Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của xí nghiệp dược phẩm trung ương i giai đoạn 1999 đến 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 53 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯ Ờ NG ĐẠI HỌC

Dược

HÀ NỘ I

PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM t r u n g ư ơ n g I
GIAI ĐOẠN 1999 - 2003
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHOẢ ỉ 999-2004)

* Người hướng dẫn

: PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng
DS. Nguyễn Thị Hương Lan

* Nơi thưc hiên

: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bộ môn Quản lý và Kinh tê Dược

* Thời gian thực hiện

: 02/2004-05/2004

Hà Nội, tháng Ồ5/2ỔQ4

L,n i


C

/


J lì fi e tỉttt đ ít

Q lh â n d if i h o à n thành . Ỉỉ/ioá lu tĩu tố t u(ỊỈtìêỊ) ídtú p lté p em itựiíe

bĩu Ị tó ỉịttq biêỉ đti sân aắa t)à sư kín h iiOiitỊ tổ í:
r/)Cị(S-r7uh tê^ ỳu đ a - IKỊn ị i tíiầụ. ĩtỂL ti'iú‘ tiỉp liiúUnỊ d ẫ n , (fìúp đè' úii tạtì điều
Uièn đê. em hú ừ II ỉ/tà a ỉí Uhố ltL tố t iufltìêp nìitỊ.

<5#it x iti eítân th à n h {'(im đít ỮJS: QlgẨiụễn r77// 'Jơu’ nf/ ẨUm -nụưịi
đ
đ ã cọn (Ị tác., (ị Ìúịì đĩ? íLtn hiUKỊ iu ế t q, trình tà m Uhố lu ận tế t nạhiỀỊx

(5ffỉ cũng, rin đàríe bù íỊ tfí ỉịuiỊ ỈÙỀÍ đu eh ăn th à n h tối:
@áe thầụ. ờtĩ, eă e e đ n hi) tvotKỊ (Bà m ò n Q u ản h ị ối k in h tê oyưéa,

(‘áo th a i/ efi ÍỊÌÚO h on (Ị tvtiịiHỊ ita ỉ hoe (Dưđe. 'rĩỗù QỈÂi itã nh ìêt tìn h elíi
biítì, ilụtỊ d ỗ em trtìnỊỊ th ị i (Ịtatt íàrn LIKì á Luận eủtiạ. n h ư hi) (KỊ thỉíi giun
họe tập, tạ i trH(f.
(Bcul ạ iú n i ĩtêti (‘ìnKỊ iồn thê ểĨể p ítị n q han troII(Ị í
p ỉiấ tn

itã nhiM tìrứt íỊÌúp đõ’ etn h siu t th à n h Uhtìá lu ậ n .
n ò i cù II(Ị em dditt eủrvi đ u íịitL iũ n h ƠỈI tuitL b ỉ nhữtụ/.titịitò i


lu ơn

itơỊ viên ồ giúp, itỡ ' em hồn th à n h Uhố ỉiitĩit năụ.

7ùả Q it(Ị(iif 30 tháiHỊ 5 núm 2004
Sin h oiêtt
r()tu tm 77// Man (phường.


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN Đ Ể ............................................................................................................ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN............................................................................................2
L I . Vài nét vê thị trường thuốc Việt N a m ...................................................... 2
1.1.1 Tinh hình sử dụng thuốc ở Việt N am ................................................... 3
1.1.2 Nguồn cung ứng thuốc cho thị trường Việt N am .................. .............4
1.2. H oạt động của doanh nghiệp Dược N hà nước....................................... 5
1.3. Phương pháp luận vê phân tích hoạt động kỉnh doanh........................ 8
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 8
1.3.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh..................................... 8
1.3.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh..................................9
.1.3.4. Các chỉ tiêu khảo sát............................................................................9
1.4. Sơ lược vê qúa trình hình thành phát triển và chức nâng nhiệm vụ
của x í nghiệp Dược phẩm T W I . .................................................................... 14
PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ..... 16
2.1. Đối tư ợng.................................................................................................... 16
2.2 Nội dung nghiên cứu dự kiế n ... .............................................................. 16
2.3. Các phương pháp và kỹ thuật phân tích hoạt động kinh d o a n h ......16
2.3.1 Phương pháp phân tích nhân tố...........................................................16

2.3.2. Phương pháp phân tích chi tiết........................................................... 17
2.3.3. Phương pháp cân đối............................................................................17
2.3.4. Một số kỹ thuật phân tích hoạt động kinh doanh.............................18
3.1. T ổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực.............................................. .......19
3.1.1. Tổ chức bộ m áy................................................................................... 19
3.1.2. Cơ cấu nhân lực...................................................................................20
3.2. Doanh sô mua và cơ cấu nguồn m ua..................................................... 22
3.3. Tình hình tiêu thụ sản p h ẩ m ...................................................................23


