Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.96 KB, 115 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, những phát hiện đưa ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu của
tác giả.

Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Tiến
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân, tập thể trong và
ngoài trường.
Tôi xin cám ơn thầy cô, cán bộ ở khoa sau đại học, khoa Lịch sử, bộ môn
Nhân học trường đại học Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Lâm Bá Nam – trưởng bộ môn
Nhân học trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội, đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cám ơn các hộ gia đình, các phòng ban xã Cổ Lũng, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu và tạo điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt quá trình khảo sát tại làng nghề.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn !

Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Tiến
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bq: Bình quân


Bqtn: Bình quân thu nhập
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐTH: Đô thị hóa
DL: du lịch
KT: Kinh tế
KD: kinh doanh
TT: Truyền thống
LĐ: Lao động
LN: Làng nghề
LNTT: Làng nghề truyền thống
NLĐ: Người lao động
NN: Nông nghiệp
NXB: Nhà xuất bản
NT: Nông thôn
SX: Sản xuất
Tr: Trang
VH: Văn hóa
XH: Xã hội
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công cuộc Đổi mới đất nước được tiến hành một cách toàn diện từ cuối
những năm 1980 ở nước ta đã đưa đến những thay đổi to lớn, trên nhiều lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ở khu vực nông thôn, đó là sự chuyển đổi
mạnh mẽ của mô hình kinh tế, cùng với việc ruộng đất được giao cho các hộ
nông dân canh tác, vai trò của kinh tế hộ gia đình được khẳng định, trở thành

đơn vị kinh tế tự chủ. Quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình tạo nên hiệu quả
không chỉ với sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, mà còn tác động
không nhỏ đến các quan hệ xã hội.
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta, vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới luôn là một
trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, một thực trạng phổ biến
đang diễn ra ở nhiều vùng nông thôn hiện nay, đó là sức hút từ khu vực kinh
tế nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp trồng lúa đang ngày càng suy giảm,
thực trạng người nông dân không thiết tha với đồng ruộng, bỏ ruộng, thoát ly
khỏi nông nghiệpdiễn ra ở nhiều địa phương, điển hình là các tỉnh Thái Bình,
Hưng Yên, Hà Nam…Việc người nông dân rời xa đồng ruộng của mình cũng
là điều dễ hiểu, bởi lẽ việc sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở độc canh cây
lúa không đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho người nông dân, thậm chí còn bị
thua lỗ nhiều so với việc đầu tư công sức, thời gian làm công việc khác cho
nguồn lợi kinh tế cao hơn. Chính vì vậy, để có thể “ly nông bất ly hương”,
vừa canh tác nông nghiệp vừa có thể sống được trên chính mảnh đất làng xã
mà lại có nguồn thu nhập kinh tế ổn định và bền vững thì người nông dân
phải phát triển những nghề phụ, nghề thủ công truyền thống.
Hiện nay, cả nước có trên 3.000 làng nghề
1
, đóng vai trò tích cực trong
việc thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu
vực nông thôn. Riêng ở Thái Nguyên, theo thống kê của Hiệp hội làng nghề
tỉnh, tỉnh Thái Nguyên có hơn 100 làng nghề, các lĩnh vực ngành nghề chủ
1hp://langnghevietnam.vn
6
yếu bao gồm sản xuất và chế biến chè, đồ gỗ, mây tre đan Là một trong
những làng nghề truyền thống cấp tỉnh
2
, Bờ Đậu (thuộc xã Cổ Lũng, huyện

Phú Lương) là địa phương có nghề làm bánh chưng khá nổi tiếng. Nghề làm
bánh chưng ở Bờ Đậu hiện thu hút gần 100 hộ gia đình trực tiếp tham gia vào
các khâu sản xuất và bán sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm
lao động. Nghề làm chưng ở Bờ Đậu đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho
người lao động, cho các hộ sản xuất, kinh doanh, tác động và tạo nên sự thay
đổi diện mạo đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương. Với vị trí giao
thông thuận lợi, lợi thế của nguồn nguyên liệu khai thác được các sản vật
nông nghiệp nổi tiếng và sẵn có tại địa phương, loại hàng hóa sản xuất không
những chỉ phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, mà còn là một sản phẩm gắn với
truyền thống văn hóa, lễ tiết theo phong tục tập quán của dân tộc , nghề làm
bánh chưng ở Bờ Đậu được đánh giá có tiềm năng tiếp tục phát triển, mở rộng
hơn về qui mô sản xuất, thị trường tiêu thụ
Qui trình tổ chức sản xuất, khai thác các nguồn nguyên liệu, phân công
lao động, phân phối tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hiệu quả kinh tế, nguồn thu
từ nghề làm bánh chưng đã tác động tới diện mạo đời sống người dân địa
phương; cùng với những chính sách phát triển kinh tế của địa phương, tác
động từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những biến đổi về kinh tế - xã
hội ở Bờ Đậu. Một nghiên cứu được triển khai trên địa bàn sẽ góp phần làm
nhận diện lại quá trình biến đổi kinh tế - xã hội nói trên, nhất là từ giai đoạn
sau Đổi mới 1986 đến nay, cung cấp những bài học kinh nghiệm, những gợi
mở cho quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông thôn, khai
thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương, phục vụ công cuộc công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông thôn.
2Tháng 12 năm 2009, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quyết định số 913-QĐ/UBND công nhận làng nghề
bánh chưng Bờ Đậu là làng nghề truyền thống cấp tỉnh.
7
Với những lý do trên, tôi đã chọn 
 !"#$%&'($)*+,làm đề tài luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành Dân tộc học.

