Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và thành thục của cá rô đồng (anabas testudineus) phân bố ở vùng sinh thái khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.56 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







TRẦN HƯƠNG THỌ







NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ
THÀNH THỤC CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus)
PHÂN BỐ Ở VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN











2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TRẦN HƯƠNG THỌ






NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ
THÀNH THỤC CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus)
PHÂN BỐ Ở VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





Cán bộ hướng dẫn
DƯƠNG THÚY YÊN




2013
















i
LỜI CẢM TẠ


Để hoàn thành được đề tài luận văn này tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Trước tiên, tôi xin gửi cảm ơn đến gia đình và cha mẹ là những người đã tạo mọi
điều kiện và động viên để tôi có thể hoàn thành luận văn này cũng như khóa học
tại trường.
Quý thầy cô của bộ môn kỹ thuật nuôi nước ngọt thuộc khoa Thủy Sản của
Trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và cần thiết
để hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Dương Thúy Yên người đã
hướng dẫn và giúp tôi tận tình trong thời gian thực hiện đề tài cũng như hoàn
thành bài báo cáo.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn thân ái đến chị Trinh, anh Tâm, anh Nhã, anh
Phương, anh Tùng, anh Tính, anh Do, anh Quý, anh Sách, anh Đấu và đồng cảm
ơn đến các bạn: Loan, Quyên, Dự, Tính, Học, Nhị đã giúp đỡ nhiệt tình và động
viên ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng lần đầu thực hiện nên kinh nghiệm và kiến thức còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

ii
MỤC LỤC


LỜI CẢM TẠ i
MỤC LỤC ii
TÓM TẮT iv
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá rô đồng 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Hình thái 4
2.1.3 Phân bố 4
2.1.4 Sinh trưởng – dinh dưỡng 5
2.1.5 Sinh sản 6
2.2 Sơ lược về cá đầu vuông 7
2.3 Những nghiên cứu về nuôi cá rô đồng 8
2.4 Các giai đoạn thành thục của cá 9
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Thí nghiệm: Theo dõi sự sinh trưởng và thành thục của cá sau 6 tháng
tuổi 11
3.2 Phương pháp xử lí số liệu 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Chỉ tiêu môi trường 16

4.2 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của các dòng cá từ 6 – 10 tháng tuổi 17
4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá sự thành thục của các dòng cá 19
4.3.1 Hệ số điều kiện 19
4.3.2 Hệ số thành thục (GSI) 21
4.4 Sức sinh sản của các dòng cá 23
4.4.1 Sức sinh sản tuyệt đối giữa các dòng cá 23
4.4.2 Sức sinh sản tương đối giữa các dòng cá 24
4.4.3 Tương quan giữa sức sinh sản và khối lượng cá 24
4.4.4 Tương quan giữa sức sinh sản và khối lượng tuyến sinh dục 25
4.5 Kích thước trứng của các dòng cá 26
4.5.1 Kích thước trứng qua các tháng của các dòng cá 26
4.5.2 So sánh kích thước trứng giữa các dòng cá 27
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 29
5.1 Kết luận 29

iii
5.2 Đề xuất 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 32

iv
TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm so sánh khả năng sinh trưởng và thành thục của cá rô đồng
(Anabas testudineus) có nguồn gốc cá bố mẹ từ các vùng sinh thái khác nhau
trong cùng điều kiện nuôi. Cá thí nghiệm có cùng 6 tháng tuổi đã được ương,
nuôi tại Khoa Thủy Sản Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 12 năm 2012 đến
tháng 4 năm 2013. Bốn nghiệm thức cá thí nghiệm gồm cá Cà Mau, Đồng Tháp,
Hậu Giang và đầu vuông, được bố trí trong 12 giai (2 m
2

