Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

đánh giá khả năng thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền (cladophoraceae) trong phối chế thức ăn cho cá kèo giống (pseudaphocryptes elongatus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.48 KB, 34 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN









NGUYỄN THANH THẢO








ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ
BẰNG PROTEIN CHIẾT XUẤT TỪ RONG MỀN (Cladophoraceae)
TRONG PHỐI CHẾ THỨC ĂN CHO CÁ KÈO GIỐNG
(Pseudaphocryptes elongatus)











LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN









2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN








NGUYỄN THANH THẢO









ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ BẰNG
PROTEIN CHIẾT XUẤT TỪ RONG MỀN (Cladophoraceae) TRONG
PHỐI CHẾ THỨC ĂN CHO CÁ KÈO GIỐNG
(Pseudaphocryptes elongatus)






CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN THỊ NGỌC ANH





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN







2013
i
LỜI CẢM TẠ
Lời đâu tiên tôi xin gởi lời cám ơn và tri ân tha thiết gởi đến gia đình đã tạo
điều kiện cho tôi học tập và được là sinh viên của Đại Học Cần Thơ như
hiện nay.
Cám ơn tất cả những thầy cô đã cung cấp cho tôi những khối kiến thức
trong quá trình học tập.
Cám ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tạo điệu kiện và sự giúp đỡ nhiệt tình
của cô trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp và trong học tập.
Cám ơn chị Phan Thị Xuân Nguyên và Huỳnh Ngọc Đến đã chung sức
hoàn thành đề tài này.
Lời cảm ơn này tôi xin gởi đến tập thể lớp Sinh học biển K36 đã cùng tôi đi
suốt quảng đời sinh viên.
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin gởi đến những người bạn thân đã giúp tôi
những lúc khó khăng và vấp ngã.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Thảo

ii
TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế protein bột cá bằng protein chiết
xuất từ rong mền (Cladophoraceae) trong thức ăn cho cá kèo
(Pseudaphocryptes elongatus) giống được thực hiện 45 ngày. Thí nghiệm
gồm 5 nghiệm thức, nghiệm thức thức ăn đối chứng không chứa protein
chiết xuất từ rong mền, 4 nghiệm thức còn lại có mức protein bột cá được
thay thế bằng protein chiết xuất từ rong mền lần lượt là 15%, 30%, 45% và

60. Thức ăn thí nghiệm có cùng hàm lượng protein (30%) và lipid (7%).
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cá kèo giống có khối lượng trung bình
ban đầu là 0,43g ± 0,1 và chiều dài là 4,4 ± 0,35 cm. Cá ở thí nghiệm được
nuôi trong bể nhựa 70L, thể tích nước là 50L với mật độ 30con/bể ở độ
mặn 10‰. Cá được cho ăn thỏa mãn 2 lần/ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ
sống của cá kèo khi kết thúc thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi nghiệm
thức thức ăn dao động 91,1 đến 94,4%. Khi thay thế 15%, 30% và 45%
protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền trong thức ăn, cá có tốc
độ tăng trưởng khá tốt hoặc tương đương so với nhóm được cho ăn thức ăn
đối chứng. Hệ số tiêu tốn thức ăn tăng cao và hiệu quả sử dụng protein
giảm thấp ở các nghiệm thức thay thế 30%, 45% và 60%, không có sự khác
biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy
protein chiết xuất từ rong mền có thể thay thế protein bột cá lên đến 45%
trong phối chế thức ăn viên cho cá kèo giống, góp phần đa dạng hóa sử
dụng nguồn nguyên liệu làm thức ăn thủy sản.
iii
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về rong mền 3
2.1.1 Hệ thống phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học 3
2.1.3 Phân bố 4
2.1.4 Thành phần dinh dưỡng 4
2.1.5 Sử dụng rong biển làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản 5
2.1.6 Vai trò các hợp chất chiết xuất từ rong biển 6

2.2 Sơ lược về cá kèo 8
2.2.1 Đặc điểm sinh học của cá kèo . 8
2.2.2 Phân bố và tập tính sống 9
2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng 9
2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng 9
2.2.5 Các mô hình nuôi cá kèo hiện nay 10
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu 11
3.2.1 Nguồn gốc bột rong mền tách chiết và cá kèo 11
3.2.2 Vật liệu và hóa chất dùng trong thí nghiệm 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu 11
3.3.1 Phương pháp chế biến thức ăn 11
3.3.2 Bố trí thí nghiệm 13
iv
3.3.4 Chăm sóc và quản lý 14
3.4 Thu thập số liệu 14
3.4.1 Các yếu tố môi trường 14
3.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá cá thí nghiệm 14
3.5 Phương pháp phân tích và tính toán số liệu 14
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 15
PHẦN 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 16
4.1 Các yếu tố môi trường 16
4.2 Yếu tố thủy hóa 16
4.3 Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ
rong mền lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá kèo. 17
4.3.1 Tỷ lệ sống 17
4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng 18
4.3.3 Tăng trưởng chiều dài 19
4.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) 20

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 22
5.1 Kết luận 22
5.2 Đề xuất 22
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 23














1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghiên cứu về phân loại và hình thái của rong mền (Cladophoraceae) là loài rong
thuộc ngành rong lục (Chlorophyta) gồm nhiều giống loài, phân bố phổ biến ở
các thủy vực nước lợ nước ta (Nguyễn Văn Tiến, 2007). Khảo sát về sự phân bố,
biến động sinh lượng và thành phần sinh hóa của rong mền ở đồng bằng sông
Cửu Long cho thấy rong mền phát triển nhiều cùng với các loài rong khác và
thực vật thủy sinh trong các ao quảng canh, thủy vực nước lợ bỏ hoang, kênh tự
nhiên… Rong mền (Cladophoraceae) có sinh lượng rất cao (2-7 kg tươi/m

