Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khảo sát tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2000 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 72 trang )

B ộ YTÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
PHẠM THỊ HƯONG LÝ
KHẢO SÁT TIẾN TRÌNH c ổ PHẦN h ó a
DOANH NGHIỆP Dược NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2000 - 2003
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược ÃĨ KHÓA 1999 - 2004)
Giáo viên hướng dẫn :
PGS, TS Lê Viết Hùng
ThS Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Thời gian thực hiện: Tháng 3 - 5/2004
- Hà Nội, 5/2004 -
N
2 ti . ì
LÒI CẢM ON
Nhãn dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
PGSyTS. Lê Viết Hùng - Phó hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà nội
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
ThS. Đỗ Xuân Thắng - Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược nhiệt
tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Các thầy cô, cán bộ bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược và các thầy cô, cán bộ
tại các bộ môn, phòng ban trường Đại học Dược Hà nội đã dạy dỗ và tạo điều
kiện thuận lọi cho tôi trong thcd gian học tập tại trường.
DS. Cao Hưng Thái, chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế.
DS. Từ Việt Lan, chuyên viên Cục quản lý Dược - Bộ Y tế.
Tất cả các cá nhân, tập thể của các công ty Dược phẩm đã giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận.


Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2004
Sinh viên
^f)hatn grhi ^ỉfnt’otuf Jhị
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA
TỔ chức mậu dịch tự do Đông Nam Á
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CĐSH
Chuyển đổi sở hữu
CPH
Cổ phần hóa
CTCP
Công ty cổ phần
CTCPDP
Công ty cổ phần Dược phẩm
CTDPTW
Công ty Dược phẩm Trung ương
CTDLTW
Công ty Dược liệu Trung ương
CTPTKNDTW
Công ty phát triển kỹ nghệ Dược Trung ương
DN
Doanh nghiệp
DT
Doanh thu
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước

DNDNN
Doanh nghiệp Dược Nhà nước
DNDNNTW
Doanh nghiệp Dược Nhà nước Trung ương
DNDNNĐP
Doanh nghiệp Dược Nhà nước địa phương
HP
Thành phố Hải phòng
KH
Kế hoạch
SSĐG
So sánh định gốc
TH
Thực hiện
TTCK
Thị trường chứng khoán
TSLN
Tỷ suất lợi nhuận
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
XNDPTYV
Xí nghiệp dược phẩm Trung ương
XNK
Xuất nhập khẩu
MỤC LỤC
9

9
Trang
ĐẶT VÂN Đ Ể 1

Phần I: TỔNG QUAN
3
l.í. Khái niệm và phân loại DNNN và DNDNN 3
1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước 3
1.1.2. Doanh nghiệp Dược Nhà nước 4
1.2. Vài nét về hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước 5
1.2.1. Các giai đoạn đổi mới, sắp xếp lại DNNN từ 1990 tới nay

5
1.2.2. Hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước
5
1.2.3. Những yếu kém chủ yếu của Doanh nghiệp Nhà nước

6
1.3. Vài nét về ngành Dược Việt Nam 9
1.3.1. Thực trạng Doanh nghiệp Dược Việt Nam 9
1.3.2. Những tồn tại và thách thức của ngành Dược Việt Nam

12
1.4. Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước 13
1.4.1. Sự cần thiết của cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
13
1.4.2. Tiến trình cổ phần hóa DNNN ở một số nước 14
1.4.3. Mục tiêu của tiến trình cổ phần hóa ở nước ta 16
1.5. Công ty cổ phần 17
1.5.1. Công ty cổ phần và một số khái niệm 17
1.5.2. Uu điểm của công ty cổ phần 18
1.5.3. Nhược điểm của công ty cổ phần 19
1.6. Thị trường chứng khoán 19
1.6.1. Khái niệm và điều kiện niêm yết trên TTCK 19

1.6.2. Thị trường chứng khoán gắn liền với công ty cổ phần

20
Phần II: ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN cứ u

21
2.1. Nội dung nghiên cứu 21
2.2. Đối tượng nghiên cứu
21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.4. Xử lý số liệu 21
Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu BÀN LUẬN

22
3.1. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

22
3.1.1. Chỉ tiêu về số DNNN chuyển thành CTCP

.
22
3.1.2. Chỉ tiêu về số DNNN thực hiện CPH so vói kế hoạch

25
3.1.3. Chỉ tiêu về qui mô vốn của DNNN khi cổ phần hóa

27
3.1.4. Chỉ tiêu về kế hoạch cổ phần hóa DNNN đến 2005

29

3.2. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Dược Nhà nước

31
3.2.1. Chỉ tiêu về số DNDNN chuyển thành CTCP 31
3.2.2. Chỉ tiêu về số DNDNN thực hiện CPH phân theo vùng

33
3.2.3. Chỉ tiêu về số DNDNN thực hiện CPH so với kế hoạch

34
3.2.4. Chỉ tiêu về qui mô vốn của các DNDNN khi thực hiện CPH 38
3.2.5. Chỉ tiẽu về tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại các DN Dược sau khi
thực hiện kế hoạch CPH (2005) 4 0
3.3. Đánh giá một sô kết quả và tồn tại của tiến trình CPH DNDNN

41
3.3.1. Đánh giá kết quả của tiến trình CPH DNDNN 41
3.3.2. Đánh giá tồn tại của tiến trình CPH DNDNN 51
3.4. Bàn iuận về tiến trình cổ phần hóa DNNN và DNDNN 56
3.4.1. Bàn luận về tiến trình CPH doanh nghiệp Nhà nước

56
3.4.2. Bàn luận về tiến trình CPH doanh nghiệp Dược Nhà nước

56
3.4.3. Bàn luận về kết quả và tồn tại của tiến trình CPH DNDNN

58
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
59

4.1.Kết luận 59
4.2.Đề xuất 59
4.3.1. Đối vói Nhà nước 59
4.3.2. Đối vói ngành Dược 60
4.3.3. Đối với các doanh nghiệp Dược đã CPH

