Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn probiotic từ sữa dê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 73 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC






PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG VI KHUẨN
PROBIOTIC TỪ SỮA DÊ









CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


NGUYỄN HỮU HIỆP LÊ DIỆP THÚY
MSSV: 3102867
LỚP: CNSH K36



Cần Thơ, Tháng 11/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC






PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG VI KHUẨN
PROBIOTIC TỪ SỮA DÊ










CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN HỮU HIỆP LÊ DIỆP THÚY
MSSV: 3102867
LỚP: CNSH K36



Cần Thơ, Tháng 11/2013

LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ và động viên từ quý Thầy Cô và các bạn sinh viên Viện NC & PT Công nghệ Sinh
học, Trường Đại học Cần Thơ:
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể quý Thầy Cô Viện NC & PT
Công nghệ Sinh học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời tri ân đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiệp, người thầy đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều từ quá trình học tập đến nghiên cứu và hoàn thành đề tài khoa
học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Trần Trà My, chị Nguyễn Thị Thúy Duy cùng
tất cả các anh chị học viên cao học K18, K19, các anh chị sinh viên lớp Công nghệ sinh
học K34, K35 tiên tiến và các bạn sinh viên cùng thực hiện đề tài tại Phòng thí nghiệm Vi

sinh vật, Viện NC & PT Công nghệ Sinh học, đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chú Năm Ngọt – Người chủ hộ nuôi dê ở Chợ Lách
– Bến Tre đã cung cấp nguồn mẫu sữa dê để thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã
động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình Đại học.


Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2013


LÊ DIỆP THÚY

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

i

TÓM LƯỢC
Mười sáu dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường MRS, trong đó có 13
dòng được phân lập từ sữa dê thu tại huyện Chợ Lách – Bến Tre, 2 dòng từ chế phẩm
Bioacimin và 1 dòng từ chế phẩm Probio. Phần lớn các dòng vi khuẩn phân lập có
hình thái khuẩn lạc dạng tròn, bìa nguyên, màu sắc trắng đục đến trắng sữa, trong đó
có 4 dòng Probi G8.1, G10.1 và G10.2 có dạng bìa chia thùy. Trong tổng số các dòng
vi khuẩn, có 4 dòng dạng que và 12 dòng dạng cầu tồn tại dạng đơn, kết đôi hay kết
dạng chùm. Tất cả các dòng vi khuẩn đều Gram dương, kết quả thử nghiệm oxidase
âm tính, không có khả năng chuyển động, trong đó có 7 dòng có kết quả thử nghiệm
catalase âm tính, bao gồm 2 dòng Bio1.2 và Bio2.1 có nguồn gốc từ chế phẩm

Bioacimin và 1 dòng Probi từ chế phẩm Probio và 4 dòng vi khuẩn từ sữa dê : G1.1,
G5.1, G5.6 và G6.1. Bốn dòng vi khuẩn lactic trên được chọn để tiếp tục khảo sát khả
năng chống chịu pH thấp và kháng thuốc kháng sinh. Kết quả khảo sát có dòng không
chịu được môi trường pH 3 trong 3 giờ là G5.1. Hầu hết các dòng đều có khả năng
kháng kháng sinh tốt, có thể sử dụng cho những người nhạy cảm với kháng sinh.

Từ khóa: Kháng kháng sinh, pH thấp, probiotic, sữa dê, vi khuẩn acid lactic.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

ii

MỤC LỤC
PHẦN KÝ DUYỆT
LỜI CẢM TẠ
TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 3
2.2. Khái niệm và một số loài vi sinh vật có tiềm năng probiotic 4

2.2.1. Khái niệm probiotic 4
2.2.2. Các nhóm vi sinh vật có tiềm năng probiotic 5
2.3. Lợi ích và tiềm năng của vi khuẩn probiotic 8
2.3.1. Điều hoà hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi sinh vật gây bệnh 9
2.3.2. Cải thiện và tăng cường miễn dịch, giảm viêm và dị ứng 10
2.3.3. Phòng chống ung thư ruột 11
2.3.4. Hỗ trợ tiêu hoá và dung nạp lactose 12
2.3.5. Giảm cholesterol 13
2.3.6. Ứng dụng của probiotic trong nuôi trồng thuỷ sản và môi trường 13
2.3.7. Vấn đề chăn nuôi - thú y và những vai trò của probiotic 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Phương tiện nghiên cứu 15
3.1.1. Thiết bị thí nghiệm 15
3.1.2. Dụng cụ thí nghiệm 15
3.1.3. Hoá chất thí nghiệm 15
3.2. Phương pháp nghiên cứu 16
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

iii

3.2.1. Phương pháp phân lập vi sinh vật từ nguồn sữa dê và chế phẩm men đông
khô 16
3.2.2. Phương pháp khảo sát các đặc tính vi sinh học 22
3.2.3. Phương pháp so sánh và đánh giá các thuộc tính probiotic 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Nguồn gốc các dòng phân lập 28
4.2. Giá trị pH các mẫu sữa dê 29

4.3. Một số đặc điểm khuẩn lạc và các thử nghiệm sinh hóa 30
4.3.1. Các dòng vi khuẩn phân lập từ chế phẩm men tiêu hóa 30
4.3.2. Các dòng vi khuẩn phân lập từ sữa dê 32
4.4. Đặc điểm tế bào và khả năng chuyển động 35
4.4.1. Các dòng vi khuẩn phân lập từ chế phẩm men tiêu hóa 35
4.4.2. Các dòng vi khuẩn phân lập từ sữa dê 36
4.5. So sánh và đánh giá khả năng kháng pH thấp 38
4.5.1. Ở độ pH 6,4 38
4.5.2. Ở độ pH 3 41
4.6. So sánh và đánh giá khả năng kháng kháng sinh 42
4.6.1. Ampicillin 42
4.6.2. Tetracylin 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Tiếng Việt 47
Tiếng Anh 48
Trang web 50
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phụ lục số liệu
Phụ lục 2: Phụ lục thống kê

