MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn xưa và nay luôn chiếm vị trí quan trọng, là
nguồn cơm áo của con người, là cái gốc của sự sinh tồn, là nền tảng của phát triển kinh tế -
xã hội. C.Mác đã từng nhấn mạnh sản xuất nông nghiệp là “ nền tảng của mọi xã hội”, “là
tiền đề đầu tiên của lịch sử”. Vị trí quan trọng của “tam nông” được quyết định bởi địa vị
của giai cấp nông dân trong cách mạng giành chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội và địa
vị của nông nghiệp đối với an ninh lương thực của quốc gia, sự ổn định xã hội nông thôn và
sự phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: nước ta là một nước nông nghiệp. Muốn phát
triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm
chính. Theo tinh thần đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đề ra chính sách
đúng đắn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nông dân. Vấn đề “tam nông” luôn được Đảng
ta xác định là vấn đề có tính chiến lược và căn bản, liên quan đến sự nghiệp của Đảng và
nhân dân: nông nghiệp đồi dào thì nền tảng vững mạnh, nông dân giàu thì nước thịnh, nông
thôn ổn định thì cả xã hội yên. Chính vì vậy, khi bàn về “Tam nông” trong giai đoạn hiện
nay, Đảng ta chỉ rõ:
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững , giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước [7, tr.1].
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề “tam nông” phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn được Đảng xác định là con đường duy nhất để đưa đất nước ta
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu; là yếu tố cơ bản trực tiếp góp phần đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đưa nông thôn nước ta phát triển
lên trình độ mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng ta đã đề xướng: Phấn đấu
đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
Tuy nhiên, cùng với bước chuyển từ nên kinh tế truyền thống sang hiện đại, từ mô
hình kinh tế vật chất, kế hoạch hóa tập trung với co chế hành chính quan liêu bao cấp sang
mô hình kinh tế hàng hóa với cơ chế thị trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, nó tác
động sâu s8a1c đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp
về chính trị- xã hội.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thức 7 (khóa X) họp từ ngày 9 đến
17/7/2008 đã ban hành Nghị quyết số NQ26-NQ/TU “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
đã nhấn mạnh:
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện
và to lớn … bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần
của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói giảm
nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được cũng cố và tăng
cường. Dân chủ sơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
được giữ vững … [7, tr.1]
Tuy nhiên, Đảng ta cũng chỉ rõ:
… những thành tựu đạt được chưa xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng
đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng
có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực phát
triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản
xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng
suất, chất lượng, giá trị tăng nhiều mặt thấp [7, tr.1].
Đồng Tháp là một tỉnh thuần nông trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đạt được những thành quả nhất
định. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường,
thủy lợi … phục vụ cho nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hàng
hóa lớn. Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng dẫn đến trì trệ, hoạt động của
các tổ chức kinh tế đạt thấp. Công việc xóa đói giảm nghèo của tỉnh được chú trọng nhưng
thiếu một chính sách cụ thể và hoàn chỉnh nên chưa kích thích nông dân xoá nghèo.
Muốn thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phát triển đòi
hỏi phải cần phải đổi mới hệ thống chính sách đối với nông dân để phát huy vai trò chủ thể,
động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Hơn thế, việc đổi mới chính sách đối
với nông dân trong thời gian tới là nhằm nâng cao đời sống nhân dân lao động nói chung và
của nông dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng ta đề ra là
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh
Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Chính sách chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp kinh tế nông thôn; chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách tạo
việc làm phát triển nguồn nhân lực nông thôn làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo
cao học, chuyên ngành CNXHKH.
2- Tình hình nghiên cứu đề tài:
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta đã từng bước cụ thể hóa nội dung
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xác định chủ trương, chính sách
nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo bước chuyển biến căn bản
trong khu vực này, đem lại cho nông thôn một diện mạo mới. Tuy nhiên, trong quá trình đó
đã làm nảy sinh nhiều vấn đề chính trị- xã hội đặt ra cho nông nghiệp, nông dân và nông
thôn hiện nay.
Ngoài những Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách … của Đảng và Nhà nước về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn nói riêng ( tiêu biểu là Nghị quyết 10 của Bộ Chí trị về khoán trong nông nghiệp,
đặc biệt là NQ số 26-NQ/TU ngày 17/7/2008 về về nông nghiệp, nông dân, nông thôn), trong
những năm qua nhiều vấn đề liên quan đến nội dung đề tài đã được quan tâm khá nhiều khía
cạnh, cấp độ khác nhàu. Đã có nhiều công trình, bài viết tập trung về những vấn đề liên quan
tới đề tài
- Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.Nxb.CTQG, H.1997 của Trung tâm tư vấn đầu tư hổ trợ phát triển nông nghiệp, nông
thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã tập trung đánh giá thành tựu và những
vấn đề đặt ra khi nông thôn chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá như về cơ
cấu kinh tế chưa hợp lý, cơ cấu dân số nông thôn- thành thị chưa có sự thay đổi đáng kể, lao
động nông thôn co xu hướng dư thừa quá lớn… Từ đó, các tác giả đề xuất chiến lược phát
triển nông nghiệp Việt Nam theo hường hiện đại.
- Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Nxb.CTQG, H.,2004, PGS.TS. Chu Hữu Quý và PGS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (đồng chủ biên).
Trong đó, các tác giả quan tâm nhiều đến lý luận và quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn và con đường của nó. Bên cạnh đó, các tác giả đã đánh giá khái
quát thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta khi bước vào con đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Không chỉ dừng lại ở đây, các tác giả còn đề xuất một
số định hướng, mục tiêu, giải pháp, chính sách cụ thể, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp
kinh tế.