2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn trình bày cụ thể,
hệ thống về tình hình, lịch sử và quá trình phát triển của nghề làm bánh chưng
và vai trò của nghề với sự biến đổi kinh tế - xã hội làng Bờ Đậu - tỉnh Thái
Nguyên từ sau Đổi mới đến nay trong hệ thống các làng nghề truyền thống
của làng Việt ở Bắc Bộ.
Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu là một trong những làng nghề nổi tiếng
của tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận. Với sự phát triển các sản phẩm
làng nghề đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, đời sống của
người dân cũng ngày một tăng lên vật chất và tinh thần, đặc biệt là sự phát
triển của làng nghề kéo theo sự phát triển chung của toàn tỉnh với những giá
trị về văn hóa và du lịch làng nghề. Hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn dẫn đến những thay đổi về nhiều
mặt của làng nghề như vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi kết cấu hạ
tầng, mức sống của đời sống của người dân, văn hóa làng xã cũng có những
nét thay đổi so với truyền thống. Ngoài ra, trong luận văn chúng tôi cũng tìm
hiểu thực trạng phát triển của làng nghề để tìm ra những định hướng nhằm
phát triển làng nghề bền vững hơn trong tương lai với những vấn đề đặt ra
hiện nay như: môi trường làng nghề, du lịch làng nghề, thị trường của làng
nghề, văn hóa và kinh tế làng nghề…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tôi chọn nghề làm bánh chưng và làng nghề
bánh chưng Bờ Đậu làm đối tượng nghiên cứu. Trong đó, tôi tập trung nghiên
cứu về nghề làm bánh chưng với những đặc diểm như: lịch sử hình thành, kỹ
thuật, nguyên liệu, phân công lao động, thu nhập, thị trường tiêu thụ và làm rõ
8
sự tác động hay vai trò của nghề bánh chưng với sự biến đổi kinh tế - xã hội
của làng nghề từ những năm 1986 đến nay, qua đó tôi cũng tìm hiểu những
tác động của sự biến đổi đó đến mọi mặt đời sống của người dân trong làng
nghề nhằm giúp ra những giải pháp và định hướng phát triển làng nghề bền

vững trong những năm tới.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là làng
nghề bánh chưng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Cùng với đó chúng tôi cũng nghiên cứu một số làng nghề khác trên địa bàn
tỉnh để thấy được sự tổng quát phát triển kinh tế chung của cả tỉnh. Ngoài ra,
tôi cũng nghiên cứu hai làng nghề bánh chưng ở Hà Nội là để có sự so sánh,
đối chiếu sự phát triển kinh tế - xã hội có gì giống và khác nhau.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
a. Nguồn tư liệu
- Nguồn tài liệu chính và quan trọng nhất là tài liệu điền dã của tác giả
luận văn. Đây là nguồn tài liệu tác giả đã tự mình thu thập, khai thác, quan sát
và ghi chép theo các phương pháp nhân học, xã hội học…nhằm vào các vấn
đề mà tác giả quan tâm muốn trình bày trong luận văn của mình. Có thể nói
đây là tài liệu chân thực và đáng tin cậy vì tài liệu được xác minh, sang lọc
qua nhiều thông tin từ phía người dân sống tại làng nghề Bờ Đậu và các cấp
chính quyền ở xã Cổ Lũng, Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên.
- Nguồn tài liệu thành văn: Tác giả luận văn sử dụng những các văn
bản, báo cáo hàng năm của UBND xã Cổ Lũng, Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái
Nguyên về các vấn đề về dân số, kinh tế - xã hội làng nghề bánh chưng Bờ
Đậu tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, tác giả tham khảo các bài báo trên các tập
san viết về làng nghề, đặc biệt là các bài báo nghiên cứu khoa học về làng và
làng nghề của các chuyên gia, các tiến sĩ và giáo sư trong và ngoài nước. Tác
9
giả cũng tham khảo và kế thừa các công trình nghiên cứu về làng và làng
nghề của các học giả để định hướng cho công trình nghiên cứu của mình.
b.Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về vấn đề này tác giả sử dụng phương pháp điền dã của
dân tộc học. Đây là phương pháp sử dụng xuyên suốt trong quá trình viết luận
văn, với phương pháp này giúp tác giả mô tả lại chân thực những vấn đề về
làng nghề như: cảnh quan, con người, quy cách làm bánh chưng, môi trường

