Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

vấn đề đạo đức luân lí trong tác phẩm nhà văn mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.17 KB, 84 trang )

I HC C
KHOA KHOA HC XÃ H
B MÔN NG 









ÂU TÚ NGA
MSSV: 6106407




V C LUÂN LÍ
TRONG TÁC PHC NGÔN



Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn




Cán b ng dn: BÙI TH THÚY MINH














C
 NG QUÁT
PHN M U
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
2.1Nghiên cứu ở trong nước
2.2Nghiên cứu ở nước ngoài
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHN NI DUNG
: MT S V CHUNG
1.1 Vấn đề đạo đức, luân lý trong văn học Trung Quốc
1.1.1Tư tưởng trong văn học thời kì phong kiến
1.1.2Tư tưởng trong văn học thời kì đổi mới
1.2Thế nào là cuồng hoan và cuồng hoan trong văn học
1.2.1Cuồng hoan
1.1.2 Vấn đề cuồng hoan trong văn học

1.3Vài nét về tác giả, tác phẩm
1.3.1Tác giả
1.3.2Tác phẩm
: BIU HIN CUNG HOANG TRONG TÁC PHM
MC NGÔN
2.1 Con người thoát khỏi những ràng buộc về đạo đức, tư tưởng, luân lí để giải
phóng cho số phận của mình.
2.1.1Tình cảm làm chủ lí trí
2.1.2Con người theo đuổi khát vọng tự do về thể xác lẫn tâm hồn
2.2 Con người bản năng
2.2.1 Mối quan hệ giữa bản năng tính dục và tình yêu
2.2.2 Con người với hành trình tìm kiếm bản ngã
: GÍATR C LUÂN LÍ TRONG TÁC PHM
MC NGÔN
3.1 Sự đồng cảm của tác giả
3.1.1 Thương xót thân phận bé nhỏ của con người
3.1.2 Tiếc nối giá trị xưa bị lãng quên
3.2 Vạch ra mặt trái của xã hội
3.2.1 Hủ tục
3.2.2 Cường quyền
3.3 Khẳng định quyền bình đẳng trong xã hội
3.3.1 Bình đẳng giới
3.3.2 Bình đẳng hôn nhân
3.4 Vấn đề cái cũ và cái mới
3.4.1 Sự tồn tại của cái cũ
3.4.2 Phát triển cái mới
NGH THUT TH HIN VN  C
LUÂN LÍ TRONG TÁC PHM MC NGÔN
4.1 Xây dựng tình huống bi kịch
4.1.1 Tình huống khổ đau tuyệt vọng

4.1.2 Tình huống tình yêu trắc trở
4.1.3 Con người cô đơn, lạc lõng
4.2 Nghệ thuật tự sự
4.2.1 Ngôi thứ ba
4.2.2 Ngôi thứ nhất
4 2.3 Thủ pháp lạ hóa

1

PHN M U
1. Lí do ch tài
Trong nền văn học đương đại Trung Quốc, có rất nhiều sự tỏa sáng của tài năng
văn chương như Quỳnh Dao, Kim Dung, Tào Đình, Giả Bình Ao, Vương Mông,
Mạc Ngôn… Trong đó nhà văn Mạc Ngôn - người vinh dự nhận giải thưởng Nobel
văn học, làm rạng danh văn đàn văn học Trung Quốc, là nhà văn được độc giả biết
đến nhiều nhất trong nền văn học đương đại.Với phong cách sáng tác độc đáo sự kết
hợp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trộn lẫn với những câu chuyện dân gian, lịch
sử và hiện đại, những tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Tác phẩm của
Mạc Ngôn được dịch ra nhiều thứ tiếng và được phổ biến rộng rãi ở các nước trên
thế giới như Đàn hương hình, Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Trâu thiến, Châu
chấu đỏ Đọc tác phẩm Mạc Ngôn, cảm nhận đầu tiên của độc giả là sự đau đớn
quằn quại trong đau khổ của một kiếp người không tìm ra chân trời hạnh phúc, là sự
châm biến của số phận, là sự oán hận đối với xã hội không có tình người và hơn cả
là vấn đề đạo đức luân lý đáng báo động trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Là
một người quan tâm đến đất nước, ông không thể làm ngơ trước sự tha hóa của đạo
đức của người dân ông như thế, ông đã dùng ngòi bút của mình để thức tỉnh mọi
người cần nhìn nhận lại vấn đề đạo đức trong xã hội hiện nay, con người trong xã
hội là một nhân tố quyết định bộ mặt xã hội vì vậy nếu con người bị tha hóa thì xã
hội tất loạn.
Về các sáng tác của nhà văn quân đội này cũng nảy sinh nhiều ý kiến trái ngược

nhau. Có hai luồng ý kiến như sau: ý kiến thứ nhất phê phán gay gắt các sáng tác
của ông. Còn ý kiến thứ hai khẳng định sự sáng tạo, cũng nhưng công nhận đóng
góp của thế hệ nhà văn mới này. Theo Hồ Sĩ Hiệp “vic chuyi nhanh chóng v
quan nim và nhn thc mt th tranh lun gay gt v lý lun
phê bình”[22] và đó được coi là một việc phát triển tất yếu của văn học Trung Quốc
trong thời kì mở cửa.
Mạc Ngôn là nhà văn Trung Quốc đương đại có nhiều sáng tác được dịch và
phổ biến ở Việt Nam. Mạc Ngôn là một trong những nhà văn hàng đầu của Trung
Quốc đương đại. Năm 2006 tại Trung Quốc người ta mời mười nhà phê bình chọn
các nhà văn có bút lực nhất hiện nay, Mạc Ngôn được xếp đầu (theo báo Tiền
phong cuối tuần số 38, tháng 9/2007 và báo Văn nghệ trẻ số 47 (557) ngày

2

25/11/2007. Những sáng tác của ông được độc giả Việt Nam đón nhận một cách
nồng nhiệt. Vấn đề tình yêu, giới tính, các quan hệ xã hội là đề tài phổ biến trong
sáng tác của ông. Tuy nhiên, tác phẩm của Mạc Ngôn ở Việt Nam nảy sinh nhiều ý
kiến đáng giá. Đó là vấn đề sắc dục, tính dục. Nhiều ý kiến cho rằng vấn đề này
không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam. Tính cu là một trong
những đặc sắc trong xây dựng nhân vật của Mạc Ngôn. Tiểu thuyết của ông phản
ánh những ham muốn, dục vọng trần tục của con người. Đến với sáng tác của Mạc
Ngôn, ta sẽ bắt gặp ở đấy những gì trần tục, trơ trụi nhất, nó thật sự đã để lại dấu ấn
khó quên. Đó là những nhân vật dám sống với cái tôi, cái bản ngã, tự do về yêu
thương. Đó không phải nhân vật hoàn hảo ở ngoại hình lẫn tính cách, họ hoàn toàn
là chính mình, hoàn toàn được giải phóng về mặt tinh thần lẫn thể xác. Các nhân vật
ông xây dựng khá thú vị, đều có sự đan xen của hai yếu tố cuồng loạn và tính hoang
dã đó chính là biểu hiện của nền văn hóa Phương Tây.
Mạc ngôn đã tái hiện lại xã hội Trung Quốc đương đại với sự suy vong của chế
độ phong kiến và sự du nhập của nền văn hóa Phương Tây. Khi nền móng văn hóa
phong kiến tồn tại của Trung Hoa đã tồn tại mấy ngàn năm qua đã trở thành máu

thịt, là truyền thống, là nét đặc trưng riêng thì thật khó thay đổi, sự du nhập giúp
cho đất nước Trung Hoa có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa của thế giới. Tuy
nhiên về tư tưởng, cũng có nhiều mặt hạn chế nhất định, đó là lối sống Phương Tây
du nhập vào một đất nước Phương Đông như Trung Quốc. Lối sống, quan niệm, tư
tưởng, tình cảm là không giống nhau. Người Phương Tây thì thích lối sống tự do,
coi trong sự bình đẳng trong xã hội, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Họ có suy
nghĩ rất thoáng về chuyện giới tính. Người Phương Đông họ rất coi trọng lễ nghĩa.
Trong gia đình thì có quy định của gia đình và ngoài xã hội cũng thế. Họ tôn trọng
bề trên – những người đã có tuổi, họ sống trong một gia đình có nhiều thế hệ - mà
người Phương Tây thì họ tự lập khá sớm. Đặc biệt giữa Phương Đông và Phương
Tây khác biệt khá rõ là quan niệm về giới tính. Trong khi người Phương Tây họ rất
thoáng thì người Phương Đông lại rất rụt rè - nhưng đó là một nét đẹp rất truyền
thống của Phương Đông, một nét đẹp Á Đông đặc trưng. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề
trên, xã hội Trung Quốc bắt đầu có sự du nhập của Phương Tây, đất nước Trung
Hoa trong tình trạng nền văn hóa đạo đức xuống cấp trầm trọng, đất nước đứng
trước hiểm họa xâm lăng. Chính sự xâm nhập của nền văn hóa Phương Tây làm cho