2
) và
được tìm thấy quanh năm. Kết quả phân tích thành phần sinh hóa, rong mền có
hàm lượng protein thô dao động từ 11,98 - 25,42%, lipid thô 0,43 - 4,08%, tro
22,76 - 40,6%, xơ 3,32 - 21,56% và carbohydrate 40,24 -54,86% (Nguyễn Văn
Lực, 2012). Nghiên cứu gần đây cho thấy rong mền được dùng làm nguồn
protein thay thế một phần protein bột đậu nành trong phối chế thức ăn cho tôm
thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei, giống (Đinh Thị Kim Nhung, 2013) và
protein bột cá trong thức ăn cho cá tai tượng, Osphronemus goramy, giống
(Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2013).
Theo kết quả nghiên cứu của dự án rong biển ITB-Việt Nam (2011), rong mền có
hàm lượng carbohydrate cao được thử nghiệm chiết xuất nhiên liệu sinh học
(ethanal và butanol), trong giai đoạn tiền xử lý rong đã tách được bột protein có
hàm lượng từ 40-50%, cao hơn nhiều so với rong mền thô, có thể sử dụng làm
nguồn protein trong phối chế thức ăn cho tôm, cá.
Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) là loài cá có giá trị kinh tế khá cao, thời
gian nuôi ngắn, ít rủi ro, lợi nhuận cao và là đối tượng được nuôi luân canh trong
ao tôm sú hoặc các ao tôm bỏ hoang, đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Trong nuôi cá kèo thâm canh, thức ăn viên được sử
dụng phổ biến và chiếm cao nhất (40-50%) trong tổng chi phí sản xuất và là một
trong các chi phí ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế (Trương Hoàng Minh và
Nguyễn Thanh Phương, 2011). Nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu sẵn có, rẽ tiền
hoặc các phụ phẩm từ chiết xuất nhiên liệu sinh học để giảm chi phí sản xuất và
nâng cao lợi nhuận là rất cần thiết. Do đó nghiên cứu khả năng thay thế protein
chiết xuất từ rong mền thay thế protein bột cá trong phối chế thức ăn cho cá kèo
(Pseudapocryptes elongatus) được thực hiện.


2


1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định tỉ lệ thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền thích
hợp trong phối chế thức ăn cho cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus). Kết
quả nhằm góp phần sử dụng đa dạng nguồn nguyên liệu trong phối chế thức ăn
cho các loài tôm, cá.
1.3 Nội dung của đề tài
Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền
trong thức ăn đến tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá kèo giống.
3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lƣợc về rong mền (Cladophoraceae)
2.1.1 Hệ thống phân loại
Theo Dodds et al. (1992), rong mền thuộc ngành rong lục, được tìm thấy nhiều ở
các thủy vực nước lợ và được phân loại như sau:
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Unvophyceae
Bộ: Cladophorales
Họ: Cladophoracea
Giống: Cladophora, Pithophora, Aegagrophila…

Hình 1. Rong mền (Cladophoraceae)
2.1.2 Đặc điểm sinh học
Rong mền (Cladophoraceae) có dạng sợi, một hàng tế bào sợi, không hoặc có
chia nhánh, thường bám bằng rễ giả, hoặc tạo tế bào gốc phát triển thành bàn
bám, tế bào có vỏ dày, một không bào lớn, một hay nhiều hạt, thể sắt tố hình
mạng lưới có nhiều hạt tạo bột (Nguyễn Hữu Dinh và ctv., 1993). Sinh trưởng
của rong mền thuộc họ (Cladophoraceae) chịu tác động nhiều bởi các yếu tố môi
trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, pH Một số nghiên cứu cho rằng rong

mền sinh trưởng tốt trong điều kiện pH > 7 và nhiệt độ 25-30
o
C có ánh sáng đầy
đủ, ngoài ra sinh trưởng của rong mền còn phụ thuộc vào mức nước trong thủy
vực và độ trong. Rong mền (Cladophoraceae) là loài rộng nhiệt chúng có thể chịu
được nhiệt độ từ 24-37
o
C hoặc cao hơn, độ mặn mà rong mền có thể sống được
4
là 0-35ppt, ánh sáng 1.200 lux-103.800 lux, mức nước sâu hơn 5m rong mền có
thể sống được (Nguyễn Hoàng Duy, 2011)
2.1.3 Phân bố
Chúng được tìm thấy ở tất cả các thủy vực nước ngọt, lợ, mặn, mọc trên bãi đá,
vùng triều, cửa sông. Rong mền (Cladophoraceae) là loài rong phổ biến nhất
trong môi trường nước ngọt trên thế giới. Rong mền (Cladophoraceae) còn là nơi
trú ẩn và thức ăn cho nhiều loài sinh vật thủy sinh. Tuy nhiên, trong thủy vực
giàu dinh dưỡng, loài rong này phát triển cực đại che phủ toàn bề mặt thủy vực
(Nguyễn Văn Tiến, 2007).
Các yếu tố môi trường trong đó ánh sáng là yếu tố cần thiết cho Cladophoraceae,
vì thế nó thường được tìm thấy ở vùng nước nông, Cladophoraceae phát triển tốt
vào mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ nước ấm hơn. Sự phát triển của
Cladophoraceae được xác định bởi các yếu tố như chất nền, chất dinh dưỡng cao
và cường độ ánh sáng (Algae base.com).
Nghiên cứu của dự án ITB-Việt Nam (2011), đã tìm thấy rong mền thuộc họ
Cladophoraceae xuất hiện nhiều ở các ao quảng canh nước lợ, ao bỏ hoang, kênh
mương tự nhiên ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Chúng phát
triển nhanh và hiện diện quanh năm, đạt sinh lượng rất cao 30-70 tấn tươi/ha.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ đến sự phát triển của rong mền
Cladophoraceae ở điều kiện trong phòng của ITB-Việt Nam (2011), kết quả biểu
thị rong mền là loài rộng muối có thể sống và phát triển ở độ mặn từ 0-35ppt, độ