của làng nghề…cố gắng dựng lại bức tranh toàn cảnh về làng nghề.
Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích cũng là phương pháp tác
giả ưu tiên sử dụng vì đây là phương pháp giúp tác giả thông kê những con số
biến đổi hàng năm về kinh tế, số lượng dân cư tăng giảm, số nhà, số của hàng
xây mới, số lượng sản phẩm làng nghề… qua đó làm cơ sở dữ liệu để phân
tích thực trạng và biến đổi, so sánh đối chiếu giữa các làng với nhau.
Phương pháp hữu hiệu nhất được tác giả sử dụng là phương pháp điền
dã dân tộc học. Đây là phương pháp giúp tác giả thu thập tài liệu và quan sát,
phỏng vấn trực tiếp các vấn đề trong luận văn. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng
các phương pháp liên ngành và các nguồn tài liệu của các ngành khoa học
khác nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác và xử lý tài liệu.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống đầu
tiên về một làng có nghề làm bánh chưng ở Thái Nguyên. Đây sẽ là một công
trình đóng góp vào kho tàng kiến thức về văn hóa, kinh tế - xã hội làng nghề
và nghề thủ công nghiệp của cả nước. Luận văn nghiên cứu về sự hình thành,
phát triển cùng những biến đổi về nhiều khía cạnh của làng nghề trong giai
đoạn hiện nay, nhằm đi giải quyết bài toán: Định hướng và phát triển làng
nghề trong những năm tới. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu mang tính
mô tả và thực nghiệm để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
10
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa
bàn nghiên cứu.
- Chương 2: Sự hình thành nghề làm bánh chưng và quá trình tạo ra
sản phẩm.
- Chương 3: Tác động của nghề làm bánh chưng đến biến đổi kinh tế,
văn hóa - xã hội làng Bờ Đậu.

- Chương 4: Khai thác, phát triển nghề làm bánh chưng ở Bờ Đậu
(Thực trạng, vấn đề giải pháp)
11
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
1.1 Khái quát làng nghề Bờ Đậu
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
----./012/34
Làng Bờ Đậu là một làng thuộc xã Cổ Lũng, là một làng nhỏ nằm trong
khu vực của xã nên nó cũng mang nhưng diện mạo chung của toàn xã. Xã Cổ
Lũng nằm phía nam huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, được tiếp giáp với
các đơn vị hành chính theo các hướng như sau:
Phía Bắc giáp xã Vô Tranh và thị trấn Giang Tiên
Phía Đông giáp xã Sơn Cẩm
Phía Tây giáp xã Cù Vân – Huyện Đại Từ.
Phía Nam giáp xã An Khánh – huyện Đại Từ
Xã nằm ở phía nam huyện được xác định là vùng trung tâm có tiềm
năng thế mạnh phát triển công nghiệp – dịch vụ, có đầu mối giao thông là ngã
ba bờ đậu để phát triển thương mại, dịch vụ, thủ công nghiệp.
Làng Bờ Đậu có chiều dài khoảng gần 3km, bám dọc theo trục quốc lộ
3 (Đoạn đường đi từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn) và quốc lộ 37 (đoạn đường
cắt ngang với quốc lộ 3 đi hướng Tuyên Quang). Với diện tích tự nhiên
khoảng 28ha, diện tích vườn tạp chiếm 67%, diện tích còn lại là ruộng canh
tác, ao hồ, đất ở và đường giao thông [1]. Do vị trí tiếp giáp với thành phố
Thái Nguyên và nằm trên trục giao thông chính của hướng Thái Nguyên đi
các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang…nên làng Bờ Đậu có
rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển về dịch vụ và thương mại, mức đô thị
hóa khá cao.
Phía Đông giáp với thành phố Thái Nguyên là cổng ngõ phía Tây đi
vào thành phố và trục giao thông chia nhánh đi các tỉnh khác. Phía Bắc giáp

với xóm Dọc Cọ và Làng Ngói, phía Nam giáp với xóm Cổng Đồn, phía Tây
12
giáp xóm Cây Cài, phía Đông giáp xóm Bá Sơn. Các xóm trên đa phần là các
cư dân thuần nông nghiệp, nên vấn đề sử dụng lao động dư thừa từ các xóm
này cho công việc làng nghề bánh chưng thuận lợi vì giá thành nhân công rẻ.
Thứ hai là ruộng đất nông nghiệp cũng được giao khoán cho các hộ thuộc
xóm bên cạnh canh tác rồi lấy sản phẩm. Thứ ba, đây là nơi cung cấp một
phần nguyên nhiên liệu cho làng nghề như gạo nếp, than, củi và cũng là một
thị trường tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề. Là vùng ngoại thành nên vấn
đề nông nghiệp chăn nuôi cũng phát triển, đặc biệt là ngoài nghề nông một số
hộ gia đình còn chăn nuôi lợn với số lượng lớn, thuận lợi cho việc cung cấp
các mặt hàng nông sản, là nguyên liệu sẵn có cho việc phát triển nghề làm
bánh chưng
Với vị trí tiếp giáp với những thị trường tiêu thụ bánh chưng lớn, có
một vùng có các cư dân có truyền thống ăn đồ nếp như người Tày, Nùng,
Thái, Sán Chay… phía các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ và tỉnh
Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng đã thúc đẩy cũng như yếu tố duy trì được
nghề làm bánh chưng tồn tại và phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Có thể nói rằng, nằm trong vị trí thuận lợi nên Bờ Đậu là làng nghề đã
có nhiều chuyển biến tích cực cả về kinh tế và xã hội trong những năm gần
đây. Dù có lợi thế của vùng đồng bằng cho phát triển nông nghiệp, nhưng
với diện tích không lớn (28 ha), dân số lên tới hơn 1 nghìn người (2011),
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bờ Đậu sang hướng đẩy mạnh sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (mà nghề chính là chế biến lương thực,
thực phẩm) và dịch vụ là một hướng đi đúng đắn. Bởi lẽ Bờ Đậu có lợi thế
về lao động, về nguyên liệu, lại thuộc vùng có thuận lợi về vị trí địa lý, với
thị trường tiêu thụ lớn là thành phố Thái Nguyên và các vùng lân cận. Nghề
sản xuất bánh chưng đã có mặt khá lâu ở Bờ Đậu và ngày càng phát triển,
mở rộng cả về quy mô và sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ.
13

