Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số vấn đề để phát triển NHCT- HBT trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.94 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua có sự phát triển rất lớn
trong nhiều lĩnh vực, trong đó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lĩnh vực
Ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại nhiều năm liền giữ vai trò là đơn vị
đóng góp nguồn vốn chủ yếu cho các tổ chức, cá nhân trong nước. Một vài
năm trở lại đây với sự phát triển đa dạng hơn của các thành phần kinh tế tư
nhân, liên doanh, và sự tham gia của các tổ chức kinh tế lớn trên toàn thế giới
cộng với chủ trương phát triển kinh tế của quốc gia là phát triển đa dạng và
đồng bộ các loại thị trường, những điều này đã làm cho Ngân hàng giảm bớt
gánh nặng là cơ quan chủ yếu cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt
là sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua góp phần
không nhỏ vào công tác huy động vốn cho các tổ chức kinh tế, tuy nhiên điều
đó cũng là những khó khăn của kinh doanh Ngân hàng trong thời gian tới.
Trước sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, lĩnh vực Ngân hàng
ngày càng được chú trọng và tập trung phát triển hơn, cùng với đà phát triển
chung đó Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng cũng đã và đang
tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên,
không ngừng phát triển các hoạt động Ngân hàng, nghiệp vụ, và các dịch vụ
trong xu thế phát triển như hiện nay. Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Hai
Bà Trưng là một trong những Ngân hàng trọng điểm, có vai trò lớn trong sự
phát triển của Ngân hàng Thương mại Nhà nước nói chung và Ngân hàng
Công Thương Việt Nam nói riêng. Trong suốt quá trình hình thành và phát
triển Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Hai Bà Trưng đã khẳng định được
vi trí cũng như tầm quan trọng của mình, trở thành Ngân hàng có uy tín và
chất lượng hoạt động luôn đạt hiệu quả cao.
1
Xuất phát từ những tình hình đó, được sự đồng ý của Ban giám đốc, các
cô chú, anh chị cán bộ trong Chi nhánh và các thầy cô giáo trong khoa em đã
chọn Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hai Bà Trưng làm cơ quan thực tập
nhằm học hỏi nâng cao kỹ năng làm việc thực tế kết hợp với lý thuyết được
học trong trường, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa để phục vụ quá


trình công tác sau này của em khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thị Thu Hà đã góp ý và hướng
dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Công
Thương Hai Bà Trưng đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, cũng như hoàn
thành báo cao tổng hợp.
2
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Công Thương :
Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia sự hình thành và phát
triển của các tổ chức tài chính, tín dụng như Ngân hàng là hết sức quan trọng.
Cũng theo xu hướng chung đó Việt Nam hiện nay sự phát triển và đóng góp
của các Ngân hàng cho nền kinh tế cũng rất lớn, hệ thống các Ngân hàng cũng
ngày càng nhiều hơn như các Ngân hàng tư nhân, cổ phần… và cũng không
thể không kể đến vai trò của hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Công
thương Hai Bà Trưng là một Chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt
Nam (NHCT). Năm 1998 Hội đồng Bộ Truởng ban hành Nghị Định số :
53/HĐBT ngày 26/03/1998 về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp. Sau khi thực hiện Nghị định trên
từ một Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước cấp Quận và một Chi nhánh Ngân
hàng kinh tế cấp Quận thuộc địa bàn Quận Hai Bà Trưng, trực thuộc Ngân
hàng Nhà Nước Thành phố Hà Nội chuyển thành Ngân hàng Công Thương
Thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Sau quyết định
số : 93/NHCT-TCCB ngày 01/04/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công
thương Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo
mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai Chi
nhánh NHCT khu vực I và II Hai Bà Trưng là những Chi nhánh trực thuộc
NHCT Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các Chi
nhánh NHCT cấp Tỉnh, Thành phố. Kể từ ngày 01/09/1993, theo Quyết định
của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, sáp nhập chi nhánh NHCT khu vực I và
Chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Và từ đó trên địa bàn Quận Hai