60
4.3.4. Đối với các doanh nghiệp Dược sẽ CPH theo KH

60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DẶT VẤN ĐỀ
Trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh
nghiệp Nhà nước bộc lộ những yếu kém do qua nhiều năm với cơ chế bao cấp,
độc quyền, quan liêu, ỷ lại vào Nhà nuớc thiếu tính năng động, ít quan tâm
đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho nên khi chuyển sang cơ chế mới các
DNNN đã lâm vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả và nhiều DNNN trở
thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp
Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung đã trở
thành nhiệm vụ cấp thiết. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay thòi điểm mà
chúng ta chuẩn bị gia nhập AFTA thì các cuộc cạnh tranh trên thương trường
lại càng trở nên phức tạp về mọi phương diện cả trong nước cũng như quốc tế.
Cổ phần hóa là một trong những phương thức nhằm sắp xếp lại và đổi
mới doanh nghiệp Nhà nước đã được thực tiễn chứng minh là mang lại hiệu
quả cao. Cổ phần hóa góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp,
yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Tuy
nhiên, DNNN chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP song chưa phải là
đã hoàn tất việc chuyển đổi mà điều quan trọng nhất, quyết định sự thành

công của việc chuyển DNNN sang CTCP chính là kết quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp đó khi đã CPH có đạt được những mục tiêu của
cổ phẩn hóa hay không? đó mới thực sự là vấn đề quan trọng trong thời điểm
hiện nay khi số lượng DNNN tiến hành CPH ngày càng tăng lên.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp trong ngành Dược tới năm 1999 mới bắt
đầu nhưng đã đạt được một số kết quả khả quan, hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp Dược sau CPH đã tăng lên rõ rệt, những
nhược điểm của DNNN trước đây đã dần được khắc phục, nhiều doanh nghiệp
đã khẳng định đuợc thương hiệu của mình, đứng vững và phát triển trong cơ
chế thị trường- Tuy nhiên tiến độ CPH các doanh nghiệp trong ngành Dược
vẫn chưa đạt mục tiêu và kế hoạch đặt ra trong quá trình thực hiện mà vẫn còn
không ít những tồn tại trong khi tiến hành cổ phần hóa cũng như trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần.
Mong muốn tìm hiểu thực trạng tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước nói chung và tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Dược Nhà nước nói
riêng. Tôi đã tiến hành làm đề tài:
“Khảo sát tiến tíinh cổ phần hoá doanh nghiệp Dược Nhà nước giai
đoạn 2000 - 2003”
Mục tiêu của đề tài:
1. Đánh giá tiến trình cổ phần hoá DNNN nói chung và DNDNN nói
riêng trong giai đoạn 2000 - 2003.
2. Đánh giá một số kết quả và tồn tại của tiến trình cổ phần hóa doanh
nghiệp Dược Nhà nước.
3. Rút ra nhận xét và đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẩy tiến trình cổ
phần hoá doanh nghiệp Dược Nhà nước nhanh hơn và mang lại hiệu quả.
Phần I
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ
DOANH NGHIỆP Dược NHÀ NƯỚC
1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước [6], [27]

Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức
công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Có thể phân loại DNNN theo các tiêu chí khác nhau:
Theo mục đích hoạt động:
• DNNN hoạt động công ích: DNNN hoạt động sản xuất, cung ứng dịch
vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
• DNNN hoạt động kinh doanh: là DNNN hoạt động chủ yếu nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
Theo hình thức tổ chức sản xuất:
• Doanh nghiệp Nhà nước độc lập: là DNNN đơn giản không nằm trong
cơ cấu tổ chức của các DN khác, dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước.
• Tổng công ty Nhà nước: DNNN thành lập và hoạt động trên cơ sở liên
kết của nhiêu đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế,
công nghệ, cung tiêu, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt
động trong một số chuyên ngành chính (dầu khí, điện lực, xi măng, sắt, thép,
cao su ) nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và
thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội trong từng thời
kì. Có hai loại Tổng công ty Nhà nước:
Tổng công tỵ 91: là các Tổng công ty lớn (có vốn pháp định > 500 tỷ) như
Tổng công ty điện lực, than, bưu chính viễn thông. Loại này do Thủ tướng
Chính phủ ra quyết đinh thành lập bổ nhiệm cán bộ phụ trách.
Tổng công ty 90: gồm các loại Tổng công ty chuyên ngành, nhỏ hơn
Tổng công ty 91. Việc thành lập Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ chủ quản ra
quyết định bổ nhiệm cán bộ phụ trách.
Theo phần vốn góp:
• DNNN có 100% vốn nhà nước: vốn nhà nước giao cho DN quản lí và
sử dụng bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của
DNNN tự tích luỹ.

• DN có cổ phần chi phối của Nhà nước, bao gồm: cổ phần của Nhà
nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của DN, cổ phần của Nhà nước ít nhất
gấp hai lần cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.
• DN có cổ phần đặc biệt của Nhà nước: cổ phần đặc biệt của Nhà nước
là cổ phẩn của Nhà nước trong một số DN mà Nhà nước không có cổ phần chi
phối, nhưng có quyền quyết đinh một số vấn đề quan trọng của DN theo thỏa
thuận trong điều lệ doanh nghiệp.
Theo hình thức tố chức quản lí:
• DNNN có hội đồng quản trị là: Tổng công ty Nhà nước và DNNN độc
lập, qui mô lớn, cơ cấu tổ chức quản lí có: Hội đồng quản trị, ban giám sát,
tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc.
• DNNN không có hội đồng quản trị: ỉà DNNN mà trong cơ cấu tổ chức
không có hội đồng quản trị chỉ có giám đốc và bộ máy giúp việc.
1.1.2. Doanh nghiệp Dược Nhà nước [10], [13]
Doanh nghiệp Dược Nhà nước là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Dược.
Phân loai doanh nghiệp Dươc Nhà nước trước khi thưc hiên sắp xếp
Theo cấp quản lý
• Doanh nghiệp Dược Nhà nước Trung ương: gồm 19 doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam (Tổng công ty Dược Việt Nam thuộc loại
Tổng công ty 90 được thành lập vào năm 1996).
• Doanh nghiệp Dược Nhà nước địa phương, ngành: gồm 126 doanh
nghiệp trực thuộc 61 tỉnh, thành trong cả nước.
Theo qui mô vốn: DNDNN chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
• Doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 5 tỷ: 108 doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp có vốn từ 5 - 10 tỷ: 16 doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ: 21 doanh nghiệp.
1.2. VÀI NÉT VỂ HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN
1.2.1. Các giai đoạn đổi mới, sắp xếp lại DNNN từ 1990 đến nay [26]
Sắp xếp lại DNNN từ 1990 đến nay chia làm 3 giai đoạn:

• Giai đoạn thứ nhất (1991 - 1993): giải thể và tổ chức lại những DNNN
yếu kém, đưa ra nguyên tắc và điều kiện thành lập DNNN, thí điểm CPH một
số DNNN.
• Giai đoạn thứ hai (1994 - 1997): sắp xếp các DNNN giải thể những
liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty trước đây, hình thành những Tổng công ty
có qui mô lớn (Tổng công ty 90) và qui mô vừa (Tổng công ty 90), chuyển
một SỐDNNN thành CTCP.
• Giai đoạn thứ ba (1998 - nay): Mở rộng cổ phần hóa kết hợp với
phương án tổng thể sắp xếp DNNN với bốn nội dung cơ bản: 1. sắp xếp lại
DNNN theo phương án tổng thể từng vùng, ngành; 2. Tổ chức lại công ty theo
hướng thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế; 3. cổ phần hóa DNNN; 4. Giao,
bán, khoán, cho thuê DNNN có vốn < 1 tỷ đồng kinh doanh thua lỗ kéo dài
hoặc thuộc ngành Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.
1.2.2. Hiệu quả hoạt động của DNNN [14], [26]
Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới cơ chế quản lí và sắp xếp lại, hiệu quả
hoạt động của các DNNN đã tăng lên:
Năm 2000 theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển
doanh nghiệp đã giảm được trên một nửa số DNNN, tổng số từ 12.000 doanh
nghiệp giảm xuống còn 5.280 doanh nghiệp. Như vậy số lượng DNNN đã
giảm xuống trên một nửa, trong đó 48% là sát nhập, 52% là giải thể (chủ yếu
là các DN do tỉnh, huyện quản lý). Mặc dù vậy nhưng tỷ trọng DNNN trong
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn tăng từ 36,5% năm 1991 lên 40,7% năm
1998. Tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn Nhà nước tăng tương ứng là 14,7% lên
27,89%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 1993 là 6,8% và năm 1998
là 12,31%. Năm 1999 DNNN làm ra 40,2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu,
đóng góp 39,25% tổng nộp ngân sách Nhà nước.
Việc sắp xếp lại DNNN đã góp phần thay đổi một bước cơ cấu vốn
DNNN: Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng giảm từ 50% (1994) xuống còn 33%
(1996) và 26% (1998). Số DN vốn trên 10 tỷ đồng tăng tương ứng từ 10% lên
15% (1996) và gần 20% (1998). Đồng thời vốn bình quân của một DNNN

tăng từ 3,3 tỷ đồng (1996) lên hơn 18 tỷ đồng (1998).
1.2.3. Những yếu kém chủ yếu của DNNN
Sau một thời gian đổi mói và sắp xếp lại hiệu quả hoạt động của DNNN
đã tăng lên nhưng DNNN vẫn chưa chứng tỏ được tính hiệu quả của mình so
với khu vực dân doanh, chưa đáp ứng được mong muốn của Đảng và Nhà
nước, chưa tương xứng vói tiềm lực và ưu đãi do Nhà nước dành cho.
• Vê hiêu quả kinh doanh: [14], [26]
Một DNNN kinh doanh có hiệu quả phải đạt các tiêu chuẩn (do Bộ Tài
chính qui định): bảo toàn và phát triển được vốn, trích đủ khấu hao tài sản cô
đinh; lương bình quân phải bằng hoặc vượt mức bình quân của DN cùng
ngành nghề trên địa bàn; trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn, nộp đủ các khoản
thuê theo luật định; có lãi, nộp đủ tiền sử dụng vốn và lập đủ các quĩ DN như:
dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc, đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi.
Theo số liệu năm 2003 của Bộ Tài chính, trong số 4296 DNNN thì số
kinh doanh có lãi chiếm 77,2%, còn lại là hòa vốn hoặc bị lỗ, nhưng số có
mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi xuất vay vốn Ngân hàng thương mại chỉ vào
khoảng trên 40%.
Hiệu quả sử dụng vốn giảm: năm 1995 cứ 1 đồng vốn tạo ra 3,46 đồng
doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận, năm 1998 con số tương ứng chỉ còn 2,9
đồng và 0,14 đồng. Công nợ của DNNN hiện quá lớn: nợ phải thu chiếm tới
trên 60% và nợ phải trả bằng 124% vốn Nhà nước trong DN (1998). Nhà
nước phải thường xuyên dành tiền hỗ trợ DNNN: Trong 3 năm 1997 - 1999
ngân sách Nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho DN gần 8.000 tỷ đồng, trong đó
6.482 tỷ đồng là cấp bổ sung cho DN và 1.464,4 tỷ đồng là bù lỗ. Ngoài ra
Nhà nước còn miễn giảm thuế 2.288 tỷ đồng, xóa nợ 1.088 tỷ đồng, khoanh
nợ 3.392 tỷ đồng, giãn nợ 540 tỷ đồng, cho vay vốn túi dụng ưu đãi 8.685 tỷ
đồng. Nhưng thực tê cho thấy việc hỗ trợ này không mang lại hiệu quả
tương ứng, sô nộp ngân sách Nhà nước ứ hơn phần Nhà nước hỗ trợ.
• Về khả năn8 canh tranh [14],[26]
Khả năng cạnh tranh của các DNNN rất yếu kém. Có nhiều ngành, sản

