Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tục thờ cúng tổ tiên của người công giáo tại giáo họ thủy trạm xã sơn thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phúc thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 113 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên K37 – Lịch sử







TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ




NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN




TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA
NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Bích








HÀ NỘI - 2015

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên K37 – Lịch sử


LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên lớp K37B khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, tôi trân trọng cảm ơn BGH
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, BCN khoa Lịch sử và các thầy cô giáo đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, giúp tôi có thêm
nhiều kiến thức chuyên nghành để hoàn thành bài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi
xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Bích đã tận tình hướng dẫn tôi, bổ
sung, chỉnh sửa, đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình tôi hoàn
thành bài khóa luận này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tới các ban,
ngành, đoàn thể xã Sơn Thủy, BHG và toàn thể giáo dân giáo họ Thủy Trạm
đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc, thâm nhập thực tế trong suốt thời gian
tiến hành nghiên cứu, và đã cung cấp những tài liệu, số liệu chính xác, cụ thể
giúp cho bài nghiên cứu này mang tính thuyết phục hơn.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tuy đã có nhiều nỗ
lực, cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy
cô giáo và các bạn đóng góp, bổ sung ý kiến để bài nghiên cứu này được hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Duyên




Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên K37 – Lịch sử


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
chỉ bảo tận tình của giảng viên Th.S Nguyễn Thị Bích – người trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận này chưa
từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết
quả đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Duyên











Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên K37 – Lịch sử


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO
Ở VIỆT NAM 8
1.1 Khái quát về tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt 8
1.1.1 Nguồn gốc, bản chất của tục thờ cúng tổ tiên 8
1.1.2 Biểu hiện của tục thờ cúng tổ tiên 12
1.1.3 Ý nghĩa của tục thờ cúng tổ tiên trong đời sống người Việt 16
1.2 Tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời Công giáo ở Việt Nam 19
1.2.1 Quá trình du nhập đạo Công giáo vào Việt Nam 19
1.2.2 Tục thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở Việt Nam 23
Tiểu kết chương 1 33
CHƢƠNG 2: TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở HỌ ĐẠO THỦY TRẠM
XÃ SƠN THỦY, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 35
2.1 Khái quát về xã Sơn Thủy (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội hiện nay 37
2.2 Khái quát về giáo họ Thủy Trạm 41
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 41
2.2.2 Tổ chức và sinh hoạt tôn giáo tại giáo họ Thủy Trạm hiện nay 46
2.3 Biểu hiện của tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời Công giáo ở giáo họ
Thủy Trạm 50
2.3.1 Trong nghi thức tang ma 51

2.3.2 Trong nghi thức cúng lễ - chăm sóc mộ phần 55
2.3.3 Trong các nghi thức tôn giáo khác 68
2.4 Nhận xét 71
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên K37 – Lịch sử


2.4.1 Sự tương đồng, khác biệt giữa nghi thức thờ cúng tổ tiên của người
Công giáo và lương giáo 72
2.4.2 Sự tương đồng, khác biệt trong nghi thức thờ cúng tổ tiên của người
Công giáo ở giáo họ Thủy Trạm và các giáo xứ khác 74
2.4.3 Xu hướng biến đổi trong hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Công
giáo trong giáo họ 76
2.4.4 Giá trị đặc trưng của tục thờ cúng tổ tiên của người Công giáo tại giáo
họ trong xã hội đương đại 79
Tiểu kết chương 2 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 92


Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 1 K37 – Lịch sử

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có cơ tầng văn hóa là nông
nghiệp lúa nước. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh của cư dân cổ mà
người Việt Nam tin tưởng và sùng bái vào các tín ngưỡng bản địa. Đồng thời
Việt Nam cũng là một quốc gia đa tôn giáo vì vậy mà niềm tin của con người

vào thần linh, linh hồn cũng có những ảnh hưởng chi phối đến đời sống của
con người. Trong các tín ngưỡng của người Việt thì tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên là tín ngưỡng giữ vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay đạo Ông Bà được coi là một đạo hiếu
của người Việt Nam nói riêng và của nhiều dân tộc khác nói chung. Tuy
nhiên ở mỗi quốc gia ảnh hưởng của nó lại không giống nhau. Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ lâu đời ăn sâu trong
tâm thức của người Việt. Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần hình
thành nên những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt đó là lòng hiếu
thảo, tương thân tương ái, đoàn kết, yêu quê hương đất nước,… Đó là những
giá trị hết sức quý báu cần được bảo lưu, kế thừa và phát huy nhất là trong
thời kỳ nước ta đang xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ hội
nhập quốc tế.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cần phải biết đoàn kết
các tôn giáo, phát huy các giá trị tích cực của các tôn giáo cũng như các hình
thái tín ngưỡng để góp phần vào công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc thờ cúng tổ tiên của
người Việt cũng mang ý nghĩa tưởng nhớ những người có công đối với dân
tộc, đất nước, làng xóm,… Vì vậy mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt thể hiện ở 3 cấp độ: cấp độ gia đình, dòng họ là tôn kính ông bà tổ tiên;
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 2 K37 – Lịch sử

cấp độ làng là tôn thờ Thành Hoàng; cấp độ đất nước là tôn thờ các vị vua
Hùng đã có công dựng nước.
Mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo đều có những nét văn hóa đặc sắc góp cho
nền văn hóa Việt Nam những sắc màu phong phú và đa dạng. Dưới góc độ
tôn giáo, cụ thể là quan điểm của người Công giáo Việt Nam về việc thờ cúng
tổ tiên có nhiều nét khác biệt so với các tôn giáo khác.
Trước đây khi mới du nhập vào Việt Nam thì những người theo đạo

