Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám nhật (pleurotus sajorcaju)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 79 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ MẠT CƯA CAO SU
BẰNG MỤN DỪA ĐỂ TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM NHẬT
(Pleurotus sajor-caju)




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TS. BÙI THỊ MINH DIỆU BÙI MINH THẠCH
Th.S TRẦN VĂN NGOAN MSSV: 3102858
LỚP: CNSH K36







Cần Thơ, Tháng 11/2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ MẠT CƯA CAO SU
BẰNG MỤN DỪA ĐỂ TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM NHẬT
(Pleurotus sajor-caju)




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TS. BÙI THỊ MINH DIỆU BÙI MINH THẠCH
Th.S TRẦN VĂN NGOAN MSSV: 3102858
LỚP: CNSH K36






Cần Thơ, Tháng 11/2013

PHẦN KÝ DUYỆT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


TS. Bùi Thị Minh Diệu Bùi Minh Thạch


Th.S Trần Văn Ngoan


XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học
Cần Thơ, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh Học – Trường
Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức chuyên môn cần thiết và quý báu cho tôi trong

suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Thị Minh Diệu cố vấn học tập
lớp Công nghệ Sinh Học khóa 36, cũng là giáo viên hướng dẫn tôi thực hiện đề tài,
anh Trần Văn Ngoan, thầy Võ Văn Song Toàn đã tận tình hướng dẫn, luôn quan tâm,
động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô, cán bộ Viện, các anh, chị cán bộ phòng
thí nghiệm Sinh học Phân tử Thực vật, phòng thí nghiệm Sinh hóa, phòng thí nghiệm
Công nghệ Enzyme, phòng thí nghiệm Phân tích Vô cơ – Viện Nghiên cứu và Phát
triển Công nghệ Sinh Học, Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi nhất để tôi thực hiện tốt đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, cha mẹ, anh chị và tất cả
các bạn bè của tôi đã cổ vũ, động viên, hỗ trợ, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013



Bùi Minh Thạch

Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học i Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
TÓM LƯỢC

Để tận dụng được nguồn phụ phế phẩm trong nông nghiệp là mụn dừa và có thể
chủ động được nguồn cơ chất trong trồng nấm bào ngư xám Nhật ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long đề tài: “Nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng mụn dừa để
trồng nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju) được tiến hành nhằm mục tiêu
xác định được tỷ lệ phối trộn cơ chất mụn dừa và mạt cưa cao su phù hợp nhất để
trồng nấm bào ngư xám Nhật cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Kết quả thí

nghiệm cho thấy tỷ lệ phối trộn phù hợp nhất là 30% mụn dừa với 70% mạt cưa cao su
và bổ sung 4% cám gạo, 3% bột bắp, 0,2% DAP. Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh
giá cho thấy công thức phối trộn trên là phù hợp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê
ở mức 5% so với các nghiệm thức khác. Cụ thể, về chiều sâu lan tơ trung bình của
nấm (1,96cm sau 14 ngày và 4,11cm sau 21 ngày); thời gian tơ lan kín bịch phôi là 44
ngày; thời gian thu hoạch quả thể trung bình 52,3 ngày; năng suất thu hoạch nấm
tổng 3 đợt là 221,83g; hiệu suất sinh học tổng 3 đợt 18,49%; thành phần dinh dưỡng
của quả thể nấm (độ ẩm: 90,41%, protein tổng số: 25,64%, hàm lượng tro: 5,99 %).
Từ khóa: mụn dừa, mạt cưa cao su, nấm bào ngư xám Nhật, Pleurotus sajor-
caju, tỷ lệ phối trộn.

Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học ii Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
MỤC LỤC
Trang
PHẦN KÍ DUYỆT
LỜI CẢM TẠ
TÓM LƯỢC i
MỤC LỤC ii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 1
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1. Giới thiệu sơ lược về nấm 2
2.1.1 Cấu tạo chung của nấm 2
2.1.2. Tổng quan về nấm ăn 3
2.1.3. Tổng quan về nấm bào ngư 4

2.2. Tổng quan về nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju) 5
2.2.1. Đặc điểm sinh học 5
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư 7
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nấm bào ngư 9
a. Nhạy cảm với môi trường 9
b. Nấm bệnh 9
2.2.4. Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư 10
2.3. Thành phần hóa học các loại cơ chất 11
2.3.1. Mụn dừa 11
2.3.2. Mạt cưa cao su 13
2.4. Thành phần dinh dưỡng một số loại phụ gia sử dụng trong trồng nấm 14
2.4.1 Bột bắp 14
2.4.2. Cám gạo 14
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học iii Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
2.4.3 Phân DAP (Di – amoni – phosphate) 15
2.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm bào ngư ở Việt Nam và trên thế giới
16
2.5.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm bào ngư ở Việt Nam 16
2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm bào ngư trên thế giới 18
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Phương tiện nghiên cứu 20
3.1.1. Địa điểm và thời gian 20
3.1.2. Nguyên liệu 20
3.1.3. Thiết bị-dụng cụ và hóa chất 20
3.2. Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của việc thay thế cơ chất mạt cưa cao su bằng mụn
dừa đến sự phát triển và chất lượng của nấm bào ngư xám Nhật 21
a. Chuẩn bị giống cấp 1 23
b. Chuẩn bị giống cấp 2 23