phẩm của DNNN đang được bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo vệ
qua hàng rào thuế quan, trợ cấp nhưng DNNN vẫn chưa chứng tỏ khả năng
cạnh tranh của mình. Ngay ở những ngành có khả năng sinh lợi, thị phần của
DNNN có xu hướng giảm sút nhường chỗ cho khu vực đầu tư nước ngoài và
khu vực dân doanh (Ví dụ như: sắt, thép, xi măng, động cơ nổ, đồ điện dân
dụng). Khả năng cạnh tranh kém của DNNN trong điều kiện Việt Nam đang
và sẽ thực hiện cam kết hội nhập quốc tế có nguy cơ dẫn đến tình hình Nhà
nước phải chịu chi phí rất lớn trong tương lai để trợ cấp, duy trì các DNNN.
• Vê cơ cấu DNNN bất hơp lý: [14], [26]
Tỷ trọng DNNN xét về số lượng ở khu vực nông nghiệp (25%), thương
mại (40%) là quá lớn trong khi một cơ cấu hợp lý đòi hỏi Nhà nước phải tập
trung vào lĩnh vực công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cơ
cấu cấp quản lý cũng bất hợp lý ở chỗ DN thuộc địa phương quản lý quá cao
(trên 60%). về qui mô vốn thì số DNNN có qui mô vốn vừa và nhỏ còn quá
nhiều (đến 12/2003 số DNNN có qui mô dưới 5 tỷ đồng chiếm 47%).
Có thể nêu một số nguyên nhản chính của tình frạng trên là do:
• Tình trans thiêu vốn phổ biến [14], [26]
Doanh nghiệp do Nhà nước quyết đinh thành lập nhưng không cấp đủ
vốn cho sản xuất, kinh doanh buộc phải đi vay với lãi suất ngân hàng. Tính
đến 12/2003 ta có 4.296 DNNN với tổng số vốn là 189.000 tỷ đồng, bình
quân một doanh nghiệp là 44,99 tỷ đồng. Tổng số vốn lưu động của DNNN là
hơn 45.000 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp khoảng 10 tỷ đồng nhưng
vẫn còn những DN có rất ít vốn ỉưu động, chủ yếu phải đi vay để kinh doanh.
Khả năng trích lợi nhuận để lập quĩ phát triển sản xuất còn rất thấp, số vốn
lưu động hiện có cũng chỉ huy động cho kinh doanh khoảng 50%, số còn lại
nằm ờ vật tư mất mát, kém phẩm chất, công nợ không thu hồi được 50-70%
vốn lưu động của DNNN phải đi vay ngân hàng. Do vay nhiều nên hàng năm
DNNN phải trả lãi vay tới 3.000 tỷ đổng, bằng khoảng 15% tổng số lãi thu
được của DNNN.
• Trình đô kỹ thuât công nghê lac hâu [14], [26]

Các DNNN của nước ta hiện nay, trừ phần nhỏ được thành lập mới trong
giai đoạn cải cách, đa phần là DN cũ kế thừa từ thời bao cấp với các đặc trưng
như công nghệ kỹ thuật lạc hậu không có nguồn thay thế. Theo thống kê của
Bộ công nghiệp thì thiết bị của DNNN năm 2000 có 26% của Liên Xô (cũ),
24% của các nước Đông Âu, 20% của các nước ASEAN và Bắc Âu, trên 18%
là của các nước khác, còn trong nước chỉ chế tạo chưa đến 12%, nguồn vốn
khấu hao để tái sản xuất giản đơn cũng chưa đủ do chế độ trích nộp khấu hao
vào ngân sách Nhà nước những năm trước.
• Chất lương của đôi nm lao đông còn thấp, lao đông dư thừa lớn
Lao động dư thừa rất lớn (năm 1998: theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát
triển DN là khoảng 4%) chủ yếu là những lao động không đáp ứng được nhu
cầu công việc nhưng số lao động có trình độ tay nghề cao thì vẫn thiếu.
• Doanh nshiêp không tư chủ đươc tài chính [14], [26]
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến DN không tự chủ trong
kinh doanh. Đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN không rõ ràng gây ra
nhiều lúng túng khó khăn trong việc sử dụng tài sản đó. Cơ quan chức năng
quản lý tài sản của DNNN vẫn thực hiện theo quyền quản lý kiểu cũ. Cơ chế
tài chính và hạch toán DNNN bị những ràng buộc vô ỉý qua nhiều năm mà vẫn
không được sửa đổi.
• Khống chủ đông đươc về nhân sư và tiền lương [14], [26]
DNNN hiện nay không chủ động trong việc sắp xếp lại lao động, giảm
bớt lao động không phù hợp, tuyển thêm lao động mới vì Nhà nước chưa có đủ
những chính sách phù hợp để giải quyết số lao động dư thừa. Chế độ lương
vẫn còn bất hợp lý giữa các khu vực hành chính và kinh doanh, giữa các ngành
nghề khác nhau và ngay cả trong nội bộ DN. Lương của công nhân và của
những người quản lý DN về cơ bản vẫn chưa được theo kết quả kinh doanh
của DN mà theo qui định của các cơ quan chức năng.
• Tổ chức quản lý khôns phù hơp [14], [26]
Mặc dù đã có chủ trương xóa bỏ bộ chủ quản nhưng hiện có quá nhiều
cấp, ngành trực tiếp can thiệp vào công việc kinh doanh hàng ngày của DN.