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Các loài vi sinh vật thường xuất hiện trong các sản phẩm probiotic 8
Bảng 2: Thành phần môi trường MRS broth (De Man, Rogosa and Sharpe) 19
Bảng 3: Nguồn gốc các dòng vi khuẩn phân lập từ chế phẩm sinh học và từ sữa dê 28
Bảng 4: Kết quả pH các mẫu sữa dê 29
Bảng 5: Một số đặc điểm khuẩn lạc và thử nghiệm sinh hóa chế phẩm men tiêu hóa 31
Bảng 6: Một số đặc điểm khuẩn lạc và thử nghiệm sinh hóa mẫu sữa dê 33
Bảng 7: Đặc điểm tế bào, khả năng chuyển động và kết quả nhuộm Gram của các dòng
vi khuẩn được phân lập từ chế phẩm men tiêu hóa 36
Bảng 8: Đặc điểm tế bào, khả năng chuyển động và kết quả nhuộm Gram của các dòng
vi khuẩn được phân lập từ mẫu sữa dê 37
Bảng 9: Bảng giá trị OD của các mẫu ở pH 6,4 38
Bảng 10: Bảng giá trị OD của các mẫu ở pH 3 40
Bảng 11: Bảng kết quả so sánh khả năng kháng kháng sinh ampicillin 43
Bảng 12: Bảng kết quả so sánh khả năng kháng kháng sinh tetracylin 44
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

v

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Hình thái khuẩn lạc các dòng vi khuẩn phân lập từ chế phẩm men tiêu hóa:
Bio1.2, Bio2.1 và Probi 31
Hình 2: Hình thái khuẩn lạc các dòng vi khuẩn phân lập từ chế phẩm men tiêu hóa:
Bio1.2, Bio2.1 và Probi 32
Hình 3: Kết quả thử nghiệm catalase của một số dòng phân lập từ sữa dê 34
Hình 4: Ảnh nhuộm Gram của các dòng Bio1.2 (que ngắn) (A), Bio2.1 (cầu đôi) (B)
và Probi (que dài) (C) dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 1000 lần 35

Hình 5: Ảnh nhuộm Gram các dòng G1.1 (A), G9.1 (B) dưới kính hiển vi quang học
với độ phóng đại 1000 lần 36
Hình 6: Sự phát triển của các dòng vi khuẩn (Bio1.2, Bio2.1, Probio, G1.1, G5.1,
G5.6, G6.1) ở độ pH 6,4 (logCFU/ml) qua các mốc thời gian 40
Hình 7: Sự phát triển của các dòng vi khuẩn (Bio1.2, Bio2.1, Probio, G1.1, G5.1,
G5.6, G6.1) ở độ pH 3 (logCFU/ml) qua các mốc thời gian 41
Hình 8: Khả năng kháng kháng sinh Ampicillin (A) và Tetracylin (T) ở nồng độ
256mg/l của một số dòng vi khuẩn lactic phân lập: Bio2.1, G1.1, G5.6 và G6.1 43








Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

vi

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Biochemical Oxygen Demand
CFU Colony Forming Unit
FAO Food and Agriculture Organization
HTLV human T-cell leukemia virus
IBS Irritable Bowel Syndrome
MRS Man Rogosa Sharpe

NK natural killer
RAPD Random Amplification of Polymorphic DNA
rDNA Recombinant DNA
VSV Vi Sinh Vật
WHO World Health Organization

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Khi những nhu cầu về vật chất được đáp ứng, chúng ta ngày càng quan tâm đến sức
khỏe của mình hơn. Vì vậy, con người đã và luôn đi tìm những sản phẩm tốt, vừa có thể
tăng cường sức khỏe, vừa có thể ngăn ngừa và điều trị một số bệnh trong cơ thể. Với sự
phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ sinh học
thì vấn đề trên không còn là vấn đề nan giải.
Probiotic là sản phẩm không còn xa lạ trong đời sống của chúng ta. Hàng ngàn năm
trước con người đã biết sử dụng probiotic như một thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng vào
những năm gần đây probiotics mới được đánh giá cao và nghiên cứu sâu hơn.


Từ “probiotic” được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa tiếng Anh là “for life” nghĩa là “dành
cho cuộc sống”. Probiotic là “vi sinh sống trong đó khi được quản lý phù hợp về mật số
lượng đem lại lợi ích cho sức khỏe trên vật chủ” (FAO, 2001). Cơ chế tác động của
probiotics gần như giống với kháng sinh, ưu điểm của probiotic là an toàn, tự nhiên, và

phần lớn không có bất cứ ảnh hưởng có hại nào.
Probiotic là những vi khuẩn sống trong đường tiêu hoá, chúng được mệnh danh là
“vi khuẩn tốt bụng” bởi vì giúp cơ thể bảo vệ chống lại một số các vi khuẩn có hại, nấm
và siêu vi. Vi khuẩn dùng rộng rãi trong sản xuất probiotic và được thử nghiệm lâm sàng
nhiều nhất là các loại Lactobacillus (như L. acidophilus, L. rhamnosus, L. bulgaricus, L.
reuteri và L. casei); nhiều dòng Bifidobacterium và Saccharomyces boulardii là những vi
nấm không gây bệnh. Như vậy vi khuẩn Lactic là một trong những nguồn vi khuẩn
probiotic quan trọng nhất, chiếm ưu thế cao.
Vì có nhiều cơ chế tác dụng, nhiều probiotic khác nhau có những ứng dụng cho
nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy nguồn vi khuẩn probiotic càng phong phú sẽ góp thêm khả
năng phòng và trị bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho con người.
1.2. Mục tiêu đề tài
Phân lập được các dòng vi khuẩn probiotic từ sữa dê.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