3.4. Tình hình sản xu ấ t.....................................................................................24
3.4.1. Giá trị hàng sản xuất của Xí nghiệp Dược phẩm TW 1....................24
3.4.2. Cơ cấu mặt hàng................................................................................... 25
3.5. Phân tích tình hình sử dụng p h í lưu th ơ n g ................ .............. ......... 27
3.7. Phân tích vốn.............................................................................................. 30
3.7.1. Kết cấu nguồn v ố n ................. .............................................................30
3.7.2. Tinh hình phân bổ v ố n ........................................................................ 31
3.7.3. Tốc độ lưu chuyển và sử dụng vốn lưu đ ộ n g ................................... 33
3.7.4. Các hệ số về khả năng thanh to án ..................................................... 34
3.8. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định............................................................35
3.9. Nộp ngân sách N hà n ư ớ c.........................................................................36
3.10. N ăng suất lao động bình qn cán bộ cơng nhân viê n ....................37
3.11. Lương bình quán và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân
viên.......................................................................................................................38
3.12. Chiến lược cạnh tranh và phát triển.................................................... 40
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT....................................................................43
4.1 Kết luận.........................................................................................................43
4.2 Đ ề xuất..........................................................................................................45



KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CT

Chỉ tiêu

DN

Doanh nghiệp

DSB

Doanh số bán

DSM

Doanh số mua

DSĐH

Dược sĩ đại học

DSTH

Dược sĩ trung học


GT

Giá trị

LN

Lợi nhuận

NSLĐ bq

Năng suất lao động bình quân

SL

Số lượng

SSĐG

So sánh nhịp định gốc

SSLH

So sánh nhịp liên hoàn

TL

Tỷ lệ

TSCĐ


Tài sản cố định

TSFlt

Tỷ suất phí lưu thơng

TSLĐ

Tài sản lưu động

t s l n vcđ

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

TSLN vlđ

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

TSLN dt

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

TTBYT

Trang thiết bị Ytế

Vốn CSH

Vốn chủ sở hữu


VCĐ bq

Vốn cố định bình quân

VLĐ bq

Số dư bình quân vốn lưu động

XNDPTW I

Xí nghiệp dược Dược phẩm Trung ương I


ĐẶT VẤN ĐỂ
Bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước, ngành Dược Việt
Nam đã có những bước tiến đáng kể. Với những thuận lợi của nền kinh tế mở, trong
quá trình tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Dược luôn phấn đấu để đạt được 2
mục tiêu quan trọng. Mục tiêu thứ nhất là cung ứng thuốc thường xuyên, chất lượng
đảm bảo, giá cả hợp lý, đảm bảo sử đụng thuốc an toàn và hiệu quả. Mục tiêu thứ
hai là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh
thu thị phần và lợi nhuận.
Để đạt được hai mục tiêu trên thì việc phân tích hoạt động của doanh nghiệp
là một điều cần thiết. Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quan trọng
trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp. Qua phân tích hoạt
động kinh doanh các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng
như những hạn chế trong doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó đề ra các mục tiêu, chiến
lược phát triển lâu dài cho tương lai.
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I là một đơn vị sản xuất dược phẩm được
thành lập đầu tiên và hiện nay là một trong những đơn vị lớn của ngành công nghiệp
Dược Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1999-2003, xí nghiệp đã đạt được một sô thành

tựu nhất định trong sản xuất và kinh doanh. Xí nghiệp đã khơng ngừng đầu tư, đổi
mới dây chuyền sản xuất và tăng cường mở rộng thị trường.
Với mục đích tìm hiểu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm
Trung ương I, đề tài “ Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của xí nghiệp
Dược phẩm Trung ương I giai đoạn (1999-2003)” được tiến hành với mục tiêu
sau:
1. Tìm hiểu thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm

Trung ương I giai đoạn 1999-2003.
2. Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh thơng qua một sơ chỉ tiêu kình tế.
3. Đề ra một sơ giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa kinh doanh.

1


PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về thị trường thuốc Việt Nam
Thị trường thuốc Việt Nam là một thị trường thuốc phong phú, đang trên đà
phát triển. Trong vòng 10 năm giá trị của thị trường Dược phẩm Việt Nam tăng lên
6,85 lần (từ 61 triệu USD năm 1990 lên 418 triệu USD năm 2001) [14] . So với khu
vực Đông Nam Á, thị trường thuốc Việt Nam đứng thứ tư sau Philipin, Indonesia,
Thái Lan, song tốc độ tăng trưỏng đứng thứ 3 trong khu vực. Ước tính thị trường
thuốc Việt Nam sẽ đạt 677 triệu USD vào năm 2005 [17].
Thị trường thuốc Việt Nam có 4.743 thành phẩm thuốc nước ngoài sản xuất
từ 1000 hoạt chất chiếm trên 40% bao gồm rất nhiều loại biệt dược và thuốc chuyên
khoa hoặc các dược phẩm được sản xuất với công nghệ cao mà Việt Nam chưa sản
xuất được [ 1].
Thuốc sản xuất trong nước có 6.184 thành phẩm được sản xuất từ 384 hoạt
chất chiếm trên 50%. Tuy số mặt hàng phong phú song công nghệ sản xuất mới chỉ
sản xuất được dạng bào chế đơn giản, số mặt hàng trùng lặp nhiều (như chỉ một hoạt

