Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tổ chức bài học ôn tập tổng kết chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.26 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ


VŨ THỊ MAI HƯƠNG

TỔ CHỨC BÀI HỌC ÔN TẬP TỔNG KẾT
CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”VẬT LÍ 10 THPT

KHĨA ln TèT NGHIệP ĐạI HọC
Chuyờn ngnh: Lớ lun v Phng phỏp dy học bộ mơn Vật lí

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THẾ KHƠI

hµ néi - 2015


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Vật
lý – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong tổ bộ mơn Lí luận
và Phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí đã ln quan tâm, động viên và tạo
điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Khơi đã tận
tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Sóc Sơn
cùng các thầy cô giáo trong tổ Tự nhiên 1 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia


đình, bạn bè và các bạn sinh viên lớp K37C.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Vũ Thị Mai Hương


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu trong khố luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kì một
cơng trình khoa học nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Vũ Thị Mai Hương


BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CNH – HĐH

:

Cơng nghiệp hóa – Hiện Đại hóa

ĐHSP


:

Đại học Sư phạm

GD-ĐT

:

Giáo dục – Đào tạo

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

NXB

:

Nhà xuất bản

PPDH


:

Phương pháp dạy học

QTDH

:

Quá trình dạy học

SGK

:

Sách giáo khoa

SGV

:

Sách giáo viên

THPT

:

Trung học phổ thông


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
7. Đóng góp của khố luận ........................................................................ 4
8. Cấu trúc khoá luận ................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC BÀI
HỌC ƠNG TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG VỀ VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT .. 6

1.1. Bài học ôn tập tổng kết chương trong dạy học Vật lí ...................... 6
1.1.1. Bài học Vật lí ................................................................................... 6
1.1.1.1. Định nghĩa .................................................................................... 6
1.1.1.2. Phân loại ....................................................................................... 7
1.1.2. Cấu trúc bài học ôn tập tổng kết chương ........................................... 8
1.2.Tính tích cực học tập và chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh
.................................................................................................................. 11
1.2.1. Tính tích cực học tập của học sinh .................................................. 11
1.2.2. Chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh ................................. 12
1.2.3. Mối quan hệ giữa tính tích cực học tập và nắm vững kiến thức ...... 13
1.3. Thực trạng của việc tổ chức bài học ôn tập tổng kết chương “Động
lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT .................................................... 13
1.3.1. Mục đích điều tra ............................................................................ 14
1.3.2. Đối tượng và thời gian điều tra ....................................................... 14


1.3.3. Cách thức điều tra ........................................................................... 14

1.3.4. Kết quả điều tra .............................................................................. 14
1.3.4.1. Tình hình dạy và học bài ơn tập tổng kết chương “Động lực học chất
điểm” – Vật lí 10 THPT ............................................................................ 14
1.3.4.2. Chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh trong quá trình học tập ... 16
1.3.4.3. Khó khăn, sai lầm phổ biến của HS khi ôn tập tổng kết ............... 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................... 20
Chương 2: TỔ CHỨC BÀI HỌC ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG “ĐỘNG
LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” – VẬT LÍ 10 THPT .............................................. 21

2.1. Mục tiêu dạy học chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT 22
2.1.1. Vị trí, nhiệm vụ của chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10
THPT ....................................................................................................... 22
2.1.2. Cấu trúc chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT ....... 22
2.1.3. Mục tiêu dạy học chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT
.................................................................................................................. 23
2.1.4. Phân loại và phương pháp giải bài tập chương “Động lực học chất
điểm” – Vật lí 10 THPT ........................................................................... 25
2.1.4.1. Phân loại bài tập chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT
.................................................................................................................. 25
2.1.4.2. Phương pháp chung giải bài tập về động lực học ......................... 28
2.2. Tổ chức bài học ôn tập tổng kết chương “Động lực học chất điểm” –
Vật lí 10 THPT ....................................................................................... 28
2.2.1. Thiết kế tiến trình bài ơn tập tổng kết chương “Động lực học chất điểm”
– Vật lí 10 THPT ...................................................................................... 28
2.2.2. Tổ chức bài học ơn tập tổng kết chương “Động lực học chất điểm” –
Vật lí 10 THPT ......................................................................................... 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 35
Chương 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 36