2

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 1899, một dòng
Bifidobacterium
lần đầu tiên được phân lập bởi Henry Tissier
và ông đặt tên là vi khuẩn
Bacillus bifidus và
vi khuẩn này về sau được đặt tên là

Bifidobacterium bifidum.
Năm 1917, Alfred Nissle (người Đức) đã phân lập một dòng không gây bệnh của vi
khuẩn Escherichia coli từ phân của một người lính trong Thế chiến thứ I và ông đã dùng
dòng vi khuẩn này chữa lành bệnh do vi khuẩn Salmonella và Shigella.
Minoru Shirota (1899-1982) có một phát minh quan trọng vào năm 1930 khi làm
việc tại Phòng thí nghiệm Vi sinh vật học của Trường Đại học Hoàng gia Y khoa Kyoto
(nay là Đại học Kyoto). Đó là việc phân lập và nuôi cấy được một dòng vi khuẩn thuộc
loài Lactobacillus casei và về sau được mang tên là dòng Lactobacillus casei Shirota. Từ
đó đến nay các nhà khoa học Nhật Bản đã dày công nghiên cứu về tác dụng của vi khuẩn
này đối với sức khỏe con người.
Martin et al. (2003) đã phân lập vi khuẩn acid lactic từ sữa của 8 bà mẹ khỏe mạnh
và phân của họ. Họ đã xác định vi khuẩn acid lactic bằng máy phân tích RAPD-PCR và
trình tự 16S rDNA. Kết quả họ đã xác định vi khuẩn phân lập từ sữa người như
Lactobacillus gasseri, Lactobacillus fermentum, Enterococcus faecium. Những loài này
được coi là một trong các vi khuẩn probiotic (Holzapfel et al , 1998 và Collins et al.,
1998) và chứa các dòng được sử dụng trong các sản phẩm probiotic trên thị trường.
Heikkila và Saris (2003) đã tập trung vào hoạt động kháng khuẩn chống lại
Staphylococcus aureus của vi khuẩn phân lập từ sữa người. Họ đã xác định các vi khuẩn
bằng các kỹ thuật phân tử khác nhau và đặt tên như là khuẩn tụ cầu, liên cầu và nhóm vi
khuẩn acid lactic (LAB) như Lactobacillus crispatus, Lactobacillus rhamnosus,
Lactococcus lactis và Leuonostoc mesenteroides, Enterococcus feacalis. Sau đó, kiểm tra
hoạt động của các vi khuẩn kháng khuẩn chống lại Staphylococcus aureus và đi đến kết
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

3


luận rằng vi khuẩn hội sinh trong sữa mẹ có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ
sơ sinh và mẹ đối với Staphylococcus aureus.
Martin et al. (2004) đã nghiên cứu trên ba dòng Lactobacillus phân lập từ sữa mẹ,
xem chúng là vi khuẩn probiotic tiềm năng. Họ đã thực hiện một số thử nghiệm điều tra
một số tiêu chí cần phải có ở vi khuẩn probiotic như sự tồn tại trong điều kiện pH ở
đường tiêu hóa, sản xuất hợp chất kháng khuẩn, sản xuất các amin sinh học 2 dòng
Lactobacillus gasseri và 1 dòng Lactobacillus fermentum được đánh giá cho thấy rằng
tiềm năng probiotic của Lactobacillus phân lập từ sữa mẹ là tương tự như với các dòng
thường được sử dụng trong các sản phẩm probiotic thương mại.
Olivares et al. (2006) đánh giá hoạt tính kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn gây
bệnh bằng bốn dòng Lactobacillus: Lactobacillus salivarius CECT5713, Lactobacillus
gasseri CECT5714, Lactobacillus gasseri CECT5715, Lactobacillus fermentum
CECT5716 phân lập từ sữa mẹ.
Tambekar và Bhutada (2010) đã phân tích 120 mẫu sữa từ trâu, bò và dê (mỗi loài
40 mẫu) và xác định được 110 dòng vi khuẩn Lactobacillus tiêu biểu như: L. acidophilus,
L. brevis, L. bulgaricus, L. lactis, L. plantarum, L. rhamnosus, L. helveticus, L. casei và L.
fermentum có hoạt tính probiotic. Từ các dòng vi khuẩn được phân lập xác định được 3
mẫu vi khuẩn có tiềm năng probiotic nổi trội nhất là L. rhamnosus G119b, L. plantarum
G95a từ sữa dê và L. plantarum C68a từ sữa bò.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Phạm Thị Ngọc Lan et al. (2003) đã phân lập được 789 dòng vi khuẩn lactic trong
ruột gà. Bằng các phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử, nhóm tác giả đã xác định
được các dòng CH
123
và CH
156
có những tính chất probiotic gần với Lactobacillus agillis
và Lactobacillus salivarus (có khả năng kháng nồng độ 40% acid mật, sinh trưởng được
ở môi trường pH = 4,0 và nồng độ NaCl = 6%, có hoạt tính kháng với Salmonella,
Escherichia coli).