Tình trạng phân cấp trên dưới, ngang dọc chưa rõ ràng đã gây tình trạng doanh
nghiệp chịu nhiều cấp quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây
nhiều phiền hà cho DNNN hoạt động.
1.3. VÀI NÉT VỂ NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
1.3.1. Thực trạng doanh nghiệp Dược Việt Nam [9], [12]
Doanh nghiệp Dược Nhà nước là một bộ phận quan trọng cấu thành nên
ngành Dược Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Sau hơn một thập kỷ chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các DN Dược đã có những tiến bộ vượt bậc.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật từng bước được hiện đại hoá. Công nghệ mói đã được
áp dụng để sản xuất được hầu hết các dạng bào chê như trình độ các nước
trong khu vực. Sau đây là một vài nét về thực trạng doanh nghiệp Dược:
Bảng 1.1. Các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Dược
DNDNN DNTN
DN đầu tư nước
Chỉ t ie u \ ^
ngoài
Tổng số
146 415 26
Tỷ lệ %
24,9%
70,7% 4,4% 1
- 9 -
Với 146 doanh nghiệp Nhà nước, 415 doanh nghiệp tư nhân và 26 doanh
nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Dược đã thiết lập mạng lưới cung ứng
thuốc rộng khắp trong cả nước. Tính đến 31/12/2003 toàn quốc có hơn 37.700
quầy bán lẻ, trong đó có gần 5.300 quầy thuộc doanh nghiệp Nhà nước, hơn
5.500 quầy thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa, hơn 10.500 quầy
đại lý bán lẻ, hơn 7.500 nhà thuốc tư nhân và trên 200 nhà thuốc bệnh viện,

hơn 8.900 quầy thuốc thuộc trạm Y tế xã. Công nghiệp Dược nội địa ngày
càng phát triển.
Bên cạnh đó số lượng các số đăng ký trong nước qua các năm liên tục
tăng, hoạt chất cũng phong phú hơn. Tính đến hết năm 2003, thuốc trong nước
có 6107 số đăng kí còn hiệu lực với 393 hoạt chất và thuốc nước ngoài 4656
số đăng kí còn hiệu lực với 902 hoạt chất.
Bảng 1.3: Cơ cấu sô lượng các số đăng ký thuốc qua một số năm
Chí tiêu
Năm
Thuốc trong nước
Thuốc nước ngoài
SỐĐK
cấp
Tổng

SSĐG
(%)
SỐĐK
cấp
Tổng

SSĐG
(%)
1999
1489 1489
100,0% 688 688 100,0%
2000
1510
2999
201,4%

769
1457
211,8%
2001
1370 4369
293,4% 1258 2715 394,6%
2002
1227 5596 375,8% 763 3478 505,5%
2003
1552 7148 480,1% 4656 8134
1182,3%
Tổng còn hiệu
6107 (393 hoạt chất) 4656 (902 hoạt chất)
lực (31/12/03)
10763
(Nguồn: Cục quản lý Dược - Bộ Y tế)
Các loại thuốc sản xuất trong nước ngày càng nhiều, đa dạng, nhiều mặt
hàng mới, mẫu mã phong phú, chất lượng ngày càng được cải thiện. Các
doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, nghiên cứu sản xuất được các
dạng bào chế mới như viên sủi bọt, viên mềm, dạng thuốc phun mù, dạng gel
bôi ngoài da.
Giá trị tổng sản lượng của ngành Dược tăng liên tục qua các năm trong
giai đoạn 1999 - 2003:
Bảng 1.1: Giá trị tổng sản lượng của ngành Dược gmi đoạn 1999 - 2003
Đơn vị tính: Triệu đồng
ChTĩìềti^Nàm^
1999
2000 2001
2002
2003

Tống GTTSL
1.727.505
2.314.810
2.657.415
3.144.158 3.424.357
SSĐG
100% 134,0%
153,8% 182,0% 198,2%
(Nguồn: Cục quản lý Dược - Bộ Y tế)
Trong giai đoạn này các doanh nghiệp Dược hoạt động cũng đạt hiệu quả
cao hơn. Doanh thu sản xuất thời kì 1999 - 2003 tăng liên tục qua các năm: so
với năm 1999 năm 2000 tăng 25,0% năm 2001 tăng 51,3%, năm 2002 tăng
80,3%, năm 2003 tăng 117,6%.
Bảng 1.2: Doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước của DNDNN giai đoạn
1999 - 2003
Đơn vị tính: Triệu đồng
ChTììeìì ^Nàni
1999
2000 2001
2002
2003
Doanh thu
1.823.960
2.280.826
2.760.262
3.28B.854 3.288.854
SSĐG (%)
100%
125,0%
151,3% 180,3%

217,6%
Nộp ngân sách
362.452 432.475 483.756 592.713 698.489
SSĐG (%)
100,0%
119,3%
133,5%
163,5% 192,7%
Nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp Dược Nhà nước cũng
tăng liên tục qua các năm: năm 2000 nộp ngân sách Nhà nước đạt 119,3% so
với năm 1999, năm 2001 là 133,5%, năm 2002 là 163,5% và năm 2003 nộp
ngân sách Nhà nước gần gấp đôi năm 1999 đạt 192,7%.
Về chất lượng thuốc tăng lên rõ rệt, đặc biệt sau khi Hội đồng Dược điển
Việt Nam ban hành Dược điển Việt Nam II năm 2002 với các yêu cầu về chất
lượng thuốc tương đương với các Dược điển tiên tiến trên thế giới. Việc triển
khai áp dụng thực hành sản xuất thuốc tốt đã thúc đẩy ngành công nghiệp
Dược Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng thuốc trong
nước ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính đến hết
2003 đã có 41 cơ sở sản xuất Dược phẩm được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt GMP.
1.3.2 Những tồn tại và thách thức của ngành Dược Việt Nam [9], [12]
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng mừng nhưng công nghiệp
Dược nội địa vẫn còn nhiều yếu kém. Hơn 90% dược phẩm sản xuất trong
nước là thuốc thiết yếu và thuốc generic không đáp ứng được nhu cầu thuốc
cho mô hình bệnh tật phức tạp trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Giá thuốc sản xuất trong nước chỉ bằng 40 - 50% giá các loại thuốc tương
đương của các nước tổng khu vực Châu Á và chỉ bằng 20 - 30% thuốc của các
nước phát triển. Hiệu quả và năng lực cạnh tranh của công nghiệp Dược nội
địa thấp. Tổng công ty Dược Việt Nam trong năm 2002 có doanh thu sản xuất
1.343 tỷ đồng Việt Nam (chiếm 40% doanh thu của các doanh nghiệp Dược

