Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

phân lập vi khuẩn salmonella và escherichia coli trên gà thả vườn bị tiêu chảy tại huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 59 trang )

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG







VY VĂN LUẬN




PHÂN LẬP VI KHUẨN SALMONELLA VÀ
ESCHERICHIA COLI TRÊN GÀ THẢ VƢỜN BỊ
TIÊU CHẢY TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM
TỈNH VĨNH LONG




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y















Cần Thơ, 2013
iii


Trang duyệt

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y



PHÂN LẬP VI KHUẨN SALMONELLA VÀ
ESCHERICHIA COLI TRÊN GÀ THẢ VƢỜN BỊ

TIÊU CHẢY TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM
TỈNH VĨNH LONG






Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. LÝ THỊ LIÊN KHAI VY VĂN LUẬN
MSSV: 3092675
Lớp: Thú Y 35B









MSSV: 3072681
Cần Thơ, 2013
ii

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y





Đề tài: “Phân lập vi khuẩn Salmonella và Escherichia coli trên
gà thả vƣờn bị tiêu chảy tại tỉnh Vĩnh Long”, do sinh viên Vy Văn
Luận thực hiện tại 2 hộ chăn nuôi gà ở tỉnh Vĩnh Long và phòng Thí
Nghiệm Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ môn Thú y - Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng - Trƣờng Đại học Cần Thơ từ tháng 8 năm 2013 đến
tháng 11 năm 2013.



Cần Thơ, ngày… tháng năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Bộ môn Giáo viên hƣớng dẫn


TS. Lý Thị Liên Khai



Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƢD




iii

LỜI CẢM ƠN

Kính dâng lên cha, mẹ

Ơn cha, mẹ đã hy sinh cả đời mình để dạy bảo, nuôi con khôn lớn và cho con
đƣợc cắp sách đến trƣờng. Anh, chị, em và những ngƣời thân trong gia đình đã
chăm lo, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm tạ
Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Quý thầy cô bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trƣờng Đại Học Cần Thơ đã ân cần và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu
và nhận thức xã hội cho tôi trong suốt thời gian qua.
Cô cố vấn học tập cô Nguyễn Thị Bé Mƣời và giáo viên hƣớng dẫn đề tài Lý
Thị Liên Khai đã hết lòng lo lắng, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn
Các chú, các anh của các trại chăn nuôi gà ở tỉnh Vĩnh Long đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình lấy mẫu.
Cùng các bạn bè lớp Thú Y - K35, các anh, chị học viên cao học đã giúp đỡ và
cùng tôi chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn trong suốt quá trình thực tập.

Vy Văn Luận


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Diễn giải
E. coli
Escherichia coli
EHEC

Enterohemorrhagic Escherichia coli
EPEC
Enteropathogenic Escherichia coli
ETEC
Enterotoxigenic Escherichia coli
EIEC
Enteroinvasive Escherichia coli
EAEC
Enteroaggregative Escherichia coli



v

MỤC LỤC
Trang duyệt ii
Lời cảm ơn iii
Danh mục viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục hình vii
Danh mục sơ đồ vii
Danh mục bảng viii
Tóm lƣợc ix

Chƣơng 1. Đặt vấn đề 1
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận 2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và thế giới về vi khuẩn Salmonella
và Escherichia coli gây bệnh trên gà 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc về vi khuẩn Salmonella và
Escherichia coli gây bệnh trên gà 2

2.1.2 Tình hình nghiên cứu thế giới về vi khuẩn Salmonella và
Escherichia coli gây bệnh trên gà 2
2.2 Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên gà 3
2.2.1 Nguyên nhân không truyền nhiễm 3
2.2.2 Nguyên nhân do truyền nhiễm 4
2.3 Chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây tiêu chảy trên gà 14
2.3.1 Bệnh tiêu chảy trên gà do Escherichia coli 14
2.3.2 Bệnh tiêu chảy trên gà do Salmonella 17
2.3.3 Tiêu chảy do bệnh cúm gia cầm 18
2.3.4 Tiêu chảy do bệnh Gumboro 19

Chƣơng 3: Phƣơng tiện và phƣơng pháp thí nghiệm 21
3.1 Phƣơng tiện thí nghiệm 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 21
3.1.2 Hóa chất 21
3.1.3 Môi trƣờng 21
3.1.4 Thiết bị, dụng cụ và máy móc 21
3.1.5 Đối tƣợng nghiên cứu 21
3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm 21
3.2.1 Phƣơng pháp lấy mẫu 21
vi

3.2.2 Phƣơng pháp nuôi cấy phân lập vi khuẩn Escherichia coli
và Salmonella 22
3.2.3 Phƣơng pháp định danh vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella
bằng phản ứng sinh hóa 26
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 29
3.2.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu 29

Chƣơng 4. Kết quả và thảo luận 30

4.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi gà tại địa điểm khảo sát 30
4.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên gà ở tỉnh Vĩnh Long 32
4.3 Kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên gà ở tỉnh Vĩnh Long
theo tuần tuổi 33
4.4 Tần xuất xuất hiện triệu chứng trên gà bị tiêu chảy ở tỉnh Vĩnh Long . 34
4.5 Tỷ lệ gà chết do bị tiêu chảy ở tỉnh Vĩnh Long 35
4.6 Kết quả phân lập vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella trên
gà tiêu chảy chết ở tỉnh Vĩnh Long 36
4.7 Tỷ lệ dƣơng tính với vi Escherichia coli và Salmonella trên gà
bị tiêu chảy theo tuần 38
4.8 Kết quả kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Escherichia coli và
Salmonella trên các loại mẫu bệnh phẩm gà tiêu chảy ở tỉnh Vĩnh Long 39

Chƣơng 5. Kết luận và đề nghị 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề nghị 42
Tài liệu tham khảo 43
Phụ chƣơng 46





vii

DANH MỤC HÌNH

Hình
Tựa hình
Trang

3.1
Khuẩn lạc Escherichia coli trên môi trƣờng MC
22
3.2
Khuẩn lạc Salmonella trên môi trƣờng MLCB
24
3.3
Phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn Escherichia coli
27
3.4
Phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn Salmonella
28
4.1
Quang cảnh bên ngoài trại gà 1
30
4.2
Quang cảnh bên ngoài trại gà 2
30
4.3
Quang cảnh bên trong trại gà 1
31
4.4
Quang cảnh bên trong trại gà 2
31
4.5
Lòng đỏ không tiêu ở gà con bị tiêu chảy
36




DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ
Tựa sơ đồ
Trang
1
Quy trình phân lập vi khuẩn Escherichia coli
23
2
Quy trình phân lập vi khuẩn Salmonella
25

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng
Tựa bảng
Trang
3.1
Định danh vi khuẩn Escherichia coli bằng phản ứng sinh
hóa.
25
3.2
Phản ứng sinh hóa của một số chủng Salmonella
27
4.1
Kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên gà ở tỉnh Vĩnh Long
32
4.2

Kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên gà ở tỉnh Vĩnh Long
theo tuần tuổi
33
4.3
Tần xuất xuất hiện triệu chứng trên gà bị tiêu chảy ở tỉnh
Vĩnh Long
34
4.4
Tỷ lệ gà chết bị tiêu chảy ở tỉnh Vĩnh Long
35
4.5
Kết quả phân lập vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella
trên gà tiêu chảy chết ở tỉnh Vĩnh Long
37
4.6
Tỷ lệ dƣơng tính với Escherichia coli và Salmonella trên
gà bị tiêu chảy theo tuần
38
4.7
Kết quả kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Escherichia
coli và Salmonella trên các loại mẫu bệnh phẩm
39

ix

TÓM LƢỢC
Bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh xảy ra thường xuyên trên gà con, giai
đoạn 1 – 4 tuần tuổi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể do việc chăm sóc
nuôi dưỡng không tốt, điều kiện thời tiết thay đổi làm cho sức đề kháng của gà con
giảm tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây bệnh, trong đó đáng quan tâm là

vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella. Vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella
là những vi khuẩn thường xuyên tồn tại trong đường ruột ở người và động vật, có
khả năng sinh độc tố gây bệnh tiêu chảy. Qua điều tra và lấy mẫu bằng kỹ thuật vô
trùng, chúng tôi đã khảo sát được 78/1700 con gà bị tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 4,59%,
và tỷ lệ tỷ lệ tiêu chảy này giảm dần từ 1 – 4 tuần tuổi, tuần 1 2,12%, tuần 2 1,24%,
tuần 3 0,82% và tuần 4 0,41% . Chúng tôi tiến hành mổ khám và phân lập bệnh
phẩm (gan, lách, ruột non, và phân) từ 42 con gà chết trong tổng số 78 con gà tiêu
chảy nghi do Escherichia coli và Salmonella gây ra. Kết quả cho thấy có 42/42 mẫu
dương tính với Escherichia coli và 10/42 mẫu dương tính với Salmonella, chiếm tỷ
lệ tương ứng là 100% và 23,81% và tỷ lệ dương tính này trên gan, lách, ruột non,
phân đối với Escherichia coli tất cả là 100% còn đối với Salmonella tỷ lệ dương
tính này lần lượt là 16,67%, 14,29%, 16,67% và 19,05%, sự khác biệt này không có
ý (P>0,05). Do đó bệnh tiêu chảy trên gà do E. coli và Salmonella gây ra có ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thả vườn.
1

CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc, ngành chăn nuôi gia cầm ở
Vĩnh Long ngày càng có những bƣớc phát triển mới, góp phần to lớn vào sự
phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Trong đó, chăn nuôi gia cầm giống nòi
lai thả vƣờn với hình thức hộ gia đình phát triển khá mạnh do phẩm chất thịt
ngon, sức chống chịu bệnh tốt và đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho ngƣời
chăn nuôi. Mặc dù kiến thức nuôi dƣỡng và phòng bệnh của ngƣời chăn nuôi
ngày càng đƣợc nâng cao, nhƣng bệnh và dịch bệnh vẫn thƣờng xuyên xảy ra.
Phổ biến nhất là bệnh tiêu chảy trên gà với tỉ lệ nhiễm khá cao. Trong đó, E.
coli và Salmonella đƣợc xem là tác nhân gây bệnh chính. Chúng không những
gây tổn thất về kinh tế mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Bệnh E.
coli xảy ra ở mức độ ngày càng tăng và có thể trở thành một vấn nạn trong
ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm (Blanco et al.,1997). E. coli là nguyên
nhân gây viêm rốn, viêm túi lòng đỏ ở gà con (Vegad, 2007). Ngoài ra E. coli

còn gây viêm túi khí, nhiễm trùng huyết và thƣờng kết hợp với Mycoplasma
gallisepticum gây viêm khớp, sƣng phù đầu, viêm màng bao tim, viêm màng
bụng, gan viêm dính fibrin (Hồ Thị Việt Thu, 2012). Ngoài ra, vi khuẩn
Samonella cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở gà con, nó sẽ xâm nhập
vào nội tạng và gây bệnh khi sức đề kháng của gà con giảm. Bệnh xảy ra ở thể
cấp tính ở gia cầm con và thể mạn tính ở gia cầm lớn, gây viêm hoại tử niêm
mạc đƣờng tiêu hóa và các cơ quan phủ tạng (Hồ Thị Việt Thu, 2012). Bệnh
tiêu chảy trên gà do E. coli và Salmonella gây thiệt hại kinh tế nhiều nhất
trong chăn nuôi gà ở Vĩnh Long hiện nay. Theo chúng tôi đƣợc biết hiện nay
chƣa có một nghiên cứu nào về bệnh tiêu chảy trên gà ở huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và đƣợc sự phân công của Bộ môn
Thú y, Khoa nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân lập vi khuẩn Salmonella và
Escherichia coli trên gà thả vƣờn bị tiêu chảy tại huyện Vũng Liêm, tỉnh
Vĩnh Long”
Mục tiêu đề tài:
Xác định đƣợc tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên đàn gà do Salmonella và E. coli
gây ra.
Xác định đƣợc tỷ lệ nhiễm Salmonella và E. coli từ 1 – 4 tuần tuổi.
Xác định đƣợc tỷ lệ nhiễm Salmonella và E. coli trên bệnh phẩm gà tiêu
chảy.
2

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và thế giới về vi khuẩn Escherichia
coli và Salmonella trên gà
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc về vi khuẩn Escherichia coli và
Salmonella trên gà
Theo Tô Minh Châu và ctv. (2002), phân lập và định chủng vi khuẩn

Escherichia coli trên gà, trứng gà tại một số cơ sở chăn nuôi ở Thủ Đức và
vùng lân cận cho thấy trong 103 mẫu bệnh phẩm gồm 50 gà thịt và 53 trứng
gà đã phân lập đƣợc 47 chủng Escherichia coli (45,63%), 3 chủng Escherichia
coli đã đƣợc xác định là O1: K1, O2:K1 và O78:K80.
Võ Thành Thìn và ctv. (2008), khảo sát một số yếu tố độc lực của các
chủng vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh ở gà nuôi tại Khánh Hòa và Phú
Yên, kết quả cho thấy các chủng APEC thuộc 15 nhóm huyết thanh khác nhau
là O8 (10,42%), O15 (8,33%), O115 (4,17%), O2, O5, O17, O83 (3,13%), O6,
O20, O103 (2,08%), O9, O18, O88, O102, O132 (1,04%).
Nguyễn Quốc Cƣờng (2010), tình hình nhiễm Escherichia coli và
Salmonella tại trại gà thịt cây gáo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và trại gà
giống Phƣớc Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy tỷ lệ
nhiễm Escherichia coli trên phân là 71,43% và Salmonella là 34,29%.
Trƣơng Phƣớc Đức (2010), phân lập và kiểm tra tính nhạy cảm của vi
khuẩn Escherichia coli và Salmonella đối với kháng sinh ở trại gà thịt Tân
Lập huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với tỷ lệ nhiễm Escherichia coli trên
phân là 69,05% và Salmonella trên phân là 9,25%.
Nguyễn Phƣớc Xuân Sơn (2011), tình hình nhiễm Escherichia coli,
Salmonella tại trại gà thịt thuộc thị trấn Cây Dƣơng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang với tỷ lệ nhiễm Escherichia coli, Salmonella trên phân lần lƣợt là
92,59% và 25,95%.
Nguyễn Minh trí (2012), phân lập Escherichia coli gây bệnh trên gà thịt
từ 1 – 7 tuần tuổi tại trại gà Đinh Ngọc Chân thuộc huyện Châu Thành, tỉnh
Sóc Trăng, với tỷ lệ nhiễm Escherichia coli trên các bệnh phẩm là 100%.
2.1.2 Tình hình nghiên trên thế giới về vi khuẩn Escherichia coli và
Salmonella trên gà
Theo Blanco et al. (1998), tìm ra các nhóm huyết thanh Escherichia coli
phân lập từ gà bị nhiễm trùng huyết Escherichia coli ở phía tây bắc Tây Ban
Nha, nhận ra 62 nhóm huyết thanh O khác nhau trong tổng số 458 nhóm huyết
3


