Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

xác định nhu cầu chất đạm của cá rô đầu vuông (anabas sp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.73 KB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN




TÔ CÔNG THIÊN





XÁC ĐỊNH NHU CẦU CHẤT ĐẠM CỦA
CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (Anabas sp)







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



2013

2
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN







TÔ CÔNG THIÊN





XÁC ĐỊNH NHU CẦU CHẤT ĐẠM CỦA
CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (Anabas sp)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs.Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN



2013

i
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản than, sự động

viên của gia đình, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ và bạn bè ở
Khoa Thủy Sản. Chính từ những sự giúp đỡ nhiệt tình đó đã giúp cho tôi có thêm
nhiều động lực để vượt qua những khó khăn để hoàn chỉnh được luận văn này.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, chủ nhiệm Khoa Thủy
Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền đã tận tình
hướng dẫn, động viên, những ý kiến quý báo của cô và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn đến Thạc sĩ Trần Lê Cẩm Tú đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất thức ăn thí nghiệm và phân tích mẫu trong phòng
thí nghiệm.
Xin cảm ơn sự quan tấm, giúp đỡ tận tình của các anh chị Gió Lạnh, Linh Đan,
Trâm, Tiến, Thạnh cùng các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản K36 đã chia sẽ những kinh
nghiệm và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin gởi lời cám ơn đến người thân và gia đình đã động viên về mặt
tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa học cũng như luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tô Công Thiên

ii
TÓM TẮT
Đề tài “ Xác định nhu cầu chất đạm của cá rô đấu vuông (Anabas sp)”
được thực hiện tại Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ.
Thí nghiệm được bố trí với 7 mức protein trong thức ăn: 20, 25, 30. 35, 40, 45
và 50%, hàm lượng lipid là 6,03% và mức năng lượng là 4,36 Kcal/g nhằm xác định
nhu cầu protein của cá rô đầu vuông giai đoạn giống trong 6 tuần. Mỗi nghiệm thức
được lặp lại 3 lần, cá được bố trí 12 con/giai được đặt trong bể composite 500 lít. Tỷ
lệ sống của cá rô đầu vuông là rất cao, dao động từ 95,83%- 100%, hàm lượng protein
khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng

tương đối đạt cao nhất ở nghiệm thức 40% protein (3,54 %/ngày) và thấp nhất ở
nghiệm thức 20% protein (2,21 %/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất ở
nghiệm thức 40% protein (1,14) và cao nhất ở nghiệm thức 20% protein (1,85). Hiệu
quả sử dụng protein dao động trong khoảng 1,79- 3,11%, cao nhất ở nghiệm thức 20%
protein. Cá tăng trưởng nhanh nhất ở nghiệm thức 40% protein, hàm lượng protein
cho cá tăng trưởng tối đa là 42,34%.

iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô 3
2.1.1. Phân loại 3
2.1.2 Hình thái 3
2.1.3 Phân bố 4
2.1.4 Dinh dưỡng 4
2.1.5 Sinh trưởng 4
2.2 Những nghiên cứu về sử dụng thức ăn trong nuôi cá rô 4
2.3 Nghiên cứu về nhu cầu protein của cá 5
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm 9
3.1.1 Địa điểm 9
3.1.2 Thời gian thực hiện 9
3.2 Đối tượng thí nghiệm 9
3.3 Vật liệu nghiên cứu 9
3.4 Phương pháp nghiên cứu 9

iv
3.4.1 Nguồn cá thí nghiệm 9
3.4.2 Hệ thống thí nghiệm 9
3.4.3 Bố trí thí nghiệm 9
3.4.4 Thức ăn thí nghiệm 10
3.4.5 Chăm sóc và quản lý 11
3.5 Phương pháp thu mẫu, phân tích, tính toán và xử lý số liệu 11
3.5.1 Phương pháp thu mẫu 11
3.5.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 12
3.5.3 Các chỉ tiêu tính toán 12
3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu 14
Phần 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường 15
4.2 Tỷ lệ sống 16
4.3 Sinh trưởng của cá thí nghiệm 17
4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 19
4.5 Hiệu quả sử dụng protein (PER) 20
4.6 Thành phần hóa học của cá thí nghiệm 21
Phần 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận 23
5.2 Đề xuất 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24


v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhu cầu đạm của một số loài cá 7
Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu sử dụng làm thức ăn
trong thí nghiệm (%) 10
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của thức ăn 10
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 15
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông với hàm lượng protein khác nhau 16
Bảng 4.3 Sinh trưởng của cá rô đầu vuông với hàm lượng đạm khác nhau 17
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 20
Bảng 4.5 Hiệu quả sử dụng protein 21
Bảng 4.6 Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm 21

vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá rô đầu vuông (Anabas sp) 3
Hình 4.3 Tốc độ tăng trưởng của cá rô đầu vuông theo đường cong
tăng trưởng bậc hai 19

