Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Tỉnh bắc kạn trong căn cứ địa việt bắc từ năm 1942 đến năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 209 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI







ÂU THỊ HỒNG THẮM







TØNH B¾C K¹N TRONG C¡N Cø §ÞA VIÖT B¾C
Tõ N¡M 1942 §ÕN N¡M 1954








LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ








HÀ NỘI, 201


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI






ÂU THỊ HỒNG THẮM






TØNH B¾C K¹N TRONG C¡N Cø §ÞA VIÖT B¾C
Tõ N¡M 1942 §ÕN N¡M 1954


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Cận đại và Hiện đại

Mã số: 62.22.54.05



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi






HÀ NỘI, 2013

Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trong Luận án là trung thực, chưa có ai công bố trong một công trình
nghiên cứu nào khác.



Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013
Âu Thị Hồng Thắm

Lời cảm ơn


Luận án được hoàn thành tại Viện Sử học – Học viện Khoa học Xã hội

Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, cô giáo hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi
đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Viện Sử
học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Phòng Đào Đạo, Khoa Lịch sử của
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Thư viện Viện Sử học; Viện Lịch sử
Quân Sự Việt Nam; Bộ chỉ huy Quân sự quân khu I, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Bắc Kạn; Trung tâm lưu trữ Quốc gia III; Ban tuyên giáo tỉnh ủy Bắc Kạn,
Tỉnh ủy Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn; các đồng
nghiệp và một số cán bộ lão thành cách mạng của tỉnh Bắc Kạn đã nhiệt tình
giúp đỡ để tôi hoàn luận án.



Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2013
Âu Thị Hồng Thắm







MỤC LỤC
MỞ ĐẦU… …………………………………………………………….… 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu …………… … 3
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu…………… …………… ….3

4. Đóng góp của Luận án 5
5. Bố cục của luận án 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG LUẬN ÁN 7
1.1. Tình hình nghiên cứu về tỉnh Bắc Kạn trong căn cứ địa Việt Bắc từ năm
1942 đến năm 1954 7
1.1.1. Các công trình đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng về
Căn cứ địa 7
1.1.2. Những công trình nghiên cứu chung, có nội dung liên quan đến
các vấn đề của Luận án 8
1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung
Luận
án 11
1.2. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong căn cứ địa
Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 15
Chương 2: TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG VIỆT BẮC
TỪ NĂM 1942 ĐẾN CUỐI NĂM 1946…… ……… 18
2.1. Vị trí địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá – xã hội và truyền thống
đấu tranh của các dân tộc Bắc Kạn 18
2. 1.1. Vị trí địa lý tự nhiên 18
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 20
2.1.3. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm 22

2.2. Quá trình hình thành và phát triển các cơ sở cách mạng ở Bắc Kạn trong
căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến trước khi Nhật đảo chính Pháp (09-03-
1945).24
2.2.1. Vài nét về quá trình hình thành Căn cứ địa Việt Bắc 24
2.2.2. Những cơ sở cách mạng đầu tiên ở Bắc Kạn năm 1942 35
2.2.3. Sự mở rộng và phát triển của các cơ sở cách mạng từ năm 1943
đến tháng 3 năm 1945 38

2.2.4. Cơ sở cách mạng Bắc Kạn với các cơ sở khác trong Căn cứ địa
Việt Bắc 60
2.3. Bắc Kạn và các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc giai đoạn từ tháng 3/1945
đến cuối năm 1946 63
2.3.1. Khởi nghĩa từng phần trong cao trào chống phát xít Nhật 63
2.3.2. Tổng khởi nghĩa 71
Chương 3: TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT
BẮC TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954 78
3.1. Xây dựng căn cứ kháng chiến Bắc Kạn (cuối năm 1946 - 10/1947) .… 78
3.2. Bắc Kạn kháng chiến bảo vệ, củng cố căn cứ địa (10/1947-8/1949) 86
3.2.1. Bắc Kạn kháng chiến bảo vệ căn cứ địa trong cuộc tấn công Thu
– Đông năm 1947 của thực dân Pháp 86
3.2.2. Tập trung lực lượng đánh Pháp ra khỏi Căn cứ Bắc Kạn, tiếp tục
củng cố Căn cứ kháng chiến, đảm bảo an toàn cho ATK Trung ương (1948-
1949) 98
3.3. Phát triển hậu phương kháng chiến (1950-1954) ……… … … 111
3.3.1. Củng cố hệ thống chính trị, tăng cường đoàn kết dân tộc 111
3.3.2. Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội 113
3.3.3. Xây dựng lực lượng vũ trang 120
3.3.4. Đấu tranh chống phỉ, củng cố hậu phương căn cứ địa 123


Chương 4: VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN
CỨ ĐỊA VIỆT BẮC TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 1954… ….…… 128
4.1. Bắc Kạn với việc mở rộng các căn cứ cách mạng và sự ra đời khu giải
phóng Việt Bắc 128
4.1.1. Bắc Kạn với việc mở rộng, phát triển các căn cứ cách mạng
trong Căn cứ địa Việt Bắc 128
4.1.2. Bắc Kạn và Căn cứ địa Việt Bắc với sự ra đời Khu giải phóng và
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 131

