Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.35 KB, 8 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. Đặt vấn đề.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quân tâm tới việc phát triển về vẫn đề
phát triển giáo dục thế hệ trẻ của nước ta. Người viết “ Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Với lối nói hình
ảnh nhưng súc tích, sinh động, dễ hiểu dễ đi vào lòng người HCM đã nêu lên
vấn đề giáo dục thanh, thiếu niên ở nước ta trở nên ngăn gọn và dễ hiểu để
đi vào lòng người. Người đã cho ta thấy rất rõ quan điểm, cách nhìn nhận
của Người để phát triển đất nước ta. Muốn nước ta phát triển thì phải biết
ươm trồng, giáo dục đội ngũ thanh, thiếu niên – những nhân tố làm cho xã
hội phát triển và đất nước ta đi lên.

Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt
Nam mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản
và lâu dài nhất. Nền giáo dục đó sẽ “…làm cho dân tộc chúng ta trở nên một
dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước
Việt Nam độc lập”
Nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục là của nhân dân, để phục vụ nhân dân,
đồng thời Hồ Chủ tịch cũng nêu rõ rằng muốn giáo dục thanh, thiếu niên tốt
thì phải tạo môi trường, dư luận xã hội lành mạnh, cổ vũ cái mới, cái tiến bộ,
ngăn ngừa những cái tiêu cực có thể ảnh hưởng đến lớp trẻ. Và muốn tạo
được môi trường lành mạnh ấy, vấn đề cần nhất là phải tạo được không khí
dân chủ. Người nói: ''Trong các nhà trường, cần có dân chủ. Đối với mỗi vấn
đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận...”. Người khẳng định: “Thực hành dân
chủ là cái chìa khoá vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn”
II. Giải quyết vấn đề.
Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục
đặc biệt là đề cập tới vấn đề phát triển giáo dục thế hệ trẻ của nước ta. Hồ
Chí Minh đã định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, gớp phần
quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất


nước nhà.
Hồ Chủ tịch sinh thời đã nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm phải trồng người". Cụ Hồ đã luôn trăn trở để tìm ra một chiến
lược về con người cho Việt Nam. Quá trình trồng người có thể được hiểu là
bao gồm ba bước: Tạo hạt giống, ương cây và trồng cây, hoặc có thể được
hiểu là: Gia đình, nhà trường và xã hội.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trước hết, xin nói về cách so sánh, liên tưởng trong câu nói này của Bác.
Ai cũng biết muốn trồng cây có kết quả thì phải chọn được giống tốt, đất tốt,
phải quan tâm chăm sóc, nhưng sự chăm sóc cũng phải đúng cách, có khoa
học, thì cây mới sinh trưởng tốt được. Việc trồng người cũng như vậy; nó là
cả một quá trình và liên quan đến nhiều yếu tố như môi trường giáo dục,
phương pháp giáo dục v.v... Lấy một cái cụ thể (trồng cây) để nói về một
khái niệm trừu tượng (trồng người), Bác đã giúp cho người nghe hình dung
một cách dễ hiểu hơn rất nhiều lần một bài giảng dài dòng về ý nghĩa, mục
đích, tầm quan trọng v.v... của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Trồng cây và
trồng người cũng đều là ''trồng'' cả. Nhưng nếu trồng cây là vì lợi ích mười
năm, thì trồng người lại là vì lợi ích trăm năm. Sự khác biệt ở đây là sự khác
biệt về chất; trồng cây là vì lợi ích trước mắt, trồng người là vì lợi ích lâu
dài. Và như vậy, nó đòi hỏi sự bền bỉ hơn, tốn nhiều công sức hơn; đồng thời
cái mà người ta thu hoạch được từ công việc trồng người không phải là ngày
một, ngày hai, mà gắn liền với sự tồn vong, phát triển của cả một dân tộc,
qua nhiều thế hệ... Nói cách khác, giáo dục thế hệ trẻ theo tư tưởng của Hồ
Chủ tịch là vun trồng, chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo cho đời sau những con
người, lớp người khoẻ khoắn, cả về thể chất và tinh thần. Cũng như người
nông dân trồng cây vậy, là để có những cây, những rừng tươi tốt...Vậy
những con người, lớp người mà sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cần đào tạo,
vun trồng là như thế nào? Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là những con
người ''vừa hồng, vừa chuyên''; nói cách khác, là những con người, lớp

