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 34
3.2 Giới thiệu sơ lược về địa điểm và trại nuôi thí nghiệm 34
3.2.1 Tổng quan trại 34
3.3 Phương pháp thí nghiệm 37
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 37
3.3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 37
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 38
3.4 Phương pháp định lượng vi khuẩn E.coli trong phân và Định Tính
Salmonella 41


viii


3.4.1 Phương pháp định lượng vi khuẩn E.coli trong phân 41
3.4.2 Phương Pháp Định Tính Salmonella 43
Chương 4: Kết quả thảo luận 44
4.1 Ghi nhận tổng quát 44
4.2 Các kết quả về khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm 45
4.2.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm 45
4.2.2 Chỉ tiêu về sự phát triển cơ thể của heo thí nghiệm 46
4.2.3 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn 47
4.2.4 Hiệu quả kinh tế 49
4.2.5 Kết quả định lượng vi khuẩn Error! Bookmark not defined.
Chương 5: Kết luận và đề xuất 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Đề xuất 50
Tài liệu tham khảo 50
Phụ lục 48
3


ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của heo thịt 5
Bảng 2.2 Mô hình acida min lý tưởng cho heo thịt 7
Bảng 2.3 Nhu cầu nước cho heo thịt 10
Bảng 2.4 Thành phần và hàm lượng men trong chế phẩm Lactozyme 18
Bảng 2.5 Thành phần và hàm lượng vi sinh trong chế phẩm Veme Bacilac 21
Bảng 2.6 Diện tích nền chuồng khuyến cáo cho heo thịt 22
Bảng 3.1 Công thức khẩu phần của thức ăn thí nghiệm 29
Bảng 3.2 Sơ đồ thí nghiệm 31

Bảng 3.3 Định danh vi khuẩn E.coli bằng phản ứng sinh hóa 34
Bảng 3.4 Kết quả Định danh vi khuẩn E.coli bằng phản ứng sinh hóa 37
Bảng 4.1 Khối lượng và tăng trọng heo thí nghiệm từng nghiệm thức 38
Bảng 4.2 Sự phát triển cơ thể heo thí nghiệm 40
Bảng 4.3 Thức ăn sử dụng và hệ số chuyển hóa thức ăn 40
Bảng 4.4 Chi phí thức ăn và HSCHTĂ heo thí nghiệm 42
Bảng 4.5 Kết quả định lượng vi khuẩn E.coli 43
Bảng 4.6 Kết quả định lượng vi khuẩn Samonella 44
Bảng 4.7 Số lượng của Escherichia sau 0 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 36 giở nuôi
cấy (CFU/ml) 44


x

4 DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Tấm gạo 14
Hình 2.2 Cám gạo 15
Hình 2.3 Bắp 16
Hình 2.4 Bột cá 17
Hình 2.5 Chế phẩm Lactozyme 19
Hình 2.6 Chế phẩm Bacilac 20
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Cần Thơ 26
Hình 3.2 Heo thí nghiệm 28
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình định lượng tổng số vi khuẩn E.coli 35
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình phân lập Salmonella 36
Hình 4.1 Biểu đồ tăng trọng bình quân trên ngày của các nghiệm thức thí
nghiệm 39
Hình 4.2 Biểu đồ thức ăn sử dụng các nghiệm thức 41
Hình 4.3 Biểu đồ ảnh huong3 thức ăn 3 nghiệm thức lên HSCH của heo của
các nghiệm thức thí nghiệm 42




xi

5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích
TĂ Thức ăn
VCK Vật chất khô
HSCHTĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn
ĐVTĂ Đơn vị thức ăn
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
TTTĐ Tăng trọng tuyệt đối
TTTgĐ Tăng trọng tương đối
DT Dài thân
VN Vòng ngực
TL Trong lượng
CPTĂ Chi phí thức ăn




12

6 GIỚ THIỆU
Ở Việt Nam chăn nuôi là nghề nghiệp truyền thống của hàng triệu nông hộ và một
trong những nghành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đồng bằng sông
Cửu Long có điều kiện phù hợp cho chăn nuôi heo, vì đây là vùng trọng điểm sản xuất
lúa của cả nước, nên cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho chăn nuôi.