Nguyễn Thị Hồng Hà et al. (2003) đã sử dụng hai dòng Bifidobacterium bifidum và
Lactobacillus
acidophilus
để sản xuất chế phẩm probiotic, bước đầu đã nghiên cứu được
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

4

công nghệ sản xuất bằng phương pháp sấy phun. Chế phẩm sau 6 tháng vẫn có số tế bào
vi khuẩn sống ở mức 10
6
CFU/g và có khả năng ức chế vi khuẩn Salmonella.
Nguyễn Thị Hường et al. (2006) đã phân lập 192 dòng vi khuẩn lactic từ dạ dày,
ruột non, ruột già và manh tràng của 9 con lợn ở giai đoạn trước và sau cai sữa. Dựa trên
5 tiêu chuẩn của Pattterson et al. (2003), đã tuyển chọn được 2 dòng vi khuẩn có đặc tính
probiotic là dòng YHN77 và YHN99. Hai dòng này có thể ứng dụng trong sản xuất chế
phẩm probiotic nhằm thay thế kháng sinh cho lợn con giai đoạn sau cai sữa.
Ngô Thị Phương Dung et al. (2011) đã phân lập vi khuẩn lactic từ các sản phẩm lên
men và sản phẩm men tiêu hóa đông khô. Kết quả phân lập được 46 dòng vi khuẩn lactic
và kiểm tra tính kháng khuẩn. 23 dòng biểu hiện tính kháng khuẩn chỉ thị B. subtilis,
trong đó 10 dòng có khả năng tổng hợp bacteriocin. Dòng DC213A được ghi nhận có tính
kháng khuẩn mạnh nhất. Kết quả định danh cho thấy 10 dòng này thuộc các giống
Leuconostoc, Enterococcus, Lactobacillus và Streptococcus.
2.2. Khái niệm và một số loài vi sinh vật có thuộc tính probiotic
2.2.1. Khái niệm probiotic
Probiotic được định nghĩa là những vi sinh vật sống, khi uống với số lượng nhất

định, sẽ phát huy lợi ích sức khỏe ngoài chức năng dinh dưỡng vốn có của nó (Guarner và
Schaafsma, 1998).
Theo khái niệm của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc và Tổ
chức Y tế Thế giới: Probiotic là những vi sinh vật sống, khi đưa vào cơ thể ký chủ một
lượng đầy đủ và hợp lý sẽ đem lại lợi ích về sức khỏe cho ký chủ.
Như vậy, từ nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau của các tổ chức và cá nhân, ta
rút ra khái niệm chung nhất về probiotic: Probiotic là những dòng vi sinh vật sống, bao
gồm vi khuẩn hay vi nấm, nếu được đưa vào cơ thể với số lượng đầy đủ và được kiểm
soát hợp lý sẽ đem lại sức khỏe cho người sử dụng bằng cách cải thiện các tính của hệ vi
sinh vật bản địa.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

5

2.2.2. Các nhóm vi sinh vật có thuộc tính probiotic
Trong tự nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật mang thuộc tính probiotic (xem Bảng 1).
Tuy nhiên, xét về tầm quan trọng và tính phổ biến thì chỉ có 4 nhóm vi khuẩn lactic là
Bifidobacterium Lactobacillus, Enterococcus và Streptococcus được quan tâm nghiên cứu
và ứng dụng hơn cả. Lactobacillus và Bifidobacterium tạo thành một phần chính của hệ vi
sinh vật đường ruột ở người và động vật:
a) Nhóm vi khuẩn Bifidobacterium
Nhóm Bifidobacterium có chủ yếu trong ruột kết của người và động vật, nhất là ở trẻ
mới sinh được nuôi bằng sữa mẹ. Số lượng của chúng trong ruột kết khá ổn dịnh cho đến
khi về già thì số lượng giảm đi.
Một số tính chất chung của các loài thuộc nhóm Bifidobacterium:
− Phân loại: thuộc nhóm trực khuẩn Gram dương, bất động, không sinh bào tử.

− Hình dạng và kích thước: hình que cong ngắn, hình gậy, hình chữ Y, đường
kính khoảng 0,5µm, dài từ 2-3µm (Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Hữu Hiệp, 2009).
− Trạng thái: tập hợp thành khối, không chuyển động, không sinh bào tử.
− Hình thức sinh sản: phân đôi.
− Nhiệt độ sinh trưởng: từ 31-40
o
C.
− Điều kiện sống: kỵ khí, ưa ẩm.
− Kiểu lên men: lên men lactic dị hình.
− Sản phẩm lên men chính: acid acetic và acid lactic, không sinh CO
2
.
Cho đến nay đã có 30 loài thuộc nhóm Bifidobacterium được phân lập.
Bifidobacterium được sử dụng như các probiotics gồm: Bifidobacterium bifidum,
Bifidobacterium longum, Bifidobacterium infantis, Bifidobacterium adolescentis,
Bifidobacterium thermophilus, Bifidobacterium breve
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

6

b) Nhóm vi khuẩn Lactobacillus
Lactobacillus sống chủ yếu ở ruột non với khoảng 102 – 105 cfu/ml và ít hơn với
1% trong ruột kết.
Một số tính chất chung của các loài thuộc nhóm Lactobacillus:
− Phân loại: thuộc nhóm trực khuẩn Gram dương, không sinh bào tử.
− Hình dạng và kích thước: dạng hình que hay hình cầu, đường kính khoảng