4.2. Bắc Kạn – Một trong những trung tâm quan trọng của căn cứ kháng
chiến Việt Bắc 138
4.2.1. Bắc Kạn - một trong những địa bàn được chọn làm nơi xây dựng
ATK Trung ương 138
4.2.2. Bắc Kạn - nơi bắt đầu thực hiện chế độ dân chủ mới khá sớm
trong Căn cứ địa Việt Bắc 145
4.3. Bắc Kạn làm trọn nghĩa vụ hậu phương kháng chiến của một căn cứ cách
mạng trong căn cứ địa Việt Bắc 148
KẾT LUẬN 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO 162
PHỤ LỤC 178










BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
Nội dung chữ viết tắt
ATK
An toàn khu
CCCM
Căn cứ cách mạng

CCKC
Căn cứ kháng chiến
HS2 – C3
Tài liệu thuộc hộp số 2, cặp 3
Nxb QĐND
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Tạp chí LSQS
Tạp chí lịch sử quân sự



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Việt Bắc giữ một vị trí vô
cùng quan trọng. Từ xa xưa, Việt Bắc đã từng là cái nôi của người Việt cổ, nơi mà
từ khởi đầu cũng như suốt chiều dài lịch sử, đã phải chống trả với các thế lực phong
kiến phía bắc để bảo tồn, phát triển cộng đồng của mình và giữ vững biên cương
của Tổ quốc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp, Việt Bắc trở thành một địa danh nổi tiếng của cả nước và thế
giới về những đóng góp to lớn cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm
1945 và chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ năm 1954. Nằm ở trung tâm Căn cứ địa
Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn trở thành một điểm sáng.
Thời kỳ chuẩn bị và tiến hành Cách mạng tháng Tám 1945 (1942-1945),
Bắc Kạn là cầu nối quan trọng giữa các căn cứ địa cách mạng Cao Bằng, Lạng Sơn,
Tuyên Quang và Thái Nguyên, nơi gặp gỡ của các đội xung phong Nam tiến, Tây
tiến và Bắc tiến, tạo thành khu Căn cứ địa Việt Bắc rộng lớn. Bắc Kạn trong giai
đoạn này, là một trong những điểm sáng về sự giác ngộ ý thức cách mạng, xây
dựng cơ sở quần chúng và phong trào trong đồng bào dân tộc ít người, góp phần

không nhỏ vào việc mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc.
Trong kháng chiến chống Pháp, do ở vào địa bàn chiến lược cơ động, nằm
giữa trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc, nên khi tấn công căn cứ địa này, nhằm tiêu
diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, Pháp không bỏ qua mũi
tấn công Bắc Kạn. Trong cuộc tấn công Việt Bắc năm 1947, Bắc Kạn là nơi quân
Pháp nhảy dù xuống chiếm đóng đầu tiên. Bảo vệ được Bắc Kạn cũng có nghĩa là
bảo vệ được Căn cứ địa Việt Bắc. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhân
dân Bắc Kạn đã đứng lên chống Pháp, sát cánh cùng nhân dân Việt Bắc, nhân dân
cả nước, bảo vệ căn cứ địa cách mạng và cơ quan đầu não kháng chiến, góp phần
đáng kể vào việc giữ vững và củng cố Căn cứ địa Việt Bắc.
Do có vị trí trọng yếu trong Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn, cùng với


2
tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên, được chọn làm ATK Trung ương. Ngay từ
cuối năm 1946, huyện Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn được vinh dự tiếp nhận nhiều
cơ quan, xưởng máy, kho tàng của Trung ương. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của
Đảng và Nhà nước cũng đã từng sống và làm việc tại Chợ Đồn, như Hồ Chí Minh,
Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn
Lương Bằng Bắc Kạn có một vị trí quan trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc nói
chung, ATK Trung ương nói riêng.
Tỉnh Bắc Kạn còn là nơi được giải phóng đầu tiên trong kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (ngày 09 tháng 8 năm 1949), cũng là nơi thực hiện chế độ
dân chủ khá sớm trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - giáo dục
trong Căn cứ địa Việt Bắc. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc củng cố khu
Căn cứ địa Việt Bắc.
Bắc Kạn là nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc xây dựng nền
kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc. Ở vùng rừng núi có nguồn lâm thổ sản dồi dào
cả về thực vật và động vật, như: măng, nấm, trám, bứa, sa nhân, mật ong và các
loại gỗ, nứa, mây, song Nơi đây còn có các loại khoáng sản có thể khai thác cho

công nghiệp phục vụ kháng chiến. Hơn nữa, nhân dân Bắc Kạn lại có truyền thống
lao động cần cù và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những điều kiện đó đã góp
phần nâng vị thế của Bắc Kạn trong hệ thống các căn cứ cách mạng trong Căn cứ
địa Việt Bắc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Bắc Kạn vừa làm nhiệm vụ của
hậu phương, vừa làm nhiệm vụ của tiền tuyến và giành được nhiều chiến công vang
dội, bảo vệ vững chắc Căn cứ địa Việt Bắc, góp sức cùng nhân dân cả nước kết
thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng quê hương.
Xuất phát từ những điều trình bày trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tỉnh Bắc
Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954” làm đề tài luận án tiến
sĩ của mình.