Ngày nay thịt heo là nguồn thực phẩm chủ yếu của con người, trên thế giới
thịt heo chiếm 40% thị phần và ở Việt Nam thì tỷ lệ này là hơn 75%. Giá thành
thịt heo có xu hướng ngày càng giảm và chất lượng thịt heo ngày càng được quan tâm
đặc biệt. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo hiện nay tập trung chủ yếu vào việc
tăng tỷ lệ nạc, giảm mỡ.
Trong chăn nuôi hàng hoá, nhà sản xuất khai thác tối đa khả năng sinh lợi, mang lại
hiệu quả kinh tế của vật nuôi. Để giúp vật nuôi tiêu hóa tốt thức ăn, tăng trọng nhanh,
hạn chế các tác động bất lợi có trong nguyên liệu thức ăn thì xu hướng chung hiện nay
người ta bổ sung thêm vào thức ăn các enzyme hay một số sản phẩm có nguồn gốc
probiotic. Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vai trò tích cực của enzyme
trong ngành chăn nuôi. Trước đây, do ít quan tâm đến lượng chất dinh dưỡng bị thải ra
ngoài nên hậu quả của việc cho ăn quá nhiều chất dinh dưỡng nhằm tối đa hóa năng
suất đã dẫn đến hậu quả là lượng chất dinh dưỡng thải ra quá nhiều qua phân và nước
tiểu (chủ yếu là hàm lượng protein, phốt pho và canxi). Trong những năm gần đây, các
nhà khoa học đã và đang nổ lực tìm cách làm giảm ô nhiễm từ các chất thải ra trong
chăn nuôi. Và trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được rằng cần
cải thiện khả năng sử dụng các dưỡng chất trong khẩu phần của vật nuôi để hạn chế tối
đa lượng phân thải ra nhằm tăng khả năng tiêu hoá và giảm ô nhiễm môi trường bằng
cách cung cấp thêm các enzyme tiêu hoá và các vi sinh vật hữu ích (probiotic) để hổ
trợ khả năng tiêu hoá cho vật nuôi.
Một trong những chế phẩm có nguồn gốc probiotic được sử dụng để bổ sung vào khẩu
phần thức ăn cho gia súc, gia cầm là Lactozyme và Veme bacilac. Lactozyme chứa
một số enzyme tiêu hóa và vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa làm tăng khả năng
sinh trưởng, phòng trị hữu hiệu bệnh tiêu chảy, phân sống. Thức ăn vi sinh cao cấp
Veme bacilac có chứa các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn
có hại cho đường ruột làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột chống rối loạn tiêu hóa, kích
thích tiêu hóa.
Bên cạnh đó, tình trạng chăn nuôi những năm gần đây luôn gặp nhiều khó khăn và trở
ngại do dịch bệnh hoành hành, sự bất ổn giá cả thức ăn, nguyên liệu liên tục tăng làm
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người chăn nuôi.

Để chăn nuôi heo phát triển và đạt hiệu quả cao một trong những biện pháp là tác
động vào khẩu phần thức ăn để giảm bớt giá thành sản xuất nhằm tăng lợi nhuận sản
xuất.


13

Do đó, đề tài “Bổ sung chế phẩm Lactozyme và Vime bacilac vào thức ăn heo thịt vỗ
béo ” được tiến hành.
Mục tiêu đề tài:
Khảo sát sự sinh trưởng của heo thịt giống ngoại được nuôi với 3 khẩu phần thức ăn
khác nhau, nhằm đánh giá hiệu quả các khẩu phần thức ăn chứa chế phẩm Lactozyme
và Vime Bacilac đáp ứng tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của heo thịt. Từ đó đề
xuất khẩu phần thức ăn phù hợp điều kiện chăn nuôi nông hộ và đem lại hiệu quả kinh
tế cao.


















TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh lí và nhu cầu của heo sinh lý tiêu hoá
Heo là động vật dạ dày đơn, ruột non dài 18 - 25m, gấp 10 - 14 lần so với chiều dài
thân mình. Nhờ vậy, heo có khả năng hấp thu thức ăn rất tốt, hệ số chuyển hóa những
chất dinh dưỡng trong thức ăn cao. Ở ruột già dài nhất là đoạn kết tràng dài khoảng 5 -
6m, tại đây hệ vi sinh vật - nguyên sinh vật tiến hành phân giải một phần chất xơ
không tiêu hóa ở ruột non thành chất dinh dưỡng, đặc biệt là các acid béo cung cấp
năng lượng và vitamin cho heo (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Theo Lê Hồng Mận (2004), hệ thống tiêu hoá ở heo gồm 4 bộ phận tham gia quá trình
tiêu hóa cơ học và hoá học thức ăn là miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Heo là loài ăn
tạp, ăn các thức ăn sống và chín đều được. Heo là động vật dạ dày đơn, heo 90 - 100
kg có dung tích dạ dày 5 - 6 lít.