c. Sản xuất bịch phôi 24
d. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm 24
e. Thu hoạch nấm 26
f. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá 26
3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 27
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến sự tăng trưởng và phát triển của tơ
nấm bào ngư xám Nhật 28
4.1.1 Sự lan tơ của nấm 28
4.1.2 Thời gian tơ lan kín khối cơ chất 30
4.2 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến thời gian thu hoạch của quả thể 31
4.3 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến năng suất của nấm và hiệu suất sinh
học của nấm 33
4.3.1 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến năng suất của nấm bào ngư xám
Nhật 33
4.3.2 Hiệu suất sinh học của nấm bào ngư xám Nhật 34
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học iv Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
4.4 Kết quả phân tích một số thành phần dinh dưỡng của quả thể nấm sau khi
thu hoạch 35
4.4.1 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến hàm lượng ẩm của quả thể nấm
35
4.4.2 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến hàm lượng protein tổng số của
quả thể nấm 37
4.4.3 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến hàm lượng tro tổng số 38
4.5 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến hiệu quả kinh tế sản xuất nấm bào
ngư xám Nhật 40
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề nghị 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các hình ảnh thí nghiệm
Phụ lục 2: Các phương pháp phân tích
Phụ lục 3: Kết quả thí nghiệm
Phụ lục 4: Kết quả thống kê


Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học v Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1. Thành phần phân tích của một số loài nấm trồng phổ biến 4
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng và dược liệu trong một số loài nấm ăn. 4
Bảng 3. Nhiệt độ thích hợp cho một số loại nấm bào ngư phổ biến 7
Bảng 4. Sự thay đổi độ ẩm của một số loại nấm bào ngư 8
Bảng 5. Hàm lượng dinh dưỡng trong hai loại nấm bào ngư phổ biến 10
Bảng 6. Thành phần của mụn dừa 12
Bảng 7. Thành phần hoá học trong mạt cưa cao su 14
Bảng 8. Thành phần hóa học của một số loại bắp và sản phẩm từ bắp 14
Bảng 9. Thành phần hóa học của một vài loại cám gạo 15
Bảng 10. Bảng bố trí tỷ lệ cơ chất và thành phần dinh dưỡng bổ sung 21
Bảng 11. Chiều sâu lan tơ trung bình của các bịch phôi 29
Bảng 12. Tỷ lệ bịch phôi có tơ nấm lan kín khối cơ chất theo thời gian 30
Bảng 13. Hiệu suất sinh học (Biological effiency) của nấm đợt 1,2,3 34
Bảng 14. Lợi nhuận kinh tế thu được sau 3 đợt thu hoạch quả thể nấm ở các nghiệm
thức trên 1.000 bịch phôi 40
Bảng 15. Tổng năng suất 3 đợt thu hoạch quả thể nấm ở mỗi nghiệm thức (Phụ lục 3)
Bảng 16. Tỷ lệ bịch phôi bắt đầu thu hoạch theo thời gian (đợt 1) (Phụ lục 3)
Bảng 17. Hiệu suất sinh học (Phụ lục 3)

Bảng18. Hàm lượng ẩm của quả thê nấm sau thu hoạch ở các nghiệm thức (Phụ lục 3)
Bảng 19. Hàm lượng protein tổng số của quả thể nấm sau thu hoạch ở các nghiệm thức
(Phụ lục 3)
Bảng 20. Hàm lượng tro tổng số của quả thể nấm sau thu hoạch ở các nghiệm thức
(Phụ lục 3)
Bảng 21. Thành phần phân tích của quả thể nấm ở các nghiệm thức (Phụ lục 3)
Bảng 22. Kết quả lợi nhuận kinh tế sản xuất nấm bào ngư xám Nhật sau 3 đợt thu
hoạch (Phụ lục 3)
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học vi Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju) 5
Hình 2. Chu trình sinh trưởng của nấm bào ngư xám Nhật 6
Hình 3. Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư 6
Hình 4. Nấm mốc Trichoderma sp. 10
Hình 5. Nhiễm nấm dại 11
Hình 6. Mụn dừa 13
Hình 7. Mạt cưa cao su 13
Hình 8. Phân DAP 20
Hình 9. Cám gạo 21
Hình 10. Bột bắp 21
Hình 11. Quy trình trồng nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor – caju) 22
Hình 12. Thời gian trung bình bắt đầu cho thu hoạch quả thể nấm ở các nghiệm thức
(đợt 1) 31
Hình 13. Biểu đồ năng suất trung bình của nấm ở các nghiệm thức 33
Hình 14. Biểu đồ hàm lượng ẩm trung bình của quả thể nấm ở các nghiệm thức 36
Hình 15. Biểu đồ hàm lượng ptotein tổng số trung bình của quả thể nấm giữa các
nghiệm thức 37
Hình 16. Biểu đồ hàm lượng tro tổng số trung bình của quả thể nấm giữa các nghiệm

thức 39
Hình 17. Quy trình tạo giống cấp 2 (Phụ lục 1)
Hình 18. Cơ chất trước và sau khi xử lý với nước vôi (Phụ lục 1)
Hình 19. Các giai đoạn phát triển của tơ nấm bào ngư xám Nhật (Phụ lục 1)
Hình 20. Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư xám Nhật (Phụ lục 1)
Hình 21. Quả thể nấm ở các nghiệm thức (Phụ lục 1)
Hình 22. Ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài đến hình dạng quả thể nấm
(Phụ lục 1)
Hình 23. Các thiết bị sử dụng trong thí nghiệm (Phụ lục 1)

Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học vii Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
TỪ VIẾT TẮT
BE: Biological efficiency
DAP: Di – amoni – phophate
DNTN: Doanh Nghiệp Tư Nhân
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
NT: Nghiệm thức
VCK: Vật chất khô

Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nấm ăn từ lâu đã có sẵn trong tự nhiên là nguồn cung cấp dinh dưỡng có giá trị
cao cho con người, bên cạnh các loại nấm có giá trị chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Vì
vậy, từ rất lâu trên thế giới đã xuất hiện nghề trồng nấm với các giống nấm được chọn
lọc theo các tiêu chí an toàn, thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, lại vừa có thể
sản xuất được ở quy mô lớn. Trong số đó, nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-

caju) là một trong những loại nấm ăn phổ biến và mang lại nhiều giá trị về kinh tế
cũng như dinh dưỡng với hàm lượng đạm, đường, protein, acid amin, vitamin và
khoáng chứa trong nấm (Arun và Anita, 2010).
Nước ta lợi thế là một nước nông nghiệp với nguồn phụ phế phẩm đa dạng và
phong phú có hàm lượng chất xơ (cellulose) cao như mạt cưa cao su, mạt cưa tạp, bã
mía, mụn dừa, rơm rạ, vỏ hạt bông, vỏ lạc, thân bắp,… Theo những thí nghiệm nghiên
cứu và sản xuất công nghiệp trước đây thì cơ chất chính để trồng nấm bào ngư xám
Nhật mang lại hiệu quả năng suất cao chủ yếu được trồng trên một loại giá thể chính là
mạt cưa cao su. Tuy nhiên, ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) việc thu mua
nguyên liệu mạt cưa cao su để trồng nấm bào ngư xám rất khó khăn và giá thành khá
cao do nguồn mạt cưa chủ yếu có ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong khi đó
nguồn mụn dừa là một nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp dồi dào ở ĐBSCL và giá
thành thấp. Vì vậy, đề tài: "Nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng
mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju)” được thực hiện
để có thể sử dụng nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp dồi dào ở ĐBSCL để trồng nấm
bào ngư xám Nhật cung cấp sản phẩm nấm ăn giàu dinh dưỡng an toàn cho người tiêu
dùng.
1.2. Mục tiêu đề tài
Xác định tỷ lệ mụn dừa phù hợp thay thế cho cơ chất mạt cưa cao su để trồng
Nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju), góp phần chủ động nguồn nguyên liệu
và giảm được chi phí sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
2
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu sơ lược về nấm
2.1.1 Cấu tạo chung của nấm
Nấm là sinh vật chân hạch, dị dưỡng. Chúng có thể sống hoại sinh, ký sinh, ký

sinh bậc hai, hoặc cộng sinh. Tế bào không có diệp lục tố. Vỏ tế bào được cấu tạo từ
chitin, có hoặc không có cellulose, và một số hợp chất hữu cơ phức tạp khác. Nấm có
thể cấu tạo từ một tế bào (nấm men – yeast) hoặc nhiều tế bào (nấm mốc – mould)
(Sharma, 1998).
Theo Nguyễn Lân Dũng (2008) tế bào sinh dưỡng của nấm về cơ bản có cấu tạo
giống với các sinh vật chân hạch khác, bao gồm vỏ tế bào, màng tế bào chất, nhân và
hạch nhân, ribosome, ty thể, mạng lưới nội chất, thể Golgi, không bào, thể biên, vi
quản, thể chitin. Tuy nhiên nấm vẫn có những đặc điểm đặc trưng riêng:
- Cơ thể nấm là một tản (thallus), nghĩa là cơ thể có bộ máy dinh dưỡng chưa
phân hóa thành những bào quan chuyên biệt.
- Mỗi tế bào trong một sợi nấm chưa có hoạt động trao đổi chất độc lập vì chưa
có những giới hạn rõ rệt. Tế bào sinh dưỡng có thể có một nhân hoặc nhiều nhân.
- Nấm có những đặc điểm riêng về mặt hóa học tế bào. Nhìn chung, thành tế
bào của nấm chủ yếu có một hoặc hai các chất sau: chitin, glucan, manan và
polygalactoamin. Phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào.
- Tế bào nấm không chứa diệp lục nên nấm không thể quang hợp tự dưỡng như
ở thực vật mà chỉ có thể sống hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh. Nấm không dự trữ
chất dinh dưỡng ở dạng tinh bột như thực vật mà là dạng glycogen như ở động vật.
- Nấm có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính: sinh sản vô tính bằng cách nảy
chồi, phân đôi, phát triển từ một phần thể quả hay nảy mầm từ bào tử vô tính. Để sinh
sản hữu tính, nấm tạo bào tử hữu tính bằng cách hòa hai nhân đơn bội (n) vào nhau tạo
thành hợp tử nhị bội (2n). Hợp tử này giảm phân tạo ra bốn tế bào đơn bội (n). Mỗi tế
bào đơn bội sau quá trình giảm nhiễm phát triển thành một bào tử hữu tính.
- Chu trình sống của nấm đảm bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính, nảy mầm cho hệ
sợi khuẩn ty sơ cấp gồm những tế bào đơn nhân, khuẩn ty thứ cấp là những tế bào
nhân kép và phát triển bởi sự hợp nhân của 2 tế bào đơn nhân kết thúc chu trình là sự
hình thành cơ quan sinh sản là quả thể (tai nấm). Tai nấm sinh ra các đảm bào tử và
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
3