3

đất nước phong kiến Trung Quốc tồn tại mấy ngàn năm lung lay, những giá trị đạo
đức có sự thay đổi rõ rệt, mà trong tư tưởng người Phương Đông không thể chấp
nhận được sự thay đổi đó, nó quá mới, quá trần trụi, quá cá nhân. Nó không phù
hợp với tư tưởng của người Phương Đông, người Phương Đông họ thích sống trong
cộng đồng, họ trọng lễ nghĩa, họ trọng danh tiếng, họ sống rất qui tắc, có tình có
nghĩa. Họ khó có thể chấp nhận một cách nghĩ, một cách sống quá cá nhân, quá mới
như thế. Sự xáo trộn ấy, không ra Tây cũng không ra Đông ấy, khiến cho con người
lạc mất phương hướng. Chính đều đó mà nền văn hóa truyền thống đang mai một,
những giá trị đẹp đang bị chà đạp. Giá trị xưa đang bị lãng quên và phủ nhận, do sự
xâm nhập của nền văn hóa của các nước tư bản vào Trung Quốc. Con người sống cá
nhân hơn. Ít kỉ hơn và tôn trọng vật chất hơn.

Đọc tác phẩm của Mạc Ngôn chúng ta sẽ cảm nhận được hết sự xáo trộn này,
nền văn hóa mới du nhập này không phù hợp với tư tưởng giáo dục của người
Phương Đông. Xã hội với sự thống trị của con người bản năng gây nhứt nhối báo
hiệu sự thối hóa của đạo đức, và hiện trạng xã hội tha hóa bản sắc dân tộc đang bị
mất dần và thay thế bằng một nền văn hóa ảo, không thực tế và không phù hợp với
người Phương Đông. Mạc Ngôn thể hiện sự thối nát của xã hội, đạo đức xuống cấp
trầm trọng, luân lý làm người bị xem nhẹ.
Thật sự đề tài rất độc đáo và không kém phần hấp dẫn cũng nhưng có nhiều ý
kiến xung quanh vần đề nói trên đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài “Vấn đề đạo đức
luân lí trong tác phẩm của Mạc Ngôn”.

2. Lch s v
Do số lượng các tác phẩm của nhà văn Mạc khá là lớn, nên trong bài nghiên
cứu này chúng tôi chỉ tập chung khai thác bộ ba tác phẩm: Cao lương đỏ, Đàn
hương hình và Báu vật của đời.
Ba bộ tiểu thuyết chúng ta khảo sát là những bộ tiểu thuyết đương đại nó đã và
đang thu hút mạnh mẽ giới nghiên cứu, phê bình. Tuy nhiên do là tác phẩm đương
đại nên số lượng bài nghiên cứu về tác phẩm của Mạc Ngôn tương đối ít. Đồng thời
các bài nghiên cứu chỉ xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị… mà chưa có công
trình nào đào sâu vào vấn đề mà chúng ta nghiên cứu “Vấn đề đạo đức luân lý
trong tác phẩm của Mạc Ngôn”. Chúng tôi sẽ điểm qua những bài nghiên cứu về

4

các sáng tác cũng như những đánh giá phong cách trong quá trình sáng tác về tác
gia Mạc Ngôn
Mạc Ngôn không phải là người duy nhất đề cập đến vấn đề nhục dục, lối sống
buông thả, đạo đức xuống cấp trong cuộc sống. Trước ông vấn đề tự do yêu đương,
tự do luyến ái được đề cập trong suốt thời kì dài của văn học. Tuy nhiên nó vẫn tạo
sức hút mạnh mẽ và giới nghiên cứu khám phá bởi tính phản ánh đời sống tình cảm,

giới tính, lối sống và các mối quan hệ xã hội để phản ánh đạo đức trong xã hội
đương đại.
Có thể nói một tác phẩm đề cập đến vấn đề này, từng gây sống gió trong văn
đàn văn học Trung Quốc là tác phẩm Kim Bình Mai, thời gian dài người Trung
Quốc gọi đó là dâm thư, và nghiêm cấm giới trẻ đọc, nó được coi là sách cấm vì nó
đề cập đến vấn đề tính dục, một vấn đề khá nhạy cảm trong văn học và trong tư
tưởng người Phương Đông, tác phẩm lấy hình tượng điển hình Tây Môn Khánh làm
hạt nhân, đề cập đến quan hệ xã hội phức tạp cuối thời phong kiến, trong nội bộ giai
cấp thống trị phong kiến trên trên dứơi dưới vừa cấu kết, bao che lợi dụng lẫn nhau
và lại tranh giành cấu xé lẫn nhau, phản ánh diện mạo cuộc sống xã hội rộng lớn tuy
nhiên theo các nhà phê bình Trung Quốc đưa ra nhiều ý kiến hạn chế tác phẩm này
“Tác phm thin miêu t dâm ô
” [4; Tr.60]. Vì thế nó được coi là sách cấm một thời gian dài
cũng là điều dễ hiểu. Ngày nay thì vần đề của tác phẩm được đưa ra bàn luận và
đánh giá, không còn tư tưởng khắt khe như trước nên Kim Binh Mai nên tác phẩm
được nhìn nhận một cách khách quan hơn và giá trị mà tác phẩm này mang lại cũng
được thừa nhận. Một trường hợp khá điển hình khác là tác phẩm Hồng Lâu Mộng,
tác phẩm chú trọng vào cuộc sống tinh thần của người thành thị, thể hiện tinh thần
phê phán giáo điều cổ hủ, đòi tự do yêu đương và tự do hôn nhân, giải phóng cá tính
cũng từng bị lên án gây gắt. Những tác phẩm như thế phải chịu nhiều sóng gió để
chứng minh được giá trị của mình, và được mọi người công nhận.
Ở Việt Nam những trường hợp như thế cũng xảy ra, những tác phẩm của nữ sĩ
Hồ Xuân Hương cũng gặp không ít sóng gió và lận đận. Người phụ nữ là người
phục tùng và chịu đựng mọi khổ đau và không được than trách. Tác phẩm nữ sĩ
bênh vực người phụ nữ, và vạch ra sự bất công đến trớ trêu lên thân phận người phụ
nữ, mà trong thời đại còn bảo thủ thì trường hợp như thế bị lên án gây gắt. Nên tác

5

phẩm của nữ sĩ cũng phải chịu số phận với số phận của người phụ nữ phong kiến.