14

Heo dùng mũi ngửi thức ăn để phân biệt mùi, lưỡi phân biệt vị thức ăn. Heo dùng răng
và miệng đẩy thúc ăn có ích vào miệng, nuốt qua thực quản vào dạ dày, đồng thời đẩy
thức ăn không thích hợp ra ngoài. Bao gồm cả tiêu hóa cơ học và hóa học, tiêu hóa cơ
học là chủ yếu: Tiêu hóa cơ học là quá trình nhai nhỏ nhuyễn thức ăn đồng thời tẩm
nước bọt để dễ nuốt và tiêu hóa; Tiêu hóa hóa học: nước bọt có hai men amilose và
mantose để thủy phân tinh bột thành đường glucose (Lê Hồng Mận, 2004).
2.1.1 Sự tiêu hóa ở miệng
Ở miệng, quá trình tiêu hóa cơ học là chủ yếu. Ở đó động tác nhai rất quan trọng, có
tác dụng nghiền nhỏ thức ăn, trộn với nước bọt thành viên nhờn dễ nuốt, làm tăng diện
tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa, đồng thời xảy ra các phản ứng tiết dịch tiêu
hóa để chuẩn bị cho các bước tiêu hóa sau. Ở đây, quá trình tiêu hóa hóa học có xảy ra
nhưng không đáng kể, bởi trong nước bọt của heo mặc dù có enzyme amylaza nhưng

hoạt động rất kém, hơn nữa khi thức ăn vào miệng heo được nuốt vội xuống dạ dày.
2.1.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày của heo gồm 5 vùng: vùng thực quản nhỏ, vùng mang nang, vùng thượng vị,
vùng thân vị và vùng hạ vị. Trong 5 vùng dạ dày thì vùng hạ vị và thân vị là nơi tiết
dịch tiêu hóa chủ yếu của dạ dày. Thành phần dịch tiêu hóa ở dạ dày bao gồm: 99,5%
là nước, pepsinogen, các muối vô cơ, chất nhầy, acid lactic, creatinin, ATP và đặc biệt
là sự hiện diện của HCl. HCl làm cân bằng pH trong dạ dày, làm trương nở protein để
làm tăng bề mặt tiếp xúc với enzyme pepsin (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
2.1.3 Tiêu hóa ở ruột non
Hầu hết các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, ở đây quá trình tiêu hóa
hóa học là chủ yếu. Do đoạn cuối ruột non nối với cuống hạ vị của dạ dày, tiếp nhận
hàng loạt men tiêu hóa protein, tinh bột, mỡ thức ăn từ dịch tụy và dịch mật của túi
mật. Sản phẩm cuối cùng phân giải protein ở ruột non là acid amin, các acid amin này
được hấp thu qua màng ruột vào máu rồi đến các mô bào cơ thể, ở đó chúng được tổng
hợp thành protein của các bộ phận cơ thể, enzyme, hormone lipid thức ăn được tiêu
hóa thành các acid béo và glyxerin nhờ enzyme lipase. Còn các loại tinh bột và đường
đa dưới tác động thủy phân của hệ thống các enzyme amilose, maltose, lactose, surose
của tuyến tụy phân giải thành đường đơn và glucose để heo hấp thu (Lê Hồng Mận và
Bùi Đức Lũng, 2002).
2.1.4 Tiêu hóa ở ruột già
Ở ruột già thì quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục nhưng không
đáng kể. Ở đây, sự phân giải do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so với gia súc nhai lại thì
khả năng tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó, ở ruột già người
ta còn phát hiện một số vitamin nhóm B và vitamin K được tổng hợp nhưng vì hàm


15

lượng quá thấp nên không đủ cung cấp nhu cầu hằng ngày của heo. Vì vậy, cần phải
bổ sung thêm các loại vitamin này từ thức ăn (Nguyễn Thiện, 2004).

2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt
Nhu cầu dinh dưỡng của heo để tăng trưởng, tích lũy nạc, sản xuất sữa… Vì vậy cần
phải xây dựng khẩu phần phù hợp cho từng nhu cầu sản xuất. Thêm vào đó, nhu cầu
cho heo sơ sinh đến tăng trưởng vỗ béo thay đổi theo khối lượng cơ thể và lượng thức
ăn ngày càng tăng dần. Ở từng giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng cũng khác
nhau.
Lượng thức ăn ăn vào bị chi phối bởi các yếu tố như di truyền, cơ chế thần kinh, các
giác quan khứu giác và vị giác; nhiệt độ môi trường, ẩm độ, sự thông thoáng và diện
tích nuôi; sự thiếu hụt hay thừa dinh dưỡng, mật độ năng lượng, kháng sinh, mùi thơm
và lượng nước trong khẩu phần thức ăn (NRC, 1998).


Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của heo thịt
Khối lượng heo (kg)
Chỉ tiêu
20–50

50 – 80

80 – 120

Khối lượng TB cho từng hạng cân (kg) 35

65

100

Lượng DE trong khẩu phần (Kcal/kg) 3.400

3.400


3.400

Lượng ME trong khẩu phần (Kcal/kg) 3.265

3.265

3.265

DE ăn vào ước tính (Kcal/ngày) 6.305

8.760

10.450

ME ăn vào ước tính (Kcal/ngày) 6.050

8.410

10.030

Thức ăn ăn vào ước tính (g/ngày) 1.855

2.575

3.075

Protein thô (%) 18

15,5


13,2

(NRC, 1998)
2.2.1 Nhu cầu năng lượng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, heo luôn trao đổi năng lượng, kể cả lúc ngủ
cũng xảy ra sự tiêu hao năng lượng. Thức ăn cung cấp năng lượng trước hết bù cho
năng lương tiêu hao, số dư chuyển hóa thành thịt, mỡ để heo sinh trưởng và sinh sản
(Lê Hồng Mận, 2007).
Theo NRC (1998), nhu cầu năng lượng duy trì là số năng lượng cần cho cơ thể trong
điều kiện hoạt động trung bình bao gồm nhiệt độ môi trường, mức độ hoạt động, số
heo trong ô nuôi, các yếu tố stress và được tính theo khối lượng trao đổi là thể trọng
với mũ 0,75. Nhu cầu năng lượng duy trì cho 1 kg khối lượng trao đổi dao động từ 100
– 125 Kcal DE/kg P
0,75
/ngày đêm. Nếu tính theo năng lượng thuần sẽ thành 71 – 78
Kcal/kg P
0,75
/ngày. Năng lượng tích lũy mỡ biến động từ 9,5 – 16,3 Mcal DE/kg, trung
bình là 12,5; tích lũy protein 7,1 – 14,6 Mcal DE/kg, trung bình 12,6; như vậy, năng
lượng để tích lũy mỡ và protein là tương đương nhau. Nhưng 1 kg thịt nạc chứa 20 –


16

22 % protein nên chi phí năng lượng cho tổng hợp 1 kg nạc chỉ bằng 20 – 22 % so với
năng lượng để tạo 1 kg mỡ.
2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin
Protein là thành phần chủ yếu để cấu tạo cơ thể, cấu tạo các tổ chức, cấu tạo men, kích
tố kháng thể và nhiều loại vitamin. Nếu thức ăn thiếu protein, gia súc non sẽ bị đình trệ

sinh trưởng và phát dục; gia súc trưởng thành sức sản xuất giảm; gia súc sinh sản hoạt
động sinh dục bị rối loạn và thai phát triển không tốt (NRC, 1998).
Theo Dương Thanh Liêm et al., (2002), protein là chất rất quan trọng cho gia súc tăng
trưởng và nó tham gia trong cấu tạo tế bào và các bộ phận cơ thể. Do đó việc cung cấp
đủ protein cho heo không những ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng, thành phần phẩm chất
thịt mà còn làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn. Gia súc càng nhỏ càng chịu ảnh
hưởng của mức độ protein cung cấp trong khẩu phần. Tuy nhiên, nếu cho ăn quá thừa
protein sẽ không làm tăng tích lũy protein trong cơ thể và không làm tăng sức lớn mà
còn làm giảm hiệu quả sử dụng protein do việc khử các acid amin để tạo ra năng lượng
đưa đến giảm hiệu quả kinh tế, vì đây là thức ăn đắt tiền hơn thức ăn năng lượng.
Protein của thức ăn cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết để xây dựng nên protein
của cơ thể và protein của sản phẩm. Sự mất hoặc không đạt một số acid amin không
thay thế trong thức ăn của động vật làm rối loạn quá trình tổng hợp protein và sự trao
đổi chất, giảm sự sinh trưởng, sinh sản, năng suất và sức khỏe gia súc (Bùi Đức Lũng
et al., 1995).
Protein là nguyên liệu quan trọng trong cấu tạo cơ thể heo, protein trong khẩu phần
phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các acid amin thiết yếu và không thiết yếu
để cơ thể tổng hợp protein cho mình. Trong chăn nuôi heo người ta thường dùng chỉ số
protein thô (CP) để đánh giá chất lượng thức ăn (Nguyễn Thiện, 2008).
Theo Trương Lăng (2003), protein là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Cơ chứa đến 30 –
35 % protein. Trong protein có nhiều acid amin , có 2 loại acid amin: loại thay thế và
loại không thay thế được. Loại cơ thể heo không tổng hợp được phải lấy từ thức ăn
vào là: Lys, Trp, Thr, Phe, Met, Leu, Ile, Arg, His, Val (viết đầy đủ không nên viết
tắc). Trong đó, Lysine là acid amin giới hạn số một của heo, giúp tổng hợp thịt nạc.
Phải cân bằng để tạo ra “protein lý tưởng” với hàm lượng tối đa Lysine và các acid
amin khác để tăng năng suất gia súc. Protein lý tưởng được định nghĩa là tỷ lệ hoàn
hảo của các acid amin thiết yếu đáp ứng cho duy trì và sản xuất. Nó là một mô hình
mà trong đó mỗi acid amin ở mức độ cân bằng. Khái niệm về protein lý tưởng ngày
càng trở nên quan trọng trong việc phối hợp khẩu phần thực tế cho heo. Hiệu quả sử
dụng protein chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: heo nhiều nạc sử dụng protein hiệu quả