3.1. Mục đích ........................................................................................... 36
3.2. Nhiệm vụ .......................................................................................... 36
3.3. Đối tượng ......................................................................................... 36
3.4. Tiến hành ......................................................................................... 36
3.5. Kết quả thử nghiệm sư phạm .......................................................... 37
3.6. Phân tích kết quả thử nghiệm sư phạm .......................................... 38
3.6.1. Tiêu chí đánh giá ............................................................................. 38
3.6.2. Phân tích định tính....................................................................................... 38
3.6.3. Phân tích định lượng........................................................................ 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................... 43
KẾT LUẬN .............................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 46
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thơng tin mà ở đó khối
lượng tri thức của loài người tăng lên với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Người
ta ước tính sau 5 năm thì lượng tri thức tăng lên gấp đơi. Đứng trước thực tế
này,trong giáo dục nhà trường đã có những thay đổi căn bản: từ quan niệm
học tập chỉ trong một thời gian nhất định bằng quan niệm: “học thường
xuyên, học liên tục, học suốt đời”. Để có thể học tập suốt đời đạt hiệu quả,
trước hết mỗi người phải nắm chắc những kiến thức mình đã được học, lấy đó
làm nền tảng để đào sâu nghiên cứu, lĩnh hội thêm những kiến thức mới. Việt
Nam đang bước vào giai đoạn CNH – HĐH với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ
bản trở thành nước công nghiệp. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc CNH
– HĐH là con người là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số
lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Để làm được
điều này ngành giáo dục Việt Nam đang phải đứng trước một bài toán: phải

đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp và
phương tiện dạy học. Về PPDH, nghị quyết TƯ 2 khóa VIII (12/1996) đã chỉ
rõ: “Phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục – Đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học,
từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự
giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học”.
Nghị quyết TƯ 2 (khoá VIII) của Đảng đã khẳng định: “Cuộc cách mạng về
phương pháp giáo dục phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả
năng suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng
tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thơng”. Điều đó đã được
thể chế hóa trong điều 28 – Luật Giáo dục năm 2005 và được cụ thể hóa trong
các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1


Để phát huy tính tích cực học tập, đồng thời nâng cao chất lượng nắm
vững kiến thức của HS thì việc tổ chức ôn tập tổng kết nội dung các bài học
theo từng chương, từng phần ngay sau khi kết thúc chương hay phần đó là
một việc làm quan trọng. Cơ sở tâm lí của việc ơn tập là học thuyết của
I.P.Pavlop về sự hoạt động của thần kinh cấp cao, cho rằng: “Sự thấm nhuần
kiến thức là một chuỗi dài những phản xạ có điều kiện và dần theo thời gian
sau khi nguyên nhân gây ra phản xạ đã ngừng tác dụng thì mọi q trình sẽ bị
xóa nhịa trong hệ thần kinh”. Vì thế, muốn cho kiến thức được vững chắc thì
bên cạnh việc trình bày tài liệu dễ hiểu, dễ nhớ cần phải thường xuyên củng
cố kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã được học chính là nhằm củng cố các phản xạ
có điều kiện làm cơ sở sinh lí thần kinh cho việc hình thành các kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo ấy được vững chắc.
Bài học là đơn vị cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình dạy
học [4]. Nội dung của một bài học (tương ứng với nó là kĩ năng, kĩ xảo) nằm

trong một hệ thống phát triển bao gồm cả sự phát triển của một môn khoa học
và sự phát triển của tâm lí sinh lí của người lĩnh hội nó. Một bài học phải
được thiết kế như thế nào mới đảm bảo được nguyên tắc đó. Trong dạy học
Vật lí ở trường phổ thơng, các tác giả Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc
Hưng, Phạm Xuân Quế [13] khẳng định: Bài học (Bài lên lớp) là hình thức cơ
bản của quá trình dạy học Vật lí ở trường phổ thơng hiện nay.
Việc tổ chức bài học ôn tập tổng kết chương trong dạy học Vật lí nói
riêng cũng như trong dạy học các bộ mơn khoa học nói chung là một việc làm
cần thiết để học sinh không chỉ nắm vững được những kiến thức đã học mà
còn giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa
có nhiều đề tại nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Nguyễn Văn Phùng trong
đề tài “Bàn về việc tự học thông qua việc ôn tập chương” (2013) đã nêu ra
tầm quan trọng của bài học ôn tập tổng kết chương trong dạy học ở trường

2


THPT nhưng chưa đi sâu vào việc thiết kế tiến trình và tổ chức bài học ơn tập
tổng kết chương một cách rõ ràng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức bài
học ôn tập tổng kết chương “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”– Vật lí 10
THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế tiến trình và tổ chức bài học ôn tập tổng kết chương “Động lực
học chất điểm” – Vật lí 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực học tập, góp
phần nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học của GV và HS trong bài
học ôn tập tổng kết chương ở trường THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài học ôn tập tổng kết chương “Động lực học

chất điểm” – Vật lí 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế nội dung, tiến trình tổ chức bài học ơn tập tổng kết chương
“Động lực học chất điểm” một cách khoa học, hợp lí thì sẽ phát huy được tính
tích cực học tập, đồng thời nâng cao chất lượng kiến thức của HS lớp 10
THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số cơ sở lí luận về bài học ơn tập tổng kết về vật lí
trong việc phát huy tính tích cực học tập và nâng cao chất lượng kiến thức của
HS trong dạy học ở trường THPT.
5.2. Điều tra thực trạng của việc tổ chức bài học ôn tập tổng kết chương
“Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT.
5.3. Xác định nội dung dạy học chương “Động lực học chất điểm” –
Vật lí 10 THPT.