). Cá ban đầu có khối
lượng dao động 6,72 – 26,60 g (tùy dòng cá) được thả 70 con/giai. Cá được thu
mẫu định kỳ 1 lần/tháng để đánh giá sự sinh trưởng và thành thục.
Ở giai đoạn 6 – 10 tháng tuổi, cá đầu vuông vẫn tiếp tục tăng trưởng và đạt khối
lượng cao nhất 83,56 g, tiếp đến là dòng cá Cà Mau 61,79 g. Hai dòng cá Hậu
Giang và Đồng Tháp tăng trưởng rất chậm, chỉ đạt khối lượng tương ứng là 16,88
g và 13,97 g. Tỷ lệ sống của các dòng cá đạt cao, từ 75 – 99% và khác biệt nhau
không có ý nghĩa. Trong thời gian nghiên cứu, tuyến sinh dục của các dòng cá ở
giai đoạn từ II – IV và đạt giai đoạn IV trên 90% vào tháng 4 với các dòng cá tự
nhiên. Hệ số điều kiện ở cá cái và cá đực của các dòng cá nhìn chung có xu
hướng giảm dần từ tháng 2 – tháng 4. Trong khi đó, hệ số thành thục của cá cái
có xu hướng tăng dần từ tháng 2 – tháng 4, trong đó cá Cà Mau có giá trị cao nhất
là 20,83%, Hậu Giang 18,55%, đầu vuông 16,62% và cuối cùng là Đồng Tháp
16,35%. Ở cá đực có hệ số thành thục cao nhất vào tháng 3. Sức sinh sản tuyệt
đối dao động lớn giữa các dòng và trong cùng một dòng, từ 1.815 – 154.207
trứng. Sức sinh sản tương đối cao nhất là Đồng Tháp với 629 trứng/g và thấp nhất
cá Cà Mau với 522 trứng/g. Kích thước trứng giữa các dòng cá biến động không
đồng nhất qua các tháng, kích thước trứng của cá Cà Mau là lớn nhất (0,77 mm)
và nhỏ nhất là cá Đồng Tháp (0,71 mm). Tóm lại, cá rô đồng (Anabas
testudineus) có nguồn gốc phân bố ở vùng sinh thái khác nhau thể hiện khác nhau
về đặc điểm sinh trưởng và thành thục trong cùng điều kiện nuôi.

v
DANH SÁCH BẢNG


Bảng 4.1: Theo dõi pH, NO
2
-
, NH

4
+
, NH
3
17

Bảng 4.2: tốc độ tăng trưởng/ngày của các dòng cá 19
Bảng 4.3: Sức sinh sản tuyệt đối giữa các dòng cá 24
Bảng 4.4: Sức sinh sản tương đối giữa các dòng cá 24
Bảng 4.5: Kích thước trứng qua các tháng của các dòng cá 27
Bảng 4.6: kích thước trứng trung bình các dòng cá 27

vi
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: cá rô đồng 3
Hình 4.1: Theo dõi nhiệt độ nước ao trong quá trình thí nghiệm. 16
Hình 4.2: Khối lượng trung bình của các dòng cá từ 6 – 10 tháng tuổi 18
Hình 4.3: Hệ số điều kiện của cá cái qua các tháng 20
Hình 4.4: Hệ số điều kiện của cá đực qua các tháng 21
Hình 4.5: Hệ số thành thục của cá cái qua các tháng 22
Hình 4.6: Hệ số thành thục của cá đực qua các tháng 22
Hình 4.7: Tương quan giữa sức sinh sản và khối lượng cá 25
Hình 4.8: tương quan giữa sức sinh sản và khối lượng tuyến sinh dục 26



vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


LH- Rha Luteinizing Hormone – Releasing Hormone analogue
DOM Domperidone
DT Đồng Tháp
DV Đầu vuông
CM Cà Mau
HG Hậu Giang

1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ngành thủy sản hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta thì Đồng Bằng Sông Cửu Long có vị
trí và vai trò quan trọng đối với sự phát triển thủy sản của cả nước, chiếm 80%
tổng diện tích nuôi và sản lượng nuôi của cả nước. Trong việc thực hiện xu hướng
đa dạng hóa các đối tượng nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì ngoài các đối
tượng nuôi có tính truyền thống và qui mô lớn như cá tra, cá basa,… thì nghề
nuôi cá đồng (cá lóc, cá trê, thát lát,…) cũng có bước phát triển đột phá và điển
hình là cá rô đồng, từ hình thức nuôi quảng canh đã nhanh chóng chuyển sang
nuôi thâm canh, đạt năng suất và sản lượng lớn.
Cá rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá có tiềm năng lớn, thịt thơm ngon, có
giá trị được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là loài cá phân bố rộng ở các thủy
vực nước ngọt vùng nhiệt đới như Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Việt
Nam, Hoa kỳ, Úc và nhiều quốc gia châu Á khác (Rainboth, 1996). Ở nước ta cá
rô đồng được nuôi chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang,
Đồng Tháp, Sóc Trăng (Phuong et al, 2002). Cá sống ở thủy vực nước ngọt, chủ
yếu ở kênh, rạch, ao, hồ, đầm lầy và cửa sông những nơi ngập lụt. Cá rô đồng là
loài cá rất khỏe, cá có cơ quan hô hấp khí trời nên có thể chịu đựng được các điều
kiện bất lợi của môi trường như thiếu oxy trong những ao tù đọng (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá rô đồng có tốc độ sinh trưởng tương đối

chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng 60 – 100 g/con. Cá rô đồng sinh trưởng
trong tự nhiên sẽ thành thục sau một năm tuổi và có chiều dài khoảng 12 cm.
Theo Nguyễn Thành Trung (1998) cá rô đồng được nuôi và chăm sóc trong điều
kiện tốt đầy đủ thức ăn, môi trường thuận lợi thì cá thành thục lần đầu sau 8 – 10
tháng tuổi với trọng lượng 50 – 60 g/con. Hiện nay bên cạnh việc nuôi cá rô đồng
thì cá đầu vuông cũng đang là đối tượng nuôi phổ biến. Với những ưu điểm vượt
trội về thời gian nuôi ngắn, tốc độ lớn nhanh, hệ số tiêu thụ thức ăn thấp sau 4
tháng nuôi cá có thể đạt khối lượng 6 con/kg. Mặc dù kích thước khá lớn và thời
gian nuôi nhanh nhưng cá đầu vuông vẫn giữ được phẩm chất thịt thơm ngon như
cá rô đồng (Lương Nhạt, 2011). Theo người dân nuôi cá, cá đầu vuông thành thục
sau 8 tháng tuổi (Nguyễn Bảo Toàn, 2012). Câu hỏi đặt ra là cá đầu vuông và cá
rô thường có tiếp tục sinh trưởng sau khi thành thục hay không? Hiện nay, chưa
2
có nghiên cứu nào so sánh mối quan hệ giữa sinh trưởng và sinh sản của hai dòng
cá này trong cùng điều kiện. Ngoài ra, các dòng cá rô phân bố ở những vùng địa lí
khác nhau như: Hậu Giang, Cà Mau, Đồng Tháp,… có thể sẽ khác nhau về đặc
điểm sinh trưởng, sinh sản,… Để tìm hiểu và hoàn thiện những thông tin về đặc
điểm sinh trưởng và sinh sản của các dòng rô đồng khác nhau, đề tài: “Nghiên
cứu về đặc điểm sinh trưởng và thành thục của cá rô đồng (Anabas
testudineus) phân bố ở vùng sinh thái khác nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu nhằm bổ sung những thông tin về khả năng sinh trưởng và thành thục
của cá rô đồng có nguồn gốc cá bố mẹ từ các vùng sinh thái khác nhau trong cùng
điều kiện nuôi.
1.3 Nội dung của đề tài
a) So sánh khả năng sinh trưởng của các dòng cá rô từ 6 - 10 tháng tuổi.
b) So sánh một số đặc điểm sinh sản của các dòng cá rô trong cùng điều kiện
nuôi.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.














3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học cá rô đồng
Hình 2.1: Cá rô đồng
2.1.1 Phân loại
Họ Anabantidae có 34 loài được phân ra làm 4 giống (một số tác giả chỉ chia làm
3 giống). Hai loài thuộc giống Anabas gồm: Anabas cobojius (Hamilton, 1982):
cá rô sông Hằng, tìm thấy ở Ấn Độ, Anabas testudineus (Bloch, 1792): cá rô
đồng, tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.
Nhiều loài khác thuộc các giống Ctenopoma, Microctenopoma và Sandelia,
(http:/www,fishbase,se/Nomenclature/FamilySearchList,php).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô có hệ thống phân
loại như sau:
Ngành: Vertebarata
Lớp cá xương: Osteichthyes

Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ: Anabantoide
Họ cá rô: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus (Bloch, 1792)
Tên địa phương: cá rô đồng
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giống Anabas chỉ có một loài là Anabas
testudineus với tên địa phương là cá rô đồng.
4
2.1.2 Hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô đồng có thân hình
bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. Đầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng vừa, rạch
miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt, răng nhỏ nhọn. Mỗi
bên đầu có hai lỗ mĩu, lỗ phía trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt to, tròn nằm
lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang.
Phần trán giữa mắt cong lồi tương đương 1,5 đường kính mắt. Cạnh dưới xương
lệ, xương giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp mang có
nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cưa. Lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính
nhau và có phủ vảy. Trên đầu có nhiều lỗ cảm giác. Vảy lược phủ toàn thân, đầu
và một gốc vi lưng, vi hậu môn và vi đuôi, vảy phủ lên các vi nhỏ hơn vảy ở thân
và đầu. Gốc vi bụng có một vảy nách hình mũi mác.
Đường bên nằm ngang và chia làm hai đoạn: Đoạn trên từ bờ trên lỗ mang đến
ngang các vi lưng cuối cùng. Đoạn dưới từ ngang các gai vi lưng cuối cùng đến
điểm giữa gốc vi đuôi, hai đoạn này cách nhau một hang vảy. Gốc vi lưng lưng
rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm. Khởi điểm vi lưng ở trên vảy
đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn ngang vảy
đường bên thứ 14 – 15, gần điểm giữ gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và chạy dài
dến gốc vi đuôi.
Vi đuôi tròn, không chẻ đôi. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng cứng nhọn. Mặt
lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lợt dần xuống bụng, ở