chất Paracetamol có tới 300 mặt hàng được cấp số đăng ký). Thuốc sản xuất trong
nước lại phải sử dụng tới 96% nguyên liệu do nước ngoài cung cấp [ 1].
Trong giai đoạn gần đây, có hiện tượng giá thuốc trên thị trường diễn biến
phức tạp và bất ổn định. Từ năm 2003 đến nay người tiêu dùng đã phải chịu nhiều
đợt tăng giá thuốc. Cụ thể: tháng 3 và tháng 9 năm 2003, giá thuốc chữa bệnh cho
người (khoảng 800 loại mặt hàng) tăng trung bình từ 5 đến 20% đặc biệt có những
loại tăng rất cao, 40% đến 86 %. Trong 2 tháng đầu năm 2004 giá thuốc có những
biến động phức tạp. Tháng 1 năm 2004 giá thuốc nhập khẩu tăng từ 2 đến 6 %, tháng
2 giá một số loại thuốc lại tăng từ 2 đến 10%. Theo báo cáo của Bộ Y tế đến ngày
10/03/2004 có trên 360 loại thuốc tăng giá từ 5 đến 10%.
Trên thị trường thuốc Việt Nam hiện nay, hoạt động Marketing diễn ra rất sôi
động. Hoạt động Marketing một mặt thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển các
sản phẩm mới. Mặt khác lại kích thích tiêu thụ quá mức dẫn đến lạm dụng thuốc,
dùng thuốc không đúng người, đúng bệnh. Đặc biệt là hoạt động “Marketing đen”
với một tỷ lệ chiết khấu cao nhằm tác động đến việc kê đơn của bác sỹ đang gây ảnh

2


hưởng không tốt đến y đức của nhiều Thầy thuốc. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân đẩy giá thuốc của thị trường Việt Nam lên cao.
1.1.1 Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
của con người ngày càng cao. Do đó, nhu cầu sử dụng thuốc cho cơng tác phịng và
chữa bệnh ở Việt Nam ngày càng gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượng. Để
đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân hiện nay cần phải có trên 1000
hoạt chất khác nhau [2]. Tuy nhiên Việt Nam là một nước có thu nhập thấp và đang
phát triển nên ngân sách đầu tư cho ngành y tế còn rất hạn chế, do đó ngành Dược
cũng gặp khơng ít khó khăn về kinh phí hoạt động.
Theo niên giám thống kê y tế và tổng kết công tác dược, tiền thuốc bình quân/

người/ năm được nêu trong bảng sau:
Báng 1.1: Tiền thuốc bình quân và tổng sản phẩm quốc nội qua các năm [3],[7]
Năm
Chỉ tiêu
Tiền thuốc bình quân/ người/năm
(USD)
Tỷ lệ tăng tiền thuốc bình quân so
với năm 1999 (%)
GDP bình quân/ người/ năm
(lOOOđ)
Tỷ lệ tăng GDP so với năm 1999
(%)

1999

2000

2001

2002

2003

5,0

5,4

6,0

6,7


7,6

100

108

120

134

152

5.239,8

5.716,6

6.157,3

6.705,0

7.506

100

109

117,9

128


134,2

Qua bảng 1.1 ta thấy tiền thuốc bình quân/ người/ năm tăng dần qua các năm.
Từ năm 1999-2002 mức độ tăng tiền thuốc bình quân / người/ năm chậm hơn so với
mức độ tăng GDP. Năm 2003, tỷ lệ tăng tiền thuốc bình quân/ người/ nãm cao hơn
mức độ tăng GDP.
Mặc dù tiền thuốc bình quân /người/ năm tăng dần qua các năm nhưng mức
độ tiêu thụ thuốc của nhân dân ta vẫn vào loại thấp nhất thế giới (mức bình quân
trên thế giới là 40 USD/người/năm, ở các nước đang phát triển là 10 ƯSD/người/năm

3


[11]). Điều đó chứng tỏ tiềm năng của thị trường Dược phẩm Việt Nam là rất lớn.
1.1.2 Nguồn cung ứng thuốc cho thị trường Việt Nam
Nguồn sản xuất trong nước.
Bên cạnh những thuốc nhập khẩu từ nước ngoài đã xuất hiện các thuốc sản
xuất ở nội địa có chất lượng cao, thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng số
mặt hàng mới, nhiều mẫu mã phong phú hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn. Từ chỗ
thiếu thuốc, thuốc chủ yếu là nhập khẩu, đến năm 2000 thuốc sản xuất trong nước
đã đáp ứng được 35% nhu cầu thuốc cho cơng tác phịng và chữa bệnh, trong đó
thuốc cổ truyền và dược liệu chiếm 10% [6]. Năm 2002 là một đặc biệt quan trọng,
các doanh nghiệp Dược trong nước đã chiếm lại được 2 thị trường quan trọng là
Bệnh viện Nhà nước và thuốc bảo hiểm.
Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước tăng dần qua các năm. Nãm
2003 thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 39,74% giá trị tiêu
dùng[7].
Bảng 1.2: Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước (1999 - 2003)[7].
Năm

1999

2000

2001

2002

2003

GTTSL (triệu đồng)

1.727.504

2.314.810

2.657.415

3.114.158

3.424.257

So sánh định gốc (%)

