Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

ngân hàng thương mại và hoạt động quản lí rủi ro cho vay của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.54 KB, 56 trang )

CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
CHƯƠNG I : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ
RỦI RO CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về NHTM và tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái quát về ngân hàng thương mại
Tuỳ thuộc vào hệ thống luật pháp . Mổi quốc gia có một khái niệm riêng về
ngân hàng.Tuy nhiên các khái niệm đó đều cho thấy rằng: NH là một tổ chức kinh
doanh tiền tệ và thực hiện đồng thời ba nghiệp vụ là: Huy động vốn, Cho vay và
thanh toán trung gian.
Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dung(TCTD) Việt Nam số 02/1997/QH 10
của Việt Nam thì: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng(gồm huy động vốn , cho vay và làm trung gian thanh toán)
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng gồm: Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển,
ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân
hàng khác.Trên thực tế, NHTM là ngân hàng mà huy động và cho vay ngắn hạn là
chủ yếu.
1.1.2. Tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1.Khái niệm
Tín dụng là sự chuyển tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị ( hình thái hiện
vật hay hình thái tiền tệ) từ người cho vay sang người đi vay dựa trên sự tin tưởng
sẽ nhận lại được một lượng giá trị lớn hơn ban đầu sau một thời gian nhất định.
Như vậy tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng mà trong đó có ít nhất một chủ
thể tham gia là ngân hàng. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một tổ
chức trung gian tài chính, vì vậy trong quan hệ tín dụng, ngân hàng vừa là người đi
vay vừa là người cho vay.
1.1.2.2.Nguyên tắc tín dụng của ngân hàng.
-Vốn vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng. Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn mà vay mượn thì phải
hoàn trả. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh được bảo toàn
vốn và phát triển.


-Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu về phát
triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ khác nhau. Đối với nền kinh tế thì đảm bảo
cho những khoản tín dụng ngân hàng cấp là hợp pháp. Còn đối với ngân hàng thì
đây là căn cứ để thẩm định yêu cầu vay vốn, xem xét tính khả thi của mục đích sử
dụng vốn.
-Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của chính phủ. Theo
thông lệ quốc tế, các NHTM căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách vay và tính
chất của khoản vay để yêu cầu khách hàng vay vốn có hoặc không có tài sản bảo
đảm tiền vay. Đảm bảo tiền vay chính là nguồn trả nợ cuối cùng trong trường hợp
việc kinh doanh của khách hàng vay kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ kéo dài, hoặc bị
ảnh hưởng của nguyên nhân khác không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Có như
vậy ngân hàng mới chủ động trong việc thu hồi nợ quá hạn, đảm bảo an toàn cho
hoạt động ngân hàng.
Trang 1
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
1.1.2.3. Phân Loại tín dụng ngân hàng thương mại
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
-Tín dụng ngắn hạn: thời hạn < 1 năm. tín dụng này được sử dụng để bổ
sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp, cho
mụch đích tiêu dùng cá nhân, phục vụ nhu cầu sản xuất của hộ gia đình
+Tín dụng trung hạn: thời hạn từ 1 đến 5 năm.Loại tín dụng này được sử
dụng vào vào việc mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỷ thuật,mở rộng qui mô,
đối với loại này có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+Tín dụng dài hạn: thời hạn >5 năm. tín dụng này được sử dụng để cung
cấp vốn cho XDCB và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng.
+Tín dụng đầu tư: Cho vay phục vụ cho nhu cầu đầu tư vào các hoạt
đọng sản xuất,kinh doanh.
+Tín dụng tiêu dùng: cho vay để phục vụ cho mụch đích tiêu dùng của

các cá nhân như: mua sắm nhà cửa, xe cộ
 Căn cứ theo hình thức bảo đảm.
+Tín dụng không có bảo đảm: là loại tín dụng không có tài sản cầm cố ,
thế chấp hay có bảo lảnh của ngưòi thứ ba mà việc cho vay là dựa vào một số tiêu
chí khác như: dựa vào uy tín của người đi vay, năng lực tài chính, tính khả thi của
dự án
+Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có
bảo lảnh của người thứ ba.
 Căn cứ theo tính chất ưu đãi
+Cho vay thông thường.
+Cho vay ưu đãi: áp dụng khi cho vay theo chỉ thị của chính phủ hoặc
theo chính sách kinh doanh của ngân hàng
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại
a. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng
xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
Rủi ro cho vay là kết quả của việc ngân hàng cho khách hàng vay và ngân
hàng nhận được giấy nhận nợ của khách hàng với sự cam kết là sẽ thanh toán cả
gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Tại thời điểm cho vay và chập nhận
giấy nhận nợ nghĩa là ngân hàng đã thừa nhận khả năng thanh toán đầy đủ và đúng
hạn của khách hàng với xác suất cao, còn xác suất mất khả năng thanh toán của
khách hàng là thấp hơn nhiều. Khi khách hàng bị phá sản, ngân hàng có thể mất
một phần hay toàn bộ vốn gốc và lãi phụ thuộc vào khả năng tiếp cận của ngân
hàng đối với tài sản của con nợ trong khi giải quyết phá sản hoặc giải thể.
b . Nguyên nhân.
*Nguyên nhân từ phía NHTM.
Nguyên nhân này thì rủi ro trước hết chúng ta phải kể đến các văn bản, chính
sách thể lệ tín dụng mà ngân hàng ban hành chưa rõ ràng, không bám sát thực tế,

còn nhiều kẻ hở và đây cũng chính là cơ hội để khách hàng tận dụng chiếm đạt vốn
của ngân hàng, làm cho ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi vốn
Trang 2
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
Bên cạnh nguyên nhân do các văn bản pháp lý chưa rỏ ràng thì chúng ta
không thể không kể đến rủi ro do các nguyên nhân khác :
+Cán bộ tín dụng của các ngân hàng còn yếu kém về năng lực, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp bị giảm sút. Chính vì vậy đã làm cho công tác đánh giá
các khoảng vay của khách hàng bị hạn chế, có khả năng xảy ra rủi ro rất cao như:
cán bộ tín dụng quá tin tưởng vào khách hàng nên xem nhẹ cộng tác thẩm định ,
không đánh giá tình hình tài chính của khách hàng trước khi cho vay hay một số
cán bộ ngân hàng tận dụng một số kẻ hở để chiếm đạt vốn của ngân hàng
+ Chính sách tín dụng, quy trình cho vay chưa chặt chẻ còn nhiều sơ hở
từ đó làm cho công tác xem xét đánh giá các khoảng vay không được chắt chắn và
khi đó làm cho các khoản vay có thể xảy ra rủi ro rất cao.
+ Cạnh giữa các ngân hàng cho nên các ngân hàng thường có xu hướng
kéo khách hàng về phía ngân hàng mình vì mụch tiêu dư nợ cao cho nên đã xem
nhẹ việc phân tích đánh giá nhận định sai về khách hàng, không thực hiện hoặc
thực hiện không tốt về đảm bảo tín dụng nhưng ngân hàng vẩn cho vay, cho nên
khi xuất hiện nợ quá hạn thì không phat mại tài sản được hoặc giá trị tài sản không
đủ để trả nợ.
*Từ khách hàng.
+ Đối với khách hàng là cá nhân: nhu cầu vay vốn không lớn, vốn vay
thường được sử dụng chủ yếu vào mụch đích sản xuất kinh doanh, mua sắm cho
nhu cầu sinh hoạt cá nhân.Chính vì vậy mà chúng ta cần đánh giá phương án sản
xuất kinh doanh của họ có khả thi hay không?, còn nếu đó là khoản vay dung cho
mụch đích sinh hoạt thì cần đánh giá thu nhập của họ có ổn định hay không?
+ Đối với khách hàng là doanh nhiệp: nhu cầu vay vốn lớn và vốn vay
thường được sử dụng vào đầu tư mở rộng qui mô sản xuất.Chính vì vậy mà khi có
sự thay đổi của thị trường làm cho hoạt động sản xuất có thể không tiếp tục được

và khi đó vốn sản xuất có thể không thu hồi được như vậy khi đó sẽ không có khả
năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng.
*Nguyên nhân khác:
Ngoài hai nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thì còn một
số nguyên nhân khác: thiên tai, lũ lụt… có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp
giảm gây khó khăn về vốn từ đó làm cho việc thanh toán lãi và các khoản vay cho
ngân hàng thường không đúng hạn; Môi trường kinh tế, môi trường chính trị xã hội
biến động theo chiều hướng tiêu cực làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của
ngân hàng.
1.3. Quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học toàn diện và có hệ
thống nhằm nhận dạng , kiểm soát , phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất , mất
mát , những ảnh hưởng bất lợi của ruỉ ro
1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro cho vay
Trước khi xây dựng một chương trình quản trị rủi ro cần xác định được mục
tiêu quản trị rủi ro của ngân hàng là gì , được thể hiện qua những chỉ tiêu định tính ,
định llượng như thế nào , có phù hợp với chiến lược hoạt động chung của ngân
hàng hay không . mổi mục tiêu đặt ra là các đích để ngân hàng cố gắng , phấn đấu
và hi vọng đạt đến , làm cơ sở cho họat động quản trị rủi ro đi đúng hướng . mục
tiêu nói chung của quản trị rủi ro là giúp cho ngân hàng khống chế đến mức thấp
Trang 3
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
nhất những chi phí về rủi ro dưới tất cả các hình thức , làm cực đại kết quả kinh
doanh và đảm bảo an toàn tài chính cho ngân hàng . Đối với hoạt động cho vay của
ngân hàng rủi ro đã hàm chứa ngay từ khi bắt đầu thực hiện cho vay chứ không
phải chờ đợi sự không trả hay trả chậm của người vay mới coi là rủi ro , đã là kinh
doanh thì chác chắn phải có rủi ro . vì thế vần đề đặt ra là không phủ nhận nó mà
phải tìm cách giảm thiểu đến mức tối đa tác hại của nó .
Hoạt động của NHTM chủ yếu là thu hút tiền nhàn rỗi của khách hàng với trách

nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán . Nếu ngân hàng không thu được số nợ mà họ đã cho vay thì NHTM không chỉ
bị mất vốn tự có của bản thân mà còn có nguy cơ không hoàn trả được số tiền đã
huy động của khách hàng . Vì vậy yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với NHTM là phải
thường xuyên thu hồi số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn trả số tiền đã huy
động của khách hàng và bảo đảm vốn tự có của bản thân . Do vốn chủ sở hửu của
ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản nên chỉ cần một tỉ lệ nhỏ
của danh mục cho vay có vấn đề là đã ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng đến
khả năng cạnh tranh của ngân hàng hoặc trong trường hợp xấu làm cho ngân hàng
có nguy cơ phá sản .
Để tối đa hoá giá trị cho các chủ sở hữu . Hoạt động cho vay ngoài các mục tiêu
tạo ra giá trị và bảo đảm được giá trị đó còn phải bảo vệ được thương hiệu của ngân
hàng . Như vậy mục tiêu của quản trị rủi ro cho vay là tối đa hoá tỉ lệ thu nhập đã
được điều chỉnh rủi ro của ngân bằng việc duy trì mức độ rủi ro cho vay trong
phạm vi vhấp nhận được . Các ngân hàng đang cố gắng nhiều hơn để quản trị rủi ro
bằng cách đánh giá , ước đoán . không chỉ mức tổn thất dự kíên trung bình mà còn
cả mức tổn thất ngoài dự kiến nữa . Quản trị rủi ro hiêụ quả là điều kiện thiết yếu
để quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và vô cùng cần thiết với sự thành công lâu
dài của ngân hàng .
1.3.3. Các nguyên tắc của quản trị rủi ro tín dụng
Nhận thấy 2 nguyên nhân gây ra rủi ro có tính chất xuyên suốt trong quá trình
hoạt động của các ngân hàng thương mại là mức độ tập trung tín dụng quá cao và
qui trình cho vay có vấn đề .uỷ ban Basel đã đúc kết từ kinh nghiệm hoạt động của
các chuyên gia trong hoạt động ngân hàng trên thế giới và công bố vào năm 1999
.các nguyên tác này áp dụng chung cho tất cả các hoạt động có tồn tại rủi ro tín
dụng và có thể dùng để đánh giá hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của một ngân
hàng .các nguyên tắc đưa ra bao gồm :
A. Thiết lập một môi trường rủi ro cho vay phù hợp
- Ban lãnh đạo sẽ có trách nhiệm cho việc phê chuẩn và định kỳ ít nhất là một năm
nhìn lại chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và chính sách rủi ro của ngân hàng chiến

lược sẽ phản hồi mức lợi nhuận mà ngân hàng mong muốn đạt được cho quá trình
quản lý điều tra.
2. Nhà quản trị cấp cao sẽ có trách nhiệm cho việc thực hiện chiến lược đã được
phê chuẩn bởi ban lãnh đạo và phát triển các chính sách và thủ tục cho việc nhận
dạng, đo lường, giám sát, và kiểm soát rủi ro tín dụng. Chính sách và thủ tục này sẽ
chỉ dẫn rủi ro tín dụng trong tất cả các hoạt động trong ngân hàng.
3. Ngân hàng sẽ nhận dạng và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và
các hoạt động. Ngân hàng sẽ bảo đảm rằng rủi ro của các sản phẩm và hoạt động
mới là được kiểm soát và có một thủ tục tương đối đầy đủ cho việc quản trị rủi ro
và được phê chuẩn trước bởi ban lãnh đạo.
Trang 4
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
B. Xây dựng một quy trình cho vay hợp lý
1. Ngân hàng cần xây dựng quy trình nhận dạng tốt các tiêu chuẩn tín dụng. những
tiêu chuẩn này sẽ bao gồm các hướng dẫn rõ ràng của ngân hàng về thị trường mục
tiêu và các đặc điểm của người vay như mục đích cơ cấu khoản vay và nguồn thanh
toán.
2. Ngân hàng sẽ thiết lập một hạn mức tín dụng cho từng người vay các nhân hay
từng nhóm khách hàng cho tất cả các cấp và các sản phẩm
3. Ngân hàng sẽ xây dựng các thủ tục cho việc cung cấp các khoản tín dụng mới và
giám sát các khoản tín dụng hiện tại một cách rõ ràng
4. Sự mở rộng các hoạt động tín dụng cần đặt trên cơ sơ mục đích dài hạn . và sự
mở rộng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm soát
C. Duy trì quá trình đo lường và giám sát chất lượng
1. Phải có cơ chế quản lí thường xuyên doanh mục rủi ro
2. Có hệ thống quản lí các khoản tín dụng cụ thể
3. Xây dựng một hệ thống xếp hạng nội bộ
4. Có hệ thống thông tin thích hợp và hiệu quả
5. Có hệ thống quản lí chất lượng danh mục dư nợ
6. Đánh giá được các xu hướng của nền kinh tế

D. Bảo đảm kiểm soát cho vay đầy đủ
1. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng một cách độc lập
2. Duy trì mức độ rủi ro phù hợp với các tiêu chuẩn nội bộ
3.Ngân hàng cần có một hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp trong
tình trạng có thể xảy ra rủi ro tín dụng
E. Vai trò của cơ quan giám sát :
1. Các nhà giám sát ngân hàng sẽ yêu cầu các ngân hàng cần có một hệ thống hiệu
quả để nhận dạng , đo lường , giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng như là một phần
trong tiến trình quản trị rủi ro của ngân hàng . các nhà giám sát sẽ tiến hành sự
đánh giá độc lập về chiến lược , chính sách . thủ tục và các hoạt động khác trong
việc cấp tín dụng và kiểm soát danh mục đầu tư của ngân hàng
1.3.4. Nội dụng của quản tri rủi ro tín dụng
a. Nhận dạng rủi ro
Để quản trị được rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro . Nhận dạng rủi
ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng . hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về
nguồn gốc rủi ro , các yếu tố mạo hiểm , hiểm hoạ , đối tượng rủi ro và các loại tổn
thất . Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi xem xét nghiên cức môi
trường hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro không chỉ
những loại rủi ro đã và đang xảy ra , mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có
thể xuất hiện đối với ngân hàng .
b. Đo lường rủi ro cho vay
Đo lường rủi ro là đo lường khả năng (xác suất) xảy ra các biến cố gây ra tổn thất
cho ngân hàng . và đo lường(ước tính )mức độ tổn thất khi các biến cố ấy xảy ra.
Quá trình đo lường rủi ro là quá trình thu thập số liệu , phân tích đánh giá tần suất
xuất hiện của rủi ro , Số lần xảy ra hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với
ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định và mức độ nghiêm trọng của rủi ro
- tổn thất, mất mát, nguy hiểm .
Trang 5
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP

c. Kiểm soát phòng ngừa rủi ro cho vay
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỉ thuật , công cụ chiến lược ,
các chương trình hoạt động để ngăn ngừa né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất
những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với ngân hàng . các biện pháp kiểm
soát rủi ro chia thành 3 nhóm .
Nhóm 1 : Nhóm các biện pháp kiểm soát các nguồn gây ra rủi ro
+ Đối với nguồn rủi ro do môi trường gây ra : Đây là nguồn rủi ro nằm ngoài khả
năng quản lí của ngân hàng ngân hàng chỉ có thể kiểm soát thông qua việc thu
thập lưu trữ các thông tin vè thị trường về diển biến kinh tế trong và ngoài nước về
chính trị văn hoá xã hội thường xuyên để chủ động đối phó
+ Đối với nguồn rủi ro khách hàng : Thu thập lưu trữ thông tin về tình hình kinh
doanh , năng lực tài chính của khách hàng , việc làm này giúp ngân hàng khắc
phục được tình trạng thông tin không cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và
rủi ro đạo đức của khách hàng
+Đối với nguồn rủi ro nhân viên ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn kinh nghiệm của nhân viên . trong vấn đề này cần
chú ý đến quản trị nhân sự đặc biệt là các kỉ thuật thúc đẩy nhân viên
Nhóm 2 : Các biện pháp giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra các biện
pháp này được đề ra để làm giảm mức độ thiệt hại nếu có rủi ro xảy ra những biện
pháp này có thể được đè ra trước hoặc sau khi tổn thất xuất hiện .
- Ngăn ngừa tổn thất biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi rủi ro
xảy ra bằng cách ứng dụng các hình thức , qui trình cho vay hợp lí . nếu có
rủi ro xảy ra thì bản thân các hình thức qui trình này sẽ hạn chế tổn thất ở
mức độ có thể được .
- Giảm thiểu tổn thất đây là những biện pháp nhằm giảm thiểu mức độ thiệt
hại rủi ro sau khi rủi ro xãy ra đó chính là biện pháp nhằm thu hồi cứa vãn
những tài sản còn sử dụng được hoặc các khoản nợ có thể thu hồi , đồng thời
xử lí các rủi ro khi ngân hàng đối mặt với chúng , nhờ đó mà giảm nhẹ tổn
thất .
Nhóm 3: Các biện pháp phân tán rủi ro cho vay : Phân tán rủi ro cho vay nhằm