hơn so với heo nhiều mỡ; heo con hiệu quả hơn so với heo già; heo đực hiệu quả hơn
heo cái và heo đực thiến (Hollis, 1993).



17






Bảng 2.2 Mô hình acid amin lý tưởng cho heo thịt (lysine là acid amin chuẩn)
Thể trọng heo (kg)
Acid amin
20 – 50

50 – 100

Lys
100

100

Arg
36

30

His

32

32

Trp
19

20

Ile
60

60

Leu
100

100

Val
68

68

Phe + Tyr
95

95

Thr

67

70

Met + Cys
65

70

Met
30

30

Cys
35

40

(Hollis, 1993)
Ở heo có một vài acid amin được tổng hợp và một số acid amin khác thì không tổng
hợp được mà nó được cung cấp từ TĂ. Nó được gọi là các acid amin thiết yếu: Lys,
Met, Trp, Ile, His, Phe, Thr, Leu, Val, Arg. Lysine được chọn là acid amin thiết yếu
đứng đầu. Vì nhu cầu Lysne ở heo rất cao và nó thường là acid amin bị giới hạn trong
ngũ cốc (Batterham, 1990).
Nhu cầu Lysne ở heo đã được nghiên cứu rộng rãi (NRC, 1998). Nó phụ thuộc chủ yếu
vào giới tính, kiểu gen, khối lượng, mức độ nuôi dưỡng và môi trường (Noblet và
Quiniou, 1999). Nếu xảy ra sự thiếu hụt một hoặc nhiều acid amin thiết yếu, heo
không thể sử dụng hoàn toàn các acid amin khác, nếu dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử
dụng năng lượng và nitrogen sẽ được bài thải trong nước tiểu (Batterham, 1990).

2.2.3 Nhu cầu glucid
Glucid là những chất chủ yếu đảm bảo năng lượng cho heo và tham gia vào cấu trúc
các mô của cơ thể. Những chất như đường, tinh bột, xơ v.v…là những chất đảm bảo
70 – 80 % nhu cầu năng lượng của heo (Đào Trọng Đạt et al., 1999).
Theo Trương Lăng (2007), glucid là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể và nếu dư
thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Mỡ heo tạo ra từ glucid thường là mỡ chắc, tạo
chất béo no, vì vậy giai đoạn cuối của heo thịt cần có glucid (tấm, bắp) để tạo chất mỡ


18

tốt cho tiêu dùng và xuất khẩu, nhưng nếu dư thừa glucid heo nhanh chóng tạo nhiều
mỡ, làm cho tỷ lệ nạc trên quày thịt heo giảm đi.
2.2.4 Nhu cầu vitamin
Theo Dương Thanh Liêm et al., (2002) vitamin là hợp chất có phân tử lượng tương đối
nhỏ, có trong cơ thể với số lượng rất ít nhưng không thể thiếu. Vì nó có vai trò rất
quan trọng là tham gia vào cấu trúc nhóm ghép trong nhiều hệ thống enzyme, xúc tác
các phản ứng sinh học để duy trì mọi hoạt động sống bình thường như: sinh trưởng,
sinh sản, bảo vệ cơ thể và sản xuất các sản phẩm chăn nuôi.
Nếu nuôi gia súc bằng khẩu phần thức ăn chế biến chỉ từ các nguyên liệu như chất bột
đường, chất béo, protein, chất khoáng theo đúng nhu cầu của gia súc ta sẽ thấy con vật
tăng trưởng chậm, hiệu quả sinh sản thấp, dễ bị bệnh. Nguyên nhân là do trong khẩu
phần còn thiếu vitamin. Do đó cần bổ sung vitamin vào khẩu phần để đạt được năng
suất tối ưu (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Nhu cầu vitamin của heo rất ít nhưng nó rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất bình
thường của cơ thể. Các vitamin bổ sung cho heo gồm 2 nhóm chính: vitamin tan trong
nước và vitamin tan trong dầu (Nguyễn Thiện, 2004).
Theo Lê Hồng Mận (2007), cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vitamin với một lượng
rất nhỏ tới mg hoặc µg, nhưng có tác dụng rất lớn tới quá trình trao đổi chất, các hoạt
động của hormone và enzyme. Thiếu hoặc thừa 1 loại vitamin nào đều ảnh hưởng tới