Bị vùi dập, đánh giá là “dâm” và bị người đời chê trách. Tác phẩm của Hồ Xuân
Hương thứ văn chương trần trụi về con người, ai cũng có nhu cầu được yêu, được
sống với chính mình. Những tác phẩm đó không đáng bị người đời quên bỏ. Những
tác phẩm của Hồ Xuân Hương là tiếng nói hung hồ nhất về tính người, bênh vực
quyền lợi cho người phụ nữ trong xã hội. Con người mãi mãi là con người trần tục
và khát khao hạnh phúc dù là nam nhân hay nữ nhân thì họ vần khát khao một tình
yêu trọn vẹn, tuy nhiên mọi thứ phải nằm trong sự kiểm soát của đạo đức đạo lý làm
người.
Nghiên cu  c:
Ở Việt Nam Trên báo Văn nghệ số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu
thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sĩ Hiệp. Bài viết tổng kết những
bước đường sáng tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên. Phạm
Xuân Nguyên trong bài Sự sinh, sự chết, sự sống đăng trên trang tanviet.net ngày
04/08/2005, viết: “Tác phm trên ca Mc Ngôn, xét v ngh thut vit tiu thuyt,
không hn là xut sc. Trong chng mn thuc truyn thng ca li
k chuyn mang tính c truyn ca Trung Quc có cng,  phn
cui, tác gi có v lan man, khi tn mn v t Cao Mc vào thi k m
ca. Có v  n  thut -
lch s tnh táo và sc so c, không xuê xoa quá
kh. Mi vi tôi  ch, nó cho thc dòng
chy ca cun, không tách bch, dù các s kin
rt khác nhau xoay vn cui nhân vt theo các no s phn khác nhau. [27]
Giáo sư Lê Huy Tiêu trong bài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn in
trong cảm nhận mới về văn hóa văn học Trung Quốc đã nêu lên đặc điểm nghệ
thuật của ngôn ngữ hình ảnh, giọng điệu, bản sắc dân gian và nghệ thuật tự sự.
Hoàng Thị Bích Hồng với bài nghiên cứu trên tạp chí Sông Hương Nghệ thuật trần
thuật và thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Nhà văn Nguyễn Khắc
Phê trong bài viết Tài “phù phép” của Mạc Ngôn, Báo Tiền Phong online ngày
10/05/2008, đã đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái nhìn tổng quát
toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt. Nhà phê bình văn học Vương

Trí Nhàn: “Trong khi hoc ch ng hoc b ng tham gia vào các bing xã

6

hi, mi nhân vt trong cun tiu thuyu hin ra vi nhu cu muôn thu mà
i st vào h. Nhng mi quan h sinh lý - cái ham mung trc y,
i ngòi bút miêu t ca tác gi c coi là ngung lc chi phi mi hot
ng và làm nên v p ca h [26]. Trong một bài phỏng vấn dịch giả Trần
Đình Hiến người đã hơn mười năm gắn bó và truyền tải tác phẩm của Mạc Ngôn
đến với độc giả Việt Nam đã thố lộ Th nhc Mc Ngôn thì thy cht Trung
Hoa không lc. Th hai, tác gi này g lp li
 và góc nhìn ca mình. Nôm na thì mu có s ng khi vit v mt
t, ma lý nhnh.”[21] Nguyễn Thị Tịnh Thy đã bảo vệ
thành công luận án Tiến sĩ với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn. Trên cơ sở khảo sát, thống kê một cách hệ thống tiểu thuyết Mạc Ngôn, luận
án đã đi vào ba phương diện cơ bản trong tổ chức tự sự của Mạc Ngôn trong tiểu
thuyết: người kể chuyện và điểm nhìn tự sự; nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu
tự sự; nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự. Theo Nguyễn Thị Tịnh Thy
thì sáng tác của Mạc Ngôn “có s kt hp gi s cc hc
 s hu hii cc Trung Quc”[18]
Nghiên cu  c ngoài
Ở Trung Quốc, từ năm 2012 khi Mạc Ngôn là nhà văn danh dự được nhận giải
thưởng cao quý là Nobel, thì xuất hiện nhiều đánh giá về tác phẩm của ông, tạo nên
một luồng dư luận tranh và cái tên Mạc Ngôn xuất hiện không ít trên các mặt báo
trong lẫn ngoài nước, khen ngợi có, chê bai có.
Với trong cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch có đoạn  hc
cái kiu bin nhng th cng cái ca mình.
Tôi mun vit ra nhng th thuc v tôi nó khác vi mi khác vi các nhà
”[5] Ông nói đến quá
trình sáng tác cũng như những tâm huyết của ông đối với tác phẩm của mình và và

việc những tác phẩm của ông vi phạm “vùng cấm” của văn học. Lưu Tái Phục,
Nguyên Viện Trưởng Viện Văn Học- Viện Hàn Lân KHXH Trung Quốc được dịch
và in bìa sau của tác phẩm Đàn hương hình phát biểu cảm nghỉ của mình về tác
phẩm của Mạc Ngôn có đoạn “s thc tnh ca tính dc, s bùng n ca b
gc, s bùng tr li ca tu thn vn cha sc mnh t nhiên c
mi cc Trung Qup hi ”[7] Cũng có một số bài nghiên cứu đưa ra

7

sự sáng tạo trong sáng tác của Mạc Ngôn đó là thủ pháp “l hóa” độc đáo như
Trương Thành, Chu Ân và cũng có người tìm hiểu về sự ảnh hưởng của văn học
phương Tây và Mĩ Latin đối với Mạc Ngôn như Wolfgan Kunbim, GS. Các Hồng
Binh, Ths Tống Hồng Lĩnh.
Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng được dịch
rộng rãi ở Việt Nam tiêu biểu phải kể đến bài đăng trên Trung Hoa độc thư báo
tháng 1 năm 2004 có tựa đề là Chín nhà văn ấn tượng nhất năm 2000 do Trần Sơn
dịch. Điểm lại một số ý kiến trên đây, có thể thấy, cho đến nay tiểu thuyết Mạc
Ngôn nói chung đã không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam, song thành tựu nghiên
cứu về nó chưa có nhiều.
3. Mu
Mục đích nghiên cứu “Vấn đề đạo đức luân lí vấn đề trong tác phẩm trong tác
phẩm của Mạc Ngôn”. Sẽ giúp ta cái nhìn khách quan cũng như những đóng góp
quan trọng của Mạc Ngôn trong nền văn học Trung Quốc cũng như đối với nền văn
học thế giới. Đồng thời tái hiện đời sống của nhân dân Trung Hoa đương đại trên
con đường phát triển của mình.
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề trên sẽ cho ta thấy được cái hay riêng
của tác phẩm, đồng thời là sự táo bạo và sáng tạo của nhà văn để nó đi vào lòng độc
giả, và cũng hiểu vì sao tác phẩm của Mạc Ngôn lại tạo nên cơn sốt sách ở độc giả
người Việt.


Tìm hiểu tính cuồng hoan trong sáng tác của Mạc Ngôn để làm rõ vấn đề đạo
đức, luân lý mà tác giả muốn nhấn mạnh, một nét độc đáo tạo nên tên tuổi của ông
và làm cho tác phẩm của ông có một sức lay động mạnh mẽ. Do số lượng sáng tác
của Mạc Ngôn khá rộng nên trong bài nghiên cứu chỉ khảo sát chủ yếu ba tác phẩm:
Đàn hương hình, cao lương đỏ và Báu vật của đời
Để đề tài thêm phần sinh động thì ngoài nội dung chính Vấn đề đạo đức luân
lý trong tác phẩm của Mạc Ngôn thì chúng tôi thiết nghĩ cần phải nói đến vấn đề
cuồng hoan trong văn học của Trung Quốc để làm sáng tỏ vấn đề trên những đóng
góp thật sự quan trọng của Mạc Ngôn trong sự nghiệp sáng tác của mình đồng thời
trong bài nghiên cứu cũng đề cập đến một số tác phẩm của tác giả khác cùng thời kì
với tác giả Mạc Ngôn để có cái nhìn khách quan hơn về tác phẩm của ông.

8

5.  
Bước đầu của việc thực hiện đề tài này là việc thu thập những tài liệu có liên
quan đến những tác phẩm của Mạc Ngôn, đồng thời học hỏi và tiếp thu sự chỉ dẫn
của giáo viên hướng dẫn và các anh chị khóa trước.
Phương pháp nghiên cứu là một phương tiện nghiên cứu quan trọng để người
viết thực hiện đề tài này. Để giúp cho việc trình bày bài viết một cách mạch lạc rõ
ràng, có khoa học. Người viết đã sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử: Để tiếp cận tiểu sử của tác giả, cũng như hoàn cảnh lịch
sử của bộ ba tác phẩm Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Báu vật của đời
Phương pháp phân tích: Để làm rõ tính cuồng hoan và sự tác động của nó đến
các vấn đề đạo đức trong tác phẩm, những giá trị về vấn đề đạo đức mà tác phẩm
đem lại
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các nguồn tài liệu, ý kiến đánh giá của các
bài tham khảo, và tổng kết lại bài nghiên cứu của mình.
Phương pháp so sánh, diễn giải: So sánh sáng tác của nhà văn Mạc Ngôn với
các nhà văn khác để nêu lên nét độc đáo, sáng tạo của tác phẩm. Diễn giải những

đóng góp của tác phẩm. So sánh quan niệm mới và cũ, trước qua sau đổi mới nhìn
nhận tác phẩm một cách khách quan.
Ngoài ra chúng tôi còn vận dụng phương pháp cấu trúc để khảo sát tác phẩm ở
các bình diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật













9






Nền văn minh phương phương Đông vốn có những nét rực rỡ riêng tạo ra sự
khác biệt của nó. Tiêu biểu của văn minh phương đông phải kể đến văn minh của
Trung Hoa. Thành tựu của nền văn minh này có nhiều những ý nghĩa to lớn, có
đóng góp quan trọng vào các thành tựu văn minh của loài người. Văn minh Trung
Hoa có sự ảnh hưởng mạnh mẽ ra các vùng lân cận bởi một nền văn hóa đặc sắc
trong đó có Nhật Bản, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Trung Hoa có

rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng như Phật giáo (Bắc Tông), cá hệ tư
tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý, cho đến ngày nay nó vẫn
còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước.
Trong đó Nho giáo được độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, và trở thành hệ tư tưởng chính
thống của Trung Hoa trong hơn 2000 năm. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc
nếu nói tư tưởng nhà nho là tuyến chính trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc thì tư
tưởng Đạo gia và tư tưởng Phật giáo là hai tuyến phụ quan trọng. Nho giáo đã trở
thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập
quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của
phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. Nó ảnh hưởng
đến khuynh hướng sáng tác cũng nhưng tồn tại nhiều luân lí, giáo đều mang đậm
bản sắc Trung Hoa. Nó chi phối quan điểm, cùng các mối quan hệ trong xã hội. Nho
giáo trở thành thước đo giá trị nhân phẩm của một con người đó là học thuyết chính
trị, đạo dức của giai cấp phong kiến Trung Quốc, các đời vua ở Trung Quốc chủ
trương dùng “l” và “c” để trị vì và quản lí xã hội. Những nguyên tắc đạo đức
của Nho giáo như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín trở thành thước đo chuẩn mực để điều
chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Đạo làm người dựa trên những chuẩn
mực trên, từ khi có con người và xã hội thì mối quan hệ giữa con người với con
người, con người với xã hội, con người với chính bản thân mình luôn nảy sinh. Xã
hội càng phát triển, mối quan hệ ấy không ngừng được nâng cao. Đạo làm người là
quy phạm đạo đức và luân lý, là đạo lý trị quốc và xử thế của con người. Nói cách

10

khác, đạo là người được hiểu là đường lối, nguyên tắc đạo đức mà con người có bổn
phận gìn giữ và tuân theo trong đời sống và đạo đức, luân lý theo đạo Nho là tam
cương, ngũ thường, trung hiếu, tam tòng, tứ đức. Đó là nhân sinh quan, là quan
niệm sống trong sạch, thuận theo lẽ phải. Con người phải tuân theo những chuẩn
mực để tu thân, dưỡng tính. Nho giáo rất coi trọng sự nghiêm khắc trong việc tu
thân, tích đức. Tuy nhiên trong xã hội nhiều yếu tố tác động Mạnh Tử đã khái quát

tổng thể các mối quan hệ theo thứ tự: Quân – thần ( Vua – tôi), phụ - tử ( cha, con),
phu – phụ ( chồng – vợ), trưởng - ấu ( người lớn tuổi – người nhỏ tuổi), bằng hữu
(bạn bè). Cơ sở của mỗi mối quan hệ được Mạnh Tử cho rằng cha con thì có tình
thân ruột thịt, vua tôi thì có nghĩa, chồng vợ thì có khách biệt, lớn tuổi và ít tuổi thì
có thứ tự, bạn bè thì có điều tín. Văn học Trung Quốc nội dung nghiên về chủ đề
chính trị và chủ đề luân lý đạo đức dó là lo nghiệp lớn đất nước, lo vợ chồng, trọn
hiếu kính, trọng nhân luân, đẹp giáo hóa. Vua tôi gặp gỡ, dân tình sướng khổ, quan
trường thăng trầm, chiến tranh thành bại, quốc gia hưng vong, nhân sinh tụ tán,
cương thường trật tự hay đảo điên, luân lí thuận hay nghịch đồng thời văn học
Trung Quốc coi trọng cái đẹp trung hòa vui mà không dâm, buồn mà không lụy
Ở giai đoạn đầu, các nguyên tắc đối xử của nhà Nho còn mang tính hai chiều,
yêu cầu người dưới có nghĩa vụ đối với người trên và người trên cũng phải có nghĩa
vụ với người dưới. Nhưng về sau, khi chế độ phong kiến tập quyền được xác lập,
tính đẳng cấp được đề cao, nguyên tắc ứng xử dần chuyển sang yêu cầu khắt khe
với người dưới, đòi hỏi người dưới phải phục tùng vô điều kiện đối với người trên.
Có nhiều nguyên tắc khá bảo thủ và vô cùng hà khắc do giai cấp cầm quyền muốn
thâu tóm quyền lực về mình và người phải gánh chịu những điều ấy chình là nông
dân, giai cấp bị trị trong xã hội.
Chịu ảnh hưởng cũng như những thiệt thòi của nền phong kiến đó là người phụ
nữ, trong chuẩn mực xã hội là người phải tuân theo tam tòng, tứ đức họ bị trói buộc
bởi những giáo lý nghiên ngặt. Thời phong kiến thì người phụ nữ là người phụ
thuộc vào gia đình: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Lúc ở nhà thì
theo cha, khi có chồng thì theo chồng, và khi chồng chết thì theo con. Người phụ nữ
nào quy phạm phép tắc này thì sẽ bị xã hội lên án mạnh mẽ, có khi bị những hình
phạt nặng nề. Người phụ nữ trong xã hội như một cái máy để duy trì nòi giống,
nhiều yêu cầu chính đáng của họ bị khước từ một cách phủ phàng. Và những trường

11

hợp người phụ nữ chống lại xã hội ấy thì bị lên án gay gắt, cũng như trường hợp nữ

sĩ Hồ Xuân Hương của Việt Nam. Còn tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh. Công là
khéo léo, đảm đang trong công việc nội trợ. Dung là dáng điệu đoan trang, cách ăn
mặc, trang điểm chải chuốt, trang nhã, gọn gàng, sạch sẽ, đi đứng khoanh thai, vẻ
mặt dịu dàng, tươi cười. Ngôn là lời ăn tiếng nói dịu dàng, mềm mỏng, biết thưa gửi,
ứng đối lịch sự, khôn khéo. Hạnh là nết nam hiền từ trên kính dưới nhường, hiếu
thuận, ăn ở đúng mực, yêu chồng thương con. Xã hội phong kiến tước đi nhiều
quyền lợi của phụ nữ, đối với họ “ Nht nam vit hu, thp n vit vô”. Người phụ
nữ không có chổ đứng trong xã hội, vị trí của họ bị chôn chặt nơi “xó bp” trong gia
đình. Nhưng với sự phát triển của xã hội, những định kiến khắt khe đó đã trở nên
lạc hậu, cổ hủ. Người phụ nữ đấu tranh chống lại không còn là con người “ph
thu . Đến với Mạc Ngôn, ta sẽ đến với những cá nhân trên con đường tìm kiếm
hạnh phúc cũng như những giá trị đích thực của cuộc sống đồng thời cảnh báo vấn
đề đạo đức, luân lý đang xuống cấp trầm trọng. Và hậu quả của việc kìm nén một
thứ quá lâu, đến khi không chịu đựng nửa nó vỡ tung ra như trường hợp các nhân
vật trong sáng tác của ông.

Những biến đổi của xã hội trong thời kì mới đã đem lại biến đổi một cách toàn
diện và sâu sắc về mọi mặt trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá… Song
song với sự biến đổi này, các quan niệm về giá trị, ý thức thẩm mĩ, tâm lí thẩm mĩ,
nhu cầu thẩm mĩ của con người cũng đều có những biến đổi sâu sắc. Văn học ở
Trung Quốc muốn phát triển, đương nhiên không thể chia cắt sự liện hệ giữa nó với
giai đoạn phát triển đã qua, đồng thời cũng cần phải kế thừa truyền thống và kinh
nghiệm phát triển của quá khứ. Đạo nho bên cạnh những mặt cổ hủ về những qui
phạm về người phụ nữ và vai trò của con người trong xã hội thì cũng có nhiều tiến
bộ cần gìn giữ. Không phải tất cả thứ của chế độ xã hội cũ điều là lạc hậu, là cư hủ.
Tuy nhiên Văn học không thể đi theo quỹ đạo phát triển của quá khứ, không thể
chịu sự bó buộc của những quan niệm văn học cũ, đặc biệt là phải vứt bỏ những thứ
cực tả, cứng nhắc, nguy hại đến sinh mệnh của văn học, văn học là sáng tạo, là phản
ánh hiện thực khách quan và đáp ứng được nhu cầu và phục vụ xã hội. Văn học phải
thích ứng được với những biến đổi phát triển của chủ nghĩa xã hội, đồng thời tìm ra

cho mình con đường để phát triển.