3


5.4. Thiết kế nội dung, tiến trình tổ chức bài học ôn tập tổng kết
chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT.
5.5. Tiến hành thử nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả
của nội dung và tiến trình bài học đã soạn thảo.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình hình thành khóa luận chúng tôi sử dụng phối hợp ba
phương pháp:
+ Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo
viên nhằm xác định mục tiêu dạy học Vật lí trong giai đoạn hiện nay nói
chung và mục tiêu dạy học bài ôn tập tổng kết chương trong dạy học Vật lí ở
trường phổ thơng nói riêng trong việc phát huy tính tích cực và nâng cao chất
lượng kiến thức của HS trong dạy học Vật lí ở trường THPT.

+ Điều tra cơ bản: Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức bài học ôn tập
tổng kết chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT trong dạy học
Vật lí hiện nay ở trường THPT.
+ Thử nghiệm sư phạm: Thử nghiệm sư phạm tiến trình đã soạn thảo
nhằm đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học đó trong việc phát huy tính
tích cực, nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh.
7. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về việc tổ chức bài
học ôn tập tổng kết chương trong dạy học Vật lí ở trường THPT.
- Về mặt thực tiễn: Nội dung và tiến trình bài học ơn tập tổng kết
chương “Động lực học chất điểm” có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV
và HS trong dạy học bộ môn Vật lí lớp 10 ở trường THPT.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
cấu trúc khóa luận gồm ba chương:

4


Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức bài học ôn tập
tổng kết chương về Vật lí ở trường THPT.
Chương 2. Tổ chức bài học học ôn tập tổng kết chương “Động lực học
chất điểm”– Vật lí 10 THPT.
Chương 3. Thử nghiệm sư phạm.

5


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

TỔ CHỨC BÀI HỌC ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG VỀ VẬT LÍ
Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Bài học ơn tập tổng kết chương trong dạy học Vật lí
1.1.1. Bài học Vật lí
1.1.1.1. Định nghĩa
Theo từ điển Tiếng Việt [5], “bài học” có hai nghĩa:
- Hệ thống những điều cần hiểu, cần nhớ, cần biết,... sau khi nghe thầy
giảng.
- Kết quả suy ra từ những điều đã từng trải qua (Bài học kinh nghiệm,
bài học xương máu...).
Trong Didactic đáng chú ý một số định nghĩa dưới đây:
- Theo Hồ Ngọc Đại [4,tr.184], “Bài học là một q trình thầy tổ chức
cho trị hoạt động để lĩnh hội một khái niệm, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó,
trong một thời gian xác định, ở một trình độ phát triển nhất định”.
- M.N Xcatkin định nghĩa “Bài học là hình thức được sử dụng để giải
quyết nhiệm vụ truyền thụ kiến thức, giáo dục và phát triển học sinh, là hình
thức tổ chức một hoạt động cố định của GV và HS trong một khoảng thời
gian xác định”. Trong định nghĩa này, tác giả cũng nhấn mạnh trong “bài
học” thì mọi các thành tố của q trình dạy học phải có mặt: Mục tiêu, nội
dung, thiết bị, phương pháp, hoạt động về tổ chức và điều khiển.
- Trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, các tác giả Nguyễn Đức
Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế [13] khẳng định: Bài học (Bài
lên lớp) là hình thức cơ bản của quá trình dạy học Vật lí ở trường phổ thơng
hiện nay. “Theo hình thức này, trong một khoảng thời gian xác định (tiết học)
tại một địa điểm xác định (lớp học) với một số lượng HS cố định có cùng