3
2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu, là tỉnh Bắc Kạn, trong đó chú trọng đến các cơ sở
cách mạng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng lực
lượng vũ trang trong mối liên hệ với Căn cứ địa Việt Bắc thời kỳ (1942-1954)
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở cách mạng nói
riêng, phong trào quần chúng nói chung ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ
năm 1942 đến năm 1945.
- Làm rõ sự ra đời, phát triển của CCKC (căn cứ kháng chiến) và phong trào
đấu tranh ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954.
- Làm rõ vị trí, vai trò và đóng góp của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc
từ năm 1942 đến năm 1954.
2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian, luận án nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên,
do yêu cầu của đề tài, như đã đề cập, là đặt Bắc Kạn trong mối quan hệ qua lại với
khu vực Căn cứ địa Việt Bắc, cụ thể, là các tỉnh trực tiếp liên quan, như: Lạng Sơn,
Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên. Vì vậy, không gian nghiên cứu,
ở chừng mực nào đó, sẽ được mở rộng sang các tỉnh ngoài Bắc Kạn.
- Về thời gian, luận án giới hạn từ năm 1942 - mốc bắt đầu hình thành cơ sở
cách mạng đầu tiên ở tỉnh Bắc Kạn đến năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, kết
thúc sự hoạt động của Căn cứ địa Việt Bắc.
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Những tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.V.Lênin về chiến
tranh nhân dân; tài liệu văn kiện của Đảng và Nhà nước, những bài nói và viết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhà hoạt động chính trị và quân sự như Trường


4
Chinh, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng Những nguồn tài liệu này giúp chúng tôi
có cơ sở lý luận để hoàn thành công trình nghiên cứu.
- Các công trình nghiên cứu lịch sử xã hội nhân văn liên quan đến cuộc Cách
mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp. Hồi ký của các đồng chí lãnh đạo cách
mạng, các bậc lão thành cách mạng. Tư liệu gốc gồm những báo cáo năm về các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quân sự của Bắc Kạn từ năm 1942
đến năm 1954 mà luận án đề cập, được lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia I;
Trung tâm lưu trữ Quốc gia III; Lưu trữ Trung ương Đảng; Ban nghiên cứu lịch sử
tỉnh Bắc Kạn; Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Thái Nguyên; Ban tổng kết lịch sử, công
tác Đảng, công tác chính trị Quân khu I; Thư viện Tỉnh đội Bắc Kạn.
- Tài liệu điền dã của tác giả ở địa phương.
Ngoài ra, chúng tôi còn có những cuộc tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các
cán bộ lão thành cách mạng tỉnh Bắc Kạn đã từng hoạt động trong cách mạng và

kháng chiến chống Pháp. Những ý kiến đó là nguồn tư liệu quí, rất được trân trọng
và sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, luận án dựa trên quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng cơ sở và chiến tranh cách mạng để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.
Là một vấn đề lịch sử địa phương, khi nghiên cứu đề tài “Tỉnh Bắc Kạn
trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954”, chúng tôi chú ý sử dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp logic:
- Với phương pháp lịch sử, chúng tôi sử dụng phương pháp này để mô tả, trình
bày một cách khách quan diễn biến các sự kiện lịch sử theo tiến trình thời gian.
- Phương pháp logic và sự kết hợp với phương pháp lịch sử, là phương pháp
hay được sử dụng khi nghiên cứu một vấn đề lịch sử. Phương pháp này giúp chúng
tôi khái quát được một vấn đề lịch sử, rút ra đặc điểm, tính chất của vấn đề đó.
- Để tăng thêm tính khách quan khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn tiến
hành khảo sát thực địa, phỏng vấn nhân chứng lịch sử.


5
- Do yêu cầu của đề tài, cách tiếp cận vấn đề cần giải quyết trong Luận án là
phải luôn đặt lịch sử của Bắc Kạn trong mối quan hệ qua lại với lịch sử phát triển
của Căn cứ địa Việt Bắc ở từng khía cạnh, từng thời điểm lịch sử.
4. Đóng góp của luận án
Về mặt khoa học, luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm một thời
kỳ lịch sử sống động của khu Căn cứ địa Việt Bắc nổi tiếng; làm rõ quá trình hình
thành và phát triển của các cơ sở cách mạng, căn cứ kháng chiến ở Bắc Kạn từ năm
1942 đến năm 1954 trong mối quan hệ qua lại với Căn cứ địa Việt Bắc; làm rõ vị
trí, vai trò của tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc (1942-1954), cụ thể những
đóng góp của tỉnh Bắc Kạn đối với Căn cứ địa Việt Bắc thời kỳ luận án đề cập.
Nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954
còn góp phần làm sáng tỏ thêm đường lối lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch

Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược.
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ là những
gợi mở góp phần vào việc bảo vệ và xây dựng quê hương trong bối cảnh luôn phải
đối phó với kẻ thù bên ngoài; kết luận từ thực tiễn nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong
Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954, cũng như việc bổ sung, tập hợp tài
liệu mới vào nguồn tài liệu lịch sử địa phương, góp phần tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các tầng lớp nhân dân Bắc
Kạn. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần vào việc nghiên cứu biên soạn
các bài giảng lịch sử địa phương ở tỉnh Bắc Kạn.
5. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần
Nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án.
Chương 2: Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa cách mạng Việt Bắc từ năm 1942
đến cuối năm 1946


6
Chương 3: Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc giai đoạn từ
cuối năm 1946 đến năm1954
Chương 4: Vị trí và vai trò của tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ
năm 1942 đến năm 1954


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN


1.1 Tình hình nghiên cứu về tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ
năm 1942 đến năm 1954
Do tầm quan trọng của vấn đề căn cứ địa trong chiến tranh, nên đề tài này đã
được sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi của cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà
khoa học và các lãnh tụ, tướng lĩnh. Những tác phẩm, luận án, bài viết đề cập đến
vấn đề căn cứ địa ngày càng nhiều hơn, nội dung sâu sắc hơn. Đối với Căn cứ địa
Việt Bắc, cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, một số chuyên khảo đã
được xuất bản của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đề cập đến Căn cứ
địa Việt Bắc từ năm 1940 đến năm 1954. Trong đó, Bắc Kạn cũng được nhắc tới
với vai trò là tỉnh nằm trong Căn cứ địa Việt Bắc.
1.1.1. Các công trình đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng về Căn
cứ địa
Ngoài những công trình nêu trên, còn một số công trình khoa học liên quan
đến đề tài, như: các bài viết về giai đoạn lịch sử này của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Tổng Bí thư Trường Chinh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…; nhiều công trình nghiên
cứu của các cơ quan Trung ương, địa phương và của nhiều nhà khoa học lịch sử.
- Công trình: “Bàn về chiến tranh nhân dân” (1966) của các tác giả: Hồ
Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến
Dũng, Song Hào đưa ra những lý luận về căn cứ địa, về chiến lược, sách lược để
xây dựng Căn cứ địa Việt Bắc.
- Cuốn sách: “Từ nhân dân mà ra” (1969) của Võ Nguyên Giáp trình bày
chủ tương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc lựa chọn Việt
Bắc để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đây là nội dung quan trọng để chúng tôi
nghiên cứu phần xây dựng và phát triển Căn cứ địa Việt Bắc nói chung, Bắc Kạn
nói riêng.


8
- Công trình: “Những sự kiện lịch sử Đảng (1930 – 1945)” (1976) do Ban
nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương biên soạn. Cuốn sách tập hợp những nội dung

về chủ trương, đường lối của Đảng và của Hồ Chí Minh trong chỉ đạo xây dựng căn
địa cách mạng, chuẩn bị lực lượng và mọi mặt cho cuộc đấu tranh giải phóng, giành
độc lập dân tộc.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu chung, có nội dung liên quan đến các
vấn đề của Luận án
- Cuốn sách: “Những chặng đường lịch sử” (1977) của Võ Nguyên Giáp
trình bày về quan điểm, chủ trương xây dựng Căn cứ địa Việt Bắc, xây dựng lực
lượng cách mạng của Hồ Chí Minh cũng như quá trình xây dựng các cơ sở Việt
Minh, quá trình phát triển lực lượng Việt Minh từ những ngày đầu cách mạng đến khi
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
- Cuốn sách: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1930-1954)” (1980) do Ban
nghiên cứu Lịch sử Đảng Bắc Thái biên soạn đã trình bày một cách đầy đủ truyền
thống tốt đẹp, tinh thần anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc
Thái dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ Bắc Thái và các cơ sở Đảng ở
Bắc Thái trong các giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, giữ chính quyền và
chống thực dân Pháp xâm lược, xây dựng hậu phương góp phần đưa cuộc kháng chiến
chống Pháp đến thắng lợi. Đây là những nội dung có liên quan đến luận án mà chúng tôi
cần tham khảo, kế thừa.
- Cuốn sách: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945” (1985), do Viện Lịch sử
Đảng nghiên cứu và biên soạn. Nội dung cuốn sách dựng lại toàn bộ cuộc tổng khởi
nghĩa tháng Tám 1945 của cả nước với những nét chung không đi sâu vào một địa
phương nào. Trong cuộc khởi nghĩa, Bắc Kạn cũng được nhắc tới với những nét cơ
bản nhất. Đây là nội dung liên quan đến phần luận án đề cập ở thời kỳ cách mạng từ
năm 1942 đến khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công mà chúng tôi đang
nghiên cứu.
- Công trình: “Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự
của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)”, nhà xuất