12

Chính vì vậy, nếu văn học giống như trước đây chỉ xuất phát từ một góc độ, chỉ
tập trung phản ánh và miêu tả vẻ bên ngoài các hiện tượng của cuộc sống, chỉ dùng
một thước đo giá trị để ca tụng một cách đơn giản sự vật mới hoặc phê phán, vạch
trần các hiện tượng tiêu cực là hoàn toàn chưa đủ. Chúng ta cần phải phản ánh một
cách toàn diện các vấn đề của cuộc sống xuất phát từ nhiều góc độ để quan sát, nhìn
thấu đáo sự vật, từ đó mới có thể tiến hành đánh giá, phê bình những giá trị thẩm mĩ
của cuộc sống, phải có những giá trị thẩm mĩ và đặc tính thẩm mĩ thích ứng với nhu
cầu thẩm mĩ của công chúng.
Sau khi đổi mới, những thể chế cứng nhắc, không hợp lí, những thói xấu, lề thói
cũ, quan niệm cũ bị phá vỡ, điều này đã khiến xã hội có những biến đổi to lớn. Việc
cần làm hiện nay là phải xây dựng, sáng tạo, phát triển, điều này cần phải có những
tự giác trong ý thức sáng tạo và tinh thần sáng tạo. Từ thế kỉ XX thì chính sự thoái
hóa và sụp đổ của chế độ phong kiến, đạo đức xuống cấp trầm trọng, những đạo lí
thời phong kiến không còn chổ đứng trong xã hội. Không còn sự chi phối của nho
giáo nên các nhà văn phát huy sự sáng tạo của mình trên văn đàn văn học. Những
quan niệm mới về đạo đức, cách hành xử và lối sống cũng có nhiều thay đổi. Đặc
biệt thì vai trò của người phụ nữ đã được nâng cao ở cả vị thế trong gia đình và xã
hội. Giai đoạn đầu đổi mới thì văn học cũng có nhiều điều bất hợp lí, và đổi mới
chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên đó là giai đoạn đầu còn bở ngỡ và nhiều quan niệm còn
bị ảnh hưởng của giai cấp phong kiến cũ. Đổi mới không phải cần một thời gian
ngắn mà đó là cả một quá trình để thay đổi về tư tưởng, quan niệm của nhà văn và
của độc giả. Với một nền phong kiến tồn tại mấy ngàn năm muốn thay đổi nó thì
phải từng bước một không thể thay đổi một cách nhanh chống và một cách đồng bộ
được.
Thực tiễn văn học đã ngày càng cho thấy, văn học đương đại của Trung Quốc
muốn đứng vững trong rừng văn học thế giới thì phải xây dựng một hình thái văn

học mới có nội hàm thẩm mĩ thời đại hoàn toàn mới mang màu sắc Trung Quốc.
Đây không chỉ là sứ mệnh vinh quang của một thế hệ các nhà văn, mà còn là mục
tiêu lí tưởng của nhiều thế hệ, thậm chí rất nhiều thế hệ các nhà văn. Muốn làm
được những điều đó, thì văn học Trung Quốc phải thoát khỏi những ràng buộc về
nho giáo và những quan niệm sáng tác trong văn chương, văn học là phản ánh cuộc
sống, phản ánh đời sống và sinh hoạt của người dân của một nước. Văn học phải

13

phản ánh hiện thực, không nên tô hồng cuộc sống, cuộc sống cần được nhìn nhận
một cách khách quan, đó cũng la một yêu cầu của văn học là phản ánh đời sống,
phản ánh hiện thực.
 
1
Ngôn ngữ cuồng hoan là một trong những đặc điểm trong sáng tác của Mạc
Ngôn. Ngôn ngữ cuồng hoan được thể hiện trong hầu hết các sáng tác của ông như:
Châu chấu đỏ, Củ tỏi nổi giận, Củ cà rốt trong suốt, Sống đọa thác đày, Cao
lương đỏ…
Theo từ điển của Tiếng Việt “cu là trạng thái con người như điên dại,
không bình tĩnh, khó tự chủ. Còn “hoan” trong hoan lạc đó là những lạc thú của con
người. Nhân vật của Mạc Ngôn, chủ yếu là nhân vật nữ có những biểu hiện “ni
lon” rất mạnh mẽ. Hiện thân cho tinh thần “ni lon” – mà rõ nhất và chủ yếu:
“ni lon” trong hưởng thụ hạnh phúc, tình yêu, tình dục.
Vệ Tuệ tự bạch là “ng li nhng cm hng, sùng bái mi
dc vng, ti mi cung vui ca cui bao gm cao trào gii
[11].
Dịch gỉa Trần Đinh Hiến: “Mc Ngôn ý thc lch s Trung Hoa vi hai
tng lu c ch. Vì vy ch có s thc tnh ca tính dc, s bùng n ca
bc”[20]
Trong quyển Mạc Ngôn và những lời tự bạch, ông cũng chia sẻ rằng “ Tôi là

mi xut thân t tng lp hèn kém, tác phm ca tôi chm th
tc. Nnh tìm nhu tao nhã sang trng trong tác phm ca tôi, chc
chn h s tht vng”[5]
Còn theo Nguyễn Thị Hà trên Qu  thì cuồng hoan là trạng thái con
người thoát khỏi những ràng buộc về đạo đức, luân lí nó được thể hiện qua ngôn
ngữ, lối cường điệu, phóng đại, hư cấu…
1.2.2 V cuc Trung Quc
Các nhà văn thế hệ mới của Trung Quốc mang đến cho văn học một diện mạo
mới, phong cách mới. Họ đưa đến một đề tài mới và gần gũi với cuộc sống hiện tại
với nhu cầu mới, xu hướng mới và nhận thức mới. Tình yêu, giới tính, hôn nhân, lối
sống và các mối quan hệ xã hội với mục tiêu là phát triển nhân cách con người một

14

cách toàn diện. Họ không còn nói đến những sự kiện trọng đại, những gì phổ biến,
có tính bao quát… mà họ chú trọng đến những nhu cầu thiết thực của con người
hiện đại, có lối sống hiện đại, và tình yêu hiện đại. Với những đề tài gần gũi hơn đối
với đời sống hàng ngày.
Điểm qua những tác phẩm có yếu tố tính dục trong một số tác phẩm văn học
đương đại Trung Quốc gây nhiều tranh cãi trong giai đoạn đương đại.
Vệ Tuệ là một nữ nhà văn trẻ, với cá tính hết sức độc đáo. Đề tài này văn này
đưa đến độc giả là cuộc sống thường nhật của những con người hiện đại với lối
sống xô bồ, buông thả như tác phẩm Điên cuồng như Vệ Tuệ gồm những câu
chuyện với đề tài tình yêu bệnh hoạn điên cuồng và mối quan hệ đồng tính. Nhân
vật trong truyện là người thác loạn, điên cuồng, tôn sùng mọi nhục dục không có
ước mơ, không lối sống lành mạnh. Đó chính là phong cách sáng tác của Vệ Tuệ,
nó mang xu hướng của Phương Tây không theo nguyên tắc, phá bỏ mọi rào cản của
lễ giáo phong kiến. Chính vì thế mà các nhân vật mà Vệ Tuệ xây dựng có lối sống
tự do, buông thả không theo bất cứ một qui tắc nào và vấn đề mà tác phẩm đặt ra đó
là – ý nghĩa nhân bản.

