Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Nguyên lý kế toán bài tập và câu hỏi trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.49 KB, 112 trang )

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập số 1.1:
STT Những sự kiện nào thuộc đối tượng theo dõi của kế toán
1 Nhân viên A xin nghỉ phép đi du lịch ở nước ngoài
2 Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt
3 Nhân viên A dự kiến đi công tác nước ngoài vào tháng tới
4 Quan hệ công việc giữa nhân viên và các cấp quản trị còn thấp
5 Phó giám đốc xin nghỉ phép vì công việc gia đình
6 Nhân viên công ty vừa mua điện thoại mới dùng cho cá nhân
7 Xuất hàng hóa trong kho bán chưa thu tiền
8 Giám đốc thương lượng hợp đồng mua nguyên liệu cho sản xuất
9 Nhân viên công ty không thực hiện đúng quy chế làm việc
10 Cách thức nhân viên sử dụng thu nhập của mình
11 Nhận được đơn đặt hàng của khách hàng
12 Xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
13 Trong quá trình làm việc các nhân viên rất hay xảy ra mâu thuẫn
14 Một nhân viên công ty xin thôi việc
15 Mua công cụ, dụng cụ thanh toán bằng chuyển khoản
16 Tình hình mua sắm TSCĐ của các đối tác có mối quan hệ với DN
17 Ký quỹ mở L/C để mua nguyên vật liệu
18 Trong tháng qua, công ty có quá nhiều nhân viên đi làm trễ
19 Các khoản chi phí phát sinh tại công ty
20 Quyết định bổ nhiệm một phó phòng kế toán trong công ty
21 Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán
22 Chi phí phát sinh liên quan đến quá trình lắp đặt, chạy thử TSCĐ
23 Nhận vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định
24 Thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt
25 Ban giám đốc họp để quyết định cách phân phối lợi nhuận
26 Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất


27 Nhân viên A vay nợ của ngân hàng
28 Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ trực tiếp
29 Góp vốn liên doanh bằng chuyển khoản
30 Nộp ngân sách nhà nước bằng tiền mặt
31 Nhân viên phòng kế toán mua xe du lịch
32 Bộ phận bảo trì máy móc xin nghỉ phép
33 Bổ nhiệm phó phòng kế toán tại đơn vị trực thuộc
34 Nhân viên A trả nợ cho nhân viên C trong công ty
35 Xuất kho công cụ, dụng cụ sử dụng ở bộ phận trực tiếp sản xuất
1
Bài tập số 1.2: Hãy phân biệt tài sản và nguồn hình thành nên tài sản
(nguồn vốn)
STT Khoản mục Tài sản Nguồn vốn
1 Vay ngắn hạn
2 Chi phí lãi vay
3 Máy móc thiết bị
4 Sản phẩm dở dang
5 Vật liệu phụ
6 Phải nộp nhà nước
7 Điện thoại di động
8 Máy vi tính
9 Các khoản phải thu khác
10 Phải thu của khách hàng
11 Người bán ứng trước tiền hàng
12 Tiền mặt
13 Quỹ đầu tư phát triển
14 Phải trả công nhân viên
15 Nợ dài hạn
16 Nguồn vốn kinh doanh
17 Kho hàng hóa

18 Phụ tùng thay thế
19 Quỹ khen thưởng phúc lợi
20 Nguồn vốn đầu tư phát triển
21 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
22 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
23 Quỹ khen thưởng phúc lợi
24 Các loại công cụ, dụng cụ
25 Xây dựng cơ bản dở dang
26 Súc vật lâu năm
27 Lãi chưa phân phối
28 Hàng hóa đang gửi bán
29 Tiền gửi ngân hàng
30 Thành phẩm
31 Doanh thu nhận trước
32 Tiền bảo hiểm trả trước
Bài tập số 1.3: Hãy phân biệt tài sản và nguồn hình thành nên tài sản
(nguồn vốn)
STT Khoản mục Tài sản Nguồn vốn
1 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2
2 Thành phẩm
3 Tiền mặt
4 Máy móc thiết bị
5 Quyền sử dụng đất
6 Hao mòn tài sản cố định
7 Lãi chưa phân phối
8 Giá vốn hàng bán
9 Nguồn vốn kinh doanh
10 Nguyên vật liệu
11 Công cụ, dụng cụ