thanh phân lập từ gà bị nhiễm trùng huyết Escherichia coli, trong đó 18 nhóm
Serogroups (O1, O2, O5, O8, O12, O14, O15, O18, O20, O53, O78, O81,
O83, O102, O103, O115, O116 and O132) chiếm 59% và 18 nhóm
Serogroups khác chiếm 29% phân lập từ phân gà khỏe.
Theo Boonmar et al. (1998), điều tra mức độ vấy nhiễm của Salmonella
enteritidis trên thịt bán lẻ ở Thái Lan, kết quả cho thấy 28% S. enteritidis phân
lập từ thịt bán lẻ, 4,5% S. enteritidis phân lập từ lò mổ và 6,6% S. enteritidis
từ phân gà.
Theo Aarestrup et al. (2003), kiểm tra mức độ mẫn cảm và sức đề kháng
với kháng sinh của vi khuẩn Salmonella từ các quốc gia ở Đông Nam Á, kết
quả vi khuẩn đã đề kháng với các loại kháng sinh sau: ampicillin (1,8%),
chloramphenicol (1,6%), florphenicol (0,4%), tetracycline (4,0%) và
trimethoprim (1,4%).
Theo Oliveira et al. (2009), chủng Escherichia coli gây bệnh trên gia
cầm chủ yếu là Serotypes O, cùng một loại gia cầm nhƣng có thể nhiễm các
serotype O khác nhau. Serotypes O1, O2, O78 đƣợc phân lập từ gà mái đẻ,
serotypes O8, O15, O78, O86, O88, O103 đƣợc phân lập từ gà giò, serotypes
O2, O5, O78, O88 đƣợc phân lập từ gà con, serotypes O2, O5, O78 đƣợc tìm
thấy ở gà tây.
2.2 Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên gà
2.2.1 Nguyên nhân không truyền nhiễm
Bệnh tiêu chảy thƣờng xả ra và gây chết đối với gà con, nhiều khi không
rõ nguyên nhân. Gà con sau khi nở, còn trong giai đoạn nuôi dƣới chụp sƣởi
(úm) và cả gà trên ba, bốn tuần tuổi vẫn hay bị mắc bệnh tiêu chảy.
Nguyên nhân: thƣờng có thể do chế độ ăn uống không tốt và do gà bị
cảm lạnh.
Chế độ ăn uống với khẩu phần dinh dƣỡng đặc biệt cao, quá dƣ thừa
protein động vật, nhất là các loại bột thịt, bột cá bảo quản không tốt, pha trộn
với tỷ lệ quá cao, quá nhiều. Cũng có trƣờng hợp thức ăn quá nhiều cám, quá

nhiều thức ăn xanh giàu chất sơ, thức ăn trộn nhiều chất béo, nhất là dầu động
vật (dầu cá, mỡ…) và các chất béo khác đã bị oxy hóa, ôi thiu, biến chất đều
có thể dẫn đến tiêu chảy cho gà.
Nguyên nhân do cảm lạnh, trên thực tế cũng khá phổ biến. Mỗi khi thời
tiết có biến động, nhiệt độ môi trƣờng tăng giảm đột ngột đều gây ảnh hƣởng
không tốt đến gà con và nhất là mới nở. Gà bị lạnh thƣờng bị tiêu chảy. Ngƣời
ta cũng nhận thấy khi nhiệt độ môi trƣờng cao quá mức, có bão, tính không ổn
4

định của thời tiết mùa xuân có thể là nguyên nhân, điều kiên thuận lợi cho
bệnh tiêu chảy của gà phát sinh, phát triển. Nói chung gà con rất kém chịu
đựng với stress do biến động nhiệt độ môi trƣờng.
Triệu chứng: gà tụ tập thành nhóm, để chống lại cái lạnh của môi
trƣờng. Gà đứng bất động, cong lƣng, cánh hơi sã. Lông khô, xù, nhợt nhạt.
Bộ dạng giống nhƣ gà con bị bệnh cầu trùng. Lớp lót nền chuồng bẩn vì phân
tiêu chảy màu hơi nâu. Trong phân, có thể thấy chất nhầy, màng ruột bị bong
màu xám đỏ. Hậu môn, huyệt bị kích thích, gây rặn liên tục. Đôi khi hậu môn
bị tắc. Bệnh diễn biến cấp tính, gây chết nhanh và thƣờng tổn thất cao. Cũng
có thể á cấp và mạn tính. Con bệnh bị gầy sút nhanh chóng và dẫn tới tình
trạng suy kiệt.
Bệnh tích:bệnh tích quan sát đƣợc thƣờng là những tổn thƣơng ở ruột,
nhƣ biểu hiện viêm, sƣng huyệt. Niêm mạc ruột có những mảng tụ huyết đỏ có
xuất hiện dạng chấm nhỏ.
Phòng bệnh: để phòng bệnh, điều quan trọng trƣớc tiên là phải quan tâm
hai nguyên nhân thức ăn và nhiệt độ môi trƣờng.
2.2.2 Nguyên nhân do truyền nhiễm
2.2.2.1 Truyền nhiễm do vi khuẩn
a) Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli
Escherichia coli ( thƣờng đƣợc viết tắt là E. coli) là một trong những loài
vi khuẩn chúng ký sinh trong đƣờng ruột của động vật máu nóng (bao gồm

chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức
ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột.
Hình thái: E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn. Kích thƣớc 2 - 3µm.
Trong cơ thể có hình trực khuẩn đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn.
Có khi trong môi trƣờng nuôi cấy có những trực khuẩn dài 4 - 8µm, những
loại này thƣờng gặp trong canh khuẩn già. Phần lớn E. coli di động do có lông
ở xung quanh thân, nhƣng một số không thấy di động, không hình thành nha
bào, có thể thấy giáp mô.
Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu
khoảng giữa nhạt hơn. Nếu lấy khuẩn lạc nhầy để nhuộm có thể thấy giáp mô,
còn khi soi tƣơi thì không thấy đƣợc.
Đặc tính nuôi cấy: E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trƣờng nuôi
cấy thông thƣờng, một số chủng có thể phát triển đƣợc ở các môi trƣờng tổng
hợp đơn giản nên ngƣời ta đã chọn chúng làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật
5

học. E. coli là trực khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện có thể sinh trƣởng ở
nhiệt độ từ 5 – 40
o
C, nhiệt độ thích hợp là 37
o
C, pH thích hợp là 7,2 – 7,4, có
thể phát triển đƣợc ở pH từ 5,5 – 8.
Trên môi trƣờng thạch thƣờng: sau 24 giờ hình thành khuẩn lạc tròn, ƣớt,
không trong suốt mà có màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đƣờng kính 2 – 3mm. Nuôi
lâu khuẩn lạc trở thành gần nhƣ nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát thấy
cả những khuẩn lạc dạng R và M.
Trên môi trƣờng nƣớc thịt: phát triển tốt, môi trƣờng rất đục, có cặn màu
tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt môi trƣờng,
môi trƣờng có mùi phân thối (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1977).