- Vai trò của nông nghiệp, nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
tác giả Nguyễn Thanh Bình (Thông tin tư liệu chuyên đề, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
2003) đã nhấn mạnh nông nghiệp là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Nó
giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng rất lờn và trực tiếp đến phát triển kinh tế, ổn định chính
trị và tiến bộ đất nước, góp phần giải quyết vấn đề an toàn lương thực quốc gia. Nông nghiệp,
nông thôn là địa bàn quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, một trong 3 vốn quan trọng của
nhân loại. Do vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời cũng là
yếu tố cơ bản để đảm bảo ổn định chính trị trong nước. Ở đây tác giả nhấn mạnh muốn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn phát triển sức sản xuất, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở Việt Nam, của PGS.TS Đỗ Hoài Nam và TS Lê Cao Đàm (đồng chủ biên), Nxb,
KHXH, H.2001. Các tác giả d94 làm rõ tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở đối với phát triển
kinh tế- xã hội ở nông thôn, phân tích thực trạng của hạ tầng cơ sở nông thôn nước ta hiện
nay và sự tác động của nó tới phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều vấn đề bê bối, bức xúc, nóng
bỏng trong nông thôn do việc phát triển hạ tầng cơ sở ảnh hưởng tới an ninh nông thôn được
trình bày khá rõ nét. Tiêu biểu như việc thực hiện các công trình điện, đường trường, trạm ở
nông thôn Thái Bình, Bên cạnh những thành quả đem lại cho nông thôn, là những tiêu cực,
bức xúc nảy sinh. Từ đó các tác giả đi tìm câu trả lời cho các vấn đề: làm thế nào để phát
triển hạ tầng nông thôn thích ứng với yêu cầu phát triển của nông nghiệp và nông thôn trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế vào tiến trình phát triển hiện đại của thế giới
- Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số
định hướng. Nxb.CTQG, H.,2002, tác giả Trần Ngọc Bút đã tập trung làm rõ các chính sách
phát triển nông nghiệp ớ nước ta trong các giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám, trong
những năm đầu cải cách ruộng đất và thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, trong đó có đi sâu
phân tích những chính sách nông nghiệp, nông thôn từ năm 1986 đến nay. Công trình cũng
đã đề cập đến một số vấn đề bức xúc cần quan tâm đối với nông thôn, nông thôn, nhất là
nông dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề xuất một số chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn; định hướng các lĩnh vực ưu tiên, các vùng của cả nước, đặc biệt
kiến nghị về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đối với nông dân thời kỳ 2010
- “Việc làm ở nông thôn- Thực trạng và giải pháp”, Nxb, Nông nghiệp,H.,2001,
tác giả Chu Tiến Quang (chủ biên) đã làm rõ thực trạng, lao động và việc làm ở nông thôn
nước ta và đề xuất những giải pháp tạo cơ hội cho lao động nông thôn có thể tiếp cận đến
việc làm. Tác giả phân tích mặt mạnh, yếu của lao động ở nông thôn về trình độ học vấn,
tay nghề, kỹ năng lao động, văn hóa lao động… và chỉ nguyên nhân của tình trạng trên là
do nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tâm lý sản xuất nhỏ, điều kiện giáo dục về học vấn, nghề
nghiệp, ý thức lao động… ở nông thôn rất hạn chế. Những hạn chế này chính là cản trở
người lao động tiếp cận với việc làm đòi hỏi phải có tay nghề, có ý thức trách nhiệm cao
hiện nay. Để người lao động ở nông thôn có việc làm đảm bảo thu nhập, tác giả nhấn mạnh
đến công tác giáo dục học vấn, dạy nghề và mở rộng sản xuất, kinh doanh …, coi đó là
nhiệm vụ hàng đầu ở nông thôn hiện nay.
- 55 năm nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc. Nxb
Nông nghiệp, H.2001. Tác giả đã làm rõ thành tựu nổi bật và to lớn của nông nghiệp trong
55 năm qua, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực,
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia biến Việt Nam từ một nước thiếu ăn triền miên thành
nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Sản xuất công nghiệp ở nông thôn đang khởi sắc, các
hoạt động kinh tế nông thôn có hướng đi mới, góp phần xóa đói giảm nghèo với tốc độ nhanh
nhất so với các nước trong khu vực và vượt xa dự kiến. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra, nông
nghiệp, nông thôn đang làm khó khăn cần phải nỗ lực giải quyết về thu nhập, việc làm và
môi trường sống, song chưa bao giờ nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân lại đạt
được nhiều thành tựu khởi sắc như những năm cuối thế kỷ XX. Những thành tựu này đã tạo
ta thế và lực mới để nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cất cánh vào thiên niên kỷ mới.
Tuy vậy, cho đến nay chua có công trình nghiên cứu một cách cụ thể về chính sách
đối với nông nghiệp,nông dân và nông thôn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung
và tỉnh thuần nông như Đồng Tháp.
Đứng trước thực tiễn địa phương, Đồng Tháp yêu cầu cần có sự hổ trợ tích cực,
mạnh mẽ của chính sách Nhà nước đối với nông dân để phát triển nông nghiệp đáp ứng công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc yêu cầu “Đổi mới việc thực hiện chính sách đối
với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” được đặt ra
là cần thiết. Giải quyết tất yếu yêu cầu này sẽ góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết
Trung ương lần thứ 7 của Đảng ( khoá X) và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm
2010 của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn một tỉnh như Đồng Tháp.
3- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
3.1- Mục đích của đề tài nhằm.
Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng của chính sách đồi với nông dân trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực trạng của việc thực hiện chính sách đồi với nông dân
ở tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp cần đổi mới việc thực hiện
chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ CNH,HĐH hiện nay.
3.2- Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ tầm quan trọng việc thực hiện chính sách và đổi mới việc thực
hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá hiện nay
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính
sách đối
với nông dân tỉnh Đồng Tháp trong quá trình trong thời gian tới.
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp đổi mới việc thực hiện chính sách
đối với nông
dân Đồng Tháp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu để làm rõ việc thực hiện chính sách đối với
nông dân ở Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đặc biệt tập trung làm rõ việc đổi mới thực hiện chính sách đối với nông dân
trên một số chính sách sau: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách tạo việc làm phát triển nguồn nhân
lực nông thôn.
5- Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1- Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng ta về việc hoạch định chính sách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở nước
ta hiện nay.
Cơ sở thực tiễn là kết quả khảo sát tình hình thực hiện chính sách đối với nông dân,
nông nghiệp và nông ở tỉnh Đồng Tháp.
5.2- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử phân tích, khảo sát, so sánh, tông hợp, thống kê.
Kế thừa có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu có liên quan đến luận văn.
6- Những đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn và đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tình hình thực hiện chính
sách đối với nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Từ những đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với nông
dân, nông nghiệp và nông thôn của tỉnh
- Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đổi những chính sách của tỉnh đối với nông
dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
7- Ý nghĩa thực tiễn và khả năng sử dụng của luận án
- Kết quả của luận văn góp phàn tạo cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo, quản
lý ở tỉnh Đồng Tháp tham khảo, vận dụng trong việc hoạch định chính sách đối với nông
dân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy, nghiên cứu
về nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố.
8- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3
chương và 9 tiết.
CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ CỦA NÔNG DÂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.
1.1. Vị trí của nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự phát triển xã hội.
1.2.1. Vị trí của nông dân trong sự phát triển xã hội.
“Nông dân là một giai cấp xã hội đặc biệt; giai cấp nông dân hình thành trong
quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và quá trình phát triển của chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất và tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất” [15, tr.227].
Giai cấp nông dân là một lực lượng lao động chiếm đa số trong xã hội. Mặt khác
trong lịch sử phát triển xã hội loài người, nông nghiệp luôn là loại hình hoạt động sản xuất
hàng đầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Do vậy, giai cấp nông dân
có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử, nông dân là “nhân tố rất cơ bản trong dân cư,
của nền sản xuất và của lực lượng chính trị” [14, tr.715]. Quan điểm của những nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác- Lênin xác định ví trí, vai trò của giai cấp nông dân dựa trên chế độ
tư hữu của họ, vì thế: tính tư hữu nhỏ và sản xuất nhỏ là đặc điểm kinh tế cơ bản của người
nông dân. Nông dân là những chủ sở hữu nhỏ về đất đai, nông cụ và do đó có kinh tế độc
lập, Ph.Ăngghen khẳng định: “Tư liệu sản xuất thích hợp với sử dụng cá nhân, vì thế dĩ nhiên
là có tính thô sơ, nhỏ nhặt, có tác dụng rất hạn chế. Sản xuất là cho tiêu dùng trực tiếp của
chính người sản xuất, hoặc của bọn lãnh chúa phong kiến của họ” [13, tr.33].
- Giai cấp nông dân có tinh thần yêu nước đấu tranh chống lại giai cấp thống trị khi
họ bị áp bức, bóc lột. Nhưng do bản chất là sở hữu nhỏ, nên trong cách mạng chống phong
kiến, vô sản người nông dân dân có tính hai mặt. Do bản chất tư hữu, người nông dân có thể
thỏa hiệp với giai cấp địa chủ và tư sản để giữ lấy tài sản nhỏ bé của mình. Mặt khác, với
tính chất là người lao động bị bóc lột, người nông dân có khả năng đi theo giai cấp vô sản
làm cách mạng để giải phóng mình khỏi cách áp bức. bóc lột.
Tính hai mặt của nông dân được C.Mác phân tích rõ qua cuộc đấu tranh giai cấp ở
Pháp năm 1848-1850. Sau này được V.I.Lênin tiếp tục làm rõ trong quá trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
Nói đến nông dân là nói đến bộ phận dân cư sống ở nông thôn, sản xuất ra những
sản phẩm nông nghiệp. Họ là tầng lớp chiếm đa số trong xã hội, có điều kiện sinh hoạt giống
nhau nhưng không ràng buộc với nhau vì phương thức sản xuất của họ rất phân tán. Mặc dù
tính cơ động xã hội của nông dân ngày càng cao (số người từ nông dân chuyển sang các
thành phần xã hội khác như công nhân, buôn bán … chiếm tỷ lệ ngày càng lớn, trước hết là
trong lớp nông dân trẻ tuổi) nhưng nông dân vẫn chiếm đại da số trong dân cư ở những nước
đang phát triển [24, tr.192-193]. Trong sản xuất, người nông dân thường liên hệ với tự nhiên
nhiều hơn với xã hội. Mỗi gia đình nông dân được xem là một đơn vị kinh tế gần như độc
lập, bởi họ sản xuất tự túc gần như hoàn toàn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Người nông dân xem sở hữu về đất đai là cơ sở sinh ra mọi của cải vật chất. Do đó,
mảnh ruộng được sở hữu là “tổ quốc”, là bầu trời riêng của nông dân. Một đặc điểm làm cho
giai cấp nông dân khác với giai cấp vô sản là ở chỗ họ có tư liệu sản xuất dù rất nhỏ. Chính
một ít tư liệu sản xuất riêng đó đã chi phối nặng nề tư tưởng, tâm lý của người nông dân.
Mọi hoạt động, lợi ích, suy nghĩ của người nông dân đều diễn ra trong ranh giới đó. Điều
đó, làm cho người nông dân sống bảo thủ, cục bộ địa phương.
Bản chất xã hội và địa vị của nông dân trong xã hội là do phương thức sản xuất
thống trị quy định và được thay đổi cùng với sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội và của
các giai đoạn phát triển của nó, vì thế giai cấp nông dân chưa bao giờ trở thành giai cấp lãnh
đạo trong xã hội.
Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển, bản chất xã hội của giai cấp nông dân
cũng thay đổi về căn bản. Giai cấp nông dân đã trở thành một giai cấp mới. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, họ đang tham gia tích cực vào quá trình giải phóng xã hội và giải
phóng chính mình thoát khỏi sự bóc lột và nghèo đói. Tiến bộ khoa học-kỹ thuật đã làm cho
nội dung lao động của nông dân có những thay đổi đáng kể: lao động của nông dân dần dần
trở thành một dạng của lao động công nghiệp, chế độ dân chủ được củng cố và phát triển,
tính tích cực chính trị - xã hội của những người lao động nông nghiệp được tăng lên. Việc
xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đang tạo ra những khả năng kinh tế
để khắc phục những khác biệt về xã hội giữa giai cấp nông dân và công nhân, giữa nông
thôn và thành thị, giữa những người lao động chân tay và những người lao động
trí óc.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước [7, tr.2].
Ngày nay, trong xu thế công nghiệp hóa và đô thị hóa, nông dân bị thu hẹp dần về
số lượng (tương đối cũng như tuyệt đối). Có những nước trên thế giới về căn bản nông dân
không còn nữa, hoặc nông dân (chủ trang trại) chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong dân cư
(510%). Nhưng ở các nước đang phát triển, do tỷ lệ dân số cao, trình độ công nghiệp hóa
và đô thị hóa còn thấp, nên nông dân không giảm đi mà còn tăng về số lượng.
Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, Hồ
Chí Minh sớm nhận thấy giai cấp nông dân có vai trò quan trọng trong cách mạng nước ta.
Mặc dù vậy nhưng Hồ Chí Minh nhìn thấy ở giai cấp nông dân Việt Nam một sức mạnh tiềm
ẩn, mặc dù bị áp bức nhưng giai cấp nông dân không phải chỉ có chịu đựng, mà họ còn nung
nấu một tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đằng sau sự phục tùng
tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một
cách ghê gớm, khi thời cơ đến” [16, tr.28].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: nông dân là lực lượng cách mạng to lớn, một
người bạn đồng minh tự nhiên, tin cậy, trung thành của giai cấp công nhân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: “ Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất
trung thành của giai cấp công nhân” [17, tr.266], người nông dân muốn được giải phóng thì
phải được tổ chức và tổ chức của giai cấp vô sản.
Khi đề cập đến vấn đề nông thôn trong mối quan hệ với nông nghiệp và nông dân.
Hồ Chí Minh nêu: “ Làm thế nào để thật sự đoàn kết nông thôn?, làm thế nào để giải quyết
hợp tình, hợp lý vấn đề tinh thần và vấn đề vật chất cho mọi người, và mọi tầng lớp trong
thôn xã” [18, tr.255]. Người luôn theo dõi những biến động trong nông thôn và xem vấn đề
nông dân, nông thôn có ý nghĩa chính trị to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc ta.
Với cách nhìn đúng đắn đó, Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh thật sự của giai cấp nông
dân Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn nhìn thấy đậm nét hơn tính lao động của giai cấp nông dân
Việt Nam hơn.
Tóm lại, các nhà tư tưởng Mác-xít khi nói đến người nông dân dù ở phương Đông
hay phương Tây, từ thời cận đại hay hiện đại cũng đều khẳng định rằng chính điều kiện sản
xuất và điều kiện sinh sống là những nhân tố tạo ra đặc điểm điển hình của giai cấp nông
dân. Đồng thời những nhà tư tưởng Mác-xít cũng chỉ ra rằng giai cấp nông dân có vai trò
quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, trong
những thời điểm khác nhau giai cấp nông dân ở đó có vai trò lịch sử và nét đặc thù riêng.
Nông dân là chủ thể để phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đối với
nước tà từ một nước nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của quốc gia, trong quá trình
chuyển đổi từ một nước nông nghiệp để trở thành một nước công nghiệp phát triển, Đảng ta
đã chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì nông dân
có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp, nông thôn
cũng chính là mục đích cần đạt tới trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Vị trí của nông nghiệp, nông thôn trong sự phát triển xã hội.
Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, bởi đây là lĩnh vực sản xuất ra những sản phẩm
thiết yếu nuôi sống con người. Mặt khác, đây là lĩnh vực của đới sống kinh tế- xã hội bao
gồm một tổng hợp ngành, với môi trường gồm nhiều hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra. Trước
đây, vị trí đó chưa được nhận thức một cách đầy đủ, thậm chí một số nước trong quá trình
phát triển kinh tế còn phạm phải sai lầm không quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn gây
nên hậu quả to lớn cả về kinh tế- xã hội, cả về môi trường và nhân văn. Nhưng những năm
cuối thế kỷ XX, ở hầu hết các nước, sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng được
chú trọng hơn và trở thành một trong những chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Phát
triển nông nghiệp, nông thôn được khẳng định là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh nhịp độ
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế hiện nay cho thấy, qua xem xét nước trên thế
giới có trên 50 nước đang thiếu lương thực. Tình trạng nghèo đói, nạn suy dinh dưỡng đang
là vấn đề mang tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và
nhiều vùng. Những nước có nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển vững chắc đã đạt
được những bước phát triển ổn định về kinh tế.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự ra đời của thị trường hiện đại, nông nghiệp
không những cung cấp lương thực, thực phẩm tối cần thiết cho đời sống con người, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp, mà còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp và
các ngành khác. Đồng thời nó liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường, vấn đề bảo vệ tài
nguyên đất đai, rừng, nguồn nước, biển …
Phát triển nông thôn là tạo nên những nỗ lực nhằm nâng cao năng lực sản xuất, thu
nhập nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người dân sống ở nông thôn, tạo điều kiện
quan trọng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nước ta, một nước nông nghiệp, các ngành kinh tế nông thôn chiếm tỷ trọng lớn
trong GDP cho nên nông nghiệp, nông thôn càng có vị trí quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh
thường ví công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của nền kinh tế, hai chân đi khỏe và đi
đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến đích. Tầm quan trọng đó được biểu hiện
cụ thể ở những điểm sau đây:
Một là, nông nghiệp, nông thôn sản xuất ra những nông sản thiết yếu: lương thực và
thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và cung cấp nông sản xuất khẩu. Hiện nay, kinh tế
nông thôn chiếm hơn 40% GDP và hơn 40% kim ngạch xuất khẩu
Những năm qua, thành tựu nổi bậc nhất của nông nghiệp, nông thôn nước ta là sản
xuất lương thực thực phẩm. Về cơ bản đã giải quyết được lương thực, bảo đảm an toàn lương
thực quốc gia. Khối lượng lương thực xuất khẩu có chiều hướng tăng lên thứ 2 thế giới
(2007). Nhờ đó đời sống dân cư ổn định, tạo cơ sở chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, kinh tế
nông thôn và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là điều kiện then chốt, là tiền đề để đất
nước ổn định về mặt xã hội và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là, nông nghiệp, nông thôn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân.
