Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghề sơn ở làng cát đằng xã yên tiến huyện ý yên tỉnh nam định (1986 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.3 KB, 64 trang )









TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ




TỐNG THỊ TRANG



NGHỀ SƠN Ở LÀNG CÁT ĐẰNG, XÃ
YÊN TIẾN, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH
NAM ĐỊNH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Bích







HÀ NỘI - 2015



Lời cảm ơn

Khóa luận với đề tài: “NGHỀ SƠN Ở LÀNG CÁT ĐẰNG, XÃ YÊN TIẾN HUYỆN Ý
YÊN TỈNH NAM ĐỊNH (1986-2014) của em đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học sƣ phạm
Hà Nội 2 dƣới sự động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Lịch sử đã đào tạo và
trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em hoàn thiện khóa luận này. Đồng thời, em
xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời đã động viên, khuyến khích tạo
mọi điều kiện để em có thể hoàn hiện khóa luận thành công.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Thị Bích đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong các thầy cô nhận xét và góp ý để bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Tống Thị Trang





Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng nỗ lực tìm hiểu nghiên cứu
của bản thân với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Bích.
Công trình này không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Tống Thị Trang
















A: MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Bố cục của khóa luận
Nội dung
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CÁT ĐẰNG (XÃ YÊN TIẾN,
HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH)
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng
1.3. Dân cƣ
1.4. Kinh tế, văn hóa – xã hội
Tiểu kết chƣơng 1
CHƢƠNG 2: NGHỀ SƠN CÁT ĐẰNG (XÃ YÊN TIẾN, HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH)
2.1. Nguồn gốc của nghề sơn Cát Đằng
2.2. Nguyên liệu, công cụ và kĩ thuật làm sơn
2.2.1. Nguyên liệu


2.2.2. Công cụ
2.2.3. Quy trình và kỹ thuật pha chế sơn
2.3. Tổ chức sản xuất
2.3.1. Làm tại nhà
2.3.2. Làm lƣu động
2.3.3. Mở công ty, doanh nhiệp
2.4. Các sản phẩm sơn Cát Đằng
2.5. Thực trạng và một số khuyến nghị cho sự phát triển nghề sơn Cát Đằng
2.5.1. Thực trạng
2.5.2. Một số khuyến nghị cho sự phát triển nghề sơn Cát Đằng

Tiểu kết chƣơng 2
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Hàng ngàn năm lao động cần cù, bên cạnh cơ sở kinh tế trồng lúa nƣớc là chính,
cha ông ta còn tạo ra nhiều làng nghề thủ công tinh xảo. Mỗi làng nghề không chỉ là
đơn vị kinh tế mà còn lƣu giữ những di sản văn hóa truyền thống nhƣ: lễ hội, đền, chùa,
các sản phẩm giàu chất văn hóa đất Việt có giá trị nghệ thuật cao. Trong số phải kể đến
nghề sơn mà hiệu quả của nó đã đƣợc đúc kết trong câu tục ngữ:
Một đồng một giỏ không bỏ nghề trầu
Một đồng một bầu không bỏ nghề sơn
Các tài liệu sử học và khảo cổ học cho biết nghề sơn Việt Nam xuất hiện từ rất
sớm. Những dấu vết của đồ sơn với kỹ thuật còn thô vụng đƣợc phát hiện lần đầu tiên
tại các di chỉ khảo cổ học ở 2 huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa (Hà Nội) có niên đại cách
ngày nay khoảng 2400 - 2500 năm. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển nghề
sơn với nhiều kiểu kỹ thuật khác nhau đã tạo ra nhiều loại sản phẩm không chỉ đem lại
nguồn thu nhập đảm bảo một phần đời sống cho cƣ dân các làng nghề mà còn đáp ứng
nhu cầu làm đẹp, làm bền các đồ gia dụng, đồ thờ cúng của các tầng lớp nhân dân.
Ngoài ra, nghề sơn còn thể hiện óc thẩm mỹ, bàn tay tài khéo và cả thế giới
quan của cha ông ta. Mỗi làng lại có một chu trình kỹ thuật bí quyết riêng, tạo ra những
sản phẩm có nét độc đáo riêng để phân biệt với các làng nghề khác nhƣ làng sơn Bình
Vọng (Thƣờng Tín, Hà Nội) với sản phẩm là hàng thủ công mỹ nghệ - sơn mài, làng

sơn Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) có tiếng là làm sơn nùn hay sơn then. Đặc biệt là
làng sơn Cát Đằng với kĩ thuật sơn phủ, sơn thếp bạc hoàn kim tạo ra những sản phẩm
có nét vẽ và quang bóng trên bề mặt nổi tiếng từ Bắc vào Nam.Tuy nhiên trong bối
cảnh hiện nay khi đất nƣớc đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã tạo
ra nhiều thuận lợi cũng nhƣ nhiều khó khăn không những đối với các nghề thủ công
truyền thống nói chung và nghề sơn Cát Đằng nói riêng, do vậy mà Đảng và Nhà nƣớc
cần có những chính sách giúp đỡ tạo điều kiện cho không chỉ nghề mà làng nghề đƣợc
phát triển một cách thuận lợi nhất. Vì những lý do đó mà tôi chọn đề tài “Nghề sơn ở
làng Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (1986-2014)” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp.


2. Lịch sử nghiên cứu
Nghề sơn xuất hiện ở nƣớc ta từ lâu, nó đã tạo ra các sản phẩm khá độc đáo
phục vụ đời sống của các tầng lớp dân cƣ. Đã có nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu
nhƣng chỉ tập trung vào khía cạnh lịch sử hay kĩ thuật còn nghề làm sơn truyền thống
cũng nhƣ quy trình làm sơn, sản phẩm sơn lại ít đƣợc nói tới.
Năm 1995, Nhà xuất bản Mỹ thuật cho xuất bản cuốn “Nghề sơn cổ truyền
Việt Nam” của tác giả Lê Huyên. Trong tác phẩm, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu
vào nghề sơn truyền thống Việt Nam. Đây là cuốn sách khá chi tiết nói về nghề sơn
trong đó tác phẩm cũng đã đề cập đến nghề sơn Cát Đằng nhƣng ở mức độ khái quát.
Năm 2001, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã cho xuất bản cuốn “Kỹ thuật
sơn mài” của tác giả Phạm Đức Cƣờng, cuốn sách chuyên ngành dành cho sinh viên
trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, ngoài phần chính nói về các kỹ thuật của nghề
sơn ở Việt Nam cuốn sách còn viết khá kỹ về các cách chế tác sơn Cát Đằng.

Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân (2009), “Hỏi đáp về làng nghề truyền thống
Việt Nam”. Cuốn sách này đã giải đáp những thắc mắc về những vấn đề liên quan tới
làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề làm sơn nói riêng.
Ngoài ra còn có các tác phẩm nhƣ: Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền

thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc; Nguyễn Đức Cƣờng (1986), Về nghề sơn mài
và sơn quang dầu của nƣớc ta”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 3, tr 45 – 47; Nguyễn
Ngọc Dũng (1996), Nghề sơn quang Cát Đằng, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1, tr
1- 30; Đặng Đức (1991), Truyện tổ các làng nghề, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1, tr
65 – 68.
Có thể nói, đây là những công trình tiêu biểu nói về làng nghề làm sơn. Tuy
nhiên đây chỉ là những cuốn sách nói về làng nghề truyền thống nói chung, đề tài
nghiên cứu về làng sơn Cát Đằng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ.Vì vậy, tác giả


khóa luận mạnh dạn triển khai nghiên cứu đề tài “Nghề sơn ở làng Cát Đằng xã Yên
Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (1986 – 2014)”.

3. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận muốn làm rõ các vấn đề:
Làm rõ nét đặc trƣng trong văn hóa làng sơn Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định.
Tìm hiểu về nghề sơn Cát Đằng với quy trình sản xuất các loại sơn, các loại
sản phẩm, các đặc điểm về tổ chức sản xuất
Chỉ ra những khó khăn thách thức mà nghề sơn Cát Đằng đang gặp phải trên
cơ sở đó đƣa ra một số khuyến nghị cho sự phát triển làng nghề truyền thống.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những thành tố liên quan đến nghề sơn Cát
Đằng nhƣ: nguồn gốc, nguyên liệu, kỹ thuật, quy trình, việc tổ chức sản xuất, các sản
phẩm sơn khác nhau…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đối tƣợng nghiên cứu chính là làng Cát Đằng. Song để có
cái nhìn tổng hợp, so sánh, đối chiếu, ở một số nội dung bài khóa luận đã tiến hành
mở rộng khảo sát sang hai làng lân cận là Thƣợng thôn và Trung thôn nhằm làm sâu

sắc hơn cho nội dung khóa luận.


+ Về thời gian: từ năm 1986 đến 2014. Với công cuộc đổi mới đất nƣớc,
nghề sơn Cát Đằng có những bƣớc phát triển đáng kể.Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều
khó khăn, thách thức cần đƣợc giải quyết.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện khóa luận đã sử dụng các nguồn tƣ liệu chủ yếu
sau:
Các công trình nghiên cứu của các tác giả về làng nghề truyền thống nói
chung và làng nghề sơn Cát Đằng nói riêng.

Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu đƣợc đăng trên các
tạp chí của Trung ƣơng và địa phƣơng
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp luận sử học Macxit và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để đánh
giá, nhận xét các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử.
Sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp phƣơng pháp logic, trong đó phƣơng
pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra còn có sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh,
phân tích, điền dã…
6. Đóng góp của đề tài
Thông qua quá trình tìm hiểu đề tài, tôi mong muốn trình bày đƣợc một cách rõ
ràng, súc tích:
+ Một là, khái quát về làng Cát Đằng cùng những nét văn hóa của làng.
+ Hai là, trình bày về quy trình để sản xuất các loại sơn khác nhau, tổ chức sản
xuất, các sản loại sản phẩm sơn…


+ Ba là, chỉ ra thực trạng, khó khăn và đƣa ra một số khuyến nghị cho sự phát

triển của nghề sơn Cát Đằng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài lệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm:
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CÁT ĐẰNG, XÃ YÊN TIẾN,
HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
CHƢƠNG 2: NGHỀ SƠN CÁT ĐẰNG, XÃ YÊN TIẾN, HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH (1986 – 2014)


Nội dung
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CÁT ĐẰNG (XÃ YÊN TIẾN,
HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH)
1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ý Yên nằm ở phía Tây tỉnh Nam Định (thuộc khu vực Trung tâm của
đồng bằng Sông Hồng). Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp huyện Nghĩa
Hƣng và Vụ Bản, phía Nam và phía Tây giáp với tỉnh Ninh Bình. Toàn huyện có 31
xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên là 24.129,74 ha, dân số 227.200 ngƣời (2010).
Ý Yên là một trong những vùng đất cổ của Nam Định, một huyện “thuần
nông” với 90% dân số gắn với đồng ruộng. Là một huyện nằm giữa trung tâm chính
trị, kinh tế của hai tỉnh là Nam Định và Ninh Bình lại có hệ thống giao thông đƣờng
sắt, đƣờng quốc lộ 10 bên cạnh đó Ý Yên có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động,


ngành nghề lại đƣợc nhà nƣớc chủ trƣơng xây dựng thành trung tâm của vùng đồng
bằng sông Hồng nên rất có lợi thế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Làng Cát Đằng thuộc xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Do vị trí
giáp ranh giữa Nam Định và Ninh Bình nên du khách có thể đến Cát Đằng bằng nhiều
hƣớng khác nhau, hoặc từ thành phố Ninh Bình, hoặc từ thị xã Phủ Lý, và đều rẽ vào
đƣờng 10A.