12 Tiền gửi ngân hàng
13 Nợ người bán
14 Nợ ngân sách
15 Tài sản thiếu chờ sử lý
16 Màn hình máy vi tính
17 Tài sản thừa chờ xử lý
18 Người mua nợ
19 Các khoản phải thu khác
20 Người mua trả tiền trước
21 Vàng bạc đá quý
22 Chi pí trả trước
23 Nhận thế chấp ký quỹ ký cược dài hạn
24 Thế chấp, ký quỹ dài hạn
25 Hàng đang đi đường
26 Tạm ứng
27 Phải trả công nhân viên
28 Phải thu nội bộ
29 Các khỏan phải trả khác
30 Quỹ đầu tư phát triển
31 Nguồn vốn xây dựng cơ bản
32 Quỹ khen thưởng phúc lợi
33 Vay ngắn hạn ngân hàng
34 Trả trước cho người bán
35 Ngoại tệ các loại
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kế toán không chỉ đơn giản là:
A. Phương tiện đo lường
B. Mô tả kết quả của các hoạt động kinh doanh
3
C. Hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 2: Thông tin kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu:
A. Có thể so sánh được, có thể hiểu được
B. Tính thích hợp, tính đáng tin cậy
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 3: Mục đích chủ yếu của kế toán tài chính là:
A. Lập các báo cáo tài chính
B. Ghi chép trên sổ sách tất cả các thông tin về tài sản và vốn của doanh
nghiệp
C. Ghi chép mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách độc lập với nhau
D. Cung cấp thông tin tài chính cho người sử dụng
Câu 4: Thông tin kế toán được sử dụng nhằm mục đích:
A. Kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế trong một đơn vị hạch toán
B. Đưa ra các quyết định về đầu tư
C. Đưa ra các quyết định về tài chính trong một đơn vị
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 5: Thông tin kế toán được sử dụng nhằm mục đích:
A. Bán hàng
B. Mua hàng
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Thước đo chủ yếu của kế toán là:
A. Thước đo tiền tệ
4
B. Thước đo lao động
C. Thước đo hiện vật
D. Thước đo tài sản.
Câu 7: Kế toán là:
A. Ngôn ngữ trong kinh doanh

B. Công cụ để quản lý kinh tế
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 8: Tài sản có tính hai mặt, một là sự hiện hữu của tài sản, hai là:
A. Nợ phải trả
B. Nguồn hình thành nên tài sản
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 9: Đối tượng của kế toán là:
A. Tình hình tài chính
B. Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10: Tài sản của doanh nghiệp là:
A. Nguồn lực do DN quản lý và có thể thu được lợi ích trong tương lai
B. Nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích trong
tương lai
C. Nguồn lực do DN nắm giữ và có thể thu được lợi ích trong nay mai
D. Nguồn lực do doanh nghiệp thu giữ và có thể có lợi ích trong tương lai
5
CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập số 2.1: Số dư đầu tháng của các tài khoản tại một công ty được cho
như sau:
STT Khoản mục Số tiền
1 Tiền mặt 160.000.000 đồng.
2 Tiền gửi ngân hàng 190.000.000 đồng.
3 TSCĐ hữu hình 1.520.000.000 đồng.
4 Hao mòn tài sản cố định hữu hình 120.000.000 đồng.
5 Vay và nợ thuê tài chính / ngắn hạn 500.000.000 đồng.

6 Phải trả cho người bán 150.000.000 đồng.
7 Thuế và các khoản phải nộp NN 50.000.000 đồng.
8 Phải thu khách hàng 230.000.000 đồng.
9 Tạm ứng 40.000.000 đồng.
10 Nguyên vật liệu 300.000.000 đồng.
11 Công cụ dụng cụ 20.000.000 đồng.
12 Thành phẩm 160.000.000 đồng.
13 Vốn đầu tư của chủ sở hữu/CP phổ thông 1.470.000.000 đồng.
14 Quỹ đầu tư phát triển 130.000.000 đồng.
15 Lợi nhuận chưa phân phối 45.000.000 đồng.
16 Quỹ khen thưởng phúc lợi 25.000.000 đồng.
17 Phải trả người lao động 30.000.000 đồng.
18 Vay và nợ thuê tài chính / dài hạn XXX đồng.
Hãy phân biệt tài sản, nguồn vốn của các khoản mục trên và tính XXX trong
trường hợp này.
Bài tập số 2.2: Tại công ty XYZ mới thành lập với số vốn ban đầu là: 1.000
triệu đồng bằng chuyển khoản. Khi được cấp giấy phép thành lập doanh
nghiệp và với số vốn theo yêu cầu của luật pháp. Bảng cân đối kế toán của
công ty này vào sau ngày thành lập công ty có các số liệu sau: Ngày
1/1/201x, Đơn vị tính: 1.000 đồng.
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền gửi ngân hàng 1.000.000 Vốn chủ sở hữu 1.000.000
Tổng tài sản 1.000.000 Tổng nguồn vốn 1.000.000
Giả sử trong tháng 1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua chứng khoán ngắn hạn bằng chuyển khoản: 100.000.000 đồng.
2. Doanh nghiệp vay dài hạn 500.000.000 bằng chuyển khoản 60%, còn
lại là tiền mặt.
6
3. Doanh nghiệp mua dây chuyền sản xuất 1.000.000.000 đồng thanh
toán 70% bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại chưa thanh toán.

4. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 đồng.
5. Doanh nghiệp nhập kho 200.000.000 đồng hàng hóa chưa thanh toán
cho người bán.
6. Dùng tiền mặt thanh toán nợ người bán 100.000.000 đồng và tạm ứng
100.000.000 đồng cho nhân viên bộ phận mua hàng.
7. Trả nợ vay dài hạn bằng chuyển khoản 200.000.000 đồng.
8. Mua 30.000.000 công cụ, dụng cụ thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/01/201x.
Bài tập số 2.3: Công ty TNHH TM ABC mới thành lập vào ngày 01/01/201x
có số vốn ban đầu là 600.000.000đ bằng TGNH. Giả sử trong tháng 1/201x
có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua một nhà xưởng với giá chưa thuế là 800.000.000đ, tỷ lệ thuế GTGT là
10%, đã thanh toán 20% trên tổng số tiền phải thanh toán cho người bán
bằng TGNH.
2. Mua và nhập kho hàng hóa có giá mua chưa thuế GTGT 10% là
200.000.000đ, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Vay ngắn hạn ngân hàng số tiền 300.000.000đ.
4. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt là 100.000.000đ.
5. Chi TGNH thanh toán cho người bán số tiền 60.000.000đ.
Yêu cầu
1. Lập bảng cân đối kế toán của công ty vào ngày 31/01/201x.
2. Cho biết từng nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng như thế nào đối với các đối tượng
kế toán và trên bảng cân đối kế toán. Biết rằng DN nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
Bài tập số 2.4: Ông A và Ông B dự kiến thành lập công ty TNHH TM ABBA.
Ông A góp vào DN một dây chuyền sản xuất sản phẩm và nhà xưởng trị giá
10.500 triệu đồng. Ông B góp vào DN 8.500 triệu đồng bằng TGNH, 500
triệu đồng NVL và một xe tải trị giá 1.500 triệu đồng. Trong kỳ có các nghiệp
vụ phát sinh như sau:

1. Rút TGNH về nhập quỹ TM là 300 triệu đồng.
2. Mua nguyên vật liệu có giá chưa thuế là 200 triệu đồng, tỷ lệ thuế GTGT
10% và đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
7
3. Mua công cụ dụng cụ có giá chưa thuế là 8 triệu đồng, tỷ lệ thuế GTGT 10%
và chưa thanh toán tiền cho người bán.
4. Vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư một thiết bị sản xuất trị giá 450 triệu
đồng.
Yêu cầu
1. Lập bảng cân đối kế toán của công ty vào ngày 31/01/201x.
2. Cho biết từng nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng như thế nào đối với các đối tượng
kế toán và trên bảng cân đối kế toán. Biết rằng DN nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
Bài tập 2.5: Hãy lập bảng cân đối kế toán bằng cách điền vào mẫu theo tài
liệu cho dưới đây: Công ty X có số liệu phản ánh tình hình tài chính tại các
thời điểm như sau (Đơn vị tính: 1.000đ)
Khoản mục
Ngày
31/12/2013
Ngày
31/12/2014
Tiền mặt tồn qũy 10.000 15.000
Tiền gửi ngân hàng 90.000 145.000
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 50.000 50.000
Phải thu của khách hàng 250.000 240.000
Phải thu khác 50.000 10.000
Nguyên vật liệu tồn kho 150.000 200.000
Công cụ, dụng cụ trong kho 10.000 20.000
Thành phẩm tồn kho 40.000 50.000

Tạm ứng 15.000 20.000
Chi phí trả trước ngắn hạn 5.000 10.000
Tài sản cố định hữu hình 500.000 600.000
Hao mòn tài sản cố định (70.000) (150.000)
8
Vay ngắn hạn 300.000 200.000
Phải trả cho người bán 100.000 180.000
Thuế và các khoản phải nộp 50.000 10.000
Phải trả công nhân viên 50.000 10.000
Nguồn vốn kinh doanh 300.000 300.000
Qũy phát triển đầu tư 40.000 80.000
Lợi chưa phân phối 250.000 410.000
Qũy khen thưởng, phúc lợi 10.000 20.000
Bài tập 2.6: Trích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp A như sau:
(ĐVT: 1.000đồng)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Loại A: TS ngắn hạn 1.320.00
0
Loại A: Nợ PT 670.000
1. Tiền mặt 380.000 1. Vay ngắn hạn 550.000
2. Tiền gửi Ngân hàng 340.000 2. Phải trả cho NB 70.000
3. Nguyên vật liệu 520.000 3. Phải nộp thuế 50.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000 Loại B: Vốn CSH 6.150.00
0
5. Phải thu khách hàng 20.000 1. Nguồn vốn KD 6.100.000
Loại B: TS dài hạn 5.500.00
0
2. Quỹ đầu tư PT 50.000