trong cả nước) với TSLN/DT chỉ đạt 7%. Nhìn chung các DNDNN có hiệu
quả sản xuất kinh doanh thấp.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trước đây trong bối cảnh nền
kinh tế tập trung bao cấp, hệ thống DNDNN còn mang nhiều tính phúc lợi xã
hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối thuốc chủ yếu là do kê hoạch
Nhà nước giao. Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động của các DNDNN
đã hiệu quả hơn trong cơ chế thị trường nhưng tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật
công nghệ, trình độ quản lý kém, ít tiếp cận với công nghệ tiên tiến trở lên phổ
biến tại nhiều DNDNN.
Đứng trước mục tiêu sản xuất kinh doanh Dược phẩm trong thời gian tới
tức là phải đáp ứng được 60% tiêu dùng thuốc trong nước vào năm 2010
(ngành công nghiệp Dược trong nước cho đến nay mới đáp ứng được 39,74%
giá trị thuốc tiêu dùng trong năm 2003 [12]). Vì vậy việc đẩy mạnh sắp xếp
đổi mới, nâng cao hiệu quả của các DN Dược đặc biệt là các DNDNN là vô
cùng quan trọng trong thời gian tới khi mà hàng rào bảo hộ công nghiệp nội
địa ngày càng phải tháo bỏ do thời hạn gia nhập AFTA càng đến gần, thách
thức về khả năng cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay cả trên thị trường nội địa.
1.4. CỔ PHẦN HOÁ DNNN
1.4.1. Sự cần thiết cổ phần hóa DNNN [17]
Đổi mới DNNN có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau. Có thể mô
phỏng các giải pháp đổi mới DNNN đã được thực hiện như sau:
Hình 1.1: Các hình thức đổi mới DNNN
CPH chỉ là một trong những giải pháp đổi mới DNNN. Tuy nhiên thực
tiễn phát triển Kinh tế - Xã hội của nước ta trong thập kỉ qua cho thấy CPH là
giải pháp phù hợp với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Sở đĩ CPH được coi là giải pháp triệt để trong cải cách DNNN vì nó giải
quyết được căn nguyên của những yếu kém trong tổ chức quản lí và hoạt động
của DNNN, đó là vấn đề sở hữu. Những giải pháp cải cách DNNN trước đây
chỉ động chạm đến cơ chế quản lí theo hướng tăng cường quyền tự chủ của
DNNN trong một hoặc trong một số lĩnh vực cụ thể. CPH chấp nhận sự dung

hoà của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong DN. Sau đây là một số tác
dụng của cổ phần hóa:
• CPH có tác dụng làm cho sở hữu đối với DN trở nên đa dạng hơn.
Chính vì vậy, nó giải quyết được khá triệt để vấn đề sở hữu trong DNNN, loại
hình doanh nghiệp với những vướng mắc về hiệu quả và sự kém năng động
trong sản xuất, kinh doanh.
• cổ phần hóa có tác dụng trong việc xã hội hoá tư liệu sản xuất trong
các DN thuộc sở hữu một chủ.
CPH tạo cho những người lao động có cơ hội thực sự làm chủ DN nếu họ
mong muốn. Bằng việc sở hữu cổ phần của DN, người lao động có thể tham
gia vào các vấn đề quan trọng của DN thông qua nền dân chủ cổ phần. Họ góp
phần hình thành nên cơ quan quản lí DN, quyết định các vấn đề trọng đại của
DN đó. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích
cực của người lao động không chỉ đối với các vấn đề của DN mà cả đối với
các vấn đề về Kinh tế, Xã hội, chính trị của đất nước.
• Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán đang gặp rất nhiều
khó khăn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. Sự phát triển của
TTCK phụ thuộc chủ yếu vào việc trên thị trường có chứng khoán để giao dịch
hay không. Các CTCP thường là loại DN cung cấp chứng khoán với tỉ lệ lớn
hơn so với các loại DN khác.
• CỔ phần hoá DNNN ở nước ta có tác dụng rất lớn trong đẩy lùi tình
trạng lãng phí, tham nhũng đang khá phổ biến trong DNNN và những cơ quan
quản lí chúng. CPH tạo ra sự giám sát chặt chẽ của chủ sở hữu (cổ đông) đối
với giám đốc và cán bộ quản lí DNNN cổ phần hoá. Điều này có nghĩa là
giám đốc, các nhân viên quản lí không dễ dàng thực hiện hành vi vụ lợi như
khi DNNN đang hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
1.4.2. Tiến trình cổ phần hóa DNNN ở một số nước [32]
Cổ phần hóa DNNN đã được nghiên cứu và triển khai thực hiện ở một
số nước trên thế giới. Đầu những năm 80, Mỹ và Nhật Bản bước vào quá trình
CPH rộng khắp. Điều này đã thể hiện quan điểm Nhà nước giảm bớt các hoạt

động kinh tế trực tiếp trên thị trường mà chuyển dần cho khu vực phi Nhà
nước thực hiện. Từ năm 1984 đến 1991, hàng trăm nước trên thế giới đã cổ
phần hóa một số DNNN và mang lại cho ngân sách Nhà nước 250 tỷ đô la.
Năm 1989, Bồ Đào Nha bắt đầu thực hiện kế hoạch CPH với kế hoạch
đưa ra từ năm 1986 là 60 DNNN và 450 DN khác Nhà nước nắm giữ một cách
- 14-
gián tiếp. Trong 60 doanh nghiệp, có nhiều DN kinh doanh trong ĩĩnh vực
trọng yếu của nền kinh tế như: công nghiệp giấy, xi măng, hóa dầu, ngân
hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, bưu điện, viễn thông. Trong đó có 15 DN
lớn, có doanh thu chiếm 1/3 thu nhập quốc dân từ năm 1989. Tuy nhiên kế
hoạch thực hiện từ 1989 đến 1992 Nhà nước mới chỉ CPH được 18 DN lớn.
Nước Anh là một trong những nước thực hiện tốt kê hoạch cổ phần hóa,
từ năm 1984 đến năm 1991, 46 doanh nghiệp lớn và nhiều doanh nghiệp vừa
và nhỏ đã được cổ phần hóa.
Chương trình cổ phần hóa của nước Pháp từ 1986 đến năm 1988 thực
hiện còn mạnh hơn ở Anh. Trong vòng 14 tháng, 15 DN thuộc ngành công
nghiệp và tài chính đã được CPH: 66 DN lớn vói 1454 lao động thường xuyên
và 750.000 lao động không thường xuyên. Ngày 1/9/1993, tiến hành CPH
Ngân hàng Nhà nước trong đó Nhà nước giữ 73% vốn đầu tư. Việc cổ phần
hóa này được đánh giá là thành công vì: Ngày 4/10/1993 mới chính thức phát
hành cổ phiếu với mệnh giá một cổ phiếu là 240 Fr (đơn vị tiền tệ của Pháp)
và ngày 18/10 đưa ra thị trường chứng khoán Paris thì giá mỗi cổ phiếu lên
đến 284 Fr, đồng thời mọi hoạt động trên thị trường tiền tệ của nền kinh tế
không ảnh hưởng sâu.
Đối với Hàn Quốc, Nhà nước đã đưa ra chính sách phát triển kinh tế thị
trường và mở rộng phát triển kinh tế tư nhân từ những năm 80. Tuy nhiên kinh
tế Nhà nước vẫn tạo ra 11% GDP và chiếm 25% vốn đầu tư của cả nước. Ngay
từ những năm 1968 - 1983 Chính phủ đã thực hiện cổ phần hóa được 17
DNNN và 4 tổ chức tài chính và đến năm 1987 Hàn Quốc thực hiện mạnh
chính sách CPH bằng cách bán một phần hoặc toàn phần DNNN, nhưng vẫn