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NT: nghiệm thức
Wi: khối lượng đầu
Wf: khối lượng cuối
SR: Tỷ lệ sống (Survival Rate)
WG: Tăng trọng (Weight gain)
DWG: Tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain)
SGR: Tăng trưởng tương đối (Specific Growth Rate)

FCR: Hệ số thức ăn (Feed Conversion Ratio)
PER: Hiệu quả sử dụng protein (Protein Efficiency Ratio)

1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tuy mới xuất hiện vào năm 2008 tại tỉnh Hậu Giang nhưng cá rô đầu vuông đã
nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi thay thế cho các loài thủy sản khác của các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang, Long An, Đồng Tháp,… và dần trở thành
một đối tượng thủy sản quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá rô đầu vuông có
tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon và có giá trị
thương phẩm cao. Đây là đối tượng mới và có tiềm năng phát triển mạnh.
Đã có một vài nghiên cứu dinh dưỡng đối với cá rô đồng, Trần Lê Cẩm Tú và
Trần Thị Thanh Hiền (2006), thí nghiệm nghiên cứu mức protein- lipid trên cá rô
đồng ở giai đoạn giống cho thấy cá tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức 32% protein-
6% lipid. Trần Minh Phú và ctv., (2006) nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao đất tại Ô
Môn- Cần Thơ bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau (23%, 26%, 32%
protein). Kết quả cho thấy : 2 tháng đầu nên ăn thức ăn chứa 32% đạm, tháng thứ 3
cho ăn thức ăn 26% đạm và cho ăn 23% đạm trong giai đoạn còn lại.
Nhu cầu đạm của cá lóc giống (Channa striata) được Trieu N.V et al., (2001)
nghiên cứu với 3 mức độ đạm là 30, 40 và 50% ở các 2 giai đoạn 1,14- 1,26g và 3,90-
5,23g. Kết quả của cả hai thí nghiệm thì nghiệm thức chứa 50% đạm cho kết quả về
tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống cao nhất. Trần Thị Thanh Hiền và ctv.(2005) nghiên
cứu nhu cầu đạm của cá lóc bông (Channa micropeltes) cỡ 3g và 6g cho thấy hàm
lượng đạm tối ưu ở các giai đoạn này lần lượt là 50,8% và 46,5%.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá rô đồng và một số loại cá
khác nhưng những nghiên cứu về dinh dưỡng của cá rô đầu vuông là còn hạn chế.
Việc nuôi thương phẩm chủ yếu là sử dụng thức ăn công nghiệp dùng cho cá điêu
hồng, cá có vảy khác … chưa có thức ăn chuyên dùng cho cá rô đầu vuông. Việc hạn

chế nghiên cứu về dinh dưỡng của cá rô đầu vuông đã gây không ít khó khăn cho sự
phát triển của nghề nuôi cá rô đầu vuông thâm canh. Những loại thức ăn này chưa thể
đáp ứng được các yêu cầu về dinh dưỡng cho cá rô đầu vuông. Để đạt được quy trình
nuôi cá rô đầu vuông theo hướng công nghiệp tăng năng suất, chất lượng cao đạt hiệu
quả kinh tế và hướng tới phát triển bền vững cần phải có được một loại thức ăn
chuyên dùng cho cá. Để có được loại thức ăn đạt hiệu quả cao cung cấp cho quy trình
ương và nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông, việc nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cá
là không thể thiếu. Xuất phát từ nhu cầu trên, đề tài “ Xác định nhu cầu chất đạm
của cá rô đầu vuông (Anabas sp)” được thực hiện.

2
1.2 Mục tiêu của đề tài
Tìm ra hàm lượng đạm thích hợp trong công thức thức ăn cho cá rô đầu vuông
giai đoạn giống nhằm làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn viên nuôi cá rô đầu
vuông.
1.3 Nội dung của đề tài
- Ảnh hưởng của hàm lượng đạm lên tăng trưởng của cá rô đầu vuông.
- Ảnh hưởng hàm lượng đạm lên hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô đầu
vuông.
- Ảnh hưởng hàm lượng đạm lên thành phần hóa học của cá rô đầu vuông.














3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô tự nhiên
2.1.1. Phân loại
Theo Mai Đình Yên và ctv. (1992)Cá rô đầu vuông thuộc hệ thống phân loại như
sau:
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá vượt: Perciformes
Bộ phụ: Anabantoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas sp
2.1.2 Hình thái

Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá rô đầu vuông (Anabas sp)
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá rô có thân hình bầu
dục, dẹp bên cứng trắc, mõm ngắn miệng giữa hai bên cận trên, răng nhỏ nhọn, mỗi
bên đầu có hai lỗ mũi. Thân cá dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá, nắp mang
cứng,cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ tạo thành răng cưa, giúp cá rô di
chuyển tốt trên cạn, gai vi cứng trắc và vảy lược phủ toàn thân. Trên đầu có nhiều lỗ
cảm giác. Gốc vi lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm. Khởi điểm vi
lưng ở trên vảy đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn
ngang vảy đường bên thứ 14 – 15, gần điểm giữ gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và
chạy dài dến gốc vi đuôi. Vi đuôi tròn, không chẻ đôi. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi
bụng cứng nhọn. Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lợt dần
xuống bụng. Cạnh sau xương nắp mang có một màng da nhỏ màu đen. Có một đốm

đen đậm giữa gốc vi đuôi ngoài ra còn có một số điểm đen mờ nằm rải rác trên thân.