- TSCĐ hữu hình 5.500.000
TỔNG CỘNG TS 6.820.00
0
TỔNG CÔNG NV 6.820.00
0
9
Yêu cầu:
1. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ sau đối với bảng cân đối kế toán:
• NV1: Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000
• NV2: Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho nhà cung cấp
20.000
• NV3: Vay ngắn hạn Ngân hàng trả nợ nhà cung cấp 50.000
• NV4: Dùng tiền gửi Ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn Ngân hàng
200.000
2. Lập bảng cân đối kế toán mới sau khi có từng nghiệp vụ phát sinh trên.
3. Lập bảng cân đối kế toán mới sau khi có 4 nghiệp vụ phát sinh trên.
Bài tập 2.7: Trích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp A như sau:
(ĐVT: 1.000đồng)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tài sản ngắn hạn 750.000 Nợ phải trả 425.000
1. Tiền mặt 150.000 1. Vay ngắn hạn 350.000
2. Tiền gửi NH 270.000 2. Phải trả cho NB 50.000
3. Nguyên vật liệu 220.000 3. Phải nộp thuế 25.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000 Vốn chủ sở hữu 3.075.00
0
5. Phải thu KH 50.000 1. Nguồn vốn KD 3.050.000
Tài sản dài hạn 2.750.00
0

2. Quỹ đầu tư PT 25.000
- TSCĐ hữu hình 2.750.000
TỔNG TS 3.500.00
0
TỔNG NV 3.500.00
0
Yêu cầu:
10
1. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ sau đối với bảng cân đối kế toán:
• NV1: Nhà nước cấp cho doanh nghiệp 1 TSCĐ hũu hình trị giá 250.000
• NV2: Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn Ngân hàng 100.000
• NV3: Rút tiền gửi Ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 150.000
• NV4: Vay ngắn hạn Ngân hàng trả nợ nhà cung cấp 20.000
2. Lập bảng cân đối kế toán mới sau khi có 4 nghiệp vụ phát sinh trên.
Bài tập 2.8: Trích số liệu trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp A
vào ngày 31/12/2014 như sau: (ĐVT: 1.000đồng)
• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ : 800.000
• Doanh thu tài chính : 10.000
• Thu nhập khác : 30.000
• Chi phí bán hàng : 50.000
• Chi phí quản lý doanh nghiệp : 80.000
• Chi phí tài chính : 70.000
• Chi phí khác : 5.000
• Giá vốn hàng bán : 550.000
• Thuế suất thuế TNDN : 20%
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào ngày
31/12/2014
2. Viết phương trình cân đối doanh thu - chi phí – lợi nhuận
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Báo cáo tài chính là:
A. Sản phẩm của quá trình kế toán
B. Sản phẩm của quá trình kiểm toán
C. Sản phẩm của quá trình kinh doanh
D. Sản phẩm của quá trình hoạt động
Câu 2: Những tài sản có kỳ luân chuyển ngắn là:
A. Tài sản lưu động
B. Tài khoản đầu tư ngắn hạn
C. Tài sản ngắn hạn
11
D. Cả ba câu trả lời trên đều đúng.
Câu 3: Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm:
A. Nợ ngắn hạn
B. Nợ dài hạn
C. Thặng dư vốn cổ phần
D. Đáp án đúng là A và B.
Câu 4: Chuyển khoản tiền thanh toán cho người bán thuộc trường hợp
A. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
B. Một tài sản tăng, một nguồn vốn tăng
C. Một tài sản tăng, một tài sản giảm
D. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn giảm.
Câu 5: Cổ đông góp vốn bằng một tài sản cố định thuộc trường hợp:
A. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
B. Một tài sản tăng, một nguồn vốn tăng
C. Một tài sản tăng, một tài sản giảm
D. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn giảm.
Câu 6: Khách hàng thanh toán nợ kỳ trước bằng TGNH, trường hợp này
thuộc:
A. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
B. Một tài sản tăng, một nguồn vốn tăng