Hướng thứ 1: theo Quốc lộ 1A, đi từ Hà Nội đến thành phố Ninh Bình, rẽ trái
vào đƣờng 10A, đi khoảng 8 km nữa, đến cột cây số 129 (cách Nam Định 20 km )
vƣợt qua đƣờng tàu (đƣờng sắt Bắc - Nam) bên phải là địa phận làng.
Hướng thứ 2: vẫn đi theo Quốc lộ 1A, đến Phủ Lý, rẽ trái về thành phố Nam
Định, vào đƣờng 10A đi vào thành phố Ninh Bình, đến km số 129, rẽ trái, vƣợt qua
đƣờng tàu để vào làng.
Hướng thứ 3: theo đƣờng sắt Bắc - Nam, đến ga Cát Đằng, đi ngƣợc về phía
Nam Định, đến km số 129, rẽ phải để vào làng.
Cát Đằng nằm kề với đƣờng 10A về phía Bắc, bên kia đƣờng là làng Ninh
Xá. Phía Nam giáp làng một làng Công giáo toàn tòng Kênh Hội (cùng nằm trong xã
Cát Đằng). Phía Đông giáp La Xuyên, một làng nổi tiếng trên toàn vùng châu thổ Bắc
Bộ với nghề chạm khắc gỗ. Phía Tây giáp làng Trung Thôn cùng thuộc xã Yên Tiến.
Cát Đằng nằm trên đầu mối giao thông thủy bộ thuận lợi. Phía Bắc làng là
Quốc lộ 10 thông thƣơng ba tỉnh Nam Định - Ninh Bình - Hải Phòng và đƣờng cổ
(nay là Quốc lộ 57) đi thị trấn Lâm, Cầu Bo (huyện Ý Yên), thông ra Quốc lộ 1A ở
phố Cà. Chếch về phía Tây là sông Cát Đằng (dân làng quen gọi là sông Sắt), có bến
Cát Đằng bằng phẳng, thuận tiện cho thuyền bè neo đậu. Từ đây, sông chảy nối tiếp
và nối với sông Đáy ở xã Vĩnh Trị rồi chảy về thành phố Ninh Bình. Với địa thế này,
Cát Đằng không chỉ có những điều kiện thuận lợi cho giao lƣu kinh tế mà còn giữ một


vị trí khá trọng yếu về mặt quân sự. Thế kỷ X, vùng đất này từng là căn cứ quân sự
của sứ quân Phạm Phòng Át.
Do vị trí giáp ranh giữa Nam Định và Ninh Bình mà trong lịch sử, Cát Đằng nhiều
lần đƣợc cắt chuyển vào các đơn vị hành chính khác nhau của hai tỉnh này. Cuối thời
Lê, đầu thời Nguyễn, Cát Đằng nằm trong xã Cát Đằng (gồm ba thôn, tức ba làng: Cát
Đằng, Thƣợng Thôn và Trung Thôn) thuộc tổng Cát Đằng, huyện Vọng Doanh thuộc
Thanh Hoa ngoại trấn, đến năm Gia Long thứ năm (năm Bính Dần, 1806) lại trở về
trấn Sơn Nam Hạ. Năm Minh Mạng thứ ba (Nhâm Ngọ, 1822) trấn Sơn Nam Hạ đổi
thành trấn Nam Định. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (năm Tân Mão, 1831), huyện

Vọng Doanh đƣợc đổi tên thành Phong Doanh, trấn Nam Định đƣợc chuyển thành
tỉnh Nam Định. Theo một số bản sắc phong còn lƣu trong đình làng thì từ năm Tự
Đức thứ 33 (năm Canh Thìn, 1880) đến trƣớc năm Duy Tân (năm Kỷ Dậu, 1909),
huyện Phong Doanh lại đƣợc cắt chuyển về tỉnh Ninh Bình, sau đó lại đƣợc chuyển về
tỉnh Nam Định. Trong khoảng thời gian 1926 - 1945, làng Cát Đằng thuộc Ý Yên.
Bản hƣơng ƣớc cải lƣơng của làng năm 1937, sao lại năm 1942 lƣu tại Thƣ viện Viện
thông tin Khoa học xã hội cho biết làng thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Cát Đằng nằm
trong xã Thƣợng Cát (gồm các làng Cát Đằng, Đằng Chƣơng, Thƣợng Thôn và La
Xuyên) thuộc huyện Ý Yên. Đến tháng 6 - 1949, thôn La Xuyên đƣợc cắt về xã Yên
Ninh, các thôn còn lại của xã Thƣợng Cát đƣợc nhập với xã Thƣợng Vân (gồm các
thôn: Văn Cú,Thƣợng Đồng, Đồng Văn, Trung Thôn, Đông Hƣng, Tân Cầu và Kênh
Hội) thành một xã lớn mang tên Yên Tiến. Xã Yên Tiến gồm 9 làng tồn tại từ đó cho
đến nay.
Từ sau hòa bình, làng Cát Đằng thuộc xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định, sau đó lần lƣợt thuộc các tỉnh ghép: Nam Hà (1965-1975), Hà Nam Ninh (1976
-1991), Nam Hà (1991-1996) và từ 1997 đến nay, lại thuộc tỉnh Nam Định nhƣ cũ.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên


* Địa hình
Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ý Yên
nằm trong vùng đất trũng hơn cả, địa hình không đồng đều. Địa hình Ý Yên là đồng
bằng nhƣng có vùng tƣơng đối cao có vùng lại rất thấp và bị chia cắt nhiều bởi hệ
thống kênh mƣơng dày đặc. Nhìn chung địa hình của vùng là địa hình đồng bằng độ
dốc < 1% và có xen kẽ đồi thấp với một số đặc điểm riêng.
* Đất đai
Huyện Ý Yên thuộc vùng đất phù sa cũ do hệ thống sông Hồng bồi đắp từ lâu,
cho nên đất đai ở đây có thành phần đất thịt trung bình pha cát rất thích hợp trồng các
loài cây nông nghiệp và cây lâu năm.

* Chế độ thủy văn
Là một vùng có địa hình đồng bằng thấp trũng, trên địa bàn huyện Ý Yên có
một hệ thống sông ngòi tƣơng đối dày, hƣớng dốc đặc trƣng của lƣu vực là hƣớng Bắc
Nam. Đặc biệt là có hai con sông lớn chảy qua phía Tây và phía Nam của huyện, đó
là: sông Đào dài 10 km, sông Đáy dài 30km.
* Khí hậu
Nằm trong khu vực đồng bằng nên ở đây mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với bốn mùa rõ rệt, có mùa đông lạnh khô do chịu
tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc và có một số đặc điểm khí hậu chung của tỉnh
Nam Định. Nhiệt độ trung bình cả năm là 25
0
C, lƣợng mƣa trung bình lớn nhất cả tỉnh
với lƣợng mƣa bình quân cả năm khoảng 1.750mm. Hƣớng gió chính là hƣớng Đông
Nam và hƣớng Tây Bắc. Chế độ bức xạ mặt trời của vùng tƣơng đối ổn định qua các
năm với tổng số giờ nắng cả năm là 1358 giờ. Độ ẩm trung bình năm của huyện tƣơng
đối ổn định và khá cao 86%.
* Các nguồn tài nguyên


a) Thảm thực vật
Cây trồng trồng chủ yếu là lúa, ngoài ra cũng có một số loại cây hoa màu khác
nhƣ ngô, khoai, đỗ và một số loại rau màu khác. Các loài cây gỗ chủ yếu nhƣ bạch
đàn, phi lao, xà cừ, phƣợng… cây ăn quả: nhãn, táo, đu đủ, hồng xiêm… cây mọc tự
nhiên ở dạng cây bụi.
b) Động vật
Thành phần động vật trong huyện nghèo nàn, chủ yếu là các loại gia cầm, gia
súc nhƣ gà, lợn, trâu, bò, cá.
c) Tài nguyên khoáng sản
Có các loại khoáng sản khai thác đều có chất lƣợng khá tốt và chủ yếu chúng ở
các xã Yên Lợi, Yên Nhân, Yên Minh 1.