chu trình lại tiếp tục.
2.1.2. Tổng quan về nấm ăn
Nấm ăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng làm thực phẩm.
Trong giới sinh vật có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc
dùng làm thuốc, thông dụng nhất là mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm
rơm, nấm kim châm, nấm bào ngư,… Ngoài nguồn thu hái từ thiên nhiên, người ta đã
trồng được hơn 60 loài theo phương pháp công nghiệp với năng suất cao (Shukla et al.
2005; Nataraja et al. 2005).
Theo Lê Duy Thắng (2006) nấm được xem là một loại rau cao cấp. Nếu xét về
hàm lượng đạm tuy có thấp hơn thịt nhưng lại cao hơn bất kỳ một loại rau quả nào
khác. Đặc biệt có sự hiện diện của gần như đầy đủ các loại acid amin, trong đó có 8
loại acid amin cần thiết cho con người. Nấm rất giàu leucine và lysine là hai loại acid
amin ít có trong ngũ cốc. Do đó, xét về chất lượng thì đạm trong nấm không thua gì
đạm ở động vật. Thường lượng đạm trong nấm có thể thay đổi theo loài, thấp nhất là
nấm mèo (4-9%) và cao nhất là nấm trắng (24-44%).
Theo phân tích về nấm ăn của nhiều nhà nấm học trong nấm mỡ có chứa 17 loại
acid amin , nấm hương có 18 loại acid amin mà trong các loại rau không thể có được.
Theo Trần Văn Mão (2002) thì hàm lượng protein trong nấm chiếm 30-50% trọng
lượng khô hoặc 3-5% trọng lượng tươi, gấp 2 lần rau cải, 4 lần quýt, 12 lần táo.
Theo Trần Văn Mão (2002) trong nấm ăn có nhiều loại vitamin ví dụ như: Nấm
mỡ 8 loại, trong đó vitamin C và PP khá cao; trong nấm hương hàm lượng vitamin D
có 40 nghìn đơn vị trong 100g; nấm mối và nấm vòng mật có nhiều vitamin A. Chúng
đều là những chất rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Trong nấm ăn, tổng
lượng lipid thấp hơn thịt gà, thịt lợn và bia; acid lipoid không bão hòa chiếm 74-83%,
vì vậy nấm ăn là loại thức ăn làm giảm béo.






Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
4
Bảng 1. Thành phần phân tích của một số loài nấm trồng phổ biến
(*Nguồn: Nguyễn Lân Dũng, 2008)
Ngoài việc cung cấp thực phẩm, một số loài còn có giá trị làm thuốc chữa bệnh.
Nấm hương không chỉ ăn ngon mà còn có tác dụng bổ huyết, trừ phong, chữa bệnh
đậu mùa cho trẻ em, mẩn ngứa, Nấm mèo được người Hoa sử dụng như vị thuốc, có
tính giải độc, táo bón và rong huyết. Nấm đông cô ngoài việc bồi bổ cơ thể, tăng
cường sức lực, còn giảm cholesterol trong máu, nhất là chứa chất Lentinan, một chất
có tác dụng chống ung thư. Nấm bào ngư chứa nhiều acid folic, hơn cả thịt và rau nên
có thể dùng trị bệnh thiếu máu. Riêng về hàm lượng chất béo thấp phù hợp cho những
người bị cao huyết áp. Lượng Natri trong nấm cũng thấp, thích hợp cho người bị bệnh
thận. Nhiều loài nấm chứa polysaccharide nâng cao khả năng ức chế u bướu.
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng và dược liệu trong một số loài nấm ăn.
Tên nấm
Protein
Lipid
Đường
Vitamin
Kháng
sinh
Acid
nucleid
Tác dụng chữa
bệnh
Rơm
30,1
6,4
69,0

11,9 (C)


Hoại huyết
Hương
13,0
1,8
54,0
8,5 (B
1,
B
2
)


Tiêu viêm, tim,
thiếu máu
Mộc nhĩ
10,6
0,2
65,5
7,0 (B
2,
PP)
-

-
Ngân nhĩ
10,4
0,6

78,3
2,6 (PP)
-

Huyết áp`
Mỡ
36,1
3,6
31,2
7,4 (B
1
, PP)


Sốt phát ban
(*Nguồn: Trần Văn Mão, 2002)
2.1.3. Tổng quan về nấm bào ngư
Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus (tên khoa
học: Pleurotus spp.). Theo Singer (1975) có tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm. Trong
đó, có hai nhóm lớn:
- Nhóm ra quả thể ở 10-20
0
C.
Loài nấm ăn
Lượng chứa (g/100g chất khô)
Nước
Protein
Lipid
Dẫn xuất
không

đạm
Chất xơ
Chất
khoáng
Agaricus
bisporus
90,55
47,42
3,30
31,49
9,38
8,41
Volvariella vol
vacea
-
33,77
3,52
30,51
18,40
13,30
Pleurotus
ostreatus
95,30
19,46
3,84
65,61
6,15
4,94
Auricularia
auricula (khô)