Trên môi trƣờng MC (Mac conkey agar) vi khuẩn Escherichia coli hình
thành khuẩn lạc to, tròn, đều, màu hồng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi, kích thƣớc
2-3µm (Lƣu Hữu Mãnh, 2010).
Trên môi trƣờng EMB (Eosin methyl blue) khuẩn lạc Escherichia coli to,
tròn, hơi lồi, bóng, màu thẫm tím, có ánh kim (Lƣu Hữu Mãnh, 2010).
Môi trƣờng Nutrient agar (NA), Trypticase soy agar (TSA) qua 18-24
giờ ủ trong tủ ấm 37
o
C, hình thành những khuẩn lạc tròn ƣớt, màu trắng nhạt,
mặt khuẩn lạc hơi lồi, đƣờng kính 2-3mm (Đào Trọng Đạt, 2001).
Một số hóa chất ức chế sự phát triển của Escherichia coli nhƣ chlorine
và dẫn xuất của nó, muối mật (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
Đặc tính sinh hóa: E. coli lên men có sinh hơi glucose, galactose,
lactose, maltose, arabinose, xylose, mannitol, fructose…không sinh H
2
S, hoàn
nguyên nitrate thành nitrite, không sử dụng urea, không sử dụng citrate làm
nguồn cung cấp carbon. Tất cả vi khuẩn E. coli đều lên men đƣờng lactose
nhanh và lên men glucose sinh hơi, đây là một đặc điểm quan trọng, ngƣời ta
dựa vào đó để phân biệt E. coli và salmonella (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1977).
Trong môi trƣờng sữa: đông sau 24 – 72 giờ ở 37
o
C. Gelatin, huyết thanh
đông, lòng trắng trứng đông: không tan chảy. H
2
S âm tính, VP âm tính, MR
dƣơng tính, Indol dƣơng tính.
Cấu trúc kháng nguyên: dựa vào cấu trúc bề mặt và cấu trúc bên trong
tế bào vi khuẩn E. coli, các nhà khoa học đã xác định đƣợc cấu trúc kháng
nguyên của vi khuẩn E. coli gồm kháng nguyên thân O (Somatic), kháng

nguyên lông H (flagellar), kháng nguyên vỏ K (Capsular) và kháng nguyên F
(Fimbriae). Hiện nay ngƣời ta xác định đƣợc 170 nhóm kháng nguyên O, 70
nhóm kháng nguyên K, 56 nhóm kháng nguyên H và một số kháng nguyên F
Bertchinger H.U và cộng sự (1992). Bằng phản ứng ngƣng kết, các nhà khoa
6

học đã phát hiện đƣợc các tính chất phức tạp và các yếu tố kháng nguyên của
vi khuẩn E. coli, bao gồm các loại kháng nguyên sau:
Kháng nguyên O (Somatic – kháng nguyên thân)
Theo Zinner và Perter (1983) đây là thành phần chính của vi khuẩn và
cũng đƣợc coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn. Kháng nguyên O đƣợc coi nhƣ
một ngọai độc tố, có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ của vi khuẩn và thƣờng
xuyên đƣợc giải phóng vào môi trƣờng nuôi cấy. Trọng trạng thái chiết xuất
tinh khiết, nó có bản chất là lipopolysaccharide, bao gồm 2 nhóm sau:
Polysaccharide có nhóm hydro ở thành ngoài vi khuẩn, mang tính chất
đặc trƣng cho từng giống.
Polysaccharide không có nhóm hydro nằm ở phía trong, không mang
tính đặc trƣng mà chỉ tạo sự khác biệt về khuẩn lạc ( từ dạng S sang dạng R).
Kháng nguyên O có những đặc tính sau: chịu nhiệt (không bị phá hủy khi đun
nóng ở 100
o
C trong 2 giờ), các chất cồn, axit HCL nồng độ 1N chịu đƣợc 20
giờ, nhƣng bị phá hủy bởi Formol 0,5%. Kháng nguyên O đƣợc cấu trúc bởi
các phân tử lớn với thành phần các phân tử gồm:
Protein: làm cho phức hợp mang tính kháng nguyên.
Polyosit: tạo ra tính đặc hiệu của kháng nguyên.
Lypit: kết hợp với Polyosit và là cơ sở của độc tính.
Theo Medearis (1968), khi làm mất dần từng phân tử đƣờng của chuỗi
polysaccharide hay thay đổi vi trí của các phân tử này sẽ dẫn đến thay đổi độc
lực của vi khuẩn. Tất cả kháng nguyên O đều cƣ trú ở bề mặt, do vậy có thể

liên kết trực tiếp với hệ thống miễn dịch. Kháng nguyên O khi gặp kháng
huyết thanh tƣơng ứng sẽ xảy ra phản ứng ngƣng kết gọi là “Hiện tƣợng
ngƣng kết O”. Thân vi khuẩn ngƣng kết với nhau dƣới dạng những hạt khô, rất
khó tan khi lắc.
Kháng nguyên H (flagellar – kháng nguyên lông)
Kháng nguyên H đƣợc cấu tạo bởi thành phần lông vi khuẩn, có bản chất
là protein giống nhƣ chất mycosin của cơ và mang các đặc tính sau: bị phá hủy
ở 60
o
C trong 1 giờ. Dễ bị cồn, acid yếu và các enzyme phân giải protein phá
hủy. Kháng nguyên H vẫn tồn tại khi sử dụng formol 0,5% xử lý.
Kháng nguyên H khi gặp kháng thể tƣơng ứng sẽ xảy ra hiện tƣợng
ngƣng kết, trong đó các vi khuẩn đƣợc ngƣng kết lại với nhau nhờ lông dính
lông bên cạnh. Các kháng thể H cố định trên lông và là cầu nối với các lông
bên cạnh. Kết quả tạo nên các hạt ngƣng kết giống nhƣ cục bông nhỏ. Các hạt
7