0.5µm, chiều dài khoảng 3µm.
− Trạng thái: đứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi.
− Hình thức sinh sản: phân đôi hay trực phân.
− Nhiệt độ sinh trưởng: 30-35
o
C là tối ưu.
− Điều kiện sống: sống hiếu khí hay kỵ khí, ưa acid.
− Kiểu lên men: lên men đồng hình hoặc dị hình.
− Sản phẩm lên men chính: acid lactic, rượu etylic và chất thơm.
Cơ chế tác động:
− Sinh ra acid lactic, hydrogen peroxide, một số chất giống bacteriocin ngăn chặn sự
phát triển của một số vi khuẩn và nấm.
− Lactobacillus còn điều chỉnh các tế bào miễn dịch không đặc hiệu bằng cách kích
thích hoạt động của lympho bào, các đại thực bào và giảm cytokine.
Đến nay người ta đã tìm thấy 56 loài thuộc giống Lactobacillus. Lactobacillus được sử
dụng như các probiotic bao gồm: Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus,
Lactobacillus casei, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus
salivarius, Lactobacillus cellobiosus, Lactobacillus crispatus, Lactobacillus
fermentum,…
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

7

c) Nhóm vi khuẩn Streptococcus
Đại diện là Streptococcus thermophilus, được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ
sữa. Nó là một probiotic dùng trong sản xuất sữa chua.

Vai trò:
+ Có khả năng giúp đỡ việc hồi phục lại việc hấp thu kém bằng cách sinh ra
enzyme lactase dễ dàng cho việc tiêu hóa các lactose trong sữa.
+ S. thermophilus có hoạt tính oxy hóa mạnh, bảo vệ cơ thể thoát khỏi các gốc
tự do nguy hiểm.
+ S. thermophilus còn có thể hoạt động như một số chất chống ung thư, đặc
biệt chống trong trong khả năng bám chặt của vi khuẩn này vào các tế bào biểu mô.
Có khả năng làm tăng số lượng tế bào sinh IgA đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo đáp ứng miễn dịch của màng nhầy.
+ Chúng có khả năng chống vi khuẩn Listeria hiệu quả hơn các loài vi khuẩn
khác.
+ L. casei làm tăng mức lưu thông IgA ở trẻ bị nhiễm Rotavirus, do đó giúp
giảm bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây nên.
Nguồn cung cấp: các sản phẩm từ sữa.
d) Nhóm vi khuẩn Enterococcus
Đại diện là Enterococcus faecium, là loại cầu khuẩn, kỵ khí không bắt buộc, Gram
dương, thuộc họ Streptococcaceae.
Lên men các carbohydrate sinh ra acid lactic làm giảm pH đường ruột và ngăn chặn
sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
Sinh ra hydroperoxide, bacteriocin, các chất kháng độc tố chống lại vi sinh vật gây
bệnh, vô hoạt các vi khuẩn gây thoái hóa đường ruột.
Giảm tính nhạy cảm với hầu hết thuốc kháng sinh nói chung.

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

8


Bảng 1: Các loài vi sinh vật thường xuất hiện trong các sản phẩm probiotic
Nhóm Lactobacillus Nhóm Bifidobacterium Các nhóm khác
L. acidophilus
L. rhamnosus
L. gasseri
L. casei
L. reuteri
L. delbrueckii subsp. bulgaricus
L. crispatus
L. plantarum
L. salivarus
L. johnsonii
L. gallinarum
L. fermentum
L. helveticus
B. bifidum
B. animalis
B. breve
B. infantis
B. longum
B. lactis
B. adolascentis
Enterococcus faecalis
Enterococcus faecium
Streptococcus salivarus subsp.
thermophilus
Lactococcus lactis subsp. lactis
Lactococcus lactis subsp. cremoris
Propionibaterium freudenreichii

Pediococcus acidilatici
Saccharomyces boulardii
Leuoconostoc mesenteroides

2.3. Lợi ích và tiềm năng của vi khuẩn probiotic
Trong số các vi khuẩn được tìm thấy trong sữa động vật (sữa người, dê, bò ), những
loài thuộc Staphylococcus, Lactococcus, Enterococcus và Lactobacillus thì thường hiện
diện. Ngày càng có nhiều sự quan tâm đối với các loài thuộc nhóm Lactobacillus như L.
gasseri, L. salivarius, L. rhamnosus, L. plantarum và L. fermentum, bởi vì chúng được
xem là là loài có tiềm năng probiotic.
Nhiều nghiên cứu về vai trò mang lại những lợi ích sức khỏe của thực phẩm lên men
và probiotic. Những tác động của vi khuẩn probiotic được đánh giá liên quan đến sức
khỏe bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

9

− Điều hoà hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi sinh vật gây bệnh.
− Hỗ trợ tiêu hoá và điều khiển hoạt động không dung nạp lactose.
− Cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm và dị ứng.
− Phòng chống ung thư ruột kết.
− Giảm nồng độ cholesterol và triacylglycerol trong huyết tương.
− Giảm huyết áp.
− Ảnh hưởng có lợi đến quá trình trao đổi chất, mật độ và sự ổn định của
xương, phòng ngừa loãng xương.
− Giảm nhiễm Helicobacter pylori.

− Phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục.
2.3.1. Điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi sinh vật gây bệnh
Đối với vấn đề này, probiotic đóng một vai trò điều hòa hệ vi khuẩn và tác động trực
tiếp trên tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, nó còn được dùng như một cách khôi phục sự cân
bằng vi sinh bị gián đoạn bởi các kháng sinh và sự nhiễm trùng.
Hơn nữa, hệ vi sinh vật lactic trong sữa chua (Lactococcus lactis, Lactococus
cremoris, Leuconostoc mesenteroide…) giúp làm giảm tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở trẻ em
(Sarkar, 2008). Từ nhiều nghiên cứu cho thấy, các dòng probiotic khác nhau bao gồm
Lactobacillus reuteri ATCC 55730, Lactobacillus rhamnosus GG và Lactobacillus casei
DN-114001 rất hữu ích trong việc giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian lây nhiễm tiêu
chảy do đã từng sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Trong điều trị tiêu chảy do
rotavirus, Lactobacillus GG được báo cáo là thực sự hiệu quả trong việc rút ngắn thời
gian tiêu chảy. Nó đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới bởi một
số nhà nghiên cứu như Guandalini et al. (2000), Pant et al. (1996). Ngoài ra Lactobacillus
acidophilus LB1, Bifidobacterium lactis và Lactobacillus reuterii cũng được chứng minh
có hiệu quả mang lại lợi ích rút ngắn thời gian tiêu chảy (Salminen et al , 2004).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

10

Một loại khác của bệnh tiêu chảy là tiêu chảy ở những người đi du lịch, ảnh hưởng
đến sự khoẻ mạnh của du khách không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở châu Âu.
Probiotic có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số triệu chứng của hiện tượng tiêu chảy
này. Bằng chứng là Oksanen et al. (1990) đã đánh giá hiệu quả của Lactobacillus GG
trong việc ngăn ngừa tiêu chảy ở 820 người đi du lịch từ Phần Lan đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng một số dòng probiotic sản xuất các

hợp chất chống vi khuẩn, chẳng hạn như acid hữu cơ, H
2
O
2
hoặc bacteriocins, reuterin
đã được chứng minh để ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và
Listeria monocytogenes.
Bên một số vi khuẩn có trong sữa mẹ cải thiện chức năng bảo vệ đường ruột bằng
cách tăng sản xuất mucine và giảm tính thấm của đường ruột. Tuy nhiên, sự cạnh tranh
với các vi khuẩn sinh chất độc hay vi khuẩn gây bệnh về chất dinh dưỡng và sự gắn với
thụ thể trên bề mặt biểu mô ruột là cơ chế chống viêm nhiễm chính của vi khuẩn
probiotic. Chế phẩm sinh học được phân lập từ sữa người như L. gasseri CECT5714, L.
salivarius CECT5713 và L. fermentum CECT5714 được chứng minh để ức chế sự bám
dính của vi khuẩn Salmonella cholerasuis vào mucin của ruột và tăng thời gian sống của
chuột bị nhiễm với các tác nhân gây bệnh.
Các thử nghiệm lâm sàng khác nhau đã chứng minh rằng, trẻ em không có khả năng
được nuôi bằng sữa mẹ, thay vào đó trẻ được cung cấp chế độ ăn có bổ sung bằng chế
phẩm probiotic có thể bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh viêm nhiễm. Hầu hết các nghiên cứu
có liên quan đến bổ sung với L. rhamnosus LGG, đã chứng minh có thể giảm tỷ lệ nhiễm
rotavirus và thời gian tiêu chảy.
2.3.2. Cải thiện và tăng cường miễn dịch, giảm viêm và dị ứng
Nghiên cứu trên con người đã chỉ ra rằng các vi khuẩn probiotic có thể có tích cực
ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của ký chủ (Mombelli và Gismondo, 2000). Dữ liệu
cho thấy tiêu thụ vi khuẩn acid lactic thuộc nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium hỗ trợ
hệ thống miễn dịch chống lại một số tác nhân gây bệnh (Scheinbach, 1998 và Dugas et
al , 1999). Probiotic ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau: sản
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học


Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

11

xuất phân bào, kích thích đại thực bào, tăng tiết nồng độ IgA (Cakir, 2003, Scheinbach,
1998 và Dugas, et al , 1999).
Cũng trong một nghiên cứu trên người, Halpern et al. (1991) bổ sung thức ăn của
con người với 450 g sữa chua mỗi ngày trong 4 tháng và cuối cùng được quan sát thấy
một sự gia tăng đáng kể trong việc sản xuất của γ-interferon.
Trẻ em được bổ sung Lactobacillus rhamnosus GG và Bifidobacterium lactis Bb-12
cho thấy cải thiện triệu chứng dị ứng chàm so với nhóm dùng thuốc (Saarela, et al 2000).
Sự định cư ở đường ruột thường là kết quả của sự tiếp xúc đầu tiên của trẻ sơ sinh với vi
sinh vật có lợi, đây là vai trò rất quan trọng cho phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ
sơ sinh. Điều này được chứng minh rằng sự khác biệt trong thành phần vi sinh vật đường
ruột ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc các bệnh lý nhất định có liên quan đến thành phần miễn
dịch quan trọng, chẳng hạn như dị ứng hoặc quá trình viêm. Với ý nghĩa này, tiêu thụ chế
phẩm probiotic từ sữa của con người, đặc biệt là L. rhamnosus LGG cho thấy giảm tỷ lệ
mắc và mức độ nghiêm trọng của viêm da dị ứng ở trẻ.
Các tác dụng điều hòa miễn dịch của chế phẩm sinh học cũng được chứng minh
trong các bệnh lý của động vật nơi hệ thống miễn dịch có liên quan. Dòng probiotic khác
nhau được phân lập từ sữa của con người đã được báo cáo để tăng cường bảo vệ miễn
dịch của chuột. Ngoài ra, probiotic từ sữa người như L. gasseri CECT5714 kết hợp với L.
Coryniformis CECT5711 làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị
ứng.
Bên cạnh đó, các dòng E. coli mang thuộc tính probiotic do Nissle khám phá năm
1917 có thể có tác dụng tương đương với Mesalazine (một loại thuốc điều trị viêm loét
trong hệ tiêu hoá) trong việc giảm viêm loét đại tràng.
2.3.3. Phòng chống ung thư ruột
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiêu thụ chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống dẫn
đến sự xuất hiện của ung thư ruột kết tăng lên trong thế giới phương Tây. Enzyme của vi