mặn thích hợp nhất từ 20-30 ppt. Rong mền phát triển tốt ở nhiệt độ 30 đến 35
o
C.
Ở Việt Nam, rong mền (Cladophoraceae) phân bố ở Quảng Ninh, Thanh Hóa,
Hải Phòng, Hà Tỉnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiêng Giang.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, rong mền (Cladophoraceae) xuất hiện quanh năm,
thường phát triển đồng thời với rong bún hoặc xen kẻ nối tiếp nhau ở các thủy
vực nước lợ, ao, đầm quảng canh. (Nguyễn Hoàng Duy, 2011).
2.1.4 Thành phần dinh dƣỡng
Hàm lượng dinh dưỡng rong biển thay đổi theo nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng
dinh dưỡng trong thủy vực (nitor, phospho) (FAO, 2003; Aguilera-Morales et al.,
2005)
Nhiều nghiên cứu cho thấy rong mền (Cladophoraceae) có hàm lượng protein và
carotenoids tương đối lớn, rất cần thiết cho người và động vật thủy sản
(Khuantrairong & Traichaiyaporn, 2009; Traichaiyaporn et al., 2010).
5
Trong thí nghiệm của Khuantrairong et al. (2011) cho thấy Cladophoraceae có
hàm lượng protein từ 10,71-17,69%; lipid từ 2,04-2,56%; carbohydrat từ 52,54-
60,98%.
Thành phần amino acid của Cladophoraceae được xác định theo bảng dưới đây:
Bảng 1. Hàm lượng amino acid của rong mền (Cladophoraceae)
Amino acid
Phần trăm amino
acid (%)
Aspartate & Asparagine
11,69
Threonine
5,47
Serine
6,35

Glutamate & Glutamine
11,86
Glycine
7,64
Alanine
8,64
Valine
4,39
Methionine
1,89
Isoleucine
3,95
Leucine
11,21
Tyrosine
4,00
Phenylalanine
6,49
Histidine
2,57
Ornithine
1,68
Lysine
5,76
Arginine
6,41
Nguồn: Borgen (2012).
Kết quả phân tích thành phần sinh hóa, rong mền ở đồng bằng sông Cửu Long
cho thấy rong mền có hàm lượng protein thô dao động từ 11,98 - 25,42%, lipid
thô 0,43 - 4,08%, tro 22,76 - 40,6%, xơ 3,32 - 21,56% và carbohydrate 40,24 -

54,86% (Nguyễn Văn Lực, 2012).
2.1.5 Sử dụng rong biển làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
Một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng bổ sung bột rong biển thay đổi tùy
thuộc vào loài rong hay đối tượng sử dụng (Cruz-Suarezet al., 2008).
Valent et al. (2006) nghiên cứu sử dụng 3 loại rong biển Gracilaria bursa-
pastoris, Ulva rigida và Gracilaria cornea trong công thức thức ăn của cá chẽm
Châu Âu (Dicentrarchus labrax) cho rằng khi bổ sung 10% Gracilaria bursa-
pastoris hoặc 10% Ulva rigida không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Mặc
khác độ tiêu hóa protein và lipid không bị ảnh hưởng khi bổ sung 10%
Gracilaria bursa-pastoris hoặc 10% Ulva rigida hoặc 5% Gracilaria cornea.
Bên cạnh đó Azaza et al. (2007), nghiên cứu tăng trưởng của cá rô phi
6
Oreochromis niloticus L. khi thay thế bột đậu nành bằng bột rong Ulva rigida
với các mức 10%, 20% và 30% vào thức ăn. Tác giả nhận thấy có thể sử dụng
bột Ulva rigida thay 20% bột đậu nành trong thức ăn cá rô phi cho tăng trưởng
khác biệt không có ý nghĩa so với thức ăn đối chứng và tỷ lệ sống không bị ảnh
hưởng bởi hàm lượng rong trong thức ăn. Ngoài ra, nghiên cứu của Hashim and
Mat Saat (1992) bổ sung 5% Ulva vào thức ăn cho cá lóc (channa striatus)
không làm ảnh hưởng đến sự phát triển và thành phần dinh dưỡng của cá
Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Tý Nị, (2012) đánh giá khả năng thay thế
đạm bột cá bằng đạm bột rong bún (Enteromorpha intestinalis) lần lượt là 10%,
20%, 30%, 40% và 50% trong thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus) giống cho
thấy tốc độ tăng trưởng của cá nâu giảm theo mức tăng protein rong bún trong
khẩu phần ăn nhưng khác biệt không có ý nghĩa ở mức thay thế 10-40% và đối
chứng, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tăng cao và hiệu quả sử dụng protein (PER)
giảm thấp theo mức tăng protein rong bún trong thức ăn nhưng khác biệt không
có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, tỷ lệ sống không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức
thức ăn. Theo Costa et al. (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung bột
rong nâu Ascophyllum nodosum với các mức 5, 10, 15, và 20g/kg thức ăn lên
tăng trưởng của cá rô phi Oreochromis niloticus. Kết quả sau 42 ngày thí nghiệm