một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau sương nắp mang có một màng da
nhỏ màu đen. Có một đốm đen đậm giữa gốc vi đuôi ngoài ra còn có một số đặc
điểm đen mờ nằm rải rác trên thân.
2.1.3 Phân bố
Cá rô đồng sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ở Việt Nam chúng phân bố ở miền
Nam và miền Bắc. Đây là cá thích sống ở những nơi có mực nước tương đối nông
khoảng 0,5 – 1,5 m và tĩnh, nơi có nhiều cây có thủy sinh và chất đáy giàu mùn
bã hữu cơ (). Ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long, cá rô đồng phân bố nhiều ở những khu vực trũng, ngập nước quanh năm:
nông trường Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh
Thượng (Kiên Giang), vùng Tứ Giác Long Xuyên và nhiều vùng khác (Dương
Nhựt Long).
5
Trong tự nhiên cá rô đồng có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều loại hình thủy
vực khác nhau: sông ngòi, ao, hồ, mương vườn, ruộng lúa, ngoài ra cá có thể sống
ở các cửa sông lớn và ít gặp ở miền núi. Trong điều kiện nhân tạo, chúng có thể
sống trong bể xi măng, bể composite hay trong vèo, ao, mương có diện tích nhỏ.
2.1.4 Sinh trưởng – dinh dưỡng
Cá bắt đầu ăn ngoài từ ngày thứ ba, thức ăn ưa thích của cá là những giống loài
động vật phù du cở nhỏ trong ao như loài giáp xác râu ngành, thậm chí chúng
cũng ăn ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn,
nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng, côn trùng
mầm non thủy thực vật. Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế
biến từ phụ phẩm nông nghiệp rất tốt (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).
Cá rô là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Chúng có thể ăn cả các loài động vật
thân mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ, khi phân tích dạ dày của cá rô, người ta
thấy có 19% là giáp xác, 3,5% côn trùng, 6% nhuyễn thể, 9,5% cá, 47% thức ăn
vụn và 15% thức ăn ít tiêu hóa, pH dạ dày của cá khoảng 5,9 – 6,58. Thức ăn
thích hợp của cá là tôm tép, cá con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống,

côn trùng bay trong không khí, hạt cỏ, thóc (Nguyễn Văn Long, 2004). Chúng có
thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ được coi là “bẩn” trong nước, Chúng có thể ăn
lẫn nhau trong trường hợp đói, vì vậy việc phân cỡ rất quan trọng.
Cá rô đồng có cơ quan hô hấp phụ là mê lộ nên có khả năng chịu đựng trong điều
kiện nuôi với mật độ cao. Cá có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng
nuôi cá đạt khối lượng 60 – 100 g/con. Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đồng sống
được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ, ngoài ra nếu cá ở nơi mát và
bề mặt cơ thể được giữ ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ
nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc
vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao. Mặt khác sự sinh trưởng của cá
trong quá trình nuôi thương phẩm trong ao chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mật độ
nuôi do chúng cạnh tranh về thức ăn. Trong ao nuôi thâm canh ở mật độ 30
con/m
2
cá tăng trưởng nhanh hơn so với mật độ 40 con/m
2
(Dương Nhựt Long và
ctv, 2006).
Khối lượng thân trung bình của cá rô ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dao động 50
– 120 g/con. Trong ao nuôi có thức ăn đầy đủ sau 6 – 8 tháng nuôi cá đạt cỡ 60 –
80 g/con, cá đực có khối lượng nhỏ hơn cá cái (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
6
2.1.5 Sinh Sản
Theo Bộ thủy sản (1996) mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá rô đồng kéo dài từ
tháng 5 – 10. Mùa vụ sinh sản tập trung của cá là từ tháng 4 – 6 (Mai Đình Yên,
1983). Điều kiện sinh thái đẻ trứng của cá rô đồng trong tự nhiên: có mùa mưa,
nhiệt độ mát, có nước mới, giàu dinh dưỡng (để nuôi cá con), mực nước cạn. Vì
thế khi nuôi trong ao mặc dù cá cái đã có trứng nhưng trứng chỉ ở cuối giai đoạn
3, đang vào pha nghỉ, chờ điều kiện sinh thái thuận lợi trứng mới chín và rụng (cá
đẻ). Các phase của tế bào trứng trong noãn sào cá rô đồng không hoàn toàn đồng