9

bản Quân đội nhân dân, gồm 3 tập, tập I - 1990, tập II - 1991, tập III – 1991, do Bộ
Tư lệnh Quân khu I biên soạn. Nội dung chính của cuốn sách viết về quân sự, chính
trị, hậu cần của Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong đó,
có một số nội dung như: chính trị, quân sự, hậu cần của Bắc Kạn trong cuộc kháng
chiến chống Pháp được công trình đề cập tới có liên quan đến luận án.
- Năm 1990, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái xuất bản cuốn: “Bắc Thái -
Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954”, đã trình bày khá toàn
diện cuộc kháng chiến chống Pháp của Bắc Thái, bao gồm Thái Nguyên và Bắc
Kạn. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tập trung trình bày diễn biến cuộc kháng chiến
trên mặt trận quân sự, chưa nêu được toàn cảnh các mặt hoạt động và đấu tranh của
nhân dân Bắc Thái và Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954.
Đặc biệt, vai trò của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc chưa được làm rõ. Nhưng
đây là tài liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo khi trình bày về mặt quân sự ở
thời kì kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 trong luận án.
- Năm 1990, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn: “Việt Bắc 30
năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) (Tập 1). Cuốn sách viết về chiến tranh
nhân dân trên địa bàn Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược 1945 – 1954, trong đó Bắc Kạn được nhắc tới với những chiến dịch tiêu biểu.
Đây là nội dung liên quan đến thời kỳ kháng chiến từ năm 1946 đến năm 1954
trong luận án.
- Một số các công trình như: “Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam”
(1974); “Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945 – 1954” (Nxb Sự thật. H.
1960, Tập I) đã nêu lên cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước trong kháng chiến
chống Pháp. Riêng cuộc kháng chiến của quân và dân Bắc Kạn cũng chỉ được nhắc
đến rải rác, xen kẽ cùng các sự kiện của chiến khu Việt Bắc.
- Cuốn sách: “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam” (1976) của
Trường Chinh nêu lên chủ trương và phương pháp cách mạng cho cách mạng giải
phóng dân tộc. Những lý luận đó ở góc độ nhất định đều có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của luận án.



10
- Bộ sách: “Tuyển tập, 1937 - 1954” (1987) của tác giả Trường Chinh đã
phản ánh về hoạt động, vai trò của căn cứ địa để xây dựng và phát triển lực lượng
vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang; căn cứ địa với vai trò là một hậu phương.
Tất cả những nội dung đó chúng tôi cần tham khảo và kế thừa.
- Cuốn sách: “Nhân dân ta rất anh hùng” (1997) của nhiều tác giả, đã khái
quát quá trình xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng ở Việt Bắc cũng như cuộc
đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Việt Bắc. Đây là nội dung liên quan
đến phần luận án cần đề cập ở thời kỳ cách mạng từ năm 1942 đến khi Cách mạng
tháng Tám 1945 thành công mà chúng tôi nghiên cứu.
- Cuốn sách: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 – 2000)” (2000) do Ban
Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Cao Bằng biên soạn. Cuốn sách trình bày đầy đủ các mặt
quân sự, chính trị văn hóa – xã hội của tỉnh Cao Bằng từ năm 1930 đến năm 2000. Trong
đó, thời kỳ từ năm 1942 đến năm 1954 có những nội dung quan trọng liên quan đến đề
tài, như: xây dựng lực lượng ở thời kỳ đầu của cách mạng, mở rộng và củng cố căn cứ
địa đã được chúng tôi tham khảo.
- Cuốn sách: “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 -
1954”, gồm 7 tập, do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn, nhà xuất bản
QĐND (tập 1 Xb 2001, tập 2 Xb 2005…), là bộ sách được viết khá công phu mang
tính khoa học, tính lịch sử đậm nét. Bộ sách này dựng lại toàn bộ cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược của cả nước với những nét chung, tuy không đi sâu
vào một địa phương nào, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kạn được
đề cập những sự kiện, những trận đánh hoặc những chiến dịch diễn ra trên địa bàn Bắc
Kạn trong bối cảnh chung của cả nước.
- Nguyễn Thị Nguyền (2001), “Lực lượng vũ trang cách mạng ở các tỉnh
Việt Bắc trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (1940 – 1945)” - Luận văn thạc
sĩ khoa học lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu
khá công phu về vị trí chiến lược và truyền thống đấu tranh của các tỉnh Việt Bắc.
Trên cơ sở đó, luận văn khôi phục lại một cách có hệ thống về quá trình hình thành

của lực lượng vũ trang cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc từ năm 1940 đến năm 1945,