Hiện nay hơn 56% lao động xã hội ở lĩnh vực nông thôn và chủ yếu trong nông nghiệp. Việc
nâng cao trình độ văn hóa, khoa học- kỹ thuật cho lực lượng lao động ở nông thôn và cùng
với quá trình đầu tư để đổi mới trang thiết bị và công cụ lao động, tổ chức hợp lý quá trình
lao động là điều kiện cơ bản để tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và các ngành sản
xuất khác trong nông thôn. Trên cơ sở đó cho phép nông nghiệp cung cấp cho các ngành
khác nông sản, nguyên vật liệu chế biến …, thực hiện sự phân công lao động xã hội trong
nông thôn cũng như trong cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ
cấu kinh tế của cả nước hợp lý và có hiệu quả.
Ba là, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn tạo ra thu nhập một bộ phận dân
cư ngày càng tăng, sức mua tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xã hội, làm cho
hoạt động ở nông thôn trở nên sôi động hơn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn kéo theo các ngành khác như cơ
khí, hóa chất, điện, chế biến … có thị trường nội địa và các ngành dịch vụ tiêu thụ hàng hóa,
cung ứng vật tư, kỹ thuật, dịch vụ tài chính … trong khu vực nông thôn hình thành và phát
triển. Các quan hệ trao đổi giữa khu vực, các ngành và thành phần kinh tế trong nông thôn
tao ra không khí sôi động của thị trường nông thôn rộng lớn, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân
phát triển.
Bốn là, phát triển nông thôn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nông thôn bao gồm một khu vực rộng
lớn. Ở đây, các tài nguyên của quốc gia chiếm tuyệt đại bộ phận như đất đai, khoáng sản,
động thực vật, rừng, biển, nguồn nước… Phát triển nông nghiệp, nông thôn cho phép sử
dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ chúng trong quá trình sử dụng.
Năm là, phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở quan trọng để bảo đảm ổn định
chính trị, xã hội, phát triển kinh tế bền vững, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.
Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng trong quá trình vươn lên chưa có một quốc gia
nào đi bằng con đường nông nghiệp mà lại trở thành một quốc gia phát triển mạnh Hiện nay,
nền kinh tế nước ta vẫn mang nặng tính chất nông nghiệp, phát triển chậm so với một số
nước trong khu vực. Vì thế, để thoát khỏi tình trạng nước nghèo, chậm phát triển, tránh nguy
cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta không có con
đường nào khác ngoài việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
như Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII Đảng Cộng sản Việt Nam tháng
01 năm 1994 đã xác định đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ
đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [3, tr.22].
1.2. Chính sách đối vối nông dân
1.1.1.Về chính sách và đổi mới chính sách
1.1.1.1- Về chính sách
Muốn đảm bảo sự hợp lý trong việc xây dựng và thực thi chính sách có hiệu quả
cần coi trọng và tăng cường việc nghiên cứu hệ thống lý luận chính sách.
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng rộng rãi, trên các phương tiện thông tin đại
chúng và trong đời sống xã hội. Hiểu một cách giản đơn, chính sách là chương trình hành
động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm
vi thẩm quyền của mình.
Theo James Anderson cho rằng chính sách là một quá trình hành động có mục đích
được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm.
Chính sách, sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một mục đích nhất định, đưa vào
đường lối chính trị chung và tình hình thực tế. Chính sách được thực hiện trong một thời
gian nhất định.
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính
sách là những chuẩn tác cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện
trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hóa ….” [21, tr.475].
Định nghĩa này không làm rõ được thực chất của chính sách, chỉ đưa ra một cách
hiểu chung chung là những chuẩn tác (chuẩn tác là gì?) để thực hiện đường lối, nhiệm vụ
(đường lối, nhiệm vụ nào, của ai?) trong một thời gian nhất định và trên những lĩnh vực cụ
thể. Định nghĩa như vậy không chỉ nói về chính sách, mà còn hiểu là bất kỳ một kế hoạch,
một hoạt động nào đó.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đổng và Lê Minh Quân định nghĩa:
“Chính sách với nghĩa rộng (nghĩa chung nhất) là tổng thể các quan điểm, các biện
pháp mà chủ thể lãnh đạo quản lý (Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội) tác động
lên đối tượng quản lý nhằm đạt đến một mục tiêu nào đó trong một khoảng thời gian nhất
định”.
“Còn Chính sách theo nghĩa hẹp, là một quy định cụ thể nào đó nhằm thực hiện
đường lối, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định” [22, tr.9].
Chính sách là một bộ phận của khoa học chính trị. Khoa học chính sách ở nước ta
cũng như các nước khác không nghiên cứu chính sách nói chung mà tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu chính sách công.