nắm giữ ít nhất 51% cổ phần đối với các DN kinh doanh trong ĩĩnh vực quan
trọng đối với nền kinh tế như: ngân hàng ngoại thương, điện lực, bưu điện
Toàn bộ số tiền Nhà nước cổ phần các doanh nghiệp lên đến 7,1 đô la Mỹ.
Một số đặc điểm của tiến trình các DNNN ở một sổ nước [32].*
• Trong những năm 80 và đầu những năm 90 các nước trên thế giới đã
từng bước tạo điều kiện cho khu vực kinh tế phi Nhà nước phát triển để nâng
-15 -
cao sức cạnh tranh trên thị trường, mà chính sách CPH được coi là một yếu tô
quan trọng, đồng thời là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế
hoạt động một cách tích cực, hiệu quả kinh tế xã hội được nâng cao.
• Lộ trình CPH của các nước được xem xét tương đối kỹ trên cơ sở các
điều kiện đảm bảo cho tiến trình CPH như: cơ chế chính sách, quan điểm của
Nhà nước, môi trường kinh tế, khả năng phát triển của khu vực kinh tế phi
Nhà nước phần lớn các ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế, Nhà nước
vẫn nắm giữ cổ phần từ 51% trở lên.
• Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã làm giảm bớt một phần sức ép
về tài chính cho ngân sách Nhà nước, khai thác được tiềm lực tài chính từ khu
vực kinh tế phi Nhà nước để đẩu tư phát triển.
• Nhà nước từng bước chuyển giao hoạt động kinh tế cho khu vực kinh
tế phi Nhà nước, giảm dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động kinh tế, Nhà
nước tập trung vào chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách và kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chính sách đối với các thành phần kinh tế.
• Có thể nói rằng, quá trình cổ phần hóa trong nền kinh tế thị trường ở
một số nước thực hiện tương đối thành công, qui mô lớn, với số lượng cổ phần
bán ra lớn và diễn ra đồng loạt trên thế giới.
• Việc cổ phần hóa thành công còn phụ thuộc cả vào yếu tố khách quan
của nền kinh tế trong nước và quốc tế, không thể vận dụng một cách máy móc
chính sách, cách thực hiện, tiến độ thực hiện CPH của nước này vào nước
khác.
1.4.3. Mục tiêu của tiến trình cổ phần hóa ở nước ta [16]

Việc cổ phần hóa các DNNN ở nước ta được xác định rõ là có 3 mục tiêu:
• Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh
nghiêp; tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người
lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh
nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.
- 16-
• Huy động vốn của toàn Xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát
triển doanh nghiệp.
• Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông;
tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa
lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
1.5. CÔNG TY CỔ PHẦN
1.5.1. Công ty cổ phần và một sô khái niệm [27]
Công ty cổ phần là DN trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn, cùng
nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn của mình góp vào công
ty, được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo qui định của
pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba, không
hạn chế tối đa. CTCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo qui
đinh của pháp luật về chứng khoán.
• Cổ phần là giấy chứng nhận sở hữu một phần lợi nhuận tỷ lệ thuận với
vốn đóng góp vào công ty.
• Cổ đông là những người hay các tổ chức Kinh tê - xã hội trực tiếp
tham gia góp vốn mua cổ phần của công ty cổ phần phát hành.
Cổ đông sáng lập là những cổ đông cùng nhau thoả thuận thành lập
CTCP. Họ là cổ đông chủ xướng đứng ra lo việc thành lập công ty và tham gia
góp vốn với số lượng lớn, ít nhất phải bằng 20% số cổ phiếu dự định phát hành
của công ty do đó họ giữ vai trò quan trọng trong việc quyết đinh các hoạt
động của công ty.