4
2.1.3 Phân bố
Cá rô là loài cá nước ngọt, chúng phân bố khá rộng trên thế giới, nhưng chủ
yếu sống ở vùng nhiệt đới. Ở Đông Nam Á chúng phân bố ở Lào, Thái Lan,
Cambodia, Myanma và Việt Nam. Cá rô thường thích sống ở những nơi nước tương
đối nông (0,5-1,5m) nước tĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh và mùn bã hữu cơ (Nguyễn
Văn Kiểm, 2005).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá rô phân bố nhiều ở khu vực trũng, nước ngập
quanh năm như rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên Giang) và vùng
Tứ Giác Long Xuyên. Cũng thường gặp chúng ở kênh mương thủy lợi, ao, hồ, ruộng
lúa, mương, rãnh, đầm, sông rạch…, (Dương Nhựt Long, 2004).
2.1.4 Dinh dƣỡng
Cá rô là loài cá ăn tạp thiêng về động vật. Cá rô đồng có thể ăn cá tép, tôm, cá,
động vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí, lúa gạo, hạt cỏ, phân
động vật…, (Dương Nhựt Long, 2004).
Thức ăn chủ yếu của cá rô giai đoạn bột và hương nhỏ là động vật phù du, giai
đoạn giống và trưởng thành là giáp xác, giun, nhuyển thể và côn trùng, thực vật mềm
và mùn bã hữu cơ. Phân tích dạ dày thấy có 19% giáp xác; 3,5% côn trùng; 6%
nhuyễn thể; 9,5% cá; 47% mảnh vụn thực vật và 16% thức ăn bán tiêu hóa (Nargis
and Hossain, 1987), (Nguyễn Thanh Phương, 2005).
2.1.5 Sinh trƣởng
Cá rô có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm, sau 3,5- 4 tháng nuôi cá đạt cỡ từ
10- 20 con/kg và sau 6- 9 tháng nuôi cá có thể đạt kích cỡ 100- 150 g/con (Dương
Nhựt Long, 2004).
Cá rô đầu vuông có ưu điểm lớn nhanh, con đực và con cái có kích thước như
nhau. Thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 6 con/kg. Nếu nuôi kéo dài 7
tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con
( Ngày 29/11/2012 10:05:46.Kinh nghiệm

nuôi cá rô đầu vuông, BBT - Nguồn nongnghiep.vn).
2.2 Những nghiên cứu về sử dụng thức ăn trong nuôi cá rô
Hầu hết các loài cá đều bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài trước khi tiêu hóa hết
noãn hoàn (Heming and Buddingtin, 1988 trích dẫn bởi Lã Ánh Nguyệt, 2011). Đó
chính là bản năng vốn có của chúng. Thức ăn phù hợp, tốt và được nhiều loài cá ưa
thích giai đoạn đầu là động vật phiêu sinh có kích thước phù hợp với khả năng bắt mồi
của cá như nhóm luân trùng, giáp xác chân chèo…,(Phạm Văn Thành và Nguyễn Văn
Kiểm, 2009).
Gần đây việc nghiên cứu dinh dưỡng được tiến hành tại khoa Thủy Sản Trường
Đại Học Cần Thơ. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ và tần số cho ăn lên tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá rô giống (Hien và ctv. 2004). Việc nghiên cứu dinh dưỡng
có Potongkam (1972) thực nghiệm dinh dưỡng của cá rô đồng với hai loại thức ăn cá
tạp và thức ăn viên, nghiên cứu nuôi cá trong bể xi măng 50 m
2
, mật độ 400 con/m
2
,