100

134

153,83


180,27

198,22

Chỉ tiêu

Như vậy, giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước tăng mạnh qua các
năm. Năm 2003 giá trị tổng sản lượng tăng lên 198,22 % so với năm 1999.
Tuy nhiên đối với thuốc chun khoa, thuốc biệt dược, thuốc địi hỏi trình độ
cơng nghệ cao thì thuốc sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó
thuốc nhập khẩu vẫn giữ một vai trò quan trọng.
Nguồn nhâp khẩu.
Từ tháng 5/1989, theo quyết định số 112/HĐBT, Chính phủ đã giao cho Bộ y
tế thống nhất quản lý xuất nhập khẩu thuốc. Đến năm 2003 có khoảng trên 60 doanh

4


nghiệp được phép nhập khẩu thuốc [2].
Thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam với khoảng 1000 hoạt chất, được
nhập khẩu từ các công ty dược phẩm đa quốc gia, phần lớn là các thuốc biệt dược,
thuốc chuyên khoa đặc trị, nhiều thuốc còn đang trong thời gian bảo hộ phát minh
sáng chê [2 ].
Bảng 1.3: Tỷ trọng giữa thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu [7].
\

Năm

Tỷ trọng (%)


Thành phẩm nhập khẩu
Dân số
(1000
người)

Tri giá
(íooo
USD)

Bình qn
(1000
USD)

Tiền thuốc
bình qn
(USD)

Thuốc
nhập
khẩu

Thuốc
trong
nước

Chỉ tiê u \
1999

76.597


258.194

3,4

5,0

67

33

2000

77.685

286.720

3,7

5,4

68

2001

78.000

343.503

4,4


6,0

65

32
-----

2002

78.685

325.511

4,1

6,7

64,90

38,10

2003

80.666

366.821

4,5

7,6


60,26

39,74

Qua bảng 1.3 ta thấy tỷ trọng thuốc nhập khẩu cao nhất vào năm 1999 (67%),
tỷ trọng này giảm dần qua các năm và đến năm 2003 là 60,26%. Tuy nhiên tỷ trọng
này vẫn còn khá cao.
1.2. Hoạt động của doanh nghiệp Dược Nhà nước
Doanh nghiệp Dược Nhà nước là một trong những bộ phận quan trọng cấu
thành ngành Dược Việt Nam, đóng vai trị quan trọng trong cung ứng thuốc, phục vụ
cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Ớ nước ta, các doanh nghiệp Dược Nhà nước vẫn chiếm một vai trò chủ đạo
trong ngành công nghiệp Dược, hệ thống phân phối xuất nhập khẩu và sản xuất
thuốc. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh của các công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn và doanh nhiệp tư nhân. Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp này
cịn ở mức quy mơ vừa và nhỏ, chủ yếu hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực phân
phối trong nước và chưa quan tâm đầu tư cho sản xuất. Đây cũng là một hạn chế lớn
cho ngành Dược Việt Nam.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, ngành Dược nói chung

5


và các doanh nghiệp Dược Nhà nước nói riêng đã có những bước chuyển biến rõ rệt.
Cụ thể là:
Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước tăng lên qua các năm. Năm
2003 thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 39,74% (năm 2002 là
38,10%) về giá trị tiêu dùng. Các doanh nghiệp Dược đã đầu tư đổi mới trang thiết
bị, nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế mới như viên sủi bọt, viên nang mềm,

dạng thuốc phun sương, bột pha tiêm đông khô, thuốc tác dụng kéo dài [7].
Nhiều doanh nghiệp Dược đã tập trung vốn đầu tư dây chuyền sản xuất đạt tiêu
chuẩn GMP_ASEAN. Đến cuối năm 2003 cả nước đã có 41 cơ sở đạt tiêu chuẩn
GMP tăng lên 10 cơ sở so với năm 2002 [7].
Xuất khẩu tăng lên 5,31% so với năm 2002. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển
đổi tích cực theo hướng tăng giá trị thuốc thành phẩm tân dược và đông dược [7].
Công tác đảm bảo chất lượng thuốc đã được thực hiện tốt. Tính đến năm 2003
đã có 27 cơ sở được cấp giấy chứng nhận “thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc”
(tăng 11 cơ sở so với năm 2002) [7].
Hệ thống phân phối thuốc được tổ chức sắp xếp lại, mạng lưới cung ứng thuốc
được tổ chức rộng khắp. Tuy nhiên, hệ thống phân phối thuốc vẫn còn bất hợp lý,
mạng lưới cung ứng thuốc phát triển mạnh mẽ ở vùng đông dân cư, thưa thớt ở vùng
sâu, vùng xa.
Bảng 1.4 Sô lượng các thành phần sản xuất cung ứng thuốc trong
toàn quốc năm 2003 [7]

DN
Nhà
nước

50

Doanh Nghiệp
DN cổ DN tư
phần
nhân
hố

73


589

DN
nước
ngồi

Thc
DN
Nhà
nước

Quầy bán lẻ
Trực
Nhà
Đại lý
thuộc
thuốc
DN cổ
phần
hố

246

5.259

5.514

Trực
thuộc
trạm y

tế xã

7.560

8.912

10.504

(Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam).
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, doanh nghiệp Dược Nhà nước còn rất
nhiều hạn chế. Cụ thể là:

6


+ Trình độ sản xuất trong nước cịn hạn chế. Những thuốc chun khoa,
thuốc biệt dược, thuốc địi hỏi trình độ cơng nghệ cao trong nước vẫn chưa sản xuất
«

được, phải nhập khẩu từ nước ngồi. Thuốc nội địa thì sản xuất từ 96% nguyên liệu
nhập ngoại. Đó là một trong những nguyên nhân khiến giá thuốc trên thị trường Việt
Nam biến động.
+ Thiếu vốn là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp Dược Nhà nước. Do
đó các doanh nghiệp này phải đi vay vốn để sản xuất kinh doanh. Hệ số nợ tăng cao
làm các doanh nghiệp này mất đi quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Các
doanh nghiệp này phải tính tốn cân nhắc trong các chiến lược sản xuất kinh doanh
vì nếu xảy ra thua lỗ thì khó có thể bù đắp nổi, doanh nghiệp đễ lâm vào tình trạng
phá sản.
Bảng 1.5 : Tỷ suất tự tài trợ và hệ sô nợ của một sô doanh nghiệp Dược
Nhà nước (1999-2000) [15],[20]

2000

1999
Tỷ suất tự tài
trợ (%)
Công ty Dược
liệu TWI

Hệ sô nợ (%)

Tỷ suất tự tài
trợ (%)

Hệ sơ nợ ( % )

13,50

86,50

13,77

86,23

47,10

53,90

47,83

52,17


37,41

62,59

44,15

55,85

Xí nghiệp
Dược phẩm
TWI
Cơng ty Dược
_ XTBy t
Bình Định

Qua bảng ta thấy tỷ suất tự tài trợ của xí nghiệp Dược phẩm TWI (1999-2000)
cao nhất trong 3 doanh nghiệp Dược trên, nhưng với một đồng vốn vay xí nghiệp chỉ
có khoảng 0,47 đồng vốn chủ sở hữu để đảm bảo, tỷ lệ này hơi thấp. Còn đối với
Công ty Dược liệu TWI với một đồng vốn vay chỉ có khoảng 0,13-0,14 đồng vốn
chủ sở hữu để đảm bảo.

7


+ Bên cạnh đó trình độ và năng lực quản lý của các doanh nghiệp Dược Nhà
nước còn rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp Dược Nhà nước còn rơi vào tình trạng
thiếu nguồn nhân lực dược, đặc biệt là các doanh nghiệp Dược địa phương.
Trước thực trạng đó Bộ Y tế đã triển khai chỉ đạo thực hiện chỉ thị số
01/2003/CT -TTG của Thủ tướng chính phủ để tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới,

phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Dược Nhà nước,
tiến tới xu thê thương mại toàn cầu.
1.3. Phương pháp luận về phân tích hoạt động kinh doanh.
1.3.1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là q trình nghiên cứu để đánh giá tồn bộ
q trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng
hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đề ra
các phương án và giải pháp nâng cao hoạt động của doanh nghiệp. Vậy “phân tích
hoạt động kinh doanh là q trình nhận thức cải tạo hoạt động kinh doanh
một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và quy luật kinh tế
khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn”.
1.3.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh nghiệp của
mình. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các
chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng đưa ra các quyết định
kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơng cụ quan trọng trong những chức năng
quản trị hiệu quả doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phịng ngừa rủi ro.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản
trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngồi khác
khi có mối quan hệ về nguồn lợi đối với doanh nghiệp. Vì vậy, thơng qua phân tích
họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư với doanh nghiệp.

8


1.3.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh.

Để trở thành cơng cụ quan trọng của q trình nhận thức hoạt động kinh
(,

doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân
tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau:
Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh
tê đã xây dựng.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến các chỉ tiêu và tìm
nguyên nhân gây nên các ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục các tổn tại yếu
kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
1.3.4. Các chỉ tiêu khảo sát.
Tiến hành đánh giá phân tích các chỉ tiêu sau:
1.3.4.1 Tổ chức bô máy và cơ cấu nhân lưc
Thể hiện cách bố trí sử dụng nguồn nhân lực, là một trong bốn nguồn lực
quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.4.2 Doanh số mua và cơ cấu nsuồn mua.
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời tìm ra được
dịng hàng “nóng” mang lại nhiều lợi nhuận.
1.3.4.3 Tình hình tiêu thu sản phẩm
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích nhận thức và đánh giá
một cách đúng đắn tồn diện khách quan tình hình bán hàng của doanh nghiệp. Qua
đó, thấy được những ảnh hưởng, những phương pháp bán hàng thích hợp nhằm đẩy
mạnh bán hàng tăng doanh thu.
1.3.4.4. Tình hình sản xuất
Phân tích các yếu tố liên quan sản xuất giúp cho công ty xác định chiến lược
sản xuất kinh doanh:
-


Đầu tư thiết bị, con người.

-

Mặt hàng sản xuất.

-

Doanh thu sản xuất.