tránh những tổn thất quá lớn vượt quá sức chịu đựng của ngân hàng phân tán rủi ro
là sự sắp xếp để một vài đối tưọng khác cùng gánh chịu rủi ro từ đó trung hoà rủi ro
ở mức độ rủi ở mức độ có thể chịu đựng được .Để phân tán rủi ro cho vay ngân
hàng thường sử dụng biện pháp đa dạng hoá rủi ro ,có nghĩa là hướng các hoạt
động cho vay đến đa dạng mà các hậu quả của hoạt động tín dụng đó không liên
quan với nhau chặc chẽ giúp loại trừ một số rủi ro
d. Tài trợ rủi ro cho vay
• Tự khắc phục rủi ro
Là hình thức ngân hàng chấp nhận chịu đựng tổn thất xảy ra có nghĩa là ngân
hàng tự mình thanh toán các tổn thất đó thông qua công tác phân loại tài sản có và
trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo quy định của ngân hàng nhà nước
Tự khắc phục rủi ro có ưu điểm là tăng động lực kinh doanh của ngân hàng trong
việc nâng cao trình độ kinh doanh nói chung để tăng hiệu quả kinh doanh bảo đảm
khả năng cạnh tranh mở rộng khả năng kinh doanh , đồng thời làm cho ngân hàng
có ý thức kiểm soát rủi ro chặc chẽ . Vì khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng là người
gánh chịu tổn thất . Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khi tổn thất xảy
ra quá lớn vượt quá sức chiụ đựng của ngân hàng sẽ làm ngân hàng rơi vào tình
Trang 6
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
trạng khủng hoảng tài chính thậm chí dẫn đến phá sản . Bên cạnh đó việc trích lập
dự phòng làm cho nguồn vốn của ngân hàng không được sử dụng tối ưu
• Chuyển giao rủi ro
Là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho các chủ thể có khả năng
chịu đựng rủi ro . các chủ thể này bằng chức năng của mình có thể triệt tiêu rủi ro
hoặc giảm chúng xuống mức tối thiểu . Chuyển giao rủi ro khắc phục được nhược
điểm của tự khắc phục rủi ro tuy nhiên khó tìm được người có khả năng nhận
chuyển giao rủi ro .
Trang 7
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY

TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Giới thiệu chung về NHNN&PTNT quận Hải Châu-TPĐN.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hải Châu
thành phố Đà Nẵng (NHNo & PTNT) có trụ sở tại số 202-NGuyễn Chí Thanh
Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc của hệ thống NHNo & PTNT, hoạt động của
chi nhánh NHNo & PTNT quận Hải Châu được đánh giá về qui mô thuộc loại lớn
của hệ thống NHNo & PTNT trên địa bàn Đà Nẵng. Kể từ khi ra đời và phát triển
cho đến nay, quá trình hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Hải Châu có
thể được đánh giá qua một số cột mốc thời gian cụ thể như sau:
Trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước: Ngày 26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng(Nay là Chính
Phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh,
trong đó có Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng phát triển
nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) : tất
cả chi nhánh NHNN huyện, Phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi
nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được
hình thành trên cơ sở Vụ Tín dụng nông nghiệp NHNN. Chi nhánh Ngân hàng phát
triển Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và các chi nhánh thành phố, huyện
thị cũng được thành lập. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trong giai đoạn này là
phục vụ các doanh nghiệp, hộ cá thể liên quan đến lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy-Hải
sản (không tham gia xuất khẩu).
Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký quyết định số 400/CT thành lập ngân hàng Nông nghiệp (NHNo) Việt Nam thay
thế Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng phát triển
nông nghiệp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũng được đổi tên thành NHNo tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 20/4/1991, NHNo Việt Nam thành lập thêm Sở giao dịch III - NHNo Việt
Nam tại thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 66 của Thống đốc NHNN Việt

Nam. Lúc này, trên địa bàn tỉnh có 14 chi nhánh thành phố, huyện, thị trực thuộc
NHNo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Chi nhánh NHNo thành phố Đà Nẵng ( sau này được gọi là chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hải Châu) trực thuộc NHNo tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng với nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
và các địa bàn lân cận, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp.
Ngày 19/10/1992 NHNo Việt Nam quyết định sát nhập Chi nhánh NHNo tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng vào Sở giao dịch III-NHNo Việt Nam thành Sở giao dịch
III- NHNo Việt Nam tại Đà Nẵng theo quyết định số 267/QĐ-HĐBT. Chi nhánh
NHNo thành phố Đà Nẵng lức này trở thành đơn vị trực thuộc Sở giao dịch III-
NHNo.
Ngày 15/11/1996 được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN ký
quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNo Việt Nam thành Ngân hàng nông
Trang 8
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(NHNo&PTNT). Do đó, Sở giao dịch III-
NHNo Việt Nam tại Đà Nẵng đổi thành Sở giao dịch III- NHNo&PTNT Việt Nam
tại Đà Nẵng.
Năm 1997, thực hiện việc chia tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng thành tỉnh Quảng
Nam và thành phố Đà Nẵng thì NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định tách Sở
giao dịch III NHNo&PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng và chi nhánh NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Nam theo quyết định số 515/QĐ của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt
Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng được đổi tên thành
NHNo&PTNT quận Hải Châu trực thuộc Sở giao dịch III.
Ngày 26/03/1999 NHNo&PTNT Việt Nam tách chi nhánh NHNo&PTNT quận
Hải Châu ra khỏi Sở Giao dịch III và nâng cấp thành chi nhánh NHNo&PTNT
thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 208/QĐ/HĐQT-02.
Ngày 26/10/2001, Sở giao dịch III-NHNo&PTNT Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng
sát nhập với Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng thành Chi nhánh
NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng và thành lập chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải

Châu ( trên cơ sở NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng cũ) theo quyết định số
424/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy.
:Quan hệ trực tuyến.
:Quan hệ chức năng.
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tổ chức theo
mối quan hệ trực tuyến kết hợp với tham mưu. Chi nhánh gồm có 45 nhân viên với
chức năng vá nhiệm vụ như sau:
Trang 9
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Kinh
Doanh Đối Ngoại
Phó Giám Đốc Kinh
Doanh Nội Tệ
Phòng Kế Hoạch
Kinh Doanh
Phòng Kế Toán
Ngân Quỹ
Phòng Tổ Chức
Hành Chính
Kiểm Sát
Viên
Phòng Giao Dịch Hoà Cường
Khuê Trung
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Kinh
Doanh Đối Ngoại
Phó Giám Đốc Kinh

Doanh Nội Tệ
Phòng Kế Hoạch
Kinh Doanh
Phòng Kế Toán
Ngân Quỹ
Phòng Tổ Chức
Hành Chính
Kiểm Sát
Viên
Phòng Giao Dịch Hoà Cường
Khuê Trung
Phòng giao dịch
nguyễn tri phương
Phòng giao dịch
hải châu
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
* Giám đốc là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm mọi công việc của
cơ quan theo các điều qui định trong điều lệ NHNo&PTNT Việt Nam và trước
pháp luật. Giám đốc có trách nhiệm giám sát kiểm tra đôn đốc toàn diện các hoạt
động của tất cả các phòng, các tổ trong nội bộ cơ quan. Quyết định các vấn đề về
hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền.
*Phó giám đốc phụ trách kinh doanh đối ngoại và kinh doanh nội tệ là người
trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về nội dung hoạt động, quyền hạn trách nhiệm
và nghĩa vụ trong kinh doanh theo các định chế về kế hoạch tín dụng của NHNo
&PTNT Việt Nam. Chủ động thực hiện thanh tra, kiểm tra chung phần lãnh thổ
được phân công nắm thực tế, đề xuất các biện pháp để chỉ đạo toàn diện về công
tác, kế hoạch và tín dụng cả nội tệ lẫn ngoại tệ.
* Phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng lập kế hoạch cân đối nguồn vốn,
theo dõi việc thực hiện các phương án kinh doanh, thanh toán quốc tế, kinh doanh
đối ngoại, cho vay các thành phần kinh tế, làm tham mưu chính về chiến lược kinh