5
cá thả 2 g/con và sau 6 tháng nuôi đạt 11-12 g/con. Sanggattanakhul (1989) nghiên
cứu ảnh hưởng của thức ăn viên có hàm lượng protein khác nhau lên sự phát triển và
tỷ lệ sống của cá rô đồng ở Thái Lan.
Trần Minh Phú và ctv. (2006) đã nuôi thâm canh cá rô đồng bằng thức ăn viên
với các hàm lượng đạm khác nhau (23%, 26%, 32%) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
trong 9 ao đất (100 m
2
) tại Ô Môn – Cần Thơ. Kết quả thức ăn viên thích hợp cho
từng giai đoạn: 2 tháng đầu nên ăn 32% đạm, tháng thứ 3 cho ăn 26% đạm và cho ăn
23% đạm cho những tháng còn lại. Trong thực tế người nuôi vẫn có thể sử dụng 23%
đạm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền (2006), thí nghiệm trên cá rô
đồng ở giai đoạn giống. Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống bể nhựa 100 lít có
nước chảy tràn. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Thời gian thực hiện 40 ngày. Cá được
bố trí 15 con/bể, khẩu phần cho ăn từ 6-7% trọng lượng thân. Thức ăn thí nghiệm gồm
có 3 nghiệm thức được phối chế có cùng mức năng lượng (4,2 kcal/g) và mức protein-
lipid lần lượt là 32%- 6%, 26%- 9% và 23%- 12%. Kết quả cho thấy cá tăng trưởng
tốt nhất ở nghiệm thức 32% protein- 6% lipid. Tăng trưởng của cá ở 2 nghiệm thức
còn lại khác biệt nhau không có ý nghĩa. Như vậy lipid không có khả năng chia sẻ
năng lượng cho protein.
2.3 Nghiên cứu về nhu cầu protein của cá
Chất đạm (protein) là chuỗi các amino acids liên kết với nhau bằng liên kết
peptit. Trong động vật thủy sản thì chất đạm có vai trò trong sự tăng trưởng. Chất đạm
cũng tham gia cấu tạo các enzyme và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của
sinh vật và là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn nhưng do giá thành cao nên
hàm lượng sử dụng trong thức ăn phải được đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ thể nhưng
cũng không làm giá thức ăn cao (Nguyễn Thanh Phương và ctv. 2009).
Nhu cầu chất đạm là lượng đạm tối thiểu có trong thức ăn nhằm thỏa mãn yêu
cầu các acid amin để đạt tăng trưởng tối đa hoặc tối ưu. Tăng trưởng tối ưu thường
được áp dụng trong chế biến thức ăn thương mại để cho sinh vật nuôi ăn, nhằm đảm
bảo tăng trưởng nhưng chi phí thức ăn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (Trần Thị Thanh
Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Nhu cầu đạm của cá dao động trong khoảng từ
25% đến 55%, trung bình 30%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chất đạm của
cá bao gồm loài, kích cỡ cá, nhiệt độ nước, mật độ cá thả, khẩu phần ăn, lượng năng
lượng (không phải từ chất đạm trong thức ăn) và chất lượng đạm trong thức
ăn…(Garling and Wilson, 1976; Jauncey, 1982; De Silva et al., 1991).
Đạm là nguồn dinh dưỡng có giá thành cao nhất trong khẩu phần thức ăn vì vậy
xác định nhu cầu đạm cho từng giai đoạn sinh trưởng của cá là rất cần thiết. Thành
phần đạm do các amino acids cấu tạo nên. Nguồn đạm trong tự nhiên tồn tại khoảng
200 loại amino acids nhưng phổ biến khoảng 20 loại. Trong đó, có 10 amino acids
không thay thế mà cá không có khả năng tổng hợp, phải được cung cấp cho cá qua

thức ăn bao gồm: methionine, Arginine, Threonine, Tryptophan, Histidine, Isoleucine,
Lysine, Leucine, Valine và Phenylalanine. Trong số này thì Lysine và Methionine
thường thiếu và cần được bổ sung nhiều hơn. Thức ăn được chế biến từ nguyên liệu có

6
nguồn gốc đạm thức vật (khô đỗ tương) thường thiếu Methionine, vì vậy cần bổ sung
thêm methionine khi phối trộn nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của cá
nuôi. Vì vậy, để chế biến thức ăn cho cá cần nắm được nhu cầu chất đạm và nhu cầu
các amino acids của mổi loài cá nuôi.
Nhu cầu đạm của cá ăn thực vật và ăn tạp thì thấp hơn so với cá ăn động vật, ở
cá giai đoạn nhỏ cao hơn giai đoạn trưởng thành. Nhu cầu này cũng chịu ảnh hưởng
bởi hệ thống nuôi, nhiệt độ và chất lượng nước, chất lượng di truyền của cá giống và
cách cho ăn.
Nhu cầu đạm của cá lóc giống (Channa striata) được Trieu N.V et al., (2001)
nghiên cứu với 3 mức độ đạm là 30, 40 và 50% ở các 2 giai đoạn 1,14- 1,26g và 3,90-
5,23g. Kết quả của cả hai thí nghiệm thì nghiệm thức chứa 50% đạm cho kết quả về
tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống cao nhất. Trần Thị Thanh Hiền và ctv.(2005) nghiên
cứu nhu cầu đạm của cá lóc bông (Channa micropeltes) cỡ 3g và 6g cho thấy hàm
lượng đạm tối ưu ở các giai đoạn này lần lượt là 50,8% và 46,5%.
Một số nghiên cứu về các loài cá khác cũng tương tự. Theo Huỳnh Tấn Đạt
(2012), thức ăn cho cá thát lát còm có hàm lượng protein càng cao thì cá có xu hướng
tăng trưởng của cá càng nhanh ở nghiệm thức có mức lipid 9% và 12%.Tuy nhiên,
nghiệm thức 30% protein – 6% lipid có tốc độ tăng trưởng chậm nhất sau 8 tuần thí
nghiệm do ảnh hưởng bởi thức ăn. Điều này cho thấy thức ăn có hàm lượng protein và
lipid thấp (30% protein và 6% lipid) không thích hợp cho cá phát triển tốt. Bên cạnh
đó, ở các nghiệm thức có mức protein 45% cá tăng trưởng chậm hơn so với các
nghiệm thức có mức protein khác. Điều này cho thấy thức ăn có hàm lượng protein
45% không thích hợp cho cá thí nghiệm.
Tương tự, nghiên cứu của Phạm Hữu Bon (2012) trên cá thát lát còm (Chitala
chitala) giai đoạn 2-3 g/con sử dụng 12 loại thức ăn khác nhau gồm 4 mức protein