người phát triển nhân cách một cách toàn diện. Nhân cách đó thể hiện ở 4
đức tính cơ bản: cần, kiệm, liêm, chính. Người nói: ''Trời có bốn mùa: xuân,
hạ, thu, đông; đất có bốn phương: đông, tây, nam bắc; người có bốn đức:
cần, kiệm, liêm chính. Thiếu một mùa thì không thành trời; thiếu một
phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người...''.Để
''trồng'' được những con người như thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
yếu tố quan trọng là tính chủ động của công tác giáo dục; đó là sự quan tâm
đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao
nhất; đồng thời còn một mặt rất quan trọng nữa là tạo môi trường, điều kiện
thuận lợi cho lớp trẻ phát triển, thể hiện năng lực, sở trường vốn có của mỗi
người. Nếu chỉ chú trọng một mặt giáo dục mà không chú trọng việc tạo cơ
hội cho lớp trẻ tự khẳng định thì tác dụng của sự giáo dục sẽ bị hạn chế,
không được phát huy. Người khuyên thanh, thiếu niên phải biết tự tin vào
khả năng của bản thân, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có tinh thần tự lực, tự
cường, phải biết tự trọng, biết tự bảo vệ mình và cũng phải biết tôn trọng
người khác...
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đặc biệt, đối với sự nghiệp ''trồng người'', Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt
nhấn mạnh cần khuyến khích phát triển đầy đủ và toàn diện năng lực, sở
trường của từng thanh, thiếu niên; mặt khác cũng luôn nhắc nhở phải ngăn
ngừa sự nảy sinh của chủ nghĩa cá nhân. Người nói: ''Đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lợi ích cá nhân” ''Mỗi người đều có
tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình
mình; nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì
không phải là xấu...''.Nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục là của nhân dân, để
phục vụ nhân dân, đồng thời Hồ Chủ tịch cũng nêu rõ rằng muốn giáo dục
thanh, thiếu niên tốt thì phải tạo môi trường, dư luận xã hội lành mạnh, cổ vũ
cái mới, cái tiến bộ, ngăn ngừa những cái tiêu cực có thể ảnh hưởng đến lớp
trẻ. Và muốn tạo được môi trường lành mạnh ấy, vấn đề cần nhất là phải tạo

được không khí dân chủ. Người nói: ''Trong các nhà trường, cần có dân chủ.
Đối với mỗi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận...”. Người khẳng định:
“Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng để có thể giải quyết mọi khó
khăn”...
Có thể nói, sự nghiệp trồng người, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng cho hôm nay và cho mai sau đối với đất nước.
Chính vì vậy, khi nói về vai trò của Nhà nước, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh:
Nước ta còn nghèo thì phải tiết kiệm, nhưng “đầu tư cho giáo dục thì không
được bủn xỉn”... Luận điểm này của Người rõ ràng lại càng có ý nghĩa, mang
tính thời sự trong điều kiện đất nước ta đang phát triển hội nhập với thế giới
hiện nay. Khi mà thế hệ trẻ Việt Nam đang vươn lên, đáp ứng niềm tin và
mong mỏi của Bác là xây dựng một đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn” và “trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các
em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ
xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy
và thầy, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành
thắng lợi nhiệm vụ đó.
“Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn
của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa
phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc
nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát
triển mới”.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chúng ta vui mừng nhìn lại chặng đường đã qua, nhất là từ khi nước nhà
thống nhất, ngành giáo dục đã trưởng thành, nhiều thế hệ thanh thiếu nhi đã

