Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá mồi trường sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.28 KB, 2 trang )

Tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì sự tàn phá đó
chính là sự tàn phá mồi trường sinh thái
November 15, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì
sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.
Em hãy giải thích và chứng minh điều đó để người có
hành động phá rừng hiểu việc làm sai lầm của họ. Từ
đó, họ cố ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rùng.
Từ khi có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình, bầu
không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác
nhau. Vì vậy, nhân dân ta đã có câu “Rừng vàng, biển bạc” để khẳng định giá trị của rừng và biển.
Trong bài luận văn nhỏ này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì? Một
số người không biết rằng: tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình; vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá
môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình.
Từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của Con người có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống, để
người hít thở sử dụng nhưng hiện nay, nạn phá rừng đang là nỗi lo cho các nhà sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng
trong gia đình. Thậm chí, phút cuối cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của cây rừng…
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh
sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật; côn trùng khác, là nơi tạo ra… Vô số các loại quý hiếm. Rừng
phục vụ cho du lịch, là nơi nghỉ mát, nơi cắm trại lí tưởng cho mội người… Rừng cần cho cuộc sống
biết nhường nào.
Tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá mồi trường sinh thái
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các
quá trình quang hợp của cay xanh liên tục xảy ra, cây hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo ra khí oxi,
một thứ khí rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là một “nhà máy lọc bụi tối tân nhất”
mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn
vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa
mạc hóa, rừng ngặn cát lấn đất, rừng giữ đất, giữ nước… Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi
trường sinh thái, ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi
đứng trên một mảnh đất mà xưa kia đã từng là rừng hiện giờ đang bị ánh lửa mặt trời thiêu đốt. Có


sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc
đắng cả miệng, khắp nơi chỉ có gió và cát bay mịt mù. Lúc ấy, sao mà thèm… một mảng xanh mát, một
bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy
một ngọn núi toàn là đá, (có cây đâu mà giữ đất). Nguy hiểm hơn cả là vấn đề khí thở. Hàng ngày trên
thế giới có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết
bao con người đang chia nhau từng hớp không khí ô nhiễm dưới cái nắng chang chang, xung quanh
chẳng có một tí bóng râm nào, chỉ toàn là khối bê- tông xám xịt, cao ngất, che lấp cả bầu trời. Nếu vắng
bóng rừng một khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cứng lại, và cả nhân loại sẽ chết dần chết
mòn. Lúc ấy, dầu nhà cao cửa rộng, dẫu bạc vàng chất đống, con người chỉ mong một cánh rừng xanh
tốt mà nước mắt ràn rụa, tiếc nuối, xót xa khi nghĩ đến cánh rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn
để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi mọi tai họa trước kia ít gây thiệt hại, nay bỗng chốc trở thành
đại họa. Lũ lụt, sa mạc hóa, hạn hán; bão lụt xảy ra khắp nơi. Ở nước ta, lũ lụt và bão hoành hành ở
khắp nơi, nguyên do cũng tại phá rừng.
Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, tràn xuống thành thị, gây biết bao tai họa. Nếu thiếu
rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các
ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi…
Trước hiểm họa đó, con người phải làm gì ? S.O.S báo động toàn thế giới: Đã đến lúc ta phải bảo vệ
rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội nghị quốc tế thượng đỉnh năm qua họp cũng chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất: bảo vệ môi trường.
Ủy ban bảo vệ môi trường thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ môi
trường sinh thái bằng nhiều cách khác nhau.
Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì? Quá rõ: giảm tối thiểu việc
khai thác rừng, ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, thực hiện tốt hơn việc bảo vệ rừng…
Không quá trễ để ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhưng cũng không sớm để báo động về việc các
cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để nước đến
chân mới nhảy, lúc đó đã là quá muộn, con người đã tự giết mình.
Read more: />la-su-tan-pha-moi-truong-sinh-thai/#ixzz3mY5xuq7N

×