Bà Trưng Hà Nội chỉ còn duy nhất một Chi nhánh NHCT. Tại Quyết định số :
107/QĐ- HĐQT- NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT1, Chi nhánh NHCT-
khu vực Hai Bà Trưng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Hai Bà Trưng.
3
Cho đến nay, NHCT- Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khăn ban
đầu và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền Kinh tế
thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng
mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ Kinh doanh tiền tệ. Ngoài ra,
NHCT Hai Bà Trưng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử
dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước là đến năm 2020
nước ta cơ bản là một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để thực hiện chiến lược đa dạng hoá các phương thức, hình thức, giải
pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hoá các hình thức kinh
doanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây NHCT- Hai Bà Trưng đã thu được
nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong
môi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh.
2. Cơ cấu tổ chức
2.1 Mô hình tổ chức tại Chi nhánh NHCT – HBT
Theo quyết định số : 36/ QĐ- TCHC ngày 15/05/2006 có hiệu lực kể từ
ngàt 01/06/2007. Trong đó Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám
đốc. Phòng tín dụng được chia thành phòng khách hàng Doanh nghiệp lớn,
khách hàng DN vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Phòng Quản lý rủi ro, Phòng
thanh toán xuất nhập khẩu, Phòng Kế toán giao dịch, Phòng thông tin điện
toán, Phòng tổng hợp, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng tổ chức hành chính.
Ngoài ra còn các Chi nhánh giao dịch.
4
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại NHCT- HBT
Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn ( KH số1)

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh
nghiệp lớn về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ ; Thực hiện các nghiệp vụ
liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể
lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới
thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
Ban giám đốc
Phòng KH cá nhân
Phòng KHDN vừa
&nhỏ
Phòng KH DN lớn
Phòng Tiền tệ kho
quỹ
C
á
c

p
h
ò
n
g

g
i
a
o

d

c

h
Phòng Kế toán giao
dịch
Phòng Tổng hợp
Phòng quản lý rủi
ro
Phòng Tổ chức
Hành Chính
Phòng Thanh toán
XNK
Phòng Thông tin
điện toán
5
Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ( KH số 2)
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N), để khai thácvốn bằng VND và ngoại tệ ; Thực
hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù
hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các
DNV&N.
Phòng Khách hàng cá nhân
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để
khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ ; Thực hiện các nghiệp vụ với khách
hàng là các cá nhân, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ
hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới
thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng cá nhân.
Phòng quản lý rủi ro (Bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề)
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về
công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh ; Quản lý giám sát thực hiện danh mục
cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.

Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín
dụng. Thu cj hiện các chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các
hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN. Chịu trách nhiệm về quản
lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ : cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay) quản lý, khai
thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu
hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay đối với các khoản nợ xấu theo chỉ đạo
của Giám đốc Chi nhánh.Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp
với các Phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
6
Phòng kế toán giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng :
Các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu
nội bộ tại Chi nhánh ; Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp
vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối
với giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo
đúng quy định của Nhà nước và NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho
khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập
khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của NHCTVN
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản
lý quỹ tiền mặt theo qui định của Ngân hàng Nhà nước và NHCTVN. Ứng và
thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi
tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng Tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ
chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của
Nhà nước và quy định của NHCTVN, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an

toàn Chi nhánh.
7
Phòng thông tin điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi
nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ
thống mạng, máy tính của Chi nhánh.
Phòng Tổng hợp
Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh
dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh, thực hiện báo cao hoạt động hàng năm của Chi nhánh.
Các Phòng giao dịch
Huy động tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn, cho
vay đối với các thành phần kinh tế theo đúng chế độ.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh
3.1 Công tác huy động vốn
Trong những năm gần đây hoạt động kinh tế chung của cả nước có ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động Ngân hàng nói chung và công tác huy động
vốn nói riêng. Vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào các Ngân hàng nên cũng làm
cho việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn.Nhìn chung Công tác huy động
vốn của NHCT- HBT đạt chỉ tiêu được được giao, tính cho đến năm 2008
tổng nguồn vốn huy động vốn đạt 107,6% kế hoạch của NHCTVN giao.
Về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2006 là 11,7% (năm
2005 tăng 5,5%), so với tốc độ tăng trưởng của các Ngân hàng trên địa bàn
Hà Nội nói chung thì Chi nhánh tăng trưởng vẫn ở mức rất thấp (Tổng nguồn
8

×