cá không bị ảnh hưởng về tăng trưởng, cải thiện được hiệu quả sử dụng thức ăn
và năng xuất cá ở mức bổ sung rong nâu 5- 20g/kg thức ăn. Đỗ Quốc Trung,
(2013) khi thay thế protein bột cá bằng protein bột rong mền (Cladophoraceae)
trong phối chế thức ăn cho cá kèo (Pseudaphocryptes elongatus) ở các mứt 10,
20, 30, 40, 50. Tác giả nhận thấy khi thay 30% protein rong mền thay cho bột cá
thì không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của cá.
Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv. (2013), nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế
protein bột cá bằng protein bột rong bún (Enteromorpha sp.) và bột rong mền
(Cladophoraceae) làm thức ăn cho cá tai tượng (Osphronemus goramy) giống.
Sau 8 tuần thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá tai tượng không bị ảnh hưởng bởi nghiệm
thức thức ăn, dao động từ 80,0 đến 82,2%. Protein bột cá có thể được thay thế
30% protein rong mền và 45% protein rong bún trong khẩu phần ăn cho cá tai
tượng.
2.1.6 Vai trò các hợp chất chiết xuất từ rong biển
Thành phần của chất chiết xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu cung cấp
(loài rong biển và khu vực thu rong) và phương pháp chiết xuất. Các hợp chất có
hoạt tính sinh học: polysaccharides, polyphenols, protein, khoáng, sắc tố,
PUFA… (Chojnacka et al., 2012).
7
Bảng 2: Các hợp chất có hoạt tính sinh học trong chất chiết xuất từ rong biển
Chất hoạt tính sinh học
Hoạt tính
Tác giả

Thúc đẩy tăng trưởng
Vidanarachchi et al. (2009)
Polysaccharides
Cải thiện sức khỏe
Vidanarachchi et al.(2009)


Kháng virus
Song et al. (2012)

Chống oxy hóa
Souza et al. (2012)

Cung cấp amino acid
thiết yếu
Aguilera-Morales et al. (2005)
Protein
Kháng khuẩn
Cunningham and Joshi, (2010)

Kháng virus
Cunningham and Joshi, (2010)

Chống oxy hóa
Wijesinghe et al. (2011)
Axit béo mạch cao
không no
Kháng nấm
Bhagavathy et al. (2011)

Cải thiện sức khỏe
Pulz and Gross, (2004)

Chống oxy hóa
Li and Kim, (2011)
Sắc tố
Kháng virus

Holdt and Kraan, (2011)

Chống oxy hóa
Ganesan, (2011)
Polyphenols
Kháng khuẩn
Gupta and Abu-Ghannam, (2011)

Kháng virus
Gupta and Abu-Ghannam, (2011)
Chất khoáng
Thúc đẩy tăng trưởng
Nwosu et al. (2011)

Cải thiện sức khỏe
Nwosu et al. (2011)
Nguồn: Chojnacka et al. (2012)
Theo tài liệu tổng quan của Huỳnh Trường Giang, (2011) β-glucan chiết xuất từ
rong biển đã được sử dụng thành công trong việc tăng cường sức đề kháng đối
với vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, thậm chí đối với virus đốm trắng trên
một số loài tôm biển như là tôm sú Penaeus monodon, tôm he Nhật Bản
Marsupenaeus japonicus, tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei, tôm he Ấn
Độ Fenneropenaeus chinensis, tôm thẻ chân vàng Farfantepenaeus californiensis
và tôm Sao Paulo Farfantepenaeus paulensis. Nghiên cứu của Pulz and Gross,
(2004) nhận thấy sắc tố sẽ được tích lũy và làm tăng màu sắc thịt cá. Bên cạnh
đó, Holdt et al., 2011 nhận thấy nhóm carotenoids quan trọng trong hợp chất
chiết xuất từ rong bao gồm β-carotene, fucoxanthin và tocopherol. Ngoài ra,
Chojnacka et al. (2012) cho rằng sử dụng chiết xuất từ rong biển làm giảm hàm
lượng các chất độc.
8

2.2 Sơ lƣợc về cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816)
2.2.1 Đặc điểm sinh học của cá kèo
Theo Mai Đình Yên, (1992) thì ở Nam Bộ có hai loài cá kèo là Pseudapocryptes
lanceolatus (cùng tên P. elongatus) (bống kèo vẩy nhỏ) và Parapocryptes
serperaster (bống kèo vẩy to). Chúng có thể sống ở nước lợ, mặn và củng có thể
sống và phát triển ở nước ngọt. Trên thế giới cá phân bố rộng tại những vùng cửa
sông và thủy triều tại Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Đài Loan, Indonesia,
Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Tahiti, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Tại
Việt Nam cá tập trung trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thích hợp với các ao hồ kênh-mương
nước lợ. Cá còn được nuôi tại các ruộng muối ở ĐBSCL chủ yếu là cá kèo vây
nhỏ môi trường sống chủ yếu là đáy bùn.
Hệ thống phân loại cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá kèo có hệ thống phân
loại như sau :
Bộ: Perciformes
Họ: Apocrypteidae
Giống: Pseudapocryptes
Loài: Pseudapocryptes elongates (Cuvier, 1816)

Hình 2.1: Cá kèo Pseudapocryptes elongatus

Hình 2. Cá kèo vây nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus)
Cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus) có đầu nhỏ, hình chóp, mõm tù,
hướng xuống, miệng trước hẹp, rạch miệng ngang kéo dài đến đường thẳng kẻ
qua cạnh sau mắt. Răng hàm trên một hàng, răng cửa to, đỉnh tà răng trong nhỏ
mịn. Răng hàm dưới một hàng, mọc xiên thưa, đỉnh tà và có một đôi răng chó
sau mấu tiếp hợp của hai xương răng, không có râu, mắt tròn nhỏ, nằm phía sau
lưng của đầu gần chóp mõm hơn gần điểm cuối nắp mang, khoảng cách giữa hai
mắt hẹp, lỗ mang hẹp, màng mang phát triển, phần dưới dính với eo mang. Thân