nhất đây là đặc điểm của cá đẻ nhiều lần trong năm. Cá có khả năng đẻ bốn lần
trong năm (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002 trích dẫn bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003). Sức
sinh sản của cá dao động từ 2.200 – 28.000 trứng/cá cái (Bộ thủy sản, 2002).
Theo Dương Nhựt Long (2004) cá rô đồng thường đẻ tập trung sau những trận
mưa lớn. Khi đi đẻ cá thường tìm tới những nơi có dòng nước mát, chảy chậm,
chính dòng nước là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn và đẻ trứng của cá rô
đồng. Mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá khoảng 0,3 – 0,4 m,
trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng,
đường kính trứng sau khi trương nước dao động 1,1 – 1,2 mm và trứng cá thuộc
loại trứng nổi. Cá rô đồng không có tập tính giữ con. Ở chiều dài 10 – 13 cm cá
tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản cá cao đạt 30 – 70 vạn trứng/kg cá
cái. Cá đẻ 3 – 4 lần/năm. Thời gian tái thành thục 3 – 4 tuần phụ thuộc vào nhiệt
độ và thức ăn.
Phân biệt đực, cái: cá đực có thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát
dục có tinh dịch màu trắng, dùng tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây
hậu môn, ta sẽ thấy tinh dịch chảy ra. Đây là lúc chính muồi của sự thành thục, cá
đã sẵn sang cho việc sinh sản. Với cá cái khi mang trứng, bụng sẽ phình to. Nếu
dùng tay vuốt nhẹ, trứng sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá đang sẵn sàng cho việc sinh
sản (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
Trong tự nhiên, cá tự bắt cặp sinh sản, sau những cơn mưa hoặc mực nước thủy
vực thay đổi (do thủy triều) là điều kiện ngoại cảnh thích hợp kích thích cá sinh
sản. Về hình thức sinh sản, do hưng phấn nên trong quá trình bắt cặp sinh sản, cả
cá cái lẫn cá đực sẽ phóng lên khỏi mặt nước liên tục. Bãi đẻ của cá là ven những
bờ ao, bờ ruộng, kênh, mương nơi có nhiều cỏ và thực vật thủy sinh. Cá cái sẽ đẻ
trứng vào trong nước, đồng thời với lúc trứng được đẻ ra cũng là lúc tinh trùng từ
7
cá đực được phóng ra. Trứng ngay lập tức được thụ tinh và nổi lên trên mặt nước
nhờ vào những lớp ván dầu màu vàng được phóng ra cùng lúc với trứng.
Trong sinh sản nhân tạo, cá thể bố mẹ đã thành thục, được tiêm kích thích tố như
LRHa để kích thích sinh sản. Liều lượng thường dùng là 50 µg LRHa + 5 mg

DOM/kg cá cái. Sau khi tiêm cá bố mẹ được cho vào bể sinh sản hoặc xô nhựa,
thau, chậu,… có đậy nắp. Khi tiêm khoảng 8 giờ, cá sẽ sinh sản. Cá bột sau khi
nở khoảng 12 giờ có thể tự kiếm mồi trong thủy vực. Cá bố mẹ sau khi sinh sản
khoảng 1,5 tháng có thể tái phát dục và tiếp tục sinh sản (Phạm Văn Khánh,
1999).
2.2 Sơ lược về cá đầu vuông
Cá rô đầu vuông được phát hiện đầu tiên ở ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị
Thủy, tỉnh Hậu Giang vào năm 2008 với số lượng khoảng 70 con lẫn trong ao
nuôi cá rô đồng của một hộ dân (Phương Thanh, 2010).
Cá đầu vuông là đối tượng có giá trị kinh tế với nhiều ưu điểm vượt trội như sức
sống cao, dễ nuôi, với hệ số tiêu thụ thức ăn thấp, lớn nhanh, ít bệnh, kích thước
lớn hơn nhiều so với cá rô đồng bình thường.
Cá đầu vuông có hình thái không khác biệt so với cá rô đồng. Cá lớn đầu to và
hơi vuông, môi trề bụng sệ, đuôi dài, vây dưới dài, vẩy màu vàng sậm, đuôi xòe
và đỏ lợt mình dài hơi cong, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá (Nguyễn
Văn Dũng, 2011).
Cá đầu vuông khi còn nhỏ giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi lớn lên,
đầu to và vuông, vẩy màu vàng sậm, đuôi xòe và đỏ lợt, mình dài và hơi cong, có
hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Đây là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật.
Thức ăn cá bao gồm tôm, tép, cá con, sinh vật phù du, động vật không xương
sống, hạt cỏ, thóc, các phụ phẩm nông nghiệp như cám, gạo, các phế phẩm nhà
máy chế biến thủy sản,… Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng thức ăn viên với hàm
lượng đạm thích hợp (30 - 40%) cho nhu cầu từng giai đoạn vẫn cho tốc độ tăng
trưởng tốt. Cá đầu vuông có ưu điểm vượt trội là tốc độ sinh trưởng nhanh hơn rất
nhiều so với cá rô đồng, con đực và con cái tăng trưởng đều nhau. Thời gian nuôi
4 tháng đầu có thể đạt khối lượng 150 - 200 g/con và nếu kéo dài 7 tháng, khối
lượng cá có thể đạt từ 500 - 800 g/con. Thời gian nuôi càng kéo dài cá càng lớn
chứ không giảm cân như cá rô đồng bình thường. Cá đầu vuông thành thục sau 8
tháng tuổi. Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa,
8