khuẩn có hại (β-glucornidase, nitroreductase và azoreductase) chuyển đổi tiền chất gây
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

12

ung thư để tạo thành chất gây ung thư trong ruột kết. Probiotic có khả năng giảm nguy cơ
ung thư bằng cách giảm hoạt động enzyme của vi khuẩn.
Nhiều bằng chứng cho thấy, việc tiêu thụ một số lượng lớn các sản phẩm khác từ
sữa, đặc biệt là các loại thực phẩm lên men như sữa chua có chứa Lactobacillus hay
Bifidobacterium có thể liên quan đến sự xuất hiện thấp bệnh ung thư ruột kết (Rafter,
2003, Hirayama và Rafter, 2000).
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố tăng hoạt động của enzyme kích hoạt chất gây
ung thư hoặc tăng lượng chất tiền ung thư (procarcinogen) trong ruột kết sẽ được thay đổi
theo hướng tích cực bằng cách tiêu thụ probiotic (Brady et al , 2000).
2.3.4. Hỗ trợ tiêu hoá và dung nạp lactose
Trong số các vi khuẩn đường ruột, giới khoa học đặc biệt quan tâm nhiều tới một vài
vi khuẩn sinh acid lactic có tác dụng có lợi lên sức khỏe của con người. Trong số này phải
kể đến 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium, chúng là một phần của hệ vi khuẩn
đường ruột và đã được sử dụng trong các sản phẩm sữa khác nhau.
Ngoài ra, những phân tích phân tử các vi khuẩn này có vai trò trong hoạt động trao
đổi chất trong ruột người, tăng sản xuất của các chất có chức năng chuyển hóa như
butyrate. Tăng độ ẩm của phân, số lần đi tiêu và khối lượng phân đã được quan sát mà có
thể là liên quan đến sự gia tăng nồng độ của acid butyric trong phân.
Ngoài ra, trong một thử nghiệm lâm sàng bổ sung cho trẻ sơ sinh với L. rhamnosus
LGG đã được chứng minh để cải thiện sự tăng trưởng của trẻ, do vi khuẩn probiotic có
vai trò điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột và nâng cao giá trị dinh

dưỡng của thực phẩm, cung cấp các acid amin tự do hoặc tổng hợp các vitamin cung cấp
cho cơ thể. Theo Isolauri (2001) sữa và các sản phẩm từ quá trình lên men sữa thường
được kết hợp với vi khuẩn probiotic được cung cấp để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột,
giúp tiêu hoá tốt các loại thực phẩm khó tiêu hoá.
Các chế phẩm probiotic có thể dùng vào chức năng cải thiện các triệu chứng ở
những người bị hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, chúng còn có chức năng giảm đầy
hơi bụng. Hai loài vi sinh vật probiotic là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

13

delbrueckii ssp. bulgaricus còn góp phần cải thiện tiêu hóa lactose và giảm các triệu
chứng liên quan đến không dung nạp lactose.
2.3.5. Giảm cholesterol
Probiotic có vai trò quan trọng trong việc giảm cholesterol. Một nghiên cứu về giảm
cholesterol đã cho thấy Lactobacillus reuteri CRL 1098 giảm cholesterol toàn phần 38%
khi nó được cung cấp cho chuột trong 7 ngày với lượng 10
4
tế bào VK/ ngày. Liều
Lactobacillus reuteri này gây ra giảm 40% chất béo mà không có sự chuyển vi khuẩn vào
lá lách và gan (Kaur et al , 2002).
2.3.6. Ứng dụng của probiotic trong nuôi trồng thuỷ sản và môi trường
Đứng trước thực trạng trên, chế phẩm sinh học (probiotic) được coi là một công cụ
hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi, tạo nền tảng vững chắc
cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Probiotic đã được chấp nhận
rộng rãi để khống chế dịch bệnh, tăng sức đề kháng. Khác với biện pháp hóa học và

kháng sinh, probiotic cung cấp một phương thức an toàn bền vững đối với người nuôi và
tiêu dùng.
Probiotic có khả năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn và virus (như Rotavirus gây
tiêu chảy), chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm cholesterol
Vì probiotic tác động làm ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, tăng các vi khuẩn có ích (các
vi khuẩn sinh vitamin, sinh chất kháng khuẩn, vi khuẩn phân giải đường bột ), làm giảm
các vi khuẩn có hại (các vi khuẩn cạnh tranh thức ăn, sinh chất độc ).
Trong nuôi trồng thủy sản, probiotic còn là chế phẩm xử lý môi trường bằng cách
kích thích sự gia tăng của các vi sinh vật có lợi trong ao nuôi. Việc sử dụng các vi sinh vật
hữu ích nhằm cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh, thay thế cho việc sử dụng hóa chất,
kháng sinh là một giải pháp quan trọng kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, mối lo lắng về sự xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc từ ao nuôi trồng thủy
sản do sử dụng hóa chất, kháng sinh, có thể truyền gene kháng thuốc cho các vi khuẩn
gây hại cho người (tồn tạo ngay trong ao nuôi tôm), làm cho kháng sinh không còn hiệu
nghiệm để điều trị bệnh cho người nữa sẽ được giải tỏa nếu thay thế bằng biện pháp sử
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