lớn lên cùng đất nước, có cống hiến xứng đáng trong sự nghiệp thống nhất
vẹn toàn đất nước, xây dựng và đổi mới đất nước.
Chúng ta cũng nghiêm khắc nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ những khuyết
tật không nhỏ đang tồn tại trong xã hội, trong nhà trường làm ảnh hưởng xấu
tới sự nghiệp giáo dục toàn diện thế hệ trẻ để từ đó tìm biện pháp sửa chữa,
tiến bộ.
Cuối năm 1959, nhân có phong trào thi đua mừng xuân, mừng Đảng 30
tuổi, Bác Hồ đã dựa vào lệ ưa thích trồng cây của nhân dân để hướng dẫn
một cách thi đua thiết thực, có hiệu quả kinh tế. Người kêu gọi: “Muốn làm
nhà cửa tốt, phải ra sức trồng cây” và Người phát động “Tết trồng cây”.
Bác Hồ cho rằng trồng cây là “việc… tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”.
Người ước tính “Mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây”, “trong mười năm nước
ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ
hơn”.
Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo
“những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước
nhà”. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì dân trí phải cao, phải đa dạng hóa
các loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho
người lao động, cán bộ, chiến sĩ được đi học. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện
nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con
đường đưa đất nước phồn vinh đó là con đường phát triển giáo dục, đào tạo
nhân tài. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền giáo dục,
đào tạo nhân tài chính là Người đặt ra mục tiêu giáo dục toàn diện. Người
yêu cầu: “Phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội
chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Theo Hồ Chủ tịch, nội
dung giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao
động mới, phải coi trọng cả tài và đức. Không những phải giàu về tri thức
mà còn phải có đạo đức cách mạng. “Trên nền tảng giáo dục chính trị và
lãnh đạo tư tưởng tốt” mà “phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên
môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong

thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trồng người lŕ một sự nghiệp có tính chiến
lược. Người mong muốn biến khát vọng vŕ chủ trương của các thế hệ cha
anh về “khai dân trí” thŕnh hiện thực. Do đó từ khi có chính quyền, Hồ Chí
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Minh đã thực hiện một sự nghiệp "khai dân trí" rộng lớn chưa từng có trong
lịch sử nước ta và thu được những thành công hết sức to lớn, mặc dù sự
nghiệp ấy được tiến hành trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Người đã xác
định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ thứ tư trong sáu nhiệm vụ cấp bách nhất
của đất nước lúc bấy giờ, là bước khởi đầu và cũng là nhiệm vụ thường
xuyên của sự nghiệp mở mang dân trí. Người chỉ rõ: "Dốt nát cũng là kẻ
địch... Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân.
Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vŕo nơi mů quáng... Một
dân tộc dốt lŕ một dân tộc yếu”. Từ đó, sự nghiệp GD trở thành sự nghiệp
của toàn thể dân tộc, và đối tượng của GD cũng là toàn thể dân tộc. Người
chắt chiu, rèn luyện từng con người, mở những lớp huấn luyện cho từng tốp
nhỏ học trò với cả tấm lòng nhiệt thành, kiên trì, nhẫn nại. Người thường
xuyên tổng kết kinh nghiệm của các phong trào quần chúng, kiên trì lắng
nghe và tìm đọc, suy ngẫm về những gương tốt, những ý hay của nhân dân.
Người viết “Dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất
nhiều, chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi". Người căn dặn:
Phải học, học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở quần chúng nhân dân,
không học quần chúng là một sai lầm lớn.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đề cao, nêu cao, nêu bật vai trò của GD-ĐT, xây
dựng con người mới XHCN vŕ coi đó là một chiến lược lâu dài. Với câu nói
nổi tiếng: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người". Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào khả năng của GD.
Người chỉ rõ: Tiền đồ của dân tộc chúng ta sẽ ra sao, một phần quan trọng lŕ
do sự nghiệp GD trực tiếp quyết định: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện/

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền/Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn/ Phần nhiều do
GD mà nên".
Hồ Chí Minh khẳng định: “...có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục đào tạo
những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người
thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất".
Theo Hồ Chí Minh "óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa
trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập
ở nhà trường, ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai
của thanh niên tức là tương lai của nước nhà".
Với người học, người được GD, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi
người phải : “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự
đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" . Đặc biệt, Người coi
việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược to lớn và lâu dài. Người coi thanh niên là lực lượng có
5

×