(35%, 40%, 45% và 50% protein) và 3 mức lipid (6%, 9%, 12%). Kết quả cho thấy ở
nghiệm thức 45% protein và 6% lipid cho kết quả về tăng trưởng cao nhất và FCR
thấp.
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009) đã tổng hợp nhu cầu hàm
lượng đạm tối ưu cho một số loài cá ở các khối lượng khác nhau được thể hiện trong
bảng sau:

7
Bảng 2.1 Nhu cầu đạm của một số loài cá
Loại cá
Khối
lượng
(g)

Nguồn đạm

Đạm tối
ưu (%)

Tác giả

Cá nheo Mỹ
(I.punctatus)

69
Bột thịt, bột
huyết, bột
xương

26-33

Robinson,1999

Cá trê trắng
(C.batrachus)

0,1
Bột cá + bột
đậu nành

30
Chuapoehu,198
7


Cá trê phi
(C.gariepinus)

40
Casein + Arg,
Met

30-40
Henken et al.,
1986

Cá lăng (M.nemurus)

25,9

10

Thức ăn tự chế

42

29,6
Khan et al.,
2000
Ziam, 1983
Cá tra bần (P.kunyit)

2-8

14-22
Bột cá + bột
đậu nành

40

35
Phuong et al.,
2000
Cá tra
(P.hypophthalmus)
2-3

5-6

2-3
Bột cá/ bột
đậu nành

Bột cá
Bột cá/ bột
đậu nành

38

32,2

35
Hien et al.,2004

Hung et al.,2000

Hien et al.,2004

8

Cá basa (P.bocourti)
5-6
16-17
75-81

Bột cá
Bột cá/bột
huyết (2:1)
27,8
36,7
34,9
Hung et al.,2000


Phuong et
al.,1998
Cá hú
(P.conchophilus)
2-3

6-5
Bột cá/ bột
đậu nành
Bột cá

48

37,9
Hien et al.,2004

Liem et al.,2000
Cá rô đồng
(Anabas testudineus)
2-3
Bột cá, đậu
nành
32
Hien et al., 2004
(Trần Thị Thanh Hiền, 2009)
Phuong N.T and Hien T.T.T (1998) nghiên cứu nhu cầu đạm của cá basa cỡ 6-
17g và 75- 81g tăng trưởng tốt nhất ở mức đạm tương ứng là 36,7% và 34.9%. Hung
et al., (2000) báo cáo cá basa, cá tra và cá hú cỡ 5- 6g có nhu cầu đạm lần lượt là
27,8%, 32,2% và 26,6%. Cũng nghiên cứu về cá hú nhưng với kích cỡ 6,5g, Liem et
al., (2000) cho biết ở mức 37,9% đạm cho tăng trưởng tối đa. Phuong N.T et al.,

(2000) nghiên cứu nhu cầu chất đạm của cá tra bần (Pangasius kunyit) giai đoạn 2- 8g
và 14- 22g cho tăng trưởng tối ưu ở mức đạm 40% và 35% khi nguồn đạm trong thức
ăn được cung cấp chủ yếu từ bột cá. Nhu cầu đạm của cá hú giai đoạn 0,86g là
48,5%, giai đoạn 2- 3g là 48%, trong khi đó nhu cầu đạm của cá tra và cá basa ở giai
đoạn 2- 3g thấp hơn so với cá hú lần lượt là 38% và 35% (Trần Thị Thanh Hiền và
ctv. 2004). Tốc độ tăng trưởng của cá hú giảm khi thức ăn có hàm lượng đạm 50- 55%
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv. 2004). Tốc độ tăng trưởng của cá tăng khi hàm lượng
đạm trong thức ăn tăng và khi hàm lượng đạm vượt quá nhu cầu thì tăng trưởng của cá
sẽ giảm (Phuong N.T and Hien T.T.T, 1998).