9,19
8,67
1,64
73,69
11,5
4,5
Pleurotus
cornucopiae
-
27,59
3,40
50,87
9,45
8,69
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
5
- Nhóm ra quả thể ở 20-30
0
C. Đây là nhóm có nhiều loài được nuôi trồng nhất ở
Pháp, có 7 loài (P.cornucopiae, P.ostreatus, P.sapidus, P.florida, P.du Québec,
P.columbinus, P.pulmonarius).
Theo Lê Duy Thắng (2006) thì ở các nước Châu Á còn thấy có loài P.flabellatus
(Indonesia, Ấn Độ, Philippines), P.sajor-caju (Ấn Độ, Thái Lan và Úc). P.abalonus
(Đài Loan và Thái Lan), ngoài ra còn P.fossulatus, P.corticatus, P.eryngii,
Ở Việt Nam, nấm bào ngư trước đây mọc chủ yếu hoang dại và có nhiều tên gọi:
nấm bào ngư (abalone), nấm dai (miền Nam), nấm sò (oyster), nấm hương trắng hay
chân ngắn (miền Bắc). Việc nuôi trồng loài nấm này bắt đầu khoảng 20 năm trở lại
đây với nhiều chủng loại: P.florida, P.ostreatus, P.pulmonarinus, P.sajor-caju,…
2.2. Tổng quan về nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju)

2.2.1. Đặc điểm sinh học
Theo Singer (1975) hệ thống phân loại nấm bào ngư xám Nhật là:
Giới : Mycota (nấm)
Ngành : Basidiomycota (nấm đảm)
Lớp : Agaricomycetes
Bộ : Agaricales
Họ : Pleurotaceae
Chi : Pleurotus
Loài : P.sajor-caju







Hình 1. Nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju)
(*Nguồn:
ngày 30/07/2013)
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
6
Chu trình sống của nấm bào ngư cũng như các loài nấm đảm khác, bắt đầu từ
đảm bào tử hữu tính, nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ và thứ cấp), kết thúc là sự
hình thành cơ quan sinh sản là quả thể (tai nấm). Tai nấm sinh ra các đảm bào tử và
chu trình lại tiếp tục .









Hình 2. Chu trình sinh trưởng của nấm bào ngư xám Nhật
(*Nguồn: Lê Duy Thắng, 1993)
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn, dựa theo hình dạng tai nấm mà có
tên gọi cho từng giai đoạn:
Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mãnh hình chùm.
Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về
chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ nấm không khác nhau bao
nhiêu.

Hình 3. Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư
(*Nguồn: Lê Duy Thắng, 1993)
a. Dạng san hô; b. Dạng dùi trống; c. Dạng phễu; d. Dạng bán cầu lệch; e. Dạng lá
lục bình
Dạng phễu: mũ mở rộng, trong không khí cuống còn ở giữa ( giống cái phễu)
Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
7
tâm của mũ.
Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát triển,
bìa mép thẳng đến dợn sóng.
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng
tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng
lượng tăng). Vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng
lá (Lê Duy Thắng, 1993).
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư

Theo Lê Duy Thắng (2006), ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên
liệu trồng nấm bào ngư thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều
yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy,…
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho ra quả thể của nấm bào ngư xám Nhật
(Pleurotus sajor-caju) phát triển là 20-30
0
C, phạm vi nhiệt độ cho phép là từ 10-35
0
C.
Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển là từ 23-28
0
C. Khi nhiệt độ lên đến 35
0
C trong một
thời gian ngắn cũng không hưởng đến sự phát triển của quả thể (Nguyễn Lân Dũng,
2001).
Bảng 3. Nhiệt độ thích hợp cho một số loại nấm bào ngư phổ biến
Loài nấm bào ngư
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của
hệ sợi nấm
Nhiệt độ tối ưu cho sự phân hóa và
phát triển của quả thể
Phạm vi nhiệt độ
(
0
C)
Nhiệt độ tối ưu
(
0
C)

Phân hóa
Phát triển
Pleurotus
ostreatus
10-35
24-27
7-22
13-17
Pleurotus sajor-
caju
10-35
23-28
-
20-30
Pleurotus
abalorus
20-35
25-28
-
26-28
(*Nguồn: Nguyễn Lân Dũng, 2001)
- Dinh dưỡng: Ngoài các chất có trong nguyên liệu trồng nấm bào ngư xám
Nhật thì việc bổ sung thêm nguồn đạm (cám, ure), khoáng (super lân, vôi, amon
phosphate) cũng rất cần thiết. Việc bổ sung sẽ giúp sợi nấm mọc nhanh hơn, sản lượng
nấm cao hơn nhưng cũng dễ nhiễm các tạp khuẩn, tạp nấm hơn.
- Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm bào
ngư xám Nhật. Trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu khoảng
70%, độ ẩm không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn tưới đón nấm ra quả
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

8
thể, độ ẩm không khí tốt nhất là 80-95%. Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát
triển và chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa
mũ nấm. Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống (Nguyễn
Lân Dũng, 2001).
Bảng 4. Sự thay đổi độ ẩm của một số loại nấm bào ngư
Loài nấm bào ngư
Độ ẩm thích hợp của cơ
chất (%)
Độ ẩm tương đối (%) của không khí
Thích hợp cho sự sinh
trưởng của hệ sợi nấm
Thích hợp cho
sự phát triển của
quả thể
Pleurotus ostreatus
60-70
70-80
85-90
Pleurotus sajor-caju
70
70-80
80-95
Pleurotus abalorus
60-70
70-80
90
(*Nguồn: Nguyễn Lân Dũng, 2001)
Theo Trần Văn Mão (2002), nấm bào ngư xám rất ưa ẩm, độ ẩm giá thể 65-70%
thì nấm sinh trưởng tốt, thấp hơn 60% sinh trưởng chậm, trên 80% dễ gây ra nấm tạp,