hình trụ thon dài, hơi hẹp bên, phần hai xương trẩm có hai đường sóng có phủ
vẩy, cuống đuôi ngắn, chiều dài cuống đuôi nhỏ hơn chiều cao cuống đuôi. Hai
vi lưng rời nhau, khoảng cách của hai vi này lớn hơn chiều dài vây lưng thứ nhất.
Khởi điểm vi hậu môn sau khởi điểm vi lưng thứ hai. Vi đuôi dài và thon. Cá có
9
màu xám ửng vàng, nửa trên của thân có 7-8 sọc đen hướng xéo về trước, các sọc
này rỏ dần về đuôi.
Khi môi trường nước thiếu oxy, cá kèo quạt nước qua mang từng đợt, nhưng gia
tăng tần xuất trao đổi khí qua mô và giảm tần xuất trao đổi khí ngoài mô (Martin
và Bridges, 1999).
Theo Rainboth (1996) chiều dài cá kèo có thể đạt đến 20cm, chiều cao thân
khoảng 14% chiều dài chuẩn.
2.2.2 Phân bố và tập tính sống
Theo Kottelat và Whitten (1996) được trích bởi Võ Thành Toàn (2005), thì cá
kèo sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp nhất cho cá kèo là 23-
28
o
C.
Theo Trương Hoàng Minh và ctv. (2009) khi nghiên cứu về cá kèo giống ở tỉnh
Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy cá phân bố ở rừng ngập mặn, trôi nổi theo dòng
nước từ khơi vào nội địa, vào tháng 6-9 cá kèo giống xuất hiện nhiều, chúng có
liên quan trực tiếp tới độ mặn, lượng mưa, lưu tốc dòng chảy và độ trong.
Nghiên cứu của Takita et al. (1999) cho rằng: các loài họ cá bống có khả năng
chịu được độ mặn cao. Điều này được Bucholtz et al. (2009) khẳng định rằng cá
kèo là loài rộng muối có thể sống từ 0-50‰. Thích hợp nhất là 10-25‰.
2.2.3 Đặc điểm dinh dƣỡng
Theo Trần Đắc Định và ctv. (2002) thì tỷ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài
chuẩn (Lc) là 3.27, khi phân tích thành phần thức ăn trong đường ruột của cá cho
thấy thành phần thức ăn khá phong phú, thực vật lẫn động vật có 3 loại thức ăn
có tần số xuất hiện nhiều nhất là tảo khuê (Bacillariophyta) chiếm 82.99% kế đến

là mùn bã hữu cơ chiếm 14.9% và tảo lam chiếm 2.03% động vật phiêu sinh
cũng được phát hiện trong ống tiêu hóa nhưng với tỷ lệ rất thấp như: Copepoda
0.058%, Cladophora 0.025% từ kết quả trên tác giả đã kết luận cá kèo là động vật
ăn tạp thiên về thực vật.
Trong nuôi thương phẩm cá kèo, thức ăn cho cá kèo cho giai đoạn ương ban đầu
(10 ngày - 1 tháng tuổi) có hàm lượng protein dao động từ 28 - 32%. Thức ăn
cho cá trong các tháng tiếp theo hàm lượng đạm trong thức ăn dao động từ 18 -
25% (nguồn: nongnghiep.vn).
2.2.4 Đặc điểm sinh trƣởng
Theo Võ Thành Toàn (2005) theo kết quả phân tích trong 1264 mẫu trong vòng
12 tháng kể từ tháng 3/2002 tại xã Hiệp Thành - Bạc Liêu. Dựa theo số liệu tần
xuất chiều dài của cá kèo vẩy nhỏ cho thấy chiều dài tối đa mà cá có thể đạt được
10
là L

= 22,1 cm với tốc độ tăng trưởng K = 0,81/năm, t0 = - 0,8 và chỉ số tăng
trưởng Φ’ =2,778. Qua phương trình tăng trưởng Von Bertalanffy (1934) cho
phép xác định được mối quan hệ giữa tuổi và chiều dài của cá tương ứng với
chiều dài tổng đã khảo sát được trong khoảng 8,5-23,5 cm. Kết quả cho thấy khi
cá kèo đạt kích thước khoảng 16,9 cm thì cá có thể được một tuổi, khi cá đạt
được hai tuổi chiều dài có thể đạt đến 20,7 cm khi cá đạt tới 3 tuổi thì chiều dài
có thể đạt tới 22,9 cm.
2.2.5 Các mô hình nuôi cá kèo hiện nay
Hiện nay tình hình dịch bệnh trong ao nuôi tôm diễn ra phức tạp chính vì lẻ đó
mô hình nuôi luân canh giữa tôm và cá kèo hoặc luân canh cá kèo - muối được
thực hiện tại các tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Cà Mau (Báo Khoa
học phổ thông số 6-2008).
Ở huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng bước đầu nuôi thử nghiệm cá kèo trong ao
đất với mật độ 10-20 con/m
2

sau 4 tháng nuôi đạt năng xuất từ 50-500kg/ha/vụ
(Trung Tâm Khuyến ngư tỉnh Sóc Trăng, 2003).
Theo Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương (2011) thì diện tích nuôi cá
kèo ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu có diện tích tăng đáng kể 352 ha (2006), 787
ha (2007) ở 2 tỉnh khảo sát
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Tấn Nhơn (2009) cá kèo nuôi thương phẩm,
diện tích nuôi trung bình 0,60±0,70 ha. Cá kèo giống được thả nuôi luân canh với
tôm sú, chủ yếu vào mùa mưa với mật độ 80,9±44 con/m
2
. Cá kèo được cho ăn
thức ăn viên và hệ số thức ăn là 1,74±0,19. Thời gian nuôi 4-5 tháng, năng xuất
cá thương phẩm bình quân đạt 4,884±3,013 kg/ha/vụ và lợi nhuận đạt
90,368±95,832 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình nuôi luân canh vụ tôm sú - cá kèo ở
các vuông tôm ven biển Gò Công Đông - Tiền Giang theo đánh giá của cơ quan
quản lý Thủy sản ở địa phương thì mô hình này bước đầu cho hiệu quả cao và
mang tính bền vững nhờ việc nuôi luân canh nên cắt được mầm bệnh trên tôm sú,
mặt khác cá kèo sử dụng mùn bã hữu cơ nên ao nuôi được cải tạo sạch sau vụ
nuôi tôm.
Ở Bến Tre cá kèo được nuôi luân canh với tôm sú với mật độ 10-30 con/m
2
sau
4 tháng nuôi đạt năng xuất 313-1461 kg/ha/vụ (Trần Thị Thu Nga và Dương
Nhựt Long, 2005)
11
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Bột protein tách chiết từ rong mền (Cladophoraceae).
Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus)
3.2 Vật liệu nghiên cứu

