Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bước đầu khảo sát tổ chức hoạt động của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 59 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHƯƠNG BÍCH HẠNH
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT Tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
MỘT SỐ CÔNG TY Dược PHẨM n ư ớ c n g o à i
TẠI VIỆT NAM
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1999-2004)
Người hướng dẫn : Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình
Thạc sĩ Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý kinh tế dược
Thời gian thực hiện: 3-5/2004
H I y
MỂfo@cÃMƠ?l
Nhân dịp hoàn thành khoá luận, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình - Giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội
Thạc sĩ Đỗ Xuân Thắng - Giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội
Các thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý kinh tế dược
- Các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội
- Trưởng văn phòng đại diện các công ty dược phẩm nước ngoài tại
Việt Nam
- Các anh, chị trình dược viên của các công ty dược phẩm nước ngoài
Những người đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất và động viên em trong
suốt thời gian làm khoá luận.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2003
Sinh viên
Phương Bích Hạnh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần 1.TỔNG QUAN


1.1. Lý luận chung về tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
1.1.1. Cơ cấu tổ chức theo chức năng
1.1.2. Cơ cấu tổ chức theo khách hàng
1.1.3. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
1.1.4. Cơ cấu tổ chức theo địa dư
1.1.5. Cơ chế tổ chức hỗn hợp
1.2. Một số nét về tình hình sản xuất kinh doanh
1.3. Thực trạng doanh nghiệp dược phẩm trong nước
1.4. Vai trò các công ty dược phẩm nước ngoài với thị trường
Việt Nam
1.5. Một số quy định về hoạt động của văn phòng đại diện
CTDPNN tại Việt Nam
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu - BÀN LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN c ú u
1
3
4
5
6
7
8
9
12
14
16
18

18
19
19
20
20
1. Văn phòng đại diện cho hãng sản xuất nước ngoài tại 20
Việt Nam
1.1. Công ty Gedeon Richter 20
1.1.1. Giói thiệu công ty Gedeon Richter 20
1.1.2. Tổ chức hoạt động của công ty Gedeon Richter tại Việt Nam 21
1.1.3 Tổ chức hệ thống trình dược viên 22
1.1.4. Tổ chức hệ thống phân phối của công ty Gedeon Richter 24
1.2 Công ty dược phẩm Boehringer Ingelheim 26
1.2.1. Giới thiệu công ty Boehringer Ingelheim 26
1.2.2. Tổ chức hoạt động của công ty Boehringer Ingelheim tại 26
Việt Nam
1.2.3. Tổ chức hệ thống trình dược viên 28
1.2.4. Tổ chức hệ thống phân phối của công ty Boehringer Ingelheim 29
2. Công ty liên doanh Sanoíi Synthelabo Việt Nam 30
2.1. Giói thiệu công ty Sanoíi Synthelabo Việt Nam 30
2.2. Tổ chức hoạt động công ty Sanoíì Synthelabo Việt Nam 31
2.3. Tổ chức hệ thống trình dược viên 31
2.4. Tổ chức hệ thống phân phối của công ty Sanofi Synthelabo 35
Việt Nam
3. Văn phòng đại diện cho nhà phân phối 36
3.1. Giới thiệu công ty Hyphens 36
3.2. Tổ chức hoạt động công ty Hyphens tại Việt Nam 37
3.3. Tổ chức hệ thống trình dược viên 38
3.4. Tổ chức hệ thống phân phối của công ty Hyphens 38
n. BÀN LUẬN 39

1. Tổ chức hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam 39
1.1. Hệ thống quản lý 40
1.1.1. Trưởng đại diện 40
1.1.2. Bộ phận trợ lý 40
1.1.3. Bộ phận phụ trách kinh doanh 40
1.1.4. Bộ phận phụ trách sản phẩm 41
1.2. Bộ phận giói thiệu sản phẩm 41
1.2.1. Giám sát trình dược viên 41
1.2.2. Trình dược viên 42
1.3. Tổ chức hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam 42
2. Tổ chức hệ thống trình dược viên của các CTDPNN 43
tại Việt Nam
3. Tổ chức hệ thống phân phối của các CIDPNN tại Việt Nam 45
Phần 4. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 48
I. KẾT LUẬN 48
n. KIẾN NGHỊ 48
1. Đối vói cấp quản lý nhà nước 49
2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm 49
trong nước
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
CIDPNN Công ty dược phẩm nước ngoài
DNCP Doanh nghiệp cổ phần
DSB Doanh số bán
DNNN Doanh nghiệp nước ngoài
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GĐ Giám đốc
GR Gedeon Richter
NK Nhập khẩu
PGĐ Phó giám đốc