Công giáo không được thờ cúng tổ tiên. Đến khi Huấn dụ Plane Compertum
est áp dụng ở Trung Quốc, Hội Đồng Giám mục Việt Nam xin theo và đến
ngày 20/10/1964 được Tòa thánh La Mã chấp thuận. Việc thờ cúng hay tôn
kính tổ tiên lúc đầu chỉ được áp dụng với Công giáo miền Nam trước giải
phóng (30/4/1975), đến khi đất nước thống nhất Giáo hội Công giáo Việt
Nam trở thành một và đặc biệt khi ra đời Thư chung 1980 của Hội đồng Giám
mục Việt Nam, vấn đề thờ cúng Tổ tiên của người Công giáo Việt mới được
phổ biến rộng rãi.
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt hay của người Công giáo
đều cần đến sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng. Bởi
trong bối cảnh hiện nay, phong tục thờ cúng tổ tiên có dấu hiệu bị biến tướng
bởi yếu tố mê tín dị đoan. Nhiều quan niệm về truyền thống gia đình ít nhiều
có sự thay đổi nên việc giúp con cháu hiểu một cách sâu sắc về ý nghĩa của
ban thờ gia tiên trong gia đình là một điều rất cần thiết. Việc này không chỉ có
tầm quan trọng đối với người Việt lương giáo mà nó cũng có ý nghĩa quan
trọng đối với người Công giáo Việt Nam. Sự phát triển của tục thờ cúng tổ
tiên có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển văn hóa của nước nhà. Vì vậy,
nhận thức về tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên nói riêng,
đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Công giáo là vấn đề mang ý
nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm hướng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vào
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 3 K37 – Lịch sử

các giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, hơn nữa bản thân tôi cũng là
một tín đồ Công giáo tại giáo họ Thủy Trạm (xã Sơn Thủy, huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ) . Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Tục thờ cúng tổ tiên của
người Công giáo tại giáo họ Thủy Trạm xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn làm sáng tỏ

phần nào vấn đề liên quan đến tục thờ cúng tổ tiên của người Công giáo. Qua
đó có thể thấy được quan niệm về cái chết, linh hồn, thiên đàng, địa ngục của
người Công giáo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề thờ cúng tổ tiên đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu như:
Trong Phong tục Việt Nam (thờ cúng tổ tiên) của Toan Ánh, NXB
Khoa học xã hội, 1991 cũng dành một phần riêng viết về thờ cúng tổ tiên của
người Việt Nam, trong đó tác giả nêu lên quan niệm về thờ phụng tổ tiên, việc
cầu cúng lễ bái, nghi thức cáo gia tiên, ngày giỗ,… Ngoài ra, tác giả cũng viết
về việc làm giỗ của người Công giáo và người lương giáo.
Trong Nghi thức và lễ bái của người Việt của Sơn Nam, NXB Trẻ Hà
Nội, 1997 cũng nêu lên được việc văn hóa Việt Nam trong ngày giỗ ông bà,
trong hôn lễ, trong tang lễ,… thể hiện những khía cạnh khác nhau trong quan
niệm về đạo hiếu của người Việt.
Trong cuốn Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, NXB Hồng Đức,
2012 đã nêu lên phong tục truyền thống trong gia tộc của người Việt trong đó
có việc thảo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ và việc phụng sự tổ tiên.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí như: Tạp chí
nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tạp chí Triết học, tạp chí
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 4 K37 – Lịch sử

nghiên cứu Tôn giáo,… cũng đã đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau về tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên như: Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2-
2010), Thử tìm hiểu nguồn gốc tục thờ cúng tổ tiên (Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật số 127-1995),…
Về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Công giáo cũng đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đi vào tìm hiểu.

Theo Nguyễn Đăng Duy trong “Văn hóa tâm linh” đã nêu ra việc thờ
cúng tổ tiên trong gia đình, dòng tộc; việc thờ cúng tổ tiên của cả nước Việt
Nam; ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên của người Việt. Ngoài ra ông cũng
dành một phần để nói về tâm linh trong Thiên Chúa giáo.
Trong quan niệm về cái chết ông cho rằng: “Đã là tôn giáo thì phải
làm cho con người theo tôn giáo yên tâm với cái chết về mặt tâm lý” [6; 286].
Ông đưa ra các quan điểm về từng tôn giáo như Đạo giáo, Nho giáo, Phật
giáo. Riêng với đạo Thiên Chúa ông cho rằng: “Riêng Gia tô giáo thì cho cái
chết là lên thiên đàng xa xôi mờ mịt”. [6; 287]
Nguyễn Hồng Dương trong cuốn “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong
văn hóa Việt Nam” đã nêu ra hai phần chính. Đó là: Nghi lễ Công giáo trong
văn hóa Việt Nam và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Trong đó
ông cũng dành một phần để nói về vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công
giáo.
Ông chỉ ra trước Công đồng Vatican II Công giáo Việt Nam không
chấp nhận viêc thờ cúng tổ tiên mà phải thờ phượng Thiên Chúa trên hết mọi
sự. Ông cũng chỉ ra thái độ nhìn nhận và ứng xử của người Công giáo Việt
Nam với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ buổi đầu truyền giáo đến Công đồng
Vatican II và sau Công đồng Vatican II.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 5 K37 – Lịch sử