1.2. Lịch sử hình thành làng
Theo phả hệ hiện còn lƣu lại tại đình làng và theo lƣu truyền dân gian thì vào
khoảng giữa thế kỷ X, sau khi Ngô Quyền mất, đất nƣớc ta bị chia cắt bởi 12 sứ quân.
Vùng đất thuộc xã Yên Tiến ngày nay gọi là phƣờng Quán Đổ, là căn cứ của sứ quân
Phạm Phòng Át (còn gọi là Phạm Bạch Hổ). Đồn trại chính của Phạm Phòng Át đóng
tại bờ Bắc sông Đáy, thuộc địa phận thôn Thƣợng Đồng ngày nay, là nơi trấn ải cả về
đƣờng sông và đƣờng bộ nối giữa Ninh Bình và Nam Định.
Bấy giờ, tại khu vực làng Cát Đằng ngày nay hình thành phƣờng Lƣ Châu.
Buổi đầu phƣờng chỉ có hơn 20 nóc nhà, chia làm 4 khu, mỗi khu có 5 hoặc 6 nóc
nhà. Dân cƣ chủ yếu trong phƣờng là họ Đinh, sống bằng nghề chài lƣới, đan lát. Sau
có ông Ngô Viễn Mƣu đi thuyền đến đây, làm thuốc bán cho nhân dân trong phƣờng,
kết duyên với bà Đinh Thị Phƣơng Dung là ngƣời địa phƣơng. Ông Mƣu vừa làm
thuốc vừa dạy dân phƣờng dùng thuyền ra ngoài bãi bồi khai hoang vỡ ruộng để cày
cấy. Ông lại chiêu tập dân lƣu tán các nơi về sinh cơ lập nghiệp nên chỉ 2 - 3 năm sau,


phƣờng đã trở nên đông đúc, lên đến hơn 60 hộ. Khi Phạm Phòng Át cát cứ ở đây,
dân trong phƣờng phải chịu nhiều tai ƣơng. Bấy giờ trong phƣờng Lƣ Châu có hai anh
em sinh đôi Đinh Đức Đạt và Đinh Đức Thông văn võ tài toàn, căm giận quân của
Phạm Phòng Át gây nhiều đau khổ cho dân làng, đã tập hợp trai tráng trong vùng
luyện tập võ nghệ, rèn đúc vũ khí chờ thời cơ nổi dậy.
Hiện nay, trong khu vực làng Cát Đằng còn nhiều dấu địa danh minh chứng
cho cuộc nổi dậy của dân làng chống lại nghĩa quân Phạm Phòng Át:
Vườn Vũ: là nơi nghĩa quân tập võ nghệ.
Vườn Quan - nơi nghĩa quân học binh pháp.
Ao trại - nơi đóng quân
Để che mắt Phạm Phòng Át, nghĩa binh đã dùng hình thức múa cờ lau tập trận
vì nơi đây lau sậy um tùm. Sau này, trong các ngày hội làng vẫn có trò “cờ lau tập
trận” để diễn lại sự tích trên. Nghĩa binh ngày càng đông và hùng mạnh. Nghe tin
vùng Hoa Lƣ (nay thuộc Ninh Bình) có ông Đinh Bộ Lĩnh là ngƣời tài năng, đức độ,

có chí hƣớng dẹp loạn, thống nhất đất nƣớc, ông Đạt và ông Thông đem quân gia
nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh, đƣợc phong làm tƣớng tiên phong đánh chiếm cứ
điểm phƣờng Quán Đổ, dẹp trừ đƣợc loạn sứ quân Phạm Phòng Át. Hiện nay, vẫn còn
nhiều địa danh ghi lại sự kiện trên nhƣ:
Đồng Khăm: nơi quân Phạm Phòng Át mắc mƣu và bị tiêu diệt
Cánh đồng Bò: nơi nhân dân mổ bò khao quân, ăn mừng chiến thắng đánh tan
quân Phạm Phòng Át
Sau khi Phạm Phòng Át bị tiêu diệt, Đinh Bộ Lĩnh đã có thời gian ở tại phƣờng
Lƣ Châu và cho xây dựng dinh thự, cung điện tại đây. Nhiều địa danh còn lại minh
chứng điều đó:
Đồng Kiệu: nơi đặt kiệu vua.


Khu Thủ Hoàng: nơi vua ngồi, khu vực đình làng Thƣợng Đồng là dinh thự cũ
của Phạm Phòng Át đƣợc Đinh Bộ Lĩnh dùng làm nơi làm việc.
Khu vua Đinh lớn và Đinh con: nơi ở của Hạng Lang và Đinh Toàn con của
vua Đinh Tiên Hoàng.
Vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho ông Đạt là Tả tƣớng quân, ông Thông là
Hữu tƣớng quân, cử đi đánh dẹp các sứ quân lập đƣợc nhiều chiến công lớn. Sau khi
các sứ quân bị dẹp, đất nƣớc thống nhất, hai ông trở về quê, giúp đỡ nhân dân trong
vùng ổn định đời sống và phát triển sản xuất. Đƣợc một thời gian, hai ông tự nhiên
không bệnh mà lần lƣợt mất vào hai ngày liền nhau. Ông Đạt mất vào ngày mồng 4,
ông Thông mất vào ngày mồng 5 tháng Năm, năm Ứng Thiên thứ năm (Mậu Tuất,
998). Nhớ công ơn của hai ông, dân trong phƣờng lập đền thờ bốn mùa hƣơng khói để
cảm tạ công đức sâu dày của hai ông với làng. Lại dựng thêm đình thờ Đinh Tiên
Hoàng. Công việc xong xuôi, dân trong phƣờng bàn nhau đổi tên phƣờng thành làng
Cát Đằng với ý rằng, làng quê của họ nhƣ cây sắn dây nhỏ bé nhờ cây cao bóng cả
che chở sƣơng gió mà lớn lên, xum xuê, đông đúc. Ngoài làng Cát Đằng, còn có hai
thôn bên cạnh là Thƣợng Đồng và Trung Thôn cũng thờ hai ông làm thành hoàng
làng.