9
\


/ .3.4.5. Tình hình sử dung phí lưu thơng
Xác định tỷ trọng của từng khoản mục phí so với tổng mức thu phí lưu thơng,
từ đó tìm ra biện pháp hạ thấp chi phí lưu thồng để nâng cao lợi nhuận.
1.3.4.6. Lơi nhuân và tỷ suất lơi nhuân.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tính bằng con số tuyệt
đối chưa đủ để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì vậy, khi phân tích cần phải xem xét cả mức biến động của tổng lợi nhuận
trong kỳ so với vốn sử dụng để sinh ra số lợi nhuận đó. Tỷ suất lợi nhuận được tính
như sau:
Tỷ suất lợi nhuận vốn cô định:

TSLNvcđ

Tổng LN

——
VCĐbq

=

X 100%(Côngthức1)

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

TSLNvlđ

=

Tổng LN
----------------VLĐbq

X

100%

(Công thức 2 )

X

100%

(Công thức3)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Lợi nhuận

TSLN dt

= -------- --------Doanh thu

Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc một đổng doanh thu trong
kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận
giữa các năm có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm tìm hiểu
biện pháp nâng cao chỉ tiêu này.
1.3.4.7. Phân tích vơrt.
Để đạt được hiệu quả tối đa, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình

10


độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là bộ phận rất quan
trọng, có ý nghĩa quyết định.
Kết cấu nguồn vốn:
Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được khả
năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc
những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn. Phương pháp
phân tích là xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn. Xác
định tỷ suất tài tự trợ để biết khả năng chủ động về mặt tài chính.
Cơng thức tính:
Nguồn vốn CSH

Tỷ suất tư
tài trơ

=


-------------------------Nguồn vốn nợ

x


100%

(

g

A\
}

Tình hình phân bổ vốn:
Phân tích tình hình phân bổ vốn nhằm xem xét tính chất hợp lý, bất hợp lý của
việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Sự thay đổi kết cấu các loại vốn có ảnh hưởng
gì đến q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tốc đô luân chuyển và sử duns vốn lưu đông:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bởi hai chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu 1: Số vòng luân chuyển vốn lưu động là số lần luân chuyển vốn lưu động
trong một kỳ.
Dt

c
VLĐbq
Trong đó:



c

: Số vịng luân chuyển vốn lưu động

Dx

: Doanh thu thuần

VLĐB : Số dư bình quân vốn lưu động.
q

11


Chỉ tiêu 2: Số ngày luân chuyển ( số ngày thực hiện một vịng ln chuyển vốn lưu động)

Cơng thức tính:
N

rp
1
= ----------

_ W
T
Tx VLĐB
q
= -----------------

c


(Cơng thức 6 )

Dt

Trong đó:
N: Số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn.
T: Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Chỉ tiêu 3: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này nói lên 1 đồng vốn lưu
động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức tính:
LN
H vlđ



X

100%

(Cơng thức 7)

VLĐ
Trong đó:

H vlđ

: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Các hê sơ'về khả năm thanh tốn:

Khả năng thanh toán hiện thời:
Tổng VLĐ
Khả năng thanh
toán hiện thời

=

— ----- ----------Nợ ngăn hạn

_ x
< »>


(Công Chức 8 )

Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh mối quan hệ giữa các loại tài sản
lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán.
VLĐ - Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh = --------------- —-------------------- (Lần) (Công thức 9)
Nợ ngắn hạn

12


1.3.4.8. Đánh giá hiêu quả sử duns tài sản cô đinh
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp, phản ánh năng lực
sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật2 của xí nghiệp. Do đặc thù của
ngành, tài sản cố định trong xí nghiệp chủ yếu là máy móc thiết bị sản xuất, nó có
đóng góp rất lớn vào việc tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản

xuất, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên
thị trường.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính bằng các chỉ tiêu sau:
Doanh thu
Hiệu quả sử dụng TSCĐ

=

— -------------------------Nguyên giá TSCĐ

LN
TSLNxscđ

=

(Công thức 10)

T

--------------TSCĐ

X

100%

(Công thức 11)

1.3.4.9. Nôv ngàn sách Nhà nước.
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu quả của
đầu tư Nhà nước vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp Nhà nước tổn

tại và hoạt động. Gồm các khoản:
-

Thuế.

-

Các khoản phải nộp khác: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí
cơng đồn.

1.3.4.10. Năng suất lao đơns bình qn cán bơ cơng nhân viên
Năng suất lao động bình qn thể hiện bằng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng
chia cho số cán bộ công nhân viên sản xuất trực tiếp.
Tổng sản lượng
NSLĐbq

=

------------------------Số CBCNV

13

(Công thức 12)


1.3.4.11. Lươne bình quân và thu nháp bình quân của cán bơ cơns nhân viên
Phân tích hoạt động của doanh nghiệp khơng phải tính đến lợi nhuận thu
«
,


được mà cần phải tính đến việc đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên thông qua
thu nhập của họ, thể hiện lợi ích đồng thời là sự gắn bó của người lao động với các
hoạt động của xí nghiệp, là động lực vật chất khuyến khích người lao động.
Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên.