Hà Huy Tú trong cuốn “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo”
cũng dành ra một chương để viết về vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Thiên
Chúa giáo. Ông có cái nhìn khách quan nhằm cung cấp những thông tin chính
xác để nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng nhất.
Ngoài ra cũng có rất nhiều các bài viết về vấn đề thờ cúng tổ tiên của
người Công giáo được đăng trên các Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí
Dân tộc học như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với người Công giáo Đồng Nai
(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5-2012), Một số vấn đề về hội nhập nghi lễ

Công giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt hiện nay (Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 12-2011),…
Tuy nhiên, trong các cuốn sách này, các tác giả mới chỉ ra việc thờ
cúng tổ tiên của người Công giáo một cách chung chung mà chưa có nhà
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở
một địa phương cụ thể. Từ đó chưa nêu lên được nét đặc trưng riêng biệt
trong nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở từng địa phương, từng
vùng miền.
3. Mục đích, Nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích
Tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất và hoạt động thờ cúng tổ tiên của tín
đồ Công giáo tại giáo họ Thủy Trạm xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ và nét đặc trưng của hoạt động thờ cúng tổ tiên ở giáo họ hiện nay.
 Nhiệm vụ
- Nêu bản chất, ý nghĩa của tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
- Nêu lên được đặc điểm của tục thờ cúng tổ tiên của người Công giáo tại
giáo họ Thủy Trạm. Từ đó nêu lên sự tương đồng, khác biệt giữa tục thờ cúng
tổ tiên của người Công giáo và người Việt lương giáo.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 6 K37 – Lịch sử

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, người viết dựa trên cơ sở phương pháp
luận sử học Macxit, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta
trong nghiên cứu sử học, văn hóa và tôn giáo.
 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng kết hợp các phương pháp: logic
và lịch sử, thu thập và phân tích tài liệu, phương pháp xã hội học, quan sát từ

thực tế đời sống, so sánh, đối chiếu. Những phương pháp này giúp tôi có cái
nhìn khách quan, chính xác hơn về vấn đề.
5. Đóng góp của đề tài
Qua bài nghiên cứu cho thấy được vai trò của đạo Công giáo trong văn
hóa tinh thần của người Việt.
Góp phần mở ra cái nhìn mới về người Công giáo, văn hóa Công giáo
góp phần đóng góp vào nền văn hóa dân tộc.
Bài nghiên cứu có thể sử dụng vào quá trình học tập, nghiên cứu về đạo
Công giáo ở Việt Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đạo Công giáo du nhập vào xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú
Thọ từ cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên trong bài khóa luận này tôi chủ yếu tập
trung nghiên cứu tục thờ cúng tổ tiên của giáo họ Thủy Trạm, xã Sơn Thủy
huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ sau Thư chung 1980 của Hội đồng Giám
mục Việt Nam đến năm 2014.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì bài
nghiên cứu được chia làm hai chương:
Chương 1: Tục thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở Việt Nam
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 7 K37 – Lịch sử

Chương 2: Tục thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở giáo họ Thủy
Trạm xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ








Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 8 K37 – Lịch sử

Chƣơng 1
TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO
Ở VIỆT NAM

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT
1.1.1 Nguồn gốc, bản chất của tục thờ cúng tổ tiên
 Tổ tiên và tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử xã hội tồn tại ở
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó nhắc nhở thế hệ những
người đang sống phải nhớ đến nguồn, phải biết kính trọng phụng dưỡng ông
bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Nét đẹp trong tư tưởng của
hiện tượng này giúp nó trở thành đạo lý, nét đẹp văn hóa truyền thống của
nhiều dân tộc, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người. Ở Việt
Nam, hiện tượng này trở thành một phong tục quan trọng trong cuộc sống của
người dân Việt.
Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống
nhưng đã qua đời như cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ… những người có công sinh
thành nuôi dưỡng và có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của
thế hệ con cháu đang sống.
Thờ cúng Tổ tiên là hoạt động các có ý thức của con người nhằm thể
hiện tình cảm biết ơn, hướng về cội nguồn của những người đang sống.
Thờ là yếu tố thuộc về ý thức của con người về việc tưởng nhớ, biết ơn
hướng về cội nguồn, quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên là
niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống có thể che chở, phù hộ độ trì cho con
cháu.
Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là việc thực hành một loạt các động

tác (khấn, quỳ, vái, lạy,…) của người sống đối với người đã qua đời trong gia
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 9 K37 – Lịch sử

đình, dòng tộc. Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ và được quy định bởi quan
niệm, phong tục tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc.
Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng
biệt – đó là sự thờ phụng tổ tiên. Sự “thờ” là nội dung, còn hoạt động “cúng”
là hình thức biểu hiện của của nội dung thờ cúng. Ý thức tôn thờ, thành kính,
biết ơn, tưởng nhớ, hi vọng vào sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cái
chủ yếu khiến cho sự thờ phụng tổ tiên trở thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng
nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người thế
giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của
người Việt Nam: Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn. Nếu như tôn giáo
thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu
thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ,
song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai. Người Việt nghĩ rằng người chết
vẫn còn quanh quẩn đâu đó trên trần thế này mặc dù mắt thường không nhìn
thấy. Người quá cố có thể nhận biết được tư tưởng của người đang sống cần
gì. Ngược lại, người còn sống cũng muốn làm cho người đã khuất có được
nhu cầu như khi còn sống.
Nói theo cách khác, tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm
về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống
(cùng chung huyết thống) bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành
vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ.
 Nguồn gốc, bản chất của tục thờ cúng Tổ tiên
Tục thờ cúng Tổ tiên có cơ sở tồn tại vững chắc trong xã hội Việt Nam
truyền thống. Trong xã hội nguyên thủy ý niệm về tổ tiên là tổ tiên Tô - tem
giáo của thị tộc, bộ lạc. Đó là những vật trong tự nhiên có mối quan hệ mật

