Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp lai hoa lan hồ điệp tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 43 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
=====***=====




VŨ TÚ ANH




ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ TỔ HỢP LAI HOA LAN HỒ ĐIỆP
TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp





HÀ NỘI - 2015

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN


=====***=====




VŨ TÚ ANH




ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ TỔ HỢP LAI HOA LAN HỒ ĐIỆP
TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Chu Thị Ngọc Mỹ



HÀ NỘI – 2015

i
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận, nhận đƣợc sự

giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của ThS. Chu Thị Ngọc Mỹ, tôi đã từng bƣớc tiến
hành nghiên cứu khóa luận với đề tài: “Đánh giá đặc điểm sinh trƣởng và
phát triển của một số tổ hợp lai hoa lan Hồ điệp tại Gia Lâm - Hà Nội”.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ths.
Chu Thị Ngọc Mỹ, các anh chị trong Viện nghiên cứu rau quả tại Trâu Quỳ,
Gia Lâm - Hà Nội, TS. Dƣơng Tiến Viện và các thầy cô trong khoa Sinh -
KTNN cùng các thầy cô trong trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin đƣợc chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, tập thể
bạn bè, những ngƣời đã động viên, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin đƣợc chân thành cảm ơn tất cả!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Vũ Tú Anh



ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi trực tiếp nghiên cứu và có tham
khảo tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả. Tuy nhiên đó là cơ sở
để tôi thực hiện đề tài này. Đề tài là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, các
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa đƣợc
báo cáo trong các hội nghị khoa học nào. Nếu phát hiện bất cứ gian lận nào
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Vũ Tú Anh



iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích và yêu cầu 1
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
NỘI DUNG 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nguồn gốc lịch sử, phân loại, vị trí phân bố 3
1.1.1 Nguồn gốc lịch sử 3
1.1.2 Phân loại 3
1.2. Đặc điểm thực vật học 5
1.2.1.Thân lan 5
1.2.2. Rễ lan 6
1.2.3. Lá lan 6

1.2.4. Hoa lan 7
1.2.5. Quả lan 7
1.2.6. Hạt lan 8
1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 8
1.3.1. Nhiệt độ và ẩm độ 8
1.3.2. Ánh sáng 9
1.3.3. Các yếu tố dinh dƣỡng 9
1.3.4 Sâu bệnh 11

iv
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lan hồ điệp trong
và ngoài nƣớc 12
1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới 12
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam 13
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 16
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 17
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 17
2.1.3. Nội dung nghiên cứu 17
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Bố trí thí nghiệm 17
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
Các chỉ tiêu theo dõi 18
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Đánh giá đặc điểm hình thái của 7 tổ hợp lai hoa lan Hồ Điệp 20
3.1.1. Đánh giá đặc điểm hình thái thân của các tổ hợp lai 20
3.1.3. Đánh giá đặc điểm hình thái rễ của các tổ hợp lai 22
3.2. Đánh giá khả năng sinh trƣởng của các tổ hợp lai hoa lan Hồ điệp 23
3.2.1 Động thái tăng trƣởng chiều cao thân của các tổ hợp lai 24
3.2.2. Động thái tăng trƣởng chiều dài lá của các tổ hợp lai 25

3.2.3. Động thái tăng trƣởng chiều rộng lá của các tổ hợp lai 28
3.2.4. Động thái tăng trƣởng rễ của các tổ hợp lai 30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái thân các tổ hợp lai 20
Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái lá của các tổ hợp lai 20
Bảng 3.3. đặc điểm hình thái rễ của các tổ hợp lai 21
Bảng 3.4. Động thái tăng trƣởng chiều cao thân của các tổ hợp lai 23
Bảng 3.5. Động thái tăng trƣởng chiều dài lá của các tổ hợp lai 25
Bảng 3.6. Động thái tăng trƣởng chiều rộng lá của các tổ hợp lai 27
Bảng 3.7. Động thái tăng trƣởng rễ của các tổ hợp lai 30


vi
DANH MỤC HÌNH

Đồ thị 3.1: Động thái tăng trƣởng chiều cao thân của các tổ hợp lai 24
Đồ thị 3.2 Động thái tăng trƣởng chiều dài lá của các tổ hợp lai 27
Đồ thị 3.3. Động thái tăng trƣởng chiều rộng lá của các tổ hợp lai 28
















MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp
nhất. Hoa lan đƣợc coi là hoa tinh khiết, hoa vƣơng giả cao sang, vua của các
loại hoa [5]. Hơn nữa, hoa lan là một loài hoa đẹp có giá trị kinh tế, văn hóa
cao và đƣợc rất nhiều ngƣời ƣa chuộng.
Chính vì vậy ở một số nƣớc trên thế giới ngành trồng hoa cây cảnh nói
chung và hoa lan nói riêng là một ngành sản xuất công nghiệp đem lại hiệu
quả kinh tế cao, nó thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ ở
các nƣớc nhƣ: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia Việt Nam trong
những năm gần đây, thị trƣờng hoa lan Hồ điệp có sức tiêu thụ lớn hơn bất kỳ
một loại hoa nào khác và dù có bán với giá cao nhƣng cũng không đáp ứng
đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Mặt khác, trong quá trình nuôi trồng thử
nghiệm, lan Hồ điệp có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu miền
Bắc nƣớc ta, có khả năng phát triển trên quy mô công nghiệp và cho hiệu quả
kinh tế cao [9].
Tuy nhiên, thực tế sản xuất lan Hồ điệp tại Gia Lâm - Hà Nội còn chƣa
phong phú về giống và phải bổ sung thêm nhiều giống mới hơn để đáp ứng
đƣợc nhu cầu thị trƣờng. Các nghiên cứu thì chỉ mới tập trung ở một số biện
pháp kĩ thuật.

Từ những điều trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự
sinh trƣởng, phát triển của một số tổ hợp lai hoa lan Hồ điệp tại
Gia Lâm - Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Đánh giá sự sinh trƣởng và phát triển của 1 số tổ hợp lai lan Hồ điệp để
xác định đƣợc 1 số dòng triển vọng phục vụ sản xuất và bổ sung vật liệu trong
nghiên cứu lai tạo giống.

2
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá một số đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của một số tổ hợp lai
lan Hồ Điệp tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Mô tả đặc điểm hình thái của 1 số tổ hợp lai hoa lan Hồ điệp.
- Bƣớc đầu định hƣớng đƣợc các con lai hoa lan Hồ điệp phù hợp với
điều kiện ngoại cảnh tại Gia Lâm - Hà Nội.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu hoa nói chung và
hoa lan nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Toàn bộ kết quả nghiên cứu đƣợc vận dụng vào thực tiễn trồng lan Hồ
điệp, phục vụ thiết thực cho chọn tạo đƣợc các giống mới để phục vụ trong
sản xuất tại Gia Lâm - Hà Nội nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.








3
NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc lịch sử, phân loại, vị trí phân bố
1.1.1 Nguồn gốc lịch sử
Cây hoa lan đƣợc biết đến đầu tiên ở phƣơng Đông, nói về hoa lan là
phải nói đến ngƣời Trung Hoa. Theo Bretchacidor thì từ đời vua Thần Nông
(2800 năm TCN) ngoài sử dụng làm cây cảnh, một số loài lan rừng còn đƣợc
dùng làm thuốc chữa bệnh Đến đời nhà Minh - Trung Quốc (1278 - 1368)
cây hoa lan mới đƣợc biết đến, họa thành tranh và tranh hoa lan là loại tranh
nghệ thuật quý để trang trí nội thất thời bấy giờ [5].
Lịch sử nghiên cứu có thể nói Theoparastus(376 - 285 trƣớc Công
nguyên) là cha đẻ của ngành lan học và ông cũng là ngƣời đầu tiên dùng danh
từ Orchid để chỉ một loài lan có củ tròn. Sau đó, Robut Bron (1773 - 1858) là
ngƣời đã phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ khác [4]. Năm 1836, ông công bố
sắp xếp các tông lan và tên của tông lan do ông đƣa ra đƣợc dùng cho đến ngày
nay [3].
Lan Hồ điệp đƣợc khám phá vào năm 1750, đầu tiên đƣợc ông
Rumphius xác định dƣới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi
lại là Epidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định
danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl , và tên đó đƣợc dùng cho đến
ngày nay. Đến nay, đã phát hiện đƣợc hơn 70 loài, đa số mọc ở các vùng nóng
ẩm của châu Á [10].
1.1.2 Phân loại
Họ lan (Orchidaceae) là họ lớn thứ hai trong ngành Hạt kín với khoảng
800 chi và 30.000 loài phân bố khắp nơi trên trái đất nhƣng phong phú nhất là
ở các rừng ẩm nhiệt đới Đông Nam Á và Châu Mỹ [9]. Theo nghiên cứu mới
nhất, các nhà khoa học đã chi họ lan thành 6 họ phụ:


4
1. Apostasioideae
2. Cypripedioideae
3. Neottioideae
4. Orchidioideae
5. Epidendroideae
6. Vandoideae
Cả 6 họ phụ này đều phổ biến rộng rãi trên trái đất.
Họ lan của Việt Nam cũng rất phong phú, theo thống kê sơ bộ gần đây,
có khoảng 140 chi và 730 loài.
Lan Hồ điệp thuộc chi Phalaenopsis, có thê từ chữ Hy Lạp Phalaina - có
nghĩa à “bƣớm” và opsis - có nghĩa là “giống”. Đa số các loài của chi này có
hoa giống nhƣ con bƣớm. Chi Phalaenopsis có hơn 70 loài. Các giống đang
đƣợc trồng hiện nay, đại đa số đều đƣợc lai tạo từ các loại này [10].
Hiện nay, có nhiều chi lan khác lai với Phalaenopsis và lai ngay trong
cùng chi tạo ra 40.000 loài lai [11]. Chi lan Hồ điệp có thể chia ra thành 5
nhóm, trong đó có 2 nhóm quan trọng là:
- Nhóm Euphalaenopsis: chúng có đặc điểm nổi bật là cánh hoa dài và
rộng hơn lá dài. Cánh môi rộng và có 2 phụ bộ riêng biệt ở phía trƣớc. Bộ lá
thƣờng có màu xanh lục đậm ở mặt trên và đỏ sẫm ở mặt dƣới, hoa nhiều,
mảnh mai. Một số loài tiêu biểu: Phalaenopsis amabilis, P. Philippinensis, P.
Schilleriana
- Nhóm Stauro glottis: lá dài và cánh hoa cùng một cỡ, cánh môi hẹp,
không có phụ bộ ở phía trƣớc. Bộ lá có màu xanh lục nhạt ở cả mặt trên và
mặt dƣới lá. Hoa nhỏ hơn, cánh dày hơn, thƣờng có màu hoa văn. Một vài
loài tiêu biểu nhƣ: P. Amboinensis, P. Lindenii
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), Việt Nam có 7 loài Phalaenopsis:
P.amabilis, P. cornucervi, P. lobbi, P.gibbosa, P. mannii Reichb.f, P.petelotii
Mans.f, P.fuscata Reichb.f [2].


5
Gần đây, theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2005) [10], Lan Hồ
Điệp có màu sắc phong phú, nếu căn cứ vào màu sắc hoa để phân loại có thể
chia ra thành các giống:
- Giống hoa màu đỏ
- Giống hoa có sọc
- Giống hoa có đốm
- Giống hoa trắng
- Giống hoa cánh nền đỏ
- Giống hoa vàng
Nếu căn cứ vào kích thƣớc hoa có thể chia ra thành:
- Giống Hồ điệp lớn: Đƣờng kính hoa từ 10 cm
- Giống Hồ điệp trung bình: Đƣờng kính hoa từ 7,5 - 10 cm
- Giống Hồ điệp nhỏ: Đƣờng kính hoa <7,5 cm
1.2. Đặc điểm thực vật học
1.2.1.Thân lan
Theo Pfizer (1882) thân lan có thể xếp thành hai nhóm (dẫn theo
Nguyễn Tiến Bân, 1997) [1].
Nhóm lan đa thân (Sympodial): gồm các chi lan Kiếm (Cymbidium), lan
Hài (Paphiopedilum), lan Vũ Nữ (Oncidium), Cát lan (Cattleya), lan Hoàng
Thảo (Dendrobium) Cây trong nhóm này thƣờng không tăng trƣởng liên tục
mà có thời gian nghỉ sau những mùa tăng trƣởng. Thông thƣờng, phần nhìn
thấy của cây lan chỉ có lá, hoa và cuống. Chúng đƣợc mọc nên từ một đoạn
phình to, giống nhƣ củ hành nên ngƣời ta gọi là giả hành. Giả hành rất phong
phú về hình dạng đặc trƣng cho loài. Giả hành có thể rất dài nhƣ Hoàng Thảo
Phi Điệp (có thể dài tới 1m tùy từng loài), có thể ngắn hình thoi nhƣ Hoàng
Thảo Vảy Rồng, cũng có thể nhỏ nhƣ lan Kiếm
Nhóm lan đơn thân (Monopodial): gồm các chi Vanda, Hồ Điệp

6

(Phalaenopsis), Phƣợng Vỹ (Renanthera), Ngọc Điểm (Rhychostylis), Giáng
Hƣơng (Aerides) Thân lan đơn thân, phát triển theo chiều thẳng đứng. Khi
đỉnh bị tổn thƣơng, chồi bên xé rách bọc lá để hình thành.
1.2.2. Rễ lan
Đa số rễ của các loài lan có một lớp mô xốp bao quanh rễ thật. Rễ của
Phong lan có lớp mô xốp màu trắng ngà với nhiều công dụng khác nhau: bảo
vệ nguồn dẫn nƣớc bên trong của rễ, hút nƣớc và các muối khoáng bám trên
mặt rễ và hấp thụ cả hơi nƣớc trong không khí ẩm. Chúng còn có khả năng
bám chặt vào các vật mà chúng tiếp xúc. Ruột của rễ các loài lan là một sợi
rất chắc và khá dai nhƣ sợi cƣớc, chính vì vậy, rễ lan bảo đảm đƣợc cho cây
lan có thể bám trên các ngọn cây cao, ở các sƣờn non chót vót không bị gió
mạnh cuốn đi.
Miền chóp của rễ có chứa chất màu lục nên rễ cũng làm một phần chức
năng quang hợp của lá cây.
Nói chung rễ của loài lan dù phát triển nhanh, rễ cấp 1, cấp 2, có khi cấp
3 nhƣng không có rễ tóc nhỏ li ti nhƣ của các loài thực vật khác. Nếu tính về
diện tích bề mặt của cả bộ rễ một cây lan thì quá nhỏ so với bề mặt của các
loài thực vật khác (dẫn theo Trần Duy Quý và các cộng sự, 2005) [8].
1.2.3. Lá lan
Hầu hết các loài Phong lan đều là cây tự dƣỡng, do đó, nó phát triển rất
đầy đủ hệ thống lá. Lá mềm mại duyên dáng và hấp dẫn, lá mọc đơn độc hoặc
xếp dày đặc ở gốc, hoặc xếp cách đều đặn trên thân, trên củ giả. Hình dạng lá
thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nƣớc, nạc, dài hình kim, hình trụ dài, tiết
diện tròn hay có rãnh, đến loại lá hình phiến mỏng, dài, màu xanh bóng đậm
hay nhạt tùy theo vị trí sống của cây, đặc biệt rất hiếm loại lá hình tròn thuôn
dài xuống thành bẹ ôm lấy thân. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân
vòng cung (nhƣ cái quạt) hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V. Những lá dƣới