sinh trưởng, sinh sản, sức khỏe của gia súc, gia cầm. Theo Trương Lăng (2000), mọi
sự thiếu hụt vitamin đều dẫn đến rối loạn trao đổi chất, gây hại cho cơ thể heo. Tùy
theo mức độ của sự thiếu nhiều hoặc ít mà triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ.
2.2.5 Nhu cầu khoáng
Theo NRC (1998), nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần của heo cần một số khoáng
bao gồm: Ca, Cl, Cu, I, Fe, Mg, P, K, Se, Na, S, Zn. Ngoài ra, heo còn cần một số
khoáng vi lượng khác như: Br, F, Bo, Sn,… Ngày nay đa số heo được nuôi nhốt,
không được chăn thả và cung cấp thêm rau xanh, môi trường chăn nuôi này làm tăng
nhu cầu bổ sung khoáng chất.
Chất khoáng rất cần thiết cho các cấu trúc và chức năng chuyển hóa của cơ thể heo.
Đặc biệt, Ca và P là hai nguyên tố có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương.
Mức cung cấp trong khẩu phần đối với Ca là 0,8 % so với VCK khẩu phần, còn đối
với P là 0,6 % so với VCK khẩu phần (Trương Lăng, 2000).
Theo Võ Văn Ninh (2007), ngoài nhiệm vụ cấu tạo nên xương và răng, Ca còn giữ vai
trò quan trọng trong sự co cơ, sự đông máu, hoạt hóa một số enzyme, cân bằng ion và
ảnh hưởng đến sự thẩm thấu của tế bào.


19

2.2.6 Nhu cầu lipid
Trong khẩu phần của heo cần có một lượng lipid tạo ra sự ngon miệng, chống bụi, hòa
tan các vitamin tan trong chất béo và phát triển cơ thể. Phẩm chất lipid trong thức ăn
có ảnh hưởng đến phẩm chất của mỡ heo. Chất béo trong thức ăn chứa nhiều acid béo
không no sẽ làm cho mỡ heo mềm, khó bảo quản; chứa nhiều acid béo no làm cho mỡ
heo chắc, phẩm chất thịt tốt hơn và dự trữ được lâu hơn. Tuy nhiên, cơ thể heo cũng
cần acid béo không no để xây dựng tế bào, đó là những acid béo thiết yếu, gồm acid
linoleic, linolenic và arachidonic (Võ Văn Ninh, 2007).
Theo NRC (1998), khi bổ sung chất béo vào khẩu phần thì tăng trọng được cải thiện
và thức ăn ăn vào giảm, tỷ lệ tăng trọng trên thức ăn tăng nhưng độ dày mỡ lưng cũng

tăng.
2.2.7 Nhu cầu xơ
Đối với heo thịt nuôi vỗ béo bổ sung 6 – 8 % xơ trong khẩu phần mục đích là để hạn
chế tích lũy mỡ, tăng tỷ lệ nạc vì với khẩu phần này heo vẫn phát triển cơ bắp bình
thường (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000).
Trong ruột già, xơ được lên men tạo ra các acid béo bay hơi. Sự đóng góp năng lượng
của acid béo bay hơi cho heo ước tính bằng 5 – 28 % nhu cầu năng lượng duy trì, điều
này phụ thuộc vào mức ăn, khoảng thời gian giữa các lần ăn và tỷ lệ chất xơ trong
khẩu phần (Friend et al., 1964; Farrell và Johnson, 1970). Vào mùa đông, nhiệt độ bên
ngoài thấp cho heo ăn khẩu phần có mức năng lượng thấp, xơ cao sẽ cho tỷ lệ tăng
trưởng tương đương với tỷ lệ tăng trưởng của heo ăn khẩu phần năng lượng cao. Tuy
nhiên khi lượng xơ thô vượt quá 10 – 15 % khẩu phần thì nó làm giảm thức ăn ăn vào
do độ choán diện tích hoặc do tính ngon miệng của thức ăn giảm (NRC, 1998).
2.2.8 Nhu cầu nước
Nước có chức năng chính tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào và giữ vai trò quan
trọng nhất trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể. Cơ thể động vật có khoảng 70% nước.
Lượng nước đó được cung cấp từ thức ăn, nước uống, nước được giải phóng từ các
phản ứng trong cơ thể và một ít từ chất béo và protein. Nước cần thiết cho vận chuyển
chất dinh dưỡng, khí, chất thải, hormone, giúp bôi trơn các khớp, cân bằng nhiều acid
và base, là dung môi của các quá trình trao đổi chất… Sự mất nước xảy ra qua phân,
nước tiểu, và bốc hơi từ phổi và da. Ở heo mất nước từ mồ hôi rất nhỏ do heo không
có tuyến mồ hôi (Patience, 1993). Nhu cầu nước hàng ngày cho heo thịt được thể hiện
trong bảng.
Bảng 2.3 Nhu cầu nước cho heo thịt
Ngày tuổi (ngày) Lượng nước trong ngày (lít/ngày)