----/352/367
Xã Cổ Lũng nằm ở phía nam huyện Phú Lương có địa hình tương đối
phức tạp,độ cao trung bình từ 100m đến 400m so với mặt nước biển, độ dốc
dưới 15
0
địa hình mang đặc điểm trung du miền núi bắc bộ.
Trên bản đồ địa hình xã Cổ Lũng có địa hình đồi núi, đồi thấp xen kẽ
với đồng bằng, địa hình thấp dần từ tây xuống Đông Nam.Địa hình bằng
phẳng là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở cho sản xuất, cư trú.
---8-91
Xã Cổ lũng có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và có chung
đặc điểm của khí hậu vùng đông bắc. Được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô:
- Mùa mưa, nóng nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa
cao chiếm 85% cả năm.
- Mùa khô, lạnh, thời tiết khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do
vị trí địa lý nên hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vào mùa khô,
nhiệt độ và độ ẩm tương đối thấp, lương mưa chỉ chiếm 15% cả năm
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,3
0
c, tất cả các tháng nhiệt độ bình
quân đều trên 15
0
C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng tương đối cao.
- Độ ẩm trung bình năm là 82%.
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 943 mm.
- Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam và mùa
khô là gió Đông Bắc.
Với khí hậu khá mát mẻ tạo điều kiện cho việc bảo quản bánh chưng
tốt hơn kể cả trong những tháng nóng của năm.

----":,
3+,2;
Sự hình thành và phân bố tài nguyên đất phụ thuộc vào địa chất, địa
hình, nguồng nước do vậy theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bảo đồ thổ
nhưỡng của huyện Phú Lương thì xã Cổ Lũng có diện tích tự nhiên là
1.696,92 ha
14
Tài nguyên của đất đa dạng, đất thuận lợi cho trồng lúa khoảng 572,6
ha chiếm 34,7% diện tích tự nhiên. Đất thích hợp trồng cây công nghiệp, cây
ăn quả, lâm nghiệp là 1022 ha chiếm 61,94% diện tích tư nhiên, đây là thế
mạnh của xã để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển cây công nghiệp
hàng hóa dài ngày.
+,<
Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
- Nguồn nước măt: Xã có nguồn nước mặt tương đối phong phú, có
sông Giang Tiên chảy quanh xã, có 5 hồ đập với diện tích 5 ha. Một nguồn
nước mặt khác là nước mưa, với lượng mưa bình quân trên 2000 mm/năm đã
bổ sung nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất. Tài nguyên nước
tương đói dồi dào nhưng do địa hình, địa thế dốc, phân cắt mạnh, thảm thực
vật che phủ thấp, nên mùa khô cạn kiệt, việc khai thác sử dụng còn nhiều hạn
chế. Bên cạnh đó, xã có 60 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, nhưng do chưa có
kênh mương nên chưa phát huy khả năng thủy sản của xã.
- Nguồn nước ngầm: Có ở độ sâu từ 6÷12 m với chất lượng nước được
coi là đảm bảo vệ sinh, về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác
nhưng về mùa khô trữ lượng ít, một số nơi không đủ nước để phục vụ cho đời
sống sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước này chủ yếu khai thác từ giếng khơi.
+,0=
Xã có 342,25 ha diện tích rừng sản xuất. Diện tích rừng tự nhiên được
khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu

vực đất đồi núi trống đã được phủ xanh, diện tích rừng không ngừng được
nâng lên.
1.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
----+>06?0@AB
a. Sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây xã Cổ Lũng đã chủ động đưa các giống cây
trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ
15
thuật tiên tiến trong thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng giá trị sản xuất trên
đơn vị diện tích, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng
phù hợp theo định hướng phát triển của huyện, tỉnh.
Hiện nay đất sản suất nông nghiệp trên địa bàn xã là 1288,39ha chiếm
75,92% diện tích tự nhiên của xã và có giá trị sản xuất của ngành trong tổng
giá trị sản suất của xã đạt 17 %.
Trong ngàng nông nghiệp loại cây chủ yếu là lúa, diện tích chủ động
cấy hai vụ đạt 310 ha trở nên chiếm 86 – 87% diện tích đất trồng lúa, năng
suất bình quân trên 50 tạ/ha. Sản lượng lương thực năm 2006 là 3.344,4 tấn,
đến năm 2010 là 3.783 ha tăng 1,33 tấn. Tăng bình quân 4,54%.
b. Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của xã Cổ Lũng theo kết quả thống kê đất đai,
diện tích đất lâm nghiệp của xã là 342,25 ha chiếm 38,66% đất sản xuất nông
nghiệp, toàn bộ diện tích đã được giao khoán tận hộ gia đình. Các cây trồng
chủ yếu: keo, tre mai, sản lượng khai thác hàng năm 500m³. Hiệu quả về
kinh tế, xã hội: giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình
góp phần bảo vệ môi trường sống.
c. Chăn nuôi
Tình hình sản xuất chăn nuôi chưa thực sự phát triển mạnh, các hộ gia
đình chủ yếu nuôi lợn, bò, gia cầm tận dụng nguồn nông sản sẵn có và để phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm từ chăn nuôi chưa mang tính hàng hoá.
Theo thống kê năm 2010, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã là 76.434

con. Trong đó: đàn trâu, bò 291 con; đàn lợn 9.143 con, đàn gia cầm 67 ngàn
con. Tuy nhiên việc chăn nuôi chủ yếu là tự phát chưa có khu quy hoạch chăn
nuôi tập trung, chưa có đầu ra ổn định. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 60,74
ha, sản lương đạt 40 tấn. Hình thức nuôi chủ yếu là chăn thả, loài nuôi chủ yếu là
cá thịt và sản suất cá giống.
Xã Cổ Lũng là xã nằm phía Nam của huyện Phú Lương, tuy nhiên các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm và mang tính
16
nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa có sự đa dạng, chủ yếu
tập trung ở các lĩnh vực như: Khai thác khoáng sản, may mặc, cơ sở gia công
cơ khí máy công cụ, sản xuất gạch, ngói với quy mô tự phát, không mang tính
quy hoạch đồng bộ.
Trong những năm vừa qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp của xã đã có bước phát triển, ước tính năm 2010 giá trị ngành công
nghiệp, xây dừng trên địa bàn xã là 4,2 tỷ đồng mỗi năm tăng 5%. Hoạt động
thương mại trên địa bàn xã phát triển khá mạnh xong vẫn chiếm tỉ trọng thấp.
Xã có 1 hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp, 2 tổ hợp tác, 1 làng nghề và
403 cơ sở dịch vụ, thương mại như: buôn bán hàng tạp hóa, buôn bán lương
thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, cung ứng giống, dịch vụ thủy lợi,
Tình hình cung ứng dịch vụ các sản phẩm đầu ra cho trồng trọt, chăn
nuôi chủ yếu là do một số tổ chức được chính quyền ủy quyền và tư thương
làm đầu mối hoặc trung gian bao tiêu sản phẩm. Trong những năm tới cần đẩy
mạnh các hoạt động dịch vụ thương mại, phát triển kinh tế. Chú trọng đưa các
sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
----CDEF372G&
Theo thống kê năm 2013, dân số của xã Cổ Lũng là người 9200, tổng
số hộ là 2320 hộ, mật độ dân số là 525 người/km². Làng Bờ Đậu hiện nay có
236 hộ và 864 khẩu. Tuy làng nhỏ nhưng do đặc thù của khu vực miền núi,
nên có các dân tộc sống xen kẽ với nhau, làng có 7 thành phần dân tộc, bao

gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Lào, Mường, Dao. Tuy có nhiều thành phần
dân tộc nhưng dân tộc Kinh vẫn chiếm tỉ lệ đa số, sau đó là dân tộc Tày, các
dân tộc khác chỉ có vài người và họ cũng là người di cư từ nơi khác đến do
mối quan hệ hôn nhân. Làng Bờ Đậu xưa kia chủ yếu làm nông nghiệp,
nhưng đến nay 1/3 (gần 80 hộ gia đình) cư dân chuyển sang làm nghề gói và
17
kinh doanh bánh chưng, còn số còn lại theo các nghề kinh doanh buôn bán
hoặc nghề công chức, nghề phụ khác như sửa chữa ô tô, hàn xì…
Theo kết quả thống kê trên tình hình biến động dân số của xã không
lớn. Tỷ lệ tăng dân số khá ổn định, phản ánh tính hiệu quả tích cực của công
tác tuyên truyền dân số kế hoạch hoá gia đình của chính quyền xã, người dân
đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kế hoạch hoá gia đình, sinh ít đẻ
thưa để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và quan tâm đến việc nuôi dạy
con cái được ăn học đầy đủ.
Số người trong độ tuổi lao động: 4767 người. số người làm trong
những lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: 3665 người, tỷ lệ lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp là 76,9%. Số lao động đi làm tại các tỉnh khác: 400 người. Tỉ
lệ lao động tại địa phương tương đối cao, đại bộ phận là lứa tuổi trung niên và
người già, lớp trẻ chủ yếu đi học và làm nghề tại cơ quan doanh nghiệp. Hàng
năm ngành CN- TTCN, thương mại và dịch vụ ở địa phương đã tạo điều kiện
giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân và thu hút đáng kể lao động từ các
địa phương khác tới tham gia.
---8-'0@)E6H
a. Giao thông
Hệ thống giao thông của xã nhìn chung là thuận lợi có hai tuyến giao
thông quốc gia đi qua bao gồm: quốc lộ 3 và Quốc lộ 37, dài 5,2 km, tuyến
đường sắt Quan Triều – Núi Hồng chạy qua xã 2 km, hiện nay một số tuyến
đường chính của xã đã được đầu tư, bê tông hoá, tuy nhiên số lượng còn nhỏ;
các tuyến đường liên thôn xóm của xã chưa được bê tông hoá, điều kiện đi lại
cũng như phát triển kinh tế, xã hội của xã còn nhiều khó khăn.