Theo các tài liệu trên, làng Cát Đằng đƣợc hình thành từ rất sớm, trƣớc khi cuộc
nổi loạn 12 sứ quân bùng nổ. Sự hình thành phƣờng Lƣ Châu và từ phƣờng chuyển
thành làng Cát Đằng là kết quả của cả một quá trình cƣ dân ở đây đoàn kết, chung
lƣng đấu cật, khai phá đất, chiến đấu bảo vệ xóm làng, góp công dẹp loạn 12 sứ quân,
thống nhất đất nƣớc. Tại đình làng hiện nay vẫn còn nhiều cuốn thƣ, câu đối, hoành
phi ca ngợi công khai hoang lập làng của họ Ngô, cuộc dấy binh của nghĩa quân Đinh
Đức Đạt và Đinh Đức Thông và nhân dân làng Cát Đằng.Trải qua bao thế kỷ lao động
và chiến đấu bảo vệ xóm làng, cƣ dân phƣờng Lƣ Châu từ việc sống chủ yếu bằng
nghề chài lƣới đã thành làng Cát Đằng đông đúc và trù phú với cơ sở kinh tế là trồng


lúa và làm nghề sơn. Nghề sơn cũng đƣợc hình thành từ đầu thế kỷ XIII đã tạo ra cho
làng một diện mạo riêng.
1.3. Dân cƣ
.
Ý Yên là một huyện đông dân, dân số toàn huyện năm 2010 là 227.200 ngƣời
mật độ dân số 9,418 ngƣời/ km
2
.
Làng Cát Đằng mặc dù ít ruộng nhƣng với hệ thống giao thông đƣờng thủy,
đƣờng bộ thuận lợi nên nơi đây đã thu hút nhiều dân cƣ về sinh sống và lập nghiệp.
Với 3.500 hộ dân, nghề làm sơn đã mang lại thu nhập cho họ dù ở một mức độ nhất
định. Dân cƣ ở đây phần lớn là từ nơi khác đến và chủ yếu là ngƣời Kinh không có
các dân tộc thiểu số.
Ngƣời dân Cát Đằng là những con ngƣời hiền lành, mến khách, những ngƣời
lao động cần cù, chăm chỉ, chịu thƣơng chịu khó, không ngại gian khổ, sống trọng
tình cảm, quan hệ làng xóm láng giềng, dòng họ luôn đƣợc đề cao. Trải qua bao phen
“chìm nổi” họ vẫn bền chí không chi cuộc đời “trôi dạt” nhƣ “nƣớc chảy bèo trôi”
kiên trì “lặn ngòi ngoi nƣớc”, “đắp đập be bờ”, biến bãi thành “ nƣơng dâu”, biến
đồng hoang thành biển lúa.

Ngƣời dân Cát Đằng cũng rất trọng chữ “thuận”, thuận vợ thuận chồng, tát
bể đông cũng cạn, chọn bạn đời cho mình phải “thăm dò” đến ngọn nguồn và khi tình
yêu nảy nở thì họ yêu đƣơng thủy chung đến chọn đời.Với bạn bè họ quý trọng nhau
nhƣ “bát nƣớc đầy” tạo nên sức mạnh “thuận bạn thuận bè tát cạn bể đông”.
Giống nhƣ ngƣời dân khác trên đất Việt, ngƣời làng Cát Đằng luôn luôn
mong muốn một cuộc sống đƣợc “thuận chèo mát mái” làm ăn thuận lợi. Trong giao
tiếp họ lấy “miếng trầu là đầu câu chuyện”, ăn ở nhƣ bát nƣớc đầy, mặn nhƣ hạt muối,
rồi khi đất nƣớc có giặc họ dũng cảm xông pha góp phần vào những chiến công oanh
liệt chống giặc ngoại xâm.


Với bàn tay khéo léo và tình yêu gắn bó với nghề, họ đã làm ra những mặt
hàng phong phú, đa dạng không chỉ phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của
con ngƣời mà còn góp thêm những giá trị mới cho văn hóa của cộng đồng ngƣời Việt.
1.4. Kinh tế, văn hóa
1.4.1. Về kinh tế
Mặc dù là một làng nông nghiệp nhƣng cuộc sống của ngƣời dân nơi đây cũng
không quá nhọc nhằn, vất vả, bởi ngoài trồng lúa, ngƣời dân rất năng động tập trung
thời gian, công sức để phát triển ngành thủ công nhƣ nghề làm sơn, đúc đồng, chạm
mộc…nhƣng trong đó nghề làm sơn chiếm số lƣợng nhiều hơn cả.
Theo báo cáo của UBND xã Yên Tiến giá trị của nghề trong toàn xã trong mấy
năm nay thƣờng chiếm 70 – 75% trong tổng thu nhập (120 - 130 tỷ/ năm). Mức sống
hiện nay của các hộ làm nghề sơn đã cải thiện rất nhiều so với các hộ làm nông
nghiệp. Số gia đình làm nghề là 1879 hộ, số nghệ nhân đƣợc phong tặng “Bàn tay
vàng” là 15, thu nhập GDP: Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ làng nghề chiếm 71%;
nông nghiệp chiếm 29%. Số hộ giàu (mức thu nhập trừ chi phí sản xuất đạt từ 10 triệu
đến 20 triệu một năm) tuy còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn (1%), nhƣng số hộ khá và trung
bình tăng lên rõ rệt. Số hộ nghèo chỉ còn khoảng 5%.
Việc buôn bán trao đổi sản phẩm giữa làng Cát Đằng với các làng xung quanh
vẫn diễn ra thông qua các phiên chợ quê mở rộng ra là các vùng khác và trong phạm

