MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP CHO SINH VIÊN ĐẠT ĐƯỢC KẾT
QUẢ TỐT TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM
Th.s Đoàn Thị Thanh Phương
Khoa Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội
Trong nhà trường sư phạm, thực tập sư phạm là hoạt động chiếm một vị trí
quan trọng trong quá trình đào tạo của nhà trường. Chất lượng thực tập sư phạm
phản ánh chất lượng đào tạo, rèn luyện nghề nghiệp của nhà trường, đồng thời thể
hiện ở sinh viên sự vận dụng kiến thức, kĩ năng được thầy, cô truyền đạt vào thực
tế giảng dạy ở phổ thông và các hoạt động giáo dục tại địa phương.
Hiện nay, rất nhiều sinh viên còn gặp khó khăn trong các đợt thực tập sư
phạm làm cho kết quả thực tập chưa tốt. Có nhiều lí do dẫn tới khó khăn như: các
bạn còn run khi dạy học do không quen đứng trước đám đông, hay các bạn soạn
giáo án chưa kĩ, hoặc chưa thuộc giáo án,…Để đạt được kết quả thực tập sư phạm
tốt ngoài kiến thức chuyên môn cần có, mỗi sinh viên cần phải tự rèn luyện rất
nhiều các kĩ năng sư phạm. Đây là một số kinh nghiệm giúp cho các bạn sinh viên
thành công trong các tiết dạy thực tập đầu tiên của mình.
1. Thực tập sư phạm (TTSP) là gì?
TTSP là hình thức đưa sinh viên xuống các trường thực tập để tập làm các
công việc của giáo viên trong một thời gian nhất định.
2. Mục tiêu của thực tập sư phạm
- Giúp cho sinh viên tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ
của người giáo viên để từ đó hình thành ý thức và tình cảm nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế giáo dục, giảng
dạy để rèn luyện, hình thành các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm.
3. Nội dung thực tập sư phạm
3.1. Thực tập giáo dục
Tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa phương trường thực tập, cơ cấu tổ chức
một trường học, tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và truyền thống của trường.
Thực tập giáo dục ở lớp chủ nhiệm: tìm hiểu tình hình học sinh của lớp chủ
nhiệm (tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động ngoài giờ lên lớp…), nghiên
cứu quy chế đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.
3.2. Thực tập giảng dạy
Sinh viên dự giờ của giáo viên hướng dẫn giảng dạy và các bạn cùng nhóm
chuyên môn, tham gia rút kinh nghiệm các tiết đã dự. Sau đó sinh viên tập soạn
giáo án, tập giảng dạy trước học sinh với giáo án đã được giáo viên hướng dẫn phê
duyệt.
4. Một số kinh nghiệm để sinh viên có được kết quả TTSP tốt
4.1 Trình bày bảng cũng là một nghệ thuật. Trình bày bảng đẹp, khoa học sẽ gây
ấn tượng tốt cho người học. Vì vậy đã là sinh viên sư phạm cần phải tập viết
thật nhiều. Tập trình bày bảng cần phải có cả quá trình, nên tốt nhất ngay từ khi
học năm thứ nhất các bạn nên rèn luyện kĩ năng này. Tập trình bày bảng có thể
diễn ra ở mọi nơi như giờ ra chơi, cuối buổi học, tuần lễ nghiệp vụ sư phạm…
4.2 Tập nói trước đám đông. Hãy mạnh dạn nói trước đám đông ngay khi có cơ
hội. Nhiệt tình tham gia các công tác tập thể như: công tác đoàn đội, các phong
trào của tập thể cũng là một cơ hội tốt để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Trong
giờ học bạn nên xung phong đứng lên thuyết trình, phát biểu một vấn đề để rèn
luyện thói quen nói trước đám đông và ứng phó nhanh các tình huống. Đây là
một kĩ năng cần phải có sự chuẩn bị lâu dài.
4.3 Tham khảo ý kiến của những người có cùng chuyên môn. Phải đặt mình vào
vị trí của những người tiếp nhận thông tin mới biết được cách truyền đạt có phù
hợp với học sinh hay không. Vì vậy, giáo án sau khi đã được giáo viên hướng
dẫn sửa chữa, các bạn sinh vien nên tập hợp thành nhóm, giảng thử cho nhau
nghe chắc chắn sẽ rút được nhiều kinh nghiệm bổ ích.
4.4 Giọng nói to, rõ rang, trôi chảy và có điểm nhấn. Muốn làm được điều này
cần phải tuân thủ các bước sau đây:
- Giáo án soạn càng chi tiết càng tốt. Soạn giáo án chính là thiết kế các hoạt động
của thầy và trò trong một thời gian nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Sinh viên thực tập thường chưa linh hoạt trong việc thêm hay bớt kiến thức trong
tiết dạy. Nếu soạn một giáo án vắn tắt quá sẽ dễ làm cho các bạn lung túng khi dạy
các vấn đề mà trong giáo án bạn không đưa vào.