7
sát gốc thƣờng tiêu giảm đi chỉ còn những bẹ không có phiến hay giảm hẳn

thành vẩy.
Về màu sắc phiến lá thƣờng có màu xanh bóng, nhƣng đôi khi 2 mặt lá
có màu khác nhau. Thƣờng mặt dƣới lá có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại
khảm thêm nhiều màu sặc sỡ. Nhiều loài lan có lá màu hồng, màu nâu hồng
và nổi lên các đƣờng vẽ trắng theo các gân rất đẹp (Anoectochilus) (dẫn theo
Nguyễn Xuân Linh, 2000) [7].
1.2.4. Hoa lan
Hoa của tất cả các loại trong họ lan dù rất khác nhau về kích thƣớc, màu
sắc và hình dáng nhƣng chúng đƣợc cấu tạo theo cùng một khuôn mẫu gọi là
mẫu 3. Nghĩa là: hoa lan có 7 bộ phận gồm 3 cánh đài bên ngoài, 3 cánh hoa
và trụ của bông hoa. Đoạn cuống tiếp giáp bông hoa, lá bầu hoa có 3 tâm bì
chính là 3 ô của quả lan chứa đầy các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn (dẫn theo
Trần Duy Quý và các cộng sự, 2005) [8].
Dù rằng đa số loài lan có lá đài và cánh hoa không khác nhau nhiều về
màu sắc và hình dạng, lá đài ở phía ngoài cánh hoa, chúng thƣờng nhỏ hơn và
đôi lúc có màu sắc ít sặc sỡ. Một nét đặc biệt của các loại hoa này là một
trong 3 cánh hoa có hình thái khác hẳn so với hai cánh kia: cánh này gọi là
môi dƣới. Cánh môi thƣờng sặc sỡ, viền cánh hoa dợn sóng hoặc dƣới dạng
một cái túi, trang hoàng với những cái mũ mào (nhƣ mào gà), những cái đuôi,
cái sừng, những nốt màu Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
Trong một số trƣờng hợp, cánh môi còn là một cái bẫy dụ dỗ các côn trùng
giúp thụ phấn.
1.2.5. Quả lan
Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đƣờng nứt dọc, có dạng từ
quả cải dài (Vanilla) đến dạng hình trụ ngắn phình ở giữa (ở đa số các loài
khác). Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và

8
phía gốc. Ở một số loài, quả chín nở theo 1 - 2 khía dọc, thậm chí không nứt
ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này bị mục nát (dẫn theo Nguyễn Xuân

Linh, 2000) [7].
1.2.6. Hạt lan
Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti (do đó trƣớc đây gọi Phong lan là họ vi tử).
Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối chƣa phân hóa, trên một hạt mạng lƣới nhỏ, xốp,
chứa đầy không khí. Phải trải qua 2 - 18 tháng hạt mới chín. Phần lớn hạt
thƣờng bị chết vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm. Do đó, hạt
nhiều có thể theo gió bay rất xa, nhƣng hạt nảy mầm thành cây thì rất hiếm.
Chỉ có trong những rừng già, ẩm ƣớt, vùng nhiệt đới mới đủ điều kiện cho hạt
lan nảy mầm. Trọng lƣợng toàn bộ hạt trong một quả chỉ bằng 1/1000 đến
1/10 miligam. Trong đó, không khí chiếm khoảng 76% - 96 % thể tích của hạt
(hạt cây lan dƣờng nhƣ không có trọng lƣợng) (dẫn theo Nguyễn Xuân Linh,
2000) [7].
1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.3.1. Nhiệt độ và ẩm độ
Hồ điệp là một loại lan của vùng nhiệt đới mà sự tăng trƣởng của chúng
chịu ảnh hƣởng của hai mùa nắng mƣa rõ rệt. Tuy nhiên, Hồ điệp chỉ xuất
hiện ở các vùng rừng ẩm hoặc ven suối. Không có sự biến động đáng kể về
ẩm độ giữa mùa mƣa và mùa khô nơi Hồ điệp sinh sống, vì thế cây lan Hồ
điệp không có mùa nghỉ, mặc dù do sự bất lợi về thời tiết trong mùa khô. Cây
Hồ điệp có tăng trƣởng chậm hơn chút ít so với mùa mƣa trong điều kiện tự
nhiên. Nhiệt độ lý tƣởng tối thiều từ 22
0
C - 25
0
C vào ban ngày và 18
0
C vào
ban đêm. Tuy nhiên Hồ điệp là loài lan chịu nóng hơn đa số một số loài khác
do đó nó cũng có thể tăng trƣởng khá tốt ở bất cứ nơi nào có nhiệt độ cao hơn
tối đa 35