6


trình độ phát triển, GV tổ chức hoạt động nhận thức cho cả lớp, có chú ý tới

đặc điểm riêng của từng HS đều nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản,
đồng thời qua đó phát triển được năng lực nhận thức và hình thành quan điểm
đạo đức, thái độ ứng xử”.
Trong khố luận, chúng tơi sử dụng bài học theo quan điểm của ba tác
giả này.
1.1.1.2. Phân loại
Nói chung, có nhiều cách phân loại các bài học ở lớp về Vật lí, theo các
tác giả của “Phương pháp giảng dạy Vật lý ở trường Phổ thông cấp II” [3]
thì bài học Vật lí được chia thành các kiểu như sau:
Căn cứ vào nội dung cơ bản của bài học, giáo sư I.I Xôcôlôp phân kiểu
các bài học vật lý thành: Bài học trình bày kiến thức mới; Bài học thí nghiệm
thực hành; Bài học luyện tập và củng cố kiến thức; Bài học kiểm tra sự lĩnh
hội; Bài học ơn tập một phần của giáo trình.
Căn cứ vào hình thức của bài học, giáo sư P.A Zơnamenxki phân kiểu
các bài học vật lý thành: Bài học nghiên cứu kiến thức mới; Bài học thí
nghiệm thực hành; Bài học giải bài tập vật lý; Bài học chuẩn bị cho học sinh
đi tham quan, tiến hành tham quan, tổng kết tham quan; Bài học ơn tập và
khái qt hóa tài liệu đã học; Bài học đánh giá kĩ năng và kĩ xảo của học sinh.
Cả hai cách phân kiểu trên đều khơng thật sự “đơn trị”, vì nội dung của
các bài học đó cịn chồng chéo nhau. Thực vậy, sự luyện tập và củng cố kiến
thức thường có thể được thực hiện trong q trình làm thí nghiệm thực hành
(xem cách phân kiểu của giáo sư I.I Xôcôlôp); sự khái quát hóa tài liệu đã học
có thể được thực hiện trong quá trình giải bài tập vật lý (xem cách phân kiểu
của giáo sư P.A Zơnamenxki). Ngoài ra, căn cứ của hai cách phân kiểu trên
(nội dung và hình thức của bài học) khơng có tính chất cơ bản. Căn cứ cơ bản
để phân kiểu phải là mục đích cơ bản của bài học.

7



Theo mục đích cơ bản của bài học, các bài học vật lí được chia thành:
Bài học nghiên cứu kiến thức mới; Bài học hình thành kĩ năng, kĩ xảo; Bài
học khái quát hóa và củng cố kiến thức; Bài học kiểm tra và đánh giá kiến
thức; Bài học tổ hợp.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy cách phân
loại theo mục đích cơ bản của bài học phù hợp nhất với việc dạy và học bộ
mơn Vật lí ở trường THPT hiện nay.
Bài học ơn tập tổng kết chương mà chúng tôi nghiên cứu trong để tài
này thuộc loại bài khái quát hóa và củng cố kiến thức cho học sinh.
1.1.2. Cấu trúc bài học ôn tập tổng kết chương
1.1.2.1. Bài học ôn tập tổng kết sau mỗi đề tài, mỗi chương hay mỗi phần của
giáo trình Vật lí phổ thơng
Bài học ơn tập tổng kết cịn gọi là ơn tập và hệ thống hố, vì thuật ngữ
tổng kết được hiểu là hệ thống hố, khái qt hố; hoặc cịn gọi là củng cố và
hệ thống hố, vì củng cố được hiểu theo nghĩa hẹp là ôn tập và luyện tập (ôn
tập liên qua đến củng cố kiến thức; luyện tập nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng
và thói quen).
Theo Nguyễn Thế Khơi [12,tr.111] “Ơn tập tổng kết là hình thức phối
hợp học sinh ơn tập tài liệu và giáo viên cùng học sinh tổng kết tài liệu học
trong mỗi đề tài, chương hay phần của chương trình đã nghiên cứu”.
Hình thức ơn tập này phải tuân theo một số yêu cầu sau:
- Không phải ôn tập tất cả chi tiết về các vấn đề đã học, cũng không
phải là liệt kê tất cả các đề mục đã có trong từng bài đã học. Mà trái lại, ôn tập
tổng kết phải nêu lên được tất cả các khái niệm, quy tắc, định luật cơ bản của
hệ thống kiến thức đã nghiên cứu và nêu bật mối liên hệ giữa chúng.
- Tổng kết phải có tác dụng nâng cao trình độ hiểu biết của HS về tài
liệu học. u cầu này khơng địi hỏi phải đưa thêm các kiến thức mới vào nội
dung ôn tập, mà chủ yếu là giúp HS có cái nhìn tổng qt về vấn để riêng lẻ
8