Đây là một thuật ngữ chưa được dùng phổ biến ở nước ta, thậm chí cả trong giới
nghiên cứu khoa học chính trị. Hiện nay các nhà nghiên cứu thường chỉ mạnh dạn dùng thuật
ngữ “chính sách” và “chính sách quốc gia” để chỉ những nội dung mà thực chất trước hết là
thuộc về “chính sách công”. Thuật ngữ được dùng phổ biến trong khoa học chính trị quốc
tế. Sự e ngại đó có những lý do thực tế bởi vì nếu “chính sách công” chỉ được hiểu như trong
khoa học chính trị tư sản- tức là chỉ gắn với Nhà nước, mà Nhà nước cũng chỉ được hiểu
thuần tuý như một tổ chức công quyền, “đứng trên” mọi tầng lớp, mọi giai cấp và về nguyên
tắc là quyền lực tối cao quy định tổ chức và hoạt động của các chính Đảng- thì rõ ràng thì
thuật ngữ đó là không thể tương thích với hiện thực chính trị, thể chế và hệ thống chính trị,
chính sách ở nước ta. Cho nên, dùng khái niệm “ chính sách” hoặc cụ thể hơn “chính sách
quốc gia” ở ta là thích hợp.
Song nếu nhìn rộng và sâu hơn, có thể thấy, dù diễn giải nội dung có thể là khác
nhau tuỳ theo quan điểm chính trị. Nhưng khoa học chính sách ở nước nào cũng tập trung
nghiện cứu vào những quyết định quan trọng nhất của xã hội ( định nghĩa của G.Brewer và
P.d Leon) chỉ dẫn và quy định hành động của hệ thống chính trị. Đó chẳng phải là cái gì
khác ngoài “chính sách công”. Do vậy nếu dùng thuật ngữ này chúng ta có một “khung”
thích hợp để phát triển khoa học chính sách ở nước ta qua trao đổi, phản biện với khoa học
chính sách trên thế giới. Đồng thời cũng là một hình thức đánh dấu bước đưa quá trình chính
sách hiện thực ở nước ta đi vào khoa học, khách quan và hiệu quả hơn. Như vậy định nghĩa
chính sách mà chúng ta phải đi tới là định nghĩa về “chính sách công”.
“Chính sách công” trước hết là “chính sách”. Trong thực tế, chính sách tồn tại dưới
nhiều hình thức, lĩnh vực, nhiều cấp độ rất phổ biến, đa dạng, đan xen. Có những chính sách
cả quốc gia, có chính sách chỉ của địa phương. Có chính sách của cơ quan nhà nước. Có
chính sách của công ty, tập đoàn tư nhân … Tuy nhiên, những điểm căn bản, chung nhất từ
hình thức thực hiện và những đặc trưng thực chất của tất cả các loại hình chính sách đó, từ
những gợi ý về nội dung của các định nghĩa nêu ra ở trên, có thể định nghĩa:
Chính sách là tập hợp những văn bản theo một hướng xác định được quyết định bởi
những chủ thể cầm quyền nhằm quy định quá trình hành động của những đối tượng nào đó,
để giải quyết những vấn đề mà nhóm chủ thể- đối tượng đó quan tâm theo một phương thức
nhất định để phân bổ giá trị.
Chính sách là lĩnh vực tập trung mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước, là “sản
phẩm đầu ra” của toàn bộ hệ thống chính trị.
Hai chục năm qua, đời sống đổi mới của đất nước ta vừa là khởi đầu vừa là kết quả
của một hệ thống các chính sách đổi mới. Qua bao khó khăn, trăn trở, theo sát thực tiễn để
chỉ dẫn thực hiện, đến nay hệ thống chích sách ở nước ta - các lõi cốt cụ thể của con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, những quy định và chỉ dẫn đời sống thực tiễn ở nước ta - đã định
hình với những nội dung văn bản và thiết thực. Ở tầm tổng thể, định hướng chính trị cho sự
phát triển của đất nước, đó là “Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam” là “Hiến pháp
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (1990); là đường lối của Đảng qua nghị quyết
các đại hội VI (1986), Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX ( 2001), Đại hộ
X (2006). Đối với những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là các nghị quyết của các
Hội nghị Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị, các luật pháp và pháp lệnh của Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng trong hoạt
động và cải cách kinh tế, đổi mới chính trị, phát triển văn hóa, khoa học, xã hội, trong hoạt
động ngoại giao, quốc phòng an ninh. Trên cơ sở những đường lối và chính sách lĩnh vực cơ
bản đó mà những chích sách cụ thể được xây dựng dưới nhiều hình thức quyết định, quy chế
cụ thể.
- Thực thi chính sách.
Thực thi chính sách là một giai đoạn trong quy trình chính sách, trong giai đoạn đó,
chính sách được đưa vào áp dụng trong cuộc sống nhằm đem lại những kết quả thực tế đáp
ứng mục tiêu đề ra.
Có thể nói, thực thi chính sách là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những
kết quả thực tế thông qua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm
đạt tới những mục tiêu đã đề ra.
Chính sách được hoạch định xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tế, từ những
như cầu của xã hội, của nhân dân. Thực thi chính sách là quá trình giải quyết trên thực tế
những nhu cầu đó, đem lại những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm phục
vụ lợi ích của nhân dân.
Trong quá trình thực thi chính sách, các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học
công nghệ và con người được đưa vào các hoạt động có tính định hướng để đạt được
các mục tiêu đã . Xử lý những trường hợp không bình thường
a. Nồng độ CO2 ra tháp hấp thụ tăng:
Nồng độ CO2 ra khỏi đỉnh tháp hấp thụ (T3002) được chỉ thị bởi thiết bị phân tích
tự động AI3021 hoặc là sự tăng nhiệt độ trong thiết bị Metan hoá.
Phản ứng trong thiết bị Metan hoá là phản ứng toả nhiệt mạnh, nhiệt độ có thể tăng
tới 60oC trên 1% mol CO2.
Nồng độ CO2 ra khởi tháp hấp thụ phải được theo dõi cẩn thận: Nếu thấy có sự
tăng, thì ngay lập tức phải có biện pháp sử lý, các biện pháp xử lý:
o Kiểm tra tốc độ tuần hoàn dịch, nhiệt độ và có sự điều chỉnh chúng nếu cần
thiết. o Giảm tải của dòng công nghệ tới tháp hấp thụ bằng cách xả khí qua
van HV3022. o Kiểm tra áp suất trong phần tái sinh, và điều chỉnh áp suất tại
PIC3015 nếu cần thiết. o Hoặc, nếu không khống chế được thì buộc phải trip
phần Metan hoá.