PTGĐ Phó tổng giám đốc
TDV Trình dược viên
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TGD Tổng giám đốc
TKTU Thần kinh trung ương
TƯ Trung ương
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTY Thuốc thiết yếu
XNDP Xí nghiệp dược phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và
thậm chí cả tính mạng con người. Ngành Dược cũng là ngành kinh tế, đặc biệt,
tính kinh doanh lợi nhuận phải được đặt sau mục đích phục vụ nhân dân. Bước
vào thời kỳ đổi mới, ngành dược cũng như các ngành kinh tế khác, thực hiện
sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, mang nhiệm vụ hết
sức nặng nề là cung ứng đủ thuốc phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ của nhân dân cả về số lượng và chủng loại với chất lượng cao.Các
doanh nghiệp dược Việt Nam khi chuyển từ thời kỳ bao cấp sang cơ chế thị
trường vẫn còn mang theo bộ máy quản lý cồng kềnh, trình độ quản lý thấp và
chưa kịp thời thích ứng. Dẫn đến tình trạng nhiều xí nghiệp dược phẩm khi
còn ở thời kỳ bao cấp luôn dẫn đầu toàn ngành nhưng khi chuyển sang cơ chế
thị trường thì lại hoạt động kém hiệu quả.
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của các công ty dược phẩm
nước ngoài trong cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đã góp phần không
nhỏ vào việc cung cấp thuốc cho thị trường thuốc Việt Nam. Thành công của
các CTDPNN hoạt động tại Việt Nam không chỉ bởi họ có bề dày Marketing,
chiến lược phát triển đúng đắn mà còn bởi một yếu tố quan trọng khác đó là:
họ có một bộ máy quản lý tốt, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, hoạt động có
hiệu quả cao. Các CTDPNN tham gia vào kinh doanh dược phẩm ở nước ta

ngoài các yếu tố tích cực là tăng nguồn cung cấp thuốc, đảm bảo đáp ứng đủ
nhu cầu về thuốc cho nhân dân, chất lượng thuốc được nâng cao cũng đổng
thời tạo nên sự phức tạp, mất trật tự, thậm chí hỗn loạn rất khó quản lý. Hệ
thống văn bản pháp quy của ngành lại chưa kịp hoàn chỉnh bổ sung cho phù
hợp với tình hình mới.
1
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Bước đầu
khảo sát cơ cấu tổ chức và hoạt động của một sô công ty dược phẩm nước
ngoài tại Việt Nam” với các mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của một số CTDPNN tại Việt Nam.
2. Tìm hiểu phương thức hoạt động của các công ty trên.
3. Đánh giá một số ưu điểm và hạn chế trong tổ chức hoạt động của các công
ty trên từ đó đề xuất một vài ý kiến cho các cấp quản lý nhà nước và các
doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong quá trình hoàn thiện mô hình bộ
máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
2
Phần 1.TỔNG QUAN
1.1. Lý luận chung về tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Trong bất kỳ một lĩnh vực nào, một ngành nào, việc tổ chức bộ máy
quản lý là hết sức quan trọng và có tính quyết định nhằm giải quyết các vấn đề
cụ thể hàng ngày, đồng thòi giải quyết các vấn đề lớn, lâu dài, có tầm chiến
lược của doanh nghiệp. Tổ chức là chức năng thứ hai của quá trình quản lý
nhằm tạo lập khuôn khổ ổn định về mặt cơ cấu nhân sự cho việc thực hiện
chiến lược đề ra của doanh nghiệp. Đây là phần việc không dễ mà cũng không
quá khó vì là công việc cơ bản, mang tính ổn định tương đối cao. Không dễ vì
phải nắm chắc thành phần nhân sự, phải biết phối hợp những chức năng
chuyên môn khác nhau trong tổ chức và phải đảm bảo chức năng của tổ chức
là thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và mỗi bộ phận sao cho
các cá nhân, bộ phận đó có thể phối hợp vói nhau một cách tốt nhất để thực
hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp [8].