b. Thuỷ lợi
Xã có hệ thống thủy lợi tương đố hoàn chỉnh. Xã có 3 hồ đập lớn nhỏ
chứa nước, 4 trạm bơm nước, với tổng diện tích đất thủy lợi là 3,50 vá đất sông
suối, mặt nước chuyên dùng là 44,78ha, với 4km kênh tưới đẫ bê tông hóa đã
cung cấp cho 50% diện tích gieo trồng. Hiện nay cơ bản đã chủ động tưới tiêu
cho sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt của nhân dân.
18
c. Y tế
Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân, cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, định mức. Hiện nay, trạm Y tế xã có 04
cán bộ y tế, trong đó có 1 trạm trưởng và 3 cán bộ chuyên môn phục vụ tốt công
tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Các trang thiết bị phụ vụ công tác y
tế chăm sóc sức khỏe cho người dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn; công tác y
tế hàng tháng đều tiến hành tổ chức kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực
phẩm và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Duy trì và thực hiện tốt các
chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế quốc gia.Trong năm
2013 Trạm y tế xã đã khám và chữa bệnh cho trên 11.255 lượt người.
d. Cơ sở hạ tầng khác
+ Bưu điện - Hệ thống thông tin bưu điện: hiện nay, xã đã có điểm bưu
điện văn hoá, hệ thống thông tin liên lạc của xã trong những năm gần đây đã
được đầu tư, hoàn thiện, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của
người dân địa phương.
+ Hệ thống lưới điện: Trong những năm qua mạng lưới điện đã được
đầu tư xây dựng với hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhìn chung
hệ thống điện đã đảm bảo chuyển tải đủ điện năng cho các cơ quan Nhà nước,
đơn vị và các hộ dân trong xã có điện thắp sáng và phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.
+ Hệ thống cung cấp nước sạch: Hiện nay xã chưa có hệ thống cung
cấp nước sạch, người dân chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt từ hệ thống giếng
khơi của hộ gia đình. Trong những năm tới, cần đầu tư, xây dựng hệ thống

cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân.
1.2 Tổng quan nghiên cứu
Làng xã nói chung, làng nghề, các ngành nghề thủ công làng xã nói
riêng từ rất sớm đã là đề tài thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và
ngoài nước. Làng xã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học khác nhau như dân tộc học, văn hóa học, kinh tế - chính trị học, xã hội
19
học Một số nghiên cứu, chuyên khảo có thể đến như Đào Duy Anh: .&
3GI3EJ), $ !K3L9M của P. Ory (Paris, 1894),
NODD#L9M của P. Gourou (Paris, 1936), Hoàng Trọng
Phu:$PEQOE0PER33PE OP3O7 (Nghề thủ công gia đình ở Hà
Đông), Vũ Quốc Thúc:$’S77"73EPO.P3T9B
!.&3U (Hà Nội, 1951) GABN !.&3, Nguyễn
Hồng Phong: V!N.&3 (Hà Nội, 1959),Trần Từ: ");#WX3
.&#0L(Hà Nội, 1984)
Bước vào thời kỳ Đổi mới, trước yêu cầu, đòi hỏi của thực tế đất nước,
nhằm cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng chủ trương, ban hành các
chính sách xây dựng nông thôn mới, xuất hiện thêm nhiều các nghiên cứu về
vấn đề làng xã. Có thể kể đến $ !GG;2 DO>NN<
(Hội thảo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1986), Chương trình khoa học
cấp Nhà nước '0@7O&ABY !NN (KX.08). Trên
các tạp chí chuyên ngành (,W/EJCDZ.7&
973Z (Đại học Quốc gia Hà Nội).P3PEP[OPETSOPE
.P3PEPU ) hàng loạt các luận văn về làng xã cũng được đăng tải. Bên
cạnh những nghiên cứu được thực hiện độc lập bởi các nhà nghiên cứu trong
nước, xuất hiện nhiều các chương trình hợp tác nghiên cứu với các tác giả
nước ngoài, có thể kể đến: Chương trình hợp tác nghiên cứuB2#X3
.&3=E3AM#< và cuốn sách .P3PEP.3PE
+03E7T3A07O  3O  "7EP\PPE  7]  ^P]70  '7PE    ^03
.P3U của Đại học Passau (Cộng hoà Liên bang Đức) do Bernhard Dahm