đã được giải quyết trước đây và khái quát hóa những tài liệu mà HS đã chiếm
lĩnh được thêm trong q trình giải bài tập, làm thí nghiệm, đọc tài liệu tham
khảo, tham quan... bổ sung cho phần lí thuyết cơ đọng đã nghiên cứu. Trong
một số trường hợp, có thể phát triển thêm một số vấn đề nhằm mở rộng vốn
hiểu biết của HS.
- Tổng kết phải giúp học sinh nắm vững, dễ nhớ để từ đó, dễ vận dụng
vào thực tiễn. Thông thường, để đạt được điều này, GV nêu ra những thủ
thuật, mẹo để nhớ các công thức, định luật và trình bày bản tổng kết dưới
dangj sơ đồ hay bảng.
1.1.2.2. Cấu trúc bài học ôn tập tổng kết chương
“Cấu trúc” thường được hiểu là một trật tự sắp xếp được qui định một
cách định tính, có tính bền vững tương đối của các mối liên hệ bên trong giữa
các thành tố của một hệ thống. Theo các tác giả Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn
Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế “Cấu trúc của bài lên lớp sẽ gồm một chuỗi
những hoạt động của GV và HS được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, đảm
bảo cho HS hoạt động có hiệu quả, nhằm chiếm lĩnh kiến thức, phát triển
năng lực và hình thành thái độ và đạo đức” [13]. Các tác giả này nhấn mạnh
rằng với mỗi mục đích, mỗi nội dung học, ứng với mỗi đối tượng trong những
điều kiện cơ sở vật chất, phương tiên dạy học xác định thì bài lên lớp phải có
cấu trúc riêng thích hợp thì mới có hiệu quả. Nhưng dựa vào đặc điểm của HS
hoạt động trong một tập thể xác định, phải thực hiện những mục đích chung
trong một thời gian xác định nên cũng có thể nêu ra một số hành động điển
hình phải thực hiện trong mỗi bài học. “Những hành động đó là những yếu tố
cấu trúc của bài học, còn gọi là các khâu của bài học”. Thơng thường bài lên
lớp có các khâu:
1. Tổ chức lớp học;
2. Kiểm tra bài làm ở lớp, ở nhà của HS;
3. Xây dựng tình huống có vấn đề. Giao nhiệm vụ cho học sinh;
9



4. Xây dựng, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phương pháp hoạt động;
5. Sơ bộ luyện tập, củng cố kiến thức;
6. Khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức;
7. Giao và hướng dẫn bài làm về nhà.
Đối với bài học ôn tập tổng kết chương, loại bài này được tiến hành khi
kết thúc một chương nào đó trong chương trình học và có hai đặc trưng cơ
bản là ơn tập và củng cố kiến thức. Phương hướng thứ nhất là ơn tập, chính là
việc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với chu trình nhận thức lí luận của HS
đối với các kiến thức đã học trong chương. Tại đây, HS sẽ được nhắc lại
những kiến thức đã học theo một hệ thống nhất định, theo một trật tự logic
xác định. GV có thể giúp học sinh ghi nhớ một các dễ dàng hơn các kiến thức
đó thơng qua nhiều phương pháp (nhắc lại kiến thức, vẽ sơ đồ tư duy...). Thứ
hai là khái quát và khắc sâu những kiến thức trên cơ sở của phương hướng thứ
nhất. GV củng cố lại kiến thức cho HS bằng cách phân loại và ra các bài tập
củng cố kiến thức theo từng phần.
Như vậy, cấu trúc một bài ôn tập tổng kết chương trong dạy học vật lí ở
trường phổ thơng sẽ có các phần như sau:
1. Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của bài học cho học sinh;
2. Tổ chức lớp học phù hợp với từng nội dung bài học;
3. Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài ôn tập của HS (trả lời các câu hỏi và
giải các bài tập về những vấn đề cơ bản cần ôn tập tổng kết mà GV
đã giao từ 1 – 2 tiết học trước);
4. Ôn tập các kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học. Hệ thống hóa các
kiến thức ấy dưới dạng bảng hay sơ đồ.
5. Hướng dẫn giải bài tập. Nêu cách phân loại các bài tập trog đề tài,
chương hay phần học và đề ra các phương pháp giải cho từng loại;
6. Ra bài tập về nhà.


10


1.2. Tính tích cực học tập và chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh
1.2.1. Tính tích cực học tập của học sinh
Tính tích cực học tập thực chất là sự tích cực nhận thức của HS, đặc
trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và có nghị lực cao trong q trình
chiếm lĩnh tri thức. Tích cực trong học tập có nghĩa là hồn thành một cách
chủ động, tự giác, có nghị lực, có đích rõ rệt và đầy hào hứng, những hành
động trí óc và chân tay nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng
chúng vào học tập và thực tiễn. Như vậy, tích cực là rất cần thiết cho mọi q
trình nhận thức, là nhân tố rất quan trọng tạo nên hiệu quả học tập[6,tr5].
Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức của học sinh được thể hiện
ở những dấu hiệu như:
- Biểu hiện bên ngoài, qua thái độ, hành vi, hứng thú:
+ HS chú ý lắng nghe, quan sát, theo dõi thầy cô giáo.
+ HS khao khát tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập.
+ HS tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của
bạn, phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, nêu thắc mắc, địi hỏi giải
thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ.
+ HS sẵn sàng, hồ hởi đón nhận các nhiệm vụ, tự giác thực hiện các
nhiệm vụ, cố gắng hồn thành cơng việc bằng mọi cách, hồn thành cơng việc
sớm hơn kế hoạch, xin nhận thêm nhiệm vụ thực hiện.
+ HS thường xuyên tranh luận, trao đổi với bạn bè về vấn đề học tập,
khơng nản chí khi gặp khó khăn.
- Biểu hiện bên trong: những biểu hiện này khó phát hiện hơn, như có
tư duy chuyển biến, có những sáng tạo trong học tập hơn trước, tâp trung chú
ý vào vấn đề đang học.
- Biểu hiện qua kết quả học tập: HS chủ động vận dụng linh hoạt những
kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, kiên trì hồn thành các bài