ngƣng kết rất dễ tan khi lắc vì lông rất nhỏ và dài, dễ nứt. Các vi khuẩn di
động khi tiếp xúc với kháng thể tƣơng ứng và sẽ trở thành không di động.
Kháng nguyên H của vi khuẩn E. coli không có vai trò bám dính, đồng
thời không có vai trò đáp ứng miễn dịch nên ít đƣợc quan tâm nghiên cứu,
nhƣng nó có ý nghĩa lớn trong việc xác định giống, loài của vi khuẩn và bảo
vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt trong tế bào đại thực bào, giúp vi khuẩn sống lâu
và tồn tại trong đại thực bào (Weinstein, 1984).
Kháng nguyên K (Capsular – kháng nguyên bề mặt)
Kháng nguyên K còn gọi là kháng nguyên bề mặt, chúng bao quanh tế
bào vi khuẩn và có bản chất hóa học là polysaccharide. Vai trò của kháng
nguyên K chƣa đƣợc thống nhất lắm, có tác giả cho rằng nó không có ý nghĩa
về độc lực, vì vậy chủng E. coli có kháng nguyên K cũng giống nhƣ chủng
không có kháng nguyên K (Orskov, 1980), cũng có ý kiến cho rằng kháng

nguyên K có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trƣớc các yếu
tố phòng vệ của cơ thể (Evan et al., 1981). Phần lớn các ý kiến cho rằng kháng
nguyên K có 2 nhiệm vụ chính: hỗ trợ phản ứng ngƣng kết với kháng nguyên
O. Tạo ra hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại điều kiện ngoại lai và hiện
tƣợng thực bào. Theo Nguyễn Nhƣ Thanh (1997), kháng nguyên K gồm 3 loại
kháng nguyên: L, A, B.
Kháng nguyên L: ngăn không cho hiện tƣợng ngƣng kết O của vi khuẩn
sống xảy ra, khi đun 100
o
C trong 1 giờ kháng nguyên L bị phá hủy.
Kháng nguyên A: ngăn hiện tƣợng ngƣng kết O, kháng huyết thanh A
trộn với E. coli có kháng nguyên A gây hiện tƣợng phình vỏ. Với nhiệt độ
120
o
C trong 2 giờ kháng nguyên A mới bị phân hủy.
Kháng nguyên B: gồm nhiều thành phần: B1, B2, B3, B4, B5. Kháng
nguyên B của vi khuẩn sống xảy ra. Đun 100
o
C trong 1 giờ kháng nguyên này
bị phá hủy một phần. Dựa vào cấu tạo kháng nguyên O, vi khuẩn E. coli đƣợc
chia làm nhiều nhóm, căn cứ vào cấu tạo kháng nguyên O, K, H, E. coli đƣợc
chia làm nhiều type, mỗi type đều đƣợc ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O,
K, H.
Kháng nguyên giáp mô (kháng nguyên vỏ lọc)
Chất nhầy giáp mô phần lớn không có tính định hình vì khuếch tán,
thƣờng đƣợc cấu trúc bởi hợp chất polysaccharide nhƣng cấu trúc của
polysaccharide lại phụ thuộc vào từng họ vi khuẩn khác nhau thì cấu trúc khác
nhau, do đó mà tính kháng nguyên của từng loại vi khuẩn khác nhau. Một số
vi khuẩn trong quá trình phát triển tiết ra một chất nhầy có khả năng tan vào
8


nƣớc ở một mức độ nhất định, chất nhầy này bao bọc xung quanh bên ngoài
vách vi khuẩn giúp vi khuẩn chống lại sự tác động của môi trƣờng ngoại cảnh,
có thể quan sát đƣợc ở trạng thái ƣớt, dễ bị mất đi khi thay đổi điều kiện phát
triển gọi là giáp mô (Capsul) (Nguyễn Nhƣ Thanh., 1997).
Kháng nguyên F (Fimbriae – kháng nguyên bám dính)
Ngoài lông ra, ở nhiều vi khuẩn gram âm nói chung và vi khuẩn E. coli
nói riêng còn có những bộ phận khác hình sợi gọi là pili. Pili hay Fimbriae có
bản chất là protein bao phủ trên toàn bộ bề mặt vi khuẩn. Dƣới kính hiển vi
điện tử, chúng có hình ảnh giống nhƣ một chiếc áo lông bao bọc xung quanh
vi khuẩn, pili vi khuẩn đƣờng ruột khác lông ở chỗ nó cứng hơn, không lƣợn
sóng và không liên quan đến chuyển động. Trƣớc đây, kháng nguyên bám
dính đƣợc ký hiệu là K (K88; K99; K987P), nay đổi là F (K88=F4; K99=F5;
987P=F6).
Sức đề kháng: vi khuẩn E. coli bị diệt ở nhiệt độ 55
o
C trong 1 giờ, 60
o
C
trong 30 phút, đun sôi 100
o
C chết ngay. Các chất sát trùng thông thƣờng nhƣ
acid phenic, biclorua thủy ngân, formol, hydroperoxit 1% diệt khuẩn sau 5
phút. E. coli đề kháng với sự sấy khô. Tuy nhiên ở môi trƣờng bên ngoài, các
chủng E. coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng.
Khả năng gây bệnh của vi khuẩn đƣờng ruột tạo ra hội chứng tiêu chảy,
viêm ruột, chảy máu đƣờng ruột đã trở thành mối lo về sức khỏe không chỉ ở
con ngƣời mà cả ở gia súc trên toàn thế giới. Trong đó vai trò gây bệnh của vi
khuẩn E. coli rất lớn, nó có khả năng gây bệnh cho tất cả các loại động vật
máu nóng.

Vi khuẩn E. coli tồn tại bình thƣờng trong ống đƣờng tiêu hóa của gia
súc, gia cầm. Dƣới ảnh hƣởng của một số yếu tố nhất định, các chủng vi khuẩn
E. coli có độc lực gây bệnh liên quan đến tình trạng tiêu chảy và nhiễm trùng
huyết ở gia súc non hoặc bệnh hô hấp của gia cầm. Các chủng khác không gây
tiêu chảy có thể trở thành căn bệnh cơ hội khi điều kiện cho phép, chúng
thƣờng tấn công vào bầu vú, tử cung, và đƣờng tiết niệu.
Vi khuẩn E. coli có thể gây bệnh đƣợc là do nhiều yếu tố nhƣ: khả năng
bám dính, khả năng xâm nhập, các loại kháng nguyên, yếu tố dung huyết, yếu
tố kháng khuẩn, khả năng kháng kháng sinh và độc tố. Nhƣng quan trọng nhất
là 2 yếu tố độc lực chính: kháng nguyên bám dính (fimbriae) và độc tố đƣờng
ruột: kháng nguyên bám dính cho phép vi khuẩn bám dính trên tế bào biểu mô
lông ruột non để từ đó gây nên những biến đổi bệnh lý kèm theo. Khả năng
bám dính của vi khuẩn vào tế bào biểu mô ruột của vật chủ hoặc lớp màng
nhầy của tế bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh của vi khuẩn.
9

Đa số các chủng vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc từ gia súc non bị tiêu chảy đều
có một kháng nguyên bề mặt gọi là Pili. Kháng nguyên này quyết định độc lực
chủ yếu vì nó làm cho vi khuẩn E. coli bám dính vào đƣờng ruột. Sự tăng
nhanh của tế bào vi khuẩn dƣờng nhƣ có liên quan đến khả năng bám dính của
chúng vào tế bào biêu mô của ruột để tránh sự đào thải khỏi ruột non do nhu
động của ruột.
Độc tố đƣờng ruột (Enterotoxin) do vi khuẩn sản sinh ra gắn vào receptor
trên tế bào ruột non của vật chủ gây nên những biến đổi chức năng sinh lý
màng tế bào, dẫn đến việc tăng cƣờng bài xuất nƣớc và các chất điện giải ra
khỏi màng tế bào, cuối cùng gây chết gia súc do mất nƣớc, rối loạn trao đổi
điện giải và trúng độc toàn thân (Acres, 1985).
Theo McMullin (2004), trên gà công nghiệp bệnh E. coli có thể bùng
phát bởi một số nhân tố sau: điều kiện môi trƣờng, vi sinh vật và thức ăn giàu
dƣỡng chất.