Nồng độ CO2 ra khởi tháp hấp thụ cao có thể là nguyên nhân thiếu dung dịch tuần
hoàn, hoặc quá trình tái sinh chưa tốt. Ta phải kiểm tra điều kiện của quá trình như
tốc độ tuần hoàn, cân bằng nhiệt, nhiệt độ áp suất.
Nếu điều kiện quá trình ở trong điều kiện bình thường, thì sau đó phải tiến hành
phân tích khí công nghệ tại của vào tháp hấp thụ tại AP3525 và cửa ra của tháp
hấp thụ tại AP3528 để xác định nguyên nhân. o Trong quá trình vận hành luôn
phải chú ý đến thành phần dịch nghèo, hàm lượng CO2 có trong dịch đi vào đỉnh
tháp hấp thụ. Thành phần dịch bán nghèo, hàm lượng CO2 có trong dịch đi vào
giữa tháp hấp thụ, các điều kiện công nghệ về dòng tuần hoàn, nhiệt độ, áp suất
của hệ thống. Bởi vì đây là các thông số quyết định đến hiệu suất của quá trình hấp
thụ.
o Nếu hàm lượng CO2 trong dung dịch nghèo, và bán nghèo cao, ta phải
kiểm tra lại cân bằng nhiệt, khả năng gia nhiệt và tuần hoàn dịch.
o Nếu nồng độ CO2 trong dung dịch nghèo và bán nghèo gần bằng với nồng
độ thiết kế, thì vấn đề ở đây là khả năng trao đổi chất ở đỉnh tháp hấp thụ
kém. Ta phải xác định hàm lượng Piperazine, Amin tổng và MDEA.
b. Sự tạo bọt:
Bọt có thể xuất hiện trong các tháp và trong các thiết bị tách khí. Sự tạo bọt được
phát hiện qua sự tăng tổn thất áp suất qua thiết bị. Khi phát hiện hiện tượng này ngay
lập tức dùng P3006 bơm dịch chống tạo bọt vào hệ thống.
Sự tạo bọt là do dung dịch bị nhiễm bẩn từ khí công nghệ (do bụi xúc tác) hoặc từ
dầu bôi trơn của các máy bơm trong cương vị.
c. Mất dịch MDEA:
Nếu thấy có sự mất dịch, thì phần lớn các nguyên nhân là do sự rò rỉ: thường rò rỉ
từ đường làm kín của bơm, các mặt bích nối, hoặc các thiết bị…
Nếu không tìm thấy rò rỉ, mức dịch vẫn giảm là do dịch bị hoá hơi, hoặc bị cuốn
theo dòng khí công nghệ ra khỏ tháp hấp thụ T3002 và dòng khí sản phẩm CO2.
Nếu dịch mất do khí công nghệ cuốn đi, thì phải kiểm tra dòng nước rửa trên đỉnh
tháp hấp thụ T3002.
Thông thường dịch mất nhiều nhất là do rửa bộ lọc, do vậy nên yêu cầu thao tác
phần này phải chính xác.
Ngoài ra, sự mất dịch do nó bị cuốn đi theo dòng khí công nghệ phần lớn là do các
gờ chảy tràn tại đỉnh của tháp hấp thụ bị hỏng, trường hợp này phải kiểm tra bên trong
thiết bị. d. Sự ăn mòn:
Dung môi MDEA được xem như là dung môi không ăn mòn nên không cần thêm
hợp chất chống ăn mòn.
Tuy nhiên, sự ăn mòn thép cácbon có thể xuất hiện nếu như thành phần amin tổng
đạt đến độ thấp nhất định nào đó, bởi vì giá trị pH của dung dịch khi nó mang CO2 có
thể rất thấp. Sự ăn mòn của thép không rỉ bởi clo có thể xảy ra. Tuy nhiên, cả hai hiện
tượng này rất hiếm thấy trong các nhà máy.
Sự ăn mòn do ma sát có thể xảy ra với thép các bon do dòng lỏng có tốc độ cao
qua những đoạn cong khúc khửu của đường ống, ở đó áp suất của chất lỏng giảm là lớn
nhất.
4.5. CÔNG ĐOẠN METHANE HOÁ:
4.5.1. Mục đích:
Khí sau khi đã qua công đoạn chuyển hóa CO và tách CO2 thì vẫn còn một lượng
nhỏ CO và CO2, hai khí này sẽ làm ngộ độc chất xúc tác của quá trình tổng hợp NH3 vì
vậy cần phải chuyển hai khí này thành khí methan trơ với xúc tác của quá trình.
4.5.2. Mô tả công nhệ tổng quát :
Bước tinh chế khí cuối cùng trước khi vào tháp tổng hợp là metan hoá, một quá
trình mà các loại cacbon oxit dư sẽ được chuyển hoá thành metan. Metan đóng vai trò
như một khí trơ trong chu trình tổng hợp amôniắc. Ngược lại, các hợp chất chứa oxy như
là cacbon oxit (CO và CO2) là cực kỳ độc hại đối với chất xúc tác tổng hợp amôniắc.
Quá trình metan hoá xảy ra trong bình metan hoá 10-R-3001, và các phản ứng liên
quan là những phản ứng ngược của phản ứng reforming:
CO + 3H
2
CH
4
+ H
2
O + Q
CO
2
+ 4H
2
CH
4
+ 2H
2
O + Q
Các đại lượng có tính chất quyết định đến các phản ứng metan hoá là – bên cạnh
hoạt tính của chất xúc tác – nhiệt độ, áp suất, và hàm lượng hơi nước trong khí công nghệ.
Nhiệt độ thấp, áp suất cao và hàm lượng hơi nước thấp giúp cho cân bằng hoá học
của phản ứng chuyển về phía metan hoá.