C. Một tài sản tăng, một tài sản giảm
D. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn giảm.
Câu 7: Các khoản phải thu là:
A. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
B. Tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
12
C. Tài sản thuộc quyền nắm giữ của doanh nghiệp
D. Câu trả lời khác
Câu 8: Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích trong tương lai thì:
A. Không tạo ra nợ phải trả
B. Không tạo ra tài sản
C. Không tạo ra doanh thu
D. Không tạo ra vốn chủ sở hữu.
Câu 9: Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra:
A. Nợ phải trả
B. Tài sản
C. Vốn chủ sở hữu
D. Doanh thu
Câu 10: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính,
thực tế có tồn tại vào thời điểm lập báo cáo tài chính không?
A. Thực tế có tồn tại
B. Có thể có hoặc có thể không tồn tại
C. Thực tế không tồn tại
D. Phụ thuộc vào kết quả kiểm kê.
Câu 11: Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi từ lợi nhuận chưa phân phối,
thuộc trường hợp
A. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
B. Một tài sản tăng, một nguồn vốn tăng
C. Một tài sản tăng, một tài sản giảm
D. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn giảm.

13
Câu 12: Một doanh nghiệp có tổng tài sản là 10tỷ đồng, trong đó tài sản
ngắn hạn là 4tỷ đồng, tài sản dài hạn là 6tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp là 5tỷ đồng, vậy nợ phải trả của doanh nghiệp là:
A. 4tỷ đồng
B. 5tỷ đồng
C. 6tỷ đồng
D. 10tỷ đồng
14
CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Hãy phân tích các nghiệp vụ và phản ánh vào tài khoản “Tiền gửi
Ngân hàng“ theo tài liệu dưới đây (ĐVT: 1.000 đồng)
_ Số dư đầu tháng 5/2015: 80.000
_ Tình hình phát sinh trong tháng 5/2015
1) Doanh nghiệp rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10.000
2) Doanh nghiệp được người mua trả nợ bằng tiền gửi Ngân hàng 30.000
3) Vay ngắn hạn Ngân hàng gửi vào Ngân hàng 160.000
4) Trả nợ cho nhà cung cấp bằng tiền gửi Ngân hàng 200.000
Bài 2: Hãy phản ánh vào tài khoản “Tiền mặt“ tình hình dưới đây:
Tiền mặt tồn quỹ cuối tháng trước: 50.000
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt như sau:
1) Thu nợ khách hàng 35.000
2) Trả nợ tiền mua nguyên vật liệu cho người bán 13.000
3) Chi lương đợt 1 cho CNV: 30.000
4) Rút tiền gửi NH nhập quỹ tiền mặt: 20.000
5) Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5.000
6) Tạm ứng cho nhân viên đi công tác: 3.500
7) Thu hồi vốn cho vay ngắn hạn: 10.000
8) Mua sắm máy móc thiết bị văn phòng: 16.000

9) Mua công trái nhà nước: 4.000
10) Nhận vốn góp của cổ đông: 8.000
Yêu cầu: Hãy phản ánh vào tài khoản tiền mặt, cộng số phát sinh trong
tháng và xác định tiền mặt tồn quỹ.
Bài 3 : Hãy phân tích các nghiệp vụ và phản ánh vào tài khoản “Lợi nhuận
chưa phân phối“ theo tài liệu dưới đây (ĐVT: 1.000 đồng)
_ Số dư đầu tháng 8/2015: 60.000
_ Tình hình phát sinh trong tháng 8/2015
15
1) Doanh nghiệp dùng lợi nhuận bổ sung quỹ khen thưởng 15.000
2) Kết chuyển lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: 60.000
3) Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận chưa phân phối: 16.800
Bài 4: (ĐVT: 1.000đồng)
Số dư đầu kỳ trên tài khoản “Phải trả người bán“ là 15.000
Trong kỳ có phát sinh một số nghiệp vụ liên quan đến TK này như sau:
1) Rút tiền gửi Ngân Hàng trả nợ người bán 10.000
2) Mua và nhập kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 8.000 chưa thanh
toán cho người bán
3) Tiền điện, nước điện thoại phải trả cho nhà cung cấp 3.000
4) Vay ngắn hạn Ngân Hàng trả nợ người bán 10.000
5) Trả trước cho đơn vị nhận thầu sửa chữa tài sản là 9.000
6) Ứng trước tiền mua hàng hoá cho người cung cấp 5.000
7) Công việc sửa chữa lớn hoàn thành, xác định số phải trả cho đơn vị nhận
thầu sửa chữa là 8.500
8) Nhập kho hàng hoá trị giá 4.000 của nhà cung cấp
Yêu cầu: Phản ánh tài liệu trên vào tài khoản “Phải trả nhà cung cấp”
Bài 5: Hãy phân tích các nghiệp vụ và phản ánh vào tài khoản “Chi phí sản
xuất chung“ theo tài liệu dưới đây (ĐVT: 1.000 đồng)
1) Xuất kho vật liệu dùng cho phân xưởng sản xuất: 25.000
2) Xuất kho công cụ dùng cho phân xưởng sản xuất: 10.000

3) Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng: 8.000
4) Khấu hao TSCĐ tại phân xưởng sản xuất: 1.000
5) Chi phí khác phát sinh tại phân xưởng trả bằng tiền mặt: 3.000
6) Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản có liên quan
Bài 6: Hãy phân tích các nghiệp vụ và phản ánh vào tài khoản “Chi phí bán
hàng“ theo tài liệu dưới đây (ĐVT: 1.000 đồng)
1) Hoa hồng phải trả cho bộ phận bán hàng: 20.000
2) Xuất kho vật liệu dùng cho bộ phân bán hàng: 5.000
3) Xuất kho công cụ dùng cho bộ phận bán hàng: 1.000
4) Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng: 8.000
5) Khấu hao TSCĐ tại bộ phận bán hàng: 5.000
6) Chi phí khác tại bộ phận bán hàng trả bằng tiền gửi Ngân hàng: 2.000
16
7) Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản có liên quan
Bài 7: Hãy phản ánh vào tài khoản “Giá vốn hàng bán” các nghiệp vụ kinh
tế sau (ĐVT: 1.000đồng)
1) Xuất kho thành phẩm trị giá: 100.000 và hàng hoá trị giá 80.000 bán cho
khách hàng
2) Hàng gửi bán trị giá 150.000 đã bán được
3) Thuế GTGT không được khấu trừ được tính vào giá vốn hàng bán 10.000
4) Giá vốn của thành phẩm đã bán bị trả lại 20.000
5) Kết chuyển giá vốn hàng bán vào tài khoản xác định kết qủa kinh doanh
Bài 8: Hãy phản ánh vào tài khoản “Chi phí khác” các nghiệp vụ kinh tế sau
(ĐVT: 1.000đồng)
1) Cơ quan thuế phạt doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán 3.500
2) Ung hộ lũ lụt bằng tiền mặt 3.000
3) Chi bồi thường cho khách hàng do vi phạm hợp đồng 1.500
4) Kết chuyển khoản chi phí khác vào tài khoản có liên quan
Bài 9: Hãy phân tích các nghiệp vụ và phản ánh vào tài khoản “Doanh thu
bán hàng“ theo tài liệu dưới đây (ĐVT: 1.000 đồng)

1) Bán hàng hoá thu bằng tiền mặt: 50.000
2) Hàng gửi bán đã bán được thu bằng chuyển khoản: 20.000
3) Bán sản phẩm chưa thu tiền của khách hàng 30.000
4) Kết chuyển doanh thu vào tài khoản có liên quan
Bài 10 Hãy phân tích các nghiệp vụ và phản ánh vào tài khoản “Doanh thu
bán hàng“ theo tài liệu dưới đây (ĐVT:1.000 đồng)
17
1) Tiền bán hàng thu được trong kỳ là 60.000, trong đó thu bằng tiền mặt là
40.000, thu bằng chuyển khoản là 10.000, số còn lại khách hàng nợ
2) Số tiền giảm giá cho khách hàng là 500
3) Hàng bị trả lại trong kỳ theo giá bán là 1.000
4) Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu phải nộp trong kỳ theo thuế
suất 20% trên tổng doanh thu
5) Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 5.000
Cuối kỳ, hãy xác định số doanh thu bán hàng thuần và kết chuyển vào tài
khoản “xác định kết qủa kinh doanh“
Bài 11: Hãy phản ánh vào tài khoản “Thu nhập khác” các nghiệp vụ kinh tế
sau. (ĐVT: 1.000đồng)
1) Thu bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng 1.500
2) Bán TSCĐ thu bằng tiền mặt : 2.000
3) Doanh nghiệp mua hàng hoá được trúng thưởng : 500
4) Kết chuyển khoản thu nhập khác vào tài khoản có liên quan
Bài 12: Hãy phân tích các nghiệp vụ và phản ánh vào tài khoản “Doanh thu
tài chính“ theo tài liệu dưới đây (ĐVT:1.000 đồng)
1) Lãi tiền gửi Ngân hàng phát sinh trong kỳ bằng TGNH là 1.500
2) Khoản chiết khấu thanh tóan trước thời hạn được hưởng 2.500 bằng
tiền mặt
3) Lãi từ họat động đầu tư chứng khóan bằng TGNH là 1.000
Cuối kỳ, hãy xác định số doanh thu họat động tài chính và kết chuyển vào
tài khoản “xác định kết qủa kinh doanh“