vi cả nƣớc.
1.4.2. Về văn hóa
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngƣời dân Cát Đằng đã xây dựng cho làng quê
mình những nét văn hóa riêng của vùng non côi sông Vị.
a) Đình làng: Theo bia Tiên Hoàng đế miếu lập vào tháng Qúy Đông (tháng
Chạp) năm Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức thứ hai (đầu năm 1850) hiện dựng ở phía trƣớc


sân đình, thì đình làng Cát Đằng có từ lâu đời, ở vào thế “sơn thủy chung linh”, có
quy mô to thuộc hàng nhất nhì trong vùng.
Đình nằm trên mảnh đất có diện tích 3887m
2
, nhìn về hƣớng Đông. Ba mặt
Bắc, Đông, Nam của đình giáp đƣờng làng. Đình làng đã đƣợc trùng tu nhiều lần,
kiến trúc của đình làng hiện nay đƣợc hình thành trên cơ sở lần tu sửa vào năm Kỷ
Dậu đời Tự Đức nêu trong tấm bia kể trên. Nhìn từ ngoài vào, đình có hai cột cao
(8m) và sân gạch rộng khoảng 600m
2
. Phía trong của sân, trƣớc bái đƣờng có sập
rồng bằng đá theo kiểu chân quỳ da cá, hai bên sập tạc hai con rồng đá theo hƣớng
cách Nguyễn.
Ngoài thờ Đinh Tiên Hoàng và các con của ông, đình còn thờ ông Đinh Đức
Đạt và Đinh Đức Thông. Trong đình còn bản thần phả đƣợc xao lại vào ngày 5 tháng
Giêng năm Tự Đức thứ 10 (năm 1857) trên cơ sở bản chính của Đông các đại học sĩ
Nguyễn Bính (soạn năm Hồng Đức thứ hai - 1573) và bản của Quản giám bách thần
Trí điện Hùng lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền (soạn năm Vinh Hựu thứ sáu – 1740).
Trƣớc đây, đình có 4 mẫu ruộng công của làng, giao cho thủ từ 1 mẫu để
hƣơng đăng các tiết trong năm, còn 3 mẫu giao cho các giáp sửa lễ.
b) Phủ mẫu: Phủ ở bên phải, liền kề và cùng hƣớng với đình, thờ Tam vị thánh
Mẫu. Phủ có kết cấu chữ “Nhị” kết hợp chữ “Đinh”.

Tòa ngoài 3 gian, xây bít đốc. Hàng chữ Hán trên nóc tòa ghi rõ: “Hoàng triều
Bảo Đại tứ niên, tuế tại Kỷ Mão, nhƣ nguyệt thập lục nhật phụng tu tiền lầu”, cho biết
tòa này đƣợc hoàn thành trùng tu vào ngày 16 tháng Hai năm Kỷ Mão đời Bảo Đại
thứ mƣời bốn (1939).
Cung đệ nhị, 3 gian thông liền với tiền lầu. Các dòng chữ Hán ở câu đầu bên
trái “Thành Thái thập nhất niên tuế tại Kỷ Hợi” và bên phải “ Mạnh xuân chi nguyệt
trùng tu vọng tiền lầu” cho biết tòa này đƣợc trùng tu vào tháng giêng năm Kỷ Hợi
niên hiệu Thành Thái thứ mƣời một (1890).


Hậu cung gồm 2 gian, đặt tƣợng của Tam tòa thánh Mẫu.
Trƣớc đây, đền Mẫu có 6 sào ruộng công của làng, giao cho ngƣời trông coi
đền Mẫu cày cấy để hƣơng đăng quang năm.
c) Đền thờ tổ sơn và tiên nông: Đền ở bên trái đình, mới đƣợc phục dựng vào
tháng Mƣời Một năm 1998 gồm 3 gian, có cùng hƣớng với đình. Đình thực hiện 2
chức năng: vừa thờ tổ nghề sơn vừa thờ tiên nông. Đây là hiện tƣợng khá đặc biệt
phản ánh sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp của làng Cát
Đằng. Trƣớc đây làng dành 1 sào 5 thƣớc ruộng giao cho thủ từ đền cày cấy để hƣơng
đăng quanh năm và sửa lễ tiên nông.
d) Chợ và chợ phiên Cát Đằng: Chợ Cát Đằng tƣơng đối lớn trong vùng, mỗi
tháng có khoảng 12 phiên chợ họp vào ngày 5, 10, và 12. Nghề làm sơn nơi đây đã
quy định bố trí của chợ. Trong chợ có nhiều dãy cầu hàng bán các loại sản phẩm hàng
chắp, hàng nan đan. Ngoài ra còn có các cầu hàng gà vịt, thịt cá và các loại hàng gia
dụng, nông cụ.
Chợ phiên Cát Đằng cũng gắn liền với nghề sơn. Chợ là nơi buôn bán trao đổi
các loại sản phẩm và cung cấp nguyên liệu làm sơn. Đặc biệt, khi đến dịp hội Phủ
Giày trong chợ đâu đâu cũng thấy các mặt hàng sơn Cát Đằng với nhiều hình dáng và
mẫu mã khác nhau. Chợ không chỉ là nơi buôn bán trao đổi của ngƣời dân trong làng
mà còn với các vùng, địa phƣơng khác trong và ngoài huyện.
Ngoài ra trong năm, làng còn tổ chức các lễ hội theo khuôn mẫu chung nhƣ ở

các làng Việt làm nông khác trong vùng Bắc Bộ.
Lễ hội lấy việc thờ thần hoàng làng làm “cốt lõi”, các lễ tiết có sự kết hợp
chặt chẽ giữa tín ngƣỡng dân gian với Phật giáo, Nho giáo và các phong tục tập quán
theo diễn biến mùa vụ của sản xuất nông nghiệp:
Đại lễ tháng Giêng