doanh cho giám đốc và các bộ phận chuyên sâu. Tổ chức xây dựng kế hoạch kinh
doanh về huy động và đầu tư tín dụng. Thống kê, phân tích thông tin đề xuất chiến
lược kinh doanh và làm dịch vụ hướng dẫn đầu tư, thẩm định dự án đầu tư lựa chọn
phương án tín dụng, kĩ thuật nghiệp vụ, trực tiếp kinh doanh tín dụng, nắm bắt khả
năng thanh toán, tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm soát và đối chiếu liên hàng,
thanh toán bù trừ.
* Kiểm soát viên là người giám sát, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động
nghiệp vụ trong nội bộ của chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu.
* Phòng kế toán ngân quỹ chịu trách nhiệm hạch toán kế toán và thanh toán
hoạt động kinh doanh và tài sản của ngân hàng. Quản lý quỹ ngoại tệ, nội tệ, vàng
bạc kim loại quý, bảo quản hồ sơ pháp lý của khách hàng, bảo quản giấy tờ có giá
và các giấy tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện nghiệp vụ thu
chi tiền mặt. Ngoài ra, phòng kế toán kho quỹ còn phụ trách lĩnh vực công nghệ
thông tin cho mọi hoạt động nghiệp vụ của NHNo&PTNT như : tổ chức mạng, ứng
dụng các phần mềm quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu, xử lý các sự cố về công nghệ
thông tin.
* Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm quản lý công tác cán bộ, tham
mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ, thực hiện công tác
lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của Nhà nước.
* Phòng giao dịch Hòa Cường Khuê Trung thì có chức năng huy động, cho vay
và dịch vụ khác, được giao nhiệm vụ huy động vốn theo sự uỷ nhiệm của giám đốc
dưới các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu trái phiếu Đầu tư kinh doanh trực tiếp đến
các hộ sản xuất kinh doanh theo đúng điều lệ, chế độ ngành và theo luật định.
Trang 10
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng trong thời gian
qua hai năm(2005-2006).
2.1.3.1.Tình hình huy động vốn.
Bảng 1 :Tình hình huy động vốn Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Tiền gửi
của các
TCTD.
104.631 15,46 91.88 13.35 -12.74 -12,18
2.Tiền gửi
của các
TCKT.
238.857 35,28 258.4 37.53 19.52 8,17
3.Tiền gửi
của dân cư.
333.507 49,26 338.1 49.12 4.65 1,39
TỔNG CỘNG 676.995 100 688.416 100 11.42 1,69
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2006)
Trong năm 2006, tổng nguồn vốn huy động được là 688.416 triệu đồng với tốc
độ tăng là 1,69 % so với năm 2005 điều này do tiền gửi của các tổ chức tín dụng
giảm so với năm 2005. Tiền gửi của các TCKT trong năm 2006 cũng tăng tương
đối là 19.52 triệu đồng tăng 8,17% so với năm 2005, điều này đồng nghĩa với
trong năm qua chi nhánh đã có một chính sách chăm sóc khách hàng là khá tốt . .
Theo đánh giá của lãnh đạo chi nhánh thì nguyên nhân của sự tăng lên là trong năm
qua chi nhánh cũng đã đa dạng hoá tiền gửi với mức lãi suất thích hợp, có chính
sách ưu đãi cho những khách hàng có lượng tiền gửi lớn và thường xuyên, bên
cạnh đó chi nhánh đã bám sát tình hình thực tế để tiếp cận tiền nhàn rỗi của các hộ
thuộc diện giải tỏa, đồng thời chi nhánh cũng đã không ngừng thuyền xuyên quảng
cáo, giới thiệu ngân hàng khách hàng và nhò đó mà tiền gửi của dân cư trong năm
2006 đạt 338.1 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49.12% trong tổng nguồn vốn huy động. .
Tiền gửi của dân cư trong năm qua tăng tương đối tăng 18.502 triệu đồng với tốc
độ tăng 5,35%. Cụ thể, Tiền gửi bằng VND tăng 18.502 triệu đồng tăng 7,99%.
Nguyên nhân của sự tăng lên này phải kể đến là trong năm 2006, chi nhánh đã tăng

cường phát hành thẻ ATM miễn phí và việc mở thêm phòng giao dịch Hòa Cường
trong năm 2005 đã tiếp cận nguồn tiền từ các hộ mới nhận tiền đền bù giải tỏa. Mặc
dù việc phát hành thẻ ATM miễn phí nhưng lượng vốn huy động từ loại hình này
chưa cao do người dân chưa thấy được lợi ích của việc sử dụng thẻ. Trong năm qua
phòng giao dịch Hòa Cường đã huy động được 8 tỷ đồng mà chủ yếu từ các hộ
nhận tiền giải tỏa, tuy nhiên số tiền gửi này mang tính thời vụ nhưng nó cũng là
tiền đề để chi nhánh chuẩn bị nhận khoán và quảng bá hình ảnh của NHNo&PTNT
Việt Nam trong thời kỳ đất nươc bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển .
Trang 11
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
2.1.3.2.Tình hình cho vay.
Bảng 2 : Tình hình cho vay của chi nhánh trong hai năm qua 2005-2006:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.DSCV
900.478 100 1.211.000 100 310.522 34,48
a.Ngắn hạn.
683.827 75,94 978.366 80,79 294.539 43,07
b.Trung dài
hạn.
216.651 24,06 232.634 19,21 15.983 7,38
2.DSTN
769.400 100 878.625 100 109.225 14,20
a.Ngắn hạn.
479.976 62,38 696.659 79,29 216.683 45,14
b.Trung dài
hạn.
289.424 37,62 181.966 20,71

-
107.458
-37,13
3.DNBQ.
489.812 100 639.888 100 150.076 30,64
a.Ngắn hạn.
335.987 68,60 479.756 74,97 143.769 42,79
b.Trung dài
hạn.
153.825 31,40 160.132 25,03 6.307 4,10
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2006)
Năm 2006, DSCV đạt 1.211.000 triệu đồng tăng 310.522 triệu đồng với tốc
độ tăng 34,48% trong đó cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cụ thể DSCV ngắn hạn đạt
978.366 triệu đồng chiếm 80,79% DSCV, tăng 310.522 triệu đồng với tốc độ tăng
43,07% so với năm 2005 chủ yếu là để bổ sung vốn lưu động và đáp ứng các nhu
cầu hoạt động kinh doanh như cho vay để nộp thuế, trả lương, trả nợ,chuẩn bị hàng
hoá tiêu dùng trong diệp tết dương lịch, phục vụ cho mùa cưới…Theo nguồn tin
của bộ phận tín dụng thì nguyên nhân dẩn đến sự tăng DSCV năm nay là do thiên
tai năm nay xảy ra với qui mô lớn làm cho người dân bị đổ nhà, cây trồng bị hư hại,
… Do đó họ có nhu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất. Hơn nữa đây cũng là hình
thức cho vay với độ rủi ro thấp nhất về thời hạn so với các hình thức cho vay khác
do ít chịu ảnh hưởng của rủi ro thị trường, đó cũng là lý do tai sao trong năm qua
cho vay trung hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 19,21% DS và chỉ tăng 15.983
triệu đồng với tốc độ tăng 7,38%. Hoạt động cho vay trung dài hạn của chi nhánh
chủ yếu tập trung cho vay vào mua sắm các tài sản có giá trị, cho vay đầu tư dài
hạn vào SXKD đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh, ngoài ra chi nhánh còn
cho cán bộ chi nhánh vay để sữa chữa nhà cửa….Để đạt được mức tăng trưởng đó
là do trong quá trình hội nhập đang diễn ra, các doanh nghiệp bị cạnh tranh gay gắt
và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã bắt đầu thích nghi với cơ chế thị trường
nên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ do đó nhu cầu vốn rất lớn. Bên cạnh đó, cán bộ

chi nhánh đã cố gắng xây dựng cơ chế cho vay thông thoáng hơn ( cả lãi suất lẫn
thủ tục) để giải quyết nhanh nhu cầu vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong cho
vay.Đây là một trong những nguyên tắc của tín dụng là cho vay hoàn trả cả gốc và
lãi, do đo hoạt động cho vay thể tách rời với công tác thu nợ. Cho vay nhiều thì
Trang 12
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
công tác thu nợ cần phải được xem trọng hơn. Trong năm 2005 đạt 769.400 triệu
đồng thì đến cuối năm 2006 doanh số thu nợ đã đạt 878.625 triệu đồng, như vậy đã
tăng 109.225 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 14,20% so với năm 2005. Vì ngân
hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu nên nguồn thu nợ cũng chỉ tập trung vào nguồn
ngắn hạn là chủ yếu, năm 2006 đạt 696.659 triệu đồng tức đã tăng 216.683 triệu
đồng với tốc độ tăng trưởng là 42,79% so với năm 2005. Tuy nhiên cho vay trung
dài hạn thường có độ rủi ro hơn cho vay ngắn hạn do thời hạn cho vay càng dài thì
rủi ro càng cao nên công tác thu nợ khó khăn hơn nên năm 2006 DSTN đối với cho
vay dài hạn chỉ đạt 181.966 triệu đồng, giảm 107.458 triệu đồng với tốc độ giảm là
37,13%. Như vậy, qua bảng 2 cho thấy được dư nợ bình quân của cho vay trong
năm 2006 đạt 639.888 triệu đồng, đã tăng 30,64% so với năm 2005, tương ứng số
tuyệt đối tăng 150.076 triệu đồng. Kết quả này là do các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đã dần thích nghi với cơ chế thị trường, làm ăn có hiệu quả nên có nhu cầu
mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng trong quá trình phát triển,
chỉnh trang đô thị nên cần nhiều vốn cho quá trình này, do đó một số lượng lớn cá
nhân, hộ gia đình vay vốn để sửa chữa nhà….
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng
chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền %
1.Thu nhập.
43.457 56.696 13.239 30,465
a.Thu về HĐTD

35.876 46.698 10.822 30,165
b.Thu về DVTT&NQ
2.967 3.179 0.212 7,145
c.Thu từ các hoạt động
khác
4.614 6.819 2.205 47,789
2.Chi phí
32.687 58.698 26.011 79,576
a.Chi về HĐTD
27.578 47.878 20.300 73,609
b.Chi về DVTT&NQ
968 453 -515 -53,202
c.Chi khác
4.141 10.367 6.226 150,350
3.Lợinhuận:(3)=(1)-(2)
10.770 -2.002 -12.772 -118,589
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2006)
Ta thấy được thu nhập của chi nhánh có tăng từ 43.457 triệu đồng lên 56.696
triệu đồng tức tăng 13.239 triệu đồng với tốc độ tăng 30,46% trong đó thu nhập của
chi nhánh chủ yếu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Điều này cho thấy chi nhánh
chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ truyền thống là huy động và cho vay, các hoạt
động kinh doanh dịch vụ khác chưa phát triển. Tốc độ tăng của thu nhập và chi phí
đều tăng mạnh nhưng tốc độ tăng của chi phí tăng hơn nhiều. Cụ thể tốc độ tăng
của chi phí là 79,57%, trong khi đó tốc tăng của thu nhập chỉ là 30,46%, lý do là
hoạt động của ngân hàng trên địa bàn ngày càng trở nên gay gắt, các ngân hàng
mới ra đời thường áp dụng các hình thức huy động và cho vay hấp dẩn để lối kéo
khách hàng cũ và cạch tranh với ngân hàng khác chi nhánh phải tốn một khoản chi
phí đáng kể được thực hiện qua việc tăng lãi suất huy động, chi các hoạt dộng dịch
vụ và cac chi phí khác,…Do đó, lợi nhuận của năm 2006 âm -2.002 triệu đồng. Mặt
Trang 13

CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
khác, do tiền gửi kỳ hạn 12-24 tháng phải dự trữ bắt buộc làm cho chi phí huy động
tăng lên, nhất là trong điều kiện các NHTM đang phải tăng cường huy động vốn
trung dài hạn. Vì thế trong năm đến chi nhánh cần rà soát chất lượng tín dụng .
Tăng cường hơn nữa công tác thu nợ, hạn chế việc cho vay đối với các cán bộ có số
dư nợ xấu cao để tập trung vào việc thu nợ. Chi nhánh cần hạn chế sự gia tăng chi
phí bằng cách hạn chế những chi phí không cần thiết hoặc là cố gắng tăng mức thu
nhập cao hơn mức tăng chi phí thì lợi nhuận sẽ gia tăng hơn và lợi nhuận sẽ cao
hơn khi đó lợi nhuận của chi nhánh sẽ đạt được mục tiêu như mong muốn
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNN%PTNT quận hải
châu đà nẵng
2.2.1. Tình hình rủi ro chung năm 2005,2006
a. Tình hình nợ xấu
Bảng 4 : Nợ xấu năm 2005,2006
Đvt : Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tốc Độ(%)
Dư nợ bình quân
498812 639888 141076 28.28
Nợ xấu 20600 29823 9223 44.76
Tỉ lệ nợ xâu /
DNBQ
4.13 4.66
Nguồn : Báo cáo tình hình nợ xấu năm 2005 ,2006
Trong năm 2006 chi nhánh đã đạt được mục tiêu đề ra là khống chế tỉ lệ nợ
xấu dưới mức 5% . Đó là một kết quả tốt trong công tác quản trị rủi ro ,Tuy nhiên
không có nghĩa là không có lo ngại về rủi ro cho vay vì :
- Tỉ lệ nợ xấu tuy ở mức dưới 5% nhưng đã gần đạt tỉ lệ giới hạn của chi nhánh
- Tốc độ gia tăng của tỉ lệ nợ xấu 44% cao nhiều so với tốc độ tăng của DNBQ
28%

Đây là giấu hiệu cho thấy công tác quản trị rủi ro cho vay tại chi nhánh đang
tìm ẩn những nguy cơ gây ra rủi ro . Để đánh giá chính xác hơn ta phân tích nguyên
nhân của tình hình trên
+ Theo quy 493/QĐ NHNN một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với
chi nhánh mà có bất kì một khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi cao hơn thì chi
nhánh buộc phải phân loại khoản nợ còn lại của khách hàng vào vào nhóm nợ có
rủi ro cao hơn .việc áp dụng qui định mới trong phân loại nợ đã làm tăng mức độ
rủi ro của các khoản nợ
+ Các DNNN trước đây đã được gia hạn nợ nhưng hết kì hạn gia hạn vẫn
không đủ khả năng trả nợ do năng lực kinh doanh , bộ máy quản lí yếu kém . buộc
phải chuyển sang nhóm nợ cao hơn vì không thể gia hạn nnợ thêm được nữa
+ Hậu quả của tình hình thiên tai đặc biệt do cơn bão số 6 vừa qua và dịch
cúm gia cầm khiến hoạt động kinh doanh của khách hàng không thể khôi phục kịp
dẫn đến không trả nợ ngân hàng đúng như thoả thuận
+ Các nguyên nhân trên có thể lí giải sự tăng cao của nợ xấu tuy vậy không
thể không xem xét đến cơ chế quản trị rủi ro của chi nhánh . Nguyên nhân này sẽ
được làm rõ khi phân tích các nội dụng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh
Với mức dư nợ xấu của năm 2006 đã cho thấy chi nhánh cần phải xem xét và
có các biện pháp thích hợp để xủ lí mặc dù tỉ lệ vẫn còn trong giới hạn cho phép
Trang 14
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
nhưng nếu chi nhánh không có các biện pháp kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình
hình tài chính của chi nhánh trong thời gian tới . chi tiết hơn ta phân tích tình hình
rủi ro theo từng thành phần trong mục sau
b. Nợ được xử lí rủi ro tại chi nhánh
Bảng 5 : Dư nợ xử lí rủi ro 2006
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ đã xử
lí rủi ro 2006

Phân tích khả năng thu hồi
Mất
toàn
bộ
Thu một
phần
Thu chậm
1. DNNN 43010 620 25718 16672
2.DNNQD 0 0 0
3.Hộ gia đình , cá thể 11928 11888 40
Vay sản xuất kinh doanh 11888 11888 0
Vay tiêu dùng 40 0 40
Tổng cộng 66866 620 49494 16752
Nguồn : kế hoạch thu hồi nợ đã xử lí rủi ro năm 2006
Đây là số nợ đã được chi nhánh xử lí rủi ro và theo dõi riêng ngoài bẳng cân đối
kế toán . Việc tiếp tục theo dõi và xử lí nợ đã xử lí rủi ro tại chi nhánh nhằm làm
lành mạnh chất lượng tín dụng , trong sạch bảng cân đối kế toán đặc biệt tăng thu
nhập bảo đảm bảo qui mô hoạt động kinh doanh ngày càng tăng trưởng . theo kết
cấu của nợ xử lí rủi ro phần lớn các khoản nợ xử lí rủi ro là các DNNN tỉ trọng dư
nợ xử lí rủi ro thành phần kinh tế này chiếm đến 74% tổng dư nợ xử lí rủi ro và
cũng là thành phần có tỉ trọng mất trắng cao nhất . kế hoạch thu hồi dư nợ xử lí rủi
ro năm 2006 của chi nhánh là 6750 triệu đồng kết quả thu hồi đến ngày 31/12/2006
đạt 5650 triệu đồng đạt 85% so với kế hoạch .
2.2.2. Tình hình rủi ro theo ngành kinh tế :
Bảng 6 :Tình hình rủi ro theo ngành kinh tế
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ Tiêu
31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch 06/05
Số tiền
Tỷ

trọng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền T ốc đ ộ(%)
DNBQ
498812 100 639888 100 141076 28.3
Nông lâm thủy sản
39506 7.9 66420 10.38 26914 68.1
Công nghiệp
201769 40.5 258195 40.35 56425 28.0
Xây dựng
105898 21.2 129897 20.30 23999 22.7
Thương mại và dịch vụ
151639 30.4 185376 28.97 33737 22.2
NỢ XẤU
20600 100.0 29823 100 9223 44.8
Nông lâm thủy sản
5813 28.2 8708 29.2 2895 49.8
Công nghiệp
4058 19.7 3919 13.14 -139 -3.4
Xây dựng
6681 32.4 10617 35.6 3936 58.9
Thương mại và dịch vụ
4046 19.6 6579 22.06 2533 62.6
Trang 15
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
Tỷ lệ nợ xấu
4.13 4.66
Nông lâm thủy sản
8.72 9.11
Công nghiệp
2.01 1.52

Xây dựng
6.31 8.17
Thương mại và dịch vụ
2.67 3.55
Nguồn : Báo cáo tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế năm 2006
Nợ xấu của các ngành trong năm tăng lên so với năm 2005 riêng ngành công
nghiệp giảm không đáng kể ,cụ thể
Nợ xấu của ngành xây dựng tăng cao 3936. với mức tăng là 58% nguyên
nhân của điều này là do các năm trước đây cùng với định hướng phát triển kinh tế
đà nẵng là phát triển cơ sở hạ tầng , nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao vì thế
chi nhánh đã thực hiện chon vay các công trình đầu tư xây dựng cơ bản . Tuy nhiên
một số dự án đầu tư cơ bản hiện nay được đánh giá là có thất thoát cao . hơn nữa
giá cả sắt thép xi măng tăng cao một số công trình tạm dừng thi công ảnh hưởng
đến tiến độ thi công của công trình , thêm vào đó tình hình thiên tai khiến các
doanh nghiệp gặp không ít khó khăn làm ăn thua lỗ
Ngành thương mại dịch vụ phát triển khá dư nợ năm 2006 tăng 23999triệu
đồng so với năm 2005 số tương đối là 27% , tuy vậy đây cũng là ngành có mức dư
nợ xấu tăng nhiều nhất 62%
Ngành công nghiệp có mức dư nợ tăng và là ngành duy nhất có dư nợ xấu
giảm (3.4%)
2.2.3. Tình hình rủi ro theo thành phần kinh tế
Bảng 7 :Tình hình rủi ro theo thành phần kinh tế
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/05 31/12/06 Chênh lệch
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tốc độ (%)
1.DNBQ
498812 100 639888 100 141076 28,28
KTQD
125651 25,19 101166 15,81 -24484 -19,49
KTNQD