0
C vào ban ngày và 25
0
C vào ban đêm. Điều lƣu ý là nhiệt độ tối
thiểu của ngày và đêm là các giới hạn quan trọng của lan Hồ điệp. Theo

9
nghiên cứu của De - Vries (1953), cây Phalaenopsis schilleriana ở Indonexia
chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm xuống dƣới 21
0
C. Theo kết quả báo cáo của
bà Trần Thanh Vân (1974), 2 loài Phalaenopsis amabilis và P. Schilleriana
dƣới một năm tuổi trổ hoa trong khí hậu dài với điều kiện nhiệt độ 23
0
C vào
ban ngày và 17
0
C vào ban đêm.
Ẩm độ tối thiểu cần thiết là 60%.
1.3.2. Ánh sáng
Đây là loài lan có biên độ biến thiên khá rộng về ánh sáng, khoảng 5000
- 15000 1m/m
2
, ánh sáng hữu hiện cho loài này là 30%. Vì thế với giàn che có
độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài lan duy nhất chịu đƣợc ánh sáng
yếu, nhƣng thực tế nhu cầu về ánh sáng của chúng cao hơn nhiều, vì thế
không nên đặt lan Hồ điệp vào chỗ quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự
sinh trƣởng và trổ hoa. Hồ điệp với bộ lá màu xanh đậm chƣa phải là một cây
lý tƣởng cho việc ra hoa, hơn nữa cây trồng trong điều kiện này có khả năng
kháng bệnh kém. Cây lan đƣợc đặt tại nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải

với bộ lá màu xanh có ánh nhẹ màu vàng là tốt nhất.
1.3.3. Các yếu tố dinh dưỡng
Dinh dƣỡng đối với cây lan hết sức quan trọng. Tuy cây lan không đòi
hỏi số lƣợng dinh dƣỡng lớn nhƣng phải đầy đủ các thành phần. Tùy thuộc
vào từng thời kỳ sinh trƣởng của cây lan mà nhu cầu đối với thành phần dinh
dƣỡng có khác nhau:
- Các chất trong nhóm đa lƣợng:
+ Đạm (N): Đây là một nguyên tố cần thiết cho cây lan sinh trƣởng và
phát triển. Đạm giúp cho sự tăng trƣởng của lá, làm cây xanh tốt. Tuy nhiên,
nếu bón thừa đạm, thân lá tăng trƣởng quá mức sẽ mềm yếu, dễ đổ, dễ mắc
sâu bệnh và cây khó ra hoa. Thiếu đạm, cây sẽ có biểu hiện còi cọc, ra ít lá, ít
chồi mới, lá chuyển màu vàng rất nhanh, các lá già sẽ nhanh chóng chuyển

10
sang màu vàng sau đó đến các lá non, cây cằn cỗi, khó ra hoa.
+ Lân (P): Lân thúc đẩy việc ra rễ và ra hoa, giúp quá trình thụ phấn dễ
dàng, đậu quả nhiều. Khi thiếu lân thì cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, có màu xanh
đậm, rễ cây có màu xám đen và cây không ra hoa. Thừa lân dẫn đến chiều cao
cây không phát triển, lá dầy, cây sớm ra hoa nhƣng hoa nhỏ và chùm hoa bé.
+ Kali (K): Kali có tác dụng giúp cho sự phát triển của chồi mới, làm
tăng khả năng hấp thụ đạm của cây, tham gia vào sự vận chuyển nƣớc và chất
dinh dƣỡng trong cây. Ngoài ra Kali giúp cây cứng cáp, ít bị sâu bệnh, làm
cho hoa tƣơi tắn hơn. Nếu thiếu kali, cây sẽ cằn cỗi, khô đầu lá, dễ mắc sâu
bệnh, cây chậm ra hoa và hoa dễ bị dập nát. Thừa kali làm cho lá nhỏ và dễ
dẫn tới thiếu Magiê và Canxi.
- Các chất trong nhóm trung lƣợng:
+ Vai trò của Canxi (Ca): Đây là nhân tố cần thiết tham gia vào việc tạo
lập vách tế bào. Song nếu cây hấp thụ quá nhiều canxi sẽ làm giảm sự hấp thụ
sắt, tăng hấp thụ đạm làm cho cây có màu xanh khác thƣờng. Nhƣng khi cây
không đƣợc cung cấp đủ canxi thì cây sẽ kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn.