giá thể dễ bị chua, sợi nấm ngừng sinh trưởng. Độ ẩm không khí trong giai đoạn hình
thành quả thể là 85-95%, 70% chỉ ra quả thể nhỏ, 65% không ra quả thể. Nếu độ ẩm
không khí 100% nấm chỉ mọc cuống mà không mọc tán.
- pH: nấm bào ngư có khả năng chịu đựng khoảng pH tương đối tốt. Tuy nhiên
pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5-7. Theo Trần Văn
Mão (2002) nấm bào ngư xám phát triển tốt trong pH từ 6-9, nếu pH=5,5 sợi nấm bị
ức chế. Nếu pH=10 nấm vẫn có thể sinh trưởng vì trong quá trình sinh trưởng nấm sẽ
phân giải một số chất, sau khi phân giải tạo ra acid hữu cơ làm giảm độ pH. Do vậy
khi rửa nguyên liệu bằng nước vôi là một trong những biện pháp hữu hiệu tránh nhiễm
nấm tạp và vi khuẩn xâm nhập.
- Ánh sáng: yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích thích
nụ nấm phát triển. Nhà trồng nấm cần có ánh sáng khoảng 200-300 lux (ánh sáng
khuếch tán – ánh sáng phòng). Nấm bào ngư xám cần ánh sáng tán xạ để hình thành
gốc nấm, nếu không sẽ không mọc quả thể, khi thiếu ánh sáng lượng gốc nấm ít,
cuống nấm dài, tán trắng, hình dạng không bình thường (Trần Văn Mão, 2002).
- Thông thoáng (hàm lượng CO
2
): Theo Trần Văn Mão (2002) nấm cần có oxy
để phát triển vì vậy nhà trồng cần có độ thông thoáng vừa phải, nhưng phải tránh gió
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
9
lùa trực tiếp. Giai đoạn sinh trưởng sợi nấm có thể chịu được CO
2
chỉ cần không khí ở
trại nuôi thay đổi là được. Khi nồng độ CO
2
15-20% sợi nấm vẫn sinh trưởng tốt,
nhưng lên đến 30% sinh trưởng giảm mạnh. Giai đoạn mọc thể quả không chịu CO
2

,
khi nồng độ CO
2
ở trại nuôi khoảng 0,06% cuống nấm kéo dài, tán nấm nhỏ và xuất
hiện hiện tượng ra hoa cải suplơ.
- Thời vụ nuôi trồng: nhìn chung với khí hậu miền Nam nấm bào ngư có thể
trồng quanh năm, nhất là đối với nhóm ưa nhiệt (Pleurotus sajor-caju) và một số
giống mới thích hợp gần đây. Đây là một nghề thích hợp cho bà con nông dân trong
mùa nước nổi (Lê Duy Thắng, 2006).
- Nguyên liệu trồng nấm bào ngư: nấm bào ngư có thể trồng trên nhiều loại
nguyên liệu như: gỗ khúc, mạt cưa, rơm rạ, bã mía, mụn dừa, võ cây đậu, cùi bắp,…tỷ
lệ C/N nằm trong khoảng 20-30. Đối với nấm bào ngư xám Nhật thì tỷ lệ C/N tốt nhất
là 20 (Nguyễn Lân Dũng, 2001).
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nấm bào ngư
a. Nhạy cảm với môi trường
- Tính nhạy cảm với môi trường: nấm bào ngư là một trong những loài nấm
nhạy cảm với môi trường nhất. Khi nấm ở dạng san hô, nếu nhiệt độ lên trên 32
o
C
trong 1 giờ nụ nấm khô quéo lại như cỏ úa. Cũng như trong giai đoạn này, nếu độ ẩm
tăng lên 90% nhiều giờ thì nấm non sẽ bị thối nhũng. Đặc biệt nước tưới nhiễm phèn
nặng (pH acid), thì tai nấm sẽ ngã vàng, tai bị dị dạng, mũ nấm khô nứt. Trường hợp
nhiễm phèn nhẹ cũng làm trên bề mặt mũ nấm có những nốt sần mở ra thành hốc nhỏ
(Theo Lê Duy Thắng 2006).
- Theo Lê Duy Thắng (2006) ngoài yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, pH, nồng
độ CO
2
,… nấm bào ngư xám Nhật còn đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây ô
nhiễm môi trường như hoá chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng,… cả trong nguyên
liệu cũng như trong không khí môi trường. Tai nấm thường biến dạng hoặc ngưng tạo

quả thể. Do đó, cần kiểm tra điều kiện nuôi trồng hoặc nguồn nguyên liệu khi nấm có
biểu hiện không bình thường.
b. Nấm bệnh
Theo Lê Duy Thắng (2006) nấm bệnh là vấn đề lớn trong việc trồng nấm hiện
nay, nhất là khi phong trào trải rộng nhà trồng nấm. Nấm bệnh thường gặp nhất trong
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
10
việc trồng nấm bào ngư xám Nhật phổ biến là hai loại: mốc xanh Trichoderma sp. và
ấu trùng ruồi . Ngoài ra còn có thể nhiễm một số loại nấm dại khác.
Với số lượng bịch phôi nuôi trồng lớn và trồng quanh năm, nếu không có biện
pháp phòng bệnh hợp lý thì khó đạt kết quả tốt. Việc phòng bệnh bao gồm:
- Chọn giống khỏe.
- Xử lý và khử trùng tốt nguyên liệu.
- Giữ môi trường nuôi trồng vệ sinh.
- Hạn chế sử dụng thuốc sát trùng trực tiếp lên nấm. Chỉ nên phun
thuốc trừ sâu bệnh trước và sau khi nuôi trồng.
- Nên phân lô (bịch tốt, bịch không tốt) để tiện chăm sóc.