373161 74,81 538722 84,19 165560 44,37
2. Tổng nợ xấu 20600 100 29823 100 9223 44,77
KTQD
4977 24,16 11971 40,14 6994 140,53
KTNQD
15623 75,84 12493 59,86 -3130 -20,04
3.Tỷ lệ nợ xấu 4,13 4,66 0,53 12,8
KTQD
3,96 11,83
7,87 198,7
KTNQD
4,19 2,32
-1,87 -44,6
Nguồn : báo cáo tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế năm 2002
Theo mục tiêu đạt ra chi nhánh thực hiện hạn chế cho vay tín chấp . đồng thời
theo chủ trương cổ phần hoá một số DNNN có quan hệ tín dụng với chi nhánh đã
thực hiện cổ phần hoá do đó dư nợ đối thành phần KTQD giảm nhưng trong khi đó
nợ xấu đối với thành phần kinh tế này vẫn tăng rất cao 140,53%
Ngược lại trong năm qua chi nhánh đã chuyển hướng cho vay sang TPKTNQD vì
vậy dư nợ của thành phần này tăng 44.37%
2.2.4. Tình hình rủi ro theo chất lượng khoản vay
Bảng 8 : Tình hình rủi ro theo chất lượng khoản vay
Trang 16
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ Tiêu
31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch06/05
số tiền tỷ trọng số tiền
Tỷ
trọng

số tiền Tốc độ
Nợ xấu 20600 100 29823 100 9218 45%
- Nợ dưới tiêu chuẩn 11349 55,09 13454 45,12 2105 19%
- Nợ nghi ngờ 6081 29,52 9016 30,23 2933 48%
- Nợ có khả năng mất vốn 3170 15,39 7350 24,65 4180 132%
Nguồn : Báo cáo tình hình nợ xấu theo chất lượng khoản vay năm 2006
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì nợ cần chú ý được coi là bình
thưòng và có thể chấp nhận được trong kinh doanh . những khoản nợ này phát sinh
do tình trạng khó khăn tạm thời do các doanh nghiệp phụ htuộc vào các khoản phải
thu của mình hợc cũng có thể do ngân hàng xác định kì hạn khoản vay không phù
hợp với dòng tiền của người vay . đối với các khoản nợ này ngân hàng có thể tiến
hành gia hạn nợ để tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh và duy trì mối quan hệ
lâu dài với khách hàng . đây là các khoản nợ ngân hàng có khả năng thu hồi cao
Các khoản nợ dưới tiêu chuẩn : năm 2005 nợ xấu tập trung chủ yếu ở nhóm
này chiếm tỉm trọng 55% tổng nợ xấu đến năm 2006 giảm xuống 45% . thực tế thì
nợ dưới tiêu chuẩn vẫn tăng nhưng do nợ xấu chuyển sang nhóm rủi ro cao hơn nên
tỉ trọng nhóm nợ dới tiêu chuẩn giảm . đây là một giấu hiệu chứng tỏ hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh đang tìm ẩn những nguy cơ rủi ro
Các khoản nợ có khả năng mất vốn : Đây là nhóm nợ có mức độ rủi ro cao
nhất việc nhóm nợ này tăng lên nhiều hơn so với nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là một
nguy cơ cho hoạt động tín dụng của chi nhánh nếu chi nhánh không có những biện
pháp kịp thời tình hình này sẽ khiến cho chi nhánh gặp khó khăn về tài chính trong
những năm tới .
2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay tại chi nhánh NHNN
%PTNT quận hải châu
2.3.1. Mục tiêu quản trị rủi ro cho vay tại chi nhánh NHNN%PTNT quận
hải châu
Mục tiêu quản trị rủi ro cho vay tại chi nhánh có thể xem đó là chỉ tiêu tỉ lệ nợ
xấu mà chi nhánh đặt ra như sau :
Khống chế tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ < 5% không kể các khoản nợ xấu được

nhà nước xem xét cho khoanh nợ hay xoá nợ theo chính sách , trong khi thực hiện
các mục tiêu DSCV hàng năm tăng 16% lợi nhuận hàng năm tăng 10%
Chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của chi nhánh . Chi nhánh
đặt ra kế hoạch trích lập DPRR năm 2006 là 6784 triêu đồng và năm 2007 là 7461
triệu đồng
2.3.2. Nhận dạng rủi ro cho vay
Chi nhánh thực hiện nhận dạng rủi ro cho vay chủ yếu bằng phương pháp lưu
giữ hồ sơ số liệu tổn thất trong quá khứ . Tất cả các hợp đồng tín dụng có sự cố đều
được chi nhánh lưa giữ . khi có sự cố rủi ro xảy ra hội đồng xử lí rủi ro tại chi
nhánh đếu tiến hành phân tích đánh giá nguyên nhân gây ra từ đó đưa ra các giải
pháp phòng ngừa .Bên cạnh đó chi nhánh sử dụng hệ thống IPCAS để chia sẽ thông
tin về các khách hàng có quan hệ với hệ thống . các trường hợp xảy ra tổn thất mới
Trang 17
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
xuất hiện hoặc có tính chất bất thường đều được thông báo kịp thời để chi nhánh
biết và có biện pháp phòng ngừa .
Như vậy vấn đề nhận dạng rủi ro cho vay tại chi nhánh đã được chi nhánh nhận
thức và triển khai thực hiện khá tốt . kinh nghiệm từ các trường hợp rủi ro trong
quá khứ cũng như hiện tại được cán bộ tín dụng sử dụng để cân nhắc trong quyết
định cho vay và góp phần hạn chế các sự cố rủi ro không đáng có xảy ra cho chi
nhánh .Tuy vậy với cách nhận dạng rủi ro hiện đang thực hiện không thể giúp chi
nhánh dự đoán một cách toàn diện các khả năng xảy ra tổn thất trong tương lai .
Nhiều dạng rủi ro mới xuất hiện chi nhánh không thể lường trước được .Điều này
đòi hỏi chi nhánh cần có một mô hình nhận dạng rủi ro hoàn chỉnh hơn có khả năng
dự đoán một cách toàn diện hơn các trường hợp có thể gây ra rủi ro cho chi nhánh
chứ không để cho nó xảy ra rồi mới tìm cách phòng ngừa .
2.3.3. Đo lường rủi ro cho vay
2.3.3.1. Trước năm 2004 chi nhánh áp dụng phương pháp phân tích định tính
Trước 2004 chi nhánh chỉ áp dụng phương pháp phân tích định tính là chủ yếu
việc đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng dựa trên sự phân tích của cán bộ tín

dụng trên cơ sở các thông tin mà các bộ tín dụng thu thập được . phương pháp định
tính mà ngân hàng áp dụng trước đây dùng để đánh giá mức độ rủi ro của khách
hàng thông qua một qui trình thẩm định khá chặt chẽ dựa trên các tiêu chí sau
- Tư cách của người vay : cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra mục đích xin vay(hợp
pháp hay không). Phù hợp với chính sách cho vay của chi nhánh không?tính
trung thực và thiện chí trả nợ của người vay . uy tín của người vay với ngân
hàng , lịch sử quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng .
- Năng lực của người vay: cán bộ tín dụng sẽ thu thập các thông tin để đánh
giá năng lực pháp lí của khách hàng có đảm bảo để kí kết hợp đồng tín dụng
không không, phân tích năng lực kinh doanh của khách hàng thông qua các
báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin thu thập
được .
- Thu nhập của người vay: Có đủ để trả nợ vay hay không ? thu nhập của
người vay thay đổi hay ổn định .Đây chính là nguồn chính để người vay trả
nợ cho ngân hàng . thu nhập này bao gồm cả tính khả thi của dự án …
- Bảo đảm tiền vay : khách hàng sử dụng yếu tố nào để bảo đảm cho khoản
vay. Giá trị bảo đảm là bao nhiêu . giá trị tài sản bảo đảm có thay đổi hay ổn
định ….
- Các điều kiện khác : các nhân tố môi trường kinh doanh ,môi trường pháp lí
điều kiện tự nhiên thay đổi sẽ tác động như thế nào đến người vay? …
Cán bộ tín dụng sẽ thu thập thông tin để đánh giá các thông tin này sẽ được thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau cụ thể :
+ Nguồn khách hàng cung cấp
+ Nguồn phỏng vấn trực tiếp
+ Nguồn thông tin từ cán bộ tín dụng
+ Nguồn thăm thực địa khách hàng
+ Thông tin lưa trữ tại ngân hàng
+ Các nguồn khác
Sau khi xem xét từng yếu tố cán bộ tín dụng sẽ cân nhắc và đưa ra đánh giá
tổng hợp về mức độ rủi ro của người vay để từ đó ra quyết định cấp tín dụng và xác

định các yếu tố của hợp đồng tín dụng
Trang 18
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
 Phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm :
+ Việc phân tích đánh giá mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng kết quả đánh giá
phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng ,dễ xảy
ra sự cấu kết giữa cán bộ tín dụng với khách hàng gây ra rủi ro cho ngân hàng
+ Các chỉ tiêu đánh giá mang tính định tính , Tầm quan trọng của các nhân tố
không rõ ràng . cán bộ tín dụng khó khăn trong việc đưa ra đánh giá tổng hợp hoặc
kết quả đánh giá không phù hợp với mức độ rủi ro của người vay
+ Kết quả đo lường được chỉ mang tính chất định tính .
2.3.3.2. Hiện nay chi nhánh đã áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp
hạng khách hàng
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo&PTNT VN
là một qui trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được
các nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợ
vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác
- Để chấm điểm tín dụng ngân hàng phân chia khách hàng thành các nhóm :
+ Nhóm khách hàng doanh nghiệp
+ Nhóm khách hàng cá nhân
- Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được
thực hiện theo trình tự các bước như sau :
Bước 1 : Thu thập thông tin
Bước 2:Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh (gồm 4 ngành được phân loại
như sau
- Ngành nông lâm ngư nghiệp
- Ngành xây dựng
- Ngành công nghiệp
- Ngành thương mại dịch vụ
Bước 3 : Chấm điểm qui mô doanh nghiệp

Bước 4 : Chấm điểm các chỉ số tài chính , các chỉ số tài chính này được chấm điểm
theo thang điểm của từng ngành .
Bước 5:Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính bao gồm
- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưa chuyển tiền tệ
- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lí
- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch
- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh
- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác
Trong quá trình chấm điểm tín dụng cán bộ tín dụng sẽ thu đựơc các điểm ban
đầu(điểm của từng tiêu chí) và điểm tổng hợp (điểm ban đầu nhân với trọng số)
Trang 19
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Hạng Số điểm đạt được
AAA 92,4 – 100
AA 84,8 – 92,3
A 77,2 – 84,7
BBB 69,6 – 77,1
BB 62 – 69,5
B 54,4 – 61,9
CCC 46,8 – 54,3
CC 39,2 – 46,7
C 31,6 – 39,1
D < 31,6
Hạng khách hàng doanh nghiệp được mô tả như sau
Loại Đặc Điểm Mức độ rủi ro
AAA : loại tối ưu - Tình hình tài chính mạnh
- Năng lực cao trong quản trị
- hoạt động đạt hiệu quả cao
- triển vọng phát triển lâu dài