and Vincent J. Houben chủ biên (Passau University, 1999). Chương trình hợp
tác Việt - Pháp ,WG !.&3G_2:`EN:
(1996-1999) dưới sự chỉ đạo của GS Nguyễn Duy Quý, Lê Bá Thảo và
Philippe Papin, xuất bản thành tập sách $G_D#EN:a
.;2bcc do Philippe Papin và Olivier Tessier chủ biên (Hà Nội,
20
2002). Chương trình hợp tác nghiên cứu NNN&?G !
D#EN:\30d?"FT.ef3/U của
các nhà khoa học trong Hội nghiên cứu Việt Nam của Nhật Bản
Riêng về mảng làng nghề, thủ công nghiệp làng xã, nghề cổ truyền làng
xã , có thể kể đến: [)f7/EJ?0@XN&?.&3(Phan
Gia Bền, 1957), $XN0F.&3 (Bùi Văn Vượng,
1998), O&#02:`L.&3 (Lâm Bá Nam,
1999), .EFN2:`L (Nguyễn Quang Ngọc,
1993), +5@XN2,AL#0 (Chu Quang Trứ,
2000), XN07);ABG_2:`L (Nguyễn
Văn Chính, 1989)
Cũng đã có nhiều chuyên khảo, luận văn, luận án lấy đối tượng nghiên
cứu là từng làng xã cụ thể, như: g.&#02:`L
(Nguyễn Hải Kế, 1996), gN'e.&#02:`
EN:(Nguyễn Tùng chủ biên, 2003), +0FGB2#07
;0(2:.&T\3AB\f,W$3+ !N
$3&7W*+DU (Nguyễn Văn Chính, 1994), O&#
0GP2NaXN+09( (Lâm Bá Nam, 1992),
Xét về mảng biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội làng nói chung và làng
nghề nói riêng cũng có khá nhiều các tác giả nghiên cứu như Lương Văn Hy
(1992), Nguyễn Tùng (1999), Tô Duy Hợp (2000), Nguyễn Thị Phương
Châm (2009), B2#GI3\,&3, NXB Văn hóa Thông
Tin, Nguyễn Văn Sửu hN/I3N&?I3GE>@2#EAB
NODGP2Nh. Đề tài nghiên cứu Nhóm B, Đại học

Quốc gia Hà Nội vài+2X3N&?I3G2N/I32BEAB
NOD.&3a+0d?GP2Nj, Mai Thế Hởn
(2002), '0@0F07\05N&?I3
&26I3G_GPX2NLuận án Tiến sĩ: “$0
21
F07\05N&?I3&26I3”, Trần Minh Yến, Nxb
Khoa học Xã hội, năm2004. if7:G?0@07E>
&?N&?I3&26I32;<j, Viện Nghiên cứu Quản lý
kinh tế Trungương, Hà Nội, năm 2009. “f7:G?0@
07\05N&?I3jTS. Dương Bá Phượng, Nxb Khoa học Xã
hội, năm 2001, Luận văn thạc sĩ: “'0@&+=$,
07  B  05  N  &?  I3  &  26  I3  N  &?  N
N”,Nguyễn Thị Thọ, Hà Nội, 2005…Đây là những công trình nghiên cứu
sự biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của một khu vực làng dưới sự tác động
của CNH – HĐH, đô thị hóa, các tác giả phân tích và chỉ ra những sự thay đổi
từ truyền thống tới hiện đại, cùng những giải pháp phát triển trong tương lai.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về làng xã cho đến nay tập trung
ở các góc độ:
Thứ nhất, nghiên cứu về những lý thuyết và vấn đề chung về làng xã
dưới nhiều góc độ chuyên môn, chuyên ngành khác nhau cho chúng ta cái
nhìn khái quát về làng xã Việt Nam từ văn hóa, xã hội đến kinh tế, chính trị
và các yếu tố cấu thành nên làng xã như: gia đình, dòng họ, tôn giáo, tín
ngưỡng, môi trường, cảnh quan, kết cấu hạ tầng
Thứ hai, nghiên cứu về làng nghề và vai trò của làng nghề đối với đời
sống của người nông dân và hệ thống cơ cấu kinh tế làng xã.
Thứ ba, nghiên cứu về sự biến đổi của làng nghề: Với vấn đề này cũng
có rất nhiều các học giả đề cập về những tác động của quá trình đô thị hóa,
CNH - HĐH dẫn đến biến đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa từ truyền thống đến
hiện đại. Những vấn đề truyền thống đến biến đổi làng xã trên các phương
diện văn hóa, kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, mối quan hệ giữa các làng với