E. coli có thể gây bệnh colibacillosis, viêm rốn, viêm túi khí và viêm
màng hoạt dịch. E. coli là một vi khuẩn cơ hội, thƣờng gây bệnh kế phát khi
gia cầm bị stress hay bị bệnh. Nhƣng chính E. coli cũng có thể tự nó gây bệnh,
nhƣng hầu hết các trƣờng hợp là kế phát, căn cứ vào nơi phân lập ngƣời ta có
thể đoán đƣợc trƣớc khi nhiễm E. coli, gia cầm bị bệnh gì.
Dù do chính bản thân E. coli gây bệnh hay chỉ kế phát E. coli cũng là
một trong những loại vi khuẩn gây thiệt hại kinh tế nhiều nhất trong chăn nuôi
hiện nay.
10

b) Bệnh do vi khuẩn Salmonella
Salmonella mang tên của bác sĩ Thú y ngƣời Mỹ là Daniel Salmon – ông
là ngƣời đầu tiên phát hiện ra Salmonella cholerasuis vào năm 1885. Năm
1934, theo đề nghị của hội nghị Sinh vật học quốc tế, để kỉ niệm ngƣời đầu
tiên tìm ra vi khuẩn Salmonella, tên chính thức của vi khuẩn này đƣợc đặt là
Salmonella.
Năm 1899, Retter phân lập và định danh S. pullorum và Kein phân lập
đƣợc S. galinarum. Ngày nay hai loài này đã đƣợc chứng minh là có những
đặc điểm hình thái, tính gây bệnh, tính chất nuôi cấy rất giống nhau. Theo
Retter (18990), bệnh do S. pullorum đã lan rộng ở Mỹ và nhiều nƣớc lân cận,
đến năm 1932 ở Mỹ bệnh này gây chết ở gà đến 100%.
Năm 1939, Caldweli và Referson phát hiện S. arionae từ động vật máu
lạnh và sau đó phát hiện S. arizone ở nhiều loài động vật, gia cầm, nhất là gà
tây.
Tính gây bệnh: trên gà 2 loại vi khuẩn Salmonella pullorum và S.
gallinarum gây bệnh bạch lỵ và bệnh thƣơng hàn. Bệnh bạch lỵ ở gà con
thƣờng xảy ra thể cấp tính. Bệnh thƣơng hàn ở gà trƣởng thành ở thể cấp tính
và mãn tính.
Ở gà con: nhỏ hơn 3 tuần tuổi, thƣờng ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh và
tỷ lệ chết cao. Phôi không đập bể vỏ trứng đƣợc nên bị chết phôi. Gà con nở ra

nhƣng rất yếu và chết ngay sau đó. Gà bệnh thƣờng ốm yếu, nhỏ hơn những
gà khỏe mạnh khác. Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, mắt nhắm, xù
lông, xả cánh, kêu xao xác, tụ đám, phân trắng bết hậu môn.
Ở gà trƣởng thành: xảy ra ở 2 thể, gà thể cấp tính bất thình lình giảm
lƣợng thức ăn tiêu thụ với biểu hiện mệt mỏi, gục xuống, xù lông, mào tái
nhợt, giảm sảm lƣợng trứng và khả năng sinh sản, giảm khả năng ấp nở. Tiêu
chảy, mất nƣớc, suy yếu. Thân nhiệt tăng 2 – 3 ngày sau khi bệnh. Chết
thƣờng xảy ra sau 5 – 10 ngày. Thể mạn tính: mặt, mào và yếm tái nhợt do
thiếu máu, mào và yếm teo lại. Đẻ ít, đẻ không đều hay ngừng đẻ. Trứng có vỏ
xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ. Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc
chứa nhiều dịch chất. Phân lúc bón, lúc tiêu chảy.
Bệnh tích: gà con lòng đỏ không tiêu, thối, mềm nhão, có màu xám xanh.
Lách sƣng to gấp 2 – 3 lần so với bình thƣờng, hoại tử. Gan sậm màu, sung
huyết, xuất huyết. Màng ngoài tim dầy, đục, có chứa dịch rỉ viêm màng. Có
nhiều hạt nhỏ trong tim. Ruột viêm xuất huyết, có nhiều nốt dạng cúc áo trong
ruột, manh tràng chứa đầy phân trắng. Một số gà bị viêm khớp. Ở gà trƣởng
11

thành viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có nhiều màu sắc
khác nhau, trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc. Gan sƣng bở, có những
đốm hoại tử. Lách, thận sƣng lớn. Gà trống: dịch hoàn có nốt hoại tử, đôi khi
có điểm casein ở phổi và túi khí.
Hình thái: Salmonella là một loại vi khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn,
kích thƣớc 0,4 – 0,6 x 1 – 3µm, không hình thành giáp mô và nha bào. Đa số
các loài Salmonella đều có khả năng di động mạnh do có lông xung quanh
thân trừ Salmonella gallinarum – pullorum, vi khuẩn dễ nhuộm với thuốc
nhuộm thông thƣờng, gram âm, khi nhuộm vi khuẩn bắt màu đều toàn thân
hoặc hơi đậm hai đầu (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Vi khuẩn có đặc tính chịu nhiệt kém, thuộc họ vi khuẩn đƣờng ruột
(Enterobacteriae), là trực khuẩn Gram âm, hai đầu tròn, hiếu khí, không có nha