tháng 6-7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm (Nguyễn Văn Dũng,
2013).
Cá đầu vuông thành thục từ 5 – 8 tháng tuổi. Ngoài tự nhiên đẻ từ tháng 4 – 10,
tập trung vào các tháng đầu và giữa mùa mưa (khoảng tháng 6 – 7). Loài cá này
có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm mỗi lần cách nhau 15 – 20 ngày và có
tập tính giữ con. Sức sinh sản từ 300.000 – 500.000 trứng/kg cá cái. Trứng có
màu vàng rơm.
Cá có hệ số tiêu thụ thức ăn thấp chỉ tốn 1,4 kg thức ăn cho 1 kg cá thành phẩm,
trong khi nuôi cá rô đồng bình thường tốn tới 2 kg thức ăn. Giai đoạn đầu cá sử
dụng thức ăn có độ đạm 40% và giảm từ từ đến 32% ở giai đoạn thu hoạch. Cá
thường được nuôi thương phẩm trong ao với mật độ dày từ 40 – 80 con/m
2
. Với
mật độ 80 con/m
2
nếu nuôi tốt sau 3 – 4 tháng có thể cho năng suất 70 tấn/ha.
Đây là loài cá có giá trị kinh tế, sản phẩm đang được thị trường và người tiêu
dùng ưa chuộng. Hiện tại cá đầu vuông được nuôi rất phổ biến ở các tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long và Đồng Nai. Trong tương lai, loài cá này có thể philê để
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
2.3 Những nghiên cứu về nuôi cá rô đồng
Theo Nguyễn Văn Long (2004), cá rô đồng có thể nuôi thịt trong ao từ 200 m
2
trở
lên hoặc trong ruộng lúa có diện tích 2.000 – 3.000 m
2
, độ sâu từ 1 – 1,5 m; mật
độ nuôi 30 con/m
2
và cho cá ăn thức ăn tự chế (cám gạo hoặc tấm 35%, cá vụn,

phế phẩm, ốc,… 30%, bánh dầu 15%, rau xanh 20% và khoáng premix, vitamin
1%). Cũng có thể cho cá ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm tổng cộng 22
– 25%, với khẩu phần ăn 2 – 3% khối lượng thân. Mặt khác, có thể cho cá ăn luân
phiên cả hai loại thức ăn trên, tháng đầu cho cá ăn thức ăn viên, tháng thứ 2 – 4
cho ăn thức ăn tự chế, đến tháng cuối cho cá ăn trở lại thức ăn viên nhằm kích
thích cá tăng trọng nhanh để bán.
Một nghiên cứu khác về nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao đất (Dương Nhựt
Long, 2004) cho thấy khối lượng trung bình của cá nuôi ở nghiệm thức I (50
con/m
2
) sau khi thu hoạch là 66,4 g/con thấp hơn so với 71,5 g/con cá nuôi ở
nghiêm thức 2 (30 con/m
2
). Tỷ lệ sống (%) của cá rô đồng ở nghiệm thức I là
74,4 % thấp hơn so với tỷ lệ sống của nghiệm thức II là 85,5 %. Năng suất cá
nuôi ở nghiệm thức I đạt 24.600 kg/ha cao hơn so với nghiệm thức II (30 con/m
2
)
là 21.300 kg/ha. Giải thích kết quả này cho thấy, mật độ cá thả nuôi cao (50
9
con/m
2
) ở nghiệm thức I có lẽ là yếu tố chính làm tăng sự cạnh tranh thức ăn
trong cùng 1 loài, gia tăng hàm lượng ammonia trong ao nuôi, là nguyên nhân
chính ảnh hưởng đến sự suy giảm về sự tăng trưởng của cá nuôi trong hệ thống
thâm canh.
Thực nghiệm nuôi cá rô đồng thâm canh trong ao đất tại tỉnh Long An (Dương
Nhựt Long và ctv, 2006) với tổng diện tích nuôi là 7.100 m
2
(8 ao), độ sâu dao