+ Vai trò của Magiê (Mg): Là một nguyên tố tham gia việc tạo nên diệp
lục. Khi thiếu Mg sẽ làm xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già,
cây dễ bị bệnh và khó ra hoa.
+ Vai trò của Lƣu huỳnh (S): Là thành phần của nguyên sinh chất trong
tế bào. Nếu thiếu S thì cây sẽ cằn cỗi, sinh trƣởng của chồi sẽ bị hạn chế, số
hoa giảm.
+ Vai trò của đồng (Cu) và sắt (Fe): Khi cây thiếu đồng sẽ có biểu hiện
phiến lá bị quăn và trên đó xuất hiện các đốm màu vàng, đầu lá chuyển màu
trắng, lƣợng hoa hình thành ít. Còn khi cây không đƣợc cung cấp đủ lƣợng sắt
các lá non trên cây sẽ trở nên úa vàng, cây còi cọc, ít ra hoa, dễ bị sâu bệnh
tấn công.
Các chất trong nhóm vi lƣợng: Chỉ cần một lƣợng rất nhỏ các nguyên tố

11
này là đủ cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, đây lại là
nguyên tố không thể thiếu đƣợc trong quá trình sinh trƣởng, phát triển của
cây. Nhƣ vậy, điều quan trọng là cần cung cấp vừa đủ vi lƣợng cho cây vì nếu
cung cấp thừa sẽ làm cho cây bị ngộ độc.
Khi cung cấp chất dinh dƣỡng cho lan thì không thể cung cấp một lúc với
một lƣợng lớn mà cần phải cung cấp thƣờng xuyên với một lƣợng nhỏ mỗi lần.
Tuỳ từng giai đoạn sinh trƣởng phát triển mà cung cấp loại phân cũng nhƣ
lƣợng phân cho phù hợp.
Nói tóm lại, hầu hết các loài lan đều sống tự dƣỡng, một số loài cộng
sinh với nấm nên việc lấy dinh dƣỡng từ môi trƣờng bên ngoài khá thuận lợi,
lan là loài cây không cần nhiều dinh dƣỡng, do đó, bón phân cho lan tốt nhất
là bón thƣờng xuyên với liều lƣợng thấp, tùy loài khác nhau mà bón với liều
lƣợng ở các giai đoạn cũng khác nhau.
1.3.4 Sâu bệnh
Sâu bệnh là một vấn đề nan giải trong quá trình sản xuất, nhân giống và
nuôi trồng hoa lan. Sâu bệnh rất dễ phát sinh nếu môi trƣờng không thuận lợi,

điều kiện chăm sóc kém, không đƣợc cung cấp đủ chất dinh dƣỡng.
Theo Trần Hợp (1990) [3], đối với cây lan thƣờng gặp 2 nhóm bệnh sau:
+ Bệnh không truyền nhiễm: tức là bệnh không lan truyền sang cây
khác. Nguyên nhân cây bị bệnh khi bón phân sai kỹ thuật, không đúng chủng
loại, quá liều lƣợng, bón không đúng thời kỳ sẽ gây ra những bệnh thối nõn,
thối rễ và đốm đen ở trên lá lan. Vì vậy, nên hiểu rõ đặc điểm sinh học của
từng loài lan để có phƣơng pháp chăm sóc hợp lý sẽ phòng tránh đƣợc nhóm
bệnh này.
+ Bệnh truyền nhiễm: bệnh này xuất hiện do các loại nấm, vi khuẩn và
vi rút gây nên. Vì thế, loại bệnh này có thể nhanh chóng lây lan sang các cây
khỏe mạnh khác. Các bệnh thƣờng gặp nhƣ: bệnh thối mềm lá do vi khuẩn

12
Erwinia carotovara xâm nhập vào vết thƣơng cơ giới gây nên. Ta có thể
phòng trừ bệnh này bằng cách cắt bỏ chỗ bị bệnh và bôi vôi vào vết cắt,
ngừng tƣới nƣớc 1 - 2 ngày để chờ cho vết cắt lành lại. Đối với bệnh thối nâu
ta cũng phải cắt bỏ chỗ bị bệnh và phun các thuốc Streptomycin, New
Kasuran 16,6% BTN, Kasai 21,2wp. Bệnh thối đọt dùng các loại thuốc nhƣ:
Score 250EC, Tilt Super 300EC, Viben 50BTN Bên cạnh đó còn có một số
bệnh thƣờng gặp nữa nhƣ: bệnh đốm nâu, bệnh đốm vàng, đốm vòng, bệnh
khô lá, héo rễ… với mỗi loại bệnh có thuốc phòng trừ riêng.
Hồ điệp vẫn bị một số loài côn trùng căn phá nhƣ. Loài mạc, rệp nhỏ đến
nỗi măt thƣờng không phân biệt đƣợc, nếu ta nhìn mặt trên lá màu xanh mƣớt
có lốm đốm màu rỉ sét, sần sùi mặt trên và dƣới - nhiều ngƣời có thể nhầm lẫn
cây nhiễm virut hoặc nấm. Với kính lúp có độ phóng mạnh, ta có thể nhìn thấy
đƣợc những con côn trùng nhỏ xíu màu hơi đỏ. Ngoài ra một loài rệp đốm và
vảy u với kích thƣớc lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Serpa với
nồng độ nửa muống canh cho 4 lít nƣớc sẽ thu đƣợc kết quả chắc chắn.
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lan hồ điệp trong và ngoài nƣớc
1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới

- Tình hình sản xuất hoa lan Hồ điệp trên thế giới đang phát triển mạnh
mẽ và đã trở thành một ngành thƣơng mại lớn cho các nƣớc trồng và xuất
khẩu hoa. Diện tích ngày càng đƣợc mở rộng và không ngừng tăng lên,
nhiều tạp chí về hoa lan đƣợc xuất bản, nhiều cuộc hội thảo về hoa lan đã
đƣợc tổ chức.
- Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Do giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ của cây hoa lan cao nên rất nhiều nƣớc
trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, cũng nhƣ chọn lọc
và lai tạo giống mới [6].
+ Nhân giống bằng phƣơng pháp hữu tính: là sự kết hợp giữa hai giao

13
tử đực và giao tử cái tạo hợp tử sau đó phát triển thành hạt và từ hạt phát triển
thành cây con. Đối với cây hoa lan, sự thụ phấn trong tự nhiên là do côn trùng
thực hiện. Hiện nay, hoa lan có thể đƣợc thụ phấn nhân tạo bằng phƣơng pháp
thủ công đơn giản. Do hạt lan quá nhỏ và chỉ có một phôi chƣa phân hóa nên
không thể gieo hạt nhƣ các loại hạt khác. Việc làm cho hạt lan nảy mầm là
một vấn đề khó khăn trong thời kỳ đầu phát triển ngành lan.
Nhờ phƣơng pháp nhân giống hữu tính, ngƣời ta đã lai tạo ra nhiều giống
mới mang nhƣng đặc tính tốt của bố mẹ, có màu sắc độc đáo, hình dáng, kích
thƣớc phong phú Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp nhân giống hữu
tính là thời gian từ khi cây mọc đến khi cây ra hoa kéo dài, phải mất 3 - 4
năm, có giống 7 - 8 năm nhƣ Cattleya. Mặt khác, đặc tính di truyền của con
lai không ổn định nên phƣơng pháp này chỉ đƣợc áp dụng trong chọn tạo và
lai tạo giống mới.
+ Nhân giống vô tính cây hoa lan trên thế giới: việc nhân giống vô tính
hoa lan bằng hình thức tách chiết thông thƣờng rất ít đƣợc áp dụng. Do kĩ thuật
phát triển mạnh nên phƣơng pháp nhân giống vô tính cây hoa lan bằng nuôi cấy
mô tế bào ra đời. Từ một tế bào với các tác nhân nhân tạo, có thể tạo ra một thể
hoàn chỉnh, phƣơng pháp này có thể nhân giống lan với tốc độ rất nhanh: 4 triệu

cây con/năm với ban đầu chỉ là 1 chồi non.
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam
- Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam:
+ Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng hoa, cây cảnh. Tuy
nhiên chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng nên ngành trồng hoa nói chung và ngành
trồng lan nói riêng vẫn chƣa thực sự phát triển, sản xuất lan ở Việt Nam mới chỉ
phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đà Lạt và Tp. Hồ Chí Minh.
+ Tp. Hồ Chí Minh có khí hậu ấm áp quanh năm là trung tâm văn hóa
kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật của miền Nam có một tiềm năng lớn về
nuôi trồng và kinh doanh hoa lan.

14
+ Ở Hà Nội, những năm gần đây, khi đời sống ngƣời dân thủ đô nâng
cao, nhu cầu thƣởng thức hoa lan tăng, nhiều khi cung không đủ cầu và phong
trào trồng lan tự phát lan rộng cả đến các vùng phụ cận khiến các nhà khoa
học phải vào cuộc, đi sâu nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh hoa lan.
+ Tại các trung tâm kỹ thuật Rau - hoa - quả, viện nông sinh học Nông
Nghiệp đã cho ra đời hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế nhƣ: Hồ
điệp (phalaenopsis), Cát lan (cattleya), lan Thái (dendrnobium)… Ngoài ra,
viện còn làm cố vấn kỹ thuật chuyển giao quy trình nuôi trồng một số giống
lan có hiệu quả kinh tế ở các tỉnh nhƣ Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn…
Nói chung vấn đề sản xuất - kinh doanh - xuất khẩu hoa lan ở Việt Nam
từ trƣớc đến nay vẫn còn ở mức tiềm tàng, trong khi đó sức cạnh tranh thị
trƣờng trên thế giới là rất lớn, những hoạt động kinh doanh và xuất khẩu trong
thời gian qua chỉ có ỹ nghĩa khởi động và hứa hẹn sự phát triển trong tƣơng
lai.
- Tình hình nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam
+ Nghiên cứu về thu nhập, chon tạo và đánh giá nguồn gen: Có những
bƣớc nghiên cứu về hoa lan nhƣ GS Phạm Hoàng Hộ với 289 loại đƣợc mô tả
và vẽ hình trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” [2], Nguyễn Xuân Linh và tập thể