bào. Bệnh gây ra ngộ độc, thƣơng hàn và phó thƣơng hàn. Bệnh trở nên
nghiêm trọng hơn khi ghép với các bệnh truyền nhiễm khác có thể gây viêm
ruột, nhiễm trùng huyết và thể hiện triệu chứng thần kinh có thể gây chết.
Sức đề kháng: theo D’Aoust (1989), Salmonella có thể tồn tại trong
nƣớc thải, phân gia súc, gia cầm, trong thực phẩm, thức ăn gia súc một thời
gian lâu. Trong nƣớc có thể tồn tại trong một tuần, trong nƣớc đá có thể sống 2
– 3 tháng. Với nhiệt độ, vi khuẩn có sức đề kháng yếu. Theo Bayne, Garibaldi
(1969), ở 57
o
C vi khuẩn bị diệt sau 30 phút, ở 70
o
C vi khuẩn bị diệt 20 phút, ở
100
o
C vi khuẩn bị diệt trong 5 phút.
Đặc tính nuôi cấy: Salmonella vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc,
dễ nuôi cấy ở nhiệt độ tối hảo 37
o
C. Theo Pomeroy và Nagaraija (1991),
Salmonella có thể phát triển đƣợc ở nhiệt độ 5 – 47
o
C, pH thích hợp từ 6 – 7,
phát triển đƣợc ở pH từ 7 – 9, Salmonella gây bệnh ở ngƣời và gia súc, hiếu
khí và kỵ khí tùy nghi.
Môi trƣờng nƣớc thịt: theo Nguyễn Nhƣ Thanh, Trần Bá Hiên, Nguyễn
Thị Lan Hƣơng (1997), cấy vi khuẩn vài giờ đã đục nhẹ, sau 18 giờ đục đều,
nuôi cấy lâu ở đáy ống nghiệm có cặn, trên môi trƣờng có màng mỏng.
Môi trƣờng thạch: có thể dùng agar để phân lập Salmonella.Trong đó
phổ biến nhất là môi trƣờng Brilliant Green Agar (BGA) và Manitol Lysine
Crytal Violet Brilliant Green Agar (MLCB). Khuẩn lạc tròn, nhẵn bóng hơi

lồi, có màu đỏ nhạt trên BGA và màu đen xám trên MLCB, đƣờng kính khuẩn
lạc 2 – 4mm (Black Burn, Ellis, 1973).
Gelatin: vi khuẩn không làm tan chảy gelatin, chúng hình thành màng
mỏng hơi mờ trên mặt thạch, khuẩn lạc nhỏ, không trong suốt, chạy theo
12

đƣờng cấy sâu (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997). Hầu hết vi khuẩn Salmonella của
các loài đều giống nhau về hình thái và tính chất nuôi cấy, do đó không thể
phân biệt và định type trên môi trƣờng nuôi cấy bình thƣờng.
Đặc tính sinh hóa: mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số loại
đƣờng nhất định và không đổi. Theo Nagaraja (1991), phần lớn các loài
Salmonella có tính sinh hơi glucose, maltose, arabinose. Một số loài cũng lên
men các loại đƣờng nhƣng không sinh hơi: S. typhisuis, S. typhimurium, S.
choleraesuis, S. enteritidis, S. gallinarum, S. choleraesuis không lên men
arabinose, tất cả Salmonella đều không lên men đƣờng lactose, saccharose trừ
S. arizonae. Enzyme khử carboxyl khoảng 96% Salmonella đều tiết ra enzyme
khử cacboxyl đối với lysine, arginine, orthnithine.
Cấu tạo kháng nguyên: Ở Salmonella, ngoài phản ứng huyết thanh đặc
hiệu của từng vi khuẩn còn có hiện tƣợng ngƣng kết chéo giữa các kháng
nguyên vi khuẩn này với kháng thể của loài khác. Đó là do thành phần kháng
nguyên của Salmonella hết sức phức tạp gồm nhiều thành phần đặc hiệu đại
diện cho cả nhóm, loài, chủng huyết thanh.
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella gồm 3 loại: kháng nguyên O,
kháng nguyên H, kháng nguyên Vi (K).
Kháng nguyên thân O: (Somatic antigen)
Đây là loại kháng nguyên rất quan trọng. Hiện nay, ngƣời ta tìm thấy 67
yếu tố khác nhau, một Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố. Mỗi một
yếu tố ngƣời ta đánh bằng số La Mã.
Yếu tố đặc hiệu: Chỉ có loài đó mới có.
Yếu tố không đặc hiệu: có thể chung cho một số loài.

Kháng nguyên O là một phần của màng ngoài tế bào, gồm 4 lớp:
Lipopolysaccharide (LPS), lớp phospholipide, lớp lipoprotein và lớp
peptidoglycan. Kháng nguyên thân O là một phần của lớp LPS, lớp này gồm 3
thành phần: Phần ngoài là kháng nguyên O có cấu trúc chuỗi mắc xích, phần
giữa là lõi polysaccharide và phần 3 gọi là lipid A.
Kháng nguyên lông H (Flagellar antigen).
Chỉ có ở các Salmonella có lông. Các chủng Salmonella đều có lông trừ
Salmonella gallinarum, Salmonella pullorum. Đây là loại kháng nguyên góp
phần xác định một cách chính xác các giống Salmonella. Kháng nguyên H
gồm 2 pha (phase).
13

Pha 1: có tính chất đặc hiệu, gồm 28 loại kháng nguyên đƣợc biểu thị
bằng mẫu chữ la tinh thƣờng a, b, c…
Pha 2: không có tính chất đặc hiệu, gồm 6 loại kháng nguyên đƣợc biểu
thị bằng chữ số ả-rập 1, 2, 3, 4…hay chữ la tinh thƣờng e, n, x, … đôi khi
những thành phần này gặp ở Escherichia coli (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Kháng nguyên nang Vi (Kháng nguyên K, capsular antigen):
Kháng nguyên nang Vi (kháng nguyên k ) của Salmonella không phức
tạp, chỉ có Salmonella typhi, Salmonella dublin. Kháng nguyên nang Vi gặp
kháng thể Vi gây ra hiện tƣợng ngƣng kết chậm và xuất hiện các hạt nhỏ. Bản
chất của kháng nguyên nang Vi là phức hợp glucid – lipid – polipeptid gần
giống nhƣ kháng nguyên O, kháng nguyên nang Vi không tham gia vào quá
trình gây bệnh.
Tính gây bệnh: Salmonella gây bệnh đƣờng ruột cho ngƣời, gia súc và
gia cầm, còn gọi là bệnh thƣơng hàn, phó thƣơng hàn. Bình thƣờng có thể phát
hiện Salmonella trong ruột của ngƣời, bò, heo, gà, vịt…và một số động vật
khỏe mạnh. Trong điều kiện sức đề kháng của động vật giảm sút, vi khuẩn sẽ
xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).
Vi khuẩn Salmonella có thể xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng miệng, thức

ăn, nƣớc uống. Đến ruột non vi khuẩn chui qua niêm mạc ruột mà không làm
tổn thƣơng niêm mạc ruột, xâm nhập vào các hạch bạch huyết, chúng dừng lại
và phát triển ở đó, đây là thời kỳ ủ bệnh. Khi sinh sản nhiều, một số tế bào vi
khuẩn sẽ tự ly giải, phóng thích nội độc tố. Một số khác theo hệ bạch huyết
vào máu gây nhiễm trùng huyết. Từ máu, vi khuẩn có thể đi đến hầu hết các
cơ quan trong cơ thể và gây nên các ổ áp xe. Tuy nhiên, vi khuẩn thƣờng cƣ
trú ở bàng quang hoặc nhân lên trong túi mật rồi tiết vào đƣờng tiêu hóa.
Trong thời kỳ đầu của bệnh có thể không tìm thấy vi khuẩn nhƣng sang tuần lễ
thứ 3 hoặc thứ 4 thì vi khuẩn Salmonella nhân lên rất cao tƣơng ứng với thời
kỳ vi khuẩn đạt lên đỉnh cao trong túi mật và thải ra đƣờng tiêu hóa (Nguyễn
Thanh Bảo, 1993).
Nếu mật độ nuôi gia súc cao, stress do vận chuyển, thay đổi chế độ nuôi
dƣỡng hoặc bị các bệnh truyền nhiễm khác đều làm tăng khả năng xuất hiện
bệnh từ con vật mang trùng và tăng khả năng cảm nhiễm của con vật (Phan
Thanh Phƣợng, 2002).
2.2.2.2 Truyền nhiễm do virus
Bệnh Newcastle (dịch tả gà): do virus Newcastle thuộc họ
Paramyxovirinae, nhóm avian paramyxovirus là một RNA virus có vỏ, virus
14