Giả Bình Ao là một nhà văn đặc sắc của văn học đương đại khác với cách viết
của Vệ Tuệ các tác phẩm phản ánh cuộc sống hiện đại với mang đầy triết lí Phương
Đông. Tác phẩm Phế Đô của nhàn văn này cũng gặp không ít ý kiến cho rằng tác
phẩm chứa đựng yếu tố “khiêu dâm” rơi vào miêu tả sắc dục, gợi tình, không có
tính giáo dục khi đề cập đến vấn đề sắc dục. Giả Bình Ao dũng cảm mổ xẻ những u
nhọt, những điều xấu xa được che đậy trong xã hội mới để phê phán xã hội lắm trớ
trêu như thế.
Tác giả Mạc Ngôn bên cạnh tác phẩm Cao lương đỏ của ông dành giải thưởng
cao và được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim, tác phẩm Đàn
hương hình được giải thưởng Mao Thuẫn và tác phẩm nhận được sự quan tâm của
giới nghiên cứu Báu vật của đời. Bên cạnh những đặc sắc về ngôn từ nghệ thuật thì
các tác phẩm rơi vào hiện thực sắc dục, sự chung đụng và tính dục trong đời sống
của các nhân vật. Trong Cao lương đỏ thì Mạc Ngôn miêu tả mối “quan h” giữa
cô gái trong trắng Phượng Liên với tên tướng cướp Từ Chiếm Ngao. Qua việc miêu
tả đó tác giả muốn ca ngợi một tình yêu trong sáng, hồn nhiên. Còn trong tác phẩm
Đàn hương hình Mạc Ngôn miêu tả “quan h” bất chính của Tôn Mị Nương - một

15

phụ nữ đã có chồng với quan tri huyện Tiền Đinh - đã có vợ. Hình ảnh một Tôn Mị
Nương mắc bệnh tương tư giẩy giụa trong bể tình chính cách miêu tả ấy phê phán
hiện thực xã hội. Còn trong Báu vật của đời thì có nhiều đoạn miêu tả sắc dục và
cho là bị cho là chứa đựng yếu tố “khiêu dâm”. Đến với Mạc Ngôn ta sẽ bắt gặp
một nhà văn với lối viết đả kích vừa sâu sắc vừa xót xa, vừa cay đắng vừa hài hước
để phơi bày một xã hội bê bối, rối ren. Bóp ngẹn cuộc sống của con người với
những tập tục cổ hủ, một cuộc sống ngột ngạt.
Cuồng hoan trong tác phẩm không phải là một vấn đề mới trong văn học, trước
Mạc Ngôn văn học trung quốc nổi tiếng với tác phẩm Kim bình mai, khi tác phẩm
ra đời đã tạo nên những luồng dư luận trái chiều, nhưng đa số là phản đối gọi đó là
dâm thư, bên cạnh đó vấn đề đạo đức trong xã hội là một vấn đề đáng quan tâm.

Nhưng có một vấn đề của tác phẩm không ai có thể bác bỏ những đóng góp đáng kể
của tác phẩm này đối với nền văn học Trung Quốc.
Những nhân vật mà Mạc Ngôn xây dựng sống rất cá tính, dám sống, dám yêu,
dám hận và khi yêu thì yêu điên cuồng, yêu một cách hồn nhiên và bên cạnh vấn đề
sắc dục được đề cập trong tác phẩm còn là một vấn đề gây tranh cãi đối với tác
phẩm này.
Thời kì cách mạng của Trung Quốc còn khá bảo thủ khi đề cập đến vấn đề tự do
thể xác lẫn tinh thần, làm cho cuộc sống con người ngột ngạt, khó thở, bóp nghẹt cả
những nhu cầu sống mang tính nhân bản nhất của con người. Người ta sợ nói ra
những lời phạm húy, nhắc đến giới tính, quan hệ nam nữ, ham muốn nhục dục là sự
sỉ nhục đáng xấu hổ. Tuy nhiên sự lạm dụng cái cuồng hoan làm cho tác phẩm
không được nhiều đồng tình của độc giả, và sự lạm dụng có chủ ý của nhiều nhà
văn để “câu” đọc giả thì nên nhìn nhận lại vấn đề này. Cùng một vấn đề như do
cách sử dụng và mục đích sử dụng của tác giả mà nó đem lại những giá trị hoàn
toàn khác nhau.
1.3 Vài nét v tác gi, tác phm
1.3.1 Tác Gi
Mạc Ngôn được coi là một trong những tiểu thuyết gia lớn nhất của văn học
Trung Quốc và được Hiệp hội Nhà văn Châu Á bình chọn là một trong những nhà
văn có triển vọng nhất trong thế kỉ XXI. Sáng tác của ông là sự kết hợp giữa những

16

thủ pháp của chủ nghĩa hiện đại và bút pháp truyền thống, giữa cái huyền ảo và cái
hiện thực, làm thay đổi diện mạo nền văn học đương đại Trung Hoa.
Mạc Ngôn sinh ngày 17/02/1955 là nhà văn Trung Quốc xuất thân từ nông dân.
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp sinh tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông,
Trung Quốc. Ông phải nghỉ học tiểu học giữa chừng do cách mạng văn hóa và phải
tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng , luôn đói khát và bà
đơn.

Năm 1976 ông nhập ngũ. Đến năm 1984 ông trúng tuyển vào khoa văn thuộc
học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Tháng 10/1987 ông
chuyển ngành sang lao động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp.
Năm 1980 ông bắt đầu công bố tác phẩm nổi tiếng, những tác phẩm tiêu biểu
làm nên “hiện tượng Mạc Ngôn có thể kể đến: Báu vật của đời, Đàn hương hình,
Cây tỏi nổi giận, Cao lương đỏ, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo,
Thập tam bộ, Sống đọa thác đầy, Châu chấu đỏ, Hoan lạc, Người tỉnh nói
chuyện mộng du, Con đường nước mắt, Bạch miên hoa, Trâu thiến Bằng
những sáng tạo độc đáo, thể hiện một cái nhìn mới mẻ về hiện thực con người, Mạc
Ngôn đã đoạt được nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước. Ngoài tiểu thuyết ra
ông còn viết 10 truyện dài, 24 truyện vừa , hơn 60 truyện ngắn và tuyển tập những
bài kí, phóng sự, tùy bút ,…tổng cộng trên 200 tác phẩm. Nhà văn Mạc Ngôn được
thế giới biết đến qua tác phẩm   . Bộ phim cũng tên do đạo diễn
Trương Nghệ Mưu chuyển thể từ tác phẩm và đạt giải thưởng cao quý của điện ảnh
“Cành cọ vàng” tại liên hoan phim Canne năm 1994. Mạc Ngôn đã đóng góp cho
nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới.
 Giải nhất tiểu thuyết Hội Nhà văn Trung Quốc cho Báu vật của đời (12/1995)
 Giải Mao Thuẫn cho tiểu thuyết Đàn hương hình.
 Giải tiểu thuyết toàn quốc lần thứ 4 (1987) cho tiểu thuyết Cao lương đỏ, tác
phẩm được chuyển thể thành bộ phim truyện nhựa cùng tên (đạo diễn Trương
Nghệ Mưu) đã đoạt giải Gấu vàng tại LHP Berlin lần thứ 38.
 Giải Văn học Liên hợp (Đài Loan).
 Giải Văn học nước ngoài Laure Batailin (Pháp).
 Giải Văn học Quốc tế Nonino (Ý).