Bài 14: Hãy phản ánh vào tài khoản “Xác định kết qủa kinh doanh” các
nghiệp vụ kinh tế sau (ĐVT: 1.000đồng )
1) Doanh thu bán hàng thuần : 40.000
18
2) Thu nhập khác phát sinh : 6.000
3) Chi phí khác phát sinh : 5.000
4) Giá vốn của hàng hoá bán ra : 25.000
5) Chi phí bán hàng : 4.000
6) Chi phí quản lý doanh nghiệp : 3.000
7) Thu lãi tiền gửi Ngân hàng : 2.000
8) Thuế TNDN phải nộp : 20%
9) Kết chuyển các khoản vào tài khoản xác định kết qủa kinh doanh
Bài 15:
15.1 Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (ĐVT:1.000đ)
1) Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 10.000
2) Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt : 30.000
3) Dùng tiền gửi Ngân hàng trả nợ người bán: 20.000
4) Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng: 30.000
5) Vay ngắn hạn Ngân hàng 20.000 trả nợ nhà cung cấp
6) Mua một số nguyên liệu trị giá 25.000 chưa trả tiền người bán
7) Xuất quỹ tiền mặt mua 1 số công cụ nhập kho: 5.000
8) Được Nhà nước cấp một TSCĐ hữu hình trị giá: 50.000
9) Khách hàng trả nợ, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngắn hạn 20.000
10) Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 25.000
15.2 Hãy định khoản các NV kinh tế phát sinh sau đây (ĐVT: 1.000 đồng)
1) Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 15.000
2) Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên 10.000
3) Dùng tiền gửi Ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 40.000
4) Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 20.000 chưa trả tiền người bán
5) Mua công cụ nhập kho trị giá 5.000 trả bằng tiền gửi Ngân hàng

6) Chi tạm ứng cho nhân viên đi công tác 3.000 bằng tiền mặt
7) Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 25.000
8) Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển 20.000
19
9) Nhà nước cấp cho DN một tài sản cố định hữu hình trị giá 50.000
10) Nhà nước cấp thêm vốn cho DN bằng tiền gửi Ngân hàng 30.000
15.3 Hãy định khoản các nghiệp vụ KT phát sinh sau đây (ĐVT: 1.000 đồng)
1) Chủ DN đầu tư vào doanh nghiệp bằng tiền mặt 100.000
2) Rút tiền gửi ngân hàng nhập qũy tiền mặt 10.000
3) Mua nguyên liệu nhập kho trả bằng tiền mặt 2.000
4) Mua TSCĐHH trả bằng tiền gửi ngân hàng 12.000
5) Vay ngắn hạn NH, đã nhập qũy tiền mặt 5.000
6) Tạm ứng cho nhân viên 2.000 tiền mặt để mua hàng
7) Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền người bán 20.000
8) Trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng 5.000
9) Vay ngắn hạn NH trả nợ người bán 10.000
10) Mua công cụ nhập kho trả bằng tiền tạm ứng 1.000
11) Dùng tiền gửi NH trả nợ vay ngắn hạn 4.000
12) Trích lập qũy đầu tư phát triển từ lợi nhuận 5.800.000
13) Chủ nhân đầu tư vào doanh nghiệp 1 TSCĐHH 50.000
14) Nhận vốn góp liên doanh của ông A 100.000 TGNH
15.4 Hãy ĐK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây (ĐVT: 1.000 đồng)
1) Chủ DN đầu tư bằng tiền gửi Ngân hàng 100.000đ và tiền mặt 50.000
2) Rút tiền gửi ngân hàng 25.000 nhập qũy tiền mặt 10.000 và trả nợ người
bán 15.000
3) Mua nguyên liệu nhập kho 7.000 trả bằng tiền mặt 2.000 và TGNH 5.000
4) Mua TSCĐ hữu hình 20.000 trả bằng tiền gửi ngân hàng 12.000 và nợ
người bán 8.000
5) Vay ngắn hạn NH 30.000, đã nhập qũy tiền mặt 5.000 và chuyển vào tài
khoản NH 25.000

6) Mua hàng hóa nhập kho 20.000 đã trả 10.000 tiền mặt và còn nợ người
bán 10.000
7) Trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng 5.000 và TM 5.000
Bài 16:
16.1 Nêu nội dung kinh tế các định khoản kế toán sau:
1) Nợ TK152/Có TK331
20
2) Nợ TK153/Có TK112
3) Nợ TK156/Có TK341
4) Nợ TK111/Có TK112
5) Nợ TK331/Có TK341
6) Nợ TK341/Có TK112
7) Nợ TK211/Có TK411
8) Nợ TK333/Có TK111
9) Nợ TK421/Có TK353
10) Nợ TK221/Có TK112
16.2 Nêu nội dung kinh tế các định khoản kế toán sau:
1) Nợ TK627/Có TK152
2) Nợ TK641/Có TK153
3) Nợ TK642/Có TK214
4) Nợ TK622/Có TK334
5) Nợ TK621/Có TK152
6) Nợ TK241/Có TK331
7) Nợ TK112/Có TK511
8) Nợ TK111/Có TK711
9) Nợ TK911/Có TK632
10) Nợ TK511/Có TK911
Bài 17: Có tài khoản sau:
a/
112- TGNH