9
Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm Bộ môn Dinh Dưỡng và chế
biến thủy sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.2 Thời gian thực hiện
Từ tháng 07/2013 đến tháng 09/2013
3.2 Đối tƣợng thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm là cá rô đầu vuông giống (2- 3g), cá bố mẹ mua từ tỉnh
Hậu Giang cho sinh sản và ương lên giai đoạn giống tại khoa Thủy Sản - trường Đại
Học Cần Thơ.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- - 21 bể composite, thể tích 500 L/bể.
- - 21 giai lưới, thể tích 0.4mx 0.8mx 0.6 m.

- - Cân đồng hồ, cân điện tử, nhiệt kế đo nhiệt độ.
- - Máy đo nhiệt độ, O
2
, pH.
- - Hệ thống máy, dụng cụ, hóa chất phân tích các chỉ tiêu trong phòng dinh
dưỡng.
- - Dụng cụ chế biến thức ăn.
- - Nguyên liệu làm thức ăn cho cá.
- - Một số dụng cụ và trang thiết bị khác.
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1 Nguồn cá thí nghiệm
- Nguồn cá thí nghiệm: chọn cá khỏe mạnh, đồng cỡ, không nhiễm bệnh, cá có
khối lượng 2g/con.
3.4.2 Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống gồm 21 giai lưới đặt trong 21 bể 500L, có sục khí và chảy tràn. Nguồn
nước cung cấp cho hệ thống từ nước máy qua hệ thống lọc và được trữ trong bể chứa.
3.4.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức thức ăn có hàm
lượng protein là: 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50 % và có cùng mức lipid
6,03% và năng lượng 4,36 Kcal/g. Mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Số lượng thả 12
con/giai. Thời gian thí nghiệm 6 tuần.

10
3.4.4 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn được phối trộn và chế biến tại nhà máy Khoa Thủy sản, Trường Đại học
Cần Thơ. Các nguyên liệu chính gồm: bột cá, bột đậu nành được nghiền mịn, bột mì
tinh, dầu cá, dầu nành, premix khoáng, CMC (carboxylmethyl cellulose). Tỷ lệ bột cá:
bột đậu nành là 2:1. Tỷ lệ dầu động vật:dầu thực vật là 1:1.
Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu sử dụng làm thức ăn trong thí nghiệm (%)
Nguyên liệu

Nghiệm thức
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
Bột cá KG
19,74
25,65
34,56
37,46
43,37
49,28
55,19
Bột ĐN
9,87
12,83
15,78
18,73
21,69
24,64
27,59
Mì tinh
61,69
53,29
44,89
36,48
28,08

19,67
11,22
Dầu
3,63
3,03
2,42
1,82
1,21
0,61
0,00
Premix khoáng
4,00
4,00
4,00
4,00
4,00
4,00
4,00
CMC
1,06
1,21
1,36
1,51
1,66
1,81
2,00
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của thức ăn:
NT
20%
25%

30%
35%
40%
45%
50%
Độ khô(%)
89,99
90,11
89,26
89,30
88,82
90,23
89,83
Protein(%)
20,08
24,68
29,60
34,86
39,93
45,24
50,59
Lipid(%)
6,16
6,35
6,.09
5,97
6,19
6,06
5,87
Tro (%)

8,98
9,38
11,09
12,46
14,94
14,87
16,08


11
Sơ đồ chuẩn bị thức ăn chế biến (thức ăn dạng viên)
Cân nguyên liệu

Trộn nguyên liệu khô

Trộn ướt

Ép viên

Phơi khô hoặc sấy

Bảo quản

3.4.5 Chăm sóc và quản lý
Cá được cho ăn 2 lần/ ngày (8h và 16h), lượng cho ăn thỏa mãn nhu cầu.
Quan sát biểu hiện hàng ngày, ghi nhận thức ăn thừa hàng ngày để tính hệ sồ
thức ăn và đếm số cá chết.
Siphon bể để loại bỏ cặn bã.
Hệ thống được chảy tràn với thể tích 30%/ ngày.
3.5 Phƣơng pháp thu mẫu, phân tích, tính toán và xử lý số liệu

3.5.1 Phƣơng pháp thu mẫu
Thu mẫu môi trƣờng
Các yếu tố môi trường được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm: nhiệt
độ được đo 2 lần/ngày, oxy, pH.
Thu mẫu cá
Xác định sinh trưởng cá bằng cách cân toàn bộ số cá thí nghiệm bằng cân
điện tử.
Trước khi tiến hành thí nghiệm bắt ngẫu nhiên 20 cá thể và khi kết thúc thí
nghiệm thu toàn bộ số cá ở từng bể để xác định thành phần hóa học của cá.
Mẫu cá được xay nhuyễn, sấy khô và bảo quản lạnh ở -20
o
C để phân tích.