17

 Giải thưởng lớn cho Văn hóa châu Á (Nhật).
 Giải Hồng Lâu Mộng cho tiểu thuyết Hoa ngữ thế giới (Hồng Kông)

 Giải Văn học Hoa ngữ New York (Mỹ).
 Huân chương kỵ sĩ Nghệ thuật văn hóa Pháp (03/2004).
 Tiến sĩ Văn học danh dự do trường Đại học Công Khai Hồng Kông trao tặng
(12/2005)
Trong nền văn hoc Trung Quốc , thì Mạc Ngôn cùng vời Vương Mông, Giả
Bình Ao, Lục Văn Phu, Hàn Thiếu Công…đã trở thành nhà văn có tên tuổi được
độc giả trong và ngoài nước biết đến.
Năm 2012 vừa qua nhà văn Mạc Ngôn danh dự nhận giải Nobel văn học làm
nức lòng độc giả trong và ngoài nước.
Mạc Ngôn là một tác giả có ý thức tránh nhiệm tự giác rất cao trong sáng tạo
nghệ thuật, trong quyển Mạc Ngôn và những lời tự bạch ông cũng chia sẽ về quan
niệm nghệ thuật của mình - phương thức  [5]. Mạc Ngôn đã
khẳng định, “ 

ph” và “ tôi,



 [5]. Như vậy với Mạc Ngôn
quan trọng nhất trong sáng tác nghệ thuật là có sự tìm tòi về thể loại và ngôn ngữ,
tối kị nhất sự lặp lại người khác và không chấp nhận cả sự lặp lại của chính mình,
luôn làm mới mình là yêu cầu mà ông đặt ra và theo đuổi trong suốt các chặng
đường sáng tác.
1.3.2 Tác Phm
Chủ đề trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường nói về những vấn đề sinh tồn của
nhân loại: cái đói, cái rét, tính dục, thù oán, tôn giáo, cái sống cái chết, mê tín dị đoan,
chiến tranh
Về đề tài, sáng tác của Mạc Ngôn khá rộng: phản ánh sinh hoạt của quân đội
thời hiện đại Bãi cát đen, Đoạn thủ miêu tả phong tục tập quán nông thôn Vết hõm
trong dép cỏ, Âm nhạc dân gian, phản ánh lịch sử, suy ngẫm nhân sinh Dòng sông


18

khô cạn, Củ cà rốt trong suốt, Thu thủy, Làm đường phản ánh hiện thực nông
thôn, miêu tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới trong công cuộc cải cách Ánh chớp
hình cầu, Bùng nổ, Cây đu chó trắng, phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Gia tộc Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình. Qua những sáng
tác của mình, ông luôn thể hiện những tìm tòi thể nghiệm nhằm đổi mới trong quá
trình sáng tác và sáng tạo ở nhiều mảng đề tài. Có thể điểm qua một số tác phẩm sau
Cây tỏi nổi giận lấy bối cảnh cuộc sống của nông thôn Trung Quốc những năm tám
mươi của thế kỷ trước, khi công cuộc đổi mới kinh tế được phát động chưa đầy
mười năm. Nông thôn Trung Quốc lúc đó mới làm quen với việc sản xuất hàng hoá,
vùng trồng ngồng tỏi huyện Thiên Đường đã lần đầu tiên hứng chịu cảnh ế thừa tỏi,
nông dân điêu đứng, cán bộ tham nhũng, quan liêu, các hủ tục của nông thôn vẫn
bám rễ sâu trong đời sống, dẫn đến chuyện nông dân trồng tỏi xông vào Huyện
đường đập phá. Báu vật của đời và Đàn hương hình đều lấy cảm hứng từ lịch sử
cận đại bi thương của Trung Quốc. Trong Báu vật của đời sự việc diễn ra trong một
thời gian khá dài thì trong Đàn hương hình sự việc chỉ xoay quanh mấy vụ xử trảm
của triều Mãn Thanh. Báu vật của đời tụng ca và xót xa cho vẻ đẹp của người phụ
nữ, với bầu vú vĩ đại đã nuôi nấng cả cuộc sống vật chất và tinh thần người Trung
Quốc trong hoàn cảnh nhiễu loạn rất bi hùng. Trong Đàn hương hình Mạc Ngôn
miêu tả nghệ thuật xử trảm chi li đến chân tơ kẽ tóc. Tiếp đến là sáu cuốn truyện
vừa. Hoan lạc là truyện ngắn có cốt truyện dung dị, ít tình tiết. Tác phẩm kể kể về
một thanh niên rời nhà ra thành phố, bị cuốn vào lối sống thị thành. Nhà văn đã
miêu tả một cách say sưa những niềm hoan lạc điên cuồng của thời mở cửa và cả
những suy ngẫm về thân phận con người. Trâu thiến là thiên truyện về nông thôn.
Bạch miên hoa là thiên sử thi về cây bông và những thân phận con người gắn bó
với cây bông, vẫn trên vùng đất Cao Mật, miền quê đã tạo cảm hứng ra đời những
tác phẩm lớn của Mạc Ngôn. Châu chấu đỏ là một câu chuyện kỳ lạ và táo bạo về
tính dục. Ma chiến hữu là cuộc đối thoại giữa âm dương trên những chiêm nghiệm

về cuộc chiến đã qua và những điều trớ trêu nhất giữa những sự tích anh hùng sinh
ra trong mỗi cuộc chiến tranh. Con đường nước mắt là một tập hợp những bộn bề
đời thường, dục vọng, sống chết được miêu tả tinh tế và trào phúng chỉ với cái cớ là
việc xây dựng một con đường. Người tỉnh nói chuyện mộng du là tập tạp văn qua
đó Mạc Ngôn chia sẻ những tâm niệm về nghề văn và xã hội. Tất cả đều xuất phát

19

từ hiện thực ngổn ngang và trần trụi của làng quê Cao Mật quê hương ông. Mỗi tác
phẩm là một sự trải nghiệm nghệ thuật sâu sắc của nhà văn.
Một số tác phẩm của Mạc Ngôn được dịch phổ biến ở Việt Nam:
 Cao lương đỏ, Lê Huy Tiêu dịch, tái bản nhiều lần.
 Báu vật của đời, Trần Đình Hiến dịch, tái bản nhiều lần.
 Rừng xanh lá đỏ, Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn Học, 2003.
 Bốn mươi mốt chuyện tầm phào, Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn Học, 2004.
 Tửu quốc, Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội Nhà Văn, 2004.
 Tạp văn Mạc Ngôn, Võ Toán dịch, NXB Văn Học, 2005.
 Sống đọa thác đày, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Phụ Nữ, 2007.
 Thập tam bộ, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2007.
 Con đường nước mắt, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn Học, 2008.
 Ma chiến hữu, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn Học, 2008.
 Bạch miên hoa, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn Học, 2008.
 Hoan lạc, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn Học, 2008.
Do số lượng tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn khá lớn, để làm được rõ hơn về
“vấn đề đạo đức luân lý trong tác phẩm ca Mc Ngôn” nên trong bài nghiên cứu
chỉ nghiên cứu trọng tâm ba tác phẩm là Báu vật của đời, đàn hương hình, và cao
lương đỏ. Trong bộ ba tác phẩm này, người ta thấy một Mạc Ngôn với phong cách
kể chuyện nặng nề, u ám, với những câu chuyện thật đến trần trụi về bản chất con
người, những dục vọng, đố kỵ nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát.
Cao lương đỏ sáng tác năm 1987 là tác phẩm đưa tên tuổi của Mạc Ngôn với

văn đàn thế giới khi tác phẩm được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành
phim điện ảnh và sau đó phim giành được giải Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim
điện ảnh Cannes năm 1994. Cao lương đỏ đưa độc giả trở về những năm 1920-1930
trên mảnh đất quê hương tác giả - mảnh đất Cao Mật của tỉnh Sơn Đông. Những
nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khí phách, sống ngang tang, lạc quan như
những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên trên bầu trời Cao Mật. Đây là nét tính cách
điển hình của người dân Cao Mật mà chúng ta sẽ gặp lại trong rất nhiều các tác
phẩm sau này của Mạc Ngôn. Ông thường lấy hình ảnh của người dân sống trên
mảnh đất quê hương để nhào nặn thành các hình tượng văn học. Cao lương đỏ ca
ngợi tình yêu và sự tự do. Tác phẩm vừa khốc liệt, vừa bay bổng, vừa rất thực mà

20

hòa trộn cả những yếu tố kỳ ảo, phi thường. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của
Đái Phương liên, một cô gái xinh đẹp vừa tròn mười sáu tuổi. Cha mẹ cô tham giàu
sang đã gả cô cho một anh hủi con một tài chủ. Trên đường ngồi kiệu hoa về nhà
chồng, cô có cảm tình với một anh phu kiệu. Anh phu kiệu nguyên là là một thổ phỉ.
Đêm tân hôn đã làm cô thất vọng. Nhờ có con dao nhọn giấu sẫn trong người, cô đã
bảo vệ được “viên ngc khi b ngâu vy”.Ba hôm sau, trên đường trở về thăm bố
mẹ đẻ, cô đã bị anh phu kiệu gặp bữa trước bắt cóc ở giữa cánh đồng cao lương.
Nghe tiếng gọi của con tim, cô đã trao thân cho người đó. Năm 1939, quân Nhật
xâm lược Trung Quốc gây nên cảnh chết chóc cho nhân dân và phá tan cuộc sống
hoà bình của quê hương Đông Bắc. Để trả thù cho những người đã chết, để bảo vệ
quê hương, bảo vệ cuộc sống yên vui thơm nức mùi rượi cao lương, dưới sự lãnh
đạo của Từ Chiêm Ngao (chính là anh phu kiệu và người tình của Phượng Liên )
đội du kích đã đánh một trận tuyệt vời. Câu chuyện không có gì ly kỳ, nhưng đã hấp
dẫn người đọc từ đến cuối. Cao lương đã kể về một câu chuyện có thật, nhưng tác
giả nhập vào vai người kể chuyện - người cháu, kể về sự tích chiến đấu của ông bà.
Báu vật của đời sáng tác năm 1995 là một tác phẩm nổi tiếng khác trong “
” văn chương của Mạc Ngôn. Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Trung Quốc dày