Chức năng của tổ chức chính là phải hình thành một cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận, đơn vị và cá nhân khác nhau, có
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, có quyền hạn và
trách nhiệm nhất định được bố trí theo các cấp và các khâu khác nhau,
nhưng cùng nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và cùng hướng
vào đích chung.
Trong quản lý, dựa vào đặc điểm, chức năng, phạm vi của tổ chức có
thể xác định cơ cấu tổ chức theo các kiểu mô hình khác nhau như cơ cấu trực
tuyến, tham mưu, chức năng, trực tuyến- chức năng, trực tuyến- tham mưu-
chức năng, cơ cấu theo sản phẩm/ khách hàng/ địa dư, cơ cấu hỗn hợp .Trong
đó, cơ cấu theo sản phẩm/ khách hàng/ địa dư và cơ cấu hỗn hợp là hay được
áp dụng hơn cả [9].
3
1.1.1. Cơ câu tổ chức theo chức năng
Trong mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng những nhiệm vụ quản lý
được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình
thành nên những người đứng đầu các phân hệ được chuyên môn hoá chỉ đảm
nhận thực hiện những chức năng nhất định. Mối liên hệ giữa các nhân viên
trong hệ thống rất phức tạp, những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới nhận
mệnh lệnh chẳng những từ người lãnh đạo cao nhất của hệ thống, mà cả từ
những người lãnh đạo các chức năng khác nhau.
Hình 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng
a) ưu điểm
- Cơ cấu phân chia các nhiệm vụ được rõ ràng thích hợp với từng lĩnh vực cá
nhân được đào tạo.
- Các cá nhân trong một ban có thể dễ dàng được đào tạo trên nền kiến thức,
sự đào tạo và kinh nghiệm của người khác. Đối đầu vói các vấn đề quen thuộc
và có sự đào tạo tương tự cho việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật tương tự.
4
- Cơ cấu cung cấp một nền đào tạo tốt cho các nhà phụ trách mới chuyển dịch

từ cái đã được học vào thực tiễn hành động của tổ chức.
- Với cơ cấu này công việc dễ giải thích. Phần lớn các nhân viên có thể hiểu
vai trò của từng đơn vị, mặc dù nhiều người có thể không biết các cá nhân
trong mỗi chức năng gì.
b) Nhược điểm
- Cơ cấu có thể thúc đẩy sự đào tạo hẹp cho các cá nhân và dẫn tói các công
việc nhàm chán và đom tuyến.
- Liên lạc qua các lĩnh vực khó khăn, thồng tin phức tạp.
- Những người quản lý đứng đầu thường bị quá tải.
- Các nhân viên có thể chỉ nhìn lên hệ thống cấp bậc tổ chức để xác định
hướng đi và nhận mệnh lệnh hơn là tập trung vào chất lượng sản phẩm dịch vụ.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức theo khách hàng
Hình 1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức theo khách hàng
a) Ưu điểm
- Tạo ra sự hiểu biết khách hàng tốt hơn và tạo cho khách hàng cảm giác tin
tưởng vào nhà cung ứng. Các khách hàng sẽ được giành vị trí nổi bật để xem
xét khi soạn thảo các quyết định liên quan.
5
- Trong việc định hướng các nỗ lực phân phối, mô hình cơ cấu tổ chức theo
khách hàng tạo ra hiệu quả và năng suất cao hơn các mô hình khác.
b) Nhược điểm
Giữa các bộ phận phụ trách các nhóm khách hàng khác nhau có thể xảy ra sự
cạnh tranh dẫn đến đến thiệt hại cho chính tổ chức. Ngoài ra, mô hình này đôi
khi chỉ thích hợp cho việc thực hiện các hoạt động Marketing. Trong một số
trường hợp các nhóm khách hàng không luôn phân chia một cách rõ ràng, có
thể ở những mặt hàng này họ là người mua buôn nhưng ở những mặt hàng
khác họ lại chỉ mua lẻ, số lượng ít.
Các nhược điểm của mô hình sẽ được khắc phục một cách đáng kể nếu
mô hình tổ chức theo khách hàng được sử dụng để bổ trợ cho các mô hình
khác chứ không dùng như một mô hình tổ chức chính.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Việc hợp nhóm các hoạt động và đội ngũ nhân sự theo sản phẩm hoặc
tuyến sản phẩm đã từ lâu có vai trò ngày càng gia tăng trong các tổ chức quy
mô lớn với nhiều dây truyền công nghệ.
Hình 1.3. Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
6
a) ưu điểm
- Trong mô hình, việc quy trách nhiệm đối với các mục tiêu cuối cùng
tương đối dễ dàng và việc phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng
cho mục tiêu cuối cùng có hiệu quả hơn.
- Mô hình cũng tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý chung phát triển
năng lực quản lý và quan tâm hơn đến các đề xuất, sáng kiến đổi mới công
nghệ.
- Do phân chia theo nhóm sản phẩm nên các khách hàng của từng nhóm
cũng được quan tâm hơn và được hưởng nhiều quyền lợi hơn.
b) Nhược điểm
- Cũng giống như mô hình cơ cấu tổ chức theo khách hàng, trong mô hình
cơ cấu tổ chức theo cũng xảy ra sự cạnh tranh giữa các tuyến sản phẩm và có
thể dẫn đến thiệt hại cho chính tổ chức.
- Để mô hình có thể vận hành tốt cần nhiều người có năng lực quản lý chung
đứng đầu các tuyến sản phẩm và cũng chính điều này làm cho việc thực hiện
các dịch vụ hỗ trợ tập chung trở nên khó khăn và làm nảy sinh khó khăn đối
với việc kiểm soát của cấp quản lý cao nhất.
1.1.4. Cơ câu tổ chức theo địa dư
Mô hình này phổ biến ở các tổ chức hoạt động trên phạm vi địa lý
rộng. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này khi cần tiến hành các
hoạt động giống nhau ở các khu vực địa lý khác nhau.
a) Ưu điểm
- Mô hình giúp cho tổ chức chú ý được đến nhu cầu thị trường và những vấn
đề địa phương, có được thông tin thị trường tốt hơn, tận dụng được các nguồn