11
đồng thời làm nổi bật đặc điểm, vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng ở các tỉnh
Việt Bắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là cơ sở để chúng tôi
tham khảo và kế thừa trong nội dung nghiên cứu về lực lượng vũ trang giai đoạn từ
năm 1940 đến năm 1945.
- Năm 2004, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn
hóa thông tin tỉnh Thái Nguyên đã kết hợp nghiên cứu: “Từ A.T.K Thái Nguyên
đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, công trình đã xác định rõ vị trí của An toàn
khu. Đây là cơ sở để chúng tôi tham khảo và kế thừa khi nghiên cứu nội dung ATK.
- Trần Đức Cường (Chủ biên) với công trình: “Địa chí Thái Nguyên”,
(2009) Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình khoa học công phu đề
cập đến sự phát triển toàn diện của tỉnh Thái Nguyên, trong đó phần lịch sử có đề
cập đến căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, An toàn khu II, phong trào Nam tiến - Bắc tiến,
ATK Trung ương , những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án. Những vấn đề
này được viết rất cô đọng, chỉ trình bày những nét chính, vì trong khuôn khổ của
một công trình địa chí. Song, chúng tôi có thể tham khảo để thấy được sự tác động
qua lại giữa cơ sở cách mạng cũng như CCKC ở Bắc Kạn với Căn cứ địa Việt Bắc,
trong đó có tỉnh Thái Nguyên.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung Luận án
- Cuốn sách: “Căn cứ địa Việt Bắc (1940 – 1945) (1995), do TS. Hoàng
Ngọc La biên soạn viết về Căn cứ địa Việt Bắc thời kỳ 1940 - 1945. Cuốn sách
trình bày khá đầy đủ về Căn cứ địa Việt Bắc từ buổi đầu xây dựng căn cứ địa đến
khi Cách mạng tháng Tám thành công. Trong đó, Bắc Kạn được nhắc tới ở góc độ
của một tỉnh thuộc Căn cứ địa Việt Bắc. Một số nội dung của cuốn sách có liên
quan trực tiếp đến nội dung luận án, như: quá trình hình thành và sự phát triển của
căn cứ Bắc Kạn trong thời kỳ cách mạng từ năm 1942 đến khi Cách mạng tháng
Tám 1945 thành công. Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách chỉ dừng lại những nét

khái quát, tiêu biểu, chưa phản ánh được vị trí, vai trò của Bắc Kạn trong Căn cứ địa
Việt Bắc. Hơn nữa, về mốc thời gian, cuốn sách chỉ giới hạn đến khi cách mạng
tháng Tám thành công.


12
- Cuốn sách: “Lịch sử đấu tranh cách mạng Ngân Sơn (1939-1954)”
(1990), do Huyện uỷ Ngân Sơn nghiên cứu và biên soạn. Cuốn sách đề cập đến
nhiều vấn đề, như: quá trình xây dựng, phát triển cơ sở Việt Minh và lực lượng bán
võ trang của quần chúng tại Ngân Sơn góp phần đưa đến thành công của con đường
Nam tiến; cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc ở Ngân Sơn trong thời kì đấu
tranh giành chính quyền, giữ chính quyền cũng như quá trình xây dựng hậu phương,
chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần đưa đến thắng lợi chung của tỉnh Bắc
Kạn. Đây là những nội dung quan trọng có liên quan đến luận án mà chúng tôi cần
tham khảo và kế thừa khi đề cập đến cơ sở cách mạng ở Ngân Sơn - một trong
những cơ sở cách mạng được hình thành khá sớm và có vị trí khá quan trọng đối với
tỉnh Bắc Kạn nói riêng, khu Căn cứ địa Việt Bắc nói chung.
- Cuốn sách: “Du kích chiến tranh Bắc Kạn” do Ban nghiên cứu lịch sử
thuộc Tổng cục Chính trị biên soạn đã trình bày tóm tắt chiến tranh du kích Bắc
Kạn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và những số liệu về đóng góp sức người,
sức của của quân và dân Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến.
- Các cuốn sách: “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn (1930-1954)” (1993);
“Lịch sử Đảng bộ thị xã Bắc Kạn” (1996), “Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông
1930-1975” (1996); “Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể 1930-1945” (1998); “Lịch sử
Đảng bộ huyện Na Rì (1930-1975)” (2000) do các huyện ủy, thị ủy nghiên cứu và
biên soạn đã dựng lại bức tranh sinh động về quá trình xây dựng lực lượng và cuộc
đấu tranh của nhân dân các dân tộc ở các huyện và thị xã thuộc tỉnh Bắc Kạn trong
các giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, giữ chính quyền và chống thực dân Pháp
xâm lược diễn ra tại các huyện, thị góp phần đưa đến thắng lợi chung của tỉnh Bắc
Kạn; quá trình xây dựng hậu phương góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp

đến thắng lợi. Đây là những nội dung có liên quan đến luận án mà chúng tôi cần
tham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu.
- Cuốn sách: “Con đường Nam tiến” (1995) của Nông Văn Quang khái quát
những sự kiện quan trọng của quá trình xây dựng và phát triển lực lượng Việt Minh
cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành lấy chính quyền ở Việt Bắc.