SDĐK: 20.000.000
(131) 30.000.000
(511) 150.000.000
60.000.000 (341)
……………. (341)
21
……………… ……………….
SDCK: 100.000.000
b/
341- Vay Ngân hàng
SDĐK: 40.000.000
(131) 20.000.000
(111) ……………
70.000.000 (112)
50.000.000 (331)
………………. ……………………
SDCK: 60.000.000
Yêu cầu:
1. Điền số liệu hợp lý cho mỗi TK trên
2.Ghi lại định khoản trên mỗi sơ đồ và nêu nội dung kinh tế của định khoản
vừa ghi
Bài 18: Điền số liệu hợp lý vào các định khoản: (ĐVT: 1.000đồng)
1.Nợ TK111: 30.000
Nợ TK112: 58.000
Có TK333: …………………………
Có TK511: 80.000
2.Nợ TK421: 100.000
Có TK353: …………………………
Có TK411: 30.000
22

Có TK414: 40.000
Có TK333: 15.000
3.Nợ TK152: 30.000
Nợ TK153: 20.000
Có TK331: …………………………
4.Nợ TK112: 250.000
Có TK3411:
Có TK3412: 150.000
Bài 19: Cho sơ đồ kế toán sau (ĐVT: đồng)
N 112 C N 111 C N 131 C
(1)
1480
60
340 (4
)
(1)
30
20
40 (3) 14
0
80 (1)
60 340 20 40 - 80
1.200 10 60
N 331 C N 211 C N 411 C
(3
)
(4
)
40
340

18
0
260
(2) (2)
5.240
260
6.739
260 (5)
380 260 260 - - 260
23
60 5.500 6.999
N 414 C
(5
)
260 860
- -
600
Yêu cầu:
1. Ghi lại định khoản kế toán theo thứ tự của sơ đồ trên
2. Nêu nội dung kinh tế hợp lý cho các định khoản vừa ghi
Bài 20: Một doanh nghiệp được thành lập với số vốn ban đầu do cổ đông
đóng góp như sau (ĐVT: 1.000.000 đồng):
_ TSCĐ hữu hình: 200
_ Nguyên vật liệu: 50
_ Tiền gửi Ngân hàng: 150
_ Nguồn vốn kinh doanh: 400
Trong kỳ hoạt động đầu tiên có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1) Rút tiền gửi Ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 20
2) Chi tiền mặt để mua công cụ trị giá: 5
3) Mua 1 số hàng hoá chưa trả tiền cho người bán: 30

4) Dùng tiền gửi Ngân hàng để trả nợ người bán: 20
24
Yêu cầu:
1. Hãy phân tích và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Lên sơ đồ chữ T và xác định số dư cuối kỳ của tất cả các TK.
3. Lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán.
Bài 21 : Tại 1 doanh nghiệp sản xuất, vào ngày 31/12/2014 có các tài liệu
sau (ĐVT: 1.000đ)
1. Vay ngắn hạn 341
2. Máy móc thiết bị 211
3. Phải trả người bán 331
4. Tạm ứng 141
5. Phải trả CNV 334
6. Ký quỹ ngắn hạn 144
7. Sản phẩm dở dang 154
8. NVL chính 152
9. Phải thu khách hàng 131
10.Tiền mặt 111
11.Nợ dài hạn 342
45.000
480.00
0
10.000
6.000
3.000
3.000
54.000
62.000
3.000
12.000

196.00
0
12. Nguồn vốnKD 411
13.Kho tàng 211
14. vật liệu phụ 152
15. Thành phẩm 155
16. Phtiện VT 211
17. Nhà xưởng 211
18. Phải trả khác 338
19. Ccụ dụng cụ 153
20. Lợi nhuận 421
21. Hàng ĐĐĐ 151
22. TGNH 112
1.120.000
150.000
11.000
X
200.000
Y
3.000
21.000
27.000
12.000
40.000
Trong tháng 1/2015 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (ĐVT:
1.000đồng)
1) Thu các khoản phải thu của khách hàng bằng tiền mặt 1.000
2) Dùng tiền gửi Ngân hàng trả nợ người bán 5.000
3) Xuất quỹ tiền mặt trả khoản phải trả khác 2.000
4) Nhận một TSCĐ hữu hình trị giá 15.000 từ vốn của các cổ đông

Yêu cầu:
25

×