11


tập, khơng nản lịng trước những tình huống khó khăn và đạt kết quả học tập
tốt hơn.
1.2.2. Chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh
Theo lí luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết quả của quá trình nhận
thức bao gồm một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng các biểu
tượng và khái niệm lĩnh hội được, được giữ lại trong trí nhớ và được tái tạo
khi có địi hỏi tương ứng. Kiến thức vật lí có thể được chia thành các nhóm cơ
bản: Khái niệm (hiện tượng, đại lượng); Định luật, nguyên lí; Thuyết; Phương
pháp nghiên cứu; Ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
Theo tâm lí học, “nắm vững kiến thức là hiểu đúng bản chất của nó và
vận dụng được”[14]. Do đó, để đảm bảo cho học sinh nắm được kiến thức
một cách vững chắc, ngoài việc làm cho học sinh hiểu đúng bản chất của kiến
thức theo tinh thần của chương trình, cịn cần hình thành cho học sinh kĩ
năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức thơng qua nhiều hình thức luyện tập khác
nhau [3,tr22].
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhất của dạy học là đảm bảo cho
HS nắm vững những kiến thức cơ bản ở nhà trường. Nắm vững kiến thức
không những là hiểu đúng nội hàm, ngoại diên của nó, xác định được vị trí,
tác dụng của kiến thức ấy trong hệ thống kiến thức cơ bản đã tiếp thu từ trước,
mà cịn biết q trình hình thành nó và vận dụng nó vào thực tiễn.
Sự nắm vững kiến thức có thể được phân biệt ở ba mức độ: biết, hiểu,
vận dụng.
- Biết một kiến thức nào đó có nghĩa là nhận ra được nó, phân biệt
được nó với các kiến thức khác, kể lại được nội hàm của nó một cách chính
xác. Đây là mức tối thiểu HS cần đạt được trong học tập.
- Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào những kiến thức đã biết,

đưa được nó vào với kinh nghiệm của bản thân. Tức là nêu đúng nội hàm và
ngoại diên của nó, xác lập được mối quan hệ giữa nó và hệ thống những kiến
12


thức khác, vận dụng được nó vào tình huống quen thuộc dẫn đến có khả năng
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ của thực tiễn có
nghĩa là phải tìm được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải
quyết một nhiệm vụ mới. Nhờ vận dụng kiến thức được nắm vững một cách
sâu sắc.
Chất lượng nắm vững kiến thức bước đầu được hiểu là chất lượng biết,
hiểu và vận dụng những kiến thức được học của HS và thực tế.
1.2.3. Mối quan hệ giữa tính tích cực học tập và nắm vững kiến thức
Để đảm bảo cho HS nắm vững kiến thức Vật lí một cách chắc chắn, cần
phải hình thành cho họ kĩ năng, kĩ xảo khơng chỉ vận dụng mà cịn chiếm lĩnh
kiến thức thơng qua nhiều hình thức luyện tập khác nhau. Trong số đó, việc tổ
chức cho học sinh ơn tập tổng kết từng chương, từng phần sau mỗi chương,
phần được học là hình thức luyện tập khơng thể thiếu trong quá trình nâng cao
chất lượng nắm vững kiến thức cho HS.
Hiểu theo nghĩa rộng, quá trình học tập là quá trình liên tiếp tiếp thu và ơn
tập, củng cố kiến thức. Bởi vậy, kiến thức sẽ được học sinh hoàn tồn nắm
vững nếu họ tự lực, tích cực học tập, vận dụng linh hoạt, thành thạo kiến thức
ấy để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau.
Chất lượng nắm vững kiến thức bước đầu thể hiện ở tính tích cực học tập
của HS, tích cực ghi nhớ, tìm tịi để hiểu. Cịn tính tích cực học tập của HS
phần nào thể hiện ở trình độ nắm vững kiến thức của HS đó theo từng
chương, phần, đề tài,... từ đó vận dụng vào những tình huống phức tạp mới.
1.3. Thực trạng của việc tổ chức bài học ôn tập tổng kết chương “Động
lực học chất điểm” - Vật lí 10 THPT