lực và hoạt động tại địa phương.
- Mô hình giúp cho hoạt động của các bộ phận chức năng được phối hợp và
được hướng vào thị trường cụ thể, làm tăng hiệu quả của các hoạt động này.
7
- Các cán bộ phụ trách các vùng sẽ có điều kiện tốt để được đào tạo và thực
hành quản lý.
Hình 1.4. Mô hình cơ cấu tổ chức theo địa dư
b) Nhược điểm
- Việc duy trì các hoạt động của tổ chức một cách nhất quán trên nhiều vùng
sẽ khó khăn và tốn kém vì tiềm năng giữa các vùng là khác nhau.
- Mô hình cũng đòi hỏi phải có nhiều cán bộ quản lý.
- Việc kiểm tra,kiểm soát hoạt động ở các vùng là khó khăn và không thể
thường xuyên.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức hỗn hợp
Thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng một hỗn hợp các hình thức cơ
cấu. Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là sự kết hợp nhiều mô hình cho phép
tổ chức lọi dụng được các ưu thế của mô hình tổ chức chính đồng thời ít ra
cũng giảm được ảnh hưởng của các nhược điểm của nó. Ngoài ra, mô hình này
còn giúp xử lý các tình huống hết sức phức tạp diễn ra trên thực tế. Tuy nhiên,
nhược điểm của phương pháp này là cơ cấu tổ chức phức tạp, có thể dãn đến
việc hình thành các bộ phận, phân hệ quá nhỏ và có thể làm tăng thêm nhược
điểm của mỗi loại mô hình hơn là ưu điểm.
8
Hình 1.5. Mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp
1.2. Một số nét về tình hình sản xuất kinh doanh dược phẩm thê giới.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ngành công nghiệp dược phẩm trên thế
giới cũng không ngừng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, ở các nước
phát triển giá trị sản lượng dược phẩm chiếm một tỉ trọng khá cao trong tổng
giá trị sản lượng công nghiệp. Danh mục thuốc trên thế giới cũng tăng lên
nhanh chóng, ở Mỹ hiện có khoảng hơn 300.000 loại thuốc[7]. Nghiên cứu để

tìm ra thuốc mới cũng được nhiều nước quan tâm bởi lẽ, thuốc là một loại
hàng hoá đặc biệt, sức tiêu thụ của nó phụ thuộc vào một trong các yếu tố
chính là mô hình bệnh tật. Mô hình bệnh tật cũng thay đổi theo mức sống, lối
sống, không gian và cả thòi gian. Ngoài ra, cũng vói những bệnh đó, những
tiến bộ trong công tác điều trị đòi hỏi những loại thuốc mới hiệu lực hơn, ít tác
dụng phụ hơn. Hàng năm, thế giới đã chi hàng tỉ USD cho hoạt động nghiên
cứu phát triển thuốc mới (R&D). Kinh phí nghiên cứu và phát triển chiếm từ
15% đến 20% doanh số ở một hãng sản xuất.Theo kết luận của một nghiên
cứu thuốc ở Boston (Mỹ), chi phí trung bình để triển khai một thuốc mới đã
tăng lên gấp đôi trong thập kỷ qua, tới 802 triệu USD, mà việc tăng chi phí
chủ yếu là để thử lâm sàng [3]
9
về kinh doanh, trong năm qua, doanh số bán thuốc toàn cầu đã tăng
8%, từ 400,6 tỷ USD lên 466.3 tỷ USD tính từ 11/2003 đến l/2004.Trong
đó thị trường Bắc Mỹ bao gồm Mỹ và Canada là thị trường dẫn đầu chiếm
51% doanh số bán toàn cầu với mức tăng trưởng cao nhất (12%). Nhóm
thuốc chính mang lại doanh số bán và mức tăng trưởng cao cho thị trường
Bắc Mỹ là nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương.Với tỷ lệ tăng
trưởng là 17%. Con số đó cũng cho thấy sự vững mạnh của nền sản xuất
kinh doanh dược phẩm của Mỹ vì trước đây khi còn là một thị trường đơn
quốc gia, Mỹ vẫn luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng 10 thị trường có
doanh số bán cao nhất toàn cầu. Số liệu cũng cho thấy sự chênh lệch giữa
các khu vực trên thế giới: khu vực châu Á, châu Phi và châu úc tuy tỉ lệ
tăng trưởng rất cao (12%) nhưng doanh số bán lại rất thấp, vì vậy, đây là
những thị trường đang phát triển và rất cần sự đầu tư của các thị trường
khác đã lớn mạnh và ổn định. Ngược lại, thị trường Nhật Bản với doanh số
rất cao lại có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất (3%) do có kinh tế ổn định và dân
số không tăng [18], [19].
Bảng 1.1. Doanh số bán thuốc toàn cầu theo khu vực năm 2003
Khu vực