- vững vàng trước tác động của môi
trường kinh doanh
Thấp nhất
AA : loại ưu - khả năng sinh lời tốt
- hoạt động hiệu quả và ổn định .
- quản trị tốt
- triển vọng phát triển lâu dài
- đạo đức tín dụng tốt
Thấp nhưng về
dài hạn cao hơn
khách hàng hạng
loại AA+
A : loại tốt - tình hình tài chính ổn định nhưng
có những hạn chế nhất định
- hoạt động hiệu quả nhưng không
ổn định như khách hàng hạng AA
- quản trị tốt
- triển vọng phát triển tốt
- triển vọng đạo đức tốt
Thấp
BBB:loại khá - hoạt động hiệu quả và có triển
vọng trong ngắn hạn
- tình hình tài chính ổn định trong
ngắn hạn
- có thể bị tác động bởi môi trường
kinh doanh , kinh tế tài chính
Trung bình
BB : loại trung
bình khá
- tiềm lực tài chính trung bình có

những nguy cơ tìm ẩn
- hoạt động kinh doanh tốt trong
hiện tại , dễ bị tổn thương bởi
những biến động lớn trong kinh
doanh
Trung bình . khả
năng trả nợ gốc
trong tương lai it
đựoc đảm bảo
hơn khách hàng
BB+
Trang 20
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
B:loại trung bình - khả năng tự chủ tài chính thấp
dòng tiền biến động
- hiệu qủa hoạt động kinh doanh
không cao , chịu nhiều sức ép cạnh
tranh mạnh mẽ . dễ bị tác động lớn
từ những biến cố nhỏ
Cao, ngân hàng
chưa có nguy cơ
mất vốn nhưng về
lâu dài sẽ gạp khó
khăn nếu tình
hình hoạt động
kinh doanh của
khách hàng không
được cải thiện
CCC: loại dưới
trung bình

- hiệu quả hoạt động kinh doanh
thấp kết quả kinh doanh nhiều biến
động
- năng lực tài chính yếu . tình hình
tài chính đang gặp khó khăn
- năng lực quản lý kém
Cao , mức cao
nhất có thể chấp
nhận được
CC : loại dưới
trung bình
- hiệu quả hoạt động thấp
- năng lực quản lý kém
- năng lực tài chính kém , đã có nợ
quá hạn (dưới 90 ngày)
Rất cao , khả
năng trả nợ kém
C : loại yếu kém - hiệu quả hoạt động rất thấp .
không có triển vọng phục hồi
- năng lực tài chính , quản lì đều yếu
kém , đã có nợ quá hạn
Rất cao , ngân
hàng mất nhiều
thời gian và công
sức để thu hồi
D : loại rất yếu
kém
- các khách hàng này bị thua lỗ. tài
chính yếu kém . có nợ khó đòi ,
năng lực quản lí kém

Đặc biệt cao ,
ngân hàng hầu
như không thu hồi
được vốn cho vay
- Qui Trình chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản (tuổi , trình độ học vấn , nghề
nghiệp , thu nhập , nhà ở ……)
Bước 3 : Chấm điểm các tiêu chí quan hệ với ngân hàng
Bước 4 : Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Loại Số điểm đạt được Mức độ rủi ro
Aaa > = 401 Thấp
Aa 351 – 400 Thấp
a 301 – 350 Thấp
Bbb 251 – 300 Thấp
Bb 201 – 250 Trung bình
b 151 – 200 Trung bình
Ccc 101 – 150 Trong bình
Cc 51 – 100 Cao
c 0 – 50 Cao
d < 0 Cao
 Những ưu điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng
Trang 21
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
* Về mặt thực hiện :
- Hệ thống chấm điểm tín dụng cho phép chi nhánh có thể xử lí nhanh chóng
các đơn xin vay của khách hàng , hơn nữa hệ thống chấm điểm có thể được xây
dựng thành các chương trình tự động , do đó công việc còn lại của cán bộ tín dụng
là thu thập thông tin , và kết quả sẽ được xử lí theo chương trình .
- Giúp cán bộ tín dụng đánh giá người vay theo các tiêu chí rõ ràng thống

nhất . Tầm quan trọng của từng yếu tố được xác định rõ ràng . kết quả tổng hợp rõ
ràng
* Về phương pháp đo lường
- Hệ thống đã sử dụng nhiều biến số định lượng . Giảm bớt yếu tố chủ quan
của cán bộ tín dụng (cả về mặt chuyên môn lẫn đạo đức) khi đánh giá mức độ rủi ro
của người vay
- Gúp ngân hàng so sánh được mức độ rủi ro giữa các khách hàng với nhau từ
đó phân loại người vay . và hỗ trợ cho ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay
 Hệ thống chấm điểm tín dụng vẫn còn nhiều nhược điểm
- Thực chất của hệ thống chấm điểm tín dụng là sự so sánh mức độ rủi ro giữa
các người vay với nhau(Một người vay là tốt hơn(mức độ rủi ro thấp hơn )Nếu
điểm số của họ cao hơn) Theo nghĩa đó kết quả đo lường được dù là định tính hay
định lượng đi nữa đều mang một ý nghĩa chung đó là trả lời cho câu hỏi “ Trong
một tập hợp người vay hãy sắp xếp các người vay này theo mức độ rủi ro (tăng dần
hay giảm dần)” với cách làm như vậy thì không thể coi hệ thống này là một mô
hình đo lường theo đúng nghĩa được Điều cuối cùng chúng ta quan tâm trong kết
quả đo lường phải được xác định bằng đơn vị đo cụ thể . Cái chúng ta quan tâm
thực chất là Người A cao bao nhiêu mét , người B cao bao nhiêu mét . chứ không
phải là người A và người B ai cao hơn ai . với nhận định đó hệ thống chấm điểm
tín dụng mới chỉ dừng lại ở mức độ so sánh chứ chưa đạt đến mức độ đo lường
theo đúng nghĩa .
- Hơn nữa ngay cả khi ta thừa nhận kết qủa đo lường theo nghĩa thứ hai(so
sánh) mô hình vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm :
+ Hệ thống còn giới hạn các chỉ tiêu định lượng là các chỉ số tài chính. Nhiều
biến sử dụng để chấm điểm mang tính định tính , khó lượng hoá được . Việc cho
điểm các yếu tố này cũng chỉ là tương đối .Đồng thời một số biến số này lại dựa
trên cở sở đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng chẳng hạn các biến số định tính
mà ngân hàng sử dụng như tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lí sử dụng các
chỉ tiêu mà sự đánh giá đó phụ thuộc rất lớn vào cán bộ tín dụng (như môi trường
kiểm soát nội bộ, )

+ Trong thang điểm chấm điểm tín dụng theo các chỉ tiêu hoạt động khác Hệ
thống cho điểm tín dụng đối với công ty niêm yết như sau
Trang 22
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
Điểm chuẩn
20 16 12 8 4
Chủ Thể
Công ty
lớn ,
niêm yết
Công ty
trung bình
niêm yết
hoặc công
ty lớn
không niêm
yết
Công ty lớn
hoặc trung
bình không
niêm yết
Công ty
nhỏ niêm
yết
Công ty
nhỏ không
niêm yết
Theo thang điểm chấm này sẽ có những hạn chế :
Thứ nhất : Hệ thống không đưa ra các tiêu chuẩn để xác định công ty :lớn ,
trung bình , nhỏ

Thứ hai : Trong trường hợp so sánh một công ty lớn niêm yết đang có giá cổ
phiếu , trái phiếu đang sụt giảm nghiêm trọng hay công ty lớn có giá cổ phiếu thay
đổi( tăng , giảm )liên tục trên thị trường chứng khoán ,với một công ty trung bình
nhưng có giá cổ phiếu của nó tăng tương đối ổn định . rõ ràng mức độ rủi ro của
công ty trung bình không thể nói là cao hơn so với công ty lớn được điều này cũng
đồng nghĩa với điểm chuẩn của công ty trung bình không thể thấp hơn điểm chuẩn
của công ty lớn kia được . Vì vậy một khi hệ thống chấm điểm sử dụng các thông
tin liên quan đến thị trường chứng khoán thì các thông tin phải đi sâu hơn nữa chứ
không chỉ đơn giản là dừng lại ở tiêu chuẩn niêm yết của một công ty nghĩa là Mô
hình đã bỏ sót nguồn thông tin quan trọng đó là các thông tin trên thị trường chứng
khoán . Trong mô hình cho điểm tín dụng hầu như không đề cập đến việc sử dụng
các nguồn thông tin này . Trong khi đó cùng với sự phát triển của thị trường chứng
khoán ở nước ta các nguồn thông tin từ thị trường này sẽ ngày càng đa dạng mang
tính cập nhập cao . Trong một thị trường tài chính hoàn hảo các thông tin về giá cả
cổ phiếu , trái phiếu của các công ty thể hiện sự đánh giá của thị trường đối với một
công ty , sự đánh giá này phản ánh đầy đủ các thông tin về một công ty . Do đó
việc sử dụng các thông tin này là không thể bỏ qua trong việc đánh giá người vay .
+ Rất ít khách hàng có đủ điều kiện để xếp hạng tốt như AAA , AA , trong
khi đó thực tế vẫn có nhiều khách hàng đủ điều kiện nguyên nhân của điều này là
do Mô hình sử dụng tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng để đánh
giá mức độ rủi ro của người vay .Trong khi đó nhiều khách hàng tôt lại là khách
hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu do đó điểm số dành cho họ sẽ bị giảm đáng kể .
+ Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới , sự thay đổi của công nghệ ,các
ngành kinh tế luôn có sự chuyển dịch mạnh mẽ . Mô hình Không có một lí do kinh
tế rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các biến số mà ngân hàng
sử dụng để đánh giá theo thời gian , Dù là trong ngắn hạn hơn nữa bản thân các
biến số mà ngân hàng sử dụng luôn thay đổi theo thời gian . Đặc biệt trong điều
kiện thị trường và kinh doanh luôn thay đổi .
+ Đối với các chỉ tiêu định lượng mô hình nặng về phân tích các báo cáo theo
chiều ngang , sự so sánh theo chiều dọc giữa các kì báo cáo liên tiếp còn hạn chế .