Để phát hiện thực trạng của việc tổ chức bài học ôn tập tổng kết
chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT, chúng tơi tiến hành điều
tra cơ bản.
13


1.3.1. Mục đích điều tra
Với mục đích dùng làm cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát, điều tra theo các vấn đề:
+ Thực trạng việc dạy và học bài học ôn tập tổng kết chương “Động lực
học chất điểm” – Vật lí 10 THPT.
+ Chất lượng nắm vững kiến thức của HS lớp 10 THPT trong quá trình
học tập chương “Động lực học chất điểm”, từ đó phát hiện ra những khó khăn
chủ yếu và sai lầm phổ biến của HS trong quá trình học tập chương này.
1.3.2. Đối tượng và thời gian điều tra
Đối tượng điều tra là GV dạy Vật lí 10 THPT và học sinh của lớp 10C
(sĩ số 45HS) trường THPT Sóc Sơn (Sóc Sơn – Hà Nội) trong thời gian từ
tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 (thời gian chúng tôi thực tập Sư
phạm).
1.3.3. Cách thức điều tra
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tơi đã sử dụng những hình
thức như:
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên, dự giờ và xem giáo án của giáo viên.
- Trao đổi trực tiếp với học sinh: Lấy phiếu thăm dò ý kiến học sinh;
Xem các bài kiểm tra của họ; Quan sát học sinh trên lớp (đặc biệt chú ý đến
việc tham gia của học sinh vào tiến trình hình thành hệ thống kiến thức).
1.3.4. Kết quả điều tra
Công tác điều tra, khảo sát cho phép chúng tôi đưa ra được các nhận
xét ban đầu như sau:
1.3.4.1. Tình hình dạy và học bài ơn tập tổng kết chương “Động lực học chất

điểm” – Vật lí 10 THPT
* Về phía giáo viên:
- Vì số tiết được phân phối cho việc ơn tập, luyện tập trong chương
trình cịn ít so với lượng kiến thức cần ôn của chương (1 – 2 tiết ôn tập cho
14


mỗi chương) nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ là phương pháp hướng
dẫn, phương pháp ôn tập mà cịn có thời gian ơn tập cho học sinh của đa số
các giáo viên. Khơng ít giáo viên chỉ cho học sinh làm bài tập cho là “điển
hình” là hết tiết học.
- Qua dự giờ, quan sát hoạt động của GV và HS, có thể rút ra nhận
định: Trong các tiết học ôn tập của GV cũng đã chú ý tới việc hướng dẫn học
sinh ơn tập như sau: Ơn lại những kiến thức trọng tâm của chương; từ những
kiến thức đã học xây dựng sơ đồ cấu trúc chương; hướng dẫn học sinh phân
loại bài tập và giải các bài tập điển hình của từng loại,…Tuy nhiên việc
hướng dẫn HS ôn tập chủ yếu là do GV chuẩn bị sẵn nội dung ôn tập, giảng
giải cho HS các nội dung đó hoặc giảng giải theo mẫu yêu cầu của HS thực
hiện lại như GV hướng dẫn. Việc chỉ ra cách thức thực hiện ít được GV quan
tâm.
- GV khơng chú ý chọn lọc kiến thức trọng tâm để ôn tập cho học sinh
dẫn tới tình trạng hết tiết học vẫn khơng đảm bảo thực hiện tiến trình dạy học
(khơng có nhiều thời gian cho học sinh luyện tập kĩ càng các dạng bài tập của
chương).
* Về phía học sinh:
Khi khảo sát HS bằng phiếu điều tra với câu hỏi: “Nếu được tổ chức
hướng dẫn ôn tập tổng kết chương thì em thích thầy cơ giáo hướng dẫn theo
cách nào sau đây?” thu được kết quả trong bảng sau:
STT


Cách thức tổ chức

Kết quả

Hướng dẫn làm các bài luyện tập tổng
1.

hợp.
Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý

2.
3.

tóm tắt kiến thức chương.
Hướng dẫn lập sơ đồ cấu trúc chương.

15

Tỉ lệ

30/45

66,67%

28/45

62,22%

37/45


82,22%


Ơn tập thơng qua các bài tập, thí
4.

16/45

35,56%

41/45

91,11%

22/45

nghiệm thực hành.

48,89%

Hướng dẫn xây dựng sơ đồ kiến thức
chương kết hợp với việc luyện tập các

5.

dạng bài tập điển hình.
Tổ chức thảo luận, trao đổi nhóm.

6.