DSB
(tỷ USD)
% DSB
toàn cầu
Tốc độ
tăng trưởng
Bắc Mỹ
229,5 49%
+11%
Cộng đồng chung Châu Âu (EU)
115,4 25% +8%
Châu Âu
14,3 3%
+14%
Nhât Bản
52,4 11%
+3%
Châu Á, Châu Phi và Châu úc
37,3 8%
+12%
Châu Mỹ La tinh
17,4 4%
+6%
Tổng số
466,3 100% +9%
Nguồn IMS world review2004-IMS Health
Doanh số bán thuốc toàn cầu tăng cao nhưng chỉ tập trung chủ yếu
vào một số nhóm thuốc chính như tim mạch, thuốc tác dụng lên thần kinh
10
trung ương, thuốc chống đái tháo đường, thuốc hạ lipid máu là những

thuốc để điều trị các bệnh phổ biến ở các nước phát triển nơi mức sống của
người dân cao. Việc dẫn đầu của nhóm thuốc hạ Cholesterol & Triglycerid
máu đã được dự báo trước trong năm 2002, thay thế vị trí dẫn đầu của nhóm
thuốc chống loét trong 5 năm liên tục. Nhóm thuốc ung thư xuất hiện trong
bảng xếp hạng với vị trí thứ hai cho thấy sự thành công của nhóm thuốc này
trong việc điều trị và sự gia tăng về bệnh ung thư trên thế giới.
Nhóm thuốc tạo máu (erythropietins) và nhóm thuốc thần kinh (CNS)
có mức tăng trưởng cao nhất với doanh số bán chiếm 14% doanh số bán
toàn cầu. Thuốc bán chạy nhất trong năm qua là sản phẩm Lipitor của hãng
Pfizer trị giá 10,3 tỷ $ với tỷ lệ tăng trưởng 14%. Nexium có tỷ lệ tăng
trưởng cao nhất 62%
Bảng 1.2.10 nhóm thuốc dẫn đầu về doanh sô bán trên thế giói năm 2003
TT
Nhóm thuốc
DSB 2003
(tỷ USD)
%DSB
toàn cầu
%tăng
trưởng
1
Hạ cholesterol & triglycerid 26,1
6% +14%
2 Chống ung thư
24,3
5
+9
3
Chống trầm cảm
19,5 4

+10
4 Chống viêm non-steroid
12,4
3
+6
5
Chống loạn tâm thần
12,2 3
+20
6 Kháng Calci
10,8 2 +2
7
SP Erthropoietin
10,1 2
+16
8
Chống động kinh
9,4 2 +22
9
Chống đái tháo đường
9,0 2
+10
10
Cephlosporin &SP_phối hợp
8,3 2 +3
Tổng
142,0 30%
+11%
Nguồn: IMS world review2004-IMS Health
11

Bảng 1.3.10 sản phẩm dẫn đầu về doanh số bán năm 2003
Vị
tri
Biệt dược DSB 2003
(tỷ USD)
%DSB
toàn cầu
%tăng
trưởng
1 Lipitor
10,3 2%
+ 14%
2 Zocor
6,1
1
-4
3
Zyprexa 4,8 1
+13
4
Novarc 4,5 1 +7
5
Erypo 4,0 1
+13
6
Ogastro/Prevacid
4,0
1
0
7 Nexium