Điều này sẽ dẫn đến tình trạng quá tập trung vào tình trạng hiện tại của người vay
mà không xem xét quá trình phát triển trong quá khứ . Về điểm này ta có thể so
sánh mức độ rủi ro của hai công ty có tình hình hiện tại(các chỉ số tài chính hiện
tại) là như nhau , vậy thì theo mô hình hai công ty này sẽ có cùng một mức độ rủi
Trang 23
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
ro như nhau . bây giờ ta mở rộng sự xem xét khi đó ta nhận thấy rằng một trong hai
công ty đó có các chỉ số này phần lớn thay đổi theo chiều hướng tốt để đạt đến tình
trạng hiện tại . công ty còn lại có sự thay đổi theo chiều hướng xấu để đạt đến tình
trạng hiện tại . Vậy thì trong trường hợp này mức độ rủi ro của hai công ty này phải
khác nhau trong mô hình điểm số không có tiêu chuẩn để đánh giá được các biến
động lịch sử của người vay một cách rõ ràng và mang tính định lượng cao .
+ Hệ thống xếp hạng vẫn còn dựa trên một tiêu chí đó là mức độ rủi ro của
khách hàng trên thực tế việc đánh giá khách hàng còn phải dựa trên một tiêu chí
quan trọng đó là tổn thất do người vay gây ra cho ngân hàng khi họ không thực
hiện các nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng . rõ ràng ngân hàng cần
phải so sánh một khách hàng hạng AAA hiện tại không có bất cứ tài sản bảo đảm
nào và một người vay hạng BBB có tài sản bảo đảm bằng giá trị khoản vay thì
khách hàng nào tốt hơn khi chọn cấp tín dụng .
+ Ngân hàng định giá khoản vay theo mức độ rủi ro do đó việc đo lường chính
xác mức độ rủi ro là yếu tố vô cùng quan trọng . Đó cũng là cơ sở cho việc trích lập
vốn dự trữ . Tuy vậy theo phương pháp cho điểm tại chi nhánh kết quả chỉ mang
tính định tính . do đó không thể cho phép chi nhánh đo lường chi phí rủi ro một
cách chính xác . cũng như tính toán vốn dự trữ một cách tối ưu nhất . điều này đòi
hỏi chi nhánh phải có một mô hình đo lường rủi ro mang tính định lượng cao
+ Các mô hình đo lường rủi ro mới đang được các công ty tài chính hàng đầu
trên thế giới áp dụng cho phép đo lường mức độ rủi ro của từng khách hàng theo
từng thời điểm trong suốt thời gian cấp tín dụng .và có khả năng dự báo sớm sự vỡ
nợ của người vay . Với mô hình điểm số mức độ rủi ro của khách hàng hầu như
không thay đổi trong suốt thời hạn của hợp đồng trừ khi có những biến cố lớn(về

mặt lí luận muốn vậy ngân hàng phải đánh giá người vay theo thời đỉêm được xem
là xấu nhất trong chu kì kinh doanh của họ ) thực tế cho thấy với những điều kiện
kinh tế thị trường không ngừng biến động . điều kiện kinh doanh thay đổi không
ngừng mức độ rủi ro của khách hàng cũng thay đổi thường xuyên do đó mô hình sử
dụng phải mang tính cập nhật cao hơn.
2.3.4. Công tác kiểm soát rủi ro cho vay tại chi nhánh
Được đánh giá là biện pháp chủ yếu trong quản trị rủi ro cho vay tại cho vay
tại chi nhánh , chức năng kiểm soát rủi ro được chi nhánh triển khai khá tốt từ việc
kiểm soát các nguồn rủi ro cho vay giảm tiểu tổn thất đến phân tán rủi ro .
2.3.4.1. Kiểm soát các nguồn rủi ro
 Kiểm soát nguồn rủi ro cho vay tại chi nhánh chủ yếu tập trung vào
nguồn rủi ro khách hàng được thực hiện thông qua công tác thu thập thông tin về
khách hàng . Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin trong quyết định cho
vay nên việc thu thập lưu trữ kiểm soát thông tin của chi nhánh được đánh giá là
khâu quan trọng nhất trong phòng ngừa và kiểm soát rủi ro từ nguồn rủi ro khách
hàng . Để có được nguồn thông tin đầy đủ và chính xác chi nhánh đã có nhiều biện
pháp thu thập và kiểm tra độ tin cậy của thông tin .
Nguồn thông tin mà chi nhánh có được chủ yếu là do khách hàng cung cấp
thông qua báo cáo tài chính của khách hàng vay trong hai năm gần đây nhất mặt
khác thông tin phỏng vấn trực tiếp ngươì vay cán bộ tín dụng nắm được đầy đủ các
thông tin cần thiết phục vụ cho qúa trình thẩm định phân tích và đánh giá rủi ro ,
Trang 24
CHUYÊN ĐỀ TÔT NGHIỆP
khi phỏng vấn hoặc tiếp xúc trực tiếp khách hàng , các thông tin mà các bộ thu thập
chủ yếu tập trung vào các thông tin tài chính và phi tài chính.
Bên cạnh thông tin do khách hàng cung cấp chi nhánh cũng chú trọng thông tin
từ CIC cán bộ tín dụng lên mạng này của ngân hàng nhà nước để biết dư nợ hiện tại
của khách hàng để biết khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng nào từ
đó cán bộ tín dụng tham khảo kinh nghiệm chủ nợ trước từ các ngân hàng bạn
Thông tin từ hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng : Hồ sơ khách hàng đã từng vay vốn tại

ngân hàng đều được lưu giữ lại do đó cán bộ tín dụng thường sử dụng thông tin này
để biết tình hình thanh toán cũng như tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong
việc sử dụng vốn vay thiện chí của khách hàng trong việc trả nợ .
Các nguồn thông tin thu thập từ báo chí truyền hình được chi nhánh thu thập
khá tốt các cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi các thông tin qua báo đài .chi
nhánh đã hình thành thoái quen đọc báo cho các cán bộ tín dụng .
Các nguồn thông tin này đã đóng góp phần quan trọng trong công tác phòng
ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng cho chi nhánh .
 Việc thu thập thông tin tại chi nhánh vẫn còn những hạn chế :
 Thông tin từ phía doanh nghiệp có độ tin cậy không cao :
Tình trạng thông tin không cân xứng là một tồn tại không phải chỉ riêng ở
nước ta . Ngân hàng không thể hiểu rõ về khách hàng như chính họ . Người vay vì
muốn được vay nên người vay thường không muốn ngân hàng biết các thông tin
không có lợi đối với họ , nhiều khách hàng còn tìm cách che dấu . Về điều này hiện
nay tại chi nhánh thông tin về các doanh nghiệp bao gồm các thông tin tài chính lẫn
phi tài chánh . Các thông tin tài chính lấy từ các báo cáo của khách hàng . Tuy
nhiên các báo cáo này không hoàn toàn trung thực phần lớn chưa thông qua kiểm
toán . Nguồn thông tin phỏng vấn chưa đạt hiệu quả do chưa xây dựng được mẫu
câu hỏi chuẩn có tính khoa học cao ,trình độ của ngưòi phỏng vấn còn thấp không
đủ để đánh giá khách hàng .
 Thiếu thông tin chuyên ngành :
Nhu cầu thông tin về các đạo luật kinh tế cơ bản và cơ chế nghiệp vụ , hệ
thống thông tin về công ngệ khoa học chuyên ngành , thông tin và dự báo thị
trường của ngân hàng là rất lớn song hiện nay các nguồn thông tin này rất ít , lại
mang tính sơ sài , thiếu tính cập nhật , các nguồn thông tin của cán bộ tín dụng thu
thập về khách hàng đối với các chỉ tiêu định tính còn mang tính chủ quan tuỳ thuộc
vào tính chân thực và thiện chí của khách hàng
Trong quá trình thu tập thông tin để phân tích , những thông tin mà cán bộ
tín dụng cần để kiểm chứng như như các tiêu chuẩn kinh tế ,kỉ thuật của sản phẩm ,
giá cả nhà đất , Tình hình thị trường ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động

….đều rất thiếu . Vì vậy nhân viên tín dụng phải dựa vào các phưong án , báo cáo
tài chính của doanh nghiệp hoặc thẩm định không sát giá cả thực tế , đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến chất lương đánh giá không cao , dẫn đến sai lầm
trong đánh giá .
 Chất lượng thông tin của CIC chưa cao
Trung tâm thông tin tín dụng ra đời và hoạt động nhằm mục đích thu thập và
cung cấp thông tin về khách hàng cho ngân hàng . mặc dù sau hơn mười năm hoạt
động và đã đạt được nhiều thành tựa đáng kể nhưng chất lượng thông tin của CIC
vần chưa cao , Tốc độ cập nhật thông tin về doanh nghiệp vẫn còn chậm và chưa
hiệu quả
Trang 25

×