Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hệ số lợi nhuận hoạt động và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.56 KB, 11 trang )

Hệ số lợi nhuận hoạt động -
Operating Profit Margin

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết lãnh đạo doanh
nghiệp đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi
nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số lợi nhuận
hoạt động được tính bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) chia cho doanh thu:
Hệ số biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay / Doanh thu

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động được tính cho các giai
đoạn khác nhau, chẳng hạn cho 4 quý gần nhất hoặc 3
năm gần nhất.

Ví dụ: Nếu EBIT lên tới 200 tỷ VNĐ trong khi doanh thu là
1000 tỷ VNĐ, thì Hệ số lợi nhuận hoạt động là:

200 tỷ VNĐ / 1000 tỷ VNĐ = 20%.

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động là một thước đo đơn giản
nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một doanh nghiệp
đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của
mình.

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng doanh
thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và
lãi vay. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là
quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng
nhanh hơn chi phí hoạt động.


Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến
hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có
thể xác định xem doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay
không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn
hay chậm hơn chi phí vốn.

Hệ số khả năng thanh toán
ngắn hạn - Current Ratio
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính
mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các
khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp
vay hoặc nợ.

Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi
…), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp,
các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa,
thành phẩm, hàng gửi bán.

Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân
hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các
yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả
cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa
nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng
trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các
khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như
tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được tính theo công

thức sau:


Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng
không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn.
Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình
hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị
phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty
xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền
mặt có tốt không. Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi
các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì
công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản.

Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ
là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo
xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng
giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng
nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn
hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu
hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu
tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ở
đây xuất hiện mâu thuẫn:

Thứ nhất, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là
chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể
nói một cách đơn giản tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt
nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn.


Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu
(tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được) vẫn
còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn
không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán
được không đối lưu được) tức là có thể có một lượng lớn.

Tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản
không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời
Và khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ là
không cao nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán.

Thứ hai, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình
thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc
được hình thành từ nợ khác (như các khoản ký quỹ, ký cược…)
hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có
thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn
và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn
hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay.

Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý
của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành
nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn
Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại còn có tên tiếng Anh là
liquidity ratio.


×