Bình luận về bài Sự trong sáng của tiếng Việt trong
thơ”
November 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Bình luận về bài “Sự trong sáng của tiếng Việt
trong thơ”.
… Khi nói chuyện về tiếng Việt, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có hơn một lần nhắc đến: .
“Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.”
Theo ý tôi, đó là hai câu thơ trong sáng nhất giữa mấy nghìn câu thơ trong sáng của “Truyện Kiều”.
Trong đôi 6-8 này, Nguyễn Du đã dùng cái văn vốn đã trong sáng của mình để mà tả ánh sáng, ánh
sáng của mừa thu trong vắt, nó tắm lấy tất cả; ánh mặt trời của mùa thu sáng tỏ và không gay gắt phối
hợp với không khí yên lặng ít bụi bặm dưới trời thu làm nổi rõ đường nét, màu sắc và xa gần của cảnh
vật: cột khói biếc trong trên thành cổ, núi xa phơi mình như dát vàng, trời nước in nhau…
… Tiếng Việt ta giàu đẹp, trong sáng. Bài thơ là một tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức
chặt chẽ, tinh tế của ngôn ngữ, không lộn xộn rối rắm, không phí phạm lời nói, không nhầm lẫn nghĩa
chữ; thơ chọn cách nói ngắn nhất mà giàu đẹp nhất, dồn chứa nhiều chất lượng nhất, mà câu thơ vẩn cứ
trong sáng nhẹ nhõm, ung dung!
“Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu!”
Câu thơ “Chinh phụ ngâm” nói rất nhiểu trong tám tiếng. Người đi đánh giặc thời trước, khi đã từ biệt
vợ con rồi, thì lên đường rất khẩn trương, vừa khoác áo
giáp vào người, là đã nhảy lên ngựa phóng qua cầu sông Vị, roi quất giòn giã vun vút đến nỗi như thét,
trong khi đó thì gió thu nổi dậy ào ào, tinh thần nhanh như chớp, ngựa nhanh như gió, trong tiếng gió
có tiếng roi, trên thân cầu có tiếng vó ngựa dồn dập. “Thét roi cầu Vị ào ào gió thu”, hình ảnh, nhịp
điệu, âm thanh, tất cả đi như một mũi tên bắnỉ – Đó cũng lại là một ví dụ khầ điển hình về sự chất chứa
trong sáng của ngôn ngữ trong thơ…
… Sự trong sáng của tiếng Việt là kết quả của một quá trình phấn đấu lịch sử, trên thời gian. Sự trong
sáng ấy trong thơ còn là kết quả của một cuộc lao động nghệ thuật gắt gao. Nguyễn Công Trứ nói: “Dở
duyên với rượu khôn từ chén – Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”…
… Đang đà nói về thơ cổ điển, để làm tỏ thêm cái khái niệm “trong sáng” của tiếng Việt, tôi lại mượn
thợ cổ điển để biểu dương những tiếng thuần Nôm ở trong thơ. Trong thơ, ta càng dùng được thuần
tiếng ta thì thơ càng trong sáng. Chúng ta cũng biết rằng tuy cũng cùng một nghĩa, nhưng tiếng Nôm
hợp với tai chúng ta hơn tiếng Hán- Việt, dường như tiêu hóa vào máu của tâm hồn ta nhanh hơn.
Tiếng Việt ta giàu đẹp, trong sáng
…Bây giờ lại bình giữa hai bài thơ thất ngôn luật Đường của hai nữ thi sĩ: Bà Huyện Thanh Quan và
Hồ Xuân Hương. Chúng ta không hẹp hòi, không chủ trương chỉ có một vài lối nấu nướng trong bữa
tiệc thơ, cho nên ta vẫn thấy ưu điểm của thơ Bà Thanh Quan: trang nhã, mặc dầu cố ý ra vẻ đài các, có
hồn thơ, và có suy nghĩ. Một bài thơ như “Thăng Long hoài cổ” phải nhận là vào hạng thơ hay:
'Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn can mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Hai câu 3, 4 liệt vào những câu thơ thất ngôn hay nhất tiếng Việt. Tuy nhiên, tác giả dường như bị chữ
Hán này lôi kéo chữ Hán nọ, đưa mình đi trong một dây tám chữ Hán cuối câu không thể dứt ra: hý
trường, tinh sương, thu thảo, tịch dương, tuế nguyệt, tang thương, kim cổ, đoạn trường. Chữ “hý
trường” không phải là chữ thông dụng, chữ “luống đoạn trường” hơi kiểu cách, chữ ‘"tuế nguyệt” nặng
nề; hai câu “tuế nguyệt” và “tang thương” bị lối nói khẩu khí. Ưu điểm và nhược điểm của bài nàycó
tính cách điển hình, giữa loại thơ thất ngôn bát cú. Ta tiếc rằng bài thơ vẫn bị nói chữ nhiều, thiếu cái
trong trẻo; nếu sực nhớ đến con số tám chữ Hán ở cuối 8 câu thì người ta khó chịu.
Bài thơ “Chiều thu” lại hay theo một lối khác, một phong cách khác: Nôm.
“Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu,
Túi nen phong nguyệt nặng vì thơ.
Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ,
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ "
Văn đàn Bảo Giám cho là của Bà Huyện Thanh Quan và “Hợp tuyển thơ văn” (Nhà xuất bản Văn hóa)
cũng đồng ý. Không biết sự thật lịch sử là thế nào nhưng trong khi chờ đợi sự thật chính xác, thì tôi
đồng ý với những bản cho là của Hồ Xuân Hương.
Bà Huyện Thanh Quan, dùng từ Nôm sinh động ở cái mức “Lơm khom dưới núi tiều vài chú – Lác đác
bên sông chợ mấy nhà” chấm phá lơ thơ và có phần chiếu lệ; còn Xuân Hương thì phải cao độ, chồng
chất, đã “xanh om cổ thụ” lại phải “tròn xoe tán”, đến hai tầng chữ, rất sống, rất diễn tả. “Ô hay! Cảnh
cũng ưa người nhỉ!” Cái thật là tự nhiên ở đây lại là một sáng tạo lớn, có bạo tay mới dám xuất sáo phá
lề thói văn hoa, để đưa lời nói sinh động vào. Bài “Chiều thu” trong và sáng hơn bài “Hoài cổ” ở trên.
Xuân Hương là mẫu mực rất cao, nếu không nói là cao nhất của việc dân tộc hóa, quần chúng hóa một
thể thơ vay mượn của nước ngoài; từ thể thất ngôn bát cú luật Đường 8 câu 5 vần đối đáp chĩnh chệ,
khuôn dáng thơ vốn thông thái và cứng, Xuân Hương đã làm nên những bài thơ thuần Nôm, trong sáng,
biến hẳn chất cũ của nguyên điệu sang một chất mới: bình dân và Việt Nam.
“Cầu bắc thênh thênh đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá giếc le te lách giữa dòng…”
(Vịnh giếng)
(Trích cuốn “Công việc làm thơ” của Xuân Diệu)
Read more: />tho/#ixzz3mXyaEQ17