động từ 1,8 – 2,4 m. Thực nghiệm nuôi gồm 2 nghiệm thức với mật độ khác
nhau, 30 con/m
2
(nghiệm thức I) và 40 con/m
2
(nghiệm thức II). Ba tháng đầu cho
ăn bằng thức ăn viên công nghiệp có 28% đạm, khẩu phần ăn dao động từ 10 –
12%/khối lượng thân/ngày, sau đó kết hợp thức ăn tự chế biến từ nguồn phụ phế
phẩm nông nghiệp tại địa phương cho các tháng còn lại của chu kì nuôi, với khẩu
phần ăn từ 3 – 7%/khối lượng thân/ngày. Sau 6 tháng nuôi, khối lượng và tăng
trọng bình quân của cá nuôi ở nghiệm thức I (49,7±6,1 g/con và 0,28±0,1 g/ngày)
lớn hơn ở nghiệm thức II (46±9,4 g/con và 0,25±0,08 g/ngày). Mặc dù năng suất
cá ở nghiệm thức I (10.490 kg/ha) thấp hơn so với nghiệm thức II (12.640 kg/ha)
nhưng lợi nhuận mang lại (42.190.000 đồng/ha) thì cao hơn nghiệm thức II
(31.260.000 đồng/ha). Tác giả kết luận: nuôi thâm canh cá rô đồng bằng giống
sinh sản nhân tạo với 30 con/m
2
đã đạt chất lượng tốt, hệ thống nuôi đạt hiệu quả
và góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ vùng nông thôn tỉnh Long An.
2.4 Các giai đoạn thành thục của cá
Giai đoạn thành thục chỉ mức độ chín của tuyến sinh dục. Phương pháp thông
thường để xác định giai đoạn thành thục của cá là nhận biết bằng mắt thường theo
bậc thang thành thục đã được nghiên cứu. Nikolsky (1963) đã đưa ra một bậc
thang tổng hợp để có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng, gồm 6 giai đoạn:
 Giai đoạn I : Cá thể non, chưa thành thục sinh dục.
 Giai đoạn II : Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, mắt thường không
nhìn thấy hạt trứng.
 Giai đoạn III : Giai đoạn thành thục, bằng mắt thường có thể nhìn thấy hạt
trứng.
 Giai đoạn IV : Giai đoạn chín muồi. Tuyến sinh dục có kích thước lớn

nhất, nhưng khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra.
 Giai đoạn V : Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn
nhẹ vào bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ
trứng giảm đi rất nhanh.
10

 Giai đoạn VI : Giai đoạn sau khi đẻ. Các sản phẩm sinh dục được phóng
thích ra hết, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi mềm
nhão. Ở con cái thường còn những hạt trứng nhỏ còn sót lại, ở con đực còn
sót lại một ít tinh trùng.











11

CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thí nghiệm: Theo dõi sự sinh trưởng và thành thục của cá sau 6 tháng
tuổi
Nguồn cá thí nghiệm: Cá được sinh sản nhân tạo từ cá rô đồng tự nhiên thu ở 3
khu vực: Châu Thành A (Hậu Giang), vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp),
rừng U Minh Hạ (Cà Mau) và cá đầu vuông Vị Thủy (Hậu Giang) và được nuôi

dưỡng trong cùng điều kiện tại Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ, đến 6
tháng tuổi.
Bố trí thí nghiệm
Bốn nghiệm thức cá thí nghiệm gồm:
i. Cá rô Đồng Tháp
ii. Cá rô Cà Mau
iii. Cá rô Hậu Giang và
iv. Cá đầu vuông
Cá có cùng 6 tháng tuổi được bố trí ngẫu nhiên trong giai (2 m
2
) với 3 lần lặp lại
cho mỗi nghiệm thức. Mỗi giai được thả 70 con, khối lượng cá ban đầu dao động
6,72 – 26,60 g.
Chăm sóc cho ăn
Thức ăn
- Thức ăn nuôi cá sản phẩm của: Công ty cổ phần sản xuất thức ăn thủy sản
TOMBOY, mã số thức ăn TIL300 có hàm lượng dinh dưỡng như sau: đạm
thô 30%, béo thô 6%, tro 13%, xơ thô 6%, độ ẩm 11%. Nguyên liệu sử
dụng: bột cá, bột đậu nành, cám, tấm gạo, bột mì, khoai mì lát, dầu cá, dầu
đậu nành, nấm men, amino acid, acid béo, vitamin, chất khoáng, vi sinh
vật có lợi, mannan oligosaccharide, enzyme.


12

Cách cho ăn
- Cho ăn mỗi ngày 2 lần sáng (7 – 8h) và chiều (17 – 18h). Khẩu phần ăn
được điều chỉnh theo khối lượng cá. Tháng thứ nhất (cá 7 tháng tuổi),
tháng thứ 2 (cá 8 tháng tuổi), tháng thứ 3 (cá 9 tháng tuổi), tháng thứ 4 (cá
10 tháng tuổi) cho ăn 5%, 4%, 2%, 1,5% khối lượng thân cá.

Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: NH
3
-
, NH
4
+
, pH, nhiệt độ (t
0
), NO
2
-
.
 Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế và đo 2 lần trong ngày buổi sáng (6 – 7h)
và chiều (14 – 16h).
 NH
3
-
, NH
4
+
, pH, NO
2
-
so màu bằng bộ test sera của Đức và mỗi
tuần đo 1 lần buổi sáng (6 – 7h) và chiều (14 – 16h).