cán bộ trung tâm hoa cây cảnh Viện Di truyền Nông Nghiệp đã thu thập đƣợc
88 loài lan thuộc 34 chi, trong đó có 30 loài có khả năng nở hoa tại Hà Nội.
Nó còn là tiền đề cho việc đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển của các giống
lan Hồ điệp so với các giống có nguồn gốc từ hạt.
+ Nghiên cứu về nhân giống hoa lan ở Việt Nam
Có các phƣơng pháp nhƣ:
Nhân giống bằng phƣơng pháp gieo hạt: do hạt lan nảy mầm hết sức khó
khăn nên phƣơng pháp này ít đƣợc áp dụng cả trên thế giới cũng nhƣ ở Việt
Nam. Phƣơng pháp này chỉ sử dụng chủ yếu trong việc lai tạo, nhằm chọn tạo
ra những giống mới có nhiều đặc tính mong muốn của con ngƣời.

15
Nhân giống bằng phƣơng pháp tách chiết: là phƣơng pháp đơn giản, dễ
làm, không tốn kém tuy nhiên hệ số nhân giống không cao.
Nhân giống bằng phƣơng pháp nuôi cấy tế bào: công nghệ invitro, trong
một thời gian ngắn có thể sản xuất một số lƣơng các giống khỏe, đồng đều và
sạch bệnh (PGS.TS Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2005)) [10], cây hoa
lan dễ nhân trong ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao. Cùng với Trƣờng
Đại học Nông Nghiệp I, Trung tâm Hoa cây cảnh kết hợp với Bộ môn nuôi
cấy tế bào của Viện di truyền Nông Nghiệp đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các
chất điều tiết sinh trƣởng đến quá trình nhân nhanh và khả năng ra rễ của chồi
và từ đây đã đƣa ra quy trình nhân giống lan Hồ điệp bằng nuôi cấy mô tế
bào.
+ Ngoài ra còn có các nghiên cứu về các biện pháp kĩ thuật (bón phân,
canh tác giá thể, tƣới nƣớc, làm giàn che, lắp đặt hệ thống thông gió…),
sâu bệnh.



16

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
* Đối tƣợng:
- 7 tổ hợp lai lan Hồ điệp:
STT
Tên tổ
hợp lai
Kí hiệu bố mẹ
Tên bố mẹ
Số
lƣợng
Tuổi
cây
1
H173
HĐ 64 × HĐ 11
Ban mai hồng ×
10 giờ
100
8
tháng
tuổi
2
H264
HĐ 12 × HĐ 03
V3(trắng lƣỡi vàng)×
Đỏ đại
100
8

tháng
tuổi
3
H154
HĐ 12 × HĐ 11
V3(trắng lƣỡi vàng)×
10 giờ
100
8
tháng
tuổi
4
H309
HĐ 13 × HĐ 05
V31 × vàng hoàng
hậu
100
8
tháng
tuổi
5
H233
HĐ 11 × HĐ 05
10 giờ × vàng hoàng
hậu
100
8
tháng
tuổi
6

H166
HĐ 06 × HĐ 12
Vàng chanh ×
V3(trắng lưỡi vàng)
100
8
tháng
tuổi
7
H329
HĐ 01 × HĐ 13
Cà phê × V31
100
8
tháng
tuổi

17

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Vƣờn sản xuất hoa lan Hồ điệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Hoa, cây cảnh- Viện Nghiên cứu Rau, hoa, quả - Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 3/2014 đến tháng 12/2014.
*Vật liệu: Các dụng cụ đo thí nghiệm nhƣ thƣớc thẳng, thƣớc panme,
các dụng cụ chăm sóc nhƣ vòi phun, tƣới, các dụng cụ cần thiết để chăm sóc
cây. Các loại phân bón: phân hữu cơ, phân tổng hợp.
2.1.3 Nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm: Đánh giá sự sinh trƣởng và phát triển của các tổ hợp con lai
lan Hồ điệp.

- Đánh giá đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai hoa lan Hồ điệp:
+ Đánh giá đặc điểm hình thái của rễ
+ Đánh giá đặc điểm hình thái của thân
+ Đánh giá đặc điểm hình thái của lá
- Đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển của các tổ hợp lai hoa lan
Hồ điệp:
+ Đánh giá động thái tăng trƣởng chiều cao thân
+ Đánh giá động thái tăng trƣởng chiều dài lá
+ Đánh giá động thái tăng trƣởng chiều rộng lá
+ Đánh giá động thái tăng trƣởng rễ
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên 7 tổ hợp con lai. Bố trí theo phƣơng
pháp tuần tự và không nhắc lại.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

×