3.2.1 Nguồn gốc bột rong mền tách chiết và cá kèo
Bột protein chiết xuất từ rong mền (Cladophoraceae) được cung cấp bởi Viện
Sinh học Nhiệt đới (ITB), TP Hồ Chí Minh.
Cá kèo giống được mua ở Bạc Liêu, cá khỏe mạnh, không dị tật, dị hình. Cá
được thuần hóa dần về độ mặn 10‰ để bố trí thí nghiệm.
3.2.2 Vật liệu và hóa chất dùng trong thí nghiệm
Bể nhựa 70L
Bể composite 2m
3

Các hóa chất: Chlorine, formol
Hệ thống máy bơm và sục khí
Khúc xạ kế, máy đo nhiệt độ, pH và bộ testkit SERA
Cân đồng hồ, cân điện tử 02 số lẻ
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Phƣơng pháp chế biến thức ăn
Rong mền chiết xuất được cung cấp từ Viện Sinh học Nhiệt đới (ITB).
Các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm gồm bột rong mền chiết xuất, bột cá, bột đậu
nành, dầu đậu nành, dầu mực, gelatin, bột mì và cám gạo, được phân tích thành
phần sinh hóa trước khi phối chế thức ăn theo phương pháp AOAC (1995).
Tất cả các nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (30%), lipid (7%) và
mức năng lượng. Công thức phối chế thức ăn thí nghiệm được tính toán dựa trên
chương trình Solver trong chương trình Excel (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn
Anh Tuấn, 2009). Thức ăn sau khi phối chế ở dạng chìm và sẽ được phân tích
thành phần sinh hóa (ẩm độ, protein, lipid, tro, xơ) và được bảo quản trong tủ
lạnh.


12


Bảng 3.3.1 Thành phần hóa học các nguyên liệu thức ăn (% khối lượng khô)

Độ ẩm
Protein
Lipid
Tro

Bột cá
10,12
59,06
8,65
28,74
0,32
Bột đậu nành
10,43
44,32
2,23
8,25
0,27
Protein -rong mền
chiết xuất
9,14
44,55
4,28
15,58
0,47
Cám gạo
9,86
8,52
8,15

21,32
2,33
Bột khoai mì
10,87
2,73
1,77
0,69
0,87
Bảng 3.3.2 Thành phần sinh hóa (% khối lượng khô) thức ăn thí nghiệm
Thành phần
ĐC
15%PRM
30%PRM
45%PRM
60%PRM
Độ ẩm
9,34
11,29
10,86
10,96
10,91
Protein
31,04
30,74
30,65
30,33
30,39
Lipid
6.96
6,48

6,82
6,84
6,78
Tro
15,47
16,60
17,73
17,81
18,28

4,24
4,69
4,55
4,77
5,14
NFE
42,29
41,49
40,25
40,24
39,41
Năng lượng thô
(kcal/g)
4,19
4,09
4,07
4,05
4,01
13
Bảng 3.3.3 Thành phần các nguyên liệu trong thức ăn thí nghiệm (% khối lượng

khô)
Thành phần
ĐC
15%PRM
30%PRM
45%PRM
60%PRM
Bột cá
31
26,35
21,71
17,05
12,4
Bột đậu nành
20,5
20,65
20,65
20,65
20,65
Protein rong
mền chiết xuất
0
6,17
12,32
18,49
24,67
Cám gạo
23,7
24,43
25,2

25,96
26,68
Bột khoai mì
19,06
16,69
14,29
11,9
9,53
Dầu mực
1,59
1,71
1,83
1,95
2,07
Premix-
vitamin
2
2
2
2
2
Gelatin
2
2
2
2
2
Tổng
100
100

100
100
100
Các bước phối chế thức ăn
- Bước 1: Thiết lập công thức thức ăn theo mục tiêu thí nghiệm.
- Bước 2: Cân và phối trộn theo liều lượng đã thiết lập, sau đó cho kết dính
bằng gelatin (gelatin được đun cùng với nước sau cho hàm lượng nước
chiếm khoảng 30%).
- Bước 3: Tạo viên thức ăn qua máy ép thủ công sau đó phơi khoảng 3-4
giờ, sàng qua gay cho vừa kích cỡ cá ăn.
- Bước 4: Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ -15
o
C để sử dụng trong suốt
đợt thí nghiệm.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (30%) và
lipid (7%), nghiệm thức thức ăn đối chứng với nguồn cung cấp là protein bột cá,
4 nghiệm thức còn lại có mức protein bột cá được thay thế bằng protein chiết
xuất từ rong mền lần lượt là 15%, 30%, 45% và 60% trong thức ăn cho cá kèo,
gồm các nghiệm thức sau:
- Nghiệm thức 1: không chứa protein rong mền (đối chứng, ĐC)
- Nghiệm thức 2: protein rong mền thay thế 15% protein bột cá (15%PRM)
- Nghiệm thức 3: protein rong mền thay thế 30% protein bột cá (30% PRM)
- Nghiệm thức 4: protein rong mền thay thế 45% protein bột cá (45% PRM)
14
- Nghiệm thức 5: protein rong mền thay thế 60% protein bột cá (60% PRM)
Thí nghiệm được thực hiện tại trại rong biển, thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Thí nghiệm được bố trí trong bể nhựa thể tích 70 L, thể tích nước là 50 L. Bể