thiết với con người và được thần thánh hóa, thiêng liêng hóa trở thành vật tổ
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 10 K37 – Lịch sử

của thị tộc, bộ lạc. Thời kỳ xã hội phụ hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thị
tộc, bộ lạc như tù trưởng, thủ lĩnh,… Tổ tiên trong xã hội có giai cấp là những
người giữ địa vị chủ gia đình, gia tộc đã mất.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm Tổ tiên không chỉ bó
hẹp trong phạm vi gia đình, dòng tộc mà đã mở rộng phạm vi ra toàn cộng
đồng, xã hội. Tổ tiên có thể là những người có công tạo dựng nên cuộc sống
hiện tại như Thành hoàng làng, các vị tổ nghề… hay những người có công
trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, lập nên quốc gia dân tộc
như Trần Hưng Đạo… người có vai trò trong đời sống tâm linh của người
Việt như mẫu Liễu Hạnh nên người Việt Nam thường có câu: “Tháng tám giỗ
cha, tháng ba giỗ mẹ”. Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt còn là mẹ Âu
Cơ – người sinh ra các dân tộc Việt Nam, vua Hùng – vị vua khai quốc của
dân tộc Việt Nam. Ngày nay giỗ tổ vua Hùng đã trở thành quốc giỗ của dân
tộc Việt Nam:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Niềm tin đó trở thành sợi dây liên kết mọi người dân Việt Nam, tạo nên
sức mạnh cộng đồng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên nhân của việc thờ cúng Tổ tiên là do niềm tin vào cuộc sống
sau khi chết. Con người cho rằng sau khi chết linh hồn vẫn tiếp tục sống. Ý
niệm về linh hồn là một yếu tố cơ bản trong ý thức về Tổ tiên và là đặc trưng
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Niềm tin là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng
này đặc biệt phát triển trong xã hội người Việt. Trong gia đình của tất cả mọi
người dân Việt đều có bàn thờ Tổ tiên. Cây có gốc, nước có nguồn, con người
có Tổ tiên. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra

mình. Người con có hiếu thì phải hiếu với Tổ tiên, ông bà, cha mẹ tức là nhớ
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 11 K37 – Lịch sử

đến nguồn gốc của mình. Lúc ông bà cha mẹ còn sống thì chăm lo phụng
dưỡng, khi ông bà cha mẹ mất đi phải lo việc thờ phụng để tỏ lòng thành kính
biết ơn.
Tục thờ cúng Tổ tiên của người Việt bắt nguồn từ kinh tế nông nghiệp
gia đình phụ quyền. Nền kinh tế truyền thống của người Việt là nền kinh tế
tiểu nông tự cung tự cấp vì vậy làng xã được hình thành từ những hộ gia đình
nhỏ cùng huyết thống. Bước vào chế độ thị tộc, vai trò người đàn ông trở nên
hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế cũng như trong mọi sinh hoạt gia
đình, vợ và con cái phải phục tùng cha, chồng của mình. Sau này những đứa
con trai lại kế tiếp ý thức về uy quyền trong gia đình nhỏ của mình, vì vậy thờ
cúng tổ tiên được xác lập theo dòng họ cha được bắt đầu, người đàn ông nắm
quyền về kinh tế điều hành trong gia đình thì đồng thời cũng chịu trách nhiệm
chăm sóc bàn thờ Tổ tiên.
Trong xã hội Việt cha mẹ chưa lo được cho con trai ba việc lớn là mẫu
ruộng, dựng nhà, lấy vợ thì cha mẹ nhắm mắt chưa yên. Bởi vậy trong dân
gian có câu: Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển. Cũng chính vì lý do đó
người Việt đối với cha mẹ tôn khi sống, thờ khi chết, cứ như vậy từ đời này
qua đời khác lòng tôn kính của con cháu với ông bà cha mẹ trở thành tập tục,
dần hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên trong xã hội người Việt.
Tục thờ cúng Tổ tiên phát triển nhờ vào sự truyền bá Nho giáo vào
nước ta với chữ hiếu được đề cao thành đạo Hiếu, cùng với nội dung chữ hiếu
trong Nho giáo đã làm cho thờ cúng tổ tiên của người Việt trở nên có triết lý
hơn. Dân gian Việt Nam có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ
nguồn” là để khẳng định điều đó. Với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên chữ Hiếu
không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà trở thành nghi thức, tập tục được truyền từ
đời này sang đời khác. Trong tín ngưỡng này, yếu tố đạo lý và yếu tố tín

ngưỡng quyện chặt không rời. Xét về mặt đạo lý, có thể thấy thờ cúng tổ tiên
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 12 K37 – Lịch sử