• Đại hội đồng cổ đông là đại hội của những người đồng sở hữu đối với
CTCP đó là cơ quan cao nhất quyết định mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại
và hoạt động của công ty. Đại hội đồng cổ đông có ba hình thức:
Đại hội đồng thành lập được triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập,
thảo luân và thông qua điều lệ của công ty.
Đại hội đồng thường niên được triệu tập vào cuối mỗi năm tài chính hoặc
bất kì lúc nào mà hội đồng quản trị hoặc kiểm soát viên thấy cần thiết để giải
quyết các công việc thuộc hoạt động của công ty trong khuôn khổ điều lệ.
Đại hội đồng bất thường được triệu tập để sửa đổi điều lệ của công ty.
• Hội đồng quản trị là bộ máy quản lí của CTCP, HĐQT bao gồm những
thành viên có trình độ chuyên môn cao và quản lí giỏi để có khả năng hoàn
thành tốt các nhiệm vụ do đại hội cổ đông giao phó.
1.5.2 ưu điểm của CTCP [34], [35]
Thứ nhất là CTCP có khả năng tập trung vốn nhanh và nhiêu để đủ sức
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh với qui mô khổng lồ mà từng nhà
tư bản, từng nhà kinh doanh riêng biệt không thể tự mình làm nổi. Bằng hình
thức gọi vốn của CTCP còn huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn hiện
nay còn nằm trong tầng lớp dân cư.
Thứ hai là CTCP góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn thông
qua các biểu hiện sau:
• Đối với CTCP thì phương án sản xuất, kinh doanh không phải do nhà
nước hay ngân hàng quyết định mà là do chính DN. Hơn nữa do hình thức tự
cấp phát tài chính bằng huy động các nguồn vốn trong dân cư đã đề cao trách
nhiệm và nâng cao sự quan tâm của DN đến hiệu quả sử dụng tiền vốn.
• CTCP thông qua việc gọi vốn của TTCK đã rút ngắn được khoảng
cách giữa việc huy động vốn và việc sử dụng vốn.
• Do lợi nhuận của CTCP khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau thúc
đẩy nên có thể dẫn dắt tiền vốn nhàn rỗi từ nhiều hình thức khác nhau trong
XH vào các lĩnh vực các ngành có năng suất lao động và tỉ suất lợi nhuận cao
làm cho vốn dược phân bô và sử dụng có hiệu quả trong nền kinh tế.

• CTCP cho phép xác nhận quyền sở hữu về tài sản của người chủ sở
hữu và xác định rõ vốn của mỗi người thông qua số lượng cổ phần mà cổ đông
nắm giữ khắc phục được sự quản lí DNNN trước đây trách nhiệm và quyền
- 18-
hạn đối với tài sản của DN không rõ ràng mọi thua lỗ của DN đều do nhà
nước gánh chịu.
Thứ ba là CTCP có khả năng phôi hợp các lực lượng kinh tê khác duy trì
được mối quan hệ giữa các thành viên. Các thành viên này cùng tồn tại và phát
huy những thế mạnh riêng do đó làm giảm tới mức thấp nhất sự ngưng trệ của
các nguồn vốn và sự đổ vỡ sự gián đoạn của các hoạt động kinh doanh.
Thứ tư là CTCP là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự tham gia
đẩu tư của nước ngoài. Đối với nước ta hiện nay đang cần thu hút vốn đầu tư
của nước ngoài cho sự phát triền kinh tế hình thức liên doanh góp cổ phần với
nước ngoài sẽ giúp cho các DN Việt Nam có đủ sức mạnh về mọi mặt: vốn,
tiềm lực vật chất kinh tế, năng lực quản lí để đáp ứng yêu cầu này.
1.5.3. Nhược điểm của CTCP [34]
• CTCP với chế độ trách nhiệm hữu hạn đã đem lại nhũng thuận lợi cho
cổ đông, nhưng lại chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ. Các chủ nợ sẽ thiệt thòi
khi tài sản của CTCP không đủ để thanh toán hết các khoản nợ của công ty.
• CTCP gồm đông đảo các cổ đông tham gia và thường là không quen
biết nhau, do đó mức độ ảnh hưởng của các cổ đông với công ty cũng khác
nhau. Điều này có thể dẫn đến việc lợi dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân
hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. Vì vậy việc quản lí, điều hành
CTCP là hết sức phức tạp.
• Cơ cấu tổ chức quản lí ở CTCP tương đối cồng kềnh và phức tạp, vì
vậy chi phí cho việc quản lí là tương đối lớn.
1.6. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.6.1 Khái nỉệm và điều kiện niêm yết
Thị frường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán những sản
phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên

1 năm) TTCK không phải là cơ quan mua vào, bán ra các loại chứng khoán,
không phải là nơi sở hữu chứng khoán mà chỉ là nơi giao dịch việc mua, bán
chứng khoán được thực hiện thông qua những nhà môi giới. [33]
Điểu kiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán [18]:
Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm xin phép niêm yết
từ 5 tỉ đồng Việt Nam trở lên, có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động
hai năm liên tục liền trước năm xin phép niêm yết phải có lãi.
Đối với DNNN cổ phần hoá và niêm yết ngay trên thị trường chứng
khoán hoạt động kinh doanh của năm liền trước khi xin phép phải có lãi.
Các thành viên hội đồng quản trị, ban quản đốc, ban kiểm soát của công
ty phải cam kết nắm giữ ít nhất 50% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời
gian 3 năm kể từ ngày niêm yết.
Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ
chức phát hành nắm giữ. Đối với công ty có vốn cổ phần từ 100 tỉ đồng Việt
Nam trở lên thì tỉ lệ này tối thiểu là 15% vốn cổ phần.
1.6.2 Thị trưởng chứng khoán gắn liền với công ty cổ phần [33]
Việc thực hiện CPH các DNNN đã tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng
khoán thông qua việc bán cổ phần cho các thành phần kinh tế trên cơ sở
chuyển đổi từ một chủ sở hữu sang nhiều chủ sở hữu khác nhau. Chính quá
trình này đã tạo hàng hoá cho TTCK và ngược lại đến lượt nó (TTCK) cũng
tạo ra cơ sở để luân chuyển các chứng khoán giữa các nhà đầu tư, tạo động lực
kích thích CPH phát triển. CTCP và TTCK là hai tác nhân có mối quan hệ
biện chứng với nhau, làm tiền đề cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên
TTCK thông qua hai thị trường đó là thị trường phát hành lần đầu và thị
trường mua bán lại chứng khoán. Với các nguyên tắc hoạt động trung gian,
định giá công khai đã tạo tiền đề cho quá trình CPH đi đúng hướng và tuân thủ
theo luật pháp cũng như phù hợp với tâm lý nhà đầu tư. Mệnh giá cổ phần
được đinh giá tài sản ban đầu thực hiện CPH, quá trình phát triển của DN sẽ
làm cho thị giá của CK tăng lên hay giảm xuống gắn theo sự biến động của

DN trong quá trình kinh doanh và được xác đinh giá chính thức trên cơ sở
định giá chứng khoán trên thị trường.
- 20-

×