25
50
1,5
2,3



20

75
100
150
200
250
300
3,4
3,8
4,9
6,4
7,6
8,0

(McGlone và Pond, 2002)
Theo Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải (2006), nhu cầu nước cho heo thịt rất cao, cần
thỏa mãn theo nhu cầu về số lượng và chất lượng. Trung bình 1 heo thịt cần 30 – 50 lít
nước tùy theo thiết bị tắm rửa tốt hay xấu, mùa khô hay mùa mưa và chuồng mát hay
chuồng hở. Chuồng kín giảm thiểu nhu cầu tắm rửa chuồng hơn chuồng hở.
2.3 Chọn heo con nuôi thịt.
Nên chọn heo trọng lượng từ 18 – 27 kg.
Tăng trưởng tốt, 8 tuần tuổi đạt tối thiểu 16 kg; 12 tuẩn tuổi tối thiểu 27 kg.
Khỏe mạnh: nhanh nhẹn, hoạt động, mắt sáng, mũi ẩm. Tránh heo lông thô, xù, da
nhăn.
Heo cơ thịt nhiều (bắp thịt đùi và vai dài, dày), khung xương to.
Không chọn các heo:
Có tổn thương da do ghẻ, rận, đậu…

Ho, nhảy mũi nhiều, mũi cong.
Heo tiêu phân không bình thường.
Heo bị chấn thương.
Heo què chân hoặc có khớp sưng.
Heo thiến chưa lành hoặc lành không tốt.
Heo nhỏ hơn 13- 14 kg.
Khi chọn heo nuôi thịt ta nên dựa vào 3 đặc tính chính và 2 đặc tính phụ của heo để
chọn heo thích hợp.
2.3.1 Ngoại hình
Ngoại hình heo thịt thể hiện qua 3 mẫu hình là mẫu hình mập mỡ, mẫu hình thịt ốm và
mẫu hình mập thịt. Heo có mẫu hình mập mỡ thì sẽ cho nhiều mỡ, ít nạc, đòn ngắn và
thấp dàn. Heo có mẫu hình thịt ốm thì sẽ cho nhiều nạc, ít mỡ, đòn dài và cao dàn.
Heo có mẫu hình mập thịt sẽ cho vừa nhiều nạc vừa nhiều mỡ, là trung gian của 2 mẫu
hình trên, có đòn dài, đùi to và lớp mỡ lưng mỏng. Ngoại hình heo có thể đánh giá như
sau:
* Đòn dài: Đòn dài đo từ điểm giữa của khoảng cách giữa 2 gốc tai cho đến gốc đuôi
với heo sống, hoặc đo từ đốt xương sống cổ đầu tiên đến mỏm trước xương cánh chậu
với heo hạ thịt.


21

*Đùi to (đùi sau): ước lượng khoảng khác giữa 2 đỉnh xương hông, khoảng cách giữa
hai chân sau và độ dốc của mông để được bề dày, ước lượng khoảng cách từ nhượng
đến đùi để được chiều dài, ước lượng chiều rộng của đùi để được chiều rộng.
* Cân đùi sau (heo hạ thịt)
* Lớp mỡ lưng mỏng: đo lớp mỡ lưng bằng máy đo siêu âm và thước kim loại đối với
heo sống. Với heo hạ thị thì đo ở đốt sống cổ cuối cùng, đống sống lưng cuối cùng, đốt
sống hông cuối cùng hoặc đo giữa xương sườn 6 – 7.
2.3.2 Sức mau lớn