- Tăng trưởng của cá: được xác định hàng tháng bằng cách cân tổng khối
lượng cá ở mỗi giai.

- Các giai đoạn và hệ số thành thục
 Giai đoạn thành thục dựa trên bậc thang thành thục 6 giai đoạn của
Nikolsky (1963).
 Tỷ lệ thành thục được xác định bằng cách mổ và quan sát tuyến sinh
dục cá, cân đo khối lượng cơ thể, khối lượng tuyến sinh dục ở tháng
thứ hai và tháng thứ ba (mỗi giai 5 cá thể), tháng thứ tư (mỗi giai 10
cá thể).
 Đếm số lượng trứng và đo đường kính trứng.
- Quan sát hình thái tuyến sinh dục
 Việc quan sát hình thái và xác định giai đoạn thành thục tuyến sinh
dục của cá dựa vào 6 bậc thang thành thục của Nikolsky (1963).
 Thực hiện mổ cá để quan sát tuyến sinh dục bằng mắt về hình dạng,
màu sắc, kích thước,…để xác định giai đoạn phát triển của tuyến
sinh dục đực và cái.
Các chỉ tiêu tính toán
Các chỉ tiêu tăng trưởng
- Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate – SGR)
13


Ln(W
f
) – Ln(W
i
)
SGR(%/ngày) = x 100
T

- Tăng trưởng tuyệt đối ngày (Daily Weight Gain – DWG)


W
f
– W
i

DWG(mg/ngày) =
T

Trong đó: W
f
: khối lượng cá cuối thí nghiệm
W
i
: khối lượng cá trước thí nghiệm
T: thời gian thí nghiệm
- Tỉ lệ sống của cá (Survival rate – SR%)
Số cá thu hoạch
SR% = x 100
Số cá thả
Chỉ tiêu sinh sản
Số cá thành thục
Tỉ lệ thành thục (%) = x 100
Tổng số cá kiểm tra

- Hệ số điều kiện
BW
CF = x 100
L
3



Trong đó: BW: khối lượng toàn thân cá (g)
L: chiều dài cá (cm)
14


- Hệ số thành thục (Gonado somatic index, GSI %)

khối lượng tuyến sinh dục
GSI (%) = x 100
Tổng khối lượng cá không nội tạng
Phương pháp xác định sức sinh sản
Thu trứng: Các mẫu cá sau khi đã phân tích hình thái xong sẽ tiến hành mổ.
Buồng trứng được lấy ra khỏi cơ thể cá một cách cẩn thận, quan sát buồng trứng
để xác định giai đoạn thành thục, dùng cân điện tử để cân và ghi nhận lại khối
lượng buồng trứng. Những buồng trứng ở giai đoạn IV được xác định sức sinh
sản. Dùng vợt có kích thước mắt lưới dày và nhíp để tách rời những hạt trứng
dưới vòi nước nhỏ, thao tác tiến hành nhẹ nhàng và nhanh gọn. Sau đó, dùng
muỗng thu trứng cho vào chai nhựa 110 ml và cố định bằng formol 2% để tiến
hành những phân tích tiếp theo.
Phương pháp lấy mẫu đại diện : Cân hỗn hợp trứng và chất bảo quản, sau đó
khuấy đều hỗn hợp rồi dùng ống hút nhựa hút một lượng làm mẫu đại diện, cân
và đếm số trứng/mẫu đại diện. Thực hiện lặp lại 5 lần.
Sau đó tính theo công thức :
F = nG (trứng/con cái)
Trong đó : F : Sức sinh sản
n (số trứng/g) : Số trứng/g mẫu đại diện
G (g) : Khối lượng hỗn hợp mẫu
Đo đường kính trứng : Được thực hiện trên cùng một mẫu đếm sức sinh sản
tuyệt đối. Trứng trong dung dịch formol sẽ được lắc đều trước khi lấy mẫu sau đó

dùng ống nhựa để hút ngẫu nhiên khoảng 30 – 35 trứng và được đo trên kính nhìn
nổi. Trứng được đo ở vật kính 16 và kích thước trứng (mm) được tính bằng cách
lấy giá trị đo/ 2,1.

15

3.2 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và chương trình SPSS. Excel được
dùng để vẽ mối tương quan giữa khối lượng cá với các chỉ tiêu sinh sản. Chương
trình SPSS được dùng để so sánh độ sai biệt có ý nghĩa về các chỉ tiêu theo dõi
giữa các nghiệm thức (dòng cá) ở mức p < 0,05 bằng phương pháp ANOVA một
nhân tố và phép thử DUNCAN.

×