có đặc tính gây ngƣng kết hồng cầu gà, ngƣời, bò, vịt, nhƣng không gây ngƣng
kết hồng cầu ngựa.
Những gà bị nhiễm bệnh Newcastle, gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, gà mái
thƣờng ngƣng đẻ, trên chuồng có những bãi phân trắng.
2.2.2.3 Tiêu chảy do kí sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong cơ thể gà là một trong những yếu tố gây tổn
thất trong nuôi gà. Các loại ký sinh trùng trong cơ thể cƣớp đoạt các dƣỡng
chất đồng thời tiết độc tố làm rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy cho gà, làm
cho gà giảm tăng trọng, còi cọc, chậm lớn.
Bệnh cầu trùng ở gà do Protoza gây ra. Tác nhân bệnh là nội ký sinh

thuộc giống Eimeria. Có 9 loại coccidian có thể gây bệnh cho gà. Tuy nhiên
chỉ có 5 loại thƣờng gặp nhất trong các đàn gà với triệu chứng đặc trƣng là ủ
rũ, phân đỏ hoặc sáp (màu nâu), giảm đẻ. Mức độ bệnh tùy vào phƣơng pháp
nuôi. Nuôi lồng hoặc trên sàn thì bệnh xảy ra ít hơn ở dƣới đất. Nuôi theo
phƣơng pháp công nghiệp có trộn thuốc chống cầu trùng vào thức ăn hay nƣớc
uống thì bệnh ít hơn là nuôi thả rong hoặc cho ăn tự do. Bệnh xuất hiện hầu
hết ở các nƣớc có chăn nuôi gà.
2.3 Chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây tiêu chảy trên gà
2.3.1 Bệnh tiêu chảy trên gà do Escherichia coli
Tác nhân gây bệnh
Bệnh gây ra do vi khuẩn Escherichia coli. Bệnh thƣờng xảy ra do giảm
sức đề kháng bởi các tác nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm.
Phƣơng thức truyền lây
Vi khuẩn Escherichia coli thƣờng hiện diện thƣờng xuyên trong đƣờng
ruột và đƣợc thải qua phân với số lƣợng lớn. Bệnh có thể lây qua đƣờng tiêu
hóa, qua vết thƣơng ngoài da, qua niêm mạc bị tổn thƣơng, ngoài ra bệnh còn
có thể lây truyền qua trứng.
Cơ chế sinh bệnh
Bệnh có thể quan sát ở gà 1 ngày tuổi cho đến nhiều ngày sau khi nở,
hầu hết trƣờng hợp này là do trứng ấp bị nhiễm từ phân, vi khuẩn có thể xuyên
qua vỏ trứng để vào trứng. Ngoài ra, trứng cũng có thể nhiễm vi khuẩn
Escherichia coli từ buồng trứng và ống dẫn trứng. Sau khi xâm nhập qua
đƣờng hô hấp gia cầm, vi khuẩn đi vào mao mạch ở túi khí hoặc niêm mạc
đƣờng hô hấp bị tổn thƣơng tạo điều kiện cho sự bám dính của vi khuẩn
Escherichia coli.
15

Triệu chứng, bệnh tích
Gà ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, nhƣng ở gà con tính mẫn cảm
cao và bệnh thƣờng nghiêm trọng hơn.

Viêm rốn ở gà con: bệnh viêm rốn bởi Escherichia coli là do trứng bị
nhiễm vi khuẩn từ phân. Ngoài ra có thể là do trứng bị nhiễm vi khuẩn từ vòi
trứng hoặc buồng trứng từ gà mẹ. Trứng bị nhiễm có thể bị chết phôi. Tỷ lệ
nhiễm bệnh tăng từ khi gà mới nở đến 6 ngày tuổi. Những gia cầm sống sót bị
còi cọc đến 3 tuần tuổi. Những chủng thuộc serotype O1a:K1:H7 gây tử vong
cao ở gà con 1 ngày tuổi với triệu chứng viêm cuống rốn. Trƣờng hợp gà sống
sót trên 4 ngày tuổi bệnh tích thƣờng thấy là viêm màng ngoài tim, túi lòng đỏ
không tiêu, giảm tăng trọng.
Hội chứng sưng phù đầu: dịch viêm tích tụ lại ở lớp sâu dƣới da, viêm
kết mạc mắt, viêm xoang vùng đầu, làm cho vùng đầu sƣng lên.
Viêm ống dẫn trứng cấp tính: bệnh thƣờng lây qua giao phối. Đây là
bệnh cấp tính và thƣờng gây chết ở các đàn gà tây giống trong một thời gian
ngắn sau khi thụ tinh. Đặc trƣng bởi hiện tƣợng viêm ống dẫn trứng, viêm ổ
nhớp, viêm phúc mạc, trứng rớt trong xoang bụng và đƣợc bao quanh bởi lớp
bã đậu, những niêm mạc bị tổn thƣơng bị dày lên đáng kể, loét bị bao phủ bởi
màng giả, màng casein hoại tử dẫn đến tắc phần dƣới của ống dẫn trứng.
Viêm vòi trứng, viêm phúc mạc: bệnh làm giảm năng suất trứng và gây
chết lẻ tẻ ở gà mái. Bệnh này là một trong những nguyên nhân gây chết ở gà
đẻ thƣơng phẩm và gà giống. Viêm vòi trứng kéo dài làm tích tụ các dịch tiết
casein đọng lại trong xoang bụng giống nhƣ lòng đỏ trứng cô đặc, trứng có thể
bị tắc lại trong ống dẫn trứng. Do đó bệnh này còn gọi tên là viêm phúc mạc
trứng.
Viêm dịch hoàn: bệnh xảy ra ở gà trống do giao phối với gà mái bị nhiễm
Escherichia coli thể viêm vòi trứng. Bệnh tích thƣờng thấy là dịch hoàn sƣng,
cứng, viêm, có hình dạng bất thƣờng và có những điểm hoại tử.
Thể nhiễm trùng huyết: có thể thấy ở những thể sau: nhiễm trùng huyết
cấp tính, viêm đa màng thanh dịch á cấp tính và viêm u hạt mạn tính. Bệnh
tích đặc trƣng là sau khi mổ khám các mô tổ chức thƣờng mất màu do tiếp xúc
với không khí, và có mùi đặc biệt do vi khuẩn sản sinh indol. Túi Fabricius teo
hoặc viêm, viêm màng bao tim, viêm cơ tim, bao tim dày đục do tích tụ của

dịch tiết có fibrin. Trong trƣờng hợp kéo dài, màng ngoài tim có thể dính vào
cơ tim.

×