Sức mau lớn là tăng trọng tích lũy của heo trong một khoảng thời gian nào đó, được
tính bằng tăng trọng tuyệt đối của heo trong một đơn vị thời gian. Là tăng trọng trung
bình/ngày ở các giai đoạn nuôi (từ 2 – 4; 4 – 6 và >6 tháng tuổi).
2.3.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
HSCHTĂ dùng để ước lượng sự chuyển hóa các thành phần vật chất trong thức ăn
thành các yếu tố cơ thể, ta thường dùng một hệ số là số lượng thức ăn cần thiết để tạo
ra mỗi kg tăng trọng trong một giai đoạn nuôi nào đó. HSCHTĂ được tính bằng:
ĐVTĂ/kg tăng trọng, TTTĂ/kg tăng trọng.
2.3.4 Dễ nuôi và sức chịu đựng
Hai đặc tính dễ nuôi và chịu đựng là đặc tính phụ mang tính chủ quan, không đo lường
được. Heo dễ nuôi là heo không kén ăn, ăn lớn miếng, ăn mau rồi bữa. Heo chịu đựng
là heo có sức đề kháng cao, ít bệnh khi có sự thay đổi của thời tiết hoặc điều kiện chăn
nuôi
2.4 Một số loại vi khuẩn probiotic phổ biến
Probiotic là hững vi sinh vật sống, khi được sử dụng với lượng thích hợp sẽ mang lại
lợi ích sức khỏe cho vật chủ ( ARAYA et al., 2002 )
2.4.1 Lactobacillus spp
Lactobacillus spp. là một giống vi khuẩn Gram dương, kị khí không bắt buộc. Chúng
chiếm phần lớn nhóm vi khuẩn sinh acid lactic, chúng rất phổ biến và thông thường là
có lợi.
2.4.2 Lactobacillus acidophilus
Loại vi sinh vật này cũng rất có lợi cho heo con. Lactobacillus acidophilus bám chặt
vào màng nhày ruột, ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh. Lactobacillus
acidophilus tham gia sản xuất acid hữu cơ như acid lactic, acid acetic, acid benzoic,
làm giảm pH đường ruột, từ đó tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật có hại
phát triển. Lactobacillus acidophilus cũng có thể sản xuất một số kháng sinh như
acidolin, lactobacilin, acidophilin, lactocilin. Bên cạnh khả năng sản xuất kháng sinh,


22


Lactobacillus acidophilus còn có khả năng sản xuất một số men tiêu hóa như amilose,
cellulose, lipase, protease và một số vitamin như B1, B2 và B12. Ngoài ra,
Lactobacillus acidophilus còn có khả năng khử một số độc tố đường ruột (Nguyễn
Như Pho và Trần Thu Thủy, 2009).
2.4.3 Bacillus subtilis
Bacillus subtilis được ứng dụng vào sản xuất các chế phẩm nhằm làm giảm tái phát
bệnh tiêu chảy gây ra trên heo sau khi điều trị bằng kháng sinh.
Các đặc tính có ích của Bacillus subtilis
- Sản sinh enzyme amylase, pectinase, protease, lipase, trypsin, urease,
mannase,
- Sản sinh các acid hữu cơ: acid lactic, acid acetic làm giảm pH đừơng ruột.
- Sản sinh vitamin nhóm B.
- Cạnh tranh vị trí bám dính với vi sinh vật gây bệnh.
- Sản xuất các kháng sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh.
- Bacillus subtilis còn được xem là tác nhân kích thích miễn dịch trong điều trị một số
bệnh.
2.4.4 Saccharomyces cerevisiae
Saccharomyces cerevisiae là loại nấm men ưa dưỡng khí, hình thành và phát triển trên
bề mặt môi trường có nhiều CO2, phát triển tốt ở nhiệt độ 14-24
0
C (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).
Saccharomyces cerevisiae có tác dụng tạo sinh khối chứa acid amin, vitamin nhóm B.
vách tế bào chứa mannan, glucan giúp tăng cường miễn dịch thông qua hoạt hóa đại
thực bào. Saccharomyces cerevisiae cũng có tác dụng hấp thụ độc tố và bài thải ra
ngoài, chuyển hóa glucose thành acid pyruvic, đây là cơ chất cho các vi sinh vật có lợi
hoạt động và sinh sản. Bên cạnh đó, vi sinh vật này tiết các enzyme tiêu hóa như
amylase, cellulose, lipase, protease. Một số chi tiết cũng khá quan trọng nói về chức
năng của vi sinh vật này là sản xuất các acid lactic, acid acetic, acid pyruvic, acid

propionic làm cho pH ruột tuột xuống 4-5 ( Nguyễn Như Pho và Trần Thu Thủy,
2009).
2.4.5 Vai trò của các vi sinh vật trong chăn nuôi
Sàn xuất thức ăn chăn nuôi: 1 loại vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các hợp chất
Cacbon hữu cơ thành protein và acid amin. Một số vi sinh vật có khả năng sản xuất
probiotic có tác dụng điều hòa hệ thống vi sinh vật trong đường tiêu hóa.
Sản xuất chất kích thích sinh trưởng Gibberelin, ausin từ vi sinh vật.
Phòng bệnh trong chăn nuôi: Các nghiên cứu về bệnh lí và vi sinh vật học thú y đã
thấy rằng hiện tượng tiêu chảy của heo con có liên quan đến sự cân bằng của vi khuẩn
có lợi vá có hại trong đường ruột của heo. Trong điều kiện sinh lí bình thường vi

×