Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nhân vật an tiêm trong truyện quả dưa hấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.34 KB, 3 trang )

Nhân vật An Tiêm trong truyện Quả dưa hấu
November 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Em có cảm nghĩ gì về nhân vật An Tiêm trong
truyện Quả dưa hấu
DÀN BÀI
I. Mở bài:
Giới thiệu nhân vật An Tiêm và cảm nghĩ chung của mình về nhân vật ấy:
- Truyện Quả dưa hấu kể rằng An Tiêm cùng với vợ con bị vua Hùng đày ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển
khơi chỉ vì một lời nói ngay thẳng của chàng chẳng may lọt vào tai nhà vua khiến người nổi giận. Năm tháng
đằng đẵng trôi qua, cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cho thuyền ra đón An Tiêm trở lại đất liền. Hạnh phúc
đến với An Tiêm thật to lớn và hết sức bất ngờ. Thế nhưng, hạnh phúc đó không phải do lòng tốt của nhà vua
mà chính do phẩm chất tốt đẹp của chàng trai ấy tạo ra. Nói một cách khác, An Tiêm rất xứng đáng được
hưởng hạnh phúc ấy.
II. Thân bài:
1. An Tiêm là người muốn sống tự lập:
Tuy là con nuôi của vua được hết lòng yêu mến nhưngkhông vì vậy mà An tiêm đắc ý nên thường bảo: Của
biếu là của lo, của cho là của nợ.
Câu nói ấy lạc đến tai vua khiến nhà vua nổi giận và trừng phạt.
2. An Tiêm là người đầy nghị lực vượt qua mọi gian nguy:
Giữa đảo hoang, chỉ với thanh gươm cùn chàng đã hái rau, bắt ốc, trồng rau… nuôi gia đình.
3. An Tiêm là người thông minh đầy trí tuệ:
Thấy mồi chim ăn được nghĩ ngay là người ăn được.
Ăn thử, lấy hạt gieo chăm bón hết lòng.
4. An Tiêm cần cù nhẫn nại:
Kiên trì thả dưa ra biển mong nối nhịp cầu với đất liền, không nao lòng, nản chí.
5. An Tiêm chiến thắng hoàn cảnh, số phận:
Có người đến mua bán, đổi trao, đời sống của chàng ở đảo hoang trở nên no đủ hơn.
Nhà vua cho thuyền đến đón gia đình An Tiêm trở về triều đình.
III. Kết luận:
- Với nhân cách tốt đẹp của mình, An Tiêm rất xứng đáng được hượng hạnh phúc.
- An Tiêm khiến ta thêm vững tin vào tương lai ở bàn tay và trí óc của con người;


Với nhân cách tốt đẹp của mình, An Tiêm rất xứng đáng được hượng hạnh phúc
BÀI THAM KHẢO
Quả dưa hấu là truyện cố dân gian đặc sắc, không những nhằm giải thích nguồn gốc của thứ quả quý mà còn
đề cao sức lao động làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần quý báu của con người. Đặc biệt, truyện
đề cao An Tiêm, con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Nhận lộc vua ban, chàng trai này bảo: “Của
biếu là của lo, của cho là của nợ" nên bị đày cùng vợ con ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển khơi. Năm tháng
đằng đẵng trôi qua cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cha lại cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền.
Hạnh phúc ấy thật bất ngờ và to lớn nhưng do đâu mà có được nếu không phải là do nhân cách tốt đẹp của
chàng trai này tạo ra.
Nói như thế là làm nảy sinh một câu hỏi: An Tiêm là người như thế nào? Đọc truyện này, gặp chàng trai trên
trang sách, không ai lại không mến phục ý chí muốn sống tự lập dựa vào tài sức chính mình của An Tiêm. Vì
muốn sống tự lập mà chàng trai này đã không màng bổng lộc vua ban, xem thường của ngon vật quý vua tái
đãi. Cùng chính vì tính tự lập mà đã thốt lên câu nói mà phần mở bài đề cập đó chính là nguyên nhân tai họa
của chàng: An Tiêm cùng vợ con bị đày ra hòn đảo hoang vu mênh mông trời nước mà chỉ được mang theò
một cái gươm cùn, một chiếc nỗi và năm ngày lương thực.
Thế nhưng nghị lực lớn lao của An Tiêm và gia đình đã không cho phép họ chịu khoanh tay ngồi chờ chết hay
bất lực cúi đầu trước số phận. Chàng đã luôn luôn tìm cách vươn lên để tồn tại. Chàng đã cắp gươm đi thăm dò
đảo hoang để tìm ra một con đường sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.
Mượn hốc đá làm nhà ở, lấy trái chua, rau dại làm nguồn sống ban đầu. Bàn tay và khối óc của chàng cùng gia
đình đã tự cứu mình: trồng rau dại thành rau nhà, mò ngao, bắt hến, làm bẫy đánh chim. Đời tuy cơ cực nhưng
khí phách và lòng tin khó có gì lay chuyển được.
Một hôm, An Tiêm ra ngoài bài, một con chim đang ăn mồi, thấy động vội cất cánh bay, bỏ lại một miếng quả
nhỏ màu đỏ. Đâu ngờ miếng mồi nhỏ ấy lại mở đầu cho câu chuyện hạnh phúc của một con người thòng minh
sáng tạo. An Tiêm thầm nghĩ chim đã ăn được hẳn người cũng ăn được. Chàng liền cầm lên nếm thử, thây có
vị ngọt và ăn hết miếng quả ấy nhận ra đã đỡ đói lòng. Cách suy nghĩ ấy ngày nay có thể chúng ta cho là đơn
sơ thê nhưng vào thời bấy giờ đó chính là luồng ánh sáng trí tuệ, luồng ánh sáng dẫn tới nông nghiệp trồng
trọt, nuôi sỗng xã hội.
Cũng chính với ánh sáng trí tuệ vừa nói mà mồi lần thu hoạch dưa, chàng trai này đã chọn một số quả, kiên trì,
nhẫn nại đánh dấu thả trôi trên biển làm nhịp cầu bồng bềnh mong nối liền với đất liền. Quả nhiên, một hôm có
chiếc thuyền ghé đến hỏi mua dưa. Do đó, dưa được đưa về đất liền vua ăn ngon, hỏi thăm tung tích, biết được

đứa con nuôi yêu dấu của mình còn sống liền vội cho thuyền ra đón cả gia đình về.
Ngày về của An Tiêm và gia đình cũng là ngày bắt tay với hạnh phúc. Hạnh phúc to lớn bất ngờ nhưng không
bất ngờ đối với một người xứng đáng được hưởng như chàng trai này. Chàng đã gieo hạt, ươm trồng lòng tin,
hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với tất cả bàn tay cần cù và khôi óc thông minh sáng
tạo của mình. Nhưng đáng quý nhất là An Tiêm đã gieo trồng vào tâm trí thanh thiêu niên muôn thế hệ sau
những hạt giống đẹp của nhân cách của chàng.
Read more: />

×