nuôi được sục khí nhẹ và liên tục ở độ mặn 10‰, mật độ cá thí nghiệm 30
con/bể.
Cá có khối lượng trung bình 0,43g và chiều dài trung bình 4,4 cm. Thời gian thí
nghiệm 45 ngày.
3.3.4 Chăm sóc và quản lý
Chế độ thay nước 3 mỗi lần thay 30-50%.
Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào 7 giờ sáng và 17 giờ chiều. Lượng thức ăn theo
nhu cầu của cá.
3.4 Thu thập số liệu
3.4.1 Các yếu tố môi trƣờng
- Nhiệt độ và pH được xác định bằng máy đo pH và nhiệt độ 2 lần/ngày vào
lúc 7h và 14h.
- Hàm lượng NO
2
và N-NH
4
+
/NH
3
được xác định 7 ngày/lần bằng bộ test
SERA, Đức.
3.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá cá thí nghiệm
- Xác định khối lượng và chiều dài cá ban đầu bằng cách bắt ngẫu nhiên 30
con đem cân và đo chiều dài toàn thân từng cá thể, tính giá trị trung bình.
- Định kỳ thu mẫu 15 ngày/lần, mỗi lần thu ngẫu nhiên 10 con ở mỗi bể để
xác định khối lượng trung bình.
- Khi kết thúc thí nghiệm, tất cả cá thí nghiệm sẽ được cân và đo chiều dài
từng cá thể và xác định tỷ lệ sống.
3.5 Phƣơng pháp phân tích và tính toán số liệu
Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số cá còn lại/ số cá ban đầu)

Tăng trọng WG (g) = Khối lượng cuối (Wc) - Khối lượng ban đầu (Wđ)
Tăng trưởng tuyệt đối DWG (g/ngày) = (Wc - Wđ)/ Thời gian nuôi
Tăng trưởng tương đối SGR (%/ngày) = 100 x (LnWc-LnWđ)/Thời gian nuôi
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) = Lượng thức ăn cho cá ăn (khối lượng
khô)/Tăng trọng (khối lượng tươi)
15
Hiệu quả sử dụng protein (PER) = Tăng trọng/Lượng protein được ăn vào
3.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu về tỉ lệ sống, sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính toán
theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng chương trình Excel. Phân tích thống
kê bằng phương pháp one way-ANOVA tìm sự khác biệt giữa các trung bình
nghiệm thức bằng phép thử TURKEY ở mức ý nghĩa (p<0,05) sử dụng phần
mềm SPSS version 16.0.
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trƣờng
Nhiệt độ
Trong suốt quá trình thí nghiệm nhiệt độ giữa các nghiệm thức tương tự nhau và
dao động trung bình trong ngày từ 26,4 đến 29,0
o
C. Theo Trương Quốc Phú
(2006) thì nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển từ 25-32
o
C. Chính vì thế nhiệt độ
không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cá.
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trung bình trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức
Nhiệt độ
pH

ĐC
27,8±1,74
7,7±0,24
15%PRM
27,6±1,66
7,6±0,29
30%PRM
27,6±1,67
7,6±0,33
45%PRM
27,6±1,58
7,6±0,36
60%PRM
27,6±1,57
7,6±0,35
pH
pH trung bình trong suốt quá trình thí nghiệm ở các nghiệm thức không thay đổi
nhiều, dao động trong khoảng 7,4 đến 7,9.
pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9 (Trương Quốc Phú, 2006). Từ các nhận
định trên cho thấy pH nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển bình thường.
4.2 Yếu tố thủy hóa
Bảng 4.2. N0
2
, TAN trung bình trong suốt quá trình thí nghiệm
Nghiệm thức
N-N0
2
-
(mg/L) NO
2

(mg/L)
TAN (mg/L)
ĐC
1,09

0,87
0,18

0,12
15% PRM
1,04

0,78
0,16

0,11
30% PRM
1,15

0,84
0,18

0,12
45% PRM
1,06

0,88
0,23

0,19

60% PRM
1,18

0,93
0,24

0,21
NO
2

(Nitrite)
Bảng 4.2 biểu thị hàm lượng NO
2
trung bình ở các nghiệm thức thức ăn không
khác nhau nhiều, dao động từ 1,04 đến 1,18 mg/L. Qua các đợt thu mẫu cho thấy
hàm lượng NO
2
có khuynh hướng tăng cao theo thời gian nuôi.
17
Trong ương nuôi cá nên duy trì NO
2
ở nồng độ nhỏ hơn 0,1 mg/L (Trương Quốc
Phú, 2006). Theo Boyd (1990) nitrite đi vào máu qua mang, mức độ hấp thụ
nitrite phụ thuộc vào tỷ lệ nitrite:chloride và khả năng chịu đựng nitrite có liên
quan đến chloride (Cl
-
) trong nước. Do nước mặn có Cl
-
làm giảm nồng độ NO
2


giúp hạn chế tính độc đối với cá. Đối với cá sống ở độ mặn 16‰ thì hàm lượng
NO
2
cho phép có thể lên đến 5,5 mg/L. Theo Trương Quốc Phú (2006) những
nhân tố ảnh hưởng đến độ độc của nitrite gồm hàm lượng chloride, pH, kích cở
cá, tình trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh, lượng oxi hòa tan.
Trong thí nghiệm này cá kèo được nuôi ở độ mặn 10%o thì hàm lượng Cl
-

trong nước làm giảm hàm lượng tính độc của NO
2.
Vì vậy, trong thí nghiệm này
cá kèo vẫn phát triển bình thường.
NH
3
/NH
4
(TAN)
Hàm lượng TAN trong thí nghiệm này khá thấp, dao động trung bình từ 0,16 đến
0,24 mg/L. NH
3
thích hợp ở nồng độ <0,13 mg/L (Trương Quốc Phú, 2006).
Theo Boyd (1990) hàm lượng NH
4
+
thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2 – 2
mg/L. Theo các nghiên cứu trích dẫn như trên các yếu tố môi trường trong bể
nuôi đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cá kèo.
4.3 Ảnh hƣởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ

rong mền lên tỷ lệ sống và tăng trƣởng của cá kèo.
Trong suốt quá trình nuôi thì các yếu tố môi trường và các yếu tố thủy hóa biến
động giữa các nghiệm thức nhưng các yếu tố trên đều nằm trong khoảng thích
hợp để sinh trưởng và phát triển bình thường của cá vì thế ảnh hưởng của việc
thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền trong thức ăn được
xem là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
kèo.
4.3.1 Tỷ lệ sống
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ
rong mền trong thức ăn cho cá kèo, tỷ lệ sống của cá đạt cao (91- 94%) và giữa
các nghiệm thức tương tự nhau (Hình 4.3.1). Do đó, nghiệm thức thức ăn không
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
18
93
a
94
a
91
a
92
a
93
a
0
20
40
60
80
100
0% PRM 15% PRM 30% PRM 45% PRM 60% PRM