3,8 1
+62
8 Plavix
3,7 1
1
+40
9
Seretide
3,7 1 +40
10
Zoloft 3,4 1 +11
Tổng 48,3
10% +14%
Nguồn: IMS world review2004-ỈMS
Năm 2003 lần nữa khẳng định sự thành công của xu hướng liên minh
sát nhập giữa các hãng dược phẩm: Pfizer, Glaxo Smithkline và Novartis đều
đứng trong top 5 hãng dược phẩm đứng đầu thế giói về doanh số, thị phần và
lợi nhuận. Sự liên kết giữa các hãng dược phẩm còn giúp cho các hãng có điều
kiện để thực hiện các kế hoạch nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới.
Sau khi thành lập, hãng Novartis (sát nhập giữa Ciba-Geigy và Sandoz) đã có
dự định đưa ra 17 biệt dược và có vị trí dãn đầu trong lĩnh vực miễn dịch học,
ung thư học, nội tiết học và bệnh ngoài da [7].
1.3. Thực trạng các doanh nghiệp Dược phẩm trong nước
Cho đến cuối những năm 80, ngành Dược Việt Nam có hàng trăm công
ty, xí nghiệp TƯ, tỉnh và hơn 500 công ty dược cấp huyện. Thực hiện nghị
định 388/HĐBT, ngành dược đã từng bước sắp xếp lại mạng lưới các doanh
nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả. Từ chỗ hơn 600 doanh nghiệp đến nay chỉ
còn 20 doanh nghiệp TƯ, hơn 100 doanh nghiệp địa phương, chuyên sản
xuất kinh doanh về dược [14]. Các xí nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước
12

đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ đồng bộ, hiện đại, cải tạo xây dựng lại
cơ sở sản xuất, thực hiện tiêu chuẩn GMP của khối Asean. Tính đến
31/12/2003, đã có 41 xí nghiệp, cơ sở sản xuất được Cục Quản lý Dược cấp
chứng chỉ đạt tiêu chuẩn GMP của khối Asean.
Về năng lực sản xuất, cho đến tháng 12/2003, có 5875 thuốc được cấp
số đăng ký sản xuất trong nước với tổng số hoạt chất đưa vào sản xuất lên tói
398. So với năm 2002, sản xuất dược phẩm tăng 20,67%, nộp ngân sách tăng
17,85%. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 39,74% giá trị sản lượng tiêu dùng
(năm 2002 là 38,10%).
Bảng 1.4. Giá trị tổng sản lượng thuốc của Việt nam từ năm 1998-2003
Năm Giá trị tổng sản lượng
Doanh số(tỷ VNĐ)
ss định gốc(%)
ss liên hoàn(%)
1998 1485,17 100,0 100,0
1999
1727,50
116,32 116,32
2000 2314,81 155,86 135,56
2001
2657,415 178,93 114,80
2002 3144,158 211,70
118,32
2003
3424,357
230,57
108,91
Nguồn Cục Quản lý Dược Việt Nam
Giá trị xuất khẩu cũng tăng 5,31%, cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển
đổi tích cực theo hướng tăng giá trị thuốc thành phẩm tân dược và đông dược.

Điều đó cho thấy các doanh nghiệp dược trong nước đã quan tâm hơn đến thị
trường nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm thị trường, đặc
biệt thị trường các nước SNG, châu Phi. Tuy nhiên, quy mô của các doanh
nghiệp dược phẩm Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức vừa và nhỏ, sản xuất còn
mang tính tự phát, nhiều cơ sở sản xuất cũ và cải tạo nên thiếu tính đồng bộ và
hiện đại. Các thuốc sản xuất chủ yếu là các thuốc generic,nguyên liệu sản xuất
thuốc lại chủ yếu là nhập khẩu, chất lượng thuốc chưa cao do đó khả năng
13
cạnh tranh còn hạn chế. Hơn thế nữa, nhiều đơn vị cùng nhập khẩu, sản xuất
một mặt hàng dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh về giá cả, trên thị
trường thuốc phát sinh những cạnh tranh giữa thuốc nhập khẩu và thuốc sản
xuất trong nước, giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước với nhau [5].
Mạng lưới cung ứng phân phối thuốc không ngừng được mở rộng và
nâng cao chất lượng. Đến cuối năm 2003, đã có 11 cơ sở được cấp giấy chứng
nhận thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) so với 8 cơ sở năm 2002. Tuy nhiên,
hệ thống các công ty nhà thuốc chủ yếu tập trung ở thành phố, khu vực đông
dân cư (Hà Nội có 179 DNTN,1643 nhà thuốc; TPHCM có 211 DNTN, 2934
nhà thuốc; trong khi đó, Bắc Kạn chỉ có 1 DNCP và 6 nhà thuốc). Tiền thuốc
bình quân /người/năm giữa các tỉnh cũng chênh lệch nhau rất nhiều, trái với
tiêu chí của phân phối thuốc là công bằng, hưởng thụ đồng đều thuốc chữa
bệnh. Công nghệ phân phối cũng còn nhiều bất cập, hệ thống cung ứng thuốc
còn qua nhiều tầng nấc trung gian, lạc hậu [14].
1.4. Vai trò của các CTDPNN với thị trường thuốc Việt Nam
Sự mở rộng quan hệ hợp tác thương mại quốc tế cùng với việc ban hành
nhiều chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các công ty nước ngoài vào
hoạt động tại Việt Nam. Thêm vào đó sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong
những năm qua là điều kiện để Việt Nam thu hút ngày càng nhiều các
CTDPNN vào đầu tư và kinh doanh thuốc. Số lượng các DNDNN vào Việt
Nam không ngừng tăng lên từ năm 1991 cho đến nay, tính đến 03/2003 đã có
241 CTDPNN hoạt động tại Việt Nam, tăng gấp 4 lần so với năm 1991 [5].