của người Việt đã trờ thành máu thịt trong tâm thức con người dù xã hội có
thay đổi thế nào chăng nữa.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của
con cháu. Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân của mối
quan hệ giữa tổ tiên với con cháu sau này. Sự hiếu kính cha mẹ được tiếp nối
bằng sự tôn thờ sùng bái tổ tiên. Bổn phận kính trọng báo hiếu đền ơn công
sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cũng là bổn phận báo hiếu đền ơn tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa là một tín ngưỡng bởi ở đó có niềm tin
thiêng liêng vào linh hồn ông bà tổ tiên, coi họ như vị thần hộ mệnh. Trong
“Việt Nam phong tục” Phan Kế Bính viết: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của
ta là rất thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, ấy cũng là nghĩa vụ
của con người”. [4; 22]
Như vậy có thể hiểu tục thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã
hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên thủy
với niềm tin thiêng liêng vào sự che chở, phù hộ của ông bà tổ tiên khi chết
đối với con cháu. Từ lâu thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục,
là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan
trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
1.1.2 Biểu hiện của tục thờ cúng tổ tiên
Người Việt Nam cho rằng thờ cúng tổ tiên là sợi dây liên kết giữa quá
khứ, hiện tại và tương lai, vì vậy việc lập bàn thờ và thờ cúng tổ tiên mang ý
nghĩa vô cùng thiêng liêng. Cách bài trí bàn thờ hay nghi thức cúng lễ đặc biệt
trong ngày giỗ hay ngày tết rất được coi trọng và được người dân tổ chức chu
đáo và long trọng.
Một trong những hình thức để biểu lộ sự tôn kính tổ tiên là việc săn sóc
mộ phần của tổ tiên. Người Việt xưa có câu: “sống về mồ về mả, ai sống về

cả bát cơm”, bởi thế mồ mả rất quan trọng, là nơi yên nghỉ cuối cùng của
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 13 K37 – Lịch sử

người quá cố. Khi người ta chửi rủa nhau “mả cha, mả mẹ mày” là sự xúc
phạm ghê gớm. Trong thờ cúng tổ tiên mồ mả là biểu tượng thiêng liêng
không thể tách rời. Từ ý niệm thiêng liêng đó con cháu ra sức xây dựng mộ
tổ, người sống lo cho người chết mồ mả càng to càng đẹp bao nhiêu thì tâm
linh người sống càng được mãn nguyện bấy nhiêu. Hằng năm ngày hết tết đến
con cháu đi tảo mộ, đắp mộ thắp nhang mời ông bà về ăn tết, trong gia đình
có chuyện gì không hay người ta nghĩ ngay đến việc động mồ động mả phải
sửa lễ tạ. Ngoài ra, “ngày Thanh Minh con cháu cũng đi tảo mộ mang theo
vàng hương cắm đốt trước mộ. Nếu mộ sụt thì đắp lại.” [2, 28]
Bàn thờ tổ tiên được coi là một yếu tố không thể thiếu trong tục thờ
cúng tổ tiên. Từ xưa đến nay, bất kể giàu nghèo trong mỗi gia đình người Việt
đều có bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên là không gian thiêng liêng để các thành
viên trong gia đình thể hiện gửi gắm lòng tưởng nhớ, biết ơn đến tổ tiên. Bàn
thờ tổ tiên là nơi tổ tiên “đi”, “về” và ngự trên đó. Bàn thờ tổ tiên thường
được lập cố định ở nơi cao ráo, sạch sẽ và là nơi trang trọng nhất trong gia
đình, gian chính giữa của nhà trên. “Điều quan trọng hàng đầu trên bàn thờ
tổ tiên là xác lập linh vị theo triết lý 5 đời thờ cúng. Tự mình là con tính
ngược lên bốn đời nữa.” [6, 192].
Việc trang trí bàn thờ gia tiên thường không hoàn toàn giống nhau phụ
thuộc vào quan niệm tâm linh và điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhìn chung,
một bàn thờ gia tiên được chia làm ba lớp:
 Lớp ngoài cùng là chiếc phản để mọi người đến lễ, không có phản thì
để trống nền nhà để khi cần thì bày ghế hay trải chiếu.
 Lớp thứ hai là hương án trên đặt đồ tam sự hay ngũ sự, bình hương,
đèn, ống hương, mâm bồng,… nhà khá giả còn có đôi hạc nhỏ bằng đồng.
Hương án này là nơi khi có cúng bái người ta mời các vị thần trong gia đình