Diễn ra từ ngày 14 đến chiều 16, gồm các nghi thức:
Giỗ ông Ngô Viễn Mƣu – ngƣời có công lập làng
Giỗ ông Ngô Đức Dũng – tổ nghề sơn
Tế vua Đinh Tiên Hoàng
Giỗ Mẫu (Liễu Hạnh công chúa): Lễ đƣợc tổ chức ở phủ vào ngày mùng 3
tháng Ba và 15 tháng Chín.
Lễ Kỳ nguyên: Tế tại đình vào ngày 1 tháng Tƣ, cầu mong sự yên ổn cho dân
làng vào dịp hè.
Lễ Thượng điền: Tế tại đền Tiên nông – cũng là nơi thờ tổ sơn, vào ngày 24
tháng Sáu.
Giỗ Đinh Tiên Hoàng: Tiến hành vào các ngày 15 và 16 tháng Tám, tế tại
đình.
Đại lễ tháng Mười: Đây là lễ lớn cuối cùng của năm. Sở dĩ có ngày này vì
theo lƣu truyền trong dân gian vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại vào ngày 15 tháng
Tám. Thế nhƣng một thời gian sau đó ngƣời ta mới phát hiện đƣợc thủ phạm chính là
Đế Thích, nên ngày 15 tháng Mƣời chính thức là ngày phát tang. Ngày này dân làng
vẫn tế ngày phát tang vua Đinh. Ngày hôm sau dân làng tế lễ tƣởng nhớ vua Đinh,
vừa mở tiệc ăn mừng kết thúc một năm lao động sản xuất. Ngày này có tế cửu ca cửu
khúc ngoài đình.
Dân làng Cát Đằng cũng tổ chức các lễ mồng 3 tháng Ba, mồng 5 tháng Năm,
rằm tháng Bảy, rằm tháng Tám. Do đặc điểm riêng là nam giới trong làng thƣờng đi
vắng nên vào các lễ tiết này hầu hết các gia đình chỉ có ngƣời già, phụ nữ và trẻ nhỏ ở
nhà nên không khí không đƣợc sôi nổi, nhộn nhịp nhƣ ở các làng nông nghiệp khác.

Tiểu kết chƣơng 1


Với một vị trí khá thuận lợi Cát Đằng nằm trên đầu mối giao thông thủy bộ
nối liền giữa tỉnh Nam Định và Ninh Bình, thông với các tỉnh khác trong vùng châu
thổ Bắc Bộ nên sớm có con ngƣời sinh sống. Vào giữa thế kỷ X, tại khu vực làng Cát
Đằng ngày nay đã hình thành phƣờng Lƣ Châu, dân cƣ trong phƣờng chủ yếu là họ
Đinh, sống bằng nghề chài lƣới, đan lát. Sau đó, nơi đây là căn cứ của nghĩa quân
Đinh Đức Đạt và Đinh Đức Thông chống lại sứ quân Phạm Phòng Át. Sau khi thống
nhất đất nƣớc, phƣờng Lƣ Châu trở thành làng Cát Đằng lấy cơ sở kinh tế là làm sơn,
kết hợp trồng lúa, buôn bán, đúc đồng…. Cƣ dân trong quá trình xây dựng làng xóm
đã tạo dựng một hệ thống các công trình thờ cúng phục vụ cho đời sống tâm linh gồm
đình chùa đền miếu trong đó có đền thờ Tổ sơn. Bên cạnh các công trình này hàng
năm dân làng tổ chức các nghi lễ, các lễ tiết thờ cúng, phản ánh các tín ngƣỡng sinh
hoạt của cƣ dân nông nghiệp nói chung và các nghi lễ của làng Cát Đằng nói riêng với
mong muốn cuộc sống bình yên, mƣa thuận gió hòa, phong đăng hoa cốc.
Nghề sơn Cát Đằng tồn tại và phát triển lâu dài và liên tục cho đến nay là do
ngƣời Cát Đằng đã giữ gìn và phát huy đƣợc truyền thống riêng của mình từ đời này
sang đời khác. Bằng những món nghề của mình ngƣời Cát Đằng đã, đang và sẽ tạo ra
những sản phẩm sơn độc đáo mang dấu ấn riêng.




CHƢƠNG 2. NGHỀ SƠN CÁT ĐẰNG (XÃ YÊN TIẾN, HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH)
Trong bức tranh chung của nghề sơn Việt Nam, nghề sơn truyền thống Cát
Đằng có một vị trí riêng và khá đặc biệt. Những ngƣời thợ sơn Cát Đằng đã tạo ra cho
nghề sơn của làng mình những sắc thái riêng. Dƣới đây, tôi xin đi vào phân tích



những khía cạnh của nghề sơn truyền thống Cát Đằng nhƣ: nguồn gốc, nguyên liệu,
kỹ thuật, hoạt động sản xuất, thực trạng và một số ý kiến đóng góp cho nghề sơn Cát
Đằng.
2.1. Nguồn gốc của nghề sơn Cát Đằng
Theo quyển Ngọc phả hiện nay còn lƣu tại Đình làng do Quan Đông Các Điện
Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc thứ 1 (1572) có ghi rõ:
Vào thời Trần, làng Cát Đằng thuộc huyện Lim Xuyên, phủ Kiến Hƣng, lộ
Hoàng Giang, có ông Ngô Tƣớng công, tự là Đức Dũng, làm quan tri huyện ở phủ Từ
Sơn, lộ Bắc Giang. Em trai của ông là Ân Ba cũng làm chức đô đầu của huyện ấy. Cả
hai ông đều là ngƣời đức độ, tài giỏi. Dân sở tại đƣợc nhờ tài đức của hai ông rất
nhiều, đều muốn giữ lại ở trong huyện, nhƣng vì tuổi cao sức yếu hai ông đều cố ý từ
quan để trở về quê hƣơng. Tháng Mƣời năm Kỷ Tỵ, đời vua Trần Thuận Tông (năm
1389), hai ông dùng thuyền đƣa gia quyến về quê, tìm lại nhà cũ, sửa sang lại, rồi bái
yết tổ tiên, sớm chiều vui vầy cùng dân làng làm ruộng, trò chuyện, uống trà.
Đƣợc các cụ già trong thôn hết lòng hƣởng ứng, hai ông đã truyền dạy nghề
sơn thếp mà hai ông đã học đƣợc ở đất Bắc cho hàng trăm ngƣời dân thôn Cát Đằng.
Chƣa đầy một năm, số ngƣời thạo nghề sơn đã lên đến hàng trăm, rồi mở rộng ra
nhiều ngƣời, nhiều nhà khác trong làng, nhờ thế mà nghề sơn có ở làng Cát Đằng đã
hơn 600 năm và luôn đƣợc nhân dân truyền giữ:
Làng ta có đất thợ sơn.
Ai đi thiên hạ là hơn mọi người
Ông tổ họ Ngô không chỉ dạy dân làm nghề sơn mà còn có công chiêu mộ
dân chúng khai khẩn đất đai lập nên khu dân cƣ trù phú - thôn Cát Đằng, xã Yên Tiến.
Khi vua Lê mở nƣớc, vào ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn, ông Ngô Đức Dũng
qua đời, hƣởng thọ 76 tuổi. Hai ngày sau, ông Ngô Ân Ba cũng theo anh về chầu tiên
tổ, hƣởng thọ 74 tuổi. Nhớ công ơn truyền nghề của hai ông, dân làng dựng đền thờ,