12
Thu mẫu thức ăn
Mỗi nghiệm thức thu ngẫu nhiên 10g thức ăn để xác định thành phần dinh
dưỡng của thức ăn thí nghiệm. Mẫu thức ăn được xay nhuyễn và bảo quản
lạnh ở -20
o
C để phân tích.
3.5.2 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích
Hàm lượng đạm thô, chất béo thô, carbohydrate, năng lượng, ẩm độ và tro
trong mẫu thức ăn và mẫu cá được phân tích theo phương pháp từ Hiệp hội
phân tích hóa học – Association of Official Analytical Chemists (AOAC,
2000).
Ẩm độ
Được xác định bằng phương pháp sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 105
o
C
khoảng 4-5 giờ (đối với mẫu khô) và 24 giờ (đối với mẩu ướt) cho đến khi

khối lượng mẫu không đổi.
Tro
Được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung mẫu trong tủ nung ở nhiệt
độ 550
o
C - 560
o
C trong khoảng 4 giờ cho đến khi mẫu có màu trắng.

Được xác định qua các bước thực hiện sau: đầu tiên là loại chất béo có
trong mẫu bằng petrolium ether (60%), kế tiếp mẫu được thủy phân trong
dung dịch acid (H
2
SO
4
1,25%) và bazơ (KOH 1,25%) và cuối cùng mẫu sẽ
được nung ở nhiệt độ 500 – 600
o
C.
Đạm thô
Được xác định theo phương pháp Kjeldahl qua 3 giai đoạn: công phá,
chưng cất và chuẩn độ. Mẫu được công phá đạm trong 3 giờ ở nhiều mức
nhiệt độ 110 - 370
o
C nhờ xúc tác H
2
O
2
và H
2

SO
4
đậm đặc. Sau khi công
phá mẫu được chưng cất giải phóng N
2
trong dung dịch kiềm (NaOH) và
hấp thu trong dung dịch acid Boric (H
3
BO
4
) có sự hiện diện của chất chỉ thị
Metylred. Sau đó chuẩn độ để xác định hàm lượng nitơ trong mẫu bằng
H
2
SO
4
0,1N. Trong đó, hàm lượng đạm bằng N x 6,25.
Chất béo thô
Được xác định bằng phương pháp Soxhlet với dung môi là Chlorofom. Chất
béo trong mẫu được chiết suất ra nhờ quá trình rửa hoàn toàn của
Chlorofom nóng.
Cacborhydrate: NFE = 100 – (Ẩm độ + Tro + Xơ + Đạm + chất béo)
3.5.3 Các chỉ tiêu tính toán
Tỷ lệ sống (Survival Rate – SR)
SR(%) = (Số cá thể cuối x 100)/ số cá thể ban đầu.

13

Tăng trọng (Weight gain – WG)
WG (g) = W

f
–W
i

Tăng trƣởng tuyệt đối DWG (g/ngày) = (W
f
– W
i
)/ T
Tăng trƣởng tƣơng đối – SGR (%/ngày) = 100 x (LnW
f
– LnW
i
)/T
Trong đó:
W
f
: khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm (g). Trong trường hợp bể có cá chết
thì W
f
= Khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm + khối lượng cá chết.
W
i
: khối lượng cá ban đầu (g)
T: thời gian thí nghiệm (ngày)
Lƣợng thức ăn cá ăn vào (g/con/ngày) = khối lượng thức ăn cá ăn vào/số cá
trong bể/thời gian nuôi.
Hệ số thức ăn (Feed Conversion Rate – FCR)
Khối lượng thức ăn sử dụng (g)
FCR =

Khối lượng cá gia tăng (g)
Trong đó:
Khối lượng thức ăn sử dụng = thức ăn cho cá ăn – thức ăn thừa (tính theo khối
lượng khô).
Khối lượng cá gia tăng = W
f
– W
i
(tính theo khối lượng tươi)
Hiệu quả sử dụng protein (Protein Efficiency Ratio – PER)
Khối lượng cá gia tăng
PER =
Lượng protein ăn vào
Trong đó:
Khối lượng cá gia tăng = W
f
– W
i


14
Lượng protein ăn vào = Phần trăm protein trong thức ăn x Khối lượng thức ăn
cá ăn vào.
3.5.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel và SPSS Version 16.0. So sánh
trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phương pháp thống kê ANOVA một nhân tố
và phép thử DUNCAN với mức ý nghĩa p<0,05.
Dựa vào số liệu tăng trưởng tương đối (SGR) để tính nhu cầu protein bằng
phương pháp đường cong hồi qui bậc hai. Phương pháp này được gọi là sự giảm bậc
đa thức bậc hai (quadratic regression). Sự giảm bậc hai này được biểu diễn bằng

phương trình y = ax
2
+ bx + c (x thể hiện hàm lượng protein và y biểu thị sự tăng
trưởng), trên đường cong của phương trình xác định được điểm cực đại là Y
max
. Giá trị
X
max
tương ứng với Y
max
được coi là hàm lượng protein tối đa cho tăng trưởng lớn
nhất.