Hình 4. Nấm mốc Trichoderma sp. Hình 5. Nhiễm nấm dại
(*Nguồn: DNTN Nấm Việt, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)
2.2.4. Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư
Theo Lê Duy Thắng (2006), nấm được xem là một loại rau cao cấp. Nếu xét về
hàm lượng đạm tuy có thấp hơn thịt nhưng lại cao hơn bất kỳ một loại rau quả nào
khác. Đặc biệt có sự hiện diện của gần như đầy đủ các loại acid amin, trong đó có 8
loại acid amin cần thiết cho con người. Nấm rất giàu leucine và lysine là hai loại acid
amin ít có trong ngũ cốc. Do đó, xét về chất lượng thì đạm trong nấm không thua gì

đạm ở động vật. Thường lượng đạm trong nấm có thể thay đổi theo loài, thấp nhất là
nấm mèo (4-9%) và cao nhất là nấm bào ngư trắng (24-44%).
Bảng 5. Hàm lượng dinh dưỡng trong hai loại nấm bào ngư phổ biến
Vitamin (mg/100g nấm khô)
Pleurotus sajor-caju
Pleurotus florida
Vitamin C
111
113
Vitamin B
1,75
1,36
Acid nicotinic
60
72,9
Vitamin B2
6,66
7,88
Vitamin B5
21,1
29,4
Acid folic
1.278
1.412
(*Nguồn: Lê Duy Thắng, 2006)
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
11
Nấm bào ngư chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng: Na, Ca, Fe, Cu,
Mn, Ngoài ra, nấm còn có giá trị dược liệu tuyệt vời. Người ta phát hiện trong nấm

một chất kháng sinh gọi là pleutorin, chất này ức chế hoạt động của vi khuẩn Gram+.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Yoshioka et al (1975)_trích bởi Trầm Thị Thanh Hương
(2009) cũng tìm thấy trong nấm hai polysaccharide có tính kháng ung bướu, cả hai có
nguồn gốc là glucose, 6% mannose và 13% uronic acid. Pleuran được thu nhận từ nấm
bào ngư đó là một beta-1-3/1-6-glucan, glucan này có hoạt tính kháng ung thư ở liều
lượng rất thấp (1mg/kg). Hoạt chất chống ung thư này tương tự lentinan, schizophyllan
và scleroglucan. β-glucan ức chế mạnh sự phát triển của ung thư với hoạt động khoảng
93% ở liều lượng 0,2mg/kg. Nghiên cứu của Tam (1986)_trích bởi Nguyễn Lân Dũng,
(2002) cho thấy nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju) có tác dụng làm hạ
huyết áp.
Nấm bào ngư còn chứa nhiều acid folic hơn cả thịt và rau nên có thể trị bệnh
thiếu máu. Riêng hàm lượng chất béo và tinh bột ở nấm thấp, phù hợp cho người bị
bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Nếu ăn nấm bào ngư với lượng 5g/kg thể trọng thì sau
40 ngày, lượng cholesterol trong máu giảm xuống còn 128,57mg so với việc ăn
2,5g/kg thể trọng là 193,12mg (Phó Liên Giang, 1985_trích bởi Trầm Thị Thanh
Hương, 2009).
2.3. Thành phần hóa học các loại cơ chất
2.3.1. Mụn dừa
Mụn dừa chiếm 70% trọng lượng của vỏ dừa, có màu nâu, xốp và có trọng lượng
thấp, giàu lignin và tanin (Banzon và Velasco, 1982).
Bến Tre có hàng trăm cơ sở sản xuất chỉ mụn dừa, tập trung nhiều nhất ở hai
huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam, việc sản xuất của một số ngành phát triển nên
kéo theo các phế - phụ liệu của mụn dừa thải ra nhiều, làm ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng. Để giải quyết vấn đề trên, một số cơ quan chức năng đã tìm đến
Trung tâm Sinh học ứng dụng, nhờ chuyển giao cho Bến Tre quy trình trồng chăm sóc
nấm bào ngư trên mụn dừa, bã mía,… rồi làm tiếp nuôi trùn và sau cùng là phân hữu
cơ. Qua thời gian thử nghiệm, kết quả bước đầu cho thấy nông dân nếu có điều kiện,
sớm tổ chức sản xuất, có thể làm gia tăng thêm thu nhập, làm giảm bớt nạn ô nhiễm
môi trường.
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
12









Mụn dừa còn là nguyên liệu tốt để làm giá thể trồng nấm rơm và nấm bào ngư.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ Bến Tre đang
đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trồng nấm và phối hợp với Công ty Chế biến sau
thu hoạch Quang Minh Anh Thành Phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) để đưa dây chuyền
công nghệ hiện đại vào sản xuất nấm rơm, nấm bào ngư từ mụn dừa, xuất khẩu sang
Mỹ.
Bảng 6. Thành phần của mụn dừa
Thành phần
Phần trăm trọng lượng khô
a
b
c
d
Độ ẩm
15,38
20,00