Từ kết quả trên đây ta thấy: Các em không chỉ mong muốn được GV
hướng dẫn làm các dạng bài tập luyện tập (66,67%) hay hướng dẫn xây dựng
sơ đồ kiến thức chương (82,22%) mà phần lớn HS đều có nhu cầu muốn được
giáo viên kết hợp cả hướng dẫn lập sơ đồ cấu trúc chương và hướng dẫn giải
các bài tập điển hình (91,11%). Theo chúng tơi, những u cầu đó là hợp lí,
và GV cần hướng tiết ôn tập tổng kết chương vào các yêu cầu đó để tổ chức
bài học.
1.3.4.2.Chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh trong quá trình học tập
Xem xét kết quả bài kiểm tra 15 phút chương “Động lực học chất
điểm” với đề bài như sau:
Câu 1: Một hợp lực 1N tác dụng theo phương ngang vào một vật có khối
lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật
đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 1,0m

B. 2,0m

C. 0,5 m

D. 4,0m

Câu 2: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N, 10 N. HỏI
góc giữa hai hợp lực 6 N và 8 N bằng bao nhiêu?
A. 300

B. 450

C. 900

D. 600


Câu 3: Câu nào đúng? Một người có trọng lượng 500N đứng yên trên mặt
đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn:
A. Phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên trái đất.
B. Bé hơn 500N.
16


C. Lớn hơn 500N.
D. Bằng 500N.
Câu 4: Một ôtô khối lượng m = 1200kg( coi là chất điểm), chuyển động với
vận tốc 36km/h trên chiếc cầu võng xuống coi như cung trịn bán kính R =
50m. Lấy g = 10m/s2. Áp lực của ôtô lên mặt cầu tại điểm thấp nhất tính theo
kN là
A. 9,2

B. 12

C. 9,6

D. 14,4

Câu 5: Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây? Cho biết góc giữa cặp
lực đó
A. 3 N, 3 N, 1800. B. 3 N, 6 N, 600

C. 3 N, 5 N, 00.

D. 3 N, 15 N, 1200.


Câu 6: Câu nào sau đây đúng?
A. Khơng cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động trịn đều.
B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
C. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
D. Nếu khơng có lực tác dụng vào vật thì vật khơng thể chuyển động được.
Câu 7: Một vật khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có khối lượng 10N. Khi
chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì
nó có trọng lượng bằng bao nhiêu Niutơn?
A. 10N

B. 1N

C. 5N

D. 2,5N

Câu 8: Một lị xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố
định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lị xo. Khi ấy, chiều
dài của nó là bao nhiêu?
A. 7,5cm

B. 2,5cm

C. 9,75cm

D. 12,5cm

Câu 9: Một vật có khối lượng 8kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng với
gia tốc 2m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực
này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.

A. 16N, nhỏ hơn. B. 160N, lớn hơn.

C. 4 N, lớn hơn. D. 1,6N, nhỏ hơn.

Câu 10: Câu nào đúng? Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
17


A. Ngã người sang bên phải.

B. Ngã người về phía sau.

C. Dừng lại ngay.

D. Chúi người về phiá trước.

Kết quả bài kiểm tra được thống kê trong bảng sau:

Lớp

Điểm


số

0

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

10C 45

0

0

0

1

2

7


10

9

7

6

3

Điểm
TB
6,87

Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng:
+ 50% học sinh có khả năng tái hiện lại kiến thức (thuộc định nghĩa,
định luật, viết được công thức, biểu thức). Số % tương tự thực hiện được việc
sử dụng kiến thức vào các trường hợp đơn giản nhất. Ngược lại, chỉ rất ít học
sinh (20%) có khả năng áp dụng kiến thức vào những trường hợp tương đối
phức tạp; giải thích các hiện tượng quan trọng điển hình.
+ Nhiều học sinh khơng giải được bài tập cơ bản do các em không nắm
được kiến thức cơ bản đã học hoặc hiểu chúng một cách máy móc. Một số em
giải được bài tập cơ bản tuy nhiên chỉ một số ít giải được bài tập phức hợp
hoặc vận dụng vào các dạng bài tập mới.
1.3.4.3. Khó khăn, sai lầm phổ biến của HS khi ôn tập tổng kết
Qua dự giờ, trao đổi với GV và HS chúng tôi nhận thấy nhiều HS
không chuẩn bị bài trước khi đến lớp mà thường khi bắt đầu tiết học mới học
lại, kiểm tra lại những nội dung cần thiết dẫn đến thụ động trong học tập và
hạn chế sự sôi nổi của các tiết học ôn tập tổng kết.

Hơn nữa, học sinh thường có tâm lí bài ơn tập thì chỉ cần đến ngồi
nghe, GV sẽ tự hướng dẫn ôn tập và đưa ra nội dung kiến thức trọng tâm nên
những kiến thức thu nhận được thường không ghi nhớ được lâu.
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy trong q trình ơn tập tổng kết
chương, học sinh thường gặp khó khăn chủ yếu, mắc sai lầm phổ biến sau:
18


×