rƣớc thần vị hai ông thờ ở bên tả và bên hữu, rồi đem sự việc tâu lên nhà vua. Vua đã

phong tặng hai ông là Trung đẳng phúc thần. Từ đó, hàng năm cứ đến ngày 12, 13 và
14 tháng Giêng, dân làng lại mở hội. Ngày 12 sắm sửa lễ tại miếu. Ngày 16 lễ tạ khi
công việc đã hoàn thành. Lễ này cũng tiến hành tại miếu Đinh Tiên Hoàng và các
tƣớng.
Tại làng Cát Đằng hiện còn một lƣu truyền trong dân gian một truyền thuyết
khác, liên quan đến nghề sơn.
Chuyện kể rằng, dƣới triều Nguyễn, để xây dựng cung điện, nhà vua tuyển
thợ khắp bàn dân thiên hạ, trong đó có những ngƣời thuộc phƣờng thợ Cát Đằng.
Trong số họ, có cụ phó sơn nổi tiếng là thợ vẽ giỏi. Cụ chỉ huy tốp thợ Cát Đằng
chuẩn bị nƣớc sơn óng mƣợt đang chờ nét vẽ, bột đất lấy từ phù sa màu hồng êm
ả Thế nhƣng, bất ngờ có lệnh của vua ban ra: Không đƣợc dùng đất phủ lên vật dụng
hoàng cung, vì đất bẩn sẽ làm mất đi vẻ linh thiêng, tinh khiết. Cụ phó sơn mất ăn mất
ngủ vì cái lệnh này. Không dùng bột đất, cụ đã thử bao nhiêu cách nhƣng nét vẽ vẫn
trở nên khô cứng, đứt đoạn. Bỗng cụ nghĩ ra một mẹo hay: Vua chê đất bẩn thì ông
biến đất thành vật vật thiêng đáng kính.
Đến ngày vẽ, trƣớc mặt văn võ bá quan của cả triều đình, cụ phó khăn đóng
áo dài, uy nghi đứng trƣớc tấm vóc rực rỡ đầy ánh sáng. Chiếc mủng đựng bột đất xƣa
nay đƣợc thay bằng chiếc khay sơn son thếp vàng, trên đặt mảnh lụa điều chói lọi đã
đƣợc cụ thấm bột đất cực mịn. Tay phải cầm bút, tay trái cầm mảnh lụa, cụ giũ nhẹ,
nhƣ có một làn sƣơng mỏng tỏa trên tấm vóc nhƣ thầy phù thủy làm phép. Thế là cụ
đã vƣợt qua một quy trình kỹ thuật bị cấm kỵ. Lòng đầy hƣng phấn, cụ đƣa nét bút
nhƣ rồng bay phƣợng múa, tung hoành trên tấm vóc trƣớc con mắt thần phục của vua
quan triều đình. Tác phẩm hoàn thành, vua ban cho cụ phó hàm Cửu phẩm, còn dân
làng Cát Đằng thì suy tôn cụ là tổ nghề sơn [1, tr 51].
Truyền thuyết trên đây cho biết nghề sơn Cát Đằng xuất hiện khá muộn và có
nhiều tình tiết mâu thuẫn nhƣ cụ phó đã biết nét vẽ trên nền mặt sơn từ trƣớc rồi đƣợc


triệu vào Huế làm cung điện, song lại đƣợc coi là tổ nghề sơn. Hơn nữa, cụ phó sơn
không đƣợc thờ trong nhà thờ tổ nghề. Trong nhà thờ tổ nghề (gắn với thờ Tiên nông)

hiện chỉ có thờ bài vị của hai vị Ngô Đức Dũng và Ngô Ân Ba - những ngƣời có công
truyền nghề.
2.2. Nguyên liệu, công cụ và kỹ thuật làm sơn
2.1.1. Nguyên liệu
Sản phẩm sơn Cát Đằng gồm hai loại chính là đồ thờ cúng và đồ gia dụng đƣợc
chế tác từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng và các vùng lân cận. Để sản
xuất đƣợc các mặt hàng trên trƣớc tiên ngƣời ta phải chú ý đến khâu chọn, nhập
nguyên liệu. Ngƣời Cát Đằng sử dụng các loại nguyên liệu chính là sơn, gỗ, tre, nứa,
vầu, mây.
Với nguyên liệu sơn (sơn sống), trƣớc kia ngƣời làm nghề thƣờng tổ chức
thành từng đoàn, đi thuyền theo đƣờng sông lên các huyện Tam Nông, Thanh Thủy,
Cẩm Khê (Phú Thọ) đến các gia đình trồng sơn để mua. Họ thƣờng đi khi đã tổ chức
xong giỗ tổ nghề trong làng. Mỗi ngƣời thƣờng có một - đến hai “thổ” mua riêng (tức
ngƣời thƣờng xuyên bán cho mình). Sau mỗi lần mua thƣờng hẹn với “thổ” thời gian
lên của đợt sau để “thổ” dành sơn cho mình.
Từ những năm 20 của thế kỉ trƣớc, tại thị xã Nam Định xuất hiện các đại lý sơn
Phú Thọ ở phố Hàng Tiện. Tuy giá cả có đắt hơn so với mua tại Phú Thọ, nhƣng
ngƣời mua lại không mất nhiều thời gian đi lại và không mất nhiều tiền tàu xe ăn ở,
nên trên thực tế chi phí vẫn rẻ.
Từ những thập kỷ 80, 90 của thế kỳ XX, việc mua sơn trở nên khá đơn giản vì
sơn đƣợc bán ở thị xã Nam Định và Ninh Bình. Từ những năm 1990 tới nay, đã xuất
hiện những cửa hàng bán sơn ngay tại làng. Thậm chí những cửa hàng lớn còn mang
sơn đến tận nhà bán với giá không đắt hơn nhƣ mua tại cửa hàng.

×