11,44
Tro

6,19


0,002
Cellulose
24,25

29,34
36,67
Pentosan
27,31
10,40


Furfural
17,40



Lignin
54,78
33,30
58,69

N

0,30
0,26

C



46,40

CaO

0,40


P
2
O
5


0,50
0,28

K
2
O

0,90
1,98

(*Nguồn:
a/
Gonzales (1970);
b/
Joachim (1930);

c/
Lương Bảo Huyên và Phạm Thị Ánh Hồng (2007);
d/
Nguyễn Vũ Hoàng Sơn, 2009)
Để khai thác thế mạnh của tỉnh có diện tích có nhiều dừa nhất nước, Trung tâm
Ứng dụng khoa học và kỹ thuật tỉnh Bến Tre đã thực hiện thành công Đề tài: “Nghiên
cứu xử lý mụn dừa thành nguyên liệu nuôi trồng nấm bào ngư”.
Với các thành phần cơ bản của mụn dừa là celluose, hemi-celluose, ligin, tanin ,
công việc xử lý từ mụn đến khi ra phôi mất khoảng 4-5 tuần. Đầu tiên, dùng nước xả
Hình 6: Mụn dừa
(*Nguồn:
ngày 18/07/2013)

Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
13
loại bỏ tanin (chất chát) có trong mụn dừa, sau đó ủ vôi 3 ngày để phá hủy liên kết
giữa các chất trong mụn. Ủ tiếp 5 ngày với các nhóm sinh vật chức năng. Thời điểm
này nấm có thể phát triển trên mụn dừa, tiếp tục bổ sung nguồn đạm (vô cơ, hữu cơ) để
làm giàu nguồn dinh dưỡng, giúp nấm phát triển. Cho tất cả hỗn hợp vào túi nilon, hấp
thanh trùng (để nguội 24-36 giờ), rồi tiến hành cấy meo. Sau khi ủ 25-30 ngày thì
mang trồng, tưới nước theo hướng dẫn; 7-10 ngày sau bắt đầu thu hoạch nấm đợt đầu.
2.3.2. Mạt cưa cao su
Theo Nguyễn Đức Lượng (2004) cao su (Hevea brasiliensis) là một loài cây thân
gỗ thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Mạt cưa là nguồn phế phẩm của các cơ sở sản
xuất gỗ cao su. Thành phần chính của mạt cưa gồm có: 45% cellulose, 18-25% lignin,
24-40% hemicelulose và các chất khoáng. Đặc biệt, mùn cưa cao su không chứa chất
dầu, chất thơm. Đây là điều kiện thuận lợi đối với việc chọn giá thể trồng nấm bào
ngư.











Hình 7. Mạt cưa cao su
(*Nguồn: DNTN Nấm Việt, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)
Việc trồng nấm bằng mạt cưa có nhiều ưu điểm là:
+ Chế biến và bổ sung dinh dưỡng dễ dàng
+ Có thể khử trùng dễ dàng để hạn chế sự nhiễm tạp
+ Chăm sóc và thu hái thuận tiện
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
14
Bảng 7. Thành phần hoá học trong mạt cưa cao su
Thành phần
Phần trăm trọng lượng khô
N
1,68 – 0,2
P
0,48 – 0,04
K
1,18 – 0,05
Ca
0,12 – 0,03
Mg

0,04 – 0,01
(*Nguồn: Trần Hữu Độ, 1999)
2.4. Thành phần dinh dưỡng một số loại phụ gia sử dụng trong trồng nấm
2.4.1 Bột bắp
Hiện nay có nhiều giống bắp đang được trồng ở nước ta, các giống này cho hạt
với màu sắc khác nhau như màu vàng, đỏ, trắng. Bắp chứa nhiều tinh bột và hàm
lượng xơ thấp, giá trị năng lượng trao đổi cao. Bên cạnh đó hàm lượng protein trong
bắp biến động lớn từ 80-120g/ kg phụ thuộc vào giống. Tỷ lệ chất béo trong hạt bắp
tương đối cao (4-6%) chủ yếu tập trung trong mầm bắp. Bột bắp khó bảo quản hơn hạt
vì chất béo dễ bị oxy hóa (Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Viện chăn nuôi
quốc gia (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt
Nam).
Bảng 8. Thành phần hóa học của một số loại bắp và sản phẩm từ bắp
Thành phần hóa học (%
trọng lượng khô)
Hạt bắp
tẻ trắng
Hạt bắp
tẻ vàng
Hạt bắp
tẻ đỏ
Hạt bắp
nếp
Cám bắp
Bột lõi bắp
Vật chất khô (%)
86,71
87,30
88,11
88,30

84,60
87,50
Protein thô (%)
8,88
8,90
9,27
8,60
9,80
2,60
Lipid thô (%)
4,20
4,40
4,21
4,70
5,10
1,40
Xơ (%)
2,32
2,70
3,05
3,00
2,20
33,50
Dẫn xuất không đạm
(NFE) (%)
70,00
69,90
70,08
70,40
65,10

48,60
Khoáng (Ash) (%)
1,31
1,40
1,50
1,60
2,40
1,40
Ca (%)
0,14
0,22
0,09
0,22
0,06
0,10
Phospho (%)
0,30
0,30
0,15
0,33
0,44
0,62
(*Nguồn: Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001)_trích bởi Châu Thị Chấp Ngãnh, 2010)
2.4.2. Cám gạo
Cám gạo thường có dạng bột, mềm và mịn chiếm khoảng 10 -12% khối lượng
lúa chưa xay xát. Cám được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, những
hạt gạo bị gãy vỡ, cũng như một phần từ tấm. Cám gạo lau thì không có chứa những
hạt gạo gãy vỡ và hàm lượng tấm chiếm tỷ lệ cao. Thành phần của cám gạo có nhiều

×