13
Đáng chú ý, cuốn sách đề cập đến con đường Nam tiến của Việt Minh để mở rộng
các cơ sở cách mạng xuống phía Nam, trong đó có Bắc Kạn. Đây được coi như một
trong những nhân tố quan trọng để hình thành cơ sở và phong trào cách mạng ở Bắc
Kạn. Vì vậy, đó cũng là tài liệu quan trọng liên quan đến nội dung luận án mà
chúng tôi cần tham khảo và kế thừa.
- Cuốn sách: “Trung đoàn 72 Bắc Kạn” (1997), do Bộ tư lệnh quân khu I
xuất bản. Công trình được các tác giả trình bày khá cụ thể về sự ra đời, phát triển và
những chiến công của trung đoàn 72, trong đó đưa ra nhận định và những số liệu về
vai trò to lớn của trung đoàn 72 trong việc bảo vệ CCKC Bắc Kạn nói riêng, Căn cứ
địa Việt Bắc nói chung. Đó là những tư liệu đáng tin cậy để chúng tôi sử dụng làm
tài liệu tham khảo trong luận án.
- Cuốn: “Lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn (1947 - 1999)” (1999), do Đảng
uỷ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn xuất bản. Cuốn sách chỉ tập trung trình bày
cuộc đấu tranh vũ trang “Toàn dân, toàn diện” của nhân dân và lực lượng vũ trang
Bắc Kạn.
- Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành cuốn: “Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Bắc Kạn” (Tập 1). Công trình dựng lại bức tranh về truyền thống tốt đẹp,
tinh thần anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ Bắc Kạn và các cơ sở Đảng ở Bắc Kạn trong các
giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, giữ chính quyền và chống thực dân Pháp
xâm lược, xây dựng hậu phương góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến
thắng lợi. Những nội dung đó giúp chúng tôi có căn cứ tin cậy trong quá trình nghiên

cứu hoàn thiện luận án của mình.
- Đinh Thị Hồng Thu: “Lực lượng vũ trang Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến
chống Pháp 1945 - 1954” (2000) - Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội. Luận văn đã dựng lại quá trình phát triển và chiến đấu trực tiếp
của lực lượng vũ trang Bắc Kạn với một số sự kiện cụ thể, nổi bật trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, như: quá trình xây dựng lực lượng, sự phát triển và trưởng thành của
lực lượng vũ trang Bắc Kạn; những sự kiện cụ thể diễn ra tại Bắc Kạn trong chiến dịch


14
Việt Bắc thu - đông 1947; những đóng góp của lực lượng vũ trang Bắc Kạn sau chiến
dịch Việt Bắc. Một số nội dung trong luận văn, chúng tôi tham khảo và kế thừa trong nội
dung nghiên cứu về lực lượng vũ trang Bắc Kạn giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954.
- Công trình: “Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945
– 1954) (2001), do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu và biên soạn. Nội
dung cuốn sách trình bày toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân
và dân Bắc Kạn từ 1945 - 1954. Tuy nhiên, vì chỉ được giới hạn trong khuôn khổ
lịch sử chống thực dân Pháp trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn, nên những khía cạnh về tác
động qua lại cũng như vai trò của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc ở giai đoạn
này chưa được đề cập đến.
- Cuốn sách: “Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam” (2007), do Trần Bá Đệ
chủ biên, trong đó, có hai chuyên đề: Căn cứ địa Việt Bắc trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc (1940-1945), An toàn khu (ATK) Trung ương ở Việt Bắc trong
kháng chiến chống Pháp (1945-1954), với nhiều số liệu và nhận định đánh giá về vị
trí, vai trò của Căn cứ địa Việt Bắc và An toàn khu Trung ương ở Việt Bắc phù hợp
với nội dung luận án, mà chúng tôi nghiên cứu. Những chuyên đề này cung cấp cho
chúng tôi bức tranh tổng quan về Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1940 đến 1954. Tuy
nhiên, nội dung đó lại chưa có sự đánh giá về vị trí, cũng như vai trò của tỉnh Bắc
Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc.
- TS. Nguyễn Xuân Minh với đề tài: “Tìm hiểu An toàn khu Trung ương

trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” (Đề tài nghiên cứu
cấp bộ. Mã số B91-26-09), đã tập trung làm rõ vị trí – địa phận của An toàn khu
Trung ương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của một số huyện thuộc
ba tỉnh (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn). Đây là tài liệu quan trọng để chúng
tôi có căn cứ khi nghiên cứu về vị trí, vai trò của tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa
Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1954.
- Lương Thị Hằng: “Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền ở tỉnh Bắc Kạn (1941 - 1945)” (2009), luận văn thạc sĩ. Luận
văn đã khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống đấu tranh chống


15
ngoại xâm của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn; dựng lại quá trình chuẩn bị lực
lượng cách mạng và hình thái vận động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở
Bắc Kạn từ năm 1941 đến năm 1945. Trên cơ sở đó, luận văn nêu đặc điểm cuộc
vận động cách mạng ở Bắc Kạn. Đây là cơ sở để chúng tôi tham khảo và kế thừa
trong nội dung nghiên cứu về chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền ở Bắc Kạn giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945.
Ngoài những công trình tiêu biểu trên, còn có một số tác phẩm, bài nghiên
cứu ngắn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án ở những góc độ khác
nhau. Tất cả những công trình, tài liệu đó đã được chúng tôi tham khảo, kế thừa có
chọn lọc một số nội dung phù hợp với luận án.
1.2 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ
địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954
Từ việc phân tích các công trình nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra một số
nhận xét như sau:
Các công trình trên đã phán ánh khá đầy đủ, toàn diện về Căn cứ địa Việt
Bắc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền cách mạng và cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), như: nội dung về Căn cứ
địa Việt Bắc từ buổi đầu xây dựng căn cứ địa đến khi Cách mạng tháng Tám thành