nhau, giữa làng với nước, hệ thống chính sách của nhà nước về làng nghề.
Thứ tư, là các công trình nghiên cứu về các nghề riêng lẻ như nghề làm
nước mắm, nghề sơn, nghề kim hoàn, nghề làm chiếu, nghề mộc, nghề gốm ở
22
một địa phương nào đó…đây là các công trình nghiên cứu chuyên sâu, có tính
khái quát cao về một nghề cụ thể từ lịch sử hình thành, tới sự phát triển, biến
đổi của nghề ấy qua chiều dài biến thiên của thời gian.
Từ những công trình trên đã gợi mở cho tôi những kiến thức về chuyên
ngành, liên ngành, những phương pháp nghiên cứu, lý thuyết tiếp cận về lĩnh
vực làng xã, làng nghề, nghề, lao động và phương hướng phát triển ổn định,
bền vững làng nghề. So sánh và tiếp thu những thành tựu của các công trình
trước, cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào riêng biệt về làng nghề
làm bánh chưng nói chung, làng nghề bánh chưng Bờ Đậu nói riêng. Đây là
một dạng nghiên cứu trường hợp về một làng nghề của một tỉnh trung du
miền núi phía Bắc, đang trong thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ theo định
hướng CNH – HĐH.
1.3 Lý thuyết nghiên cứu
Làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nông
nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính
khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện
tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với
điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố mở
của xã hội tiểu nông.
Trước tiên, các sản phẩm của nghề thủ công khi sản xuất ra là để đáp
ứng nhu cầu thường ngày của từng gia đình, sau đó mới trao đổi trong cộng
đồng làng xã. Sau này, do nhu cầu của xã hội nên nghề thủ công được chuyên
môn hoá, hình thành nên các làng nghề, phường/hội nghề. Ngoài ra, làng nghề
còn được hình thành bởi yếu tố địa - văn - hoá và sức thu hút của các trung
tâm chính trị, kinh tế. Đây là một quy luật bất biến, bởi làng nghề hay
phường/hội thủ công nảy sinh để đáp ứng nhu cầu nội tại của cộng đồng và

nhu cầu của vùng miền. Điểm khác biệt giữa chúng chính là tính chất của khu
vực trung tâm chi phối đến tính chất sản phẩm của làng nghề
23
Làng nghề thủ công như là gương mặt khác của làng xã nông nghiệp,
nó là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng
xã của người Việt. Chính vì vậy, khi tìm hiểu và phân tích về làng nghề
truyền thống, chúng ta thật khó có thể phân định một cách rõ ràng thế nào là
làng nghề và thế nào không phải là làng nghề
Từ xa xưa, những người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian
nông nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp, phục vụ cho
nhu cầu đời sống. Các hoạt động sản xuất này đã liên kết với nhau khiến cho
nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các
phường hội. Các nghề được lan truyền và có nhiều hộ ở nông thôn cùng sản
xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, đa phần vừa
sản xuất nông nghiệp, vừa làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi
hàng hóa, các nghề mang tính chuyên môn sâu hơn và thường được giới hạn
trong quy mô nhỏ (làng) dần dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang
nghề thủ công. Làng nghề đã xuất hiện như vậy trong tiến trình lịch sử Việt
Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi
đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề.
Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng: “(…) làng nông nghiệp nhưng có
thêm một hoặc nhiều nghề như: làng gốm Bát Tràng, làng Vân dệt lụa, làng
khảm Chuyên Mỹ, làng tranh Đông Hồ… có thể xem đó là những làng nghề.
Vậy làng nghề là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi
nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh
xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phường, có ông trùm, ông phó cả… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên
tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ
tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt
hàng thủ công. Những mặt hàng này đã có tính mĩ nghệ, đã trở thành sản

phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung
24
quanh và tới thị trường đô thị, thủ đô… và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có
thể xuất khẩu ra nước ngoài” [Trần Quốc Vượng, 2000, 27- 28].
Theo tác giả Trần Văn Vượng trong $XN0F,
quan niệm về làng nghề là “làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy, không
nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công
nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông (nông dân). Nhưng
yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng
truyền thống ngay tại làng quê của mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác.
Khi nói đến một làng nghề thủ công truyền thống, ta không chỉ chú ý các mặt
đơn lẻ, mà phải chú trọng đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diện của làng
nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất
và thủ pháp nghệ thuật” [Trần Văn Vương, 2002, 13].
Theo tác giả Đặng Kim Chi trong Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
về$.&3GN0, “có thể hiểu thuật ngữ “làng nghề” là
làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp
chiếm ưu thế về số lao động và có thu nhập so với nghề nông” [Đặng Kim
Chi, 3]. Điểm chung trong quan niệm của hai tác giả trên là đều nhấn mạnh
đến nguồn gốc hình thành và đặc điểm nổi bật của làng nghề là trình độ kĩ
thuật, còn quan điểm thứ ba lại nhấn mạnh đến căn cứ về mặt kinh tế.
Như vậy, có thể hiểu làng nghề: là những làng trước đây nguồn thu
cũng dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng do điều kiện khách quan nào đó
(vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên bình diện
vùng, miền ) các làng này đã chuyển hẳn sang sản xuất các sản phẩm mang
tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm là nguồn thu nhập chính của
làng. Ngoài ra, có một số làng nghề có quá trình hình thành rất đặc biệt. Ví dụ
như làng gốm Bát Tràng ven sông Hồng: làng được hình thành trên cơ sở bãi
bồi ven sông, chỉ thuần tuý làm nghề gốm từ khi lập nghiệp (nhưng quê gốc
25

×