14

dụng probiotic. Hiện nay, việc sử dụng probiotic là giải pháp ưu việt nhất để có được
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.
2.3.7. Vấn đề chăn nuôi - thú y và những vai trò của probiotic
Probiotic là chất bổ sung có chứa các vi khuẩn sống, có tác động làm cân bằng hệ vi
sinh vật trong đường ruột, từ đó ảnh hưởng tốt cho động vật (Fuller, 1989). Cách thức
hoạt động của probiotic là loại trừ cạnh tranh, qua đó tạo nên một hàng rào vật lý bảo vệ
sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh. Chúng cũng sản xuất ra các hoạt chất kháng

khuẩn và men kích thích hệ thống miễn dịch của vật nuôi.
Một số lợi ích nổi bật của probiotic trong chăn nuôi:
− Thúc đẩy tăng trưởng và giảm bệnh tiêu chảy, tác dụng của nó hiệu quả hơn
so với việc dùng kháng sinh liều thấp, giảm tỉ lệ chết non.
− Thêm vào thức ăn để kích thích hoạt động hệ thống tiêu hóa, chức năng miễn
dịch.
− Giúp tăng trọng, tăng sản lượng sữa, cải thiện hiệu quả thức ăn và ở bò.
− Sử dụng probiotic giúp những vi khuẩn có lợi định cư ở ruột và loại trừ bệnh
gây ra bởi các sinh vật như E. coli, Salmonella và Clostridium ở những vị trí lông
nhung của ruột non, nơi mà vi khuẩn có hại sẽ phá hủy lông nhung. Probiotic gia
tăng sự kháng bệnh bằng cách tăng độ cao của lông nhung và tăng độ sâu của các
khe nằm giữa lông nhung, theo cách đó sẽ gia tăng được diện tích bề mặt hấp thu
chất dinh dưỡng. Vì vậy, sẽ gia tăng hiệu quả hấp thu thức ăn.
− Probiotic đặc biệt có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn sống ở ruột gia cầm,
do đó giúp loại bỏ mối đe dọa sự ngộ độc thực phẩm vi khuẩn từ chuỗi thức ăn.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

15

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương tiện nghiên cứu
3.1.1. Thiết bị thí nghiệm
− Tủ cấy vô trùng Airstream Biosafe II-ESCO (Pháp)
− Nồi khử trùng nhiệt ướt PBI international (Italia).
− Cân điện tử Satorius (Đức).

− Kính hiển vi quang học Olympus CH-2 (Nhật).
− Tủ lạnh Sony (Nhật).
− Máy trộn đều IKA MS3.
− Máy đo pH Eutech Intruments.
− Máy đo OD Genesis 10UV (Hoa Kỳ).
3.1.2. Dụng cụ thí nghiệm
− Ống nghiệm (loại có nắp), Eppendorf (tuyp) 2 ml, Erlen (100-250-500ml),
cốc thuỷ tinh (100-500ml).
− Micropipet các loại.
− Đĩa petri, đèn cồn, kẹp và kim cấy.
− Lame, lammelle, giấy thấm, marker, giấy parafilm.
− Bọc nilon chịu nhiệt, dây thun.
3.1.3. Hoá chất thí nghiệm
− Môi trường nuôi cấy vi khuẩn lactic MRS (lỏng và đặc).
− Hóa chất nhuộm Gram: Crystal violet, Fushin, Aceton, Iod, ethanol 95%.
− Hoá chất sử dụng cho các thử nghiệm Catalase.
− Hóa chất dùng để phân tích và chuẩn độ: NaOH, HCl…
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoá 36 - 2014 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

16

− Nguồn vi khuẩn probiotic trong sản phẩm men tiêu hoá đông khô: Probio và
Bioacimin.
− Chất kháng sinh: Ampicilin, Tetracyclin.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp phân lập vi sinh vật từ nguồn sữa dê và chế phẩm men

đông khô
a) Thu mẫu


 Mẫu sữa dê
Phương pháp thu mẫu sữa dê được tiến hành như sau:
− Chuẩn bị túi nylon để chứa mẫu.
− Khử trùng túi bằng cồn tuyệt đối, phơi khô cồn trong tử cấy vô trùng và
đựng trong một túi khác đã khử trùng.
− Thu mẫu sữa: Thu 10 mẫu sữa dê từ 10 con dê cái trong giai đoạn nuôi con
và cho con bú. Mỗi mẫu với thể tích khoảng 10 - 20ml. (Chia thành 2 đợt).
− Trữ mẫu thu ở 0
o
C (trong bình trữ lạnh).
− Tiến hành các bước xử lý và phân lập tiếp theo ngay khi thu mẫu.


 Mẫu chế phẩm men tiêu hóa đông khô
− Mẫu chế phẩm men tiêu hóa đông được thu mua tại các cửa hàng thuốc trên
địa bàn Thành phố Cần Thơ.
− Trữ và bảo quản mẫu ở điều kiện nhiệt độ phòng.
− Tiến hành các bước xử lý và phân lập tiếp theo.
b) Xử lý mẫu


 Mẫu sữa dê

×