công; quá trình xây dựng, phát triển cơ sở Việt Minh và lực lượng bán võ trang của
quần chúng tại huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) góp phần đưa đến thành công của con
đường Nam tiến; tóm tắt chiến tranh du kích Bắc Kạn trong Cách mạng tháng Tám
năm 1945 và những số liệu về đóng góp sức người, sức của của quân và dân Bắc
Kạn trong cuộc kháng chiến; quá trình xây dựng lực lượng và cuộc đấu tranh của
nhân dân các dân tộc ở các huyện và thị xã thuộc tỉnh Bắc Kạn trong các giai đoạn
đấu tranh giành chính quyền, giữ chính quyền và chống thực dân Pháp xâm lược
diễn ra tại các huyện, thị góp phần đưa đến thắng lợi chung của tỉnh Bắc Kạn; quá
trình xây dựng hậu phương góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng
lợi; những sự kiện quan trọng của quá trình xây dựng và phát triển lực lượng Việt
Minh cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành lấy chính quyền ở Việt


16
Bắc; con đường Nam tiến của Việt Minh nhằm mở rộng các cơ sở cách mạng xuống
phía Nam, trong đó có Bắc Kạn. Đây được coi như một trong những nhân tố quan
trọng để hình thành cơ sở và phong trào cách mạng ở Bắc Kạn; sự ra đời, phát triển
và những chiến công của trung đoàn 72, trong đó đưa ra nhận định và những số liệu
về vai trò to lớn của trung đoàn 72 trong việc bảo vệ CCKC Bắc Kạn nói riêng, Căn
cứ địa Việt Bắc nói chung; cuộc đấu tranh vũ trang “Toàn dân, toàn diện” của nhân dân
và lực lượng vũ trang Bắc Kạn; truyền thống tốt đẹp, tinh thần anh dũng, kiên cường
của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng
bộ Bắc Kạn và các cơ sở Đảng ở Bắc Kạn trong các giai đoạn đấu tranh giành chính
quyền, giữ chính quyền và chống thực dân Pháp xâm lược, xây dựng hậu phương
góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi; quá trình phát triển và
chiến đấu trực tiếp của lực lượng vũ trang Bắc Kạn với một số sự kiện cụ thể, nổi bật
trong cuộc kháng chiến chống Pháp, như: quá trình xây dựng lực lượng, sự phát
triển và trưởng thành của lực lượng vũ trang Bắc Kạn; những sự kiện cụ thể diễn ra
tại Bắc Kạn trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947; những đóng góp của lực lượng
vũ trang Bắc Kạn sau chiến dịch Việt Bắc; vị trí – địa phận của An toàn khu Trung

ương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của một số huyện thuộc ba tỉnh
(Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn); quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng và
hình thái vận động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Bắc Kạn từ năm 1941
đến năm 1945; quan điểm, chủ trương xây dựng Căn cứ địa Việt Bắc, xây dựng lực
lượng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như quá trình xây dựng các cơ sở
Việt Minh, quá trình phát triển lực lượng Việt Minh từ những ngày đầu của cách
mạng đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công; tác dụng của khu giải
phóng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bắc Kạn là tỉnh sớm được giải phóng
đã góp phần quan trọng vào sự hình thành khu giải phóng
Nội dung các cuốn sách trên không những giúp chúng tôi có những số liệu
xác thực, mà còn trang bị cho chúng tôi kiến thức về lý luận cũng như phương pháp
khi nghiên cứu về cơ sở, phong trào cách mạng, nhất là về xây dựng căn cứ địa.


17
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa
Việt Bắc một cách toàn diện và có hệ thống, nghĩa là chưa đặt tỉnh Bắc Kạn với tư
cách là một căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến trong mối tác động qua lại với
Căn cứ địa Việt Bắc, cũng như vai trò của Bắc Kạn trong mối quan hệ đó. Với luận
án này, chúng tôi sẽ tiếp tục quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về tỉnh Bắc Kạn
trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954.
Như vậy, đề tài “Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến
năm 1954”, là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Để triển khai đề tài, trước hết
tác giả phải dựa trên căn cứ lý luận và phương pháp nghiên cứu phù hợp và nêu
được những vấn đề cần giải quyết như đã trình bày. Một điều quan trọng khác, là
phải dựa trên nguồn tư liệu có độ tin cậy đủ để minh chứng cho những nội dung cần
giải quyết trong luận án. Qua trình bày ở phần trên, chúng tôi thấy, đã có không ít
công trình được công bố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những khía cạnh
khác nhau của nội dung luận án. Và chưa hề có công trình nào trùng với đề tài luận
án. Song, đây là những công trình rất có giá trị để chúng tôi kế thừa. Để hoàn thành

những nhiệm vụ được đặt ra trong luận án, chúng tôi còn phải khai thác nguồn tư
liệu gốc gồm những báo cáo năm về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội,
quân sự của Bắc Kạn từ năm 1942 đến năm 1954. Một nguồn tư liệu khác, là hồi
ký của các nhân chứng lịch sử và các chuyến khảo sát thực địa giúp chúng tôi khi
đánh giá một sự kiện lịch sử sẽ khách quan hơn.

×