15
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trƣờng
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm
Nghiệm
thức
Nhiệt độ
(
0
C)

pH

Oxy
(ppm)



Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
20%
26,63±0,83
27,45±0,89
7,5±0,31
7,9±0,43
5,19±0,42
5,29±0,58
25%
26,63±0,83
27,43±0,89
7,5±0,30
7,9±0,41
5,21±0,40
5,29±0,58
30%
26,25±0,83
27,45±0,89
7,5±0,33
7,8±0,48
5,21±0,40
5,23±0,51
35%
26,71±0,86

27,55±0,89
7,5±0,36
7,8±0,49
5,21±0,42
5,25±0,50
40%
26,71±0,86
27,55±0,89
7,5±0,35
7,8±0,48
5,17±0,44
5,25±0,50
45%
26,67±0,86
27,51±0,91
7,4±0,32
7,8±0,47
5,17±0,44
5,25±0,50
50%
26,65±0,84
27,48±0,90
7,4±0,32
7,8±0,48
5,10±0,50
5,25±0,50
Giá trị thể hiện số trung bình ± và độ lệch chuẩn
Trong thí nghiệm dinh dưỡng thì nhiệt độ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến
cường độ trao đổi chất, cường độ bắt mồi, cường độ hô hấp của cá, làm ảnh hưởng
đến kết quả thí nghiệm. Nhiệt độ buổi sáng trung bình dao động trong khoảng (26,63

– 26,71
0
C) và buổi chiều (27,43 – 27,55
0
C) nằm trong khoảng thích hợp cho cá. Theo
Trương Quốc Phú (2006) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho tôm cá nằm trong khoảng
25 – 30
0
C. Nhiệt độ trong trong ngày không đáng kể, ở buổi sáng chênh lệch 0,08
0
C
và buổi chiều 0,12
0
C. Như vậy, nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp cho cá sinh
trưởng và phát triển của cá thí nghiệm.
Qua bảng 4.1 cho thấy hàm lượng oxy hòa tan nằm trong khoảng (5,10 - 5,21
ppm) thích hợp cho cá. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên
5ppm (Trương Quốc Phú, 2006).
pH là nhân tố môi trường có ảnh trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy
sinh vật. Cũng như nhiệt độ, pH ảnh hưởng đến sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và
tỷ lệ sống của động vật thủy sản. Theo Trương Quốc Phú (2006) cho rằng pH thích
hợp cho sinh trưởng của cá từ 6,5- 9. pH trong thí nghiệm dao động trong khoảng 7,4-
7,9 nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của động vật thủy sản.
Theo Trương Quốc Phú (2006) thì các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, oxy có
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản, dinh dưỡng của

16
động vật thủy sản. Nhìn chung các yếu tố về môi trường trong thời gian thí nghiệm
đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá.
4.2 Tỷ lệ sống

Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 4.2 tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông khá cao, dao
động trong khoảng 95,83- 100%. Thấp nhất ở nghiệm thức 25% và 45% protein là
95,83% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng protein trong thức ăn khác nhau không làm
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông giống.
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông với hàm lƣợng protein khác nhau
NT
SR(%)
20 % protein
97,92±4,17
a

25 % protein
95,83±4,81
a

30 % protein
97,92±4,17
a

35 % protein
100±0,00
a

40 % protein
100±0,00
a

45 % protein
95,83±4,81

a

50 % protein
97,92±4,17
a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Các số liệu trong cùng một cột theo mang các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05)
Tương tự với kết quả thí nghiệm của Zehra and Khan (2012) trên cá lóc
(Channa striatus) giống khi cho cá ăn thức ăn có các mức protein khác nhau 30%,
35%, 40%, 45% và 50% protein. Tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (trích dẫn bởi Lư Tuấn (2013). Tương
tự nghiên cứu của Jindal (2011) trên cá trê trắng (Clarias batrachus) giống khi sử
dụng thức ăn có hàm lượng protein tăng dần là 35%, 40% và 45% thì tỷ lệ sống của cá
trê trắng giống khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Một nghiên cứu khác của Rebecca T. Lochmann và Harold Phillips (1994)
cũng đã kết luận rằng thức ăn thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Tác giả nghiên cứu nhu cầu đạm của cá vàng giống (Carassius auratus) gồm 5 mức
đạm khác nhau từ 21,2 – 31,5%, kết quả tỷ lệ sống từ 85,7 – 100% và các nghiệm thức
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bên cạnh đó nghiên cứu của Jindal (2011) trên cá trê trắng (Clarias batrachus)
giống cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ sống của cá khác biệt không có ý nghĩa thống

×