Tổng quỹ lương
T;ê l T g b'U T â?
^
!lỈ
(lOOOđ/người/tháng)

=

----------------------------12 X Tổng CBCNV

(Công thức 13)

1.3.4.12 Chiến lươc canh tranh và vhát triển của xí nshiêp.
1.4. Sơ lược về qúa trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của xí
nghiệp Dược phẩm TW I.
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước trực
g

thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam, thuộc Bộ y tế. Lịch sử ra đời và phát
triển của xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I gắn liền với sự thành lập và phát triển
của ngành y tế Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Tiền thân của xí nghiệp là một
phịng bào chế nhỏ được thành lập năm 1945 tại chiến khu Việt Bắc với vài chục
nhân viên của ngành y tế Việt Nam. Trải qua chặng đường phát triển từ chiến khu
Việt Bắc trở về Hà Nội tiếp quản thêm một số cơ sở bào chế thuốc của Pháp từ một
phòng bào chế nhỏ đã xây dựng thành xí nghiệp Dược Phẩm. Do nhiệm vụ sản xuất

đa dạng, số lượng mạt hàng nhiều lên, nhằm đảm bảo tính chun mơn, xí nghiệp đã
tách thành 3 xí nghiệp sau:
Xí nghiệp Dược Phẩm I: Chuyên sản xuất thuốc tân dược.
Xí nghiệp Dược Hố: Sản xuất các hố chất làm thuốc, một số loại vật tư y tế.
Xí nghiệp Dược Phẩm III đóng tại Hải Phịng: Chun sản xuất thuốc đơng dược.
Sau năm 1975 xí nghiệp Dược Phẩm I đổi tên thành xí nghiệp Dược phẩm
TWI. Tên giao dịch là Phabarco, có trụ sở tại 160-Tơn Đức Thắng-Hà Nội.
Xí nghiệp Dược phẩm TWI có chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất thuốc
tân dược phục vụ nhu cầu chữa bệnh và đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân.

14


Lúc đầu thành lập sản xuất của xí nghiệp chủ yếu dựa vào kỹ thuật lạc hậu,
thiết bị loại nhỏ thủ cơng, nhưng đến nay xí nghiệp đã có cơng nghệ hồn thiện và
khơng ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm hiện đại dây chuyền sản xuất. Hiện
nay xí nghiệp đã có ba dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP- ASEAN, đó
là dây chuyền sản xuất kháng sinh tiêm bột, dây chuyền sản xuất viên
Ị3-lactam, dây chuyền sản suất viên non (3-lactam.
Được sự đồng ý của thủ tướng chính phủ cuối năm 2002 xí nghiệp đã khởi
công xây dựng nhà máy bào chế dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP WHO với hai phân
xưởng sản xuất dịch truyền và Cefalosporin tiêm.
Bên cạnh đó xí nghiệp khơng ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,
hiện nay xí nghiệp đã có 9 chi nhánh và tổng đại lý trong tồn quốc.
Qua q trình hoạt động trên 50 năm trải qua những chặng đường thăng trầm,
thay đổi theo đà phát triển của nền kinh tế xí nghiệp đã có những biến đổi lớn,
không ngừng vươn lên và khẳng định vị trí của mình trong ngành y tế Việt Nam .

15



PHẨN II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

cứu

2.1. Đối tượng
Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của XN DP TWI giai đoạn 1999 - 2003 .
Bảng cân đối kế toán của XN DPTW I (1999-2003).
Báo cáo tổng kết của XN DP TW I (1999-2003).
Báo cáo tình hình tài chính của XNDPTW I (1999-2003).
2.2 Nội dung nghiên cứu dự kiến
2.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực.
2.2.2. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua.
2.2.3. Tinh hình tiêu thụ sản phẩm.
2.2.4. Tinh hình sản xuất.
2.2.5. Tinh hình sử dụng phí lưu thơng.
2.2.6. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
2.2.7. Phân tích vốn.
2.2.8. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
2.2.9. Nộp ngân sách Nhà nước.
2.2.10. Năng suất lao động bình qn cán bộ cơng nhân viên.
2.2.11. Lương bình quân và thu nhập bình quân.
2.2.12. Chiến lược cạnh tranh và phát triển.
2.3. Các phương pháp và kỹ thuật phân tích hoạt động kinh doanh
Hồi cứu số liệu kết hợp với phỏng vấn ban giám đốc, trưởng các phịng ban,
quan sát hoạt động của xí nghiệp và sử dụng các phương pháp và kỹ thuật nghiên
cứu sau:
2.3.1 Phương pháp phân tích nhãn tơ.
Phương pháp phân tích nhân tố là phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích
các nhân tố tác động vào các chỉ tiêu ấy.

Phân tích nhân tố được chia thành phân tích nhân tố thuận và phân tích nhân
tố nghịch.
Phân tích nhân tố thuận là phân tích các chỉ tiêu tổng hợp sau đó phân tích
các chỉ tiêu hợp thành nó.