- Thuộc giáo án là việc làm rất cần thiết đối với ngời mới vào nghề. Thuộc giáo án
giúp người dạy làm chủ được khối lượng kiến thức và chắc chắn người dạy sẽ
không bị run khi đứng trước học sinh. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần hay ghi ra
giấy để thuộc giáo án (và cần phải hiểu những gì mình đã thuộc).
- Hãy tưởng tượng nếu bạn là học sinh thì hõ sẽ hỏi những câu hỏi gì và chính người
soạn phải tự trả lời những câu hỏi mà mình đưa ra. Tự đưa ra câu hỏi để trả lời vừa
giúp cho người dạy lường trước các câu hỏi khó của học sinh và còn giúp cho
người học nắm vững kiến thức hơn.
- Tập giảng nhiều lần. Nên tập nói thật to, rõ rang, nói trôi chảy. Nếu có máy ghi âm
thì càng tốt, khi nghe lại lời giảng trong máy ghi âm bạn sẽ nhận ra những lỗi mình
phải sửa chữa. Cần phải sửa những lỗi đó và tập nói đi nói lại nhiều lần những câu
chuẩn hơn vừa được sửa lại.
Rõ ràng là có nắm vững được kiến thức, và nói một cách lưu loát thì mới
mong có thể truyền đạt một cách diễn đạt và lôi cuốn được. Có nhiều người có khả
năng nói hấp dẫn người nghe, song phần đông không phải tự nhiên mà có, đó chính
là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài mà nên.
4.5 Trong khi giảng cần phải chú ý bao quát lớp
Hãy chú ý đến tiến độn nhận thức bài giảng của học sinh để điều chỉnh tốc
độ bài giảng của mình. Để nhận ra mức độ nhận thức của học sinh về bài giảng
người dạy cần phải chú ý tới vẻ mặt, số lượng học sinh giơ tay phát biểu, câu trả
lời của các em có chính xác hay không, các em có chú ý tới bài giảng hay không.
Nên chú ý tới hai đối tượng học sinh: học sinh khá (chăm chú nghe giảng và có vẻ
mặt hào hứng nghe giảng), học sinh trung bình hoặc học sinh kém (lơ đễnh, ít có ý
kiến phát biểu hoặc phát biểu thường không đúng yêu cầu) để dạy học cho phù hợp
với đối tượng.
4.6 Nên dự giờ tiết học của các bạn cùng nhóm hoặc giáo viên có kinh nghiệm
càng nhiều càng tốt.
Chúng ta không nên quan niệm dự giờ là để vạch lỗi của người khác mà dự
giờ giúp chúng ta rút kinh nghiệm và học được những phương pháp hay của người
khác. Rất nhiều lỗi mà chúng ta thường gặp phải nhưng chúng ta không phát hiện
ra, chỉ khi đóng vai là học sinh ngồi dưới theo dõi thì mới phát hiện ra nhwgx lỗi
thường hay mắc phải của giáo viên. Ví dụ một số giáo viên dung động tác bằng tay
quá nhiều, hay một số giáo viên đi lại quá nhiều trong giờ học…Đôi khi đi dự giờ
nên đóng vai trò như 1 học trò, cùng ghi chép như học trò, về nhà cùng làm bài tập
mà giáo viên đưa ra, đó chính là cách tự đặt mình vào vị trí học trò tốt nhất.
4.7 Đừng quá tiết kiệm lời khen đối với những câu trả lời đúng của học sinh.
Ngược lại đối với những câu trả lời chưa đúng cũng không nên chê các em
hay cho các em điểm kém, làm như vậy lần sau các em sẽ không bao giờ dám đưa
ra ý kiến của mình nữa. Đối với những câu trả lời đúng của học sinh giáo viên nên
đưa ra lời khen tùy vào mức độ khác nhau (câu trả lời rất tốt, rất sáng tạo hay mức
độ thấp hơn là câu trả lời tót, em đã đưa ra được một số ý đúng…). Còn với những
câu trả lời chưa đúng nên khéo léo nhận xét, khích lệ các em để những câu trả lời
sau tốt hơn như: câu trả lời của em sẽ tốt hơn nếu như em thêm một số vấn đề…
hay: câu trả lời của em đã có ý đúng tuy nhiên xét ỏ khía cạnh này thì…
4.8 Để tiết học thêm hấp dẫn
Chúng ta có thể đan xem một vài câu chuyện đời thường, chuyện lịch sử…
lien quan đến kiến thức cần học (những câu chuyện này có thể tìm được trong các
cuốn sách về lịch sử hay chuyện vui về môn đó…)
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp cho các bạn sinh viên tự tin hơn khi
mới bước vào nghề.