Trong khoảng nhiệt độ được gợi ý là 280-450
o
C, tuy nhiên, các điều kiện cân bằng
là hoàn toàn có lợi đến mức hoạt tính xúc tác trên thực tế chỉ là một nhân tố xác định hiệu
suất của quá trình metan hoá. Hoạt tính của chất xúc tác tăng khi tăng nhiệt độ, nhưng
tuổi thọ của chất xúc tác lại giảm đi.
Nhiệt độ đầu vào của bình metan hoá 10-R-3001 được thiết kế là 300
o
C tại lúc khởi
động. Khí ra khỏi thiết bị metan hoá thông thường chứa bé hơn 10 ppm CO+CO2, nhiệt
độ tăng qua lớp xúc tác thông thường nằm trong khoảng 20
o
C.
Phản ứng metan hoá bắt đầu ở nhiệt độ khoảng 210
o
C, nhưng để đảm bảo hiệu quả
hàm lượng CO và CO2 thấp trong trong khí tổng hợp, nhiệt độ vận hành nên trong
khoảng 250-340
o
C tuỳ thuộc vào hoạt tính xúc tác và thành phần khí công nghệ.
Nhiệt độ phát nhiệt tăng lên là 74
0
C/%mol CO và 60
0
C/% mol CO
2
.
Khí công nghệ đi vào công đoạn metan hoá được mô tả như sau.
Khí công nghệ từ tháp hấp thụ CO2 (10-T-3002) được gia nhiệt đến nhiệt độ này
khi chúng đi qua bộ trao đổi nhiệt khí-khí 10-E-3011 và bộ cân bằng nhiệt (10-E-2011).
Trong vận hành bình thường, nhiệt độ tăng qua lớp xúc tác cần nằm trong khoảng
20
o
C, tương ứng với nhiệt độ đầu ra khoảng 320
o
C. Bộ trao đổi nhiệt khí-khí 10-E-3011
làm lạnh khí được tinh lọc đến khoảng 74
o
C. Khí sau đó được dẩn đến bộ làm lạnh cuối
cùng 10-E-3021 và bộ tách khí cuối cùng 10-V-3011, nơi mà nước ngưng tụ được tách
ra khỏi khí công nghệ.
Từ thiết bị tách khí cuối cùng khí nguyên liệu cho tổng hợp amoniắc được đưa đến
máy nén khí tổng hợp.
Khí sau khi tinh chế chứa N2, H2 với một tỉ lệ khí trơ như Ar và CH4 khoảng 1,3%
mol. Tỉ lệ thích hợp của H2 và N2 sẽ phụ thuộc vào việc bộ thu hồi hydro (HRU) có làm
việc hay không. Nếu HRU không được đưa vào vận hành, tỉ lệ là gần 3:1. Nếu HRU được
đưa vào vận hành, tỉ lệ được điều chỉnh sao cho tỉ lệ H2:N2 trong khí tổng hợp sau khi
thêm hydro thu hồi được sẽ là 3:1.
4.5.3. Mô tả thiết bị:
Công đoạn metan hóa bao gồm các thiết bị sau:
tt
Ký hiệu
thiết bị
Tên thiết bị
Số
lượng
R3001
Thiết bị Metan Hoá
1
E3011A/B
Thiết bị trao đổi nhiệt khí-khí
2
E3012
Thiết bị làm lạnh khí công nghệ bằng
nước
1
V3011
Thiết bị tách nước cuối cùng
1
P7005A/B
Bơm nước ngưng từ V3011
2
MP7005A/B
Môtơ của bơm nước ngưng từ V3011
2
4.5.4. Thiết bị Methane hoá :
Các thông số chính của thiết bị Methan hóa 10R – 3001
như sau: o Đường kính trong của thiết bị: 3100 mm o
Chiều cao lớp xúc tác: 2740 mm
o Áp suất thiết kế/ áp suất vận hành: 26,6 bar/ 30,5 bar o Nhiệt độ thiết
kế/
nhiệt độ làm việc: 300
0
C/ 10/450
0
C
Bình metan hoá 10-R-3001 có một lớp xúc tác loại PK-7R. Chất xúc tác PK-7R là
loại xúc tác niken chứa khoảng 27% niken.
Xúc tác có đặc điểm giống như xúc tác reforming nghĩa là xúc tác niken trên chất
mang ceramic.
Bởi vì phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với xảy ra trong
reformer, nên xúc tác phải rất hoạt tính ở nhiệt độ thấp, trái lại đặc tính xúc tác ở nhiệt độ
cao hơn là không quan trọng lắm.
Phản ứng Methane hoá bắt đầu tại nhiệt độ dưới 280
o
C và gây ra sự gia tăng nhiệt
độ trong lớp xúc tác. Sự gia tăng nhiệt độ tăng phụ thuộc vào hàm lượng CO và CO2
trong khí công nghệ.
Nhiệt độ đầu vào cần được điều khiển để đảm bảo hàm lượng CO và CO2 đủ thấp
trong khí đầu ra, nhiệt độ đầu vào khoảng 300
o
C là tốt nhất tại thời điểm khởi động.
Chất xúc tác metan hoá không được phép tiếp xúc với nhiệt độ lớn hơn 420
o
C trong một
khoảng thời gian dài.
Chất xúc tác rất nhạy cảm với các hợp chất lưu huỳnh và clo. Hơi nước không có
mặt của hydro sẽ oxy hoá chất xúc tác và do đó không được dùng trong quá trình gia
nhiệt, làm lạnh hoặc trao đổi.
Hơn nữa, chất xúc tác không được phép tiếp xúc với hơi nước ngưng tụ, vì điều này
có thể gây nên sự phân rã.
Sự giảm tính hoạt hoá có thể do nhưng nguyên nhân sau đây:
Già cỗi do nhiệt o Ngộ độc
kinh tế quốc dân, tạo môi trường kinh tế thuận tiện và hành lang pháp lý an toàn cho
mọi thành phần kinh tế tham gia vào họat động kinh doanh. Vai trò của Nhà nước trong nền
nông nghiệp, kinh tế nông thôn thông qua kế hoạch định hướng, hoạch định và thực hiện các