Mặc dù sản xuất thuốc trong nước có nhiều tiến bộ nhưng thuốc nước
ngoài vẫn chiếm hơn 60% giá trị sử dụng hằng năm. Sự có mặt của các
CTDPNN làm tăng nguồn cung cấp thuốc, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu về
thuốc cho nhân dân, chất lượng chủng loại thuốc không ngừng được nâng
cao.Trong danh mục thuốc thiết yếu mói nhất của Việt Nam ban hành ngày
14
28/7/1999, thuốc nước ngoài giữ một vị trí quan trọng trong việc đảm bảo đủ
cơ số TTY với 118 hoạt chất (chiếm 43%so với tổng số hoạt chất TTY), chủ
yếu là thuốc chuyên khoa sâu: thuốc tim mạch, thuốc chống ung thư và suy
giảm miễn dịch, thuốc gây mê nhưng chỉ có 57 hoạt chất được CTDPNN
chính thức đăng ký nhập khẩu với 358 SDK, số còn lại được nhập khẩu qua
đường không chính thức hoặc bằng con đường viện trợ [11].
Ngoài hình thức hoạt động là bán hàng tại Việt Nam, các CTDPNN còn
tham gia vào đầu tư sản xuất. Hiện có 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
trong đó có 10 dự án liên doanh. Giá trị sản lượng của các công ty liên doanh
tăng trưởng đều đặn, năm 2002, sản lượng của 9 liên doanh chiếm 14,70%
tổng giá trị sản lượng và đạt 22,52% doanh thu của toàn ngành dược [5].
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hoàn thành việc xây dựng cơ
sở hạ tầng và đi vào sản xuất đóng góp một phần đáng kể vào năng lực sản
xuất dược phẩm Việt Nam, làm phong phú thêm danh mục thuốc nội địa và
chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam [4]. Ưu điểm của các
thuốc sản xuất tại Việt Nam là chất lượng cao tương đương thuốc nhập ngoại,
giá cao hơn các mặt hàng đồng loại của các xí nghiệp nội địa khác, nhưng vẫn
thấp hơn giá hàng nhập, số lượng và chủng loại các thuốc lớn vừa đáp ứng nhu
cầu nội địa, vừa xuất khẩu để giảm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng từ
đó đem lại doanh số và lợi nhuận ngày càng cao cho các công ty. Sự nhạy bén
của các CTDPNN với thị trường và mô hình bệnh tật của Việt Nam giúp cho
các công ty này đưa vào thị trường nước ta nhiều thuốc mới với các chiến lược
sản phẩm và cách thức xâm nhập thị trường hiệu quả [13].
Về chất lượng thuốc, trong số hơn 200 CTDPNN đang hoạt động tại