về dự.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 14 K37 – Lịch sử

 Lớp trong cùng mới thực sự là bàn thờ tổ tiên, đặt bài vị tổ tiên, bộ đồ
thờ
Bài vị tổ tiên thường được làm gỗ táo (với ý nghĩa cây táo sống nghìn
năm), ghi tên tuổi các vị tổ. Bộ đồ thờ của những gia đình bình dân thường
đơn giản, thường là bộ tam sự, gồm bát hương ở giữa và hai bên là hai cây
đèn, nến. Theo thuyết âm dương ngũ hành thì bát hương thể hiện hành thổ nên
ở giữa, hai cây đèn nến thể hiện hành hỏa. Nén hương đốt lên có đủ 3 yếu tố hỏa
(phần đang cháy), mộc (phần thân hương), và thổ (phần chân hương). Mộc sinh
hỏa, hỏa sinh thổ, sự chuyển hóa thể hiện ước vọng sinh sôi, phát triển. [26]
Những gia đình khá giả, bộ đồ thờ là bộ ngũ sự hay thất sự. Bộ ngũ sự
gồm bát hương, hai cây đèn nến, lọ độc bình, mâm bồng ngũ quả, cái kỉ hay
còn gọi là tam sơn gồm bộ đài ba chiếc, giữa đặt chén rượu, hai bên một bên
để đĩa trầu cau, một bên để bát nước. Rượu và nước mang tính âm, hành thủy.
Khi thắp hương đèn nến cúng vái, âm dương hòa hợp, mọi việc tốt lành. Lọ
độc bình để cắm hoa, cành hoa hành mộc cắm vào nước (thủy) ý nghĩa là khai
hoa, tươi tốt quanh năm. Mâm bồng để đựng hoa quả thể hiện ước vọng thịnh
đạt, thường cúng ngũ quả thể hiện cho ngũ hành.
Đối với những gia đình có điều kiện gian thờ thường treo các bức
hoành phi như: Ẩm thủy tự nguyên (uống nước nhớ nguồn), Phúc mãn đường
(thờ cúng tổ tiên phúc đức đầy nhà)…, các câu đối như:
“Công đức bách niên duy
Tử tôn vạn đại kiếp”
Tạm dịch:
“Công đức cha ông trăm năm còn đó
Thế hệ con cháu ngàn đời thấy đây” [26]
Những từ ngữ trên nhắc nhở con cháu nhớ đến công đức của tổ tiên,

cầu mong tổ tiên ban phúc cho con cháu. Con cháu thường phải chú ý lau dọn
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 15 K37 – Lịch sử

bàn thờ tổ tiên hàng ngày, vào mồng một, ngày rằm, giỗ tết con cháu trang
hoàng lại bàn thờ gia đình mình.
Thờ cúng tổ tiên là một việc hết sức thiêng liêng và ý nghĩa, vì vậy khi
thực hiện nghi lễ thờ cúng dù vào ngày trọng đại hay ngày thường đều phải
tiến hành một cách trang nghiêm. Nhất là trong các ngày giỗ, tết con cháu
thành tâm mời các cụ về nhận lễ, tấm lòng của con cháu gửi các cụ qua mâm
cơm cúng để các cụ đoàn tụ cùng gia đình và phù hộ cho con cháu. Lễ phẩm
cúng tùy vào điều kiện kinh tế của gia chủ, to, sang thì dùng bò, lợn, dê nếu
không sửa vài mâm cỗ, hoặc thủ lợn, mâm xôi thì cũng phải cũng có đĩa xôi,
con gà hoặc bát cơm quả trứng, bát canh,… điều thiết yếu là đồ lễ phải là
những thứ thanh khiết và phải dành riêng. Trong các gia đình người Việt, lễ
vật cúng giỗ tổ tiên bao giờ cũng phải có quả trứng luộc bóc vỏ. Quả trứng
biểu hiện sự tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên theo sự tích bà Âu Cơ sinh trăm
trứng nở trăm con, quả trứng cũng là lễ vật nguyên vẹn nhất bởi không ai có
thể nếm vào đấy. Ngoài ra, trong ngày tết nguyên đán, thường dựng bên cạnh
bàn thờ tổ tiên vài ba cây mía để cả ngọn. Ý nghĩa của lễ vật này là cây mía
có nhiều đốt biểu hiện cho những nấc thang phát triển. Cây mía được coi là
bất tử bởi ngọn mía lại sinh ra các bụi cây mía mới, nó thể hiện mong muốn
cho vũ trụ được sinh sôi phát triển.
Vào các ngày sóc (ngày mồng 1), ngày vọng (ngày rằm) các gia đình
thường quét dọn bàn thờ gia tiên, sắm biện hương hoa, châm hương cúng lễ.
Lễ vật trong những ngày này thường đơn giản, chủ yếu là hương, hoa, trái
cây, tiền vàng. Một số gia đình còn sắm bánh trái hoặc xôi đỗ, gà luộc để làm
lễ. Những đồ cúng gia tiên bao giờ cũng mang những con số lẻ 1, 3, 5, 7.
Ý thức về cội nguồn được thể hiện tập trung ở lễ giỗ. Ngày giỗ chính là
ngày kỉ niệm người chết đã qua đời, còn thường được gọi là kỵ nhật.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 16 K37 – Lịch sử