860 trang chữ Việt kể cuộc đời một phụ nữ nhà quê Trung Hoa tên là Lỗ Toàn Nhi,
năm 16 tuổi bỏ tục bó chân. Nó từng là hiện tượng của nền văn học Trung Quốc,
tác phẩm được Hội nhà văn Trung Quốc trao giải nhất ở thể loại tiểu thuyết năm
1995. Báu vật của đời đem lại cái nhìn khái quát về giai đoạn lịch sử hiện đại của
Trung Quốc, vẫn lấy bối cảnh chính là huyện Cao Mật, Mạc Ngôn đã đưa tới cho
người đọc những mảnh sáng – tối, khuất – tỏ của lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm là
đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng tác dựa trên đề tài lịch sử của ông. Tác phẩm
nói về cuộc đời đau khổ của cô gái Toàn Nhi khi phải lấy một người chồng bât lực,
bị gia đình chồng áp bức và đánh đập. Cô phải chuyện cảnh đi “ ”. Kết quả
cô hạ sinh được chín người con gồm một trai tám gái . Người con trai duy nhất là
Kim Đồng, người chỉ biết bám váy mẹ. Trong khi đó các cô gái thì xông xáo vào
đời tìm kiếm niềm hạnh phúc xong kết thúc của các cô gái nhà Thượng Quan chịu
nhiều cay đắng của đời người. Lỗ thị trước hết, là số phận người phụ nữ Trung
Quốc trong một xã hội phong kiến coi rẻ giá trị, phẩm giá của người phụ nữ.
Chuyện ăn nằm, thụ thai, và sinh nở của Lỗ thị trước hết, là sự tung hê, thách thức

21

cái xã hội ấy. Chỉ nội mặt này – cứ tạm gọi là về phương diện phong tục, tập quán –
Lỗ thị xứng đáng là một bà mẹ vĩ đại.
Đàn hương hình (2001) sử dụng chất liệu dân gian làm phông nền khắc họa
một giai đoạn lịch sử đẫm máu ở Trung Quốc từ năm 1895- 1915. Khi đó Trung
Quốc trở thành chiếc bánh ga-tô ngon lành để các đế quốc chia nhâu xâu xé. Triều
đình Mãn Thanh thối nát, bất lực. Quan lại đương thời hoặc tiếp tay cho giặc hoặc
ươn hèn, thối chí. Đời sống nhân dân vô cùng rối loạn, “ ” của cuộc khởi
nghĩa chống quân Đức ở huyện Cao Mật khi đó là một ông bầu gánh hát. Tác phẩm
này đã đem về cho Mạc Ngôn giải Mao Thuẫn - giải thưởng văn học danh giá nhất
tại Trung Quốc. Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong Đàn hương hình là
hý kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian phổ biến ở vùng đông bắc Cao Mật.
Tiểu thuyết một lần nữa khắc họa tính cách ngang tang, khí khái, lạc quan của

người dân Cao Mật trên cái nền là những sự kiện cách mạng nóng hổi. Đàn hương
hình ngoài việc giới thiệu về lịch sử của hý kịch Miêu Xoang còn cho người đọc
biết về lịch sử các ngón đòn tra tấn tử hình ở Trung Quốc. Câu chuyện chỉ diễn ra
trong một phạm vi hẹp (vùng Đông Bắc Cao Mật - quê hương tác giả) với mối quan
hệ chủ yếu giữa các gia đình Triệu Giáp, Tôn Bính và quan huyện Tiền Đinh. Con
Triệu Giáp, anh chàng đồ tể ngớ ngẩn, bất lực trong việc chăn gối lại có một cô vợ
xinh đẹp là Mi Nương, con gái của Tôn Bính - người nghệ sĩ dân gian nổi tiếng nhờ
những bài ca, vở kịch theo điệu Miêu Xoang. Quan huyện Tiền Đinh là một vị tiến
sĩ có lòng thương dân, không may lấy bà vợ con nhà danh giá nhưng không sinh nở
được; thế rồi quan gặp người đẹp Mi nương Mối tình vụng trộm nghịch đời mà
nồng cháy xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, hấp dẫn, đầy kịch tính nhưng không tầm
thường. Trớ trêu là khi người Đức mộ phu xây dựng con đường sắt Giao-Tế đi qua
Cao Mật, Tôn Bính trở thành người cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại bọn Đức vì
theo quan niệm của dân chúng hồi đó, đường sắt như là một con quái vật chồm tới
phá hoại cuộc sống yên lành, cướp mất ruộng đất và hơn thế, chặt đứt long mạch
của quê hương họ. Cuộc nổi loạn bị dập tắt “” và dưới áp lực của Viên
Thế Khải, quan huyện Tiền Đinh phải ra tay bắt sống Tôn Bính, phải tổ chức pháp
trường để Triệu Giáp trổ tài “” cho vừa lòng Viên Thế Khải và bọn
“”: Tôn Bính không được chết ngay, cây kiếm bằng gỗ đàn hương xuyên
suốt dọc người, thân thể đau đớn cùng cực, gan ruột thối hoăng mà vẫn phải sống vì

22

Viên Thế Khải muốn biến ông thành vật tế bọn “ ” trong ngày khánh
thành đường sắt. Thâm hiểm hơn, y dùng Tôn Bính như con mồi nhử để tiêu diệt
những người ủng hộ ông. Vào lúc hầu như tất cả nghệ nhân hát Miêu Xoang vùng
Cao Mật tụ tập về pháp trường diễn Miêu Xoang cho Tôn Bính nghe, tỏ lòng
thương tiếc người nghệ sĩ đầu đàn sắp phải vĩnh biệt quê hương thân thiết thì bọn
lính nổ súng hạ sát không trừ một ai, lấy cớ đó là bọn đồng đảng với tội phạm đến
cướp pháp trường! Nhưng kẻ ác, dù ở thế mạnh, đã không đạt được mục đích. Vào

phút chót, quan huyện Tiền Đinh sau nhiều lần muốn cứu giúp dân chúng không
thành, đã quyết không để Viên Thế Khải hả hê đem Tôn Bính làm vật tế lễ khánh
thành đường sắt: ông lên pháp trường, đâm xuyên tim Tôn Bính, giúp người anh
hùng kết thúc nỗi đau đớn ê chề; nhưng ông chưa kịp ra tay thì Triệu Giáp như con
chó trung thành theo lệnh chủ, cũng quyết không để ai đạp đổ ghế “”
của mình, đã vung dao đâm Tiền Đinh. Mũi dao không tới đích vì y không ngờ Mi
Nương xuất hiện và nàng đã buộc phải giết bố chồng để cứu người yêu.
Khi sáng tác thì nhà văn đã huy động mọi cảm giác cỏ thể để cảm nhận để
khám phá hiện thực, ông mở của cho hiện thực xã hội đi vào một cách tự nhiên, dù
là một cơn gió, một cành cây lay nhẹ, một cây cao lương, một nét cười, cử
chỉ…điều được ông miêu tả có hồn, sống động và rất tựu nhiên. Bằng bút pháp tả
thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, huyền ảo, khoa trương, lạ hóa…
Mạc Ngôn đã miêu tả mọi thứ trở nên tươi mới, và rất gợi hình, gợi tả. Tiểu thuyết
của ông đắm đượm mùi dân dã. Ngôn ngữ tự thuật của ông thiên biến dạng hóa,
chen nhiều ca dao thành ngữ, có hơi hướng cổ thi, danh ngôn biền ngẫu… rất thú vị
và bất ngờ. Vì vậy mà các sáng tác của ông được đông đảo độc giả Việt Nam ái mộ.









×