Nghiệm thức
Tỷ lệ sống (%)

Hình 4.3.1 Tỷ lệ sống của cá kèo sau 45 ngày
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv. (2012),
sử dụng protein rong bún thay protein bột cá đến 50% trong thức ăn cho cá kèo.
Tác giả báo cáo rằng việc thay thế này không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Kết quả tương tự được báo cáo bởi Nguyễn Thị Tý Nị (2012) đối với cá nâu và
Nguyễn Mộng Vân (2012) đối với cá rô phi.
Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv. (2013), nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế
protein bột cá bằng protein bột rong mền (Cladophoraceae) làm thức ăn cho cá
tai tượng (Osphronemus goramy) giống. Sau 8 tuần thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá
tai tượng không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn, dao động từ 80,0 đến
82,2%.
Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy khi thay thế protein bột cá bằng protein
rong mền chiết xuất có tỷ lệ sống đạt trên 90% khác biệt không có nghĩa thống
kê so với đối chứng (p>0,05).
4.3.2 Tăng trƣởng về khối lƣợng
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu tăng trưởng về khối lượng của cá kèo giống sau 45 ngày
thí nghiệm

Khối lượng cuối
(g)
Tăng trọng
(g)
SGR_KL
(%/ngày)
DWG_KL
(g/ngày)
ĐC

2,89± 0,90
bc

2,46 ± 0,9
bc

4,14 ± 0,62
bc

0,055±0,02
bc

15%PRM
3,11 ± 0,73
c

2,68 ± 0,73
c

4,34±0,48
c

0,060±0,016
c

30%PRM
2,95 ± 0,71
bc

2,52 ± 0,71

bc

4,22 ± 0,48
bc

0,056 ± 0,016
bc

45%PRM
2,68 ± 0,53
b

2,25 ± 0,53
b

4,03 ± 0,41
b

0,050 ±0,012
b

60%PRM
2,28 ± 0,41
a

1,85 ± 0,41
a

3,67± 0,37
a


0,041 ± 0,009
a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các giá trị trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt thống kê P<0,05.
19
Sự tăng trưởng về khối lượng của cá kèo được trình bày ở Bảng 4.3. Kết quả cho
thấy với khối lượng trung bình ban đầu là 0,43g; khối lượng của cá kèo khi kết
thúc thí nghiệm dao động trong khoảng 2,28-3,11 g, trong đó ở nghiệm thức thay
thế 15%PRM và 30%PRM lớn hơn nghiệm thức đối chứng và hai nghiệm thức
còn lại thì nhỏ hơn. Kết quả thống kê biểu thị chỉ có nghiệm thức 60%PRM khác
nhau có ý nghĩa (P<0,05) so với nghiệm thức đối chứng không chứa protein chiết
xuất từ rong mền.
Tốc độ tăng trưởng (tăng trọng, tăng trưởng tương đối và tuyệt đối) có cùng xu
hướng với khối lượng cuối. Mặc dù sự tăng trưởng của cá kèo giảm theo mức
tăng protein trong thức ăn, nghiệm thức thay thế protein bột cá bằng protein chiết
xuất từ rong mền ở mức 15% và 30% có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm
đối chứng. Ở tỉ lệ thay thế cao hơn (45% và 60%) thì sự tăng trưởng của cá thấp
hơn nghiệm thức đối chứng nhưng chỉ có nghiệm thức 60%PRM khác biệt có ý
nghĩa so với các nghiệm thức còn lại.
4.3.3 Tăng trƣởng chiều dài
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu tăng trưởng về chiều dài của cá kèo giống sau 45 ngày thí
nghiệm
Nghiệm
Thức
Chiều dài đầu
(cm)
Chiều dài cuối
(cm)

DLG_CD
(cm/ngày)
SGR_CD
(%/ngày)
ĐC
4,4±0,35
8,79±0,86
b

0,098±0,019
b

1,53±0,21
b

15% PRM
4,4±0,35
8,85±0,70
b

0,099±0,015
b

1,55±0,17
b

30% PRM
4,4±0,35
8,79±0,63
b


0,098±0,014
b

1,53±0,16
b

45% PRM
4,4±0,35
8,60±0,61
ab

0,093±0,014
ab

1,48±0,15
ab

60% PRM
4,4±0,35
8,36±0,50
a

0,088±0,011
a

1,42±0,13
a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.

Các giá trị trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt thống kê P<0,05.
Sau 45 ngày nuôi, chiều dài cá ở nghiệm thức 60% PRM là thấp nhất đạt (8,36 ±
0,50 cm) thấp hơn so với đối chứng (8,79 cm). Ở nghiệm thức 15%, 30%, 45% cá
có chiều dài tương đương với nghiệm thức đối chứng và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết quả tương tự đối với tăng trưởng tương đối về chiều dài, ở nghiệm thức 60%
PRM là 1,42 cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (1,53 cm)
(P<0,05). Đối với tăng trưởng tuyệt đối thì không có sự khác biệt thống kê giữa
các nghiệm thức (P>0,05).

×