Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vấn đề đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.3 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Quan điểm chủ nghĩa Mác – LêNin
1.1. Quần chúng nhân dân
Những lực lượng cơ bản tạo thành công đồng quần chúng nhân dân bao gồm: Thứ
nhất, những người lao động sản xuất ra của cảI vật chất và các giá trị tinh thần; đó là hạt
nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân. Thứ hai, những bộ phận dân cư
chống lại giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột, đối kháng vơI cộng đồng nhân dân. Thứ ba,
những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đấy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của
mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quần chúng nhân dân không phải một cộng đồng bất biến mà trái lại, nó thay đổi
cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển
nhất định. Tuy nhiên, lực lượng cơ bản nhất của quần chúng nhân dân chính là những
con người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Ngoài ra, tuỳ theo mỗi điều kiện lịch sử xác định mà bao gồm trong cộng
đồng quần chúng nhân dân còn có thể bao gồm những lực lưọng giai cấp và tầng lớp xã
hội khác nhau.
1.2. Quan điểm của Mác – Lênin
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử.
Theo Mác - LêNin: con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phảI là theo
phương thức hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà là theo phương thức
liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của
những cá nhân hay tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhắm giải quyết các nhiệm vụ lịch
sử trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội - cộng đồng đó chính là quần
chúng nhân dân.
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân
chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết
và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống kinh tế − xã hội. Mác nêu khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. LêNin làm
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cách mạng vô sản thành công ở nước tiền tư bản, lực lượng công-nông là cơ sở để xây


dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết
quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp
bức đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác-LêNin là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá
trình hình thành tư tưỏng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đến với
chủ nghĩa Mác-LêNin.Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức
khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng cách mạng trong
phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới.
Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần
chúng nhân dân được phân tích từ ba giác độ sau:
- Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực
tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của
xã hội - đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn
lịch sử.
- Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng
thời cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội;
là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ
và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử. Hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở
hiện thực có ý nghĩa quyết định và là cội nguồn phát sinh những giá trị văn hoá tinh thần
của xã hội. Mọi giá trị sáng tạo tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là
để phục vụ hoạt động của quần chúng nhân dân và nó chỉ có ý nghĩa hiện thực một khi
được vật chất hoá bởi hoạt động thực tiễn của nhân dân.
Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và hoạt động cơ bản của mọi cuộc cách
mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có
một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất
phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy
có thể nói cách mạng là “ngày hội của quần chúng” và trong những ngày đó quần chúng
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhân dân có thể sáng tạo ra lịch sử “một ngày bằng hai mươi năm”. Như vậy, những
cuộc cách mạng và cải cách xã hội cần đến lực lượng quần chúng nhân dân và sức sáng

tạo của quần chúng nhân dân cũng cần có những cuộc cách mạng và cải cách xã hội.
2. Truyền thống dân tộc kinh nghiệm các nước
2.1. Truyền thống dân tộc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nước ta ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc
nghiệt. Do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt. Do yêu cầu tồn
tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân ở Việt Nam
phảI liên kết nhau lại, hợp sức để khai phá đất hoang, chống thú dữ, xây dung các hệ
thông thuỷ lợi, đê, đập, nhằm đảm bảo phát triển sản xuất.TrảI qua nhiều thế kỷ dựng
nước và giữ nước, sự gắn bó, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất của đồng bào các
dân tộc đã được coi như một tiêu chuẩn đạo dức.
Ngày nay, trước những biến đổi bất lợi về khí hậu, thời tiết có tính toàn cầu, càng
đòi hỏi nhân dân các dân tộc nước ta chung lòng hợp sức phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai
cũng như khắc phục hậu quả do bão lụt, hạn hán gây ra. Cuộc đấu tranh chinh phục thiên
nhiên vẫn đòi hỏi tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và thông qua
cuộc đấu tranh đó, đại gia đình các dân tộc Việt Nam càng thêm gắn bó chặt chẽ.
2.1.2. Điều kiện lịch sử
Cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có lịch sử chống giặc
ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Đất nước ta ở vào nơi thuận tiện trên trục đường giao
thông Bắc - Nam, Đông - Tây của thế giới, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí
địa lý - chính trị có tính chiến lược. Do đó, các thế lực bành trướng và xâm lược luôn
nhòm ngóvà tìm cách thôn tính nước ta. Điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam là lịch sử
chống giặc ngoại xâm liên tục và nhiều lần, trong đó có nhiều cuộc đấu tranh chống lại
những thế lực thù địch hùng mạnh, giàu có và hung bạo nhất thế giới. Chính vì vậy mà
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn sát cánh bên nhau, liên tục đứng lên chống giặc
ngoại xâm, đánh thắng quân xâm lược.
Đoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là truyền thống nổi bật nhất của dân tộc
Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử. Trong sự nghiệp cách mang do

Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống đoàn kết được phát huy cao độ, là một
trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Những thành tựu
đạt được trong quá trình đổi mới rất to lớn và đáng tự hào cho thấy khối đại đoàn kết dân
tộc ở nước ta
2.2. Kinh nghiệm các nước
2.2.1. Cách mạng tháng 10 Nga
Cách mạng tháng 10 Nga 1917 đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định
trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, dân chủ cho nhân dân. Từ chỗ
chi tiết đến CMT10 một cách cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo
con đường CMT10 và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã
mang lại cho phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là bài học cho sự huy động, tập
hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền
cách mạng. Điều này giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi”
để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau
này.
2.2.2. Cách mạng Trung Quốc
Trong các phong trào cách mạng thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú
ý đến cách mạng của Trung quốc và Ấn độ, với tư tưởng là đoàn kết các giai tầng, các
đảng phái, các tôn giáo... nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng. Người
đã học được ở Tôn Dật Tiên phương thức tập hợp lực lượng: ″phải có cùng mục tiêu
cùng lợi ích″.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Thực tiễn Việt Nam
3.1. Tình hình Chủ quan Việt Nam
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, tàu chiến Pháp nổ tiếng súng tiến công vào cửa biển Đà
Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu
hàng giặc. Năm 1862, cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ nhường cho Pháp, rồi đến năm
1884 thì đầu hàng hoàn toàn, công nhận quyền đô hộ của Pháp trên toàn cõi nước ta. Mở
đầu cho thời kỳ cai trị và áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời

ròng rã. Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền
thống đoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết. Nó kết thành một làn sóng vô
cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn thông qua các xu hướng
khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thất bại. Khảo sát
thực tiễn và kinh nghiệm của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20, Hồ Chí Minh đánh giá:
Phan Bội Châu: “ Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau ”
Phan Chu Trinh: “ Chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương ”
Hoàng Hoa Thám: “ Vẫn nặng về cốt cách phong kiến ”
3.2. Tình hình khách quan thế giới
Cách mạng tháng Mười Nga như bó đuốc đốt bùng lên soi sáng cho nhân dân ta bài
học con đường giải phóng, và tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh giành độc
lập tự do.
4. Đại đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh cho rằng “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn
kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có
sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc
đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
5

×