Việt Nam chỉ có rất ít công ty vi phạm quy chế chất lượng và việc coi chất
lượng là chỉ tiêu hàng đầu của sản phẩm giúp các công ty duy trì được hình
ảnh về sản phẩm chất lượng cao, tạo được uy tín với bác sỹ và người bệnh
[11].
15
1.5. Một sô quy định về hoạt động của văn phòng đại diện công ty dược
phẩm nước ngoài ở Việt Nam
Luật thương mại đã được Quốc hội nước CHXHCH Việt nam khóa IX
kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 đã nêu rõ hình thức hoạt động, chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng đại diện [4].
+ Thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt
nam được phép đặt văn phòng đại diện , chi nhánh tại Việt nam.
+ Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt nam là đơn vị phụ
thuộc của thương nhân nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt nam để
xúc tiến thương mại. Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp
luật Việt nam về hoạt động của văn phòng đại diện
+ Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân
nước ngoài tại Việt nam phải phù hợp với pháp luật Việt nam và nội dung hoạt
động của thương nhân nước ngoài
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt nam có một số
quyền sau:
- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép
- Thuê trụ sở , nhà ở, thuê mua các phương tiện vật dụng cần thiết cho hoạt
động của văn phòng đại diện
- Tuyển dụng lao động là người Việt nam, người nước ngoài để làm việc tại
văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt nam
- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện và
phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt nam
Văn phòng đại diện có các nghĩa vụ sau :
+ Tuân thủ pháp luật Việt nam

+ Không được mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại
16
+ Không được ký kết hợp đồng thương mại trừ trường hợp có giấy uỷ quyền
hợp pháp của thương nhân nước ngoài
+ Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt nam
+ Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt
nam.
Tại điều 12 thông tư số 17/2001/BYT-TT ngày 01/08/2001 hướng dẫn
DNNN đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam có
quy định quyền của các DNNN như sau [6]:
+ Đứng tên là nhà đăng ký nước ngoài khi đăng ký thuốc, nguyên liệu thuốc
của các nhà sản xuất với Bộ Y tế Việt Nam.
+ Cung cấp thuốc, nguyên liệu thuốc vào Việt Nam dưới hình thức ký kết hợp
đồng xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu thuốc của Việt Nam.
+ Mở hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi thông tin
và quảng cáo thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
Về trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về
thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, điều 13 quy định doanh nghiệp
phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Cục Quản lý dược Việt Nam, không được cung
cấp vào Việt Nam các thuốc không được phép lưu hành tại Việt Nam, thuốc
giả, thuốc không đạt chất lượng, không được phân phối trực tiếp tại Việt Nam
dưới bất kỳ hình thức nào. Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn trước cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng về chất lượng thuốc
đã cung cấp vào Việt Nam, bồi thường cho người tiêu dùng và các đối tác Việt
Nam trong các trường hợp thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp cung cấp thuốc
gây ra theo quy định của pháp luật. Hàng năm, doanh nghiệp phải có trách
nhiệm báo cáo với Bộ Y tế Việt Nam về hoạt động buôn bán thuốc với
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tính đến 31/12/2003 đã có 246 công ty nước ngoài có giấy phép kinh
doanh thuốc tại Việt Nam [5]. Để góp phần đánh giá hoạt động của các công
ty này chúng tôi đã tiến hành khảo sát cơ cấu tổ chức của một số CTDPNN.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu có mục đích hay
chọn mẫu không xác suất [1] với tiêu chí lựa chọn như sau:
+ Loại hình hoạt động:
- Văn phòng đại diện cho hãng sản xuất nước ngoài tại Việt Nam.
- Văn phòng đại diện cho nhà phân phối quốc tế tại Việt Nam.
- Công ty liên doanh sản xuất với Việt Nam.
+ Các công ty có thời gian hoạt động ở Việt Nam từ 5 năm trở lên, hoạt động
kinh doanh có lãi.
+ Các công ty có trụ sở văn phòng đại diện tại Hà Nội.
+ Có khả năng thu thập số liệu.
Trên cơ sở đó, mẫu được chọn là:
- Công ty Gedeon Richter (hãng sản xuất)
- Công ty Boehringer Ingelheim (hãng sản xuất)
- Công ty Sanoíi Synthelabo Việt Nam (công ty liên doanh sản xuất)
- Công ty Hyphens (nhà phân phối)
Thòi gian tiến hành khảo sát từ 15/01/2004 đến 31/04/2004
18
2.2. Phương pháp nghiên cứu
• Phỏng vấn trực tiếp:
- Các trưởng văn phòng đại diện miền Bắc
- Các trình dược viên đang làm việc tại các công ty trên
(Nội dung phỏng vấn xem phụ lục 1)
• Tra cứu tài liệu: Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của các
CTDPNN tại Việt Nam.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
+ Khái quát hoá các số liệu thu được dưới dạng sơ đồ
+ Phân tích so sánh các số liệu thu được với các mô hình quản trị kinh điển, đối

chiếu với các văn bản pháp lý liên quan.
+ Kết quả nghiên cứu được trình bày: Microsoít Word 98 for Window.
19

×