Giỗ tròn một năm ngày qua đời là giỗ đầu, còn gọi là tiểu tường. Ngày
giỗ này cỗ bàn y như ngày cúng hôm mất, khách đến cúng gia chủ phải đáp
lễ. Có những gia đình ngày tiểu tường còn đốt mã (các vật dụng như quần áo,
giày dép, mũ nón,… bằng giấy). Đó là những đồ mà khi người chết còn sống
vẫn dùng hàng ngày, bởi trong tư duy người Việt “trần sao âm vậy”.
Giỗ năm thứ hai là giỗ hết hay còn gọi là hết tang, từ năm thứ ba là giỗ
thường hay gọi là cát kỵ, là ngày giỗ lành. Hàng năm đến ngày người chết qua
đời người ta cũng làm cúng giỗ, nhưng ngày này là giỗ chính. Trước ngày giỗ
chính có lễ cúng tiên thường, phải thắp hương và có bát cơm, quả trứng đặt
lên bàn thờ vào buổi chiều, người ta gọi là cúng cơm tối. Từ lúc cáo giỗ tiên
thường cho đến hết ngày hôm sau bàn thờ lúc nào cũng phải thắp hương, bởi
người ta nghĩ rằng suốt thời gian này tổ tiên được mời đã về dự cùng con
cháu, vẫn ngự trên bàn thờ.
“Tục ta coi tên cha mẹ rất kính trọng, hễ đọc đến thì phải kiêng”. [4,
23]. Người Việt từ xưa đã có tục con cháu kiêng không nói đến tên ông bà,
cha mẹ. Đối với các vị tổ tiên đã mất, sự kiêng tên càng được giữ gìn hơn.
“Khi con cháu làm một điều gì không phải bị người khác gọi tên ông bà cha
mẹ đã khuất ra mà réo, mà chửi là một điều tủi hổ lớn lao, có thể gây nên thù
oán sâu đậm được.” [2, 33]. Con cháu nhỏ không được biết đến tên tổ tiên, sợ
chúng nhắc bậy bạ phạm đến các ngài, gây điều bất hiếu cho cha mẹ. Khi đặt
tên con, cha mẹ phải kiêng không được đặt tên của tổ tiên. Việc kiêng tên này
ngày nay không còn thấy ở các đô thị nhưng ở các vùng quê nhiều vùng vẫn
còn giữ.
1.1.3 Ý nghĩa của tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt
Tục thờ cúng tổ tiên thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của
người Việt. Trong gia đình họ tộc, cứ mỗi dịp giỗ ông bà tổ tiên lại là dịp để
con cháu ở xa nhớ về quê hương, làng xóm, con cháu có dịp tụ họp cúng lễ,

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 17 K37 – Lịch sử

hàn huyên nhắc lại công lao vất vả của ông bà tổ tiên. Đây cũng là dịp làm
gắn bó hơn tình cảm anh em, hàng xóm cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Vì thế tục thờ cúng tổ tiên tạo điều kiện để duy trì những nét đẹp trong văn
hóa, những tập tục truyền thống lâu đời của dân tộc.
Tục thờ cúng tổ tiên ca ngợi chữ Hiếu của con người, nhờ tục thờ cúng
tổ tiên mà chữ Hiếu được nâng lên thành đạo lý, thành nghi lễ ăn sâu trong
tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, phù hợp với truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc. Truyền thống này được Nguyễn Đình Chiểu khẳng định
trong thơ Lục Vân Tiên:
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ” [5]
Tục thờ cúng tổ tiên còn thể hiện ý niệm trong việc liên kết cộng đồng,
giữa những con người trong cuộc sống hiện tại. “Anh em như thể tay chân”,
“Bà con hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”,… tình làng nghĩa xóm tương thân
tương ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tổ tiên dù xa hay gần đều được coi là
thần bản mệnh của gia đình, dòng tộc, ông bà tổ tiên can thiệp vào cuộc sống
của con cháu nên con cháu vừa chịu ơn cũng vừa sợ bị quở trách. Con cháu
thờ tổ tiên đến đời thứ tư, vì vậy mối liên kết giữa người đã khuất, người đang
sống và người đã sinh ra là rất mật thiết trở thành cốt lõi trong tâm thức người
Việt. Tổ tiên được con cháu còn sống tôn thờ, có trách nhiệm phải lo lắng săn
sóc theo tục lệ để tổ tiên được yên vui sống ở thế giới bên kia, được về “sum
họp”, “ăn uống” quây quần bên con cháu, từ đó mà che chở cho con cháu.
Đến lượt mình, khi về nơi chín suối lại được con cháu tôn thờ, hương khói.
Đó là mối liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, để từ đó con người tự
thấy có trách nhiệm với cuộc sống trước khi về với tổ tiên.
Tục thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nó trở nên quen
thuộc, một thông lệ đối với mỗi người dân Việt, cho nên trước mỗi chuyến đi

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 18 K37 – Lịch sử

xa, trước một việc trọng đại con người thường có thói quen thắp nhang khấn
vái tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ cho mọi việc được suôn sẻ, tốt đẹp. Nhờ đó
con người có động lực thúc đẩy bản thân làm việc tốt hơn để có thể “vinh quy
bái tổ” tự hào kính báo với tổ tiên, để không phải hổ thẹn với tổ tiên. Tổ tiên
không chỉ là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, hiếu đễ với tổ tiên là con
cháu phải thành đạt làm rạng danh tổ tiên, gia đình, dòng tộc.
Tục thờ cúng tổ tiên không chỉ được thể hiện trong việc cúng giỗ, cúng
bái ngày sóc, ngày vọng mà còn thể hiện ở các phong tục liên quan trực tiếp
đến cuộc đời của mỗi con người như: sinh đẻ, trưởng thành, hôn nhân, ma
chay,…
Đạo lý hướng về cội nguồn, về những người có công sinh thành tạo
dựng cuộc sống đối với con người Việt Nam thì đồng thời cũng là đạo lý
hướng về nguồn cội chung của dân tộc. Tình yêu quê hương, đất nước cũng
được hun đúc từ đây, kính hiếu với tổ tiên là kính hiếu với mẹ Âu Cơ, vua
Hùng “đã có công dựng nước”, lòng yêu nước, tự hào dân tộc là giá trị đạo
đức, truyền thống quý báu của dân tộc, xuyên suốt từ lịch sử và là “kim chỉ
nam” cho lẽ sống của con người.
Như vậy, tục thờ cúng tổ tiên của người Việt trải qua quá trình hình
thành và tồn tại đã góp phần tạo nên các truyền thống đạo lý của dân tộc như:
lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng,… đó là những giá trị truyền
thống hết sức quý báu cần được lưu giữ và phát huy. Nhất là trong xã hội hiện
nay, xu thế toàn cầu hóa với nhiều mặt tích cực nhưng cũng đặt ra thách thức
cho việc đồng hóa dân tộc. Cùng với các yếu tố văn hóa truyền thống khác,
tục thờ cúng tổ tiên góp phần gợi lại các đạo lý truyền thống cho con người
Việt Nam nhằm ngăn chặn xu thế đồng hóa dân tộc.



Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 19 K37 – Lịch sử

1.2 . TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO
Ở VIỆT NAM
1.2.1 Quá trình du nhập đạo Công giáo vào Việt Nam
 Đạo Công giáo
Từ Công giáo được dịch từ tiếng Latinh (Catholicus) nghĩa là Phổ quát
có xuất xứ từ nguyên ngữ Hy Lạp (Katholikós) có nghĩa là toàn thể. Theo quá
trình lịch sử Giáo hội Công giáo tính từ này mang những ý nghĩa khác nhau.
Ta có thể hiểu Công giáo (còn gọi là Công giáo La Mã, hay ở nước ta
còn dùng từ Thiên Chúa giáo) là bộ phận quan trọng nhất của Kitô giáo
(Christianism), tôn giáo độc thần và cũng là tôn giáo lớn nhất thế giới hiện
nay.
Đạo Công giáo có đấng sáng lập là Chúa Giêsu. Tôn giáo này thờ Ba
ngôi Thiên Chúa cùng một bản thể và uy quyền như nhau, gồm Đức Chúa
Trời, Đấng cứu thế Giêsu và Chúa Thánh Thần, với hệ thống giáo lý đồ sộ và
bộ máy hết sức chặt chẽ. Giáo lý của đạo Công giáo chứa đựng trong Kinh
Thánh: Tân ước và Cựu ước, với tổng cộng 72 sách thánh mà Giáo hội Công
giáo dạy người tín hữu phải đọc để nuôi dưỡng đời sống đức tin nhờ nghe lời
Chúa mà biết sống theo đường lối của Ngài. Trong giáo lý của đạo có những
điều phải tin, phải giữ và có những bí tích phải chịu để được sống trong tình
yêu của Chúa.
Công giáo xác định nhiệm vụ của mình là truyền bá Phúc Âm của Chúa
Kitô, cử hành các bí tích và thực hành bác ái.
Người Công giáo có đời sống tôn giáo xuyên suốt cuộc đời của mỗi
người từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay. Trong gia đình Công giáo khi
có một đứa trẻ được sinh ra, vài ngày sau phải đưa đến nhà thờ chịu phép Rửa
tội, đây được coi là mốc đánh dấu sự ra nhập đạo chính thức của đứa trẻ. Khi
lớn lên, đứa trẻ phải học giáo lý để được xưng tội rước lễ lần đầu, chịu phép

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Duyên 20 K37 – Lịch sử

Thêm sức. Đến tuổi lập gia đình phải học giáo lý Hôn nhân để lấy vợ, chồng.
Đến khi già yếu thì chịu phép Xức dầu thánh để chuẩn bị tâm hồn trong sạch
về với Chúa.
Trong đạo Công giáo mỗi lứa tuổi, mỗi giới đều có Hội đoàn riêng. Các
em thanh, thiếu niên có hội Giới trẻ, sinh viên có hội Sinh viên Công giáo,…
Nam giới có hội Gia trưởng, nữ giới có hội Hiền mẫu,… có lẽ không người
Công giáo nào không là hội viên của hội đoàn Công giáo. Các hội đoàn này
cũng có những quy định chặt chẽ, có tổ chức rõ ràng.
Niềm tin tôn giáo của người Công giáo thể hiện qua các giờ kinh, các
buổi chầu, buổi lễ, qua các lớp học giáo lý. Niềm tin này chi phối đến mọi suy
nghĩ, hành động của mỗi giáo dân. Người Công giáo thường sống vị tha, hòa
đồng, ôn hòa, giúp đỡ mọi người; ít nói tục, nói dối vì theo trong giáo lý đây
là điều tội lỗi. Người Công giáo thường đeo ảnh tượng hoặc Thánh giá như
một thứ trang sức, người già thường mang theo bên mình một chuỗi tràng hạt.
Người Công giáo ít tin và tham dự vào các hoạt động mê tín như bói toán, lên
đồng, xem ngày, xem tuổi,… Đối với các vị chức sắc trong tôn giáo, giáo dân
rất kính trọng và gọi họ là cha. Các vị này được coi là người thay mặt Chúa
chăn dắt “con chiên” của Chúa, trong gia đình có gì ngon họ đều để một phần
đem biếu “cha”.
Hôn nhân Công giáo được coi là sự tác hợp của Thiên Chúa dành cho
con người nên “loài người không được phân ly”, vì vậy những người Công
giáo đã lập gia đình rất ít khi có sự ly hôn hay ly thân. Gia đình công giáo gắn
bó với nhau bằng hôn nhân và quan hệ huyết thống, mỗi gia đình Công giáo
được coi là một Hội thánh thu nhỏ. Người Công giáo có nếp sống cộng đoàn
hết sức đậm nét, người dân sống vì việc chung của cả Giáo hội, có khi việc
của Giáo hội, của nhà thờ còn quan trọng hơn việc của gia đình. Người Công
giáo có câu: “mùng một tết Cha” nghĩa là mồng một đi lễ đầu năm mới xong

×