16


Phân tích nhân tố nghịch thì ngược lại, trước hết phân tích từng nhân tố của
chỉ tiêu tổng hợp, rồi trên cơ sở đó tiến hành phân tích tổng hợp.
Chỉ tiêu tổng hợp và nhân tố hợp thành có những mối quan hệ nhất định. Các
mối quan hệ được chia thành xác suất và xác định. Phân tích xác suất và xác định
cịn mang tính khơng gian tĩnh và thời gian động. Phân tích tĩnh là khơng xét đến
các vấn đề biến động. Phân tích động là khơng xét đến sự phụ thuộc vào thời gian,
nghĩa là xét biến động của các nhân tố theo thời gian.
2.3.2. Phương pháp phân tích chi tiết.
Chi tiết theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: các chỉ tiêu kinh tê thường
được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính
xác các yếu tơ cấu thành của các chỉ tiêu kinh tế phân tích.
Chi tiết theo thời gian: các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá
trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có
những nguyên nhân tác động khơng giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta
đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh, từ đó có các giải pháp hiệu lực
trong từng khoảng thời gian.
Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: kết quả hoạt động kinh doanh
do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc chi
tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, phạm vi và
địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém
của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.
2.3.3. Phương pháp cân đơi.

Trong q trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối
quan hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình
kinh doanh.
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác hoạch định và cả
trong cơng tác hạch tốn, để nghiên cứu các mối quan hệ cân đối về lượng của yếu
tố với lượng các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh và trên cơ sở đó có thể xác định
ảnh hưởng của các nhân tố.


2.3.4. Một sơ kỹ thuật phân tích hoạt động kinh doanh
> Kỹ thuật so sánh.
* Quá trình sử dụng kỹ thuật so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức:
+ So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ
tương quan giữa các chỉ tiêu cùng kỳ của các báo cáo kế tốn-tài chính, cịn được
gọi là phân tích theo chiều dọc (từng cột của báo cáo).
+ So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và
hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo kế tốn-tài chính (cùng hàng trên báo cáo,
cịn được gọi là phân tích theo chiều ngang).
+ So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu
riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ
với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ
3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng
nghiên cứu.
> Kỹ thuật tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu.
Đây cũng là kỹ thuật so sánh nhằm đánh giá sự tăng hay giảm của các chỉ tiêu:
Nhiy cơ sở: so sánh định gốc.
Lấy một chỉ tiêu nào đó của một năm làm gốc rồi so sánh với các chỉ tiêu đó
của các năm sau:
Ví dụ: so sánh chỉ tiêu nhập thuốc của các năm 1991,1992,1993 ... 1999 với
năm 1990 chọn là năm gốc, để đánh giá sự phát triển của cả một giai đoạn.

So sánh nhiv mắt xích
Lấy một chỉ tiêu thực hiện hay chỉ tiêu kế hoạch của năm sau so với chỉ tiêu
đó của năm liền kề trước đó để tìm hiểu tốc độ phát triển của từng năm.

18


PHẨN 3 . KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực
3.1.1. Tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I qua các thời kỳ đã
thay đổi rất nhiều nhằm đảm bảo tính tối ưu, linh hoạt và phù hợp với tình hình sản
xuất kinh doanh của xí nghiệp trong từng thời kỳ khác nhau.
Tổ chức bộ máy của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I được thể hiện qua hình 3.1

Hình 3.1: Tổ chức bộ máy của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I (1999-2003)

19


Nhân xét:
Tổ chức bộ máy của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I theo mơ hình trực
tuyến, có cơ cấu tườn đối phù hợp với yêu cầu quản lý của xí nghiệp.
Theo mơ hình này:
Giám đốc xí nghiệp là người chỉ huy cao nhất điều hành trực tiếp hai phó
giám đốc, trưởng các phòng chức năng và các quản đốc phân xưởng.
Phó giám đốc sản xuất thay mặt giám đốc điều hành công việc sản xuất và
quản lý công việc sản xuất ở các phân xưởng, các bộ phận có liên quan đến q
trình sản xuất.
Phó giám đốc kinh doanh thay mặt giám đốc điều hành công việc kinh doanh

và các bộ phận có liên quan đến q trình kinh doanh.
Trưởng các phòng chức năng và quản đốc phân xưởng điều hành cơng việc
trong phịng ban, phân xưởng theo phạm vi đã được phân cơng.
Giữa các phịng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau cùng nhau thực hiện
nhiệm vụ chung của tồn xí nghiệp .
3.1.2. Cơ cấu nhân lực
Có rất nhiều yếu tố tham gia vào sự thành cơng của một doanh nghiệp trong
đó có yếu tố con người là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Cơ cấu nhân lực của xí
nghiệp Dược phẩm Trung ương I (1999-2003) như sau:
Bảng 3.6 : Cơ cấu nhân lực của XNDPTW I giai đoạn (1999-2003)
\ CT
Tổng cộng

Cán bộ
trên đại
học

Cán bộ đại
học khác

DSĐH

DSTH

Trình độ
trung và sơ
cấp khác

Năm\


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1999

560

100


10

1,19

79

14,11

40

7,14

125

22,32

306

54,64

2000

562

100

11

1,96


85

15,12

44

7,83

125

22,24

297

52,85

2001

589

100

14

2,38

100

16,98


50

8,49

110

18,68

315

53,47

2002

550

100

14

2,55

109

19,82

53

9,64


100

18,18

274

49,81

2003

520

100

15

2,89

106

20,